Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn sớm IA IIIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 79 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
UTP đứng hàng đầu trong các loại ung thư (UT) ở nam giới và là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại UT. UTP có xu hướng tăng nhanh
trong nhiều năm trở lại đây ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
theo số liệu thống kê toàn cầu của Parkin DM (2012) cho thấy số UTP mới mắc
trên toàn thế giới đã lên tới 1,35 triệu trường hợp, chiếm 12,4% tổng số các loại
UT, tần suất mắc UTP ở nam giới là 35,5/100.000 dân và ở nữ là 12,1/100.000
dân. Số tử vong do UTP là 1,15 triệu người mỗi năm, chiếm 17,6% tổng số tử
vong do UT, trong đó 49,9% các trường hợp mới mắc là ở các nước đang phát
triển [1].
Tại Mỹ, ước tính năm 2012 có khoảng 219440 ca UTP mắc mới và
159390 trường hợp tử vong do UTP, chiếm 28% tổng tử vong do UT và cũng
đứng đầu các nguyên nhân tử vong do UT [2]. Ở Việt Nam, những số liệu ghi
nhận về UTP tương đối chính xác và có thể đại diện cho tình hình UTP của cả
nước. Kết quả ghi nhận cũng cho thấy UTP nguyên phát gặp tỷ lệ cao ở cả hai
giới, năm 2010, tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi (ASR) ở nam là 29,6/ 100.000 dân,
đứng đầu trong các loại UT ở nam giới, ở nữ là 7,3/ 100.000 dân, đứng thứ 5 sau
UT cổ tử cung, vú, dạ dày và đại tràng. Tỷ lệ tử vong chuẩn hóa theo tuổi là
27,4/ 100.000 dân ở nam và 6,7/ 100.000 dân ở nữ [3].
UTP có tiên lượng xấu bởi tiến triển nhanh, di căn sớm, phát hiện bệnh
thường ở giai đoạn muộn. Do vậy khả năng điều trị phẫu thuật (PT) cũng như
các biện pháp điều trị khác rất hạn chế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự
phát triển mạnh mẽ của y học đã giúp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm hơn, điều
đó có ý nghĩa trong điều trị và tiên lượng UTP.
UTP phân làm 2 nhóm lớn : Loại UTP tế bào nhỏ và UTP không phải tế
bào nhỏ (UTPKPTBN). UTP tế bào nhỏ ít gặp hơn (20%) tiến triển nhanh và có
xu hướng lan tỏa nhiều, không có chỉ định PT cho loại này. UTP không phải tế



2

bào nhỏ thường gặp hơn (80%), có diễn biến tương đối khu trú tại chỗ, tại vùng.
Chỉ định điều trị PT thường được chỉ định đối với GĐ I-IIIA.
Phẫu thuật UTP tại bệnh viện đại học Y Hà nội đã được triển khai từ
năm 2009. Kết quả ghi nhận từ thực tế lâm sàng có chiều hướng khả quan.
Tuy nhiên, kết quả này phải được đánh giá một cách chính xác và khoa học
bằng số liệu cụ thể. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả
điều trị phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn sớm IA-IIIA” với hai mục tiêu
như sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư phổi không
phải tế bào nhỏ (UTPKPTBN).
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật UTPKPTBN tại bệnh viện Đại
học Y Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2014.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.

SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÀ MÔ HỌC PHỔI

1.1.1. Sơ lược giải phẫu học
 Hình thể ngoài
- Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp, nơi xảy ra sự trao đổi khí giữa
môi trường bên ngoài và cơ thể, là một tạng xốp, đàn hồi nên thể tích của nó
thay đổi nhiều theo lượng khí chứa bên trong. Phổi người lớn có thể chứa
4500 – 5000 ml không khí. Phổi trẻ em có màu xanh nhạt, theo năm tháng

phổi người lớn chuyển dần sang màu xanh biếc hoặc sẫm [4].
- Mỗi phổi có một đỉnh, một đáy và ba mặt ngăn cách nhau bằng các
bờ. Mỗi phổi trông giống như một nửa hình nón. Đỉnh phổi hình tròn, nhô lên
vào nền cổ qua lỗ trên của lồng ngực. Ba mặt của phổi gồm: mặt sườn nhẵn
và lồi áp vào mặt trong lồng ngực, mặt hoành lõm, úp lên vòm hoành, còn
mặt trung thất lõm sâu do ấn tim, có chứa rốn phổi – là nơi các thành phần tạo
nên phổi đi vào và đi ra khỏi phổi: các phế quản chính, các động mạch và tĩnh
mạch phổi, các động mạch và tĩnh mạch phế quản [5].
- Sự phân chia thùy ở mỗi phổi là khác nhau. Phổi phải được chia thành
3 thùy: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới bởi 2 khe là khe chếch và khe ngang.
Khe chếch ở trên, khe ngang ở dưới. Các khe từ bề mặt phổi, ăn sâu vào đến
tận rốn phổi. Phổi trái được chia thành 2 thùy: thùy trên và thùy dưới bởi 1
khe chếch. Thùy trái có 2 vùng gọi là vùng đỉnh và vùng lưỡi.
 Hình thể trong
- Phổi là cơ quan nội tạng nằm trong lồng ngực nhưng lại mở thông với
môi trường bên ngoài để đảm nhiệm chức năng trao đổi khí. Phổi có cấu tạo
khá phức tap. Hệ thống dẫn khí của phổi bao gồm:
+ Khí quản: đi từ thanh quản tới chỗ chia của nó ở trung thất.


