Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

ĐẶC điểm DỊCH tễ học lâm SÀNG BỆNH QUAI bị có BIẾN CHỨNG ở TRẺ EM tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG từ năm 2013 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.43 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

THIU QUANG QUN

đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
bệnh quai bị
có biến chứng ở trẻ em tại bệnh viện
nhi
trung ơng từ năm 2013 2017

LUN VN THC S Y HỌC


Hà Nội – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y T

TRNG I HC Y H NI

THIU QUANG QUN

đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
bệnh quai bị
có biến chứng ở trẻ em tại bệnh viện
nhi
trung ơng từ năm 2013 2017


Chuyờn ngành: Nhi khoa
Mã số: 60720135
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Phạm Nhật An
TS. Nguyễn Văn Lâm


Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tơi xin được tỏ lịng biết ơn tới:
GS.TS. Phạm Nhật An, giảng viên Bộ môn Nhi của Trường Đại học Y
Hà Nội, là người thầy đã tận tình chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn tơi hồn
thành luận văn này.
TS. Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm của Bệnh viên Nhi
Trung ương, là người thầy đã hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình thực hiện luận văn.
Các thầy cô trong Bộ môn Nhi của Trường Đại học Y Hà Nội đã có
nhiều cơng sức giảng dạy, chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình học tập.
Các thầy cô trong hội đồng thông qua đề cương đã đóng góp cho tơi
những ý kiến vơ cùng giá trị để hoàn chỉnh luận văn.
Tập thể các bác sỹ và nhân viên tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi
Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình nghiên cứu.
Ban Giám đốc, Phịng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Lưu trữ hồ sơ của
Bệnh viện Nhi Trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tơi trong q trình
hồn thành luận văn.
Ban Giám hiệu, Phịng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các phòng ban

chức năng của Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ,
động viên để tơi có thể học tập, nghiên cứu hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 2 tháng 11năm 2017

Thiều Quang Quân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Thiều Quang Quân, học viên bác sĩ nội trú khóa 40, Trường
Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS.TS. Phạm Nhật An và TS. Nguyễn Văn Lâm.
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 2 tháng 11 năm 2017

Thiều Quang Quân


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN............................................................................3
1.1. Tóm lược lịch sử bệnh và đặc điểm sinh học của vi rút quai bị..............3
1.1.1. Lịch sử bệnh quai bị..........................................................................3
1.1.2. Vi rút quai bị.....................................................................................4
1.2. Dịch tễ học bệnh quai bị..........................................................................5

1.2.1. Ổ bệnh...............................................................................................5
1.2.2. Lây truyền.........................................................................................5
1.2.3. Phân bố dịch tễ..................................................................................5
1.3. Sinh bệnh học..........................................................................................8
1.4. Giải phẫu bệnh........................................................................................8
1.5. Lâm sàng.................................................................................................9
1.5.1. Sưng tuyến nước bọt mang tai..........................................................9
1.5.2. Biểu hiện bệnh lý các cơ quan khác (biến chứng của quai bị) và các
yếu tố liên quan đến biến chứng của quai bị.............................................10
1.6. Xét nghiệm............................................................................................16
1.6.1. Công thức máu................................................................................16
1.6.2. Các xét nghiệm sinh hóa.................................................................16
1.6.3. Dịch não tủy....................................................................................17
1.6.4. Xét nghiệm đặc hiệu.......................................................................17
1.7. Chẩn đoán..............................................................................................18
1.7.1. Chẩn đoán xác định.........................................................................18
1.7.2. Chẩn đoán phân biệt........................................................................20
1.8. Điều trị..................................................................................................21
1.8.1. Nguyên tắc......................................................................................21
1.8.2. Sưng tuyến nước bọt mang tai........................................................21
1.8.3. Viêm tinh hoàn................................................................................21
1.8.4. Viêm màng não...............................................................................21
1.8.5. Viêm tụy cấp...................................................................................21


1.9. Phòng bệnh............................................................................................22
1.9.1. Cách ly phòng lây lan......................................................................22
1.9.2. Miễn dịch chủ động.........................................................................22
1.9.3. Miễn dịch thụ động.........................................................................22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........23

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................23
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu.................................................23
2.2.3. Nội dung nghiên cứu và các biến số nghiên cứu............................23
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ................................................................................30
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu:...............................30
3.1.1. Tuổi.................................................................................................30
3.1.2. Giới.................................................................................................31
3.1.3. Thời gian nhập viện........................................................................31
3.2. Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của trẻ mắc quai bị có biến chứng. 32
3.2.1. Các biến chứng trong nhóm đối tượng nghiên cứu.........................32
3.2.2. Một số đặc điểm dịch tễ..................................................................32
3.2.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng...............................................37
3.3. Một số yếu tố liên quan đến các biến chứng của bệnh quai bị..............48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................50
4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu.................................50
4.2. Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của trẻ mắc quai bị có biến chứng....50
4.2.1. Các biến chứng trong nhóm đối tượng nghiên cứu.........................50
4.2.2. Một số đặc điểm dịch tễ..................................................................51
4.2.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng...............................................54
4.3. Một số yếu tố liên quan đến các biến chứng của bệnh quai bị..............66
4.3.1. Một số yếu tố liên quan trong nghiên cứu......................................66
4.3.2. Một số yếu tố liên quan theo y văn.................................................68
KẾT LUẬN....................................................................................................70
KIẾN NGHỊ...................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CDC
MMR
PCR
CSF
CRP
CI
RNA
WHO
MRI
CLVT
DNT
BN
BC

Centers for Disease Control and Prevention
Measles, Mumps, and Rubella
Polymerase Chain Reaction
Cerebral spinal fluid
C-reactive protein
Confidence interval
Ribonucleic acid
World Health Organization
Magnetic resonance imaging
Cắt lớp vi tính
Dịch não tủy
Bệnh nhân
Bạch cầu

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1.

