Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của điện CHÂM kết hợp với từ TRƯỜNG TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI hóa KHỚP gối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.29 KB, 53 trang )

SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM
KẾT HỢP VỚI TỪ TRƯỜNG TRÊN
BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Chủ nhiệm đề tài: BSCKI. Nguyễn Lê Việt
Đồng chủ nhiệm: TS. Trần Thị Hải Vân

Hà Nội – 2017


MỤC LỤC
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ 1
1.Tên đề tài:............................................................................................................................................1
2. Mã đề tài: CS/BV ĐKYHCTHN/18/03.................................................................................................1
3. Cấp quản lý: Cấp cơ sở.......................................................................................................................1
4. Thời gian thực hiện: 12 tháng............................................................................................................1
Đến tháng 12 năm 2018.........................................................................................................................1
5. Chủ nhiệm đề tài:...............................................................................................................................1
5.1. Chủ nhiệm.......................................................................................................................................1
6. Các cán bộ tham gia nghiên cứu........................................................................................................1
7. Cơ quan chủ quản:.............................................................................................................................1
Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội...........................................................................................1
Địa chỉ: số 8 Phạm Hùng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội...........................................................................2
Số ĐT: 048544508 Fax: 048544508.......................................................................................................2
8. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của đề tài:.................................................................................2
9. Tổng quan...........................................................................................................................................3


10.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
11. Dự kiến kết quả nghiên cứu...........................................................................................................22
12.Dự kiến bàn luận........................................................................................................................25
- Bàn luận về đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.................................................25
13.Tài liệu tham khảo......................................................................................................................25
14. Phụ lục nghiên cứu........................................................................................................................28
15.Tiến độ thực hiện đề tài..................................................................................................................29
16.Kinh phí thực hiện đề tài: 10 (triệu đồng)......................................................................................30
KINH.................................................................................................................................................32
VỊ TRÍ................................................................................................................................................32
Huyết hải.........................................................................................................................................32
Âm lăng tuyền.................................................................................................................................32
Kinh túc thái âm Tỳ..........................................................................................................................32
Dương lăng tuyền...........................................................................................................................32
Kinh túc thiếu dương Đởm.............................................................................................................32
chỗ lõm giữa đầu trên chày và xương mác....................................................................................32
Lương khâu......................................................................................................................................32
Kinh túc dương minh vị...................................................................................................................32


Gấp gối 900, từ chính giữa bờ trên xương bánh chè đo lên 2 thốn, ra ngoài 1 thốn...................32
Độc tỵ...............................................................................................................................................32
Kinh túc dương minh vị...................................................................................................................32
Gấp gối 900, huyệt ở chỗ lõm ngoài xương bánh chè...................................................................32
Tất nhãn...........................................................................................................................................32
kỳ huyệt...........................................................................................................................................32
Gấp gối 900, huyệt ở chỗ lõm trong xương bánh chè...................................................................32
Túc tam lý........................................................................................................................................32
Kinh túc dương minh vị...................................................................................................................32
thẳng dưới huyệt độc tỵ 3 thốn, cách lồi củ trước xương chày 1 khoát ngón tay........................32

Tam âm giao....................................................................................................................................32
Kinh túc thái âm Tỳ..........................................................................................................................32
Thận du............................................................................................................................................32
Kinh túc thái dương bàng quang....................................................................................................32
Từ khe đốt sống L2- L3 đo ngang ra 1,5 thốn.................................................................................32
Đại trữ..............................................................................................................................................32
Kinh túc thái dương bàng quang....................................................................................................32
Từ khe D1- D2 đo ngang ra 1,5 thốn...............................................................................................32
PHỤ LỤC 2........................................................................................................................................32


THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ
1. Tên đề tài:
2. Mã đề tài: CS/BV
“Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp
ĐKYHCTHN/18/03
với từ trường trên bệnh nhân thoái hóa 3. Cấp quản lý: Cấp cơ sở
khớp gối”
4. Thời gian thực hiện: 12 tháng
Từ tháng 01 năm 2018
Đến tháng 12 năm 2018
5. Chủ nhiệm đề tài:
5.1. Chủ nhiệm
Họ tên: NGUYỄN LÊ VIỆT
Học vị: Bác sỹ chuyên khoa I
Chuyên môn: Y học cổ truyền
Chức vụ: Trưởng khoa Phục hồi chức năng, bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội.
Địa chỉ: Phòng 1004 CT 8a Văn Quán Hà Đông
Điện thoại : 0906181171
Email :

5.2. Đồng chủ nhiệm:
Họ tên : TRẦN THỊ HẢI VÂN
Học vị: Tiến sỹ
Chuyên môn: Y học cổ truyền
Chức vụ: Phó trưởng Bộ môn Châm cứu và các PPKDT- Khoa Y học cổ
truyền – trường Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: 106 Hoàng Quốc Việt – Hà Nội
Điện thoại: 0989376954
Email:
6. Các cán bộ tham gia nghiên cứu
1. BS Bùi Trọng Đương – Khoa Phục hồi chức năng, BV đa khoa YHCT HN
2. BS. Đặng Thị Ngà – học viên cao học khóa 25
3. Điều dưỡng Phạm Văn Đức- Khoa Phục hồi chức năng, BV đa khoa
YHCT HN
4. KTV Nguyễn Văn Chính- Khoa Phục hồi chức năng, BV đa khoa YHCT
HN
7. Cơ quan chủ quản:
- Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội
1


- Địa chỉ: số 8 Phạm Hùng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số ĐT: 048544508
Fax: 048544508
8. Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh lý mạn tính được đặc trưng bởi các
rối loạn cấu trúc và chức năng của một hoặc nhiều khớp, bao gồm tổn thương
sụn khớp là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các
cơ cạnh khớp và màng hoạt dịch. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của THK
vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng vấn đề tuổi tác và tình

trạng chịu áp lực quá tải kéo dài là những yếu tố chính ảnh hưởng đến tình
trạng thoái hóa khớp [1]. Trong các bệnh lý THK thì tỷ lệ bệnh nhân thoái
hóa khớp gối ngày càng tăng. Khớp gối bị thoái hóa không những làm ảnh
hưởng đến sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh, mà còn để lại di
chứng đau kéo dài, biến dạng trục chi dưới, mất vững và giới hạn tầm vận
động khớp gối.
Ở Mỹ hàng năm có 21 triệu người mắc bệnh THK , với 4 triệu người
phải nằm viện, khoảng 100.000 bệnh nhân không thể đi lại được do thoái hóa
khớp gối nặng [2]. THK gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người có tuổi,
đứng hàng thứ 2 sau bệnh tim mạch. Ở Pháp, THK chiếm 28,6% các bệnh
về xương khớp [3].
Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê chung, nhưng theo số liệu của
bệnh viện Bạch Mai (1991-2000) thì tỷ lệ THK chiếm 4,66% số bệnh nhân
có tổn thương khớp nói chung, trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số các
bệnh khớp do thoái hóa cần điều trị nội trú [4].
Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị THK gối chủ yếu là dùng các nhóm
thuốc giảm đau, chống viêm toàn thân hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Mặc
dù các nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm đau, làm chậm quá trình THK ,
nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ như gây xuất huyết tiêu hóa, suy thận, suy
gan… gây ra khó khăn cho bác sỹ cũng như bệnh nhân khi phải dùng thuốc
trong thời gian dài. Vì vậy các phương pháp điều trị không dùng thuốc đang
được quan tâm nghiên cứu.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), thoái hóa khớp gối thuộc phạm vi chứng
Tý. Mục tiêu điều trị là nhằm lưu thông khí huyết ở cân cơ, xương khớp và
đưa tà khí (phong, hàn, thấp) ra ngoài, bồi bổ khí huyết, bồi bổ can thận để
2


tránh tái phát, chống thoái hóa, biến dạng, teo cơ, cứng khớp nhằm phục hồi
chức năng bình thường của khớp…

