Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ bảo tồn một số TRƯỜNG hợp gãy XƯƠNG TRẬT KHỚP có đắp THUỐC NAM tại KHOA KHÁM XƯƠNG và điều TRỊ NGOẠI TRÚ, BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 26 trang )

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
KHOA KHÁM XƯƠNG VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

.

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHCN CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG TRẬT KHỚP CÓ ĐẮP THUỐC NAM
TẠI KHOA KHÁM XƯƠNG VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ,
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
(MÃ SỐ: CT01.2018 )

Chủ nhiệm đề tài: TS.BS DƯƠNG ĐÌNH TOÀN
Khoa khám xương và điều trị ngoại trú

Hà Nội – 2019
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC


VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

.BÁO

CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHCN CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN MỘT SỐ
TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG TRẬT KHỚP CÓ ĐẮP THUỐC NAM


TẠI KHOA KHÁM XƯƠNG VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ,
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
(MÃ SỐ: CT01.2018 )

Chủ nhiệm đề tài: Dương Đình Toàn
Thời gian thực hiện đề tài: 6/2018-6/2019
Họ tên người tham gia thực hiện đề tài:

1. Võ Quốc Hưng
2. Vũ Văn Khoa
3. Nguyễn Trọng Tài
4. Phan Văn Hậu

Hà Nội – 2019
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG
TRẬT KHỚP BẰNG PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN......................2
1.1. Đại cương gãy xương, trật khớp, chấn thương phần mềm..........................2
1.1.1. Gãy xương.............................................................................................2
1.1.2. Trật khớp...............................................................................................2
1.2.3. Chấn thương phần mềm........................................................................3
1.2. Quan điểm của Y học cổ truyền về điều trị gãy xương trật khớp................3
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................7
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................7
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn..............................................................................7
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: không có................................................................7
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................7

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu......................................................7
2.2.2. Cỡ mẫu: gồm 57 bệnh nhân..................................................................7
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................7
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu.........................................................................7
2.2.5. Các bước tiến hành................................................................................7
2.2.6. Phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu......................................8
2.2.7. Y đức trong nghiên cứu.........................................................................8
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................9
3.1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu........................................................9
3.1.1. Tuổi: trung bình là 35,3.........................................................................9
3.1.2. Giới:......................................................................................................9
3.1.3. Đặc điểm tổn thương.............................................................................9
3.1.4. Thời gian bó lá: trung bình 13 ngày....................................................10
3.1.5. Thời gian từ khi chấn thương đến khi đến khám: trung bình 25 ngày 10
3.2. Kết quả......................................................................................................10
3.2.1. Thời gian theo dõi: trung bình 4,5 tháng (2-9 tháng)..........................10


3.2.2. Di chứng sau bó lá của nhóm gãy xương............................................10
3.2.3. Kết quả điều trị....................................................................................11
Chương 4: BÀN LUẬN.....................................................................................12
4.1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu......................................................12
4.2. Đặc điểm tổn thương.................................................................................12
4.3. Kết quả sau bó lá.......................................................................................12
4.4. Kết quả điều trị..........................................................................................13
KẾT LUẬN........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Phân bố theo giới............................................................................9

Bảng 3.2.

Đặc điểm tổn thương.......................................................................9

Bảng 3.3.

Kết quả sau bó lá...........................................................................10

Bảng 3.4.

Di chứng........................................................................................10

Bảng 3.5.

Kết quả điều trị..............................................................................11


1
MỞ ĐẦU
Thuốc nam từ lâu được xem là một loại dược liệu, được người dân sử dụng
trong điều trị mộ số bệnh thông thường, mang lại hiệu quả nhất định. Trong
chiến lược phát triển ngành y tế Việt Nam, song song với ứng dụng các thành
tựu to lớn của y học hiện đại thì nghiên cứu sử dụng thuốc nam trong điều trị
bệnh luôn được quan tâm và khuyến khích.
Tuy nhiên hiện nay phong trào chữa bệnh bằng thuốc nam tự phát đang ngày

