Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU CHẾ BIẾN HẢI SẢN TẬP TRUNG VÀ DỊCH VỤ CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG KHỐI 7, PHƯỜNG NGHI THỦY - THỊ XÃ CỬA LÒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.43 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

HOÀNG QUANG DƯƠNG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
KHU CHẾ BIẾN HẢI SẢN TẬP TRUNG VÀ DỊCH VỤ
CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG KHỐI 7,
PHƯỜNG NGHI THỦY - THỊ XÃ CỬA LÒ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

HOÀNG QUANG DƯƠNG
KHÓA 2014 – 2016

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
KHU CHẾ BIẾN HẢI SẢN TẬP TRUNG VÀ DỊCH VỤ


CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG KHỐI 7,
PHƯỜNG NGHI THỦY - THỊ XÃ CỬA LÒ

Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS CHẾ ĐÌNH HOÀNG

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Tổ chức không gian kiến trúc khu chế biến hải sản tập trung
và dịch vụ của làng nghề truyền thống khối 7, phường Nghi Thủy, thị xã
Cửa Lò” được hoàn thành nhờ có sự chỉ bảo và giúp đỡ nhiệt tình của các
Thầy, cô giáo; các bạn đồng nghiệp; các cơ quan và gia đình.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
khoa Sau đại học trường Đại học Kiến trúc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành chương trình cao học và bản Luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học – PGS.TS.KTS Chế
Đình Hoàng đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành bản Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể các giáo sư, tiến sỹ cùng toàn thể các thầy
cô giáo của khoa Sau đại học, cũng như của trường đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và làm
luận văn tốt nghiệp tại trường.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này./.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Quang Dương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Quang Dương


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các hình ảnh
Danh mục các bảng

A. PHẦN MỞ ĐẦU
*

Lý do chọn đề tài……………………………………………………....01

*

Mục đích nghiên cứu………………………………………………….04

*

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài………………………..05

*

Phương pháp nghiên cứu đề tài……………………………………...05

*

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài………………………………...06

*

Cấu trúc luận văn ……...………………………………………..……06

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN HẢI SẢN TẠI TỈNH NGHỆ
AN NÓI CHUNG VÀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN HẢI SẢN KHỐI 7
PHƯỜNG NGHI THỦY, THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN..................07

1.1

Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển các cơ sở sản xuất thủ

công nghiệp, chế biến hải sản tại các làng nghề tỉnh Nghệ An…………07
1.2

Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề chế biến

hải sản khối 7 phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An ……..14
1.2.1

Thực trạng tổ chức sản xuất tại Khối 7, phường Nghi Thủy……...17

1.2.2 Thực trạng về cơ sở, phương thức công nghệ chế biến hải sản tại Làng
nghề Khối 7, phường Nghi Thủy……………………………………………22


1.3

Thực trạng về cơ sở kỹ thuật, hạ tầng của làng nghề Khối 7 phường

Nghi Thủy…………………………………………………………………...24
1 3.1

Hệ thống giao thông………………………………………………...24

1.3.2 Hệ thống bến bãi kho tàng sản xuất….………………………..............26
1.3.3


Hệ thống cấp điện…………………………………………………...28

1.3.4

Hệ thống cấp nước và thu gom nước thải…………………………...28

1.4

Những tồn tại và hạn chế của việc sản xuất chế biến hải sản theo

phương thức thủ công, nhỏ lẻ manh múm đối với sự phát triển kinh tế môi trường sinh thái của khu dân cư……………………………………..30
1.4.1

Phát triển kinh tế chậm……………………………………………...30

1.4.2

Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái……………………….………33

1.4.3

Ảnh hưởng đến văn hóa – xã hội…………………………………...34

CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
KHU CHẾ BIẾN HẢI SẢN TẬP TRUNG VÀ DỊCH VỤ CỦA LÀNG
NGHỀ KHỐI 7, PHƯỜNG NGHI THỦY…………………………………..36
2.1
2.1.1