Từ trường là một phương pháp đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới,
nhưng ở Việt Nam thì còn rất mới mẻ. Từ trường kích thích tăng cường hoạt
tính của các quá trình sinh học và chuyển hóa trong cơ thể sống, dẫn tới điều
hòa hoạt động chức năng; kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu và tác
động trực tiếp đối với tế bào và dịch thể.
Ở nước ta hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu
điều trị THK gối bằng phương pháp từ trường kết hợp với điện châm, đồng
thời với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp với từ trường
trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp với từ trường trên
bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp.
9. Tổng quan
9.1. Giải phẫu và chức năng khớp gối
Khớp gối là một khớp phức tạp gồm các thành phần: Đầu dưới xương đùi,
đầu trên xương chày, xương bánh chè, sụn khớp, hệ thống dây chằng và bao
khớp. Ngoài ra còn hệ thống mạch máu, thần kinh chi phối nuôi dưỡng, vận
động [5].
Khớp gối gồm hai khớp:
- Khớp đùi- chày (khớp lồi cầu)
- Khớp đùi- bánh chè (khớp phẳng)
9.1.1. Màng hoạt dịch
Màng hoạt dịch bao phủ toàn bộ mặt trong của khớp gối, là một màng
mỏng giàu mạch máu và mạch bạch huyết, mặt hướng vào khoang khớp nhẵn
bóng có lớp tế bào biểu mô bao phủ. Các tế bào này có nhiệm vụ tiết ra dịch
khớp để bôi trơn ổ khớp, giảm ma sát khi cử động khớp, cung cấp dinh
dưỡng cho sụn khớp [6].
9.1.2. Cấu tạo và thành phần chính của sụn khớp gối
Sụn khớp bao bọc các đầu xương, có nhiệm vụ bảo vệ đầu xương và

dàn đều sức chịu lực lên toàn bộ bề mặt khớp. Sụn khớp được dinh dưỡng

3


từ tổ chức dưới sụn thông qua các proteoglycan và từ các mạch máu của
màng hoạt dịch thấm qua dịch khớp [5]. Sụn khớp gồm chất căn bản và
các tế bào sụn:
- Tế bào sụn là một trong các thành phần cơ bản tạo nên sụn, chứa nhiều
proteoglycan, fibrin, sợi collagen.
- Chất căn bản của sụn có 3 thành phần trong đó nước chiếm 80%, các sợi
collagen và proteoglycan chiếm 5- 10% [7].
9.1.3. Chức năng khớp gối
Chức năng chính của khóp gối là chịu sức nặng của cơ thể ở tư thế thẳng
và quy định sự chuyển động của cẳng chân. Lực đè nén của sức nặng cơ thể
và sức mạnh của sự chuyển động đòi hỏi khớp gối có sức chịu đựng đặc biệt.
Khi đi bình thường khớp gối chịu sức nặng gấp 3 - 4 lần trọng lượng cơ thể,
khi gập gối mạnh khớp gối chịu lực gấp 9 - 10 lần trọng lượng cơ thể. Động
tác của khớp gối rất linh hoạt, trong đó động tác chủ yếu là gấp và duỗi, khớp
gối gấp 1350 - 1400, duỗi 00 [8].
9.2. Quan niệm về thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại
9.2.1. Định nghĩa
THK là tổn thương thoái hóa sụn khớp do quá trình sinh tổng hợp các
chất cơ bản của tế bào sụn có sự bất thường, đặc trưng là quá trình mất sụn
khớp và tổ chức xương cạnh khớp tân tạo. Quá trình THK bao gồm đồng
thời hiện tượng phá hủy và sửa chữa sụn, xương và màng hoạt dịch [8], [9].
Bệnh có tính chất mạn tính gây đau đớn và biến dạng khớp nhưng không do
viêm đặc hiệu, thường tổn thương ở những khớp ngoại biên, đặc biệt là
những khớp chịu sức nặng của cơ thể như khớp gối, háng [8].
9.2.2. Phân loại và nguyên nhân của THK gối.

Năm 1991, Altman và cộng sự đề nghị xếp loại THK thành 2 loại, cách
phân loại này đến nay vẫn được nhiều tác giả ứng dụng [10].
• THK gối nguyên phát: Sự lão hóa là nguyên nhân chính
• THK gối thứ phát: phần lớn do các nguyên nhân cơ giới, gặp ở mọi
lứa tuổi (thường là dưới 40 tuổi) khu trú ở một vài vị trí. Có thể gặp:
- Sau chấn thương: gãy xương gây lệch trục, can lệch, tổn thương sụn chêm
sau chấn thương hoặc sau cắt sụn chêm, các vi chấn thương liên tiếp do nghề
nghiệp. Các tổn thương này dẫn đến rối loạn phân bố lực làm tổn thương sụn

4


khớp sớm.
- Sau các bệnh lý xương sụn: hoại tử xương, hoại tử sụn do viêm, viêm khớp
dạng thấp, bệnh Goute…
- Các bệnh nội tiết (Đái tháo đường, to viễn cực…), rối loạn đông máu (bệnh
Hemophilie) cũng là nguyên nhân gây THK gối thứ phát.
9.2.3. Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố liên quan đến quá trình THK gối
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu cho rằng có hai cơ chế chính làm khởi phát
quá trình phát triển THK . Ở hầu hết các bệnh nhân, cơ chế đầu tiên là do tác
động về cơ giới, có thể là một chấn thương lớn hoặc là vi chấn thương lặp đi
lặp lại dẫn đến các tế bào sụn giải phóng ra các enzyme phá hủy và các đáp
ứng sửa chữa tương ứng rất phức tạp, cuối cùng dẫn đến phá hủy sụn. Cơ chế
thứ hai là các tế bào sụn cứng lại do tăng áp lực, giải phóng các enzyme tiêu
protein, hủy hoại dần các chất cơ bản là nguyên nhân dẫn đến THK [11].
Cơ chế giải thích quá trình viêm trong THK : Mặc dù là quá trình thoái
hóa song trong THK vẫn có hiện tượng viêm diễn biến thành từng đợt.
Nguyên nhân có thể do phản ứng của màng hoạt dịch với các sản phẩm thoái
hóa sụn, các mảnh sụn hoặc xương bị long ra.
Cơ chế gây đau khớp trong THK gối: Trong bệnh THK gối, đau là

nguyên nhân đầu tiên khiến bệnh nhân đi khám. Do sụn khớp không có thần
kinh nên đau có thể do các cơ chế sau:
Nguyên nhân gây đau
Màng hoạt dịch
Gai xương
Dây chằng
Bao khớp