4

+ Phế quản (PQ) gốc : nối tiếp với khí quản từ chỗ chia đôi của khí quản
(Carina), các phế quản gốc đi qua rốn phổi vào phổi.
+ Cây phế quản : càng đi sâu vào trong phổi, mỗi PQ gốc chia nhánh
nhỏ dần đi trong phổi. Các nhánh chia từ PQ gốc gọi là cây phế quản. Tiểu
thùy là đơn vị cơ sở của phổi. Nhánh nhỏ nhất của phần dẫn khí trong tiểu
thùy gọi là tiểu PQ tận. Mỗi tiểu PQ tận chia đôi thành 2 tiểu PQ hô hấp. Mỗi
tiểu PQ hô hấp lại chia thành 2 – 10 ống phế nang. Thành của ống phế nang
có các phế nang độc lập đứng cạnh nhau và kết thành chùm. Bao quanh các

phế nang là mạng lưới mao mạch, các khí trong máu và phế nang có thể
khuếch tán qua thành mao mạch và phế nang [4].
 Sự phân chia PQ gốc trong phổi [5]
- Carina: ở tận cùng khí quản chia thành 2 PQ gốc phải và trái. Khí
quản và 2 PQ gốc tạo thành hình chữ Y lộn ngược, góc giữa 2 PQ gốc khoảng
700 và ngang mức đốt sống ngực IV.
- So với PQ gốc trái thì PQ gốc phải ngắn hơn, to hơn và chếch hơn.
Mỗi PQ gốc đi vào trong phổi theo một trục gọi là thân chính, chia ra các PQ
thùy theo kiểu chia nhánh bên. Các PQ thùy sẽ tách ra các PQ phân thùy, sự
phân chia này là có khác nhau giữa phổi phải và phổi trái.
- PQ chính phải chia thành 3 PQ thùy: thùy trên, giữa và dưới.
+ PQ thùy trên phải chia 3 PQ phân thùy: PQ phân thùy đỉnh [PQ I], PQ
phân thùy sau [PQ II], PQ phân thùy trước [PQ III].
+ PQ thùy giữa phải chia thành 2 PQ phân thùy : PQ phân thùy bên [PQ
IV], PQ phân thùy giữa [PQ V].
+ PQ thùy dưới trái chia ra 5 PQ phân thùy: PQ phân thùy trên [PQ VI],
PQ phân thùy đáy giữa [PQ VII], PQ phân thuỳ đáy trước [PQ VIII], PQ phân
thùy đáy bên [PQ IX], PQ phân thùy đáy sau [PQ X].
- PQ gốc trái chia làm 2 PQ thùy: thùy trên và thùy dưới.
+ PQ thùy trên trái chia 2 PQ đi vào đỉnh phổi và đi vào lưỡi phổi. PQ đi
vào đỉnh phổi trái tách thành PQ phân thùy đỉnh sau [PQ I+II] và PQ phân


5

thùy đỉnh trước [PQ III]. PQ đi vào lưỡi phổi tách thành PQ lưỡi trên [PQ IV]
và PQ lưỡi dưới [PQ V].
+ PQ thùy dưới chia thành 5 phân thùy và cũng mang tên như 5 phân
thùy của PQ thùy dưới phải.


Hình 1: Hệ thống hô hấp [6]


Màng phổi: Màng phổi có lá thành và lá tạng. Giữa hai lá này có một

khoang tiềm tàng gọi là khoang màng phổi [4].


Mạch máu: có hai động mạch phổi phải và trái tách ra từ thân động

mạch phổi. Vào trong phổi, cả hai động mạch chạy xoắn quanh thân PQ chính
và cũng phân chia thành các nhành thùy, các nhánh cho phân thùy rồi lại tiếp
tục phân chia nhỏ dần cho tới mạng mao mạch quanh phế nang.Máu từ mạng
mao mạch dồn về hai tĩnh mạch phổi trên và dưới ở mỗi bên và đổ vào tâm


6

nhĩ trái. 2 Động mạch và tĩnh mạch PQ nuôi dưỡng cho cây PQ và mô phổi là
các nhánh PQ, nhánh của động mạch chủ [5].


Thần kinh: chi phối hoạt động ở phổi là thần kinh phó giao cảm thuộc

dây thần kinh phế vị (XI), thần kinh giao cảm thuộc hạch giao cảm ngực từ
thứ 2 đến thứ 4. Được hình thành từ những đám rối quanh rốn phổi [5].


Bạch huyết: phổi có nhiều mạch bạch huyết từ đám rối mao mạch


bạch huyết ở bề mặt màng phổi và những đám rối bao quanh các tiểu PQ và
quanh các mạch máu ở phổi. Mạch bạch huyết từ các hạch PQ phổi đổ vào
các hạch PQ phổi nằm ở rốn phổi, cuối cùng đổ vào các hạch khí quản trên và
dưới nằm ở chỗ chia đôi của khí quản [4].
 Hạch bạch huyết của phổi chia làm 2 nhóm :
- Nhóm trong phổi: nằm ở chỗ phân đôi của các PQ phân thùy hoặc chỗ
phân đôi của các nhánh động mạch phân thùy.
- Nhóm hạch PQ phổi: nằm ở đoạn cuối PQ gốc và ở gốc các PQ phân
thùy và là nhóm hạch quan trọng nhất, nó chia làm nhóm hạch ở rốn phổi và
nhóm hạch ở giữa các thùy phổi, nằm sâu ở đáy các khe.
- Phổi phải: có 3 nhóm hạch. PQ thùy giữa thường bị bao quanh bởi các
hạch bạch huyết, khi sưng to chúng bóp bẹp và gây xẹp phổi.
- Phổi trái: Cũng có 3 nhóm hạch. Các hạch bạch huyết của phổi trái
nằm dọc theo đáy của khe chếch, trên đường đi của động mạch phổi trái và sát
gốc của động mạch phân thùy.
- Hạch trung thất phải: có 3 nhóm hạch. Nhóm hạch nằm ở chỗ phân
đôi khí quản PQ thường dính nhau và dính vào các cơ quan lân cận (khí quản,
thực quản, màng ngoài tim). Nhóm hạch nằm dọc bờ khí quản phải ở ngay
trên quai tĩnh mạch Azygos, hạch này này khi to có thể nhìn thấy trên phim
XQuang. Các hạch phía trên có thể lên tới vùng trên xương đòn. Hai nhóm


7

hạch này thông với nhóm hạch tương ứng ở bên trái bằng mạng lưới bạch
mạch quanh khí quản.
-

Hạch trung thất trái: tập trung thành 4 nhóm hạch. Nhóm nằm trước ở


dưới quai động mạch chủ. Nhóm hạch sau nằm sát dây thần kinh quặt ngược
trái. Và nhóm hạch ở dây chằng tam giác. Hạch dưới carina có những bạch
mạch dẫn đến chuỗi hạch cạnh khí quản phải. Vì vậy, một UTP trái có thể gây
di căn hạch ở vùng trên đòn phải [7].
1.1.2. Mô học
- Cấu tạo của thành các PQ không hoàn toàn giống nhau trong suốt
chiều dài của cây PQ. Các PQ từ lớn đến nhỏ đều có cấu tạo đại cương giống
nhau. Thành của các PQ từ trong ra ngoài đều có 4 lớp áo:
+ Niêm mạc : gồm có lớp biểu mô giả tầng có lông chyển. Các PQ lớn
có cấu trúc giống khí quản.
+ Lớp đệm được cấu tạo bởi mô liên kết thưa.
+ Lớp có trơn được gọi là cơ Reissenssen.
+ Lớp sụn và tuyến: trong lớp này có các mảnh sụn trong, kích thước
không đều, bao quanh thành PQ. Các tuyến loại tuyến nhầy và pha.
-

