Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Khảo sát tình trạng rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa hà đông năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.96 KB, 38 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một bệnh lý tim mạch thường gặp, gây các biến chứng
nặng nề và tỷ lệ tử vong cao như: đột qụy, hội chứng vành cấp và các biến
chứng mạch máu.
Năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế
giới có tới 972 triệu người bị THA. Hiện nay, cứ trung bình 10 người lớn có 4
người bị THA. Theo WHO, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim
mạch trên Thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý
HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp
và biến chứng của tăng huyết áp trên 7 triệu người [1].
Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, đến năm
2008 tỷ lệ THA ở người lớn là 25,1% và theo điều tra mới nhất của Hội tim
mạch học Việt Nam năm 2016 tỷ lệ người lớn từ 25 tuổi trở lên bị THA đang
ở mức báo động là 47,3%, một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Đặc
biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% không được phát hiện
tăng huyết áp; có 7,2% tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% tăng
huyết áp chưa kiểm soát được[1].
Tăng huyết áp thường không đơn độc mà kèm theo nhiều bệnh phối hợp,
trong đó nổi bật lên là rối loạn lipid máu. Rối loạn lipid máu gây các mảng xơ
vữa trong lòng mạch máu là nguyên nhân của phần lớn các biến chứng tim
mạch và chuyển hóa. Đặc biệt, rối loạn lipid máu kết hợp với THA góp phần
làm gia tăng các biến chứng tim mạch nặng nề gây tàn phế và tử vong cho
bệnh nhân [2]. Vì vậy, THA có kèm rối loạn lipid máu đang trở thành vấn đề
sức khỏe đáng quan tâm.


Việt Nam là một nước đang phát triển cùng với mức sống người dân
được nâng cao thì lối sống công nghiệp nhiều áp lực, ít vận động đang làm
tăng tỷ lệ các bệnh tim mạch và chuyển hóa.


Hà Đông là quận mới sát nhập vào Hà Nội, trong những năm gần đây
mức độ đô thị hóa tăng nhanh làm thay đổi phân bố nghề nghiệp, thói quen
sinh hoạt, ăn uống và vận động thể lực của người dân, do đó bệnh THA và rối
loạn lipid máu có xu hướng gia tăng.
Tại khoa Khám bệnh Bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2016 có trên
2000 bệnh nhân THA được quản lý và điều trị ngoại trú. Hầu hết bệnh nhân
THA ở đây là trên 40 tuổi và có nhiều bệnh kèm theo trong đó hay gặp nhất là
THA có kèm rối loạn lipid máu. Sự kết hợp rối loạn lipid máu và bệnh THA
làm tăng các biến chứng và là mối quan tâm của các bác sĩ trong quá trình
điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên mới có ít nghiên cứu trên bệnh nhân tăng
huyết áp có rối loạn lipid máu ở bệnh viện Hà Đông.
Vì các lý do trên chúng tôi chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo
sát tình trạng rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân
tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2016” với hai mục tiêu:
1.

Khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân THA tại khoa Khám

2.

bệnh BVĐK Hà Đông năm 2016.
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới rối loạn lipid máu ở bệnh nhân
THA tại khoa Khám bệnh BVĐK Hà Đông năm 2016.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Rối loạn lipid máu
1.1.1.


Định nghĩa rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng nồng độ Cholesterol, Triglyceride

huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ Lipoprotein phân tử lượng cao
hoặc tăng nồng độ Lipoprotein phân tử lượng thấp làm gia tăng quá trình xơ
vữa động mạch [17]
1.1.2.
-

Chẩn đoán rối loạn lipid máu

Chẩn đoán xác định: bằng xét nghiệm các thành phần lipid máu: Cholesterol
toàn phần (TC), TG, HDL-cholesterol (HDL-C) và LDL-cholesterol (LDL-C)
[13]
Bảng 1.1.Đánh giá các mức độ rối loạn lipid máu theo NCEPATP III -2001
Bilan lipid

Bình thường

Giới hạn cao

Cao

TC (mmol/l)

< 5,2

5,2 - 6,2


>6,2

LDL-C (mmol/l)

< 3,4

3,4 - 4,1

>4,1

HDL-C (mmol/l)

>1,55

TG (mmol/l)

< 1,7

< 1,03 (giảm)
1,7 - 2,3

>2,3


1.1.3.
-

Các yếu tố liên quan tới rối loạn lipid máu[13]

Bệnh Đái tháo đường và RLDN Glucose

Bệnh Goutte
Thừa cân, béo phì
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Chế độ ăn giàu Acid béo no và Cholesterol
Vận động thể lực
Rượu
Thuốc lá
1.2. Tăng huyết áp
1.2.1.