Cơ chế đau
Viêm
Kéo căng đầu mút ở đầu xương
Co kéo, giãn
Viêm, căng phồng do phù nề quanh
khớp
Co thắt cơ



Có nhiều yếu tố liên quan dẫn đến THK :
• Tuổi: Tuổi là yếu tố quan trọng nhất trong THK , tần số THK tăng dần
theo tuổi. Theo Brandt KD trên 80% những người trên 55 tuổi có dấu hiệu THK
trên X-Quang, trong đó có 10 - 20% có sự hạn chế vận động do THK [12].
• Cân nặng: Sự tăng khối lượng cơ thể có liên quan rõ ràng với THK ,
béo phì làm tăng tỷ lệ THK lên 1,9 lần ở nam cà 3,2 lần ở nữ. Theo Felson
khi cân nặng cơ thể giảm thì tỷ lệ THK gối giảm từ 25 - 30% và khớp háng
5


25% hoặc hơn nữa [13].
• Giới: dưới 55 tuổi tỷ lệ THK ở nam bằng nữ, sau 55 tuổi tỷ lệ THK ở

nữ nhiều hơn ở nam. Điều này thể hiện sự liên quan giữa estrogen với THK .
Sau mãn kinh lượng estrogen suy giảm là nguy cơ cao gây THK .
• Yếu tố chấn thương và cơ học: Những chấn thương mạnh làm rạn nứt
bề mặt sụn có thể là nguồn gốc gây THK . Theo Felson khi ngăn chặn chấn
thương khớp gối có thể giảm tỷ lệ THK ở nam là 25%, ở nữ là 15% [13].
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như vấn đề di truyền, các cytokin, yếu tố
nghề nghiệp…
9.2.4. Triệu chứng của THK gối
* Triệu chứng lâm sàng của THK gối
- Đau: đau tại vị trí khớp, ít lan xa. Đau kiểu cơ học tăng khi vận động, đau
giảm khi nghỉ ngơi, đau ít với tính chất âm ỉ, có thể đau nhiều về chiều (sau
một ngày lao động). Đau diễn biến thành từng đợt ngắn tùy từng trường hợp,
hết đợt sau đó có thể tái phát đợt khác.
- Dấu hiệu “phá gỉ khớp”: Khi bệnh nhân ngủ dậy hoặc sau khi ngồi lâu khớp
gối bị cứng lại, nên phải dùng tay để kéo cẳng chân ra hoặc tự vận động nhẹ
nhàng cho đến khi bệnh nhân cảm thấy khớp mềm ra hoặc vận động dễ dàng.
Thời gian cứng khớp được tính bằng phút (dưới 30 phút).
- Hạn chế vận động, đi lại khó khăn, có thể hạn chế vận động nhiều phải
chống gậy, nạng hoặc không đi lại được.
- Tiếng động bất thường tại khớp xuất hiện khi vận động: nghe thấy tiếng
“lắc lắc”, “lục cục” tại khớp khi đi lại.
- Dấu hiệu bào gỗ: di động bánh chè trên ròng rọc như kiểu bào gỗ thấy tiếng
lạo xạo, gây đau tại khớp gối.
- Dấu hiệu khác: khớp sưng to do các gai xương và phì đại mỡ quanh khớp,
tràn dịch khớp gối, thoát vị bao hoạt dịch vùng khoeo [8], [11].

*Triệu chứng cận lâm sàng
• Chụp X-Quang khớp gối thường quy: được sử dụng để đánh giá mức
độ tổn thương và THK gối trong nhiều năm nay. Có 3 dấu hiệu cơ bản [11].
- Hẹp khe khớp không đồng đều, hẹp không hoàn toàn, ít khi dính khớp hoàn


6


toàn trừ THK giai đoạn cuối.
- Đặc xương ở phần đầu xương dưới sụn, phần xương đặc có thể thấy một số
hốc nhỏ sáng hơn.
- Gai xương tân tạo ở phần tiếp giáp xương và sụn, gai thô, đậm đặc.
Phân loại giai đoạn THK trên XQuang theo Kellgren và Lawrence (1987) [14].
- Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
- Giai đoạn 2: Mọc gai xương rõ.
- Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
- Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm đặc xương dưới sụn.
• Nội soi khớp: Nội soi còn có thể kết hợp với sinh thiết màng hoạt dịch
làm xét nghiệm tế bào, nhằm chẩn đoán phân biệt với bệnh khác. Ngoài ra,
nội soi là một phương pháp điều trị THK gối [15].
• Các xét nghiệm khác:
+ Xét nghiệm máu và sinh hóa: hầu như không có gì thay đổi. Số lượng bạch
cầu và máu lắng tăng nhẹ trong thoái hóa khớp có phản ứng viêm.
+ Dịch khớp vàng, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ, có 100 đến 200 tế
bào/mm3, 50% là bạch cầu đa nhân trung tính, không có tế bào hình nho,
lượng protein, mucin và bổ thể bình thường. Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp
và tinh thể urat âm tính [16].
9.2.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán THK gối
Dựa theo ACR 1991 (American College of Rheumatology) [10].
STT
1
2
3
4

5
6

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ACR 1991
Đau khớp gối
Gai xương ở rìa khớp trên X-Quang
Dịch khớp là dịch thoái hóa
Tuổi ≥ 40
Cứng khớp buổi sáng dưới 30 phút
Lạo xạo ở khớp khi cử động

Chẩn đoán xác định khi có yếu tố 1, 2 hoặc 1, 3, 5, 6 hoặc 1, 4, 5, 6.
Tiêu chuẩn này có độ nhạy > 94%, độ đặc hiệu > 88% và là tiêu chuẩn
phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam [17].
9.2.6. Các phương pháp điều trị THK gối
Điều trị thoái hóa khớp gối dựa trên nguyên tắc [18] :
- Làm chậm quá trình hủy hoại khớp, ngăn sự thoái hóa sụn khớp.

