BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA
SIÊU ÂM NỘI SOI
TRONG CHẨN ĐOÁN U TỤY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN TRƯỜNG SƠN
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỦA
SIÊU ÂM NỘI SOI
TRONG CHẨN ĐOÁN U TỤY
Chuyên ngành: Nội - Tiêu hóa
Mã số:
62720143
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Đào Văn Long
2. PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng
HÀ NỘI - 2016
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT
Chụp cắt lớp vi tính
(Computed Tomography)
ĐMC
Động mạch chủ
ĐMMTTT
Động mạch mạc treo tràng trên
MRI
Chụp cộng hưởng từ
(Magnetic Resonance Imaging)
SA
Siêu âm bụng
(Abdomen Ultrasound)
SANS
Siêu âm nội soi
TMC
Tĩnh mạch cửa
TMMTTT
Tĩnh mạch mạc treo tràng trên
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Dịch tễ học u tụy và các yếu tố nguy cơ gây ung thư tụy.....................3
1.1.1 Dịch tễ học ung thư tụy...................................................................3
1.1.2 Dịch tễ học các u khác của tụy........................................................5
1.1.3 Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư tụy...........................................7
1.1.4 Viêm tụy mạn và ung thư tụy..........................................................7
1.2. Đặc điểm lâm sàng u tụy.......................................................................8
1.2.1 Đặc điểm lâm sàng u đặc tụy..........................................................8
1.2.2 Đặc điểm lâm sàng u nang tụy......................................................11
1.3. Các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán u tụy................................12
1.3.1 Dấu ấn sinh học chỉ điểm ung thư.................................................12
1.3.2 Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán u tụy................13
1.4. Phân loại u tụy.....................................................................................19
1.4.1 U tụy ngoại tiết..............................................................................19
1.4.2 U thần kinh nội tiết của tụy...........................................................20
1.4.3 Ung thư biểu mô Nội – Ngoại tiết hỗn hợp...................................21
1.5. Siêu âm nội soi chẩn đoán u tụy..........................................................21
1.5.1 Khái niệm và lịch sử phát triển của siêu âm nội soi......................21
1.5.2 Đặc điểm giải phẫu của tụy và mối liên quan trên SANS.............24
1.5.3 Chỉ định siêu âm nội soi trong chẩn đoán u tụy............................26
1.5.4 Đặc điểm hình ảnh siêu âm nội soi chẩn đoán u tụy.....................27
1.5.5 SANS phân độ giai đoạn ung thư tụy............................................32
1.5.6 SANS chẩn đoán hạch di căn........................................................33
1.5.7 SANS chẩn đoán u tụy xâm lấn mạch máu...................................33
1.5.8 SANS chẩn đoán giai đoạn của ung thư tụy.................................34
1.5.9 Chọc hút tế bào u tụy bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn SANS........35
1.5.10Một số hạn chế của SANS trong chẩn đoán u tụy........................41
1.5.11Tai biến của SANS, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn
của siêu âm nội soi..................................................................................41
1.6. Chỉ định điều trị u tụy.........................................................................42
1.6.1 Chỉ định lựa chọn điều trị u đặc tụy..............................................42
1.6.2 Chỉ định điều trị u nang tụy..........................................................43
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............44
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................44
2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................44
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu...................................................................44
2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................45
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu.......................................................................45
2.2.2 Chọn cỡ mẫu.................................................................................45
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu...............................................................45
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu........................................................64
2.2.5 Các chỉ số nghiên cứu...................................................................65
2.2.6 Xử lý số liệu..................................................................................68
2.2.7 Đạo đức nghiên cứu......................................................................68
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................70
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu...............................................70
3.1.1 Đặc điểm về số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu................70
3.1.2 Đặc điểm về tuổi, giới theo nhóm nghiên cứu..............................71
3.1.3 Đặc điểm phân bố bệnh theo nhóm tuổi.......................................72
3.2. Đặc điểm lâm sàng của u tụy..............................................................75
3.2.1 Đặc điểm lâm sàng u tụy...............................................................75
3.3. Các phương pháp chẩn đoán u tụy......................................................78
3.3.1 Kết quả xét nghiệm huyết học.......................................................78
3.3.2 Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu.................................................78
3.3.3 Kết quả xét nghiệm CA 19.9.........................................................79
3.3.4 Kết quả siêu âm bụng chẩn đoán u tụy.........................................81
3.3.5 Kết quả chụp cắt lớp vi tính bụng chẩn đoán u tụy.......................86
3.3.6 Kết quả chụp cộng hưởng từ chẩn đoán u tụy...............................90