Phế nang là những túi hình đa diện, thành rất mỏng được lợp bởi một

biểu mô đặc biệt rất mỏng, nằm trên màng đáy gọi là biểu mô hô hấp. Biểu
mô hô hấp lợp vách phế nang gồm hai loại: tế bào phế nang loại I (chiếm đa
số, hình dẹt) và tế bào phế nang loại II (tế bào này lớn hơn, hình cầu). Vách
phế nang có một mạng lưới mao mạch dày đặc [8].
1.2.

DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN

1.2.1. Dịch tế học
 Tình hình UTP trên thế giới:
-


UTP vẫn đứng hàng đầu trong các loại UT ở nam giới và là nguyên nhân

gây tử vong hàng đầu trong các loại UT. UTP có xu hướng tăng nhanh trong


8

nhiều năm trở lại đây, theo các số liệu thống kê toàn cầu của Parkin DM (2005)
cho thấy số UTP mới mắc trên toàn thế giới đã lên tới 1,35 triệu trường hợp,
chiếm 12,4% tổng số các loại UT, tần suất mắc UTP ở nam giới là 35,5/100.000
dân và ở nữ là 12,1/100.000 dân. Số tử vong do UTP là 1,15 triệu người mỗi
năm, chiếm 17,6% tổng số tử vong do ung thư, trong đó 49,9% các trường hợp
mới mắc là ở các nước đang phát triển [9], [1].
-

Tại Mỹ, ước tính năm 2009 có khoảng 219440 ca UTP mắc mới và

159390 trường hợp tử vong do UTP, chiếm 28% tổng tử vong do UT, và cũng
đứng đầu các nguyên nhân tử vong do UT [10]. Từ năm 1987, số phụ nữ tử vong
do ung thư ngày càng tăng cao, cao hơn cả UT vú, gần đây đạt dạng cao nguyên.
Ngược lại, tỷ lệ tử vong do UTP ở nam giới giảm liên tục từ năm 1990 đến năm
2000 [2]. Điều này góp phần làm thay đổi tỷ lệ nam/ nữ của UTP và thể hiện xu
hướng giảm hút thuốc lá tại Mỹ trong 30 năm qua.
-

UTP là một trong những ung thư tiến triển nhanh, di căn sớm, tỷ lệ tử

vong cao, đến thời điểm phát hiện bệnh chỉ có 15% bệnh UTP giai đoạn chưa có
di căn, trong đó 25% đã có di căn vào hạch rốn phổi và hạch trung thất và có tới
55% di căn xa, 62% BN khi đến viện không còn khả năng PT và hạn chế các

biện pháp điều trị. Tỉ lệ BN UTP nguyên phát có thể PT cắt bỏ sau chẩn đoán
gần như không thay đổi, xấp xỉ 20% trong nhiều năm nay [11].
-

Mặc dù y học đã tích cực nghiên cứu (NC) UTP trong 10 năm qua, song

tỷ lệ sống thêm 5 năm sau chẩn đoán và điều trị bệnh vẫn chỉ khoảng 15% [2].


9

 Tình hình UTP ở Việt Nam:
Hiện nay số liệu ghi nhận về UTP tương đối chính xác, có thể đại diện cho
tình hình UTP của cả nước. Kết quả ghi nhận cũng cho thấy UTP nguyên phát có
gặp tỷ lệ cao ở cả hai giới. Năm 2002, tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi (ASR) ở nam là
29,6/ 100.000 dân, đứng đầu các loại UT ở nam giới, ở nữ là 7,3/ 100.000 dân,
đứng thứ 5 sau UT cổ tử cung, vú, dạ dày và đại tràng.Tỷ lệ tử vong chuẩn hóa
theo tuổi là 27,4/ 100.000 dân ở nam và 6,7/ 100.000 dân ở nữ [3].
1.2.2. Nguyên nhân
Năm 1950, lần đầu tiên người ta đã chứng minh mối liên quan giữa UTP
với thuốc lá và nhận thấy rằng 80% các UTP liên quan với yếu tố môi trường,
chế độ ăn uống, khói thuốc lá, sự nhiễm độc nước, không khí, điều kiện lao
động... Nếu có nhiều yếu tố phối hợp thì nguy cơ mắc UTP càng cao [9].
 Hút thuốc lá:
-

Hút thuốc là một trong những căn nguyên phổ biến nhất 90% UTP gây

ra bởi thuốc lá [12], [13]. Qua thống kê cho thấy người hút thuốc lá có nguy cơ
mắc UTP gấp 10 lần người không hút. Nếu nghiện nặng trên 20 điếu/1 ngày

có từ 15 đến 20 lần nguy cơ cao hơn người không hút, bởi trong thuốc lá chứa
hơn 4.000 loại hoá chất, 200 loại có hại cho sức khoẻ, khoảng hơn 60 chất
chứa vòng Hydrocarbon thơm như: 3- 4 Benzopyren (là chất gây ung thư trên
thực nghiệm), các dẫn xuất Hydrocarbon đa vòng có khí Nitơ, Aldehyt,
Nitrosamin, Ceton có tính chất gây ung thư [9], [12], [13].
-

Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào: tuổi bắt đầu hút (hút càng sớm

nguy cơ càng cao), số bao năm (càng lớn nguy cơ càng cao), thời gian hút
càng dài (nguy cơ càng lớn). Hút thuốc lá nâu có nguy cơ cao hơn thuốc lá
vàng. Ở Việt Nam, hút thuốc lào, ăn trầu thuốc cũng có nguy cơ cao hơn được
ghi nhận qua một số NC. Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới Hà Nội giai đoạn 1996 –
1999 là 67% và nữ giới là 2,5% [14].