7


- Giảm đau, duy trì khả năng vận động và hạn chế sự tàn phế.
* Điều trị không dùng thuốc: Tùy theo mức độ của bệnh mà áp dụng các phương
pháp điều trị khác nhau như: Tư vấn giáo dục kiến thức cho bệnh nhân về THK
gối, giảm cân với bệnh nhân béo phì, mang nẹp chỉnh hình, đai cố định khớp,
siêu âm, hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn…
* Điều trị thuốc
- Thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol được ACR khuyến cáo là
thuốc hàng đầu trong điều trị THK .
- Thuốc chống viêm NSAID

- Các thuốc điều trị tại chỗ: Tiêm steroid hoặc tiêm acid hyaluronic nội khớp.
- Các thuốc làm chậm tiến triển bệnh hoặc thay đổi quá trình bệnh:
Glucosamin sulfat, Diacerein, Piascledin…
* Điều trị ngoại khoa: có nhiều phương pháp như :Điều trị dưới nội soi
khớp, liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân tiêm nội khớp, ghép sụn,
cấy tế bào sụn tự thân, thay khớp nhân tạo [19].
9.3. Quan niệm thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền
THK gối được quy vào chứng Tý của YHCT. Chứng Tý theo YHCT gồm 2
thể: phong hàn thấp tý và phong thấp nhiệt tý [20], [21]. Dù là thể phong hàn
thấp tý hay phong thấp nhiệt tý, nếu bệnh diễn biến kéo dài cũng ảnh hưởng
đến công năng hoạt động của tạng can, thận, tỳ gây biến dạng, teo cơ, dính khớp.
YHCT cho rằng thoái hóa khớp là do can thận hư kết hợp phong hàn thấp gây ra
9.3.1. Thể phong hàn thấp tý kèm can thận hư
• Nguyên nhân gây bệnh: Do vệ khí không đầy đủ, các tà khí như phong,
hàn, thấp xâm phạm vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc làm cho sự vận hành của
khí huyết tắc lại gây các chứng sưng, đau các khớp. Do người già can thận bị hư
tổn hoặc bệnh lâu ngày làm cho khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được nên
cân, xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, cơ bị teo và khớp bị dính.
• Triệu chứng: thường thiên về hàn tý: đau ở một khớp hoặc 2 khớp, đau
tăng khi vận động đi lại, trời lạnh đau nhiều, chườm nóng đỡ đau, tay chân lạnh,
sợ lạnh, rêu lưỡi trắng. Kèm theo triệu chứng của can thận hư như: đau lưng, ù
tai, ngủ kém, nước tiểu trong, tiểu nhiều lần, mạch trầm tế.
• Thể bệnh: phong hàn thấp tý kết hợp với can thận hư.
• Pháp điều trị: Khu phong tán hàn trừ thấp, bổ can thận.
• Phương thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang.
8


9.3.2. Thể phong nhiệt thấp tý
• Triệu chứng: Các khớp đau, chỗ đau có cảm giác nóng rát, sưng, đỏ.

Co duỗi các khớp khó khăn, khớp đau chườm lạnh có cảm giác dễ chịu. Các
khớp sưng đau làm cho vận động khó khăn. Toàn thân thường phát sốt,
miệng khô, tâm phiền, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác.
• Pháp điều trị: Thanh nhiệt trừ thấp, sơ phong thông lạc.
• Phương: Quế chi thược dược tri mẫu thang gia vị.
9.4. Về phương pháp điện châm
9.4.1. Khái niệm về châm cứu
Châm là dùng kim châm vào huyệt, cứu là dùng sức nóng cứu trên huyệt để
gây kích thích đạt tới phản ứng của cơ thể nhằm mục đích chữa bệnh [22].
Ngày nay, châm cứu được nghiên cứu, phát triển với nhiều phương pháp
châm mới như: điện châm, thủy châm, lase châm…
9.4.2. Phương pháp điện châm
Mục đích của điện châm là nhằm điều khí, đưa sự mất cân bằng âm dương
của cơ thể trở lại trạng thái cân bằng.
Điện châm tức là dùng một máy điện tử tạo xung điện ở tần số thấp, kích
thích và điều khiển sự vận hành của khí huyết, sự hoạt động của các cơ, các
dây thần kinh, các tổ chức, làm tăng cường sự dinh dưỡng của các tổ chức,
đưa cơ thể về trạng thái cân bằng.
Hiện nay chúng ta thường dùng một máy điện châm với dòng điện xoay chiều
cường độ kích thích từ 40 đến 100µA, tần số kích thích từ 2 đến 60Hz [23].
9.4.3. Phương pháp chọn huyệt trong điện châm
Điện châm là một phương pháp châm cứu trên cơ sở kết hợp giữa YHCT
và YHHĐ, là bước kế thừa và phát triển của YHCT trên nền tảng khoa học
công nghệ hiện đại. Trên cơ sở đó phác đồ huyệt vị dùng trong điện châm
cũng tuân thủ theo lý luận YHCT (học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng
phủ, kinh lạc…). Ngoài ra còn chọn huyệt theo lý luận sinh lý - giải phẫu thần kinh.
9.4.4. Phác đồ huyệt sử dụng trong điện châm điều trị thoái hóa khớp gối
Căn cứ vào cơ sở lý luận trên, phác đồ huyệt được chọn trong điện châm
điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm: lương khâu, huyết hải, độc tỵ, tất nhãn,
âm lăng tuyền, dương lăng tuyền, túc tam lý, tam âm giao, thận du, đại trữ.


9


9.5. Tổng quan về từ trường
9.5.1. Cơ sở ứng dụng từ trường trong điều trị
Từ trường là một môi trường vật chất đặc biệt bao quanh vật có từ tính
(Từ trường của nam châm vĩnh cửu) hoặc bao quanh một dây dẫn có dòng
điện chạy qua (Từ trường của dòng điện). Một lực cảm ứng liên kết dòng vi
mô các điện tử quay xung quanh hạt nhân nguyên tử được gọi là (Từ trường
cơ bản của nguyên tử). Vật chất nào cũng có từ tính với đơn vị cảm ứng từ tính
bằng Tesla (T) [24].
Đơn vị cơ bản của mô sống là tế bào. Tất cả các tế bào đều có một điện
thế màng được tạo ra do sự dịch chuyển của các dòng ion qua màng tế bào
phát sinh hiện tượng điện sinh học. Từ trường sinh học là kết quả của hoạt
động điện của các mô sinh học. Như vậy mỗi tổ chức cơ thể đều tồn tại một
từ trường tự thân thay đổi tùy theo trạng thái hoạt động của cơ thể. Điện
trường sinh học của cơ thể thể hiện bằng điện tâm đồ, điện cơ đồ, điện não
đồ, và từ trường sinh học của cơ thể được thể hiện bằng từ tâm đồ, từ não
đồ, từ cơ đồ. Từ trường nội sinh của cơ thể được coi là một nguồn thông tin
quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Từ trường của cơ thể vô cùng
nhỏ bé và khó nhận thấy bằng khoảng 10 -6 điện từ trường (khoảng 0,6 - 0,7
nT). Nếu dùng một từ trường bên ngoài tác động vào cơ thể sẽ làm thay đổi
từ trường tự thân của tổ chức dẫn đến điều chỉnh hoạt động chức năng của
tổ chức cơ thể.
Về mặt vật lý học, từ trường tác động lên cơ thể theo 2 cách thức khác nhau:
- Từ trường tác động tới các phân tử sinh học lưỡng cực và phân tử nước gây
ra chuyển động quay vi mô từ đó tác động lên tính thấm của màng tế bào.
Mỗi loại phân tử sinh học đều có cấu trúc hóa học khác nhau nên chịu những
ảnh hưởng khác nhau của từ trường. Từ trường làm yếu các liên kết van Der