3.3.7 Kết quả siêu âm nội soi chẩn đoán u tụy.......................................93
3.3.8 Kết quả chọc hút tế bào u tụy dưới hướng dẫn của SANS...........96
3.3.9 Kết quả phẫu thuật u tụy.............................................................102
3.4. Giá trị của siêu âm nội soi trong chẩn đoán u tụy.............................104
3.4.1 So sánh kích thước trung bình khối u tụy trên SANS với các
phương pháp chẩn đoán khác................................................................104
3.4.2 Phân độ giai đoạn ung thư tụy theo các phương pháp................105
3.4.3 Sự phù hợp giữa các phương pháp chẩn đoán u tụy...................106
3.4.4 Giá trị SANS trong chẩn đoán hạch ổ bụng................................109
3.4.5 Giá trị của SANS trong chẩn đoán xâm lấn mạch máu...............109
3.4.6 Giá trị của siêu âm nội soi trong chẩn đoán ung thư tụy.............110
3.4.7 Giá trị giãn đường mật, ống tụy trên SANS chẩn đoán u tụy.....112
3.4.8 Giá trị của chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của
SANS trong chẩn đoán ung thư tụy.......................................................114
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.................................................................................115
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.............................................115
4.1.1 Đặc điểm giới tính trong nhóm nghiên cứu................................115
4.1.2 Đặc điểm về tuổi trong nhóm nghiên cứu...................................116
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tế bào học u tụy......................117
4.2.1 Đặc điểm lâm sàng u tụy.............................................................117
3.2.2 Đặc điểm CA 19.9 trong chẩn đoán u tụy...................................121
3.2.3 Phân loại u tụy.............................................................................122
4.3. Giá trị của siêu âm nội soi trong chẩn đoán u tụy.............................124
4.3.1 Về số lượng và kích thước, vị trí khối u.....................................124
4.3.2 Cấu trúc u tụy trên siêu âm nội soi..............................................126
4.3.3 Giá trị siêu âm nội soi chẩn đoán hạch di căn.............................128
4.3.4 Giá trị siêu âm nội soi chẩn đoán xâm lấn mạch........................130
4.3.5 Giá trị SANS trong chẩn đoán ung thư tụy.................................132
4.4. Giá trị chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm nội soi 133
4.4.1 Chọn kim chọc hút......................................................................133
4.4.2 Kết quả chọc hút tế bào u tụy bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của
siêu âm nội soi.......................................................................................134
4.4.3 Giá trị của chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của
SANS trong chẩn đoán u tụy.................................................................134
4.4.4 Ưu, nhược điểm và các tai biến của SANS, chọc hút tế bào u tụy
bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của SANS.............................................137
KẾT LUẬN........................................................................................................140
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC: CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢ
Trang
Bảng 1. 1: Phân loại TNM của u tụy theo AJCC - 2010 ................................32
Bảng 1. 2: Phân loại giai đoạn ung thư tụy theo AJCC - 2010 ......................33
Y
Bảng 2. 1: Các biến số lâm sàng.....................................................................65
Bảng 2. 2: Các biến số cận lâm sàng...............................................................66
Bảng 2. 3: Các biến số khối u..........................................................................67
Bảng 2. 4: Các biến số về đánh giá giai đoạn u..............................................67
Bảng 3. 1: Mô tả số lượng bệnh nhân được thăm khám bằng các chỉ số........70
Bảng 3. 2: Đặc điểm tuổi, giới theo nhóm nghiên cứu....................................71
Bảng 3. 3: Đặc điểm phân bố bệnh theo nhóm tuổi và giới tính.....................72
Bảng 3. 4: Mô tả các chỉ số huyết học trong nhóm nghiên cứu......................78
Bảng 3. 5: Mô tả các chỉ số sinh hóa trong nhóm nghiên cứu........................78
Bảng 3. 6: Nồng độ trung bình CA 19.9 trong nhóm nghiên cứu...................79
Bảng 3. 7: Giá trị CA 19.9 chẩn đoán ung thư tụy..........................................80
Bảng 3. 8: Đặc điểm tại u tụy trên siêu âm bụng............................................81
Bảng 3. 9: Mô tả đặc điểm tổn thương ngoài u tụy trên SA bụng...................83
Bảng 3. 10: Giá trị siêu âm bụng chẩn đoán hạch di căn................................84
Bảng 3. 11: Giá trị SA bụng chẩn đoán xâm lấn mạch máu............................84
Bảng 3. 12: Giá trị siêu âm bụng chẩn đoán ung thư tụy................................85
Bảng 3. 13: Đặc điểm tại u tụy trên CT bụng..................................................86
Bảng 3. 14: Mô tả đặc điểm tổn thương ngoài u tụy trên CT bụng.................87
Bảng 3. 15: Giá trị CT bụng chẩn đoán hạch di căn.......................................88
Bảng 3. 16: Giá trị CT bụng chẩn đoán xâm lấn mạch máu...........................88
Bảng 3. 17: Giá trị CT bụng trong chẩn đoán ung thư tụy..............................89
Bảng 3. 18: Đặc điểm tại u tụy trên MRI bụng...............................................90
Bảng 3. 19: Mô tả đặc điểm tổn thương ngoài u tụy trên MRI bụng..............91
Bảng 3. 20: Giá trị MRI bụng chẩn đoán hạch di căn.....................................92
Bảng 3. 21: Giá trị của MRI trong chẩn đoán ung thư tụy..............................92
Bảng 3. 22: Mô tả đặc điểm tại u tụy trên SANS............................................93
Bảng 3. 23: Mô tả đặc điểm tổn thương ngoài u tụy trên SANS....................94
Bảng 3. 24: Mô tả một số đặc điểm u tụy so với vị trí u tụy trên SANS........95