Cơ sở pháp lý………………………………………………………....36

Các văn bản pháp lý về việc duy trì và phát triển các làng nghề , tổ

chức sản xuất trong các làng nghề…………………………………………...36
2.1.2

Các tiêu chuẩn quy phạm Việt Nam về thiết kế, xây dựng khu sản

xuất, nhà xưởng – kho tàng bến bãi………………………………………….40
2.1.3
2.2

Các văn bản liên quan………………………………………….........40
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian kiến trúc khu chế

biến – sản xuất của Làng nghề…………………………………………….41
2.2.1

Đặc điểm tự nhiên của khu đất dự kiến tổ chức khu sản xuất chế biến

hải sản tập trung và dịch vụ của làng nghề…………………………..............41
2.2.2

Lựa chọn công nghệ và trang thiết bị sản xuất……………………..47


2.3

Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc khu sản xuất của các

Làng nghề ở Việt Nam…………………………………………………….49

2.3.1

Kinh nghiệm xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp làng nghề

của tỉnh Bắc Ninh……………………………………………………………49
2.3.2

Kinh nghiệm xây dựng phát triển làng nghề của tỉnh Quảng Bình..51

CHƯƠNG III:TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC KHU CHẾ BIẾN
HẢI SẢN TẬP TRUNG VÀ DỊCH VỤ CỦA LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG KHỐI 7, PHƯỜNG NGHI THỦY, THỊ XÃ CỬA LÒ ……….…52
3.1
3.1.1

Xây dựng quan điểm…………………………………………….......52
Phải gìn giữ, bảo tồn, duy trì và phát triển làng nghề truyền thống gắn

với các mục tiêu……………………………………………………………...53
3.1.2

Hiện đại hóa nông thôn bằng các giải pháp sản xuất tập trung để tạo

nên quy mô sản xuất lớn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thay thế
cho sản xuất thủ công nhỏ lẻ………………………………………………...59
3.1.3

Bảo vệ môi trường sinh thái………………………………………...61

3.1.4


Tạo dựng bộ mặt kiến trúc của làng nghề cũng như bộ mặt kiến trúc

của khu du lịch Biển thị xã Cửa Lò…………………………………………64
3.2
3.2.1

Các yêu cầu về tổ chức không gian khu sản xuất………………...65
Khu sản xuất phải gắn liền với khu dân cư tạo điều kiện đi lại thuận

tiện cho cư dân từ khu ở đến khu sản xuất……………………………….…65
3.2.2

Đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái cho các bãi tắm du lịch và khu

dân cư………………………………………………………………………..65
3.2.3

Tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sinh thái biển, du lịch làng

nghề………………………………………………………………………….66
3.2.4

Thiết lập môi trường bền vững (Áp dụng các tiêu chí kiến trúc

xanh)…………………………………………………………………………67
3.3

Đề xuất giải pháp tổ chức không gian……………………………...68



3.3.1

Phân khu chức năng…………………………………………………68

3.3.2

Quy hoạch mặt bằng tổng thể……………………………………….79

3.3.3

Kiến trúc khu sản xuất……………………………………………....91

3.3.4

Kiến trúc kho nguyên liệu – kho thành phẩm…………………...…..99

3.3.5

Kiến trúc khu dịch vụ……………………………………………...101

3.3.6

Tổ chức kiến trúc cảnh quan trong khu sản xuất…………………101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………….105
1.

Kết luận……………………………………………………………....105


2.

Kiến nghị………………………………………………………….....106

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

HTX

Hợp tác xã

CBHS

Chế biến hải sản

KCBHS

Khu chế biến hải sản

SXKD

Sản xuất kinh doanh


TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Số hiệu hình

Tên hình ảnh
PHẦN MỞ ĐẦU

Hình a.1

Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị thị xã Cửa Lò,
định hướng đến năm 2020.