Định nghĩa THA(Theo WHO và ISH)

Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90mmHg[11]
1.2.2.

Chẩn đoán THA

Chẩn đoán xác định THA: dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo
huyết áp đúng quy trình Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo từng cách
đo huyết áp[2]
Bảng 1.2.Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo
Cách đo HA

Huyết áp tâm

Huyết áp tâm

1. Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình
2. Đo bằng máy đo HA tự động 24 giờ

3. Tự đo tại nhà (đo nhiều lần)

thu
≥ 140 mmHg
≥ 130 mmHg
≥ 135 mmHg

trương
≥ 90 mmHg
≥ 80 mmHg
≥ 85 mmHg

và/hoặc

1.2.3. Phân độ THA: dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được (Khuyến
cáo của Hội Tim mạch học Việt nam 2015)
Bảng 1.3.Phân độ huyết áp


Phân độ huyết áp

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

(mmHg)

(mmHg)

Huyết áp tối ưu


< 120



< 80

Huyết áp bình thường

120 – 129

và/hoặc

80 – 84

Tiền tăng huyết áp

130 – 139

và/hoặc

85 – 89

Tăng huyết áp độ 1

140 – 159

và/hoặc

90 – 99


Tăng huyết áp độ 2

160 – 179

và/hoặc

100 – 109

Tăng huyết áp độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

≥ 140



< 90

1.3. Tình hình các nghiên cứu vể rối loạn lipid máu và THA
Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân Tăng huyết áp trên 40 tuổi tại
tỉnh Trà Vinh năm 2006 của Cao Mỹ Phượng và cộng sự: Tỷ lệ bệnh nhân THA
có nồng độ TC > 5,2 mmol/l là 65,03%, TG > 1,7mmol/l là 65,71% [11].
Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh

Phú Yên năm 2013 của Nguyễn Thị Hồng Thủy: tỷ lệ bệnh nhân THA có
RLLP máu là 69.7% [12].
Các nghiên cứu trên cho thấy đối với bệnh nhân THA thì 2/3 trong số đó
có kèm rối loạn lipid máu.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
-

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân THA đang được quản lý và điều trị tại
khoa Khám bệnh BVĐK Hà Đông.


-

Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh nhân đã được chẩn đoán THA vô căn nguyên

-

phát.
Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh nhân THA thứ phát, THA có kèm các bệnh gan
mật, bệnh tuyến giáp, bệnh máu, bệnh thận, bệnh hệ thống và các bệnh ác
tính, cấp tính khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế và quy trình nghiên cứu:

-


Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
Quy trình nghiên cứu:
E

D.E

e

D.e

D

N

chọn mẫu

n
E

d.E

e

de

d

Hình 2.1. Sơ đồ mô hình nghiên cứu
D: có rối loạn lipid máu

d: không có rối loạn lipid máu
E: có yếu tố nguy cơ
e: không có yếu tố nguy cơ
2.2.2.Mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu
-

Cỡ mẫu: vì tỷ lệ mắc RLLPM trên Bn THA theo nghiên cứu trước đó với p =
0,65>0,5 nên cỡ mẫu được tính theo công thức:
n = Z2(1-α/2). p(1-p)/(p.ε)2
Với :
+ Mức ý nghĩa thống kê :
α = 0,05
nên có: Z(1-α/2)= 1,96
+Chọn ε = 0,1


-

+ Ta tính được cỡ mẫu: n = 207
Kỹ thuật chọn mẫu: mẫu có chủ đích
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu:
Các đối tượng nghiên cứu được hỏi kỹ tiền sử bệnh tật, phỏng vấn kỹ các
yếu tố liên quan đến bệnh, khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng theo
mẫu bệnh án nghiên cứu đã được chuẩn bị trước. Các kết quả được ghi vào
phiếu bệnh án nghiên cứu thống nhất(Phụ lục)
a)Phương pháp đánh giá lâm sàng:
- Đo cân nặng, chiều cao: Tính chỉ số khối cơ thể: BMI = P/H2(kg/m2).
- Đo vòng bụng (VB: VB ở nam ≥ 90cm, ở nữ ≥ 80cm là chẩn đoán béo
bụng (béo phì trung tâm).
- Đánh giá tình trạng béo phì: Dựa trên chỉ số BMI theo tiêu chuẩn chẩn

đoán béo phì của WHO dành cho các nước châu Á[13].


