Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng “nhất đường linh” trên bệnh nhân đtđ typ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.87 KB, 103 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh nội tiết - chuyển hóa, chiếm 60-70% trong số
các bệnh nội tiết, trong đó chủ yếu là ĐTĐ týp 2 chiếm tới trên 90% tổng số
bệnh nhân đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng theo
thời gian và theo tốc độ phát triển của xã hội, đặc biệt tăng nhanh ở khu vực
châu Á- Thái Bình Dương trong đó có Việt nam, đã và đang là một gánh nặng
lớn về y tế, kinh tế và xã hội.
Hiện nay, điều trị ĐTĐ chủ yếu dùng thuốc hoá dược với các nhóm
thuốc uống và insulin. Hầu hết các thuốc này phải nhập ngoại nên giá thành
còn cao, do phải điều trị thường xuyên và kéo dài suốt đời cho nên rất tốn
kém. Mặt khác bên cạnh tác dụng điều trị thì những thuốc này lại có những
tác dụng phụ độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh đặc biệt khi phải
dùng lâu dài như với bệnh ĐTĐ. Bởi vậy một trong những xu hướng hiện nay
trong điều trị ĐTĐ typ 2 là sử dụng thảo dược có nguồn gốc tự nhiên để vừa
mang lai hiệu quả điều trị, vừa hạn chế các tác dụng không mong muốn cho
bệnh nhân và sẽ giảm được chi phí điều trị.[2],[3]
YHCT không có bệnh danh “đái thaó đường” nhưng đối chiếu với các
chứng trạng lâm sàng, bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát” và
lần đầu tiên được mô tả trong sách “Hoàng đế Nội kinh”- một tác phẩm y học
kinh điển nổi tiếng của y học phương Đông- có từ 2000 năm trước [4]. Vì vậy
có rất nhiều các loại thảo dược cũng như các bài thuốc cổ phương dùng điều
trị chứng “Tiêu khát” của YHCT hiện nay đang có xu hướng được nghiên
cứu, ứng dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường của YHHĐ [5].
“Nhất đường linh” là một phương thuốc YHCT gồm một số vị thuốc
thường được dùng trên lâm sàng để điều trị chứng Tiêu khát như Sinh địa,
Mạch môn, Sa sâm, Kỷ tử…[6],[7],[8],[9],[10]. Trên thực nghiệm bài thuốc


2



đã được nghiên cứu cho thấy có tính an toàn cao và có hiệu quả hạ glucose
máu trên mô hình động vật ĐTĐ typ 2. Vì vậy để đánh giá hiệu quả của thuốc
trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2
mục tiêu:
1. Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng “Nhất
đường linh” trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
1.1.1. Đinh nghĩa:
- Theo WHO 2002: “Đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do
thiếu sản xuất insulin của tuỵ hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên
nhân mắc phải hoặc/và do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng
glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu
và thần kinh” [11].
- Theo ADA 2004: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hoá
đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết
hoạt động insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo
đường sẽ gây tổn thương rối loạn chức năng hay suy yếu nhiều cơ quan, đặc
biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”. Năm 2014 ADA vẫn áp dụng
đinh nghĩa này [12]
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường typ 2.
Có hai cơ chế cơ bản trong bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 đó là sự đề kháng
insulin và rối loạn tiết insulin. Ngoài ra còn có vai trò của yếu tố gen và môi

trường. [13],[14],[15].
- Rối loạn tiết insulin: Ở người bình thường, khi đường máu tăng sẽ xuất
hiện insulin sớm và đủ để có thể kiểm soát đường máu. Đối với người bị đái tháo
đường, tình trạng thiếu hụt insulin điển hình sẽ xảy ra sau một giai đoạn tăng
insulin mạn nhằm để bù trừ cho tình trạng kháng insulin. Bài tiết insulin với kích
thích tăng đường máu chậm hơn (không có pha sớm, xuất hiện pha muộn). Ngộ
độc glucose, tăng acid béo tự do mạn tính…có vai trò tham giavào quá trình gây
suy giảm chức năng tế bào beta.


4

- Kháng insulin: ở BN ĐTĐ typ 2, insulin không có khả năng thực hiện
những tác động của mình như người bình thường. Khi tế bào beta không còn khả
năng tiết insulin bù vào số lượng kháng insulin, đường máu lúc đói sẽ tăng và
xuất hiện ĐTĐ. Kháng insulin chủ yếu ở gan, cơ, mô mỡ.
Hậu quả của sự đề kháng insulin:
- Tăng sản xuất glucose ở gan
- Giảm thu nạp glucose ở ngoại vi
- Giảm thụ thể insulin ở các mô ngoại vi.
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ bệnh đái tháo đường
-Béo phì, THA, RLLP máu là 3 yếu tố nguy cơ chính của ĐTĐ. Đây là nhân
tố chính thúc đẩy làm xuât hiện bệnh, đồng thời làm cho bệnh nặng lên [13].
1.1.3.1.Tăng huyết áp (THA)
ĐTĐ typ 2 và THA là 2 bệnh cảnh thường phối hợp với nhau, chúng làm
gia tăng nguy có bệnh lý tim mạch và thận. THA có thể xuất hiện trước hoặc
sau khi có biểu hiện trên lâm sàng của bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ THA của BN ĐTĐ
typ 2 tăng theo tuổi đời, tuổi bệnh, chỉ số khối cơ thể. THA ở người ĐTĐ có
rất nhiều cơ chế, nhiều yếu tố phối hợp nhau làm thúc đẩy các biến chứng vi
mạch và biến chứng mạch máu lớn xuất hiện sớm, tổn thương nặng nề hơn do

vậy đòi hỏi việc điều trị THA phải chặt chẽ hơn, mục tiêu kiểm soát huyết áp
ở người ĐTĐ phải thấp hơn người THA mà không có ĐTĐ, đặc biệt trong
những trường hợp có tổn thương thận. Kiểm soát huyết áp là điểm cốt yếu
trong phòng ngừa biến chứng tim mạch trong BN ĐTĐvì có đến ¾ số bệnh
nhân ĐTĐ tử vong liên quan đến biến chứng tim mạch.
Một số đặc điểm THA trên BN ĐTĐ là[16]:
- Tăng nhạy cảm với muối natri
- Thể tích tuần hoàn tăng
- Thường tăng HA tâm thu đơn độc