Bảng 3. 25: Kỹ thuật, kết quả chọc hút tế bào u tụy.......................................96
Bảng 3. 26: Mô tả mối liên quan giữa số lần chọc hút, vị trí khối u và kết quả
chẩn đoán tế bào học.......................................................................................97
Bảng 3. 27: Mối liên quan giữa kết quả chọc hút tế bào và kích thước u.......98
Bảng 3. 28: Mối liên quan giữa kết quả chọc hút tế bào và cấu trúc u...........99
Bảng 3. 29: Kết quả chọc hút tế bào và giai đoạn của u tụy.........................100
Bảng 3. 30: Tai biến của SANS, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng
dẫn của siêu âm nội soi.................................................................................101
Bảng 3. 31: Một số đặc điểm u tụy sau phẫu thuật.......................................102
Bảng 3. 32: Phân loại mô bệnh học u tụy......................................................103
Bảng 3. 33: So sánh kích thước của u tụy trên SANS với các phương pháp
chẩn đoán hình ảnh khác...............................................................................104
Bảng 3. 34: Phân độ giai đoạn ung thu tụy theo các phương pháp...............105
Bảng 3. 35: Mức độ phù hợp SANS và SA bụng chẩn đoán u tụy...............106
Bảng 3. 36: Mức độ phù hợp SANS và CT bụng chẩn đoán u tụy...............107
Bảng 3. 37: Mức độ phù hợp SANS và MRI bụng chẩn đoán u tụy.............107
Bảng 3. 38: Mức độ phù hợp SANS và CA19.9 trong chẩn đoán ung thư tụy....108
Bảng 3. 39: Mức độ phù hợp giữa SANS và chọc hút tế bào dưới hướng dẫn
của SANS trong chẩn đoán ung thư tụy........................................................108
Bảng 3. 40: Giá trị của SANS trong chẩn đoán hạch ổ bụng........................109
Bảng 3. 41: Giá trị siêu âm nội soi trong chẩn đoán xâm lấn mạch..............109
Bảng 3. 42: Giá trị của SANS chẩn đoán hạch ổ bụng và xâm lấn mạch....110
Bảng 3. 43: Giá trị của SANS trong chẩn đoán ung thư tụy.........................110
Bảng 3. 44: Giá trị chẩn đoán ung thư tụy bằng các phương pháp...............111
Bảng 3. 45: Giá trị của giãn đường mật trong chẩn đoán u tụy.....................112
Bảng 3. 46: Giá trị của giãn ống tụy trong chẩn đoán u tụy..........................112
Bảng 3. 47: Giá trị “giãn kép” trên SANS chẩn đoán u tụy..........................113
Bảng 3. 48: Giá trị của chọc hút u tụy dưới hướng dẫn của SANS...............114
Bảng 4. 1: Một số nghiên cứu về triệu chứng của ung thư tụy.....................120
Bảng 4. 2: So sánh giá trị chẩn đoán hạch bụng của các phương pháp.........128
Bảng 4. 3: Giá trị SANS và CT bụng chẩn đoán hạch di căn.......................129
Bảng 4. 4: Giá trị SANS và chụp CT bụng chẩn đoán xâm lấn mạch máu...130
Bảng 4. 5: Giá trị SANS/CT bụng trong chẩn đoán ung thư tụy..................132
Bảng 4. 6: Giá trị chọc hút tế bào u tụy bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của
SANS so với một số tác giả khác..................................................................136
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Các loại đầu dò siêu âm nội soi......................................................23
Hình 1. 2: Ba bước cơ bản của SANS trong thăm khám hệ thống mật tụy.....25
Hình 1. 3: Hình ảnh tụy và liên quan bình thường của tụy trên SANS...........26
Hình 1. 4: U đầu tụy - Hạch trên siêu âm nội soi............................................28
Hình 1. 5: (A) u thần kinh nội tiết, (B) u đặc giả nhú đuôi tụy.......................29
Hình 1. 6: (A) u di căn đến tụy, (B) u đầu tụy trên nền viêm tụy mạn............30
DANH MỤC BIỂU Đ
Biểu đồ 3. 1: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi trong ung thư tụy.......................73
Biểu đồ 3. 2: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi trong nhóm không ung thư........74
Biểu đồ 3. 3: Đặc điểm lâm sàng u tụy trong cả nhóm nghiên cứu................75
Biểu đồ 3. 4: Đặc điểm lâm sàng ung thư tụy.................................................76
Biểu đồ 3. 5: Đặc điểm lâm sàng nhóm không ung thư tụy..............................7
DANH MỤC SƠ ĐỒY
Sơ đồ 1: Sơ đồ chẩn đoán ung thư tụy............................................................27
Sơ đồ 2: Sơ đồ chẩn đoán và theo dõi u tụy....................................................36
Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình nghiên cứu...............................................................45
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Trường Sơn, nghiên cứu sinh khóa 29 Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Nội Tiêu Hóa, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp th ực hiện dưới sự h ướng
dẫn của Thầy Đào Văn Long và Cô Nguyễn Thị Vân Hồng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nh ững cam kết
này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
Người viết cam đoan
Nguyễn Trường Sơn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tụy là một tạng nằm sâu trong cơ thể, được bao phủ bởi nhiều cơ quan
lân cận: Phía sau là cột sống, cơ thắt lưng, phía trước là tạng rỗng, lớp mỡ
dưới da, da…, do vậy việc thăm khám tụy thường gặp nhiều khó khăn.
Các tổn thương ở tụy bao gồm tổn thương lành tính và ác tính, trong đó
tổn thương ác tính của tụy chiếm từ 85 - 90% các u của tụy, còn lại là khối u
lành tính [1].
Chẩn đoán u tụy dựa vào biểu hiện lâm sàng, dấu ấn sinh học chỉ điểm
khối u, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: Siêu âm bụng, chụp cắt lớp
vi tính, chụp cộng hưởng từ, siêu âm nội soi (SANS)… và chẩn đoán tế bào
học của u tụy trước điều trị. Biểu hiện lâm sàng của u tụy phụ thuộc vào vị trí,
kích thước khối u và sự xâm lấn của khối u đến các cơ quan khác. U tụy có
biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu, thường biểu hiện ở giai đoạn tiến triển của
bệnh hoặc giai đoạn muộn; dấu ấn chỉ điểm khối u có nồng độ thấp không loại
trừ chẩn đoán ung thư; các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ nhạy và độ
đặc hiệu không cao trong chẩn đoán các khối u tụy có kích thước nhỏ [2],[3].