10

-

Sau khi ngừng hút thuốc lá 10-11 năm, nguy cơ mắc UTP sẽ hạ thấp

bằng nguy cơ mắc bệnh ở người không hút thuốc. Tuy nhiên rất khó để có thể
giảm được số người hút thuốc và ngày nay số trẻ em tập hút thuốc khá cao,
nhất là ở tuổi học đường. Phụ nữ hút thuốc, đặc biệt là phụ nữ Châu Âu hút
nhiều và nghiện như nam giới [2], [15].
-

Với những người không hút thuốc mà sống trong một khoảng không


gian hẹp với người hút thuốc khói thuốc cũng có nguy cơ UT. Được gọi là hút
thuốc thụ động. Người bị hít hơi thuốc lâu ngày có nguy cơ cao hơn 1,5 lần so
với người không hút. Hút thuốc lá thụ động chiếm tỷ lệ 25% của UT của
người không hút thuốc [9].


Ô nhiễm không khí: nguy cơ mắc UTP tăng theo quá trình công nghiệp

hóa và ô nhiễm môi trường. UTP phát sinh nhiều hơn ở những nước có nền công
nghiệp và giao thông vận tải phát triển và ngay cả trong một nước thì tỷ lệ UTP
ở thành thị cao hơn ở vùng nông thôn. Một NC ghi nhận, công nhân khai thác
hoặc tiếp xúc thường xuyên với Amiante, berrylli có nguy cơ UTP cao gấp 7 lần
người không tiếp xúc. Sự tiếp xúc với Niken, Crom, Sắt, thạch tín, than, khí đốt,
dầu mỏ, khói động cơ Diezen góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh [16].


Bức xạ ion hóa: bức xạ ion hóa có thể gây UT ở hầu như tất cả các cơ

quan trong đó có UTP. Ngày nay, người ta đã thừa nhận rằng UTP ở những
người thợ mỏ vùng Joachimstal (Tiệp Khắc) bị phơi nhiễm mức độ cao với
quặng uranin phóng xạ trong các mỏ đó [17].


Chế độ ăn và UTP: một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc UTP như:

chế độ ăn ít hoa quả, rau tươi, thiếu vitamin A, E …, uống nhiều rượu. Caroten
và các vitamin có vai trò quan trọng trong phản ứng chống lại những chất nội
sinh, ngoại sinh, những chất sinh ra bởi khói thuốc và ô nhiễm môi trường [17].



Yếu tố gen p53 và bệnh UTP: gen p53 đã được NC rộng trong UTP tế

bào nhỏ. Từ 50-70% các UTP có sự biến đổi ở gen p53.Trong thực nghiệm


11

người ta đã chứng minh được rằng các benzopyren có trong khói thuốc lá đã
gây nên sự biến đổi của gen p53, một gen nằm trên cánh ngắn của nhiễm sắc
thể số 17. Gen này được coi là có vai trò điều hòa và kiểm tra việc phân chia
của tế bào. Khi bị tổn thương thì gen này sẽ ngăn cản tế bào không phân chia
để có thời gian tế bào sửa chữa AND hoặc khi không “sửa chữa” được thì
thúc đẩy tế bào chết theo chương trình. Những tế bào UT phân chia liên tục
và không có hiện tượng chết theo chương trình. Người ta cho rằng gen p53 đã
bị biến đổi không “kiểm tra được sự phân chia tế bào một cách bình thường
[9], [12], [18], [19].


Các bệnh ở PQ phổi: chấn thương xơ sẹo ở phổi, lao phổi có thể phối

hợp với UT. Sẹo nhồi máu cũ, đặc biệt là viêm PQ mạn tính có dị sản dạng
biểu bì [17],[16].


Nội tiết: ở nam giới, người bị UTP có lượng cortison trong máu tăng

lên kèm theo đa sản vỏ thượng thận. Ở nữ, hút dịch trong phế quản rồi xét
nghiệm thấy tế bào có hình dạng thay đổi có liên quan đến các giai đoạn của
chu kỳ kinh nguyệt [17].



Virus: người ta đã chứng minh nguồn gốc virus của nhiều loại ung thư ở

loài chim, cho đến nay các nhà khoa học cũng chỉ mới chứng minh được virus
gây ung thư ở những giống động vật thực nghiệm mà thôi [17], [18].
1.3. BỆNH HỌC UNG THƯ PHỔI
1.3.1. Các dấu hiệu lâm sàng UTP
Triệu chứng sớm của UTP rất nghèo nàn, bệnh thường phát hiện do tình
cờ khi chụp XQ, hoặc đi khám một bệnh khác (5–10 %). Giai đoạn muộn,
triệu chứng rất phong phú [20], [9], [3].


12

 Triệu chứng hô hấp
- Ho khan: là triệu chứng thường gặp nhất trong UTP. Đa số ho kéo dài,
ho khan một tiếng hoặc thành cơn, dùng các thuốc điều trị triệu chứng không
đỡ, điều trị kháng sinh không kết quả.
- Khạc đờm: khạc đờm trong, ít một hoặc đờm mủ, có thể kèm theo sốt
trong trường hợp UT có viêm mủ phế quản, viêm phổi do tắc nghẽn PQ.
- Ho đờm lẫn máu: thường số lượng ít, lẫn với đờm thành dạng dây máu
màu đỏ thẫm hoặc hơi đen đôi khi khạc đơn thuần máu. Đây là dấu hiệu báo
động phải soi phế quản và là các thăm dò khác để tìm UTP kể cả khi chụp
phim XQ phổi chuẩn hoặc CLVT bình thường. Nghĩ đến UTP khi BN hết sốt,
không ho, khạc đờm mà hình ảnh XQuang còn tồn tại lâu (1 tháng).
- Khó thở: tăng dần, thường gặp ở giai đoạn muộn khi khối u to gây
chèn ép, bít tắc khí quản, PQ gốc; do tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng
ngoài tim hoặc do BN có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính kèm theo … Nếu
khó thở thanh quản và có tiếng cò cử thì có thể là do khối u ở ngã ba khí phế
quản, cũng có khi khó thở do liệt cơ hoành.

-

Hội chứng viêm PQ phổi cấp hoặc bán cấp: thường gặp trong UT PQ

lớn, khối u chèn ép khí PQ gây ứ đọng đờm dãi làm tăng khả năng nhiễm
trùng [17], [9], [3], [19].
 Triệu chứng do chèn ép xâm lấn trong lồng ngực và thành ngực:
-

Đau ngực: không có điểm đau rõ rệt, thường đau bên tổn thương

tương ứng với khối u. Đau dưới xương đòn đối với u nằm ở thùy trên. Đau
vùng vú với u nằm ở gần cuống phổi. Đau ở thành ngực khi u ở ngoại biên
dính vào thành ngực. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay (hội chứng
Pancoast–Tobias) đó là trường hợp UT ở đỉnh phổi. Triệu chứng đau ngực có
thể làm cho thầy thuốc nhầm là đau thần kinh liên sườn [17], [21], [3].