Hình a.2

Vị trí làng nghề chế biến hải sản Khối 7, P. Nghi Thủy.
CHƯƠNG I

Hình 1.1

Một số hiện vật được khai quật tại khu di chỉ khảo cổ
Làng Vạc. (Nghĩa Tiến, Nghĩa Đàn, Nghệ An).


Hình 1.2.

Nghề rèn truyền thống tại làng Nho Lâm đang mai một đi
rất nhiều. (Diễn Thọ, Diễn Châu, Nghệ An).

Hình 1.3.

Làng đóng tàu Trung Kiên có lịch sử hình thành và phát triển
700 năm. (Nghi Thiết, Nghi Lộc, Nghệ An).

Hình 1.4.

Nghề mây tre đan ở Nghi Thái, Nghi Lộc, Nghệ An.

Hình 1.5.

Sản xuất nước mắm ở các làng nghề nước mắm huyện Quỳnh
Lưu. (Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).

Hình 1.6.

Các sản phẩm đặc trưng được sản xuất, chế biến từ làng
nghề. (K. 7,Nghi Thủy, Nghệ An).

Hình 1.7.

Làng nghề vẫn sử dụng những phương pháp truyền thống để
chế biến hải sản do cha ông truyền lại.



Hình 1.8

Đội tàu của ngư dân phường Nghi Thủy cập bến.

Hình 1.9

Những món cá nướng nổi tiếng của làng nghề.

Hình 1.10

Làng nghề K7-Nghi Thủy đón Bằng công nhận của
UBND Tỉnh.

Hình 1.11

Chế biến hải sản ở Làng nghề.

Hình 1.12

Bản đồ hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông
làng nghề truyền thống khối 7.

Hình 1.13

Hiện trạng hệ thống giao thông nội bộ của làng nghề.

Hình 1.14

Người dân tận dụng bãi đậu xe và các khu đất trông để vừa

buôn bán vừa làm nơi chế biến hải sản.

Hình 1.15

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, nằm trong khuôn viên gia đình.

Hình 1.16

Hệ thống cống nước thải của làng nghề, nước từ các hộ sản
xuất chảy ra hệ thống cống chung của khu dân sinh.

Hình 1.17

Các mặt hàng sản phẩm từ làng nghề.

Hình 1.18

Ô nhiễm môi trường đang ngày càng nặng nề tại làng nghề do
quy mô và cách thức sản xuất, chế biến của các hộ cơ sở sản xuất.

Hình 1.19

Lễ hội đền Mai Bảng, phường Nghi Thủy, Cửa Lò, Nghệ An.
CHƯƠNG II


Hình 2.1

Khu đất dự kiến kiến tổ chức khu sản xuất CBHS tập trung và
dịch vụ của làng nghề khối 7 phường Nghi Thủy (dấu X)


Hình 2.2

Mặt bằng hiện trạng khu đất dự án.

Hình 2.3

Hiện trạng hệ thống giao thông kết nối với khu đất dự án.

Hình 2.4

Hiện trạng thực tế khu đất dự án.

Hình 2.5

Du lịch thị xã Cửa Lò.

Hình 2.6

Sơ đồ dây chuyền công nghệ nhà máy chế biến hải sản.

Hình 2.7

Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất nước mắm.
CHƯƠNG III

Hình 3.1

Người dân đang chắt lọc nước mắm sau khi
thu được từ bể muối.


Hình 3.2

Các hộ sản xuất bán sản phẩm làm ra ngay tại nhà mình.

Hình 3.3

Sơ đồ phương thức sản xuất truyền thống ảnh hưởng đến sự
chậm phát triển của làng nghề từ trước tới nay.

Hình 3.4

Sơ đồ thể hiện phương thức sản xuất hiện đại theo quy mô
công nghiệp tập trung ảnh hưởng đến
sự phát triển của làng nghề từ.

Hình 3.5

Lễ hội Cầu Ngư của phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò.