Do đó, chẩn đoán u tụy thường phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Mặc dù cho đến nay, đã có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện
đại như: Chụp cắt lớp vi tính đa dãy, chụp cộng hưởng từ đường mật tụy, PET
- CT…nhưng chẩn đoán những khối u tụy ở giai đoạn sớm vẫn còn nhiều khó
khăn, là giai đoạn còn khả năng điều trị được, có thể kéo dài đời sống, cải
thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Siêu âm nội soi ra đời đã khắc phục phần nào các hạn chế của các
phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác trong chẩn đoán u tụy vì 2 lý do:
SANS có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán các khối u tụy có kích
thước nhỏ [2],[3]. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của SANS
2
có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán ung thư tụy với tỷ lệ tai biến thấp
[4],[5],[6].
Với những ưu điểm như vậy, SANS ngày càng được ứng dụng rộng rãi
trong chẩn đoán u tụy tại các trung tâm Nội soi trên thế giới. Tuy nhiên, tại
Việt Nam các ứng dụng của siêu âm nội soi trong chẩn đoán u tụy chưa nhiều,
vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng của siêu
âm nội soi trong chẩn đoán u tụy” với hai mục tiêu:
1.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân loại u tụy.
2.
Tìm hiểu giá trị của siêu âm nội soi trong chẩn đoán u tụy.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học u tụy và các yếu tố nguy cơ gây ung thư tụy
1.1.1 Dịch tễ học ung thư tụy
a) Trên thế giới
Tuyến tụy gồm có tuyến tụy ngoại tiết và tụy nội tiết. U của tụy có thể
phát triển từ tế bào ống, tuyến hoặc tế bào đảo tụy, và u tụy được chia làm hai
loại là u tụy ác tính (ung thư tụy) và u tụy lành tính, một vài u tụy hiếm gặp
phát triển từ tế bào nguyên ủy của tụy (pancreatoblastoma) là hỗn hợp các tế
bào ung thư [1].
Thuật ngữ ung thư tụy “Pancreatic Cancer” hay ung thư biểu mô của
tụy “Carcinoma of the Pancreas” được hiểu theo nghĩa là ung thư biểu mô
tuyến ống của tụy “Pancreatic Ductal Adenocarcinoma”, loại u này chiếm tỷ
lệ 85% đến 90% các loại khối u của tụy [1].
U tụy ngoại tiết “exocrine pancreatic neoplasms” bao gồm các loại khối
u liên quan tới tế bào ống, tế bào tuyến và tế bào nguyên bào. Trên 95% các
loại ung thư tụy phát triển từ tuyến tụy ngoại tiết, các khối u phát triển từ
tuyến tụy nội tiết (đảo tụy) hiếm gặp, chiếm tỷ lệ dưới 5% [7].
Trên thế giới hàng năm: Đối với nam giới số ca tử vong vì ung thư tụy
đứng hàng thứ 8 trong số các loại ung thư, ước tính khoảng 138.100 ca; Đối
với nữ giới thì tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này đứng hàng thứ 9 trong số tử vong
vì ung thư các loại, ước tính khoảng 127.900 ca. Số ca tử vong vì ung thư tụy
xếp hàng thứ 5 trong số các ca tử vong vì ung thư hệ tiêu hóa [8].
Ung thư tụy, bằng chứng nhiều nhất được báo cáo cho thấy người
Maori ở NewZealand, dân địa phương Haiwai, dân tộc Mỹ da đen gặp nhiều
nhất, trong khi đó người Ấn độ và Nigeria gặp ít nhất [9],[10].
Tuổi mắc bệnh, các báo cáo cho thấy bệnh nhân mắc ung thư tụy đa số
trên 45 tuổi, dưới 45 tuổi rất hiếm gặp. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết một phần
4
phụ thuộc vào giới và chủng tộc [11]. Nam giới bị bệnh nhiều hơn nữ, tỷ lệ
nam/nữ: 1.3/1, người da đen mắc nhiều hơn da trắng (tỷ lệ 14,8/100.000 da
đen so với 8,8/100.000 dân da trắng trong dân số chung) [12].
Tại Mỹ hàng năm, khoảng 46.420 người được chẩn đoán ung thư tụy,
tử vong 39.590 ca, là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 trong số các loại
ung thư và đứng hàng thứ 2 trong số các ung thư về hệ tiêu hóa, phần lớn
(90%) các khối u tụy là ung thư biểu mô ống tuyến của tụy. Ung thư tụy được
xếp vào nhóm 10 căn bệnh nguy hiểm nhất nước Mỹ. Tỷ lệ sống sau 5 năm
khoảng 4%, tỷ lệ sống sau 1 năm là 15.2% đến 17%. Dân tộc da trắng chiếm
85.9% và dân tộc thiểu số 14.1% [13],[14],[15].
Tại Châu Á: Ung thư tụy đứng hàng thứ 8 trong các nguyên nhân gây
tử vong do bệnh lý ác tính. Tỉ lệ sống sau 5 năm: 5 – 6%, ở một số nước như
Phillipines, Thái Lan, Singapore, tỉ lệ mắc ung thư tụy dao động từ 1,4 4,4/100.000 dân [16].
b) Tại Việt Nam
Năm 1991-1993, theo báo cáo của Lê Trần Ngoan và cộng sự [17]:
Tại Hà nội: Tỷ lệ tử vong do ung thư tụy chiếm 1,68%, đứng hàng thứ
8 trong số các bệnh nhân chết vì ung thư các loại, và đứng hàng thứ 4 trong số
các ung thư hệ tiêu hóa đối với nam. Tử vong vì ung thư tụy chiếm 1,26%
trong các loại ung thư thường gặp ở Việt Nam, đứng hàng thứ 14 trong số các
loại ung thư và đứng thứ 4 trong số các bệnh ung thư hệ tiêu hóa đối với nữ.