càng nở rộ, khó kiểm soát về chất lượng thuốc cũng như điều kiện hành nghề của
người chữa bệnh. Nhiều người bệnh, bệnh tình trở nên nặng nề hơn hoặc mất đi cơ
hội chữa khỏi sau khi điều trị bằng thuốc nam không đúng chất lượng, không đúng
chỉ định và kỹ thuật, thậm chí phải trả giá bởi mất đi một phần chi thể.
Trong gãy xương trật khớp, thuốc nam có vai trò giảm sưng tiêu viêm, tăng
cường tuần hoàn tại chỗ, có thể thúc đẩy quá trình chống viêm, liền xương [1].
Với vai trò như trên, thuốc nam sẽ phát huy được tác dụng nếu xương gãy hay
khớp trật đã được nắn về vị trí giải phẫu và được bất động tốt. Trên thực tế các
Thầy lang thường nắn xương theo kinh nghiệm, cảm tính và không được đào tạo
về kỹ thuật điều trị bảo tồn gãy xương trật khớp. Nhiều trường hợp khớp trật,
xương gãy không được nắn chỉnh trước khi bó lá. Trong quá trình bó lá, chi gãy
không được bất động tối thiểu, do vậy khi bệnh nhân đến khám tại khoa Khám
xương và điều trị ngoại trú thường đã muộn, xương còn lệch, khớp còn trật,
phần mềm hoặc co rút hoặc viêm tấy nhiễm trùng, việc điều trị bảo tồn hay phẫu
thuật đều gặp khó khăn. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn một số trường hợp gãy xương trật khớp
có đắp thuốc nam tại khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú, bệnh viện
HN Việt Đức” nhằm Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng của gãy
xương trật khớp có đắp thuốc nam và kết quả điều trị.
Chương 1


2
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG TRẬT
KHỚP BẰNG PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.1. Đại cương gãy xương, trật khớp, chấn thương phần mềm [2,3]
1.1.1. Gãy xương
- Định nghĩa: là sự mất toàn vẹn cấu trúc của xương
- Phân loại: Gồm gãy xương kín và gãy xương hở
- Nguyên tắc điều trị: giúp liền xương, phục hồi cấu trúc giải phẫu của xương

- Các phương pháp điều trị: gồm điều trị bảo tồn, điều trị bằng phẫu thuật
- Chỉ định điều trị bảo tồn: đa số gãy xương ở trẻ em; gãy xương ít lệch ở

người lớn; gãy xương ở bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật...
- Nguyên tắc điều trị bảo tồn: nắn xương về vị trí giải phẫu; bất động đủ thời

gian; tập phục hồi chức năng
- Chỉ định phẫu thuật: đa số gãy xương di lệch ở người lớn; gãy xương có

biến chứng; gãy xương hở...
1.1.2. Trật khớp
- Định nghĩa: là sự di lệch hoàn toàn các diện khớp so với vị trí giải phẫu bình
thường
- Phân loại: trật khớp mới; trật khớp đến muộn; trật khớp tái diễn; trật khớp
mắc phải; trật khớp bẩm sinh...
- Nguyên tắc điều trị: đưa khớp về đúng vị trí giải phẫu càng sớm càng tốt
- Các phương pháp điều trị: nắn khớp không mở khớp; nắn khớp có mở khớp
- Nguyên tắc nắn khớp không mở khớp: càng sớm càng tốt; đưa khớp về đúng


3
giải phẫu; bất động đủ thời gian; tập phục hồi chức năng
- Chỉ định nắn khớp có mở khớp (mổ): trật khớp nắn không vào; trật khớp nắn
vào nhưng không đúng giải phẫu; trật khớp có biến chứng...
1.2.3. Chấn thương phần mềm
Định nghĩa: Chấn thương phần mềm là những chấn thương của da, gân, cơ,
dây chằng do kéo căng quá mức hoặc vặn xoắn đột ngột bởi một lực va chạm
trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các hình thái tổn thương: Giãn; rách; đứt; đụng dập phần mềm
Phân độ: tuỳ theo mức độ tổn thương phần mềm

- Độ 1: phần mềm (dây chằng, gân cơ) căng giãn hoặc rách một phần (dưới

25% bó sợi). Biểu hiện đau thoáng qua, hoặc chỉ đau lúc vận động có chịu lực.
Phần mềm sưng nề nhẹ
- Độ 2: phần mềm (dây chằng, gân cơ) rách không hoàn toàn ( từ 25-75% bó

sợi). Biểu hiện tại chỗ sưng nề bấm tím rõ, đau nhiều cả lúc vận động và nghỉ ngơi
- Độ 3: phần mềm (dây chằng, gân cơ) đứt hoàn toàn. Biểu hiện tại chỗ mất

liên tục của gân hoặc cơ hoặc dây chằng, kèm theo là sưng nhanh, đau nhiều,
không thể vận động
Nguyên tắc điều trị chấn thương phần mềm: theo các bước R.I.C.E:
- R (rest)-Nghỉ ngơi
- I (ice)- Chườm đá
- C (compression)-Băng ép và bất động
- E (elevation)-Nâng cao chi