Hình 3.6

Mối liên hệ bền vững giữa khu đô thị du lịch và làng nghề.


Hình 3.7

Sơ đồ hoạt động của của khu chế biến.

Hình 3.8


Phân khu chức năng xưởng CBHS và hệ thống phụ trợ.

Hình 3.9

Phân khu chức năng xưởng sản xuất nước mắm và
hệ thống phụ trợ.

Hình 3.10

Các loại thùng gỗ sản xuất nước mắm.

Hình 3.11

Sơ đồ liên kết giữa nhà điều hành và các
khu vực chức năng khác.

Hình 3.12

Sơ đồ bố trí các hệ thống cấp điện – cấp nước –
xử lý nước thải – bãi phế liệu.

Hình 3.13

Áp dụng phân khu chức năng xưởng chế biến hải sản
tập trung.

Hình 3.14

Mặt bằng thổng thể và phối cảnh chi tiết khu

chế biến hải sản tập trung.

Hình 3.15

Hệ thống cây xanh cách ly bao quanh
khu chế biến hải sản tập trung.

Hình 3.16

Hệ thống cây phi lao chắn gió ven biển thị xã Cửa Lò.

Hình 3.17

Hệ thống giao thông nội bộ của khu chế biến.

Hình 3.18

Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước trong
khu chế biến hải sản.


Hình 3.19

Hệ thống xử lý nước thải và xưởng chế biến hải sản.

Hình 3.20

Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản.

Hình 3.21


Dây chuyền công năng xưởng chế biến hải sản.

Hình 3.22

Dây chuyền công năng xưởng sản xuất nước mắm.

Hình 3.23

Tạo hình hai xưởng chế biến hải sản và sản xuất nước mắm.

Hình 3.24

Tấm tôn panel cách nhiệt chuyên dùng trong
công trình công nghiệp.

Hình 3.25

Tường Panel EPS được sử dụng xây dựng trong các công
trình công nghiệp.

Hình 3.26

Kiến trúc bên ngoài kho nguyên liệu xưởng chế biến hải sản.

Hình 3.27

Khu vực cảnh quan trong khu chế biến hải sản tập trung.

Hình 3.28


Một phương án thiết kế hệ thống cảnh quan.

Hình 3.29

Một số tượng và tranh gốm làm nổi bật làm điểm nhấn cho
cảnh quan xung quanh.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Bảng 1

Kết quả kinh doanh của làng nghề Khối 7 trong 3 năm.

Bảng 2

Bảng tính số liệu tổng hợp của làng nghề khối 7 năm 2010.

Bảng 3

Bảng so sánh các làng nghề ven biển với cả tỉnh Nghệ An

Bảng 4

Thành phần cơ cấu các bộ phận chức năng trong
khu công nghiệp.



1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Thực hiện chủ trương đường lối chính sách Công nghiệp hóa – Hiện đại
hóa đất nước tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Trong thời gian qua
Nhà nước đã tập trung huy động các nguồn lực vào việc thực hiện chương
trình phát triển công nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn cả nước.
Quá trình đô thị hóa để chuyển đổi cơ cấu từ 80% dân số nông nghiệp,
tăng 50% dân số đô thị trong những năm tới đồng nghĩa với việc chuyển đổ
cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang cơ cấu tỉ lệ cao của lao động công
nghiệp và dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ tự cung tự cấp tiến lên sản
xuất hàng hóa. Điều này đòi hỏi việc chuẩn bị các điều kiện về đất đai, không
gian sản xuất cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp có nhu cầu đầu tư vào các ngành nghề tại địa phương. Sự
phát triển manh mún, không kiểm soát của các làng nghề hiện nay đã gây ra
vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan, không gian của làng nghề
truyền thống.
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề đóng vai trò quan
trọng trong sự tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, của cải cho xã
hội, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Ngành nghề truyền thống Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng rất đa
dạng và phong phú, có lịch sử và phát triển từ lâu đời, tạo ra nhiều sản phẩm
phục vụ đời sống con người, đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa –
nghệ thuật dân tộc.. Làng nghề chế biến hải sản khối 7 phường Nghi Thủy, thị
xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An là một Làng nghề lâu đời với nghề đánh bắt và chế
biến thủy hải sản. Làng nghề này vừa được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là
Làng nghề Chế biến hải sản, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm và