Waals giữa các phân tử sinh học - sinh học, giữa các phâ tử sinh học - nước
và giữa các phân tử nước với nhau. Nguyên tử hydro tích điện dương,
nguyên tử oxy tích điện âm do đó chúng dễ dàng kết hợp với nhau do lực trái
dấu. Từ trường làm yếu liên kết này và làm tăng sự sắp xếp có định hướng
của các nguyên tử nước đơn, làm nước tách ra khỏi các phân tử sinh học và
hình thành một vòng kỵ nước quanh phân tử, làm giảm thể tích và độ ma sát
giữa các phân tử , giữa phân tử và thành mạch. Kết quả làm tăng tính dẻo
màng tế bào, giảm độ nhớt, giảm hiện tượng lắng đọng thành mạch và tăng
10


hoạt tính sinh học của mô tế bào.
- Tác dụng gián tiếp qua hiện tượng cảm ứng điện từ phát sinh trong mô tế
bào do từ trường biến thiên tác động tới dòng chuyển dịch của các ion qua
màng tế bào. Tác dụng này sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, dẫn truyền thần
kinh và hấp thu vật chất.
- Phân tử Protein có cấu trúc gần giống phân tử từ. Trong protein, đặc biệt
là tổ chức xương và sụn khớp có chất collagen là chất phản ứng mạnh với
từ trường bên ngoài, collagen là yếu tố cần thiết trong quá trình tạo ra các
axít amin cho khớp xương và các mô khác trên cơ thể. Collagen cũng giống
như các tế bào khác của cơ thể, chúng cũng có giai đoạn bị già nua và chết
đi, sự thoái hóa collagen thường xảy ra ở giai đoạn 30 - 40 tuổi trở đi, làm
cho các khớp xương bị thoái hóa, đặc biệt là khớp gối là khớp chịu trọng
lực nhiều nhất của cơ thể. Từ trường tác động trực tiếp đến các phân tử
protein dẫn đến biến đổi về điện sinh học đặc trưng cho protein làm ngăn
ngừa quá trình thoái hóa.
9.5.2. Liều điều trị và liều an toàn của từ trường
Liều lượng từ trường hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau, theo kinh
nghiệm của các nhà từ trị liệu thì nên kết hợp cả 2 yếu tố là cường độ từ
trường và thời gian tác động. Tốt nhất là thăm dò để tìm liều tối ưu. Theo tác

giả Liên Xô cũ thường sử dụng liều thấp dưới 50mT là đủ để gây ra hiệu ứng
sinh học. Các tác giả khác lại sử dụng liều cao hơn. Tác giả Nhật Bản sử
dụng liều 50 - 100mT, ở Ấn Độ 100 - 300mT, ở Hoa Kỳ nhiều bệnh lý dùng
liều 200 - 300mT [25]…Hiện nay, ở việt Nam chưa có một nghiên cứu nào
mang tính khảo sát về liều điều trị từ trường trong lâm sàng, do đó nên sử
dụng một liều trung gian trong khoảng 20 - 70mT và có chế độ kiểm tra theo
dõi sát trong quá trình ứng dụng từ trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Đặng Chu Kỷ, Dương Xuân Đạm (1993) đã có thông báo về tác dụng
giảm đau của nam châm nhân tạo trong viêm đau quanh lồi cầu ngoài cánh
tay, tác giả dùng nam châm nhân tạo cường độ 400 - 500G (40 - 50mT) dán
trực tiếp vào điểm đau liên tục 5 - 7 ngày, cho kết quả tốt 5/18, vừa 7/18, và
kém 6/18 bệnh nhân. Nhận xét thấy những đau mới (trong vòng 1 tháng) kết
quả điều trị tốt hơn [26]. Các kết quả này so sánh vói điều trị giảm đau bằng
điện xung.
Với liều dưới 10mT hầu như không có tác dụng. Thăm dò liều độc hại,
11


trong nghiên cứu thực nghiệm (Trần Công Duyệt, Dương Xuân Đạm, Hà
Nhưỡng) cho chuột nhắt trắng tiếp xúc với từ trường nam châm cực mạnh
120mT liên tục 24/24 giờ trong 45 ngày, kết quả chuột sống 10/10, xét
nghiệm giải phẫu bệnh (não, gan, mạch máu) thấy mạch máu giãn to hơn một
chút và chảy máu rải rác, một vài điểm xơ hóa chưa ảnh hưởng đến lưu thông
máu [27]. Theo nghiên cứu của Chakeres; Akinson, Kangarlu và cộng sự cho
thấy tiếp xúc với từ trường hằng định 8 - 9,4 Tesla không gây ảnh hưởng tới
nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, không ảnh hưởng tới trí nhớ ngắn hạn,
khả năng nghe nói, khả năng làm việc. Tuy nhiên có thể có một số cảm giác
lạ như vị kim loại ở miệng, chóng mặt, rung giật nhãn cầu, đốm sáng khi cho
đầu di chuyển trong môi trường từ, nôn chỉ gặp 1/135 trường hợp, các triệu
chứng này mất đi khi ra khỏi môi trường từ [28], [29].

Theo các nghiên cứu đã có, Tổ chức Y tế thế giới đã chứng nhận từ trường
ứng dụng trong điều trị lên tới 2T không gây tác dụng có hại nào cho sức
khỏe con người [29]. Hinman cũng nhận định rằng từ trường cường độ thấp
dưới 1 Tesla là an toàn [30].
Về tần số sử dụng trong điều trị, các nhà khoa học thấy rằng từ trường
xung tần số thấp (dưới 1000Hz) đặc biệt tần số cực thấp (dưới 300Hz) gây
được hiệu ứng sinh học cao nhất, thêm vào đó không bị tác dụng ion hóa và
sinh nhiệt [31]. Dạng sóng hình sin được sử dụng đa số trong các thiết kế
máy tạo từ trường cũng vì lý do này. Người ta cũng thấy rằng các dạng điện
từ trường xung tần số thấp có thể tạo ra các đáp ứng sinh học đặc hiệu tùy
thuộc vào các thông số, tần số, biên độ, dạng sóng.
9.5.3. Chỉ định và chống chỉ định của từ trường [24]
* Chỉ định:
- Giảm đau: Đau nhức xương khớp không đặc hiệu, đau do đụng dập, do
co thắt. Đặc biệt từ trường có tác dụng giảm đau tốt với các điểm đau nhỏ và
nông (đầu dưới xương quay, mỏm trên lồi cầu, mỏm cùng vai…)
- Chống viêm: Các vùng viêm nhỏ, nông (mụn, nhọt), các viêm nội tạng
(viêm đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày - hành tá tràng…)
- Điều hòa trương lực thần kinh: hội chứng suy nhược thần kinh, rối loạn
thần kinh thực vật…
12