13

- Khàn tiếng: khối u ở phổi trái lan vào trung thất hoặc do hạch di căn ở
sát mặt dưới đoạn ngang quai động mạch chủ chèn ép dây thần kinh quạt
ngược. Khi soi thanh quản thấy dây thanh âm trái bị liệt.
- Nuốt nghẹn hoặc nuốt đau: là kết quả của chèn ép thực quản bởi hạch
di căn trung thất to ra, hoặc do sự xâm nhập khối u trực tiếp. Lúc đầu là với
các thức ăn rắn, sau với các thức ăn lỏng, rồi cả nước uống.
- Nấc: do tổn thương hoặc u chèn ép thần kinh hoành.
- Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên:
 Do khối u thùy trên phổi phải xâm lấn trực tiếp vào tĩnh mạch chủ trên
hoặc do hạch di căn ở trung thất to lên.

 Dấu hiệu chung: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, rối loạn thị giác theo tư
thế, khó ngủ làm việc trí óc mệt mỏi.
 Tím mặt: mới đầu tím có thể chỉ ở môi, má, tai, tăng lên khi ho và
gắng sức. Sau cùng cả người trên trở nên tím ngắt hoặc đỏ tía.
 Phù nề ở cổ, mặt, về sau lan xuống phần ngực trên, có khi cả hai tay.
Cổ thường to bạnh, hố thượng đòn đầy đây là phù kiểu áo khoác.
 Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới lưỡi nổi to và rõ, tĩnh mạch bàng hệ
phát triển. Các lưới tĩnh mạch nhỏ ở dưới da bình thường không nhìn thấy
hoặc không có, bây giờ nở to ra, ngoằn ngoèo đỏ hay tím.
- Đau và gãy xương bệnh lý: do u xâm lấn thành ngực.
- Hội chứng ba giảm do tràn dịch màng phổi: UT di căn vào màng phổi
gây tràn dịch màng phổi, dịch vàng chanh hoặc máu không đông. Tốc độ tràn
dịch tái phát sau chọc hút thường nhanh, phải chọc hút nhiều lần.
 Các hội chứng đặc biệt
-

Hội chứng Pancoast – Tobias: biểu hiện triệu chứng rễ thần kinh, u

xâm lấn ở đỉnh phổi chèn ép vào đám rối thần kinh cánh tay gây đau liên tục
vùng trên xương đòn, bả vai lan ra mặt trong cánh tay cùng với dị cảm vùng


14

da chi phối bởi đốt sống cổ VII và ngực I gây nên hội chứng. Hội chứng này
thường kết hợp với hội chứng Claude – Bernard – Horner khi u đỉnh phổi xâm
lấn hạch thần kinh giao cảm gây ra da nửa mặt đau nề đỏ, khe mắt hẹp, đồng
tử co, nhãn cầu tụt về phía sau. XQuang đỉnh phổi có bóng mờ rộng [9].
- Hội chứng Piere - Marie (sưng đau xương khớp phì đại do u phổi):
Các đầu ngón tay và chân, nhưng chủ yếu là ngón tay bị biến dạng trông

giống như đầu dùi trống. Đốt ngón tay to lên rõ rệt, móng tay khum.
Các đầu chi dưới và trên to lên, nhất là cổ tay và cổ chân, cổ chân có khi
gần như thẳng hình trụ giống như chân voi. Trong khi các xương sọ và xương
mặt thường bình thường.
Đau các khớp ở chi như khớp cổ tay, khủy tay, gối, cổ chân. Đau một
khớp hay đau nhiều khớp, có kèm theo sưng khớp từng đợt. Điều trị bằng các
thuốc giảm đau chống viêm không hiệu quả.
Tăng sinh màng ở xương dài được coi là một dấu hiệu đặc trưng của hội
chứng Pierre – Marie. Màng xương dày lên thành một lớp không đều, chỗ
dày, chỗ mỏng, mặt trong có thể bong khỏi thân xương. Dấu hiệu này hay
thấy ở các xương dài ở cẳng chân, cẳng tay.
Dấu hiệu rối loạn vận mạch và cường giao cảm như: xanh tím cục bộ, da
nóng, tiết nhiều mồ hôi, tê, dị cảm (ít quan trọng) [9].
Các triệu chứng và hội chứng khác:
-

Hội chứng vú to ở nam giới: biểu hiện vú to ở nam giới là do khối u

tiết lạc chỗ HCG hay estrogen. HCG kích thích tế bào leydig ở tinh hoàn làm
cho chúng tăng tiết estrogen. Đàn ông có bệnh vú to nếu không thấy UT ở bộ
phận nào đó thì cần khám kỹ tinh hoàn và định lượng HCG trong huyết thanh.
Sau khi cắt bỏ u, vú đang to sẽ trở lại bình thường trong mọi trường hợp [9].
-

Đau nhức xương khớp cận UT : BN UTP thường có nhiều đợt đau

khớp bán cấp. Các khớp thường đau và sưng là các khớp gối và khớp cổ chân,


15


đôi khi đau khớp nhỏ ở ngón tay. Trên thực tế, đau xương khớp cận UT trong
UTP có khi xuất hiện đơn độc, khi thì nằm trong hội chứng Pierre – Marie [9].
* Triệu chứng di căn
- Hạch thượng đòn: hạch kích thước 1-2cm, chắc, di động hoặc số ít
trường hợp hạch thành khối lớn xâm nhiễm vào tổ chức dưới da.
- UT di căn thành ngực phát triển và đẩy lồi da lên, hoặc khối UTP xâm
lấn vào màng phổi phát triển rồi lan ra ngoài gây sùi loét da thành ngực.
-