5

- Mất trũng về đêm của biểu đồ tăng HA
- Hạ huyết áp tư thế đứng
- Tăng đông, tăng kết tập tiểu cầu
1.1.3.2. RLLP máu
Các rối loạn chuyển hoá lipid huyết thanh làm tăng nguy cơ xơ vữa
động mạch ở BN ĐTĐ, thay đổi chức năng nội mạc mạch máu, tăng nguy
cơ biến cố tim mạch ở BN ĐTĐ. Người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 có tỷ lệ rối
loạn chuyển hoá lipid cao gấp 2-3 lần người không bị mắc bệnh
ĐTĐ.Những thay đổi thường gặp là tăng triglyceride (TG), giảm HDL-c,
tăng LDL-c nhỏ đậm đặc [13].
1.1.3.3. Quá cân và béo phì
Quá cân và béo phì từ lâu đã được xác định là yếu tố nguy cơ của bệnh
ĐTĐ typ 2 [13].
Ở người béo phì lượng mỡ phân bố ở bụng nhiều dẫn đến tỷ lệ vòng
eo/vòng hông cao hơn bình thuờng. Béo bụng có liên quan chặt chẽ với hiện
tượng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể trong tác dụng của insulin đẫn
đến sự thiếu hụt insulin tương đối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi

(chủ yếu mô cơ, mô mỡ). Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin
dẫn tới giảm tính thấm màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế
quá trìng phosphoryl hoá và oxy hoá glucose, làm chậm quá trình chuyển hoá
hydratcacbon thành mỡ, giảm tổng hợp glucose ở gan, tăng tân tạo đường mới
và ĐTĐ xuất hiện [15].
1.1.3.4. Các yếu tố nguy có khác:
- Phụ nữ có tiền sử đẻ con> 4kg
- Phụ nữ đã từng bị ĐTĐ trong thời kỳ thai nghén
- Trong gia đình có cha mẹ ruột bị ĐTĐ
- Trong gia đình có anh chị em ruột bị ĐTĐ


6

- Người trung niên từ 45-65 ít hoạt động
- Tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn glucose lúc đói.
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng của ĐTĐ typ 2.
Bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ typ 2 trong giai đoạn toàn phát có thể có các
triệu chứng điển hình như ăn nhiều, khát nhiều, uống nhiều, đái nhiều, người
mệt mỏi, sút cân. Nhưng có nhiều bệnh nhân không được chú ý vì không có
các triệu chứng trên mà phát hiện ra ĐTĐ khi họ đi khám vì các bệnh cảnh
khác như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, dị cảm da, ngứa và ra
nhiều khí hư hoặc suy sinh dục…
Ngoài ra những người có tiền sử béo phì vùng bụng, tiền sử gia đình có
người bị ĐTĐ typ 2, phụ nữ sinh con >4kg, có tiền sử đa ối, sản giật, thai chết
không rõ căn nguyên…cũng cần kiểm tra đường máu.
1.1.5. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường typ 2
Dựa vào tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới 1998 (WHO-1998). Chỉ cần
có một trong các tiêu chuẩn sau:
- Glucose máu huyết tương lúc đói ≥ 7mmol/l (126 mg/dl),định lượng ít

nhất 2 lần
- Glucose máu bất kỳ làm ít nhất 2 lần ≥11,1mmol/l (≥200mg/dl) kèm theo
các triệu chứng tăng glucose huyết (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, gầy sút)
- Glucose máu huyết tương sau 2h làm nghiệm pháp tăng dường huyết
≥11,1mmol/l (200mg/dl). Nghiệm pháp tăng glucose máu được thực hiện theo
qui trình khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới với 75g glucose pha trong 250
ml nước đun sôi để nguội.
Năm 2010 Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đã đưa ra tiêu chuẩn mới
để chẩn đoán ĐTĐ. Tiêu chuẩn mới này ngoài những tiêu chuẩn như trên còn
đưa ra tiêu chuẩn HbA1c≥6,5% (định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng
cao áp).


7

1.1.6. Biến chứng đái tháo đường.
►Biến chứng cấp tính
- Hạ đường huyết gặp khi đường huyết <2,8 mmol, với các biểu hiện
như đói cồn cào, tái nhợt, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu, dị
cảm, run tay chân…
- Hôn mê toan ceton: gặp khi đường huyết >250mg/dl (13,9 mmol/l).
Đây là biến chứng có nguy cơ tử vong tăng cao do tăng các hormone gây tăng
đường huyết và thiêu hụt insulin. (Khoảng 20-40% bệnh nhân mới chẩn đoán
vào viện vì biến chứng này).
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: có nguy cơ tử vong cao, thường xảy
ra ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có đường huyết >600mg/dl (33,3 mmol/l)
- Hôn mê nhiễm toan acid lactic: Thường gặp khi các tổ chức bị thiếu
oxy trầm trọng, acid lactic được sản xuất tăng lên ở các tổ chức như cơ,
xương và các tổ chức khác (glucose huyết/ niệu không cao lắm).
►Biến chứng mạn tính của ĐTĐ typ 2

a. Biến chứng vi mạch
- Biến chứng mắt: Khoảng 20% bệnh nhân mới chẩn đoán đã có biến
chứng này.
- Biến chứng thận: Bệnh cầu thận đái tháo đường, viêm hoại tử đài bể
thận…
b. Biến chứng mạch máu lớn
- Biến chứng mạchvành: Thường gặp cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
- Tăng huyết áp: Thường gặp ở ĐTĐ typ 2 là 50%, ĐTĐ typ 1 khoảng 30%
- Tai biến mạch máu não
- Bệnh mạch máu ngoại biên: chủ yếu là viêm động mạch chi dưới.
c. Biến chứng thần kinh
- Viêm đa dây thần kinh ngoại biên, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần
kinh tự động (hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim, biến chứng bàn chân…)
Các biến chứng nhiễm khuẩn: ở da, niêm mạc, tiết niệu, sinh dục…