- Tăng cường tuần hoàn cục bộ, kích thích tái tạo các đường tuần hoàn
bàng hệ, tăng cường nuôi dưỡng tổ chức.
- Kích thích tái tạo tổ chức, đặc biệt với tổ chức xương. Đây là một biện
pháp bổ trợ hiệu quả trong ngoại khoa chấn thương, cho phép rút ngắn thời
gian điều trị và dự phòng các biến chứng có thể xảy ra do chậm liền xương.
- Điều hòa và làm ổn định huyết áp.
* Chống chỉ định:

- U ác tính, u lành tính
- Phụ nữ trong thời kỳ có thai, thời kỳ kinh nguyệt thì không điều trị vào
vùng bụng, vùng thắt lung và xương cùng.
- Sau nhồi máu cơ tim cấp tính.
- Bệnh hệ thống và bệnh máu (máu chậm đông…).
- Các vùng đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu.
9.6. Một số nghiên cứu ứng dụng từ trường vào điều
trị ở Việt Nam và trên thế giới.
9.6.1. Trên thế giới
Caszuba - zwoinska và cộng sự nghiên cứu tác dụng chống viêm của
từ trường. Bệnh phẩm máu ngoại vi lấy từ người khỏe mạnh và những người
bị bệnh Crohn, cho tiếp xúc với từ trường 50Hz, 45 ± 5mT trong 3 giờ với 3
lần, cách nhật. Kết quả: Từ trường có tác dụng sau 3 lần điều trị, từ trường
làm giảm interferon-γ (kích thích viêm), tăng interleukin - 10 có tác dụng
chống viêm; Khả năng sống của tế bào bạch cầu mono giảm 10% ở nhóm
bệnh Crohn, giảm 5% ở nhóm khỏe mạnh. Từ trường có tác dụng tốt hơn
trên tế bào bị kích thích [32].
Cassandra E. Moris và Thomas C. Skalak - Khoa kỹ thuật Y sinh Trung tâm nghiên cứu khoa học sức khỏe đại học Virginia, Hoa Kỳ - nghiên
cứu tác dụng của từ trường hằng định đối với mạch máu sau can thiệp phẫu
thuật trên chuột. Kết quả cho thấy: ở nhóm chứng và nhóm can thiệp đều có
hiện tượng giãn mạch nhưng mức độ giãn ở nhóm từ trường ít hơn: đường
kính tĩnh mạch giảm vào ngày thứ 4 và thứ 7 lần lượt là 34,3% và 54,4% có
ý nghĩa so với nhóm giả từ trường. Đường kính động mạch nhỏ giảm 50%
vào ngày thứ 7 có ý nghĩa so với nhóm chứng. [33].
Nicolakis P và cộng sự (2002) điều trị từ trường cho 36 bệnh nhân đã kết
13


luận với bệnh nhân THK gối có triệu chứng thì điều trị từ trường có thể làm
giảm các khiếm khuyết trong hoạt động hàng ngày và cải thiện chức năng

khớp gối [34].
Mc Carthy và cộng sự (2004) tiến hành nghiên cứu 214 bệnh nhân
thoái hóa khớp gối trong 1 năm đã có nhận xét về hiệu quả của phương pháp
tập luyện tại khớp giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Theo tác giả tuy
đây là nghiên cứu đầu tiên nhưng kết quả cho thấy nên giới thiệu phương
pháp này cho các bệnh nhân thoái hóa khớp gối và các bác sỹ lâm sàng [35].
9.6.2. Tại Việt Nam
Nguyễn Trọng Lưu và cộng sự (2003), điều trị thiểu năng tuần hoàn
não cho 43 bệnh nhân bằng từ trường xoay chiều 50Hz, 80mT đặt hai bên
thái dương hoặc hai bên cột sống cổ mỗi lần 20 phút trong 10 - 15 ngày. Kết
quả 95,35% bệnh nhân giảm trên 50% triệu chứng sau đợt điều trị. Trên xét
nghiệm lưu huyết não đồ cho thấy từ trường làm giảm rõ rệt tình trạng tăng
trương lực thành mạch, tốc độ tuần hoàn não trở về mức bình thường [36].
10.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
10.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 60 bệnh nhân không phân biệt giới tính được chẩn đoán là thoái
hóa khớp gối giai đoạn 1, 2 theo Phân loại giai đoạn THK theo Kellgren và
Lawrence .
10.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu:
Theo YHHĐ
- Được chẩn đoán THK gối nguyên phát theo tiêu chuẩn của hội khớp
học Mỹ (American College of Rheumatology- ACR) (1991) [10].
- Bệnh nhân được chẩn đoán là thoái hóa khớp gối giai đoạn 1, 2 theo
Phân loại giai đoạn THK theo Kellgren và Lawrence .
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Theo YHCT
Bệnh nhân được chẩn đoán là chứng Tý thể phong hàn thấp kèm can thận hư
Vấn


Đau ở một khớp hoặc 2 khớp, đau tăng khi vận động đi lại, trời
14


lạnh đau nhiều, chườm nóng đỡ đau, tay chân lạnh, sợ lạnh, đau
lưng, ù tai, ngủ kém, nước tiểu trong, tiểu nhiều lần.
Vọng

Khớp không sưng, không đỏ
Chất lưỡi nhợt, bệu. Rêu lưỡi trắng

Văn

Tiếng nói, hơi thở bình thường

Thiết

Khớp gối không nóng. Mạch trầm tế

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có ít nhất một trong số những điểm dưới đây sẽ bị loại khỏi
diện nghiên cứu:
- Bệnh nhân bị thoái hóa khớp kèm theo viêm khớp, tràn dịch khớp gối
(dịch >20ml).
- Bệnh nhân được chuẩn đoán thoái hóa khớp giai đoạn 3, 4 theo Phân
loại giai đoạn THK theo Kellgren và Lawrence .
- Bệnh nhân đã được tiêm corticoid tại chỗ trong vòng 3 tháng gần đây.
- Bệnh nhân có bệnh lý về tâm thần, không hợp tác, không tuân thủ quy
trình điều trị.

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Bệnh hệ thống và bệnh máu (máu chậm đông).
- Vùng khớp gối đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu: vết thương
mới...
- Bệnh nhân có kèm theo các tổn thương nội tạng hoặc các bệnh mạn
tính khác: suy tim, suy thận, viêm gan, xơ gan, các bệnh lý ác tính…
10.2. Chất liệu, phương tiện nghiên cứu
+ Máy điện châm do công ty TNHH Thương mại và sản xuất thiết bị Y tế Hà
Nội sản xuất.
+ Kim châm cứu chuyên dụng 5cm.
+ Panh kẹp, bông sát khuẩn.
+ Bông, cồn sát khuẩn.
+ Máy từ trường MAG- Expert của hãng Physiomed- CHLB Đức sản xuất.