Bảng 2.1. Đánh giá mức độ BMI theo tiêu chuẩn của WHO- 1999
Áp dụng cho người Châu Á
Phân loại
Gầy
Bình thường
Thừa cân
Béo phì

BMI
< 18,5
18,5 – 22,9
23 – 24,9
>25

- Đánh giá tăng huyết áp: Đo huyết áp và phân loại tăng huyết áp theo
Hội Tim Mạch Việt Nam 2015[2].
Bảng 2.2.Phân độ huyết áp
Phân độ huyết áp
Huyết áp tối ưu
Huyết áp bình thường
Tiền tăng huyết áp
Tăng huyết áp độ 1
Tăng huyết áp độ 2
Tăng huyết áp độ 3
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

Huyết áp tâm thu


Huyết áp tâm trương

(mmHg)
< 120
120 – 129
130 – 139
140 – 159
160 – 179


và/hoặc
và/hoặc
và/hoặc
và/hoặc

(mmHg)
< 80
80 – 84
85 – 89
90 – 99
100 – 109

≥ 180
≥ 140

và/hoặc


≥ 110

< 90

Khi HATT và HATTr không cùng phân loại thì chọn phân loại cao nhất dựa theo

HATT hoặc HATTr.
THA tâm thu đơn độc khi HATT ≥ 140 mmHg và HATTr < 90 mmHg.
THA tâm trương đơn độc khi HATT < 140 mmHg và HATTr ≥ 90
mmHg [11].


b)Phương pháp đánh giá cận lâm sàng:
- Định lượng bilan lipid máu: Mẫu máu tĩnh mạch 2ml lấy vào buổi
sáng, khi chưa ăn sáng và cách bữa ăn tối hôm trước 12 giờ cho tất cả đối
tượng nghiên cứu. Định lượng bilan lipid gồm: Cholesterol toàn phần (CT),
Triglyceride (TG), HDL-Cvà LDL-C theo phương pháp so màu enzym, phân
tích kết quả trên máy sinh hóa tự động hiệu Simen Đức.
Đánh giá kết quả:
Bảng 2.3.Đánh giá các mức độ rối loạn lipid máu theo NCEPATP III -2001
Bilan lipid

Bình thường

Giới hạn cao

Cao

TC (mmol/l)
< 5,2
5,2 - 6,2
>6,2

LDL-C (mmol/l)
< 3,4
3,4 - 4,1
>4,1
HDL-C (mmol/l)
>1,55
< 1,03 (giảm)
TG (mmol/l)
< 1,7
1,7 - 2,3
>2,3
- Định lượng glucose máu: Mẫu máu được lấy cùng lúc để làm Bilan
lipid. Định lượng bằng phương pháp so màu enzyme theo kỹ thuật
GLUCO-PAP.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa của ATP III:
+ Glucose máu lúc đói > 6,1 mmol/l.
+ Huyết áp ≥ 130/85 mmHg.
+ Triglycerid ≥ 1,7 mmol/l (>150mg/dl).
+ HDL-c < 1,03 mmol/l ở nam; < 1,29 mmol/l ở nữ.
+ VB ≥ 90 cm (với nam); ≥ 80 cm (với nữ). Xác định HCCH phải có từ
3 tiêu chuẩn trở lên [13].
- Hút thuốc lá: Theo tiêu chuẩn của WHO, hút thuốc lá được tính theo
đơn vị gói năm, chia làm 3 mức độ: <10 gói năm, 10-20 gói năm và >20gói
năm [13].
Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu theo từng mục tiêu
Mục tiêu

Các biến số/chỉ số

Phương pháp


Công cụ


Rối loạn
lipid
máu trên
bệnh
Tăng
huyết áp

Số đo HA
Cholesterol TP
(TC) lúc đói
Triglyceride (TG)
lúc đói
LDL – C lúc đói

Cân nặng
Chiều cao

Xét nghiệm
máu
Xét nghiệm
máu
Xét nghiệm
máu
Xét nghiệm
máu
Phỏng vấn

Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Xét nghiệm
máu
Xét nghiệm
máu
Đo đạc
Đo đạc