Thành phần các biến chứng trong nhóm đối tượng nghiên cứu..32

Bảng 3.2.

Phân bố bệnh nhân theo năm......................................................35

Bảng 3.3.

Phân bố bệnh nhân theo tỉnh, thành phố.....................................36

Bảng 3.4.

Lí do vào viện.............................................................................37

Bảng 3.5.

Đặc điểm lâm sàng chung...........................................................39

Bảng 3.6.

Xét nghiệm bạch cầu máu...........................................................40


Bảng 3.7.

Bạch cầu máu so với giá trị bình thường....................................40

Bảng 3.8.


Xét nghiệm nồng độ amylase máu..............................................41

Bảng 3.9.

Đặc điểm bệnh nhân có biến chứng viêm tinh hồn...................41

Bảng 3.10. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân có biến chứng viêm màng não...42
Bảng 3.11. Đặc điểm màu sắc và áp lực DNT bệnh nhân có biến chứng viêm
màng não.....................................................................................43
Bảng 3.12. Đặc điểm tế bào và sinh hóa DNT bệnh nhân có biến chứng viêm
màng não.....................................................................................43
Bảng 3.13. Kết quả điều trị bệnh nhân có biến chứng viêm màng não.........44
Bảng 3.14. Đặc điểm bệnh nhân có biến chứng viêm não............................44
Bảng 3.15. Đặc điểm màu sắc và áp lực DNT của bệnh nhân có biến chứng
viêm não......................................................................................45
Bảng 3.16. Đặc điểm tế bào và sinh hóa DNT của bệnh nhân có biến chứng
viêm não......................................................................................46
Bảng 3.17. Đặc điểm tế bào chẩn đốn hình ảnhsọ não của bệnh nhân có
biến chứng viêm não...................................................................46
Bảng 3.18. Kết quả điều trị bệnh nhân có biến chứng viêm não...................47
Bảng 3.19. Phân tích đơn biến một số yếu tố liên quan đến biến chứng của
quai bị..........................................................................................48
Bảng 3.20. Phân tích hồi quy logistic đa biến một số yếu tố liên quan đến
biến chứng của quai bị................................................................49

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.......................................................30
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính...............................................31
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian nhập viện..............................31

Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.......................................................32
Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo giới.......................................................33
Biểu đồ 3.6. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử tiêm phòng quai bị...................34


Biểu đồ 3.7. Tiền sử tiếp xúc với nguồn lây....................................................35
Biểu đồ 3.8. Phân bố bệnh nhân theo tháng trong năm...................................36
Biểu đồ 3.9. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện.......38

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ nghiên cứu............................................................................24


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch do vi rút quai bị gây
nên. Vi rút quai bị có ái tính đặc biệt với các tuyến ngoại tiết như tuyến nước
bọt, tuyến sinh dục (tinh hoàn, buồng trứng), tụy tạng và hệ thần kinh. Bệnh
thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên, đa phần diễn biến lành tính
với khoảng 30% các trường hợp nhiễm vi rút nhưng khơng có biểu hiện lâm
sàng. Sau khi mắc, người bệnh sẽ tạo được miễn dịch bền vững suốt đời [1].
Mặc dù thường diễn biến lành tính nhưng bệnh có thể gây ra những
biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, đặc biệt là các biến chứng
nguy hiểm như viêm màng não, viêm não…
Trên thế giới, từ khi có vắc xin phịng quai bị, tỷ lệ bệnh đã giảm đi đáng
kể, tuy nhiên một số vụ dịch vẫn xảy ra lẻ tẻ. Tại thành phố Newyork (Hoa Kỳ),
từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010 đã có 3502 trường hợp mắc quai bị
được ghi nhận [2]. Tại Anh, hai vụ dịch lớn xảy ra trong hai năm liên tiếp 2004
và 2005 với 56000 người mắc bệnh[3].

Tại Việt Nam, quai bị vẫn xảy ra thường xuyên. Theo nghiên cứu của
Lê Hồng Phong và cộng sự, tỷ lệ mắc bệnh quai bị trung bình trong 5 năm từ
2006 đến 2010 là 28,37/ 100000 dân [4]. Theo thống kê của Viện Vệ sinh –
Dịch tễ Trung ương, bệnh xếp thứ 4 trong 5 bệnh truyền nhiễm gặp nhiều nhất
trong ba tháng đầu của năm 2013 ở khu vực phía Bắc, sau cúm, tiêu chảy và
thủy đậu [5]. Quai bị đang có xu hướng gia tăng. Năm 2015, tổng số ca mắc
bệnh tại 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam là 5.308 ca, tăng gần 45% so với
trung bình 5 năm trước (2010 – 2014) [6].
Tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm vẫn
thường xuyên có bệnh nhân quai bị nhập viện, chủ yếu là các trường hợp có biến
chứng. Để tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh quai bị tại thời điểm


2

hiện tại và các yếu tố liên quan đến biến chứng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh quai bị có biến chứng ở trẻ em tại
Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2013 – 2017” với hai mục tiêu:
1)

Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh quai bị có biến chứng
ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2013 – 2017.