1.2. Quan điểm của Y học cổ truyền về điều trị gãy xương trật khớp [1,4]
Ngoài nguyên tắc cố định xương gãy kết hợp động và tĩnh, nguyên tắc thứ hai


4
trong điều trị gãy xương theo y học cổ truyền là kết hợp tác dụng tại chỗ (thuốc
bôi, đắp ngoài) với tác dụng toàn thân (thuốc uống trong).
Ngày nay bằng các nghiên cứu khoa học cơ bản, tác dụng của nhiều bài thuốc
nam đã được chứng minh. Tuy nhiên việc xoa bóp, đắp thuốc trong chấn thương
gãy xương trật khớp cũng cần đúng phương pháp, tuân thủ theo cơ chế sinh học
của liền xương.
Qua kinh nghiệm cổ truyền và các quan sát trên lâm sàng đã khẳng định:
thuốc y học cổ truyền có tác dụng thông hoạt kinh lạc, tiêu thũng, chỉ thống, nhu

dưỡng khí huyết, hoà dinh sinh tân.
Trong thực tiễn lâm sàng, dựa vào biện chứng luận trị ứng dụng thuốc y học
cổ truyền điều trị gãy xương có thể phân chia làm ba thời kỳ: thời kỳ đầu, thời
kỳ giữa và thời kỳ sau.`
Thời kỳ đầu dùng theo pháp hành ứ, hoạt huyết, sinh tân; thời kỳ giữa dùng
pháp bổ ích can thận tiếp liền xương; thời kỳ sau dùng pháp cường cân, cứng cốt
phục nguyên.
Hoạt huyết phá ứ
Gãy xương trong thời kỳ đầu (1-2 tuần sau khi bị thương) có thể dùng
pháp hành ứ hoạt huyết sinh tân. Một khi bị thương, khí huyết vận hành lập tức
bị trở trệ dẫn tới sưng nề. Muốn trị đau đầu tiên phải hành ứ; muốn tiêu sưng tất
phải hoạt huyết. Vì vậy, khi dùng thuốc không thể không dùng hành ứ, hoạt
huyết.
Hành khí hoạt huyết
Trường hợp thương tổn thể chất ít, chứng trạng nhẹ có thể dùng pháp này điều
trị. Sách Nội kinh nói: “Kết giả tán chi” nghĩa là chứng kết dùng phương pháp
tán để điều trị. Có thể dùng các bài thuốc đắp tại chỗ, hoặc Thất lý tán hoặc
dùng rượu Tử kim xoa tại chỗ. Uống trong có thể dùng Thất lý tán hoặc Trật đả
hoàn. Thuốc sắc có thể dùng bài Phục nguyên hoạt huyết thang, Hoạt dinh chỉ
thống thang, Phục nguyên thông khí thang, Thuận khí tán, Chính cốt mẫu đơn bì


5
thang, Nhất bàn châu thang.
Công ứ phá trệ
Người bị nạn khoẻ mạnh, ứ trệ tương đối nghiêm trọng, tại chỗ sưng và ứ
huyết lâu tiêu. Trong trường hợp này hoạt huyết có thể thu kết quả. Sách Nội
kinh nói phương pháp: “Kết giả tiêu đi”.
Bổ can thận, tiếp liền xương
Kỳ giữa của gãy xương (sau gãy 1-2 tuần đến khi liền xương trên lâm sàng)