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh: Tỷ lệ tử vong vì ung thư tụy chiếm 1,93%,
đứng hàng thứ 13 trong số bệnh nhân tử vong vì các loại ung thư, và thứ 5
trong số các loại ung thư hệ tiêu hóa đối với nam. Tỷ lệ tử vong vì ung thư tụy
chiếm 1,75% tương ứng hàng thứ 14 trong số các bệnh nhân tử vong vì các
loại ung thư và đứng hàng thứ 5 trong số các ung thư hệ tiêu hóa đối với nữ.
5
Các công bố về ung thư tụy chưa nhiều tại Việt Nam, theo báo cáo của
Nguyễn Mạnh Quốc và cộng sự (1998) [18] và Lê Trần Ngoan và cộng sự
(2007) [19]: Tỷ lệ tử vong do ung thư tụy tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh như sau:
Năm 2005 - 2006: Số bệnh nhân tử vong vì ung thư tụy là 586 ca, đứng
hàng thứ 14 trong các loại ung thư và đứng hàng thứ 5 trong số các bệnh ung
thư hệ tiêu hóa thường gặp ở Việt Nam, đối với cả hai giới. Xét riêng từng
giới cho thấy tử vong do ung thư tụy đứng hàng thứ 13 đối với nam và đứng
hàng thứ 14 đối với nữ trong số các loại ung thư.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 1995 - 1996: Tỷ lệ mắc ung thư tụy là
1,6/100.000 dân, đứng hàng thứ 14 trong các loại ung thư, đứng hàng thứ 5
trong số các bệnh ung thư hệ tiêu hóa thường mắc đối với nam; tỷ lệ mắc ung
thư tụy là 1,2/100.000 và đứng hàng thứ 16 trong số các loại ung thư, đứng
hàng thứ 5 trong các loại ung thư hệ tiêu hóa đối với nữ.
1.1.2 Dịch tễ học các u khác của tụy
1.1.2.1 U thần kinh nội tiết của tụy
U thần kinh nội tiết của tụy hay còn gọi là u tế bào đảo phát triển từ tế
bào thần kinh nội tiết của tụy, được chia làm 2 loại là u chức năng và u không
chức năng dựa trên sự xuất hiện hội chứng liên quan đến hormone sinh ra. Là
loại u ít phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh < 1/100.000 dân/ năm, chiếm tỷ lệ 1 - 2%
các loại u của tụy [20]. Bệnh hiếm gặp ở trẻ em, sự xuất hiện u ở người lớn
gặp ở mọi lứa tuổi, gặp chủ yếu tuổi 40 - 60, tỷ lệ nam/nữa như nhau, thường
là u đặc, hình tròn có kích thước từ 1 - 4cm, xuất hiện ở mọi vị trí trong tụy và
bản chất khối u được chẩn đoán bằng hóa mô miễn dịch. Các khối u thần kinh
nội tiết được xác định qua mô bệnh học rõ ràng là những khối u ác tính, ngoại
trừ các u insulin. Hầu hết tiêu chuẩn quan trọng chẩn đoán khối u thần kinh
nội tiết ác tính là dựa vào sự di căn hạch vùng, di căn gan, xâm lấn cơ quan
6
lân cận là những khối u có kích thước > 2 cm, tăng sinh mạch và sự phát triển
nhanh. 95% các khối u thần kinh nội tiết có kích thước 1 - 2 cm là những khối
u lành tính, 60% các khối u có kích thước > 2 cm có di căn [21].
1.1.2.2
U đặc giả nhú
Là loại u tụy không phổ biến, gần đây cho thấy sự phát hiện khối u này
có chiều hướng gia tăng, chiếm tỷ lệ 1 - 2% tất cả các khối u của tụy. Tần suất
bị bệnh biểu hiện nữ trẻ tuổi, tỷ lệ nữ/nam: 10: 1, tuổi trung bình 35 (8 - 67
tuổi) [1],[22].
1.1.2.3 U thứ phát của tụy
Là khối u gặp hầu hết trong giai đoạn bệnh tiến triển, chiếm khoảng 3 16% các loại khối u ác tính của tụy. Tần suất nam/nữ tương đương nhau.
Bệnh gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng hay gặp nhất là sau 60 tuổi [1].
1.1.2.4 U nhầy nhú nội ống
Là u biểu mô, dạng ống chính và ống nhánh. Đây cũng là loại khối u
nang hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1 - 3%, các loại khối u tụy. Tuổi trung bình phát
hiện ra bệnh là 60 - 70 tuổi (30 - 94). Nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ. U
nhầy nhú nội ống lần đầu tiên được báo cáo từ Pháp và Nhật Bản, cho đến nay
khối u này được phát hiện trên toàn thế giới [1].
1.1.2.5 U nang thanh dịch
Là khối u nang nhỏ, lành tính, hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1 - 2% các khối u
ngoại tiết của tụy, tuổi thường gặp 66 tuổi (34 - 91). Tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều
hơn nam: 2/1, tỷ lệ mắc bệnh khác nhau theo chủng tộc [1],[22].
1.1.2.6 U nang nhầy của tụy
U nang nhầy của tụy là một loại u biểu mô hiếm gặp, chủ yếu ở nữ giới
tỷ lệ nữ/nam: 9/1, chiếm tỷ lệ 2 - 5% các loại khối u của tụy. Tuổi trung bình
49 tuổi (20 - 82 tuổi). U nằm chủ yếu thân và đuôi tụy, hiếm khi u nằm đầu
tụy [1],[22].