2)

Khảo sát một số yếu tố liên quan đến các biến chứng của bệnh
quai bị ở trẻ em.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tóm lược lịch sử bệnh và đặc điểm sinh học của vi rút quai bị
1.1.1. Lịch sử bệnh quai bị
Bệnh quai bị được mô tả lần đầu tiên bởi Hippocrates. Tuy nhiên, nhiều
thế kỷ sau đó, y văn thế giới ít nói đến đến bệnh quai bị ngồi một số thơng
báo về bệnh dịch địa phương như ghi nhận dịch xảy ra ở Paris (Pháp) trong
thế kỷ mười sáu của Guillaume de baillou. Hầu hết các chuyên gia cho rằng
đây là bệnh truyền nhiễm, nhưng chưa có nghiên cứu nào xác nhận sự nghi
ngờ này.
Mô tả khoa học chi tiết đầu tiên của bệnh quai bị được thực hiện bởi
bác sĩ người Anh Robert Hamilton trong năm 1790. Những nỗ lực để chứng
minh bản chất truyền nhiễm của bệnh quai bị được thực hiện từ năm 1913 bởi
hai bác sĩ người Pháp, Charles-Jean-Henri Nicolle và Ernest Alfred Conseil
với cố gắng truyền bệnh quai bị từ người sang khỉ, nhưng khơng có được kết
quả. Tám năm sau, Martha Wollstein tiêm nước bọt của một bệnh nhân quai
bị vào mèo, dẫn đến viêm tuyến mang tai, tinh hoàn, và mô não ở những con
mèo. Bằng chứng thuyết phục cho thấy quai bị lây truyền do một loại vi rút có
thể phân lập cuối cùng đã được thu thập bởi hai nhà nghiên cứu người Mỹ,
Claude D. Johnson và Ernest William Goodpasture vào năm 1934.
Vào năm 1948, vắc xin phòng bệnh quai bị được phát triển bởi nhà vi
sinh học John Enders. Trong Thế chiến II, Enders đã phát triển một loại vắc xin
sử dụng vi rút đã chết, nhưng mới thành công ở mức vừa phải. Sau chiến tranh,
ông bắt đầu tìm cách phát triển vi rút quai bị trong mơi trường phơi gà và máu
bị. Kỹ thuật này đã thành công và “vắc xin vi rút sống Enders” hiện nay
thường được sử dụng để tiêm chủng cho trẻ em để chống lại căn bệnh này.


4


1.1.2. Vi rút quai bị
Vi rút quai bị thuộc nhóm Rubula (Rubulavirus), họ Paramyxovirus, chỉ
có duy nhất một typ huyết thanh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây đã
công nhận 12 kiểu gen (genotype) của vi rút quai bị, và đặt tên bằng các chữ
cái từ A đến N (A, B, C, D, F, G, H, I, J, K, L, N), trừ E và M. Một số loại
genotype (D, G, H) cịn được chia thành các dưới nhóm (subgenotype) như
D1, D2; G1, G2; H1, H2, trong đó dưới nhóm G2 gây bệnh chủ yếu cho khu
vực Ấn Độ.
Về cấu trúc, vi rút có hình cầu hơi thơ, đường kính khoảng 85 – 300
micromet. Nucleocapside có chứa chuỗi RNA đơn cuộn theo hình xoắn và
được bao bọc xung quanh bởi màng lipid gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng gắn với
glycoprotein có tác dụng kết dính với tế bào đích (protein haemagglutininneuraminidase – HN). Trên màng lipid cịn có protein có tác dụng phá hủy
màng tế bào đích giúp nucleocapsid của vi rút xâm nhập tế bào (protein
fusion-F). Phía trong của màng lipid có protein M (matrix) liên kết với
nucleocapsid có tác dụng đảm bảo tất cả các thành phần của vi rút được lắp
ráp chính xác trước khi rời khỏi tế bào [7].
Con người đóng vai trị là vật chủ tự nhiên duy nhất của vi rút quai
bị [8]. Có thể phân lập được vi rút trong giai đoạn cấp của bệnh từ máu, nước
bọt, dịch tuỵ, dịch não tuỷ, tinh dịch, sữa, nước tiểu của người bệnh. Nước bọt
người bệnh có thể chứa vi rút 6 ngày trước khi sưng tuyến mang tai và đến tận
2 tuần sau khi sưng [1].
Vi rút tồn tại khá lâu ở ngoài cơ thể: ở nhiệt độ 15 – 20ºC sống được 50
ngày, 37ºC sống được 8 ngày, chịu lạnh được hơn 1 năm ở –25º–70ºC. Trong
mơi trường hố chất formol 0,1%, lysol 1%, cồn ê-te, vi rút quai bị sống được
3–5 phút, tia cực tím phân huỷ vi rút trong vài giây.