Đau do di căn xa có thể là triệu chứng đầu tiên của UT. Các triệu

chứng thần kinh do di căn não, đau xương do di căn xương và đau vùng bụng
do di căn gan thường xuất hiện [16], [19].
* Dấu hiệu toàn thân: mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn (thường chán ăn
thịt): đây là biểu hiện thường thấy ở những BN UTP. Có thể gặp sốt, suy giảm
miễn dịch là những biểu hiện không đặc hiệu. Ở nhiều BN, đây có thể là dấu
hiệu đầu tiên khiến BN đi khám [17], [9], [19].
1.3.2. Cận lâm sàng UTP
 XQ phổi thẳng nghiêng: chụp XQ phổi chuẩn thẳng nghiêng là một
một phương pháp đơn giản nhất để xác định BN có bị UTP. XQuang Phổi có
thể đánh giá được mức độ xâm lấn trung thất, thành ngực cột sống .
 Chụp cắt lớp Vi tính (CLVT)
- Bên cạnh giá trị xác định chẩn đoán, CLVT có giá trị đặc biệt quan
trọng trong việc đánh giá giai đoạn (GĐ) bệnh, xác định BN còn chỉ định PT
hay không. Ưu điểm của nó là phát hiện được hạch vùng trung thất và Carina,
tuy nhiên độ đặc hiệu lại thấp do không cho phép chẩn đoán tính chất MBH
của tổn thương như phân biệt u lành với u ác.
-


Hiện nay, CLVT còn được sử dụng như một trong các thăm dò chẩn

đoán có giá trị nhất trong phát hiện sớm UTP như chọc hút tế bào, sinh thiết
xuyên thành ngực dưới sự hướng dẫn của CLVT [17], [9], [3], [21], [22].


16

 Soi PQ và các thủ thuật xâm nhập chẩn đoán tế bào (CĐTB) hoặc
mô bệnh học (MBH) như: sinh thiết (ST) PQ, ST xuyên vách PQ, chải rửa
PQ là những kỹ thuật cơ bản, có giá trị để xác định hình thái tổn thương của
niêm mạc khí PQ, CĐTB - MBH và góp phần đánh giá GĐ TNM. Kết quả phụ
thuộc vào vị trí khối u và thủ thuật xâm nhập được áp dụng để lấy bệnh phẩm.
 Phương pháp chọc hút tế bào và ST phổi xuyên thành ngực: dưới
hướng dẫn của XQuang hoặc CLVT là những phương pháp rất có giá trị để
CĐTB và MBH ở BN có nghi ngờ tổn thương ác tính ở phổi. Được xem như
là một phương pháp rất có hiệu quả để xác định tổn thương ở nơi không thể
nội soi sinh thiết được hay khi sinh thiết qua soi PQ cho kết quả âm tính.


Nội soi trung thất: cho phép thăm dò trục trung thất dọc theo khí

quản tới các PQ gốc, dưới cựa PQ. Phương pháp cho phép đánh giá tình
trạng xâm lấn hạch N2 hoặc N3, đánh giá tình trạng xâm lấn khí quản, PQ
gốc của khối u. Cho phép chẩn đoán MBH chính xác khi soi PQ ống mềm
hoặc sinh thiết dưới hướng dẫn CT không cho phép chẩn đoán chắc chắn
[17], [9], [21], [3].
 Các xét nghiệm khác để chẩn đoán mức độ lan rộng của bệnh:
- Siêu âm ổ bụng, CLVT ổ bụng. CLVT, Cộng hưởng (MRI) sọ não khi
có dấu hiệu gợi ý di căn não.

- Chụp phóng xạ toàn thân khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu di căn xương.
- PET/CT có giá trị CĐ chính xác GĐ bệnh gồm GĐ u, hạch và di căn xa.
- Xét nghiêm tế bào đờm, dịch màng phổi, màng tim tìm tế bào ác tính.
- Tế bào học hoặc ST hạch thượng đòn khi có chỉ định.
- Các chất chỉ điểm khối u SCC, CEA, CA 19.9 ...
- Xét nghiệm hóa sinh: alkaline phosphatase, LDH ở giai đoạn muộn.
- Sinh thiết tủy xương khi nghi ngờ xâm lấn tủy.


17



Các xét nghiệm thăm dò chức năng: chức năng hô hấp, chức năng

gan, thận, huyết học và tim mạch [17], [9], [21], [3].
1.3.3. Chẩn đoán xác định
- Chẩn đoán xác định UTP dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các
thăm dò chẩn đoán hình ảnh (XQuang, CLVT, nội soi PQ). Kết quả MBH tế
bào học các bệnh phẩm lấy qua soi PQ, ST, chọc hút tế bào qua thành ngực,
dịch màng phổi, hạch thượng đòn... có tế bào, tổ chức UT. Đây là tiêu chuẩn
vàng xác định UTP và chẩn đoán týp MBH.
1.4. XẾP LOẠI LÂM SÀNG
UTP nguyên phát được chia làm 2 nhóm lớn: loại UTP tế bào nhỏ và
UTPKPTBN. Sự phân chia GĐ của 2 nhóm này là khác nhau.
UTP tế bào nhỏ được chia thành 2 giai đoạn: GĐ bệnh khu trú và GĐ
lan tràn.
1.4.1. Phân loại TNM và xếp loại giai đoạn bệnh UTP KPTBN



Đánh giá TNM (UICC 2010) [3], [23], [24]:

 U nguyên phát
- Tx: có tế bào UT trong dịch tiết PQ nhưng không nhìn thấy trên phim
XQuang hoặc khi soi PQ.
- T0: không có dấu hiệu của u nguyên phát.
- Tis: ung thư tại chỗ.
- T1: u có đường kính ≤3cm, u được bao xung quanh bởi nhu mô phổi
hoặc màng phổi tạng và không có dấu hiệu u xâm lấn tới PQ thùy khi thăm
khám bằng nội soi.
- T2: u có đường kính > 3cm, hoặc u với mọi kích thước nhưng xâm lấn
tới phế mạc tạng hoặc gây xẹp phổi hoặc viêm phổi tắc nghẽn do u xâm lấn
tới vùng rốn phổi. Khi nội soi PQ, độ xâm lấn của u giới hạn ở PQ thùy hoặc


18

cách carina ≥ 2cm. Xẹp phổi và viêm phổi tắc nghẽn có thể lan đến vùng rốn
phổi nhưng không ảnh hưởng tới toàn bộ phổi.
- T3: u với mọi kích thước xâm lấn trực tiếp tới thành ngực, cơ hoành,
hoặc phế mạc phần trung thất hoặc ngoại tâm mạc nhưng chưa xâm lấn tới
tim, các mạch lớn, khí quản, thực quản, hoặc thân đốt sống, hoặc u ở PQ gốc
cách carina dưới 2cm nhưng chưa xâm lấn tới carina.
- T4: u với mọi kích thước, xâm lấn trung thất, tim, mạch máu lớn, khí
quản, thực quản, thân đốt sống hoặc carina hoặc tràn dịch màng phổi ác tính,
hoặc có u vệ tinh ở cùng một thùy.
 Hạch vùng (N)
- N0: không có di căn hạch
- N1: di căn hạch cạnh PQ thùy hoặc hạch rốn phổi cùng bên, hạch trong
phổi bao gồm cả sự xâm lấn trực tiếp của u nguyên phát vào các hạch này.