8

1.1.7. Điều trị bệnh ĐTĐ typ 2
Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, các biện pháp nhằm giảm
triệu chứng lâm sàng, kiểm soát đường huyết ở mức tối ưu, làm chậm xuất
hiện các biến chứng [15]. Mục tiêu điều trị tuỳ thuộc vào từng BN:
- Đường huyết lúc đói duy trì ở mức 3,9-7,2 mmol/l (70-130mg/dl)
- Đường huyết sau ăn 2h< 10mmol/l (<180mg/dl)
- HbA1c<7%
- Điều trị các yếu tố nguy cơ: tăng HA, rối loạn lipid máu…
Bảng 1.1. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số của BN ĐTĐ typ 2 ADA 2014 [12]
Chỉ số
Glucose huyết


Kiểm soát được

- Lúc đói

3,9- 7,2 mmol/l

- Sau ăn 2h
HbA1c
Huyết áp
Lipid

<10 mmol/l
<7%
<140/80 mmHg
LDL: < 100mg/dl (2,6 mmo/l)
HDL: > 40 mg/dl (1 mmol/l) đối với nam
>50 mg/dl (1,3 mmol/l) đối với nữ
TG: < 150mg/dl (1,7 mmol/l)

Mục tiêu điều trị cơ bản dựa trên tuổi, tập quán, thời gian mắc bệnh, tình
trạng hạ glucose huyết, bệnh lý tim mạch và được cân nhắc từng BN.
Để đạt được những mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 như trên cần phải có:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tức là phương pháp điều trị bằng chế độ ăn
uống hay còn gọi là liệu pháp dinh dưỡng
- Rèn luyện cơ thể hay hoạt động thể lực
- Thuốc làm giảm đường huyết khi cần thiết
a. Chế độ ăn


9


- Đủ chất đạm, béo, đường, vitamin, nước, muối khoáng với khối lưọng
hợp lý, đảm bảo nhu cầu calo theo giới, tuổi, nghề nghiệp.
Bảng 1.2. Nhu cầu năng lượng
Lao động

Nhu cầu năng lượng
Nam

Nữ

Nhẹ

CNLT x 30 Kcal/kg/ngày

CNLT x 25 Kcal/kg/ngày

Trung bình

CNLT x 35 Kcal/kg/ngày

CNLT x 30 Kcal/kg/ngày

Nặng

CNLT x 44 Kcal/kg/ngày

CNLT x 40 Kcal/kg/ngày

Cân nặng lý tưởng=(chiều cao)2x 22

+ Carbohydrat: chiếm 60-70% tổng số năng lượng (Kcal) hàng ngày,
nên ăn các loại ngũ cốc toàn phần có đủ vitamin, chất xơ và muối khoáng.
+ Lipid chiếm 15-20% khẩu phần ăn phụ thuộc vào từng bệnh nhân:
thói quen ăn uống, tình trạng béo phì, rối loạn lipid máu, huyết áp, chỉ số
glucose máu.
+ Protid: chiếm 10-20% năng lượng (0,8-1,2 g/kg/ngày). Trong một số
trường hợp đặc biệt, nên cho lượng protein nhiều hơn cùng với số năng lượng
được tăng thêm như: phẫu thuật 2-4g/kg/ngày; Có thai thêm 6g/ ngày; Cho
con bú <6 tháng thêm 15-20g/ngày; >6 tháng thêm 12-15g/ ngày. Vận động
viên khi tập luyện: 1,2-1,5g/kg/ngày. Nên sử dụng phối hợp cả protein động
vật (thịt, cá, trứng, sữa) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ) vừa hạ được
giá tiền mà các loại đậu, lạc có chỉ số đường huyết thấp hơn.
- Không làm tăng đường máu sau bữa ăn và hạ đường máu lúc xa bữa ăn
- Hạn chế được các rối loạn chuyển hóa
- Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý
- Duy trì được hoạt động thể lực hàng ngày
- Phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương
- Đơn giản, tiện lợi và không qúa đắt tiền [16]


10

b. Chế độ luyện tập
Tập luyện giúp cơ thể tiêu thụ đường, có thể giảm liều insulin và các
thuốc hạ đường huyết, cải thiện hoạt động các cơ quan, giảm béo phì, làm cho
tinh thần thoải mái, tăng sức đề kháng.
* Nguyên tắc:
- Tập từ từ và thích hợp, tăng dần đến khi ít nhất 30phút/ngày và 5
ngày/tuần (được phép của thầy thuốc về mức độ và thời gian luyện tập).
- Đề phòng hạ đường huyết khi tập và không tập khi mắc bệnh cấp tính,

đường huyết quá cao, ceton máu tăng cao nhiều lần, ceton niệu dương tính nặng.
- Hình thức luyện tầp: Đi bộ, chơi thể thao, tập thể dục thường xuyên… [17]
c. Điều trị bằng thuốc
Thuốc làm giảm đường huyết gồm có insulin và các thuốc uống. Các
thuốc này được chỉ định khi chế độ ăn không đủ để làm giảm đường huyết ở
ĐTĐ typ 2.
Theo đường dùng và nguồn gốc, các thuốc giảm đường huyết được chia
thành các nhóm chính [25]
*Insulin: Insulin được tiết ra từ tế bào beta của tuỵ. Trong điều trị phần
lớn insulin được sản xuất bằng phương pháp sinh học cao giống insulin
người. 10-15% BN ĐTĐ typ 2 lúc đầu đã không đáp ứng với thuốc uống,
hàng năm có thêm 5-10% BN không kiểm soát được đường huyết bằng thuốc
uống [14].
*Thuốc giảm đường huyết dùng đường uống [12],[15],[18]
** Nhóm kích thích tuỵ bài tiết insulin:
Nhóm Sulfonylure (SU): Các thuốc thế hệ 1: gồm: Tolbutamid,
acetohexamic, tolazamid, clopropamid hiện nay hầu như không sử dụng vì
trọng lượng phân tử cao dễ gây độc với thận.
* Các thuốc thế hệ 2: Tác dụng mạnh hơn thế hệ 1 gồm: Glibenclamid
(Daonil, Maninil); Gliclazid: Predian 80mg (80-320mg/ngày); Diamicron MR