Vòng bụng
Chế độ ăn
Chế độ luyện tập
Rượu
Thuốc lá

Đo đạc
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn
Phỏng vấn

HDL – C lúc đói
Các yếu
tố liên
quan tới
rối loạn
lipid
máu trên
bệnh

Tăng
huyết áp

-

thu thập
Đo đạc

Tuổi
Giới
Nghề nghiệp
Nơi ở
Glucose máu lúc
đói
Acid Uric máu

thu thập thông tin
Máy đo HA thủy ngân
Nhật
Máy xét nghiệm sinh hóa
Simen
Máy xét nghiệm sinh hóa
Simen
Máy xét nghiệm sinh hóa
Simen
Máy xét nghiệm sinh hóa
Simen
Bệnh án nghiên cứu
Bệnh án nghiên cứu
Bệnh án nghiên cứu

Bệnh án nghiên cứu
Máy xét nghiệm sinh hóa
Simen
Máy xét nghiệm sinh hóa
Simen
Cân bàn Trung quốc
Thước đo chiều cao Trung
quốc
Thước dây
Bệnh án nghiên cứu
Bệnh án nghiên cứu
Bệnh án nghiên cứu
Bệnh án nghiên cứu

Công cụ:
+ Mẫu bệnh án nghiên cứu
+ Huyết áp kế thủy ngân, ống nghe Alka- Nhật bản
+ Bàn cân có gắn thước đo chiều cao Trung quốc
+ Thước dây.
+ Bơm, kim lấy máu, ống nghiệm
+ Máy phân tích sinh hóa máu Simen Đức
+ Máy tính, phần mềm nhập và phân tích số liệu
2.3.Quản lý và phân tích số liệu, khống chế sai số và nhiễu.


-

Số liệu được làm sạch trước khi nhập và phân tích.
Số liệu sau khi được làm sạch được nhập vào máy tính và quản lý bằng phần


-

mềm Microsoft Excel 2010.
Số liệu được phân tích thông qua các test thống kê thích hợp thường dùng

-

trong y học.
Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 được áp dụng.
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0
2.4.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

-

Trước khi tham nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được cung cấp

-

thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
Chỉ tiến hành nghiên cứu với những bệnh nhân đồng ý tham gia.
Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất chỉ nhằm mục đích phục vụ cho

-

nghiên cứu và hoàn toàn được giữ bí mật.
Đối tượng được quyền dừng sự tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc
nào.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1 Tuổi và giới

Hình 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Nhận xét:
Nam giới n = 98 chiếm 47,34%
Nữ giới

n = 109 chiếm 52,66%

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nam và nữ khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Nói cách khác tỷ lệ nam nữ trong nghiên cứu này là
tương đương nhau.


Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi,giới
Giới

Nam

Nữ

Tổng

Tuổi

n


%

n

%

n

%

< 60

20

45,5

24

54,5

44

21,3%

60-69

42

49,4


43

50,6

85

41,0%

>70

36

46,1

42

53,9

78

37,7%

Tổng

98

47,3%

109


52,7%

207

100%

Tuổi TB

66.83 + 8.66

Nhận xét:
Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 66,83 ± 8,66.
Ở các nhóm tuổi tỷ lệ nam nữ tương đương nhau.
Nhóm tuổi 60-69 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 41%. sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).


3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo vùng

Hình 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo vùng
Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là các bệnh nhân ở vùng thành
thị n=170 chiếm 82,13%, nông thôn n = 37 chiếm 17,87%.
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo tính chất nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tính chất nghề nghiệp
Nghề
Hưu trí

Nhân viên
hành chính


Công
nhân

Nông dân

Nội trợ

147
71,01

2
0,98

8
3,86

40
19,32

10
4,83

Chỉ số
n
%
Nhận xét:


Đối tượng nghiên cứu là cán bộ hưu chiếm số đông 71,01%, n =147

Cán bộ hành chính ít nhất n = 2 chiếm 0,98%.
Nông dân n= 40 chiếm 19,32%.
3.1.4. Đặc điểm THA của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Bảng 3.3. Phân loại THA của đối tượng nghiên cứu
Độ THA
Chỉ số
n
%

Độ 1

Độ 2

Độ 3

78
37,68

86
41,55

43
20,77

Nhận xét:
Về tỷ lệ phân độ THA, nghiên cứu của chúng tôi THA độ I là 37.68%,
THA độ II là 41,55% và THA độ III là 20,77%. Tỷ lệ THA độ II của chúng tôi
cao nhất.