7
1.1.2.7
Nang giả tụy
Nang giả tụy là sự tụ dịch bao gồm men tụy, tổ chức xung quanh được
bao bọc bởi sợi xơ hóa không phải là lớp biểu mô. Nang giả tụy là biến chứng
của viêm tụy, gặp 30 - 40% các trường hợp viêm tụy gây biến chứng nang giả
tụy, thường xuất hiện sau 3 - 6 tuần hoặc lâu hơn [23].
1.1.3 Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư tụy
Các yếu tố nguy cơ ung thư tụy [24], gồm có:
Tiền sử gia đình: Ung thư tụy và hội chứng ung thư tụy di truyền
Một số bệnh đi kèm: Đái tháo đường, béo phì, viêm tụy mạn,
viêm tụy mạn di truyền, u nhầy nhú nội ống (IPMN).
Thói quen: Hút thuốc lá, thuốc lào
1.1.4 Viêm tụy mạn và ung thư tụy
Viêm tụy mạn là bệnh viêm phá hủy nhu mô tụy tiến triển, không hồi
phục, dần dẫn tới xơ hóa nhu mô tụy gây suy tụy nội tiết và ngoại tiết. Viêm tụy
mạn được xem là một yếu tố nguy cơ phát triển gây ung thư tụy, và ung thư tụy
giai đoạn đầu cũng có những thay đổi cấu trúc giải phẫu gần giống như viêm tụy
mạn, do vậy rất khó phân biệt trên lâm sàng và hình ảnh học giữa viêm tụy mạn
và ung thư tụy giai đoạn đầu. Hơn thế nữa, ung thư tụy có thể gây viêm tụy do
tắc ống tụy chính, làm tăng áp lực trong ống tụy và giãn ống tụy. Trong viêm tụy
mạn, có một số yếu tố được coi là nguy cơ cao gây ung thư tụy: Viêm tụy mạn
tính không di truyền theo dõi sau 10, 20 năm cho thấy tỷ lệ xuất hiện ung thư tụy
trong nhóm này là 1,8% và 4% [25],[26],[27],[28],[29]. Nghiên cứu của
Lowenfels và cộng sự [27] cho thấy nguy cơ mắc ung thư tụy cao gấp 16 lần ở
bệnh nhân viêm tụy mạn, và nguy cơ này không phụ thuộc vào giới, quốc gia,
nguyên nhân gây viêm tụy. Do vậy, phải theo dõi sát khả năng ác tính ở nhóm
bệnh nhân viêm tụy mạn, đặc biệt khi tồn tại khối viêm ở tụy, có hoặc không
kèm theo giãn ống tụy, đường mật.
8
1.2. Đặc điểm lâm sàng u tụy
Các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng phụ thuộc vào kích thước, vị trí và
sự xâm lấn của khối u sang các tạng khác [30],[31],[32],[33].
1.2.1 Đặc điểm lâm sàng u đặc tụy
1.2.1.1 Đặc điểm lâm sàng ung thư tụy
U vùng đầu tụy biểu hiện chủ yếu là vàng da, đau bụng và sút cân, các
triệu chứng biểu hiện của bệnh sớm hơn các khối u vùng thân và đuôi tụy.
Triệu chứng vàng da chiếm 73% với khối u vùng đầu tụy, trong khi đó vàng
da chiếm tỷ lệ 11% với khối u vùng thân tụy và không có trường hợp nào u
vùng đuôi tụy gây vàng da [33].
Đau bụng: Đau bụng là một triệu chứng có tần suất xuất hiện cao nhất,
chiếm hầu hết các bệnh nhân bị ung thư tụy, thậm chí cả những khối u có kích
thước < 2cm [34],[35]. Đau bụng thường biểu hiện 1 - 2 tháng trước khi bệnh
được chẩn đoán, triệu chứng điển hình là đau nội tạng, vùng thượng vị lan
sang bên hoặc ra sau lưng, đau không liên tục, tăng dần cả về cường độ và tần
suất đau, năng hơn sau khi ăn hoặc nằm ngữa. Tần số đau tăng về ban đêm,
đau hơn khi nằm ngữa. Đau nặng hơn khi nằm ngữa gặp ở khối u thân và đuôi
tụy, hiếm khi đau mang tính chất cấp tính như là hậu quả của viêm tụy cấp do
khối u làm tắc ống tụy chính [36]. Viêm tụy cấp: Giai đoạn điển hình của viêm
tụy cấp có thể là khởi đầu của ung thư tụy, theo báo cáo của Modolell và cộng
sự (1999) [30] cho thấy 1,3% các trường hợp ung thư tụy có viêm tụy cấp
kèm theo.
Theo báo cáo của Portal M và cộng sự (2005) [33]: U đầu tụy chiếm
62%, u thân tụy 10% và 6% đuôi tụy; triệu chứng đau bụng trong ung thư
tụy chiếm 79%.
Theo nghiên cứu của Đỗ Trường Sơn (2004) [37], u đầu tụy gây đau bụng
chiếm tỷ lệ 63,9%, u thân và đuôi tụy tỷ lệ này là 100%. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Thái Bình (2004) [38], triệu chứng đau bụng chiếm tỷ lệ 78,6%.