5


1.2. Dịch tễ học bệnh quai bị
1.2.1. Ổ bệnh
Người là nguồn bệnh duy nhất. Những bệnh nhân có biểu hiện lâm
sàng thường đào thải vi rút và gây lan truyền bệnh, khơng có tình trạng người
lành mang trùng, nhưng có khoảng 25 – 30% số người nhiễm nhưng khơng có
biểu hiện lâm sàng [1].
1.2.2. Lây truyền
Quai bị có tỷ lệ lây nhiễm rất cao và lan rộng rất nhanh trong cộng
đồng những người sống trong cùng một khu vực. Vi rút quai bị được truyền
qua các chất tiết ra từ đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp, hoặc dùng chung các
vật dụng [9]. Trẻ sơ sinh dưới một năm hiếm khi mắc quai bị nhờ có các
kháng thể từ mẹ truyền cho con qua nhau thai trong thời kỳ bào thai.
Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài 14 – 18 ngày kể từ khi tiếp xúc với
nguồn bệnh cho đến khi khởi phát triệu chứng. Vi rút phát tán trong các chất
tiết ra từ đường hô hấp trước khi bệnh khởi phát triệu chứng và giai đoạn lây
lan cao điểm nhất là ngay trước sự khởi đầu của viêm tuyến mang tai (khoảng
ba ngày) [10].
Trong vụ dịch tại Iowa (Hoa Kỳ) năm 2006, các nghiên cứu cho thấy
khả năng phát tán vi rút thường giảm nhanh sau khi khởi phát triệu chứng, chỉ
có 4% bệnh nhân vẫn cịn có vi rút tiếp tục phát tán ở ngày thứ chín [11]. Một
nghiên cứu khác cho thấy lượng vi rút quai bị giảm đáng kể trong thời gian
bốn ngày đầu tiên của bệnh [12]. Dựa trên những dữ liệu này, các hướng dẫn
khuyến cáo rằng thời gian cách ly nên được rút ngắn từ 9 ngày xuống cịn 5
ngày vì nguy cơ lây bệnh sau thời gian này thấp [13].
1.2.3. Phân bố dịch tễ
Bệnh phân bố ở khắp nơi trên thế giới, thường gây dịch ở những nơi
sống đông dân cư, tập thể, doanh trại, trường học, nhà trẻ,... Bệnh thường xảy


6


ra vào mùa đông xuân. Lứa tuổi hay mắc là trẻ em từ 3 – 14 tuổi (chủ yếu 5–9
tuổi) và thanh niên (18 –20 tuổi). Nam mắc nhiều hơn nữ. Bệnh ít gặp ở trẻ
dưới 2 tuổi và người trên 40 tuổi do đã có đáp ứng miễn dịch mắc phải.
Khoảng 80 –90% người lớn có huyết thanh dương tính với bệnh do nhiễm vi
rút từ nhỏ [1].
Tại Hoa Kỳ, các trường hợp quai bị đã giảm 99% từ năm 1968 đến năm
1993 sau khi vắc xin quai bị sống, giảm độc lực được sử dụng vào năm 1967
[14]. Tuy nhiên, vẫn có một vài vụ dịch quai bị xảy ra giữa năm 1986 và
1987, đối tượng nhiễm bệnh là những người sinh ra giữa năm 1967 và 1977,
những người này không được tiêm vắc xin quai bị bắt buộc trước khi bắt đầu
đi học. Chính những vụ dịch này dẫn đến sự thay đổi trong tỷ lệ mắc bệnh cao
nhất từ 5 –9 tuổi thành 10 –19 tuổi [15]. Một số vụ dịch khác xảy ra lẻ tẻ
được báo cáo ở những doanh trại quân đội [16], các trường trung học [17],
[18], cao đẳng[19], [20], và các trại sinh hoạt hè [21], [22]. Thậm chí trong cả
các bệnh viện và công sở, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra [23].
Năm 2004, số trường hợp được xác nhận mắc quai bị tăng lên đáng kể
ở tất cả các vùng của nước Anh và xứ Wales (8.104 so với 3.907 ca trong
vịng 5 năm trước đó) [3], [21]. Bệnh nhân thường là trẻ ở độ tuổi vị thành
niên và những người sinh trước năm 1987. Một số bệnh nhân chỉ nhận được
một liều vắc xin quai bị (loại vắc xin tam liên sởi –Measles, quai bị –Mumps
và Rubella - MMR)trong chương trình tiêm chủng bổ sung sau khi đã có vắc
xin vào năm 1988. Ngược lại, chỉ có 2,4% trường hợp xác nhận mắc quai bị
xảy ra ở trẻ em sinh ra từ năm 1993 đến năm 1999, thời điểm mà liệu trình 2
mũi vắc xin phịng quai bị đã được sử dụng thường xuyên.
Ở Scotland, các trường hợp mắc quai bị chủ yếu xảy ra ở tuổi vị thành
niên và những người trẻ tuổi trong thời gian 2003 – 2004. Địa điểm chủ yếu
phát sinh ổ dịch là tại các trường trung học và đại học [24].