có thể dùng pháp bổ ích can thận, tiếp liền xương. Can chủ cân, Thận chủ cốt,
do vậy pháp bổ ích can thận là tục cân, tiếp cốt. Thường dùng các bài như Tinh
quế kết cốt cao, Nội phục bát lý tán và Kết cốt tán. Ngoài dùng thuốc như trên
đã nói, bên trong có thể dùng thuốc Bổ thận tráng cân thang hoặc Tổn thương
điều kinh thang, là bổ thuộc công hay công bổ kiêm trị.
Cường cân tráng cốt
Kỳ sau của gãy xương, sau khi xương gãy đã liền lâm sàng dùng pháp cường
cân tráng cốt pháp. Có thể dùng các dược vật đã nêu trên. Khi chi gãy bị cứng
khớp, cơ bắp teo nhẽo, gân cơ co quắp, có thể dùng Thư cân thang để làm tăng
khả năng tập luyện, từng bước phục hồi công năng chi gãy. Với người thể chất
yếu nhược, có thể dùng thuốc bổ như Bát trân thang, Thập toàn đại bổ thang…
Thanh nhiệt hoạt huyết
Dùng trong các trường hợp huyết ứ ngưng trệ, huyết ứ hoá nhiệt, vết thương
sưng nóng đỏ đau. Dùng các thuốc hành ứ hoạt huyết nêu trên, gia thêm một số
vị hàn lương thanh nhiệt như hoàng liên, hoàng cầm, sinh địa, đơn bì, hoàng
bá… nhưng cần chú ý đề phòng hàn lương thái quá ngăn cản việc tiêu tan ứ trệ.
Ôn kinh thông lạc
Những thương tổn lâu nhiễm phong, hàn, thấp sưng đau nặng lên có thể dùng
pháp ôn kinh thông lạc để khu phong, tán hàn, hoạt huyết tiêu sưng. Thường
dùng thuốc uống trong như Thấu cốt đan, Thư cân hoạt huyết thang v.v.. Tứ chi
thương tổn lâu, bị phong, hàn, thấp xâm nhập cũng có thể dùng Thư cân thang.


6
Đau vùng lưng hoặc đau lưng cấp, tổn thương mạn tính kiêm phong hàn có thể
uống Định thống hoàn.
Khoảng ba thập kỷ lại đây, có nhiều bài thuốc kinh nghiệm, bài thuốc dân
gian đã được viện y học cổ truyền Việt Nam sưu tầm, thừa kế.
Tóm lại, một trong những vốn quý của y học cổ truyền là điều trị gãy xương.
Kinh nghiệm về lĩnh vực này đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang tính

chất gia truyền. Điều trị gãy xương đơn thuần theo y học cổ truyền trong nhiều
trường hợp hiệu quả nắn chỉnh chưa tốt, phương tiện cố định đơn giản, dễ phổ
cập nhưng chất lượng cố định chưa cao trong các trường hợp gãy xương lớn, có
cơ co kéo mạnh như xương đùi hoặc một số trường hợp gãy gần khớp. Điều trị
gãy xương theo y học cổ truyền hay theo y học hiện đại đều có ưu điểm và
nhược điểm nhất định. Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại nhằm
phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm của từng phương pháp cho phép
điều trị chất lượng ngày một cao hơn, hoàn hảo hơn.
Quá trình liền xương của phương pháp cố định sinh học tạo liền xương gián
tiếp (liền xương kỳ 2), kiểu liền xương nhanh chóng, còn liền xương trực tiếp
(liền xương kỳ 1) là một quá trình chậm chạp. Theo Đặng Kim Châu thì điều trị
gãy xương theo y học cổ truyền là một trong những phương pháp điều trị khá
toàn diện.


7

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân được chẩn đoán gãy xương, trật khớp, chấn thương phần mềm đơn
thuần, được điều trị ban đầu bằng bó lá, được khám và điều trị tại khoa Khám
xương và điều trị ngoại trú
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: không có
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu
2.2.2. Cỡ mẫu: gồm 57 bệnh nhân
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6/2018-6/2019.

Địa điểm nghiên cứu: Khoa Khám xương và Điều trị Ngoại trú, Viện Chấn
thương Chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm tổn thương
- Thời gian đắp lá
- Thời gian đến viện
- Đặc điểm lâm sàng sau đắp lá
- Kết quả điều trị và các di chứng

2.2.5. Các bước tiến hành


8
- Lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn lựa chọn

- Mô tả đặc điểm lâm sàng
- Can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật:
+ Điều trị kháng sinh, bó bột
+ Gây mê nắn bó bột
+ Chuyển mổ xử lý hoại tử nhiễm trùng phần mềm, viêm xương
- Đánh giá kết quả. Các tiêu chí đánh giá (nhóm nghiên cứu tự xây dựng):
Gãy xương
Trật khớp
CT phần mềm
- Xương liền đúng - Đạt giải phẫu, biên - Khỏi, không thay đổi

Tốt

giải phẫu


độ vận động bình màu sắc da (không

- Không viêm da

thường

viêm da)