- N2: di căn hạch trung thất cùng bên hoặc hạch dưới carina hoặc cả hai.
- N3: di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch cơ bậc
thang cùng hoặc đối bên hoặc hạch thượng đòn.
 Di căn xa (M)
- Mx: không đánh giá được di căn xa.
- Mo: không có di căn xa.
- M1: di căn xa, bao gồm u phổi không cùng thùy với u nguyên phát.
 Đánh giá giai đoạn
Xếp giai đoạn theo UICC 2002 [9], [3], [25]:
- GĐIA: T1,N0,M0
- GĐIB: T2, N0, M0
- GĐIIA: T1, N1, M0
- GĐ IIB: T2, N1, M0 ; T3, N0,M0
- GĐIIIA: T3, n1, M0 ; T1-3, N2, M0


19

- GĐIIIB: T4, bất kỳ N, Mo ; bất kỳ T, N3, M0
- GĐ IV: bất kỳ T, bất kỳ N, M1
1.4.2. Phân loại mô bệnh học ung thư phổi
Chẩn đoán MBH là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định bệnh UTP.
 Phân loại mô bệnh học:
1. Ung thư phổi tế bào nhỏ
2. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (UTPKPTBN):
+ Ung thư biểu mô tế bào vảy (UTBM tế bào vảy)
+ Ung thư biểu mô tuyến (UTBM tuyến)
+ Ung thư biểu mô tuyến vảy (UTBM tuyến vảy)
+ Ung thư biểu mô tuyến với các phân týp hỗn hợp
+ Ung thư biểu mô tế bào lớn và các biến thể (UTBM tế bào lớn)

3. Các khối u carcinoid
4. Không xếp loại
 Đánh giái độ mô học:
- Gx: không thể đánh giá được độ mô học
- G1: biệt hóa cao
- G2: biệt hóa kém
- G4: không biệt hóa
1.5.

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG PHẢI TẾ BÀO NHỎ GIAI
ĐOẠN I-IIIA

1.5.1. Lịch sử phẫu thuật (PT)
-

PT điều trị UTP phát triển từ sau năm 1909 nhờ sự xuất hiện của gây

mê nội khí quản. Năm 1933 Graham và Singer lần đầu tiên tiến hành PT cắt
phổi cho BN UTP thành công.Với sự tiến bộ về gây mê nội khí quản và hồi sức
cùng sự hiểu biết tường tận về giải phẫu phổi, nhiều PT viên đã hoàn thành từng
bước phương pháp cắt thùy, cắt phổi trên thế giới. Năm 1950 Churchill cho rằng


20

cắt thùy phổi cũng có hiệu quả điều trị UTP và an toàn hơn cắt phổi [9]. Năm
1959, lần đầu tiên ở Việt Nam, khoa ngoại Viên chống lao (Hà Nội), Hoàng Đình
Cầu đã đặt nền móng cho PT cắt phổi để điều trị UTP [26].
Điều trị PT cần được đặt ra khi UTP ở giai đoạn sớm và đặc biệt theo
phân loại tổn thương tế bào học.

Hiện nay PT được thực hiện dưới 2 phương pháp:
- PT kinh điển (PT phổi mở).
- PT qua nội soi.
Với các kỹ thuật khác nhau cho từng loại thương tổn:
- Cắt một phần thùy phổi, cắt góc.
- Cắt thùy phổi + Nạo vét hạch.
- Cắt cả một bên phổi + Nạo vét hạch.
- Kết hợp cắt rộng rãi các di căn: màng tim, mạch máu hay thành ngực.
1.5.2. Điều trị phẫu thuật giai đoạn I-IIIA : PT là lựa chọn đầu tiên.
 Chỉ định phẫu thuật tốt nhất
- Thể trạng chung của BN còn tốt: ít đau và chưa có giảm cân, ho máu.
- Chức năng hô hấp chưa có biến loạn nhiều (FEV1 > 60%).
- Chức năng tim trong giới hạn bình thường.
- Không có chống chỉ định gây mê.
- Tổn thương khu trú (dựa theo phân loại TNM).
 Các phương pháp phẫu thuật
- Cắt một phần phổi: áp dụng với các thương tổn nhỏ, nằm ở phần phổi
ngoại vị, không có di căn hạch, kỹ thuật này có thể thực hiện bằng PT mở
ngực kinh điển hay PT nội soi.
- Cắt thùy phổi: áp dụng thương tổn giữa thùy phổi. Có thể tiến hành
bằng cách mở ngực hay nội soi.


21

- Cắt thùy phổi nối phế quản: áp dụng khi khối u nằm giữa chỗ phân
chia của PQ thùy trên hoặc chỗ xuất phát của thùy trên thì cắt toàn bộ thùy
trên rồi nối PQ trung gian (bên phải) hoặc PQ thùy dưới (bên trái) vào PQ
gốc.
- Cắt 2 thùy phổi: áp dụng khối u ở chỗ chia ra PQ thùy trên và nơi xuất

phát của PQ trung gian (bên phải) hoặc PQ thùy dưới, cần cắt hai thùy (bên
phải) hoặc cắt thùy dưới (bên trái) rồi nối PQ thùy trên còn lại vào PQ gốc.
-

Cắt cả bên phổi: Chỉ định với UTPKPTBN GĐ IIB và IIIA [3], [9].