7

Tại Việt Nam, bệnh quai bị là một trong 28 bệnh truyền nhiễm gây dịch
được đưa vào danh mục giám sát thường xuyên của hệ thống giám sát Y tế
Quốc gia. Một nghiên cứu trong giai đoạn 2001 – 2005 được Viện Vệ sinh –
Dịch tễ Trung ương thực hiện ở 29 tỉnh thành phía Bắc, cho thấy 98,4% số
huyện thị có báo cáo ca bệnh quai bị. Tỷ lệ mắc bệnh trung bình trong 5 năm
là 43 ca/ 100.000 dân (20,7 – 56,1 ca). Trong đó, các tỉnh thành có mật độ
mắc bệnh từ 10 – 49 ca/100.000 dân/năm chiếm 68,8%, từ 50 – 99 ca là
13,8% và trên 100 ca là 17,3%. Đặc biệt khơng có trường hợp tử vong do quai
bị trong 5 năm nghiên cứu. Có 81,4% số vụ dịch quai bị ở mức độ 150 – 350
ca/ năm, với thời gian vụ dịch kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí hàng năm,
đặc biệt ở những tỉnh miền núi phía Bắc. Bệnh tập trung vào các tháng 3, 4, 5.
Nam mắc bệnh cao hơn nữ, tỷ lệ mắc cao thuộc về các nhóm tuổi từ 5 – 19
tuổi (chiếm 69%).
Từ 2006 – 2010, tổng số ca mắc quai bị trong cả nước là 121.705 (trung
bình khoảng 24.000 ca/ năm). Tỉ lệ mắc trung bình trong 5 năm trên 100.000
dân/ năm là 27,37 ca. Số ca tử vong do quai bị rất thấp, chỉ có 5 trường hợp/ 5
năm, tỉ lệ tử vong là 0,0058 ca/ 10.000 dân/ năm. Tính theo tỉ lệ mắc/ 100.000
dân thì xu hướng mắc quai bị tăng lên theo từng năm từ 17,87 (năm 2007) lên
tới 39,34 (năm 2010).
Theo thống kê của Viện Vệ sinh – Dịch tễ Trung ương, bệnh xếp thứ 4
trên 5 bệnh truyền nhiễm mắc cao nhất quý I năm 2013 ở khu vực phía Bắc,
chỉ sau cúm, tiêu chảy và thủy đậu. Bệnh quai bị đang có xu hướng tăng năm
2015, tổng số ca mắc bệnh quai bị tại 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam là
5.308 ca. So với năm 2014, số ca mắc tăng trên 79% và tăng gần 45% so với
trung bình 5 năm (2010-2014).


8


1.3. Sinh bệnh học
Vi rút quai bị xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Trong thời gian ủ
bệnh, vi rút nhân lên ở đường hô hấp trên và các hạch lympho. Sau khi vào
máu gây nhiễm vi rút huyết lần đầu, vi rút đi tiếp đến các tổ chức đích
(thường gặp nhất là tuyến nước bọt mang tai), tuyến sinh dục (tinh hồn),
màng não...
Từ tuyến đích ban đầu vi rút có thể vào máu lần hai và tới gây bệnh ở
các cơ quan khác như tinh hoàn, buồng trứng, tuỵ tạng, hệ thần kinh, tuyến
giáp, tuyến vú, tim, gan thận,...
Sau khi bị nhiễm vi rút các kháng thể trung hồ duy trì ở nồng độ thấp
nhưng có tác dụng bảo vệ suốt đời [1], [25].
1.4. Giải phẫu bệnh
Ống nước bọt thường bị viêm, trong khi mơ tuyến ít bị tổn thương. Vi
rút quai bị gây viêm mô kẽ làm huyết quản phù nề gây xuất huyết nhỏ quanh
các ống dẫn và quanh tuyến nước bọt.
Viêm tuyến tụy: có thể gặp viêm cả hệ thống nội và ngoại tiết. Đơi khi
tụy bị teo dẫn tới đái tháo đường.
Tinh hồn: mô kẽ bị viêm nhiễm với nhiều mức độ, biểu mơ các ống
dẫn tinh thối hóa. Nếu nhiều ống dẫn tinh tổn thương sẽ không dẫn được tinh
trùng, bệnh nhân sẽ bị thiểu năng sinh dục.
Ở nữ giới, tổn thương phần phụ cũng tương tự, thường gặp viêm thối
hóa biểu mô ống dẫn trứng, rất hiếm khi viêm, teo buồng trứng.
Tổn thương thần kinh trung ương thường gặp là viêm màng não. Màng
não bị thâm nhiễm, xuất tiết nhưng hiếm khi dính vào não. Não bị sung huyết,
phù nề, tiết thanh dịch, tơ huyết quanh huyết quản. Viêm não có thể thành ổ
hoặc lan tỏa [1].


9


1.5. Lâm sàng
Nhiễm quai bị thường đi kèm với một số tiền triệu không đặc hiệu bao
gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, chán ăn [26]. Những triệu chứng này
thường được diễn ra trong vòng 48 giờ trước khi có các dấu hiệu của viêm
tuyến mang tai, một triệu chứng kinh điển của bệnh quai bị. Biểu hiện nhiễm
trùng ở người lớn thường nặng hơn ở trẻ em.
Ngược lại với những biểu hiện cổ điển, tình trạng mắc quai bị khơng có
triệu chứng xảy ra chiếm khoảng 15% đến 20% trong tổng số các ca mắc bệnh
và có tới 50% số ca chỉ có các triệu chứng khơng đặc hiệu hoặc các triệu chứng
đường hơ hấp, khi đó thường khơng chẩn đốn được bệnh nhân mắc quai bị
[15], [27], [28]. Tình trạng này thường gặp ở người trưởng thành, trong khi
viêm tuyến nước bọt mang tai gặp phổ biến ở trẻ em từ 2 đến 9 tuổi [27], [29].
1.5.1. Sưng tuyến nước bọt mang tai [1], [25], [30]
1.5.1.1. Thời kì ủ bệnh
Từ 14 – 21 ngày, bệnh hồn toàn yên lặng, nhưng từ ngày thứ 15 vi rút đã
có thể bài xuất ra ngồi và làm lây bệnh. Chính vì vậy, dịch thường dai dẳng và
khó dập tắt.
1.5.1.2. Thời kì khởi phát
Trong vịng 12 – 48 giờ, biểu hiện đầu tiên là đau vùng mang tai. Mức
độ đau nhiều hay ít tuỳ theo bệnh nhân, người lớn có thể đau nhiều hơn, đau
trước lỗ tai, lan quanh lỗ tai, nhiều khi đau làm cho khó há miệng, khó nói,...
kèm theo sốt 38 – 39ºC hoặc cao hơn, mệt mỏi, nhức đầu, ăn ngủ kém.
Rilliet và Barthez đã nêu ra 3 điểm đau có tính chất gợi ý đến viêm
tuyến nước bọt mang tai: khớp thái dương hàm, mỏm xương chũm và móc
dưới quai hàm.
1.5.1.3. Thời kì tồn phát
Kéo dài trong 7 – 8 ngày. Bệnh cảnh chính là sưng và đau tuyến nước
bọt mang tai. Đầu tiên sưng một bên, sau từ 1-2 ngày sưng nốt sang bên kia.