11

30mg (30-120mg/ ngày), Glipizid: 2,5-40mg/ngày; Glimepirid: Amaryl 1-2-34mg (1-8mg/ngày)
Chống chỉ định: ĐTĐ typ 1, suy tim, suy gan, suy thận, nhiễm trùng
nặng, ĐTĐ typ 2 có biến chứng cấp nặng.
Tác dụng phụ: gây hạ đường máu, tăng cân.
Các thuốc nhóm không SU: Meglitinid, Nateglinid.
** Nhóm Biguanid: Thuốc làm giảm tân tạo glucose ở gan, ở tổ chức

mỡ, tăng giữ glucose ở cơ vân, ức chế tổng hợp lipid, ức chế hấp thu glucose
ở ruột non
Chỉ định: ĐTĐ typ 2
Chống chỉ định: Người có nguy cơ nhiễm acid lactic, suy thận, suy tim,
bệnh gan, bệnh phổi, có thai, ngay trước và sau phẫu thuật.
Hiện trong nhóm chỉ còn sử dụng Metformin, liều từ 500-2550mg/ngày.
Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hoá và nhiễm toan lactic.
**Nhóm ức chế enzym glucosidase
Thuốc làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate ở ruột, làm giảm
glucose huyết sau ăn, giảm HbA1c. Liều dùng: Glucobay 50/100mg: 50200mg/ngày; Basen 0,2/0,3mg: 0,2-0,6mg/ngày, Glyset 25/50/100mg: 75300mg/ngày.
** Thuốc giống như incretin: phân nhóm giống như GLP-1 (gồm
exenatide, liraglutide) có hoạt tính sinh học tương tự GLP-1, nhưng đề kháng
với DPP-4; và chất ức chế DPP-4 (sitagliptin, vidagliptin, saxagliptin,
linagliptin) ngăn chặn enzyme bất hoạt các chất nội sinh GLP-1 và GIP. Các
thuốc này làm giảm đường huyết đáng kể mà không làm tăng nguy cơ hạ
đường huyết.
** Chất đồng vận amylin (Pramlintid): có tác dụng chậm trống dạ dày,
ức chế tiết glucagon, tác dụng chủ yếu giảm glucose máu sau ăn. Thuốc có thể


12

làm giảm 0,5-0,7% HbA1c
** Nhóm ức chế tái hấp thu glucose ở ống thận (SGLT2) gồm
Canagliflozin (Invokana), Dapagliflozin (Farxiga)
Đây là một nhóm thuốc mới được sự chấp nhận của FDA trong điều
trị ĐTĐ typ2 vào đầu năm 2014. Nhóm này ức chế kênh Na – glucose
(SGLT2) có tác dụng tái hấp thu glucose máu ở thận, do đó làm tăng đào thải
glucose qua nước tiểu, giảm đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên có thể gây
nhiễm trùng đường tiết niệu, âm đạo, nước tiểu do tạo môi trường thuận lợi

cho nấm men, vi khuẩn phát triển.[11]
1.2.QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Trong YHCT không có bệnh danh Đái tháo đường nhưng dựa vào triệu
chứng lâm sàng chủ yếu thường gặp của bệnh là: Thèm ăn, ăn nhiều mà vẫn
gầy, khát nước uống nhiều và đi tiểu nhiều, người mệt mỏi… thì bệnh này
thuộc phạm vi chứng “Tiêu khát” của YHCT - một chứng bệnh đã được mô tả
từ rất sớm trong bộ sách “Hoàng đế nội kinh Tố vấn” ở thế kỷ IV-V trước
công nguyên với những triệu chứng cơ bản: “Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều
và gầy nhiều”, người xưa gọi là “Tam đa nhất thiểu”. Trương Trọng Cảnh,
một danh y nhà Hán - thế kỷ II-III sau công nguyên ở Trung Quốc trong sách
“Kim quỹ yếu lược” có ghi “Khát mà uống nhiều, tiểu tiện trong không đục,
nếm như hạt cám ngọt là thuộc chứng Tiêu khát”. Hải Thượng Lãn Ông danh y Việt Nam ở thế kỷ XVIII trong sách “Y trung quan kiện” có ghi:
“Chứng Tiêu khát phần nhiều do hỏa làm tiêu hao chân âm, làm 5 chất dịch bị
khô kiệt mà sinh ra”. [19],[20]


13

1.2.1 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh tiêu khát
1.2.1.1 Tiên thiên bất túc:
Do tiên thiên bất túc, nguyên khí của cơ thể bị suy giảm từ nhỏ. Yếu tố
này ngày nay dễ liên hệ về tính di truyền trong bệnh Đái tháo đường.
1.2.1.2 Do hậu thiên:
Thường hay gặp ở những người ăn quá nhiều những chất béo ngọt, thể
trạng thừa cân, béo phì, thường kết hợp với quá trình sống, môi trường làm
việc căng thẳng, tinh thần không ổn định…làm người bệnh luôn ở trạng thái
buồn phiền, lo lắng. Yếu tố này ngày nay dễ liên hệ với các yếu tố nguy cơ
của bệnh ĐTĐ typ 2.
Theo YHCT căng thẳng về mặt tinh thần như uất giận kéo dài dẫn tới khí

uất hóa hỏa làm tổn thương phần âm của phế vị. Do ẩm thực bất tiết như ăn
nhiều thức ăn béo ngọt dẫn đến tỳ vị tích nhiệt đưa tới vị hỏa và nhiễu loạn
lên trên cũng làm tổn thương phần âm của phế. Những người lao lực quá độ
do công việc hay quan hệ nam nữ không điều độ đều đưa đến tổn thương tân
dịch, làm thận âm hư, thận thủy là gốc của phần âm trong cơ thể, hậu quả là
sẽ là thận hư, phế táo, vị nhiệt mà dẫn đến chứng tiêu khát. Chính vì vậy trên
lâm sàng YHCT thường chia bệnh Tiêu khát thành ba thể là Thượng tiêu,
Trung tiêu, Hạ tiêu tương ứng với phế táo, vị nhiệt, và thận âm hư.
Phế táo mất chức năng trị tiết, không thể vận chuyển các dưỡng chất đi
khắp cơ thể. Các chất này sẽ chuyển thẳng xuống bàng quang gây nên chứng
khát nhiều, tiểu nhiều, trong nước tiểu có vị ngọt. Nếu ăn uống nhiều chất béo
ngọt, uống nhiều rượu đều gây nên tỳ vị tích nhiệt, tiêu hao ngũ cốc nên mau
đói. Vị hỏa nung nấu bốc lên, hun đốt tỳ âm, phế âm, làm mất chức năng phân
bố, tinh chất không nuôi dưỡng được cơ thể gây nên gầy ốm. Vị nhiệt quá
thịnh, vị hỏa làm tổn thương phế âm, phế âm bất túc dẫn đến thận âm hư sinh
chứng tiêu khát. Lao động quá sức làm tổn thương chân âm, phòng dục quá
độ gây hao tổn thận âm.