9
Vàng da: Thường biểu hiện của bệnh đang tiến triển, vàng da tăng dần,
nguyên nhân do khối u đầu tụy làm tắc ống mật chủ, làm tăng bilirubine máu;
làm cho da, niêm mạc vàng, ngứa, nước tiểu sẩm màu, phân bạc màu. Vàng
da liên quan đến khối u phát triển ở đầu tụy; u tụy biểu hiện vàng da không
kèm đau bụng liên quan đến bệnh tiến triển nhiều hơn u tụy biểu hiện vàng da
có đau và tắc mật [39]. Vàng da thứ phát do khối u thân, đuôi tụy xuất hiện ở
giai đoạn muộn của bệnh, có thể do khối u di căn vào gan gây chèn ép đường
mật. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Bình [38], dấu hiệu vàng da, tiểu sẩm
màu chiếm tỷ lệ 78,6%. Theo nghiên cứu của Đỗ Trường Sơn [37], dấu hiệu
vàng da là 82,9%.
Sút cân: Được xem là sút cân khi trọng lượng cơ thể giảm quá 5% khối
lượng cơ thể trong vòng 6 tháng. Ung thư tụy là một trong những nguyên
nhân gây sút cân do giảm calo, bất thường về chuyển hóa và kém hấp thu.
85% các trường hợp ung thư tụy có biểu hiện sút cân [33]. Theo nghiên cứu
của Đỗ Trường Sơn [37] ung thư đầu tụy có sút cân chiếm tỷ lệ 96%, ung thư
thân và đuôi tụy sút cân chiếm tỷ lệ 94,7%. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Thái Bình [38], sút cân chiếm tỷ lệ 81% trong số bệnh nhân ung thư tụy.
Gần đây, một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy đái tháo đường không
điển hình [40],[41],[42] đã được nghi nhận với những triệu chứng sớm của ung
thư tụy, tuy nhiên cho đến nay vấn đề này vẫn đang còn được bàn luận.
Một số triệu chứng khác của ung thư tụy
Cổ trướng: Do di căn của ung thư tụy vào màng bụng, 5% các trường
hợp ung thư tụy có cổ trướng.
Suy nhược cơ thể: Là một biểu hiện chung của căn bệnh ung thư, suy
nhược chiếm khoảng 86% các trường hợp ung thư tụy.
Hội chứng kém hấp thu: Là một dấu hiệu không phổ biến của ung thư
tụy. Tuy nhiên, đây là một cơ chế của dấu hiệu sút cân trong ung thư tụy và
10
đường mật. Bệnh nhân bị ung thư tụy sẽ giảm enzyme tụy và bicarbonate. Sự
kém hấp thu có lẽ do giảm bài tiết thứ phát sau tắc ống tụy hơn là sự thâm
nhiễm của u tụy gây bài tiết thiếu hụt enzyme tụy. Những khối u đầu tụy gây
tắc đường mật và ống tụy, do đó làm giảm bài tiết lượng enzyme tụy cũng như
bài tiết mật, sẽ làm giảm quá trình thoái hóa mỡ. Biểu hiện hội chứng kém
hấp thu: Đi ngoài phân lỏng, chướng bụng, thiếu máu, cơn tetanie do thiếu
canxi.
Theo nghiên cứu của Portal M và cộng sự (2005) [33], nghiên cứu 185
bệnh nhân ung thư tụy ngoại tiết cho thấy tần suất xuất hiện các triệu chứng
như sau: Suy nhược cơ thể 86%, sút cân chiếm 85%, chán ăn 83%, đau bụng
79%, vàng da 56%, tiểu sẩm màu 59%, đi ngoài 44%, gan to 39%, khối
thượng vị 9%, cổ trướng 5%.
1.2.1.2 Đặc điểm lâm sàng u thần kinh nội tiết của tụy
a) U chức năng
- Insulinoma: Cơn hạ đường huyết nguyên nhân gây ra rối loạn tinh thần,
chóng mặt, có hành vi bất thường, đánh trống ngực, toát mồ hôi.
- Gastrinoma: Chiếm khoảng 20% các khối u thần kinh nội tiết. Điển
hình là bệnh loét dạ dày, tiêu chảy.
- Glucagonoma: Ban đỏ da, viêm môi, đái tháo đường, sút cân, huyết
khối tĩnh mạch và rối loạn tâm thần.
- Somatostatinoma: Đau bụng, sút cân, ít gặp hơn: đái thào đường, giảm
dung nạp glucose, tiêu chảy.
- VIPoma: Tiêu chảy, hạ kali máu.
b) U không chức năng
So với các khối u chức năng, u không chức năng biểu hiện lâm sàng
muộn hơn với các triệu chứng của chèn ép khối u, u di căn [43],[44],[45].
11
Các triệu chứng thường gặp: Đau bụng (35 - 78%), sút cân (20 - 35%),
nôn và buồn nôn (45%) [46],[47]. Các dấu hiệu ít gặp hơn như: Tắc mật (1750%), chảy máu trong ổ bụng (4 - 20%), u bụng (7 - 40%). 32 - 73% các
trường hợp chẩn đoán được là do u di căn.
1.2.2 Đặc điểm lâm sàng u nang tụy
Phần lớn bệnh nhân u nang tụy không biểu hiện triệu chứng lâm sàng,
nang tụy được phát hiện thường do tình cờ làm chẩn đoán hình ảnh mà không
liên quan đến chỉ định. Khi có biểu hiện lâm sàng, các triệu chứng không đặc
hiệu [48].
1.2.2.1
U nang thanh dịch
U thường gặp ở giới nữ > nam, tuổi hay gặp từ 50-70, u nang thanh dịch
có thể gây triệu chứng khi khối u lớn, các biểu hiện lâm sàng khi kích thước
nang > 4 cm: Đau bụng (25%), u bụng (10%), vàng da (7%) hoặc tắc ruột,
47% không có triệu chứng [49]. U nang thanh dịch ít liên quan tới tiềm năng
ác tính [48].