15


Máy có hai cổng nối với hai thiết bị đầu ra, làm việc trong dải tần từ 1100Hz. Máy chứa 50 chương trình có sẵn trong máy ngoài ra có thể lưu thêm
50 chương trình điều trị khác.
10.3. Phương pháp nghiên cứu
10.3.1. Thiết kế nghiên cứu: phương pháp can thiệp thử nghiệm lâm sàng
mở, có so sánh trước - sau điều trị và so sánh với nhóm chứng.
Cỡ mẫu nghiên cứu là cỡ mẫu tối thiểu là 60 bệnh nhân được chẩn đoán
xác định là thoái hóa khớp gối theo đúng tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và tiêu
chuẩn loại trừ trên. Được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm nghiên cứu: gồm 30 bệnh nhân, được điều trị bằng điện châm
kết hợp từ trường.
+ Nhóm đối chứng: gồm 30 bệnh nhân được điều trị đơn thuần bằng
điện châm.
10.3.2. Quy trình nghiên cứu

- Các bệnh nhân đều được thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng theo mẫu
bệnh án nghiên cứu.
- Các xét nghiệm được làm tại bệnh viện gồm: Số lượng hồng cầu, bạch cầu,
tiểu cầu, huyết sắc tố, máu lắng
- Chụp X-Quang khớp gối: Tất cả bệnh nhân nghiên cứu đều được chụp XQuang khớp gối ở hai tư thế thẳng nghiêng tại thời điểm trước điều trị.
- Các bệnh nhân thỏa mãn các yêu cầu của đối tượng nghiên cứu được chia
thành hai nhóm: nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng.
- Tất cả bệnh nhân nghiên cứu đều được theo dõi và điều trị nội trú tại khoa.
* Phương pháp tiến hành:
 Các bước tiến hành điện châm:
• Chuẩn bị:
- Dụng cụ: đã được trình bày ở phần chất liệu và phương tiện nghiên cứu
(mục 2.2).
- Bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái, thả lỏng toàn thân.
- Bác sỹ: đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay.
• Tiến hành:
- Bệnh nhân nằm ngửa, thở đều.
16


- Xác định chính xác huyệt cần châm cứu.
+ Châm bổ các huyệt: thận du, tam âm giao, đại trữ.
+ Châm tả các huyệt: lương khâu, huyết hải, túc tam lý, âm lăng tuyền,
dương lăng tuyền, độc tỵ, tất nhãn.
- Sát trùng da vùng huyệt cần châm cứu.
- Châm kim vào huyệt theo các thì sau:
+ Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; tay
phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt.
+ Thì 2: đưa kim từ từ tới huyệt, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc khí”
(bệnh nhân có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt

vừa châm kim, thầy thuốc cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).
- Kích thích huyệt bằng máy điện châm, nối cặp dây của máy điện châm với
kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ - tả của máy điện châm. Tần số (đặt
tần số cố định): tần số tả từ 5 -10Hz, tần số bổ từ 1 - 3Hz.
- Cường độ nâng dần cường độ từ 0 - 150 microAmpe (tuỳ theo mức chịu
đựng của người bệnh).
• Thời gian 20 - 30 phút cho một lần điện châm. Rút kim, sát khuẩn da
vùng huyệt vừa châm.
• Liệu trình điều trị: Điện châm ngày một lần. Liệu trình 20 ngày (bỏ thứ
7 và chủ nhật).
 Các bước tiến hành điều trị bằng từ trường:
- Bệnh nhân châm cứu xong nghỉ ngơi 30 phút, sau đó tiến hành điều trị bằng
từ trường.
- Trước khi tiến hành điều trị cần kiểm tra lại toàn bộ máy, kiểm tra nguồn
điện đầu vào, kiểm tra modun nguồn, dây cáp không bị hở để tránh điện giật.
- Cho bệnh nhân nằm thoải mái nhất, bộc lộ khớp gối.
- Bật máy, chỉnh ống từ trường vào vùng khớp gối.
- Đặt các thông số theo chỉ định điều trị thoái hóa khớp gối. Cường độ: 7rub,
tần số: 80hz, Thời gian: 15 phút.
- Chọn và đặt đầu phát theo chỉ định.
- Kiểm tra từ trường tại bề mặt đầu phát với thiết bị riêng kèm theo máy.
- Hết thời gian điều trị: tắt máy.
- Liệu trình: điều trị từ trường ngày một lần.
Cả nhóm nghiên cứu và nhóm chứng:
17


Trong trường hợp bệnh nhân đau nhiều: cho bệnh nhân uống giảm đau
Mobic 7,5mg x 2 viên/ngày. Mỗi lần 1 viên. Khi đó liều thuốc giảm đau cần
dùng và thời gian dùng thuốc được coi là một chỉ tiêu nghiên cứu.

* Theo dõi và đánh giá
- Bệnh án nghiên cứu được xây dựng theo mẫu thống nhất. Tất cả bệnh nhân
đều được làm bệnh án ghi đầy đủ tiền sử, bệnh sử, các chỉ số đánh giá, kết
quả thăm khám và các xét nghiệm cần cho chẩn đoán bệnh.
- Các bệnh nhân được điều trị nội trú và được theo dõi và đánh giá đầy đủ
các chỉ tiêu nghiên cứu tại 3 thời điểm: trước khi điều trị, sau điều trị 10 ngày
và 20 ngày
10.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi
8.3.3.1. Các chỉ tiêu lâm sàng
• Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, chỉ số BMI, phân bố nghề
nghiệp, thời gian mắc bệnh, vị trí khớp tổn thương và một số triệu chứng lâm
sàng trước điều trị.
+ Phương pháp tính chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mas Index) theo tổ
chức Y tế thế giới áp dụng cho các nước châu Á.
Gầy
BMI < 18,5
Bình thường
BMI= 18,5- 23
Béo
BMI > 23
• Các triệu chứng cơ năng:
+ Mức độ đau khớp, giảm chức năng, cứng khớp gối được đánh giá
theo các thang điểm VAS, Womax (phụ lục)
+ Dấu hiệu phá gỉ khớp: Thời gian cứng khớp được tính bằng phút
(dưới 30 phút)
+ Dấu hiệu bào gỗ:
+ Dấu hiệu lạo xạo khớp khi cử động.
+ Đo tầm vận động khớp gối
Cách đo: độ gấp duỗi của khớp gối được đo dựa trên phương pháp đo
và ghi tầm vận động của khớp do Viện hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh

hình Mỹ được Hội nghị Vancouver ở Canada thông qua năm 1964 và hiện
được quốc tế thừa nhận là phương pháp tiêu chuẩn - “phương pháp Zero” nghĩa là ở vị trí giải phẫu, mọi khớp được quy định là 00.
18


Tư thế bệnh nhân nằm sấp duỗi chân

Dụng cụ đo là thước đo chuyên dụng, có vạch đo góc chia độ từ 00- 1800
Biên độ gấp bình thường của khớp gối là 1350 - 1400, gấp tối đa là 1500
Biên độ duỗi bình thường của khớp gối là 00.
Bảng 1: Bảng đánh giá mức độ hạn chế vận động khớp gối
Đánh giá
Độ gấp gối
Hạn chế nặng
< 900
Hạn chế trung bình
900- 1200
Hạn chế nhẹ
1200- 1350
Không hạn chế
≥ 1350
+ Đo chỉ số gót- mông
Cách đo: kéo cẳng chân sát vào mông, đo vị trí từ gót đến mông