14

Thận âm bị tổn thương sẽ mất chức năng cố nhiếp gây ra tiểu đục, nước
tiểu có vị ngọt. Âm hư thì hỏa vượng bốc lên nung đốt phế vị nên mới khát,
uống nhiều. Bản chất bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan phủ tạng nhưng chủ
yếu là ba tạng phế, tỳ vị, thận tức là thượng tiêu, trung tiêu, hạ.Giữa phế, tỳ vị
và thận thì thận là quan trọng nhất nhưng luôn có quan hệ, ảnh hưởng và
tương hỗ lẫn nhau, vì vậy ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều cũng là những
triệu chứng chính và có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Tiêu khát lâu ngày thường
dẫn đến ứ huyết nội đình, ứ huyết lại là nguyên nhân bệnh lý mà dẫn đến khí
trệ huyết ứ làm ảnh hưởng đến chứng năng các tạng phủ.

1.2.2. Điều trị:
Về trị liệu cổ nhân thường lấy biện chứng “tam tiêu” làm cơ sở. Trên lâm
sàng chia uống nhiều là bệnh thuộc Thượng tiêu. Cách chữa là nhuận phế
thanh vị. Ăn nhiều mau đói là bệnh thuộc Trung tiêu. Cách chữa là Thanh vị
kiêm tư âm. Đái nhiều thuộc bệnh Hạ tiêu. Cách chữa Tư thận dưỡng phế âm.
[19],[20]
1.2.2.1. Thể thượng tiêu (Phế âm hư)
- Triệu chứng: phiền khát, uống nước nhiều, miệng khô, lưỡi ráo, đi tiểu
lượng nhiều, rìa lưỡi và đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch hồng sác.
- Phân tích: phế vị nhiệt thịnh, tân dịch tiêu thương bởi miệng khô lưỡi
ráo phiền khát dẫn đến uống nhiều. Phế táo mà mất đi phân bố, thủy dịch bất
đắc tản ra được toàn thân, trực tiếp đưa xuống bàng quang dẫn đến số lần, số
lượng nước tiểu tăng lên. Nội nhiệt tích mạnh nên rìa lưỡi và đầu lưỡi đỏ sẫm
rêu lưỡi vàng mỏng, mạch hồng sác.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt nhuận phế, sinh tân chỉ khát
- Phương dược: “Tiêu khát phương” hợp với “thạch cao tri mẫu nhân
sâm thang”
+ Tiêu khát phương (Đan Khê tâm pháp)


15

Thiên hoa phấn
12g
Hoàng liên
Sinh địa
12g
Ngẫu tiết
+ Nhân sâm bạch hổ thang (Thẩm thị tôn sinh)


12g
12g

Tri mẫu
Thạch cao
Ngạch mễ

04g
10g

12g
12g
12g

Cam thảo
Nhân sâm

- Phân tích bài thuốc: thạch cao, tri mẫu, nhân sâm thanh nhiệt ở phế vị, ích
khí sinh tân. Sinh địa, thiên hoa phấn, ngẫu tiết dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân
chỉ khát. Hoàng liên để tả vị hỏa. Tất cả làm thang sắc uống ngày 01 thang.
1.2.1.2. Thể trung tiêu (vị âm hư – vị nhiệt)
- Triệu chứng lâm sàng: ăn nhiều, mau đói, ăn vào làm giảm khát, không
ăn thì tăng cảm giác khát, người bệnh uống nước nhiều gầy nhiều, có cảm
giác nóng nảy bứt rứt, da nóng, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng khô, tiểu tiện nhiều.
Mạch hoạt thực.
- Pháp điều trị: Thanh vị, dưỡng âm, tăng dịch
- Bài thuốc cổ phương: Ngọc nữ tiễn (Cảnh nhạc toàn thư)
Thạch cao
Mạch môn
Tri mẫu

Sinh chi tử

12g
08g
12g
08g

Sinh địa
Chi tử
Ngưu tất

12g
08g
12g

- Phân tích bài thuốc: Thạch cao thanh nhiệt kinh dương minh, sinh địa
dùng để dưỡng âm ở can thận. Tri mẫu giúp thạch cao thanh nhiệt ở vị đồng
thời có tác dụng ích phế âm, tư thận thủy. Mạch môn cũng là vị thuốc dưỡng
phế âm hợp dùng cùng sinh địa là vị thuốc tư âm. Ngưu tất bổ thận thủy để
dẫn nhiệt hạ hành. Tất cả làm thang sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần.
1.2.1. 3.Thể hạ tiêu (thận âm hư)
- Triệu chứng lâm sàng: Người bệnh đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu
nhiều, nước tiểu đục, vị ngọt không cặn, bệnh nhân khát, uống nhiều nước,


16

ngũ tâm phiền nhiệt, đầu váng, mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, môi khô, lưỡi khô
và đỏ, hay có cơn bốc hỏa. Mạch trầm trì, sác.
- Phân tích: Số lần và số lượng nước tiểu tăng lên là do thận âm bất túc,

thận khí bất cố. Thận âm hư tổn, cố nhiếp vô quyền, tinh vị hạ chú, tất nước
tiểu như cao mỡ, vị ngọt. Âm hư mà hỏa vượng, tất ngũ tâm phiền nhiệt,
mạch tế sác. Hư hỏa thượng xung lên phế vị tất miệng khô lưỡi đỏ, khát mà
uống nhiều. Thận hư tất đầu váng đau và lưng gối mềm yếu.
- Pháp điều trị: tư bổ thận âm, sinh tân chỉ khát
- Bài thuốc cổ phương: “Lục vị địa hoàng thang” gia vị (Tiểu nhi dược
chứng trực quyết)
Sinh địa