2

chất lượng sản phẩm của làng nghề có thể tiêu thụ nội địa và xuất khẩu trong
tương lai.
Đây là Làng nghề đã tồn tại và phát triển từ hàng trăm năm nay, xuất phát
từ một làng chài sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra chủ yếu phục
vụ nhân dân trong phường và các vùng lân cận là chính.

Hình a.1: Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị thị xã Cửa Lò,
định hướng đến năm 2020. Nguồn:[3]


3

Trải qua bao khó khăn, đến nay làng nghề đã có hàng chục cơ sở chế biến
nước mắm chế biến tôm nõn, phơi khô, hấp sấy cá và ruốc ... Đến nay, Làng
nghề chế biến hải sản khối 7 - Phường Nghi Thủy – Thị xã Cửa lò đã trở
thành địa chỉ quen thuộc của những du khách thập phương. Nơi đây không chỉ
tập trung nhiều mặt hàng hải sản đa dạng, phong phú mà còn thu hút được sự
quan tâm, tìm hiểu của người tiêu dùng khó tính bởi chất lượng sản phẩm
sạch..Đến nay, làng nghề chế biến hải sản có thương hiệu riêng trên thị
trường..

Hình a.2. Vị trí làng nghề chế biến hải sản Khối 7, P. Nghi Thủy.Nguồn:[28]


4


Hiện nay, làng nghề càng phát triển thì nguy cơ ô nhiễm môi trường ở khu
vực này càng lớn, hàng ngày trung bình toàn phường có trên hàng nghìn khối
nước thải sinh hoạt của người dân được thải ra hệ thống cống thoát nước của
khu dân cư mà không qua xử lý. Không gian sản xuất nằm ngay trong khu dân
sinh làm cho điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn, quy mô nhỏ lẻ và ảnh
hưởng hiệu quả sản xuất và đặc biệt là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong khi đây là một làng nghề nằm trong tổng thể khu đô thị du lịch Cửa Lò.
Chính vì vậy, việc quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc khu chế biến
hải sản cho một làng nghề đang trong tình trạng manh múng là một đòi hỏi
hết sức cấp bách để Làng nghề tiếp tục phát triển bền vững và là một điểm
đến thu hút khách du lịch trong tổng thể khu đô thị du lịch thị xã Cửa Lò, tỉnh
Nghệ An.
Mục đích nghiên cứu:
- Gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc
làm, nguồn thu nhập cho người dân ở đây đồng thời phát triển kinh tế địa
phương, xây dựng thương hiệu sản phẩm cho làng nghề.
- Hiện đại hóa công nghệ sản xuất các sản phẩm truyền thống của địa
phương theo công nghệ hiện đại, tiến tới tăng cường quy mô sản xuất, tăng
cường chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng khu chế biến hải sản tập trung và dịch vụ của làng nghề để tập
trung vào sản xuất, tăng cường quy mô, chất lượng sản phẩm nhưng đồng
thời bảo vệ được môi trường khu dân cư và các khu vực xung quanh.
- Đề xuất cơ sở khoa học cho giải pháp tổ chức không gian kiến trúc khu chế
biến hải sản tập trung và dịch vụ của Làng nghề dựa trên nền tảng công nghệ
sản xuất, chế biến truyền thống của làng nghề.
- Là cơ sở khoa học để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp Tổ chức Quy
hoạch, Kiến trúc cho các không gian sản xuất của làng nghề thủ công truyền