1.5.3. Điều trị bổ trợ sau phẫu thuật
- Sau khi PT, có thể tiến hành điều trị bổ trợ gồm có: xạ trị (XT), hóa trị
(HT) hoặc xạ trị và hóa trị (HXT) tùy theo giai đoạn bệnh:
+ T1N0 (diện cắt âm tính): theo dõi hoặc đối với những trường hợp
nguy cơ cao như độ mô học cao, không đánh giá chính xác được tình trạng
hạch. T1N0 (diện cắt dương tính): xét khả năng PT lại hoặc XT.
+ T2N0 (diện cắt âm tính): HT bổ trợ. T2N0 (diện cắt dương tính):
PT lại sau đó điều trị HT hoặc XT sau đó điều trị HT.
+ T1-2N1 hoặc T1-2N2 hoặc T3N0-1(diện cắt âm tính): HT bổ trợ.
+ T1-2N1 hoặc T1-2N2 hoặc T3N0-1 (diện cắt dương tính): HT hoặc
XT sau đó điều trị HT.
+ T1-2N2: HT sau đó XT hoặc HXT đồng thời.
+

T3N2: HXT đồng thời [3].


22

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 30 BN được chẩn đoán là UTP nguyên phát không phải tế bào nhỏ
GĐ I–IIIA, được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viên Đại học Y Hà Nội từ 2009

đến 2014.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Có hồ sơ đầy đủ.
- Có chẩn đoán dựa trên dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và nhất thiết
phải có khẳng định về MBH UTPKPTBN.
- Được chẩn đoán GĐ IA, IB, IIA, IIB và IIIA sau phẫu thuật dựa trên
GPB theo phân loại của UICC và AJCC 2010.
- Được điều trị phẫu thuật và có hoặc không có điều trị phối hợp với
hóa trị, xạ trị.
- Chưa qua can thiệp ở tuyến trước.
- Không mắc bệnh ung thư khác.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Hồ sơ lưu trữ không đầy đủ, thất lạc hồ sơ.
- Các trường hợp chẩn đoán UTP nhưng không có kết quả MBH.
- Các trường hợp MBH thuộc loại UT do di căn từ nơi khác tới phổi.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả một chùm bệnh.
Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện
Trình tự tiến hành theo các bước sau đây:


23

2.2.1. Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng
 Lâm sàng:
Các thông tin được tập trung khai thác và thu thập ở tất cả các BN:
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, lý do vào viện.
- Tiền sử bản thân:
. Tiền sử bệnh đường hô hấp.
. Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào.

. Thời gian hút thuốc lá, thuốc lào và số bao/năm.
- Tiền sử gia đình liên quan đến ung thư: UTP hoặc mắc các UT khác.
- Thời gian từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện,
thời gian được tính theo tháng.
- Các thông tin thu thập được qua thăm khám lâm sàng:
. Triệu chứng lâm sàng đầu tiên.
. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp:
- Các triệu chứng hô hấp:
. Ho khan kéo dài.
. Ho có đờm.
. Ho đờm lẫn máu.
. Khó thở.
- Các triệu chứng biểu hiện chèn ép trung thất:
. Đau ngực tại vị trí có khối u chèn ép.
. Đau vai.
. Khó nuốt, nuốt nghẹn.
. Khàn tiếng, mất tiếng, giọng đôi, nấc.
. Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ: phù cổ mặt, phù áo khoác, tĩnh
mạch cổ nổi, tím mặt.
. Hội chứng Pancoast-Tobiat.


24

- Các hội chứng cận ung thư:
. Đau xương khớp.
. To đầu chi (móng tay khum, ngón tay dùi trống).
- Tình trạng toàn thân: Ghi nhận các yếu tố ảnh hưởng của bệnh tới
toàn thân như: gầy sút cân, chán ăn, sốt kéo dài.
 Cận lâm sàng:

Dựa vào lâm sàng cùng với các xét nghiệm cận lâm sàng :
- XQuang Phổi chuẩn thẳng nghiêng :
 Vị trí và kích thước khối u.
 Hình dạng khối u, bờ nhẵn hay nham nhở, có tua gai.
 Mức độ xâm lấn: xẹp phổi, xâm nhập thành ngực, phá hủy xương
sườn, xâm lấn cơ hoành.
- CLVT lồng ngực:
 Vị trí khối u, kích thước khối u.
 Mức độ xâm lấn của khối u tới các tổ chức xung quanh:
- Xâm lấn lá tạng màng phổ, màng phổi trung thất, màng tim.
- Xâm nhập thành ngực, cơ hoành.
- Xâm lấn PQ gốc, mạch máu lớn.
 Đánh giá hạch :
- Hạch quanh phế quản hoặc rốn phổi cùng bên.
- Hạch trung thất cùng bên hoặc hạch dưới cựa khí quản.
- Hạch trung thất, hạch rốn phổi đối bên.
. Hình ảnh tổn thương qua nội soi phế quản: u sùi phế quản, phù nề chít
hẹp phế quản, dạng đè ép từ ngoài vào, dạng thâm nhiễm, dạng xung huyết.
. MBH qua nội soi PQ bằng sinh thiết kim nhỏ khối u PQ, ST cựa khí
quản. MBH từ các bệnh phẩm sau mổ: bệnh phẩm khối u, hạch rốn phổi, hạch
trung thất, nhân di căn.


25

. Tế bào học đối với u ngoại vi bằng chọc hút, ST xuyên thành khí PQ,
chải PQ xa, dịch rửa phế nang tìm tế bào ác tính.
. Chọc hút tế bào hoặc ST xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của CLVT.
Tế bào học đờm, dịch màng phổi, tế bào học, MBH hạch thượng đòn.
. Các chất chỉ điểm khối u: CEA,…

 Phân loại MBH UTPKPTBN:
- Phân loại vi thể theo phân loại được UICC và AJCC áp dung năm
2010:
+ Ung thư biểu mô tế bào vảy
+ Ung thư biểu mô tuyến (tuyến nhú, tuyến nang, phế quản, phế nang).
+ Ung thư biểu mô tuyến vảy
+ Ung thư biểu mô tế bào lớn
- Chúng tôi tính tỉ lệ các loại MBH của UTP gặp trong nghiên cứu dựa
vào kết quả MBH sau mổ.
 Xếp loại TNM:
- Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bảng phân loại TNM được UICC
và AJCC áp dụng năm 2010 cho UTPKPTBN.
 Đánh giá giai đoạn bệnh:
Xếp giai đoạn theo UICC 2010
- GĐIA: T1,N0,M0
- GĐIB: T2,N0,M0
- GĐIIA: T1,N1,M0
- GĐ IIB: T2,N1,M0 ; T3,N0,M0
- GĐIIIA: T3,N1,M0 ; T1-3,N2,M0
2.2.2. Nghiên cứu về điều trị
- Các phương pháp điều trị phẫu thuật:
+ Cắt thùy phổi:


×