12g

Sơn thù

08g

Hoài sơn

16g

Phục linh

12g

Trạch tả

08g

Đan bì

08g


Mạch môn

08g

Ngũ vị tử

08g

Bạch thược

12g

Thiên hoa phấn

12g

Xuyên quy

12g

Gia:

- Phân tích bài thuốc: bài lục vị quy thược là bài thuốc có tác dụng dưỡng
âm của can thận, gia mạch môn, thiên hoa phấn để dưỡng phế âm theo phép kim
sinh thủy giúp cho tư bổ phần âm của thận đồng thời đưa hỏa về nguồn. Ngũ vị
có tác dụng thu liễm chỉ di. Tất cả làm thang sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần.
1.2.3. Tổng quan về thuốc Nhất đường linh
1.2.3.1. Cơ sở lập phương thuốc
- Đái tháo đường typ 2 là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm

tăng glucose máu, tình trạng rối loạn lipid máu vừa là nguyên nhân vừa là hậu
quả của bệnh lý này. Tình trạng tăng glucose máu, rối loạn lipid máu kéo dài


17

dẫn đến nhiều rối loạn chuyển hoá đan xen, là nguyên nhân chính gây vữa xơ
động mạch và để lại những hậu quả xấu đối với hệ tim mạch, gây nên nhiều
các biến chứng mạn. Do vậy các thuốc YHHĐ và YHCT điều trị ĐTĐ nhằm
kiểm soát glucose máu, điều chỉnh rối loạn lipid máu, có thể giảm được nguy
cơ tiến triển của biến chứng trở nên cấp thiết và luôn là vấn đề quan tâm hàng
đầu của các nhà khoa học.
- Theo lý luận YHCT, ĐTĐ có nhiều điểm tương đồng với chứng Tiêu
khát và rối loạn lipd máu thuộc phạm vi chứng đàm thấp của YHCT. Bệnh
phát sinh từ các tạng phế tỳ và thận, phần nhiều là chứng âm hư do bệnh tiến
triển lâu ngày thương tổn đến phần âm và đi kèm chứng đàm thấp. Vì vậy,
việc kết hợp điều chứng tiêu khát và trừ đàm thấp là một hướng điều trị ở
bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
- Nhiều hoạt chất được chiết suất từ các dược liệu có trong bài thuốc
Nhất đường linh đã được chứng minh tác dụng hạ glucose máu, giảm lipid
máu [67],[68].
- Từ kinh nghiệm lâm sàng kết hợp với những hiểu biết về cơ chế bệnh
sinh và nguyên tắc điều trị của ĐTĐ typ 2 theo YHHĐ trên cơ sở biện chứng
luận trị chứng Tiêu khát theo lý luận YHCT cũng như các kết quả nghiên cứu
dược lý hiện đại về thuốc YHCT đã xây dựng nên phương thuốc Nhất đường
linh gồm các vị thuốc có tác dụng dưõng âm thanh nhiệt sinh tân chỉ khát, ích
khí trừ đàm hoá thấp, tác dụng chủ yếu vào 3 tạng phế, tỳ, thận.
1.2.3.2.Tổng quan về các vị thuốc
* Sinh địa (Radix Rhemanniae glutionase)
- Sinh địa là rễ củ đã được chế biến từ cây Địa hoàng (Rhemanniae

glutinosa (Gaertn) Libosch.) họ Hoa mõm chó Scrophulariaceae
Theo YHCT Sinh địa có đặc tính:


18

- Tính vị qui kinh: hàn, ngọt đắng vào kinh tâm, can, thận, tiểu trường.
- Công dụng: Bổ chân âm, thanh hỏa, lương huyết, bổ huyết, sinh tân chỉ khát.
- Ứng dụng lâm sàng: Chữa thương hàn ôn bệnh, yết hầu sưng đau,
huyết nhiệt tân dịch khô kiệt, tiêu khát, thông huyết mạch.
- Thành phần hóa học: Từ dịch chiết nước đã xác định có 15 acid amin.
Từ dich chiết bằng methanol được catapol, irinoid glucozid
- Tác dụng dược lý: hạ đường huyết, trợ tim, lợi tiểu, cầm máu, chống
thiếu máu. Thuốc có tác dụng hạ đường huyết nhờ chất catapol. Sinh địa còn
có tác dụng ức chế men aldose reductase, làm giảm tích lũy sorbitol trong tế
bào, làm chậm các biến chứng đục thủy tinh thể của mắt và làm giảm các
bệnh lý thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường do cải thiện vi tuần
hoàn.[21]],[22],[23],[24],[25],[26]
- Liều dùng:9-15g.
* Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)
Mạch môn là rễ củ đã phơi hay sấy khô của Mạch môn đông (Ophiopogon
japonicas (L. f.) Ker-Gawl.), họ Mạch môn đông (Convallariaceae).
Theo YHCT Mạch môn có đặc tính:
- Tính vị quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, hơi lạnh vào kinh vị, tâm, phế.
- Công dụng: Nhuận phế thanh tâm, dưỡng vị sinh tân dịch, thanh tâm
trừ phiền, nhuận táo thông tiện.
- Ứng dụng lâm sàng: chữa miệng họng khô khát, ho khan kéo dài do âm hư
- Thành phần hóa học: Saponin steroid: ophiopogoni A, B, C, D;
Carbohydrat gồm có glucofructan và một số monosaccharid như glucose,
fructose và saccharose; b-sitosterol, stigmasterol...