Hình 3.3. Phân loại THA của đối tượng nghiên cứu



3.1.5 Đặc điểm các chỉ số nhân trắc giữa hai giới
Bảng 3.4. Các chỉ số nhân trắc giữa hai giới
Chỉ số

Tuổi

Chiều cao

Cân nặng

Vòng bụng

BMI

X + SD

X + SD

X + SD

X + SD

X + SD

Nam(n=98)

67,15+8,89


161,45+ 17,16

61.56+ 7,76

88,34 + 7,93 23,13 + 2,59

Nữ(n=109)

66,53 + 8,48

152,86 + 4,66

53,54 + 6,61

87,93 + 9,25 22,87 + 2,29

Chung(n=207)

66.83 + 8.66

156,93+ 12,99

57,34 + 8,21

87,86 + 8,54 22,99 + 2,44

< 0,01

< 0,01


Giới

P

>0,05

>0,05

>0,05

Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị trung bình của tuổi, vòng bụng,
BMI giữa hai giới tương đương nhau. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p > 0,05.
3.1.6. Đặc điểm một số thói quen của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5. Đặc điểm một số thói quen của đối tượng nghiên cứu
Hút thuốc
Thói
quen

Uống rượu

không

<30g/24
h

>30g/24
h


101

106

111

96

%
48,8
Nhận xét:

51,2

53,6

46,4

n



Ăn nhiều mỡ

Tập luyện

không

Thườn
g

xuyên

127

80

126

81

61,4

38,6

60,9

39,1



Ko

Tỷ lệ bệnh nhân có hút thuốc: 48,8%, Uống rượu nhiều(>30g
ethanol/24h) là 46,4%, Chế độ ăn nhiều mỡ (giàu Cholesterol và acid béo no)
là 61,4%, Ít tập luyện ( <150 phút/ tuần) là 39,1%.
3.1.7. Đặc điểm thể trạng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI
Bảng 3.6. Đặc điểm thể trạng của đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI


Thể trạng


Gầy

Bình thường

Thừa cân-Béo phì

n

6

92

109

%

2,9

44,4

52,7

Chỉ số

Nhận xét:
Nhóm đối tượng nghiên cứu có thể trạng thừa cân béo phì: n = 109
chiếm 52,7%, thể trạng bình thường n = 92 chiếm 44,4%, thể trạng gầy n = 6
chiếm 2,9%.



3.2. Đặc điểm rối loạn lipid máu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
3 2.1. Giá trị trung bình các chỉ số lipid máu
Bảng 3.7. So sánh giá trị trung bình các chỉ số lipid giữa hai giới
Chỉ số

TC

TG

LDL-C

HDL-C

(X + SD)

(X + SD)

(X + SD)

(X + SD)

Nam(n=98)

5,33 + 0,98

2,87+ 3,07

3,71 + 0,81


1,29 + 0,37

Nữ(n=109)

5,39 + 1,22

2,06 + 1,37

3,06 + 0,98

1,40 + 0,29

Chung(n=207)

5,36 + 1,11

3.22 + 1,24

3,37+ 0,56

1,35 + 0,33

Giới hạn bình
thường(mmol/l)

< 5,2

< 2,3

< 3,4


>1,03

p

>0,05

< 0,05

<0,05

> 0,05

Giới

Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi giá trị trung bình của TC, TG, LDL-C
đều cao hơn chỉ số của người bình thường. Giá trị trung bình của TC, HDL-C
không có sự khác biệt giữa nam và nữ, nhưng giá trị trung bình của TG và
LDL-C ở nam cao hơn nữ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
3.2.2. Tỷ lệ rối loạn các chỉ số lipid máu
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ rối loạn các chỉ số lipid máu theo giới
Các chỉ số

Nam (n =98)

Nữ (n =109)