10

Trong 1 tuần sưng to tối đa. Sưng 2 bên gặp khoảng 70% các trường hợp.
Sưng nhẹ không làm thay đổi khn mặt. Sưng rõ rệt nhìn sau gáy khơng thấy
rãnh đường sau xương hàm. Sưng to, sưng cả tuyến mang tai, tuyến dưới hàm
lan xuống cổ, ngực làm biến dạng cổ. Nhiều khi tuyến dưới lưỡi sưng to làm
lưỡi bị đẩy ra ngoài (hiếm gặp). Da chỗ sưng căng bóng lên nhưng màu sắc
bình thường khơng đỏ tấy. Khi ấn vào chỗ sưng có cảm giác đàn hồi chứ
khơng lõm xuống như trường hợp mưng mủ. Kiểm tra lỗ ống Stenon ở phía
trong má thấy phù nề, đỏ tấy nhưng khơng có mủ chảy ra.
Đau tồn bộ tuyến chứ không đau một điểm nào rõ rệt như trong hiện
tượng mưng mủ. Thăm khám cần tìm 3 điểm đau của Rilliet-Barthez.
Các dấu hiệu đi kèm:
- Sốt: Trẻ nhỏ sốt nhẹ, thanh niên thường sốt cao, đau đầu dữ dội, mệt
mỏi chán ăn, chảy máu cam....
- Hạch góc hàm và trước tai sưng to và đau.
- Đơi khi có viêm họng đỏ.
1.5.1.4. Thời kì hồi phục
Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau và nhỏ dần, bệnh nhân hết sốt, các
triệu chứng khác cũng lui dần và khỏi hẳn.
1.5.2. Biểu hiện bệnh lý các cơ quan khác (biến chứng của quai bị) và các
yếu tố liên quan đến biến chứng của quai bị.
Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh quai bị, chẳng hạn như viêm
màng não, viêm não và viêm tinh hồn, có thể xảy ra trong trường hợp bệnh
nhân khơng bị viêm tuyến mang tai. Điều này có thể làm chậm và ảnh hưởng
đến mức độ chính xác của việc chẩn đốn bệnh.
1.5.2.1. Viêm tinh hồn
Thường gặp ở thanh thiếu niên sau tuổi dậy thì, đã trưởng thành về sinh
dục. Viêm tinh hoàn chiếm khoảng 20% – 30% các trường hợp quai bị ở người

lớn. Tinh hoàn thường sưng sau khi sưng tuyến mang tai 7 – 10 ngày, nhưng


11

có thể sưng đồng thời cùng với sưng tuyến mang tai. Khi các triệu chứng
viêm tuyến mang tai đã dịu đi, bệnh nhân xuất hiện sốt cao trở lại 39 – 40ºC,
rét run, nhức đầu, mê sảng, mệt nhọc, buồn nơn hoặc nơn. Đau nhói tinh hồn
lan xuống đùi, hạ nang nhất là khi đi lại. Da bìu đỏ, sờ nắn tinh hoàn rất đau
nhưng thừng tinh và mào tinh vẫn bình thường.
Tinh hồn có thể sưng to gấp 2 – 3 lần bình thường. Sau 7 – 10 ngày,
triệu chứng dịu dần, trẻ hết sốt, tinh hoàn giảm sưng và trở lại kích thước bình
thường, nhưng phải sau 2 – 6 tháng mới đánh giá được tinh hồn có bị teo hay
khơng. Nếu chỉ bị teo 1 bên thì khơng ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản.
Đơi khi sưng tinh hồn mà khơng có sưng tuyến mang tai (viêm tinh
hoàn tiên phát). Hầu hết là sưng một bên tinh hồn (80% – 90%). Có thể bị
nhồi máu phổi sau quai bị có viêm tinh hồn, thường là do hậu quả của tắc tĩnh
mạch đám rối tiền liệt tuyến và đám rối vùng chậu [1]
Trong một đợt dịch quai bị ở đảo Gran Canaria (Tây Ban Nha) năm
2000 – 2001, nghiên cứu trên 67 bệnh nhân nam bị viêm tinh hoàn cho thấy
gần như tất cả các bệnh nhân đều bắt đầu bằng việc sốt và viêm tuyến mang
tai, khoảng 5 ngày sau mới thấy biểu hiện viêm tinh hoàn. Viêm tinh hoàn
một bên chiếm 90%, viêm hai bên chiếm 10%. 56 bệnh nhân phải nhập viện,
9 bệnh nhân bị viêm màng não. Trong thời gian theo dõi, tỷ lệ tinh trùng bất
thường ở mức cao [31].
Trong một vụ dịch quai bị ở Thụy Sỹ, viêm tinh hoàn được ghi nhận ở
11 bệnh nhân nam (trong khoảng từ 17 đến 55 tuổi, trung bình là 32 tuổi), tất
cả đều được nhập viện để theo dõi tình trạng sưng đau tinh hoàn và sốt (>
38,5ºC). 9 trong số những bệnh nhân này (chiếm 82%) đã mắc quai bị có
viêm tuyến mang tai trước khi viêm tinh hoàn. Khoảng thời gian giữa viêm

tuyến mang tai và sự khởi đầu của viêm tinh hoàn là 10 ngày. Bệnh nhân phải
nằm viện trung bình khoảng 6 ngày và được chỉ định nghỉ ngơi tại giường,
điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid và các biện pháp làm mát tại