- Tác dụng dược lý:


19

+ Tác dụng chống viêm rõ rệt đối với cả hai giai đoạn cấp tính và bán
mạn tính của phản ứng viêm thực nghiệm.
+ Tác dụng hạ đường huyết: dịch chiết nước Mạch môn có tác dụng hạ
đường huyết trên thỏ bình thường và thỏ gây ĐTĐ bằng Alloxan.
+ Dịch chiết với Ethanol của Mạch môn thử nghiệm trên chuột cống
trắng gây phù bằng caragenin có tác dụng ức chế phù.
+ Tăng lưu lượng mạch vành, kháng khuẩn [27], [28], [29], [30], [31],
[32], [33]
- Liều dùng: 6-12g.
*Bạch truật (Rhizoma Atractylodis Macrocephalae)
Theo YHCT Bạch truật có tác dụng:
- Tính vị qui kinh: Vị đắng, ngọt, ấm qui kinh tỳ, vị.
- Công dụng: Kiện tỳ, ích khí, trừ thấp.
- Ứng dụng: Chữa tỳ hư trướng mãn, hung cách phiền muộn, thủy thũng,
đàm trệ, động thai.
- Thành phần hoá học: Artractylon, Artractylola, Artractylenoid I, II, III,
Eudesmol và Vitamin A.
- Tác dụng dược lý:
+ Tăng cường miễn dịch.
+ Ức chế đông máu trong trường hợp Fibrin máu tăng cao.
+ Giảm tiết dịch vị, chống viêm loét cơ quan tiêu hóa trên thực nghiệm.
+ Lợi niệu, giảm phù đối với phù nhẹ.
+ Hoạt chất Artractylon có tác dụng bảo vệ tế bào gan.
+ Các chất Artractylenoid I, II, III có tác dụng chống viêm và dịch chiết



20

nước của Bạch truật có tác dụng chống viêm khớp.
+ Cao nước rễ Artractylodes japonica Koidz có tác dụng hạ đường huyết
trên thực nghiệm, cao được phân tích dựa trên hoạt tính dược lý và thu được 3
Glycan là các Artractan A, B, C, có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt
bình thường và chuột gây ĐTĐ bằng Alloxan.[34],[35],[36],[37],[38],[39]
- Liều dùng: 6-12g
*Kỷ tử (Fructus Lycii.)
Quả chin phơi hay ssấy khô của cây Câu kỷ (Lycium barbarum L.), họ
Cà (Solanaceae)
Theo YHCT Kỷ tử có đặc tính:
- Tính vị qui kinh: Vị ngọt, tính bình, qui kinh can, phế, thận.
- Công dụng: Tư bổ can thận, dưỡng huyết, minh mục và nhuận phế.
- Ứng dụng lâm sàng: Chữa tay chân yếu mỏi, mờ mắt, di mộng tinh.
- Thành phần hoá học: có chứa các thành phần có tác dụng hạ
đườnghuyết (polysaccharide, betaine), có chừng 0,09% chất betanin. Ngoài ra
còn có carotene,calci, phosphor, sắt, vitamin C, acid xyanhydric.
- Thành phần hóa học: Betain, acidamin, polysacharid, vitamin B1, B2,
C, acid nicotinic, Ca, P, Fe...
- Tác dụng dược lý:
+ Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.
+ Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết tuyến yên-tuyến
thượng thận.
+ Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy
quá trình sinh của tế bào gan.
+ Điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol và làm chậm sự hình



21

thành các mảng xơ vữa.
+ Hạ đường huyết.
+ Giãn mạch, hạ huyết áp.
+ Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tủy xương.
+ Chống oxy hóa, làm chậm sự lão hóa, nâng cao sức chịu đựng của cơ
thể trong điều kiện thiếu oxy, chống trạng thái mệt mỏi.
+ Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư [40], [41],
[42], [43], [44], [45], [46], [47], [48].
- Liều dùng:6-15g.
*Côn bố (Laminaria japonica Aresch.)
Theo YHCT Côn bố có đặc tính:
- Tính vị quy kinh: Vị mặn, tính hàn, quy kinh can, tỳ, vị, thận.
- Công dụng: tiêu đàm nhuyễn kiên, lợi thủy tiêu phù.
- Ứng dụng lâm sàng: trị cao huyết áp, tăng cholesterol máu, bướu cổ.
- Thành phần hóa học chủ yếu: iod, riboflavin, acid alginic, laminarin,
vitamin manitol, fucosterol, saringosterol, laminine muối vô cơ (muối kali,
iodine, sắt, can xi), vitamin B12, vitamin C, polysaccharide,


22

- Tác dụng dược lý: Thuốc giàu iod nên phòng trị được bướu giáp do
thiếu iod; tác dụng hạ áp và hạ lipid máu, hạ đường máu [49], [50], [51], [52],
[53], [54], [55], [56]
- Liều dùng: 6-12g.
*Đương quy (Radix Angelicae sinensis)
Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy (Angelica sinensis (Oliv.)
Diels.), họ Hoa tán (Apiaceae).

Theo YHCT Đương quy có đặc tính:
- Tính vị qui kinh: vị ngọt cay, tính ôn, vào 3 kinh tâm, can, tỳ.
- Công dụng: bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, thông kinh.
- Ứng dụng lâm sàng: trị sưng đau, trừ phong thấp, thiếu máu, bế kinh,
nhuận táo thông tiện.
- Thành phần hóa học: Tinh dầu chiếm 0,2% chủ yếu là n-butylidenphtalit
và n-valerophenon cacboxy acid.
- Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: Ức chế co tử cung, giãn mạch,
tăng lưu lượng máu cơ tim, nước chiết Đương quy có tác dụng ức chế ngưng
tập tiểu cầu, ức chế tổng hợp Thromboxan A2 và tăng tổng hợp PGI2, giảm
mỡ máu, đường máu [57],[58],[59],[60],[61],[62].
- Liều dùng: 6-16 g.
* Sa sâm (Radix Glehniae)

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Sa sâm(Glehnia littoralis Fr. Schmidt ex
Miq), họ Hoa tán (Apiaceae).
Theo YHCT Sa sâm có đặc tính:
- Tính vị qui kinh: Vị ngọt, tính hàn, qui kinh phế, vị.


23

- Công năng: nhuận phế, thanh táo nhiệt, ích vị, sinh tân.
- Chủ trị: ho do phế có táo nhiệt với các biểu hiện: ho khan, ho kéo dài,
đờm đặc, sốt, khát, háo, tân dịch giảm sút gây chứng họng khô, miệng khô,
nứt, chảy máu chân răng.
- Thành phần hoá học và tác dụng dược lý: chứa Saponin (Triterpenoid)
có tác dụng hạ đường huyết, dịch chiết rễ bằng cồn có tác dụng làm giảm nhẹ
thân nhiệt ở thỏ, hạ nhiệt ở thỏ sốt do tiêm vaxcin. [63],[64],[65],[66],[67]
- Liều dùng: 6-12g.