5


thống tại tỉnh Nghệ An nói chung và Làng nghề chế biến Hải sản khối 7,
phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An nói riêng.
- Là tài liệu cơ sở khoa học để nghiên cứu, đề xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật trong công tác quy hoạch, xây dựng, tổ chức không gian kiến trúc khu
chế biến – sản xuất cho làng nghề thủ công truyền thống tại tỉnh Nghệ An.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Khu chế biến hải sản tập trung và dịch vụ của làng
nghề truyền thống khối 7 phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: Với giới hạn của luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu giải pháp tổ chức không gian kiến trúc khu chế biến hải sản tập
trung và dịch vụ của làng nghề khối 7 phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò.
Phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Điều tra khảo sát thu thập thông tin thực địa, phân tích các mối quan hệ
hữu cơ của các không gian kiến trúc trong làng nghề truyền thống tại các
vùng nông thôn ở tỉnh Nghệ An, rút ra kết luận cho từng vấn đề, đối tượng.
- Thu thập thông tin về giải pháp kiến trúc cho mô hình Tổ chức không gian
kiến trúc khu chế biến của các làng nghề trong nước cũng như các nước trong
khu vực.
- Điều tra thu thập số liệu hiện trạng, phân tích tổng hợp kinh nghiệm thực tế
và sách, tài liệu, tiêu chuẩn khoa học chuyên ngành ở trong và ngoài nước có
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tổng hợp quy nạp các luận cứ khoa học trên để đưa ra giải pháp tổ chức
không gian kiến trúc khu chế biến hải sản tập trung và dịch vụ của làng nghề
khối 7 phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.


6


- Ý nghĩa khoa học: Đề xuất các giải pháp trên cơ sở khoa học về tổ chức
không gian kiến trúc khu chế biến hải sản tập trung và dịch vụ của Làng nghề
góp phần vào công tác nghiên cứu xây dựng và phát triển làng nghề.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, không gian kiến trúc, không
gian sản xuất giúp xây dựng một Làng nghề có cơ sở hạ tầng sản xuất đồng
bộ, hiện đại đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao đồng thời hài hòa
với cảnh quan chung của thị xã Cửa Lò. Góp phần xây dựng một điểm đến
thu hút khách du lịch, điểm nhấn của một đô thị du lịch hàng đầu cả nước.
Cấu trúc luận văn.
A.

MỞ ĐẦU.

B.

NỘI DUNG.
Chương I: Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển các cơ sở

sản xuất chế biến hải sản tại tỉnh Nghệ An nói chung và làng nghề chế biến
hải sản khối 7 phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An nói riêng.
Chương II: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc khu chế biến
hải sản tập trung và dịch vụ của làng nghề, phường Nghi Thủy Lò.
Chương III: Tổ chức không gian kiến trúc khu chế biến hải sản tập
trung và dịch vụ của làng nghề truyền thống Khối 7, phường Nghi Thủy, thị
xã Cửa Lò.
C. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.


THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


112

Các yếu tổ cảnh quan như địa hình, cây xanh, công trình kiến trúc nhỏ,
các tác phẩm tạo hình được phối kết hợp lý, lồng ghép vào nhau và hỗ trợ lẫn
nhau tạo ra giá trị thẩm mỹ cho khu cảnh quan thu hút nhiều người tới tham
quan, tìm hiểu về làng nghề cũng như khu chế biến hải sản. Đây cũng là một
cách quảng bá thương hiệu và truyền thống của làng nghề hiệu quả. Từ đó,
từng bước phát triển kinh tế làng nghề, đóng góp nhiều hơn vào kinh tế địa
phương nói riêng và cũng tạo ra điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với thị
xã Cửa Lò.
C.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.

1.