1.2.2.2 U nang nhầy
U gặp ở giới nam và nữ tương đương, tuổi hay gặp 50 - 70, các triệu
chứng thường gặp như: Đau bụng, viêm tụy tái phát, tắc ruột, khối bụng.
Vàng da, sút cân là những triệu chứng có thể gặp trong tổn thương ung thư. u
nang nhầy liên quan mức trung bình tới tiềm năng ác tính.
1.2.2.3 U nhầy nhú nội ống
Giới nam và nữ mắc bệnh như nhau, tuổi hay gặp từ 50-70. Nhiều bệnh
nhân bị u nhầy nhú nội ống không có triệu chứng, tuy nhiên một số bệnh nhân
có biểu hiện viêm tụy cấp tái phát hoặc viêm tụy mạn biểu hiện như: Đau
bụng, nôn, buồn nôn, vàng da, sút cân, chán ăn, đái tháo đường. Đối với u ống
chính liên quan cao tới tiềm năng ác tính, trong khi u nhầy nhú nội ống loại
nhánh liên quan tiềm năng ác tính mức độ thấp đến trung bình.
12
1.2.2.4 U đặc giả nhú
Giới tính nữ gặp nhiều hơn nam, thường ở lứa tuổi trẻ 20 - 30 tuổi. Các
dấu hiệu hay gặp đau bụng, buồn nôn, nôn, sút cân. Các dấu hiệu khác ít gặp
hơn như: Vàng da, tắc ruột, chán ăn, viêm tụy, khối bụng [50]. U đặc giả nhú
liên quan tiềm năng ác tính mức độ trung bình đến cao [48].
1.3. Các phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán u tụy
1.3.1
Dấu ấn sinh học chỉ điểm ung thư
Trong chẩn đoán ung thư tụy thì CA 19.9 là chất chỉ điểm ung thư có độ
nhạy, độ đặc hiệu cao và được đánh giá là có ý nghĩa nhất.
Kháng nguyên ung thư 19.9 (Carbohydrate Antigen: CA 19.9) là một
glycolipid được sản xuất và tồn tại trên bề mặt của tế bào ung thư, như một dấu
ấn sinh học trong chẩn đoán và theo dõi trong quá trình điều trị ung thư tụy. Năm
1990, theo báo cáo của Steinberg [51] cho thấy: Nếu ngưỡng giới hạn trên của
CA 19.9 là 37 U/ml trong chẩn đoán ung thư tụy với độ nhạy xấp xỉ 80% và độ
đặc hiệu gần 90%, nếu CA 19.9 > 1000 U/ml thì độ đặc hiệu đạt 100%.
Theo báo cáo của Duffy và cộng sự (2010) [52], cũng cho thấy giá trị
của CA 19.9 trong chẩn đoán ung thư tụy phụ thuộc vào ngưỡng của CA 19.9:
CA19.9 > 37 U/ml có độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng: 81% và 90%. Nếu
CA19.9 > 100 U/ml có độ nhạy và độ đặc: 68% và 98%, nếu CA19.9 ≥ 1000
U/ml thì độ nhạy và độ đặc là 41% và 99,8%.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây CA 19.9 được quan tâm ứng
dụng trong thực hành lâm sàng nhiều hơn. Theo Đỗ Trường Sơn và cộng sự
(2004) [37] cho thấy nếu ngưỡng của CA 19.9 là 37 U/ ml thì độ nhạy 82,9%,
độ đặc hiệu 67,7% và giá trị chẩn đoán dương tính là 74,4% trong chẩn đoán
ung thư tụy. Trần Văn Hợp và cộng sự (2010) [53]: CA 19.9 cho độ nhạy 80%
và độ đặc hiệu 33,33% trong chẩn đoán ung thư tụy với ngưỡng 37U/ml.
13
Mặc dù CA 19.9 có giá trị trong chẩn đoán ung thư tụy, tuy nhiên CA
19.9 cũng có một số hạn chế: CA19.9 tăng trong nhiều bệnh lý ung thư khác:
Ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng, đường mật; các bệnh lành tính: Viêm
tụy cấp, mạn, tắc đường mật, xơ gan, viêm đường mật.
1.3.2 Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán u tụy
1.3.2.1 Siêu âm bụng chẩn đoán u tụy
Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều phương pháp hiện đại chẩn đoán u tụy
cho kết quả chính xác cao, xong siêu âm bụng vẫn là phương tiện đầu tay có
độ nhạy cao giúp chẩn đoán u tụy [22],[54],[55],[56], là một kỹ thuật tương
đối đơn giản, dễ thực hiện, giá thành rẻ, có thể làm nhiều lần mà không có tai
biến. Ngoài thăm khám tụy, các tạng khác: Gan, lách, các mạch máu trong ổ
bụng...cũng được thăm khám cùng thời điểm. Do vậy, siêu âm bụng là một
phương tiện rất có giá trị trong chẩn đoán loại trừ không còn khả năng phẫu
thuật cắt bỏ u tụy cho độ đặc hiệu 100%, mà chưa cần đến các phương pháp
chẩn đoán hình ảnh hiện đại khác. Bởi vì, siêu âm bụng không chỉ có thể chẩn
đoán u tụy mà còn có khả năng chẩn đoán các di căn xa như: Di căn gan, di
căn phúc mạc….
Tuy nhiên, do tụy là một tạng nằm sâu trong cơ thể, được che phủ bởi dạ
dày