Lượng giá mức độ hạn chế vận động theo chỉ số gót- mông như sau:
Không hạn chế
Chỉ số gót - mông < 5 cm
Hạn chế nặng
Chỉ số gót - mông 5- 15 cm
Hạn chế rất nặng

Chỉ số gót - mông > 15 cm
+ Đo chu vi khớp gối: Dùng thước dây đo chu vi khớp gối ở vị trí
ngang qua giữa xương bánh chèở phía trước và nếp gấp khoeo ở phía sau, so
sánh hai bên.
10.3.3.2. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm được làm tại khoa xét nghiệm, khoa chẩn đoán hình
ảnh bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội.
+ Công thức máu: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, tiểu cầu.
+ Máu lắng: sau 1 giờ, sau 2 giờ, tốc độ máu lắng trung bình.
+ Chụp X-Quang khớp gối: Thực hiện 1 lần trước điều trị. Tất cả các bệnh
19


nhân nghiên cứu đều được chụp X quang khớp gối ở 2 tư thế thẳng, nghiêng.
+ Lượng giá mức độ THK gối trên X-Quang theo Kellgren và Lawrence
(1987) [14].
10.4. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị
10.4.1. Kết quả điều trị
- Mức độ cải thiện của các chỉ số được đánh giá bằng so sánh giá trị trung
bình giữa các thời điểm.
- Hiệu quả điều trị theo các chỉ số như thang điểm VAS và tầm vận động
được chia thành 4 mức độ như sau:
+ Loại A: Tốt
+ Loại B: Khá
+ Loại C: Trung bình
+ Loại D: Kém
- Đánh giá kết quả điều trị theo thang điểm VAS:
+ Loại A: 0 điểm (không đau)
+ Loại B: 1 - 4 điểm
+ Loại C: 5 - 7 điểm

+ Loại D: > 8 điểm
- Đánh giá khả năng vận động khớp gối theo thang điểm WOMAC: thang
điểm WOMAC gồm 24 chỉ số đánh giá ở 3 mục: đau,cứng khớp và hạn chế
vận động. Trong đó:
+ Điểm đau WOMAC tối thiểu là 0, tối đa là 6
+ Điểm cứng khớp WOMAC tối thiểu là 0, tối đa là 16
+ Điểm vận động WOMAC tối thiểu là 0, tối đa là 68
+ Tổng điểm WOMAC tối thiểu là 0, tối đa là 96
- Đánh giá mức độ cải thiện tầm vận động khớp gối theo độ:
+ Loại A: Độ gấp duỗi tăng hơn trên 200 so với độ gấp duỗi ban đầu.
+ Loại B: Độ gấp duỗi tăng hơn từ > 100 - 200 so với độ gấp duỗi ban đầu.
+ Loại C: Độ gấp duỗi tăng hơn từ 50- 100 so với độ gấp duỗi ban đầu.
+ Loại D: Độ gấp duỗi giảm hoặc hạn chế dưới 50 so với thời điểm D0.
- Đánh giá mức độ cải thiện tầm vận động khớp gối bằng cách so sánh giá trị
trung bình của chỉ số gót- mông theo các thời điểm.
- Đánh giá mức độ giảm sưng khớp gối bằng cách so sánh giá trị trung bình

20


của chu vi khớp gối theo các thời điểm.
10.4.2. Tác dụng không mong muốn
Đánh giá tác dụng không mong muốn của từ trường trên lâm sàng bằng
cách thống kê các loại tác dụng không mong muốn, tần số xuất hiện, thời
gian tồn tại, mức độ nặng nhẹ.
10.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2018 tại khoa
phục hồi chức năng, Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội.
10.6. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thu được từ nhóm nghiên cúu được xử lý theo

phương pháp xác suất thống kê Y học bằng phần mềm SPSS 16.0.
- Kết quả được thể hiện dưới dạng: Giá trị trung bình và tỷ lệ phần trăm
- Sử dụng các test thống kê y sinh học:
+ Sử dụng test X2 để so sánh sự khác nhau giữa hai tỷ lệ.
+ Sử dụng test T- Student để so sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình.
- Kết quả nghiên cứu được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
10.7. Phương pháp khống chế sai số
Để hạn chế các sai số trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thực hiện
một số quy định yêu cầu được tuân thủ như sau:
- Bệnh nhân nghiên cứu điều trị nội trú tại bệnh viện, được hướng dẫn đầy đủ
về yêu cầu của điều trị, được theo dõi và giám sát chặt chẽ sự tuân thủ quy
trình điều trị trong suốt quá trình điều trị.
- Việc ghi chép theo dõi và đánh giá các chỉ số lâm sàng do một người thực
hiện theo một mẫu bệnh án đã thiết kế.
- Các chỉ số cận lâm sàng trước và sau điều trị được làm trên cùng một máy
và tại cùng một địa điểm là khoa Xét nghiệm và khoa Chẩn đoán hình ảnh
Bệnh viện đa khoa YHCT Hà Nội.
10.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được thông qua hội đồng khoa học của Bệnh viện đa khoa
YHCT Hà Nội và hội đồng bảo vệ đề cương của khoa YHCT trường đại học
21


Y Hà Nội.
- Được sự tự nguyện hợp tác của đối tượng nghiên cứu, các đối tượng nghiên
cứu hoàn toàn có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật.
- Khách quan trong đánh giá và phân loại, trung thực trong xử lý số liệu.
11. Dự kiến kết quả nghiên cứu
11.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

- Phân bố bệnh nhân theo tuổi của 2 nhóm nghiên cứu
- Phân bố theo giới của 2 nhóm nghiên cứu
- Đặc điểm về chỉ số khối lượng cơ thể BMI
- Đặc điểm phân bố nghề nghiệp của 2 nhóm nghiên cứu
- Đặc điểm thời gian mắc bệnh của 2 nhóm nghiên cứu
- Phân bố vị trí tổn thương khớp gối của 2 nhóm nghiên cứu

Bảng 11.1.Đánh giá một số triệu chứng lâm sàng trước nghiên cứu
Nhóm NC
n
Tỷ lệ %

Triệu chứng

Nhóm ĐC
n Tỷ lệ %

Tổng
n
Tỷ lệ %

Đau khớp
Dấu hiệu phá gỉ khớp
Tiếng lục khục trong khớp
Teo cơ
Phì đại đầu xương
Nóng da tại khớp
Hạn chế gấp duỗi
Dấu hiệu bào gỗ
Tổng

Bảng 11.2.Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị
Mức độ đau

Nhóm NC
n
%

Nhóm ĐC
n
%

Không đau (0 điểm)
Nhẹ (1- 3 điểm)
22

Tổng
n
%

p


×