12

chỗ. 10 trong tổng số 11 bệnh nhân này chưa được tiêm vắc xin quai bị, bệnh
nhân còn lại chưa xác định được thông tin [32].
30% đến 50% bệnh nhân đã bị teo tinh hoàn sau viêm tinh hoàn và
khoảng 13% bệnh nhân đã bị suy giảm khả năng sinh sản. Tình trạng vơ sinh
thường hiếm khi xảy ra [32], [33]. Tuy nhiên, nguy cơ vô sinh cao thường xảy
ra ở những người bệnh nhân nam giới bị viêm cả 2 bên tinh hoàn [34].
Đánh giá một loạt trường hợp hồi cứu cho thấy có mối liên quan giữa
quai bị viêm tinh hoàn và sự phát triển tiếp theo của ung thư tinh hoàn [35],
[36]. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa xác định được mối liên hệ chắc chắn
giữa hai vấn đề này. Trong một kết quả nghiên cứu ở Đan Mạch, với 494
trường hợp ung thư tinh hoàn ở nam giới sinh ra từ năm 1941 tới 1957, khơng
có bằng chứng về việc bệnh nhân mắc quai bị có biến chứng viêm tinh hồn
trước khi được chẩn đốn ung thư tinh hoàn [36].
Nghiên cứu của Tạ Văn Trầm trên 33 trẻ em bị quai bị có biến chứng
viêm tinh hoàn tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang trong 5 năm (2002 – 2007)
cho thấy nhóm tuổi 11 – 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 91%, tất cả bệnh
nhân đều có sốt, và viêm tuyến mang tai. Viêm tinh hoàn 1 bên: 78,8%, 2 bên
21,2%. Triệu chứng viêm tinh hoàn xuất hiện sau 3 – 8 ngày của bệnh chiếm
75,7%. Khi viêm tinh hoàn 66,7% trường hợp có sốt cao trở lại, 78% trường
hợp có amylase máu tăng trên 200 U/L [37].
Trong nghiên cứu của Trần Văn Hoàng và Nguyễn Hoàng Phúc trên 67
bệnh nhân quai bị tại bệnh viện Quân y 120 (từ tháng 5/2013 đến tháng
1/2014), biến chứng viêm tinh hồn chiếm 56,71%. Trong đó: viêm tinh hoàn

1 bên chiếm 68,4%, viêm tinh hoàn 2 bên chiếm 31,6% . Tăng amilase huyết
thanh giữa 2 nhóm viêm và khơng viêm tinh hồn khơng có ý nghiã thống kê.
Bạch cầu tăng ở nhóm quai bị có viêm tinh hồn nhiều hơn nhóm khơng viêm
tinh hồn có ý nghĩa thống kê [38].


13

1.5.2.2. Viêm buồng trứng
Thường gặp ở phụ nữ đã quá tuổi dậy thì (chiếm 2% – 5% các trường
hợp quai bị). Chẩn đốn tương đối khó. Biểu hiện thường gặp là sốt, đau và
nổi cục hai bên hố chậu, rong huyết. Nếu ở bên phải dễ nhầm với viêm ruột
thừa [1], [30].
Năm 1913, Brooks báo cáo hai trường hợp phụ nữ 24 tuổi và 28 tuổi có
chẩn đốn lâm sàng viêm buồng trứng khi đang mắc quai bị. Biểu hiện viêm
buồng trứng xuất hiện từ 5 đến 7 ngày sau khi xuất hiện viêm tuyến mang tai
nhưng cũng có thể là biểu hiện đầu tiên của nhiễm virus quai bị [39].
Năm 1936, Ohlmacher báo cáo trường hợp một phụ nữ 18 tuổi với các
triệu chứng ở bụng gợi ý viêm ruột thừa cấp tính. Khi phẫu thuật, ruột thừa
bình thường nhưng buồng trứng sưng và bầm tím. Sau 3 ngày, các biểu hiện
viêm tuyến mang tai 2 bên, sốt và các dấu hiệu điển hình của quai bị xuất hiện
đầy đủ [40].
Năm 1967, Reed và cộng sự báo cáo 4 trường hợp có sưng đau vùng hố
chậu, có thể do viêm buồng trứng, trong số 59 phụ nữ mắc quai bị (chiếm 7%)
trong vụ dịch ở Alaska [41].
Năm 1975, Morrison và cộng sự cơng bố một phân tích gộp dựa trên y
văn thế giới, cho thấy viêm buồng trứng do quai bị thường bị bỏ sót, có
khoảng 5% phụ nữ mắc quai bị có biểu hiện lâm sàng của tuyến sinh dục [42].
Cramer và cộng sự cũng kết luận rằng viêm buồng trứng do quai bị là một
trong những nguyên nhân phổ biến nhất của thiểu kinh và mãn kinh sớm do

căn nguyên nhiễm trùng [43].
Năm 1988, Taparelli và cộng sự báo cáo một trường hợp bệnh nhân nữ
31 tuổi vào viện vì có các dấu hiệu nhẹ của viêm buồng trứng và ra nhiều khí
hư. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc quai bị bằng xét nghiệm IgM
quai bị trong huyết thanh dương tính và phân lập được vi rút quai bị trong
dịch tiết âm đạo [44].