Chung (n = 207)


n

%

n

%

n

%

p

TC

>5,2

55

56,1

58

53,2

113

54,6


< 0,05

TG

>1,7

37

37,8

33

30,3

70

33,8

< 0,01

LDL-C >3,4

28

28,6

35

32,1


63

30,4

> 0,05

HDL-C<1,03

8

8,2

0

0

8

3,9

< 0,01

Rối loạn ít
nhất 1 chỉ số

71

50,7

69


49,3

140

67,6

> 0,05


Nhận xét:
Tỷ lệ RLLP máu ( rối loạn ít nhất 01 chỉ số) là : 67,6%
Tỷ lệ tăng TC : 54,6%, tăng TG: 33,8%, tăng LDL-C: 30,4%
Tỷ lệ giảm HDL-C: 3,9%
Tỷ lệ tăng TC, TG của nam cao hơn nữ.
Tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 67.6%
Tỷ lệ tăng LDL-C 30,4%
Tỷ lệ rối loạn tăng TG 33,8%, giảm HDL-C 3,9%
Tỷ lệ rối loạn cholesterol máu chiếm 54,6% với nồng độ trung bình là
5,36 + 1,11.
3.2.3. Hình thái rối loạn các thành phần lipid máu
Bảng 3.9. Hình thái rối loạn các thành phần lipid máu
Hình thái rối loạn

n

%

Rối loạn ít nhất 01 thành phần lipid máu


140

67,6

Đơn thuần

Tăng TC

36

17,4

Tăng TG

32

15,5

Giảm HDL-C

6

2,9

Tăng TC + Tăng TG

46

22.2


Tăng TC + TG + LDL-C

18

8.7

Tăng TC + TG + giảm HDL-C

2

0,9

Phối hợp

Nhận xét:
Rối loạn phối hợp tăng cholesterol và triglyceride cao nhất chiếm 22,2%
Rối loạn tăng cholesterol đơn thuần chiếm 17,4%


Rối loạn tăng triglyceride đơn thuần chiếm 15,5%
Tỷ lệ giảm HDL-C đơn thuần chỉ có 2,9%.
3.2.4. Liên quan giữa rối loạn lipid máu với mức độ tăng huyết áp
Bảng 3.10. Liên quan giữa rối loạn lipid máu với mức độ tăng huyết áp
THA
Chỉ số
TC

Độ 1(n =78)
n
%


Độ 2(n = 86)
n
%

Độ 3(n = 43)
n
%

37

47,4

52

60,5

24

55,8

25

32,1

30

34,9

15


34,9

24

30,8

25

29,1

14

32,6

3

3,8

5

5,8

0

0

>5,2

TG >1,7

LDL-C >3,4
HDL-C<1,03

Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tăng TC , LDL-C cao ở cả 3 mức
độ THA và tỷ lệ tăng cao hơn ở THA độ II và độ III. Ngoài ra TG có tỷ lệ
tương đương ở cả 3 mức độ THA và tỷ lệ bệnh nhân có giảm HDL-C thấp ở
cả 3 mức độ THA.
3.3. Một số yếu tố liên quan đến RLLP máu trên nhóm
bệnh nhân nghiên cứu
3.3.1. Liên quan giữa tuổi với RLLP máu
Bảng 3.11. Liên quan giữa tuổi với RLLP máu trên nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
PLTUOI
< 60T 60-69T >=70T
Có RLLPM(n)
%

29

56

55

Tổng

p

140


20.7% 40.0% 39.3% 100.0% < 0,05


Nhận xét: Nhóm đối tượng từ 60 -69 tuổi có tỷ lệ rối loạn lipid máu là
40%, nhóm > 70 là 39,3%, nhóm đối tượng dưới 60 tuổi là 20,7%.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu có liên quan tới tuổi:tuổi càng
cao thì nguy cơ rối loạn lipid máu càng tăng, có ý nghĩa thống kê (p <0,05)
3.3.2. Liên quan giữa giới tính với RLLP máu
Bảng 3.12. Liên quan giữa giới tính với RLLP máu trên nhóm bệnh nhân
nghiên cứu
GIỚI
Có RLLPM(n)
%

NAM

NỮ

Tổng

71

69

140

p

50.7% 49.3% 100.0% >0,05


Nhận xét:
Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở nam là 50,7%, nữ là 49,3%.
Khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nói cách khác tỷ lệ
rối loạn lipid máu không liên quan đến giới tính nam hay nữ.
3.3.3. Liên quan giữa khu vực sống với RLLP máu
Bảng 3.13. Liên quan giữa khu vực sống với RLLP máu trên nhóm bệnh
nhân nghiên cứu
NƠI Ở
NONGTHON