Kết luận:
Nghề thủ công truyền thống tại các làng nghề ở tỉnh Nghệ An nói

chung và làng nghề khối 7, phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò nói riêng đã

phát triển từ lâu đời, ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người dân địa
phương còn góp phần xây dựng văn hóa, tinh thần và bản sắc địa phương
cho làng nghề.
Trong quá trình dài phát triển, làng nghề khối 7 vẫn sản xuất theo
hướng tự phát không có quy hoạch cụ thể của các cấp chính quyền. Nghề của
làng dần đi vào con đường lạc hậu, không có hướng đi cụ thể và không được
đầu tư đồng bộ đã bộc lộ nhiều yếu điểm về phương thức sản xuất, không
gian sản xuất, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng và có nguy cơ phá vỡ cảnh
quan làng quê.
Phương thức sản xuất cũ đã không còn phù hợp với với xu hướng phát
triển hiện nay. Bởi vậy, luận văn với đề tài: “Tổ chức không gian kiến trúc
khu chế biến hải sản tập trung và dịch vụ của làng nghề truyền thống khối 7,
phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò” là hết sức cần thiết nhằm góp phần xây
dựng và hoàn thiện không gian sản xuất ở làng nghề chế biến hải sản khối 7
phường Nghi Thủy. Hạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất kinh doanh


113

đồng thời xây dựng phương thức sản xuất mới tập trung cao độ, sử dụng
công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất và chế biến thủy hải sản nhằm nâng cao chất lượng cũng như số
lượng sản phẩm làm ra. Nâng cao đời sống kinh tế cho người dân và đóng
góp vào nền kinh tế địa phương. Góp phần gìn giữ và phát triển nghề truyền
thống và thu hút khách du lịch đến với địa phương.
Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng tình hình phát triển của
làng nghề chế biến hải sản khối 7 phương Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò. Phân
tích các kinh nghiệm tổ chức làng nghề ở một số vùng điện hình của Việt
Nam. Thông qua đó, luận văn đưa ra các cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp
tổ chức không gian kiến trúc khu chế biến hải sản tập trung và dịch vụ của

làng nghề truyền thống khối 7 phường Nghi Thủy một cách đồng bộ, khoa
học từ quy hoạch tổng thể đến chi tiết.
Kết quả nghiên cứu của luận văn ngoài việc đưa ra các cơ sở khoa học
và giải pháp tổ chức không gian kiến trúc khu chế biến hải sản tập trung và
dịch vụ của làng nghề truyền thống khối 7 còn là cơ sở khoa học cho việc
nghiên cứu, đề xuất cụ thể các giải pháp quy hoạch, xây dựng khu chế biến
tập trung cho các làng nghề khác ở Việt Nam.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài còn là cơ sở khoa học để tiến
hành nghiên cứu và đề xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong công tác xây
dựng các tiêu chuẩn quy phạm về khu chế biến tập trung cho các làng nghề.
2.

Kiến nghị:
Để tiếp tục gìn giữ và phát huy thế mạnh của làng nghề truyền thống

khối 7 phương Nghi Thủy, luận văn xin đóng góp một số kiến nghị:
-

Cần xây dựng các chính sách giúp các cơ sở sản xuất tại làng nghề có

điều kiện phát triển, vay vốn, đầu tư nhà xưởng, công nghệ để sản xuất và
quảng bá thương hiệu.


114

-

Cần kiểm tra, đánh giá tổng thể về tình trạng kinh tế, môi trường và xã


hội của làng nghề để qua đó xây dựng chính sách phát triển, quy hoạch cho
làng nghề một cách bền vững.
-

Thông quan luận văn, đề nghị các ban ngành và chính quyền địa

phương nghiên cứu tính khả thi để triển khai.
-

Tổ chức không gian kiến trúc khu chế biến hải sản và dịch vụ tập trung

cần dựa trên các nguyên tắc, yêu cầu và các vấn đề về quản lý xây dựng,
công nghệ, dây chuyền sản xuất phù hợp theo tiêu chuẩn đã được ban hành
của Nhà nước. Đồng thời cân nhắc lựa chọn các sản phẩm chủ lực, có giá trị
kinh tế cao, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống của làng nghề.


×