Trung

- Không viêm da
- Xương liền không - Đạt giải phẫu, hạn - Khỏi, để lại sẹo hoặc

bình

đúng giải phẫu

chế biên độ vận động

- Viêm da không Kém

Viêm

da

thay đổi màu sắc da

không -


Viêm

da

không

nhiễm trùng
nhiễm trùng
- Khớp giả, hoặc - Không đạt giải phẫu

nhiễm trùng
- Viêm da nhiễm trùng

chậm liền, hoặc viêm - Cứng khớp

- Khỏi, phải điều trị

xương

-

Viêm

da

nhiễm kháng sinh dài ngày

- Viêm da nhiễm trùng

và/hoặc


trùng

thuật

phải

phẫu

2.2.6. Phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu
Các kết quả nghiên cứu được phân tích và xử lý bằng thuật toán thống kê y
học, sử dụng phần mềm Stata 12.0
2.2.7. Y đức trong nghiên cứu
Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu


9

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Tuổi: trung bình là 35,3 ( 4-80 )
3.1.2. Giới:
Bảng 3.1. Phân bố theo giới
Nam
Nữ
Nhận xét: Nữ nhiều hơn nam, chiếm 61%
Giới

22

35

38,6%
61,4%

3.1.3. Đặc điểm tổn thương
Bảng 3.2. Đặc điểm tổn thương
Gãy xương (n=31)

CT phần mềm

Trật khớp (n=11)

Đầu dưới xương quay
9
Cổ xương cánh tay
2
Trên lồi cầu xương cánh

Trật khớp vai
2
Bán trật khớp cổ chân 4
Trật khớp quay trụ

(n=15)
Bàn chân 3
Cổ chân
4
Gối
4


tay
2
Lồi cầu ngoài xương cánh

dưới
Bán trật khớp gối

Bàn tay

2

Cẳng

2

tay
Xương đòn
Mắt cá chân
Đốt bàn ngón chân
Cổ xương đùi

3
4
4
5
2

3
2

chân

Nhận xét:
Gặp nhiều hơn cả là gãy đầu dưới xương quay. Ngoài ra gãy lồi cầu ngoài


10
cánh tay trẻ em có 3 trường hơp, gãy cổ xương đùi người già có 2 trường hợp

Bảng 3.3. Kết quả sau bó lá
Không đạt
Giải phẫu

Viêm da

Viêm da nhiễm

không nhiễm

trùng (viêm tấy
mô mềm)
5 (16%)
2 (18%)
2 (13%)
9 (16%)

Gãy xương (n=31)
Trật khớp (n=11)
CT Phần mềm (n=15)


23 (74%)
3 (27%)

trùng
19 (61%)
7 (63%)
9 (60%)

Tổng

26 (62%)

35 (61%)

Nhận xét:
Với gãy xương, không đạt giải phẫu chiếm tỷ lệ cao (74%). Viêm tấy mô
mềm gặp 9 trường hợp ở cả gãy xương, trật khớp và chấn thương phần mềm.
3.1.4. Thời gian bó lá: trung bình 13 ngày (từ 3-21 ngày)
3.1.5. Thời gian từ khi chấn thương đến khi đến khám: trung bình 25 ngày (7
ngày – 2 tháng)
3.2. Kết quả
3.2.1. Thời gian theo dõi: trung bình 4,5 tháng (2-9 tháng)
3.2.2. Di chứng sau bó lá của nhóm gãy xương
Bảng 3.4. Di chứng
Gãy xương (n=31)

Không liền
2

Viêm xương

1

Can lệch
19

Nhận xét:
Can lệch là di chứng gặp nhiều nhất đối với nhóm gãy xương. Một trường
hợp viêm xương đường máu có liên quan đắp lá sau chấn thương phần mềm, 2
trường hợp không liền do tiêu cổ xương đùi.