THANHTHI

Tổng

140



n

29

111

RLLP

%

20.7%


79.3%

p

100.0% <0,01


Nhận xét: Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở khu vực thành thị là 79,3%, Cao gấp 3
lần khu vực nông thôn là 20,7%. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p <0,01.
Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khu vực sống thành thị có liên
quan chặt chẽ với nguy cơ rối loạn lipid máu.
3.3.4. Liên quan giữa chỉ số BMI với RLLP máu
Bảng 3.14. Liên quan giữa chỉ số BMI với RLLP máu trên nhóm bệnh
nhân nghiên cứu
Thể trạng
Thừa
cân
RLLPM

Gầy

n

74

3

%


52.9%

2.1%

Tổng

p

Bình
thường
63

140

45.0% 100.0% < 0,05

Nhận xét:
Nhóm đối tượng thể trạng thừa cân béo phì có tỷ lệ rối loạn lipid máu
là 52,9%, nhóm thể trạng bình thường là 45%, nhóm đối tượng thể trạng
gầy là 2,1%.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu liên quan tới thể trạng:ở
nhóm thừa cân tỷ lệ RLLP máu cao hơn nhóm bình thường hoặc gầy, có ý
nghĩa thống kê (p <0,05).


3.3.5. Liên quan giữa chế độ ăn giàu Cholesterol và
acid béo no với RLLP máu
Bảng 3.15. Liên quan giữa chế độ ăn giàu Cholesterol và acid béo no với
RLLP máu trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu
CHẾ ĐỘ ĂN

NHIEU

RLLPM

IT CHO

CHO&AB

&AB NO

NO

Tổng

n

18

122

140

%

12.9%

87.1%

p


100.0% < 0,01

Nhận xét:
Nhóm đối tượng chế độ ăn nhiều cholesterol và acid béo no có tỷ lệ
rối loạn lipid máu là 87,1%, nhóm có chế độ ăn ít cholesterol và acid béo
no là 12,9%.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu liên quan chặt chẽ với chế
độ ăn: ăn nhiều cholesterol và acid béo no làm tăng nguy cơ rối loạn lipid
máu gấp 5 lần, có ý nghĩa thống kê (p <0,01).


3.3.6. Liên quan giữa chế độ luyện tập vận động với RLLP máu
Bảng 3.16. Liên quan giữa chế độ luyện tập vận động với RLLP máu trên
nhóm bệnh nhân nghiên cứu
VANDONG

RLLPM

THUONG

KO THUONG

XUYEN

XUYEN

n

63


77

%

45.0%

55.0%

Tổng
140
100.0% <0,05

Nhận xét:
Nhóm đối tượng luyện tập thường xuyên có tỷ lệ rối loạn lipid máu là
45%, thấp hơn nhóm luyện tập không thường xuyên là 55%. Khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p <0,05). Điều này chỉ ra rằng luyện tập thường xuyên
30p/ngày x 5 ngày/tuần làm giảm nguy cơ rối loạn lipid máu.
3.3.7. Liên quan giữa uống rượu với RLLP máu
Bảng 3.17. Liên quan giữa uống rượu với RLLP máu trên nhóm bệnh
nhân nghiên cứu
RUOU

RLLPM

> 30g/24h

< 30g/24h

n


84

56

%

60.0%

40.0%

Tổng
p
140
100.0% < 0,05


Nhận xét:
Nhóm đối tượng uống nhiều rượu > 30g ethanol/ngày có tỷ lệ rối loạn
lipid máu là 60%, cao hơn nhóm uống ít rượu là 40%. Khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p <0,05). Nghiên cứu cho thấy rằng uống rượu làm tăng nguy cơ rối
loạn lipid máu lên 1,5 lần.
3.3.8. Liên quan giữa hút thuốc với RLLP máu
Bảng 3.18. Liên quan giữa hút thuốc lá với RLLP máu trên nhóm đối
tượng nghiên cứu
THUOCLA
CÓ HUT

KO HUT

RLLP


n

100

40

M

%

71.4%

28.6%

Tổng
140
100.0% < 0,01

Nhận xét:
Nhóm đối tượng nghiên cứu có hút thuốc: tỷ lệ rối loạn lipid máu là
71,4%, cao hơn nhóm không hút thuốc là 28,6%. Khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p <0,01). Như vậy, hút thuốc có liên quan tới rối loạn lipid máu.


×