1.2.3.2. Tính an toàn và tác dụng của thuốc Nhất đường linh trên thực nghiệm
*Độc tính cấp:.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa xác định được liều cấp LD50 của
viên nang Nhất đường linh NĐL trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo
phương pháp Litchfield-Wilcoxon. Liều tối đa chuột đã uống và có thể dung
nạp được là 75ml/kg thể trọng chuột tương đưong tương đương 625g dược
liệu/kg, cao gấp 32 lần liều trên lâm sàng.
* Độc tính bán trường diễn: Nghiên cứu độc tính bán trường diễn Nhất
đường linh được tiến hành với thời gian 12 tuần trên thỏ thực nghiệm ở 2 liều
thuốc nghiên cứu:
Lô nghiên cứu 1: uống NĐL liều 2,5 ml (tương đương 4,8g dược liệu/kg/
ngày (liều có tác dụng tương đương trên người, tính theo hệ số 3)
Lô nghiêncứu 2: Uống NĐL liều 7,5 ml (tương đương 24 g dược liệu
/kg/ngày (gấp 5 lần lô nghiên cứu 1)
Kết quả nghiên cứu được so sánh với lô chứng sinh học (uống nước cất
cất 2,5 ml/kg/ngày x 12 tuần) về các chỉ số: mức tiêu thụ thức ăn, khả năng
hoạt động, tình trạng phân, lông của thỏ; sự biến đổi trọng lượng cơ thể, các


24

chỉ số huyết học, sinh hoá đánh giá chức năng và hình thái vi thể gan, thận
của thỏ.
►Tình trạng chung và sự thay đổi thể trọng của thỏ
- NĐL không ảnh hưởng xấu tới thể trạng chung và mức độ tăng trưởng
của thỏ khi uống thuốc liên tục trong 12 tuần, kể cả lô thỏ uống NĐL cao gấp
5 lần liều điều trị.
► Ảnh hưởng của NĐL đến hệ thống tạo máu
- Sau 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần uống thuốc liên tục các chỉ số trong xét
nghiệm tế bào máu ngoại vi trong máu thỏ ở lô trị 1(uống 4,8g dược liệu/kg/

ngày) và lô trị 2 (uống 24g dược liệu/kg/ngày) đều không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với lô chứng và so sánh giữa các thời điểm trước và sau khi
thử (p>0,05).
► Ảnh hưởng của NĐL đến chức năng gan và mức độ hủy hoại tế
bào gan.
- Kết quả cho thấy hoạt độ 2 enzym AST, ALT; hàm lượng albumin,
cholesterol, bilirubin không tăng trong huyết thanh ở các thời điểm sau 4
tuần, 8 tuần và 12 tuần uống NĐL liên tục so với lô chứng và so với trước
uống thuốc và không khác biệt so với lô chứng. Điều đó chứng tỏ NĐL liều
4,8 g dược liệu/kg/ngày và 24 g dược liệu /kg/ngày sau 12 tuần liên tục không
ảnh hưởng tới chức năng gan thỏ.
►Ảnh hưởng của NĐL đến chức năng thận
- Trong nghiên cứu, creatinin trong máu thỏ sau sau 4 tuần, 8 tuần và 12
tuần uống NĐL ở hai liều 4,8 g dược liệu/kg/ ngày và 24g dược liệu/kg/ ngày)
không có sự thay đổi so với trước khi dùng thuốc và so với lô chứng. Kết quả
của nghiên cứu cho thấy NĐL không ảnh hưởng đến chức năng lọc của cầu thận.


25

► Ảnh hưởng của NĐL lên cấu trúc đại thể và vi thể của gan và thận thỏ.
- Quan sát cấu trúc đại thể gan và thận thỏ ở lô trị 1 uống 4,8 g dược
liệu/kg/ngày (liều tương đương dùng trên lâm sàng); lô trị 2 uống NĐL 24 g
dược liệu/kg/ngày (gấp 5 lần liều trên lâm sàng) và lô chứng cho thấy không
có sự thay đổi bệnh lý nào về mặt đại thể của các cơ quan tim, phổi, gan, lách,
tuỵ, thận và hệ thống tiêu hoá của thỏ sau 12 tuần uống thuốc.
- Các mẫu bệnh phẩm gan ở lô chứng có hình ảnh tế bào gan bình
thường và thoái hóa nhẹ. Các mẫu bệnh phẩm gan ở hai lô dùng thuốc, trong
đó lô trị 1 dùng liều 4,8 g dược liệu/kg có 1 mẫu bệnh phẩm tế bào gan bình
thường, còn lại thấy có hình ảnh thoái hóa ở mức độ vừa; lô trị 2 dùng liều 24

g dược liệu/kg/ngaỳ thấy hình ảnh tế bào gan thoái hóa mức độ vừa. Hình ảnh
tế bào gan thoái hóa hạt, hốc mức độ nhẹ, khoảng cửa có xâm nhập viêm là
những tổn thương không đặc hiệu, cũng thường gặp ở thỏ lô chứng.
- Kết quả tất cả các mẫu bệnh phẩm thận đều có hình ảnh vi thể cầu thận,
ống thận và mô kẽ hoàn toàn bình thường, qua đó cho thấy NĐL không làm
ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng thận thỏ trong suốt thời gian nghiên cứu
Từ các kết quả đánh giá độc tính bán trường diễn trên đã chứng minh
NĐL không gây ảnh hưởng đến tình trạng chung của thỏ, không làm thay đổi
các chỉ số và sự gia tăng trọng lượng cơ thể, các chỉ số đánh giá chức năng tạo
máu, chức năng gan, chức năng thận.
* Đánh giá tác dụng hạ glucose máu và lipid máu trên chuột đái tháo
đường typ 2
►Nồng độ glucose máu:
Ở thời điểm 1 tuần sau khi uống thuốc thử, nồng độ glucose máu ở lô
uống gliclazid 80mg/kg và các lô uống NĐL đều giảm nhưng sự giảm này


×