11

3.2.3. Kết quả điều trị
Bảng 3.5. Kết quả điều trị
Gãy xương (n=31)
Trật khớp (n=11)
CT Phần mềm (n=15)

Tốt
9
4
6

Trung bình
18
5
7

Nhận xét:

Kết quả trung bình chiếm ưu thế trong cả ba nhóm

Kém
4
2
2


12
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu
Tuổi trung bình là 35,3, gặp từ trẻ em 4 tuổi cho đến người già 80 tuổi. Việc
điều trị bằng đắp thuốc lá bắt nguồn từ nhận thức của người lớn. Thông tin
truyền miệng thiếu kiểm chứng của người lớn về chất lượng khám chữa bệnh
của các cở sở y tế tư nhân và hiệu quả điều trị bằng thuốc nam, cùng với tâm lý
e ngại khi đến bệnh viện công, chuyên khoa khiến người lớn hoặc tự mình tìm
đến gặp các thầy lang hoặc dẫn người thân của mình đến, bao gồm trẻ em.
4.2. Đặc điểm tổn thương
Gặp nhiều nhất trong nhóm gãy xương là gãy đầu dưới xương quay ở người
có tuổi. Gãy cổ xương đùi di lệch ở người già, gãy lồi ngoài xương cánh tay di
lệch ở trẻ em là những tổn thương có chỉ định mổ tuyệt đối, tuy nhiên những
người bệnh này cũng được các thầy lang chỉ định bảo tồn bằng bó lá. Trong quá
trình hỏi bệnh, chúng tôi thấy đa phần các thầy lang đều có cam kết sau bó lá là
chắc chắn xương sẽ liền, mặc dù như chúng ta biết về đặc điểm tổn thương giải
phẫu bệnh cũng như nguồn cấp máu cho gãy cổ xương đùi rất khó liền, đặc biệt
gãy Garden 3, Garden 4. Tương tự như vậy, gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay di
lệch ở trẻ em không chỉ dừng lại ở việc liền xương mà còn phải xử lý di lệch, đặt
lại diện khớp, bất động vừa đủ, tập phục hồi chức năng tích cực thì mới có thể
khỏi theo đúng nghĩa. Ngoài ra các tổn thương khác mà người bệnh rất “thích”

bó lá là chấn thương phần mềm cổ bàn chân, hay còn gọi là bong gân. Trật khớp
và bán trật khớp cũng là những tổn thương mà người bệnh thích đến thầy lang
để được “rút” khớp và bó lá.
4.3. Kết quả sau bó lá
Theo Bảng 3.3, có 23 bệnh nhân gãy xương (chiếm 74%), 3 bệnh nhân trật
khớp, bán trật khớp (chiếm 27%) không đạt giải phẫu, cần phải gây mê nắn
chỉnh lại. Viêm da thông thường gặp 36 trường hợp chiếm 61%, đặc biệt viêm


13
da nhiễm trùng gặp 9 bệnh nhân, trong đó có 3 bệnh nhân phải mổ cắt lọc (có 1
bệnh nhân vết thương hở), số bệnh nhân còn lại phải điều trị kháng sinh dài
ngày. Những bệnh nhân được điều trị bằng bó lá hầu hết họ không được nắn
chỉnh, hoặc được nắn chỉnh nhưng không đạt giải phẫu nhưng vẫn bó lá. Trong
đa số các trường hợp khi bó lá bệnh nhân chỉ được bất động bằng nẹp tre, gỗ
không đạt chuẩn, vì vậy kể cả việc nắn chỉnh ban đầu là đạt thì phương pháp bất
động không tốt cũng dễ dàng gây di lệch thứ phát. Sự tiếp xúc trực tiếp với
thuốc lá gây nên tình trạng viêm da là hiện tượng gặp khá phổ biến. Khi tổ chức
phần mềm đang giai đoạn sưng nề, tụ máu là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn
thâm nhập trực tiếp qua da gây tình trạng nhiễm trùng, hay gặp là nhiễm trùng
mô mềm. Đặc biệt nếu trên da có vết thương hở thì nhiễm trùng là điều tất yếu
nếu đắp lá trực tiếp vào vết thương (đây là chống chỉ định của đắp thuốc lá).
4.4. Kết quả điều trị
Với thời gian bó lá trung bình 13 ngày (từ 3-21 ngày), thời gian từ khi chấn
thương, bó lá cho đến khi đến khám trung bình trung bình 25 ngày (7 ngày – 2
tháng). Trong đó đa số các trường hợp phải gây mê nắn lại (Bảng 3.3). Những
trường hợp thời gian bó lá kéo dài thường kèm với đến khám muộn, do vậy tình
trạng can lệch, cứng khớp, viêm tấy phần mềm gặp phổ biến. Những trường hợp
viêm tấy phần mềm sau bó lá, phải điều trị kháng sinh dài ngày nên việc nắn
chỉnh vô cùng khó khan, kể cả phẫu thuật. Tương tự, việc nắn chỉnh xương đến

muộn cũng gặp nhiều khó khăn, đa số không mang lại kết quả như mong muốn.
Chính vì vậy, kết quả 22/31 trường hợp gãy xương, 7/11 trường hợp trật khớp,
bán trật khớp và 9/15 trường hợp chấn thương phần mềm có kết quả kém và
trung bình (Bảng 3.5) sau điều trị trung bình 4,5 tháng.