14

1.5.2.3. Viêm tụy
Viêm tụy cấp có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn mắc quai bị [45], [46].
Diễn biến lâm sàng thường lành tính, với phần lớn các trường hợp chỉ cần điều
trị nội khoa; hiếm khi hình thành u nang giả tụy cần phải phẫu thuật [45].
Trong một nghiên cứu hồi cứu trên 49 trẻ được chẩn đoán viêm tụy cấp,
nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh quai bị (39%) và chấn thương (14%)
[46]. Việc chẩn đoán được hỗ trợ bởi tăng nồng độ lipase huyết thanh.
1.5.2.4. Biểu hiện hệ thống thần kinh
Viêm màng não vô khuẩn do quai bị
Viêm màng não vô khuẩn là một trong những biến chứng phổ biến nhất
của mắc quai bị [47]. Tăng bạch cầu lympho trong dịch não tủy không triệu
chứng được ghi nhận ở trên 50% bệnh nhân mắc quai bị có biểu hiện lâm
sàng [48]. Trong khi viêm màng não vơ khuẩn do quai bị có biểu hiện lâm
sàng dao động trong khoảng từ 4% đến 6% [26], [49]. Viêm màng não vô
khuẩn do quai bị ở nam nhiều gấp 3 lần so với ở nữ [50]. Một nghiên cứu
khác ở Hàn Quốc cho thấy giới tính và triệu chứng sốt là các yếu tố nguy cơ
độc lập của biến chứng viêm màng não [51].
Sự khởi đầu của viêm màng não rất đa dạng và có thể xảy ra trước,
trong hoặc sau khi viêm tuyến mang tai; viêm màng não vô khuẩn gặp ở
khoảng 1% đến 10% bệnh nhân bị quai bị [50], [52]. Một loạt nghiên cứu

khác cho thấy 50% số bệnh nhân bị viêm màng não nhưng không hề bị viêm
tuyến mang tai. Các biểu hiện thường gặp nhất là đau đầu, sốt nhẹ, và cứng
gáy [47], [53].
Dịch não tủy có thể có 10 – 2000 tế bào bạch cầu (BC)/ microL [48].
Tế bào lympho thường chiếm ưu thế, nhưng đơi khi bạch cầu đa nhân trung
tính cũng có thể chiếm ưu thế. Protein bình thường hoặc tăng nhẹ. Nồng độ
glucose dịch não tủy có thể giảm nhẹ, thường từ 30 đến 40 mg/ dL (1,7 – 2,2
mmol/ L) [47], [50], [53].


15

Viêm màng não vô khuẩn do quai bị thường lành tính, đa số hồi phục
hồn tồn và khơng để lại di chứng.
Viêm não do quai bị
Trong thời kỳ chưa có vắc xin, tỷ lệ mắc viêm não do quai bị được ước
tính là khoảng 1/6000 trường hợp [49]; trong những năm 1960, quai bị là
nguyên nhân thường gặp nhất của các trường hợp viêm não do vi rút tại Hoa
Kỳ [48]. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện chương trình tiêm chủng MMR, tỷ lệ
này đã giảm đáng kể. Năm 1981, quai bị chỉ chiếm 0,5% các trường hợp viêm
não do vi rút ở Hoa Kỳ. Kết quả tương tự được ghi nhận trong một đánh giá ở
Phần Lan [54]. Sau khi sử dụng rộng rãi vắc xin MMR năm 1982, viêm não
do quai bị hầu như biến mất.
Bệnh nhân viêm não do quai bị thường có sốt, thay đổi ý thức, co giật, liệt
nhẹ hoặc liệt tứ chi [47], [50], [52]. Có đến một phần ba số bệnh nhân có biểu
hiện viêm não mà khơng viêm tuyến mang tai; do vậy, ở bệnh nhân khơng có
viêm tuyến mang tai cũng khơng loại trừ được chẩn đốn bệnh quai bị [55]. Dịch
não tủy tương tự như trong viêm màng não vơ khuẩn do quai bị, đơi khi có thể
giống tính chất dịch của viêm màng não do vi khuẩn [55].
Hầu hết bệnh nhân viêm não do quai bị hồi phục hồn tồn. Viêm tiểu

não và mất điều hịa tiểu não thường tự giới hạn [56]. Tràn dịch não rất hiếm
gặp [56], [57].
Điếc
Trong thời kỳ chưa có vắc xin, mắc quai bị là một nguyên nhân nổi bật
của mất thính giác ở trẻ em [58], [59]. Sự khởi đầu của điếc thường đột ngột
nhưng đôi khi diễn biến lâm sàng từ từ; tổn thương hai bên đã được báo cáo.
Điếc vĩnh viễn do bệnh quai bị đã được ghi nhận [58], [59].
Một số bệnh nhân bị mất thính giác trong thời gian nhiễm bệnh quai bị
đã đồng thời phát triển các triệu chứng tiền đình nổi bật. Viêm mê đạo và tràn


×