KẾT LUẬN


14
Qua tiếp nhận, điều trị, theo dõi, đánh giá kết quả điều tri cho 57 bệnh nhân,
gồm những trường hợp gãy xương, trật khớp, chấn thương phần mềm, được bó lá
trước đó, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Có 23/31 trường hợp gãy xương, sau bó bột ổ gãy xương vẫn còn nguyên
di lệch, trong đó hay gặp nhất là gãy đầu dưới xương quay
- Có 3/11 trường hợp trật khớp, bán trật khớp, khớp nắn chưa đạt giải phẫu
- Có 35/57 trường hợp có viêm da tiếp xúc sau bó lá
- Có 9/57 trường hợp nhiễm trùng phần mềm liên quan bó lá
- Đa phần người bệnh đến bó lá tại các cơ cở y tế tự phát, đông y gia truyền
- Có 38/57 bệnh nhân đạt kết quả trung bình và kém.
Xương gãy không được nắn chỉnh về giải phẫu, không được bất động tốt, kèm
theo đó là viêm da tiếp xúc, nhiễm trùng phần mềm liên quan đến đắp lá là những
yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
 Cần tuyên truyền rộng rãi cho người dân những kiến thức cơ bản trong việc
phòng, điều trị những tai nạn thương tích thường gặp trong cuộc sống, đặc biệt là
gãy xương, trật khớp, chấn thương phần mềm.
 Kiến nghị đến các cấp quản lý trong việc thẩm định, cấp phép, quản lý chất
lượng điều trị đối với một số cơ sở y tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực y học cổ
truyền, gia truyền có tham gia điều trị các thương tích thuộc chuyên khoa chấn
thương chỉnh hình.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Nhược Kim (2006). Bệnh học ngoại khoa-Y học cổ truyền. NXB
Y học

2.

Nguyễn Đức Phúc (2010). Bệnh học ngoại khoa. NXB Y học

3.

Pediatr Ann (1997). General principles in treating soft tisue injurry. Jan,
26(1): 2015.

4.

Phạm Văn Trịnh (2007). Bệnh học Ngoại-Phụ Y học cổ truyền. NXB Y
học


Phụ lục 1
BỆNH ÁN MINH HỌA
BỆNH ÁN 1
Bệnh nhân Phan Thị Thu H, nữ, 60 tuổi, Hải Phòng, MHS: M17-2544.
 Chẩn đoán: thoái hóa khớp gối trái tiên phát, độ III.
Điểm VAS đánh giá mức độ đau khớp gối trước mổ lúc vận động là 6 điểm,
lúc nghỉ ngơi là 2,5 điểm. Điểm KOOS đánh giá chức năng khớp gối trước mổ
là 37,37 điểm. Mức độ tổn thương sụn khớp đánh giá trên CHT theo thang điểm

Noyes trước mổ là 14 điểm. Thể tích sụn diện khớp lồi cầu trong xương đùi (vị
trí tổn thương sụn nặng nhất) đo được trước mổ là 0,3225cm3.

Hình phụ lục 1.1. Hình ảnh trên phim Xquang khớp gối cho thấy, hẹp khe khớp
khoang trong rõ, có gai xương rìa khớp, đặc xương dưới sụn (được đánh giá là
thoái hóa khớp độ III theo phân loại của Kellgren-Lawrence).
 Tổn thương sụn khớp trong mổ:

Hình phụ lục 1.2. Hình ảnh tổn thương sụn khớp quan sát được trong mổ nội
soi khớp gối: diện khớp lồi cầu trong xương đùi mất toàn bộ bề dày sụn khớp,
trên diện tích >4cm2, để lộ hoàn toàn lớp xương dưới sụn (được đánh giá là độ


IV theo Outerbridge)..


Kỹ thuật:
- Lấy dịch tủy xương: thể tích dịch tủy xương được thu gom là 120ml
- Nội soi khớp: tổn thương sụn khớp nặng nhất là diện khớp lồi cầu trong

xương đùi (độ IV), các diện khớp khác chủ yếu độ II. Có nhiều dị vật nhỏ là các
mảnh vỡ của sụn khớp được lấy bỏ. Bơm rửa khớp gối, tạo tổn thương dưới sụn
tại vị trí khuyết sụn của lồi cầu trong xương đùi.
- Trong khối TBG được tiêm vào khớp gối gồm có: 2,539 x 10 6 tế bào
CD34(+); 24,80 x 103 tế bào tạo cụm CFU-F và 59 x 109 tiểu cầu .
 Đánh giá kết quả sau mổ 18 tháng:
- Lâm sàng: điểm VAS lúc vận động giảm còn 2 điểm, lúc nghỉ ngơi còn 1
điểm. KOOS tăng lên 71,71 điểm.
- Trên phim CHT: điểm Noyes giảm còn 10 điểm. Thể tích sụn tại diện
khớp lồi cầu trong xương đùi tăng lên 0,5754cm3.

Trước mổ
1-A1

1-B1

Sau mổ 18 tháng
1-A2

1-B2


1-C1

1-C2

1-D1

1-D2

1-E1

1-E2

Hình phụ lục 1.3. Hình ảnh trên phim CHT khớp gối trước và sau mổ 18 tháng:
trước mổ, mất hết toàn bộ bề dày sụn khớp tại diện khớp lồi cầu trong xương
đùi trên phim chụp đứng ngang (mũi tên đỏ, hình 1-A1) và đứng dọc (mũi tên
đỏ, hình 1-B1), tương ứng độ 4 (theo phân độ của Noyes). Tổn thương một phần
bề dày sụn trên diện khớp mâm chầy ngoài, mâm chầy trong, chè đùi (mũi tên
đỏ, hình 1-D1), tương ứng độ1, 2 và độ 3 theo Noyes. Tổn thương phù tủy lan
xuống đến lớp xương dưới sụn của lồi cầu đùi, mâm chầy trong (mũi tên trắng,

hình 1-A1, 1-B1, 1-C1 và 1-D1). Sau mổ 18 tháng, lớp sụn khớp đã được phục
hồi một phần bề dày tại các diện khớp nói trên, thể hiện trên phim chụp ở cả ba
bình diện đứng dọc, đứng ngang và cắt ngang (mũi tên đỏ, hình 1-A2,1-B2 và 1D2), chỉ còn độ 1 và 2 theo Noyes. Đồng thời phù tủy xương dưới sụn cũng mất


dần tín hiệu (mũi tên trắng, hình 1-A2, 1-B2, 1-C2 và 1-D2). Thể tích sụn khớp đo
được trước mổ là 0,3225cm3 (hình 1-E1), sau mổ đo được 0,5754cm3 (hình 1-E2).


BỆNH ÁN 2
Bệnh nhân Đặng Thị M, nữ, 45 tuổi, Hà Nội, MHS: M17-34597.
 Chẩn đoán: thoái hóa khớp gối trái tiên phát, độ II.
Điểm VAS đánh giá mức độ đau khớp gối trước mổ lúc vận động là 5 điểm,
lúc nghỉ ngơi là 2 điểm. Điểm KOOS đánh giá chức năng khớp gối trước mổ là
38,95 điểm. Mức độ tổn thương sụn khớp đánh giá trên CHT theo điểm thang
điểm Noyes, trước mổ là 12 điểm. Thể tích sụn diện khớp lồi cầu trong xương
đùi đo được trước mổ là 0,8664cm3.

Hình phụ lục 2.1. Hình ảnh trên phim Xquang khớp gối cho thấy: hẹp nhẹ khe
khớp khoang trong, có gai xương nhỏ rìa khớp (được đánh giá là độ II theo
Kellgren-Lawrence).
 Tổn thương sụn khớp trong mổ:

Hình phụ lục 2.2. Hình ảnh tổn thương sụn khớp quan sát được trong: tại diện
khớp lồi cầu trong xương đù, sụn khớp tổn thương gần hết bề dày sụn, với diện
tích 2-4cm2 (được đánh giá là độ III theo Outerbridge).
 Kỹ thuật:
- Lấy dịch tủy xương: thể tích dịch tủy xương được thu gom là 120ml
- Nội soi khớp: tổn thương sụn khớp nặng nhất là diện khớp lồi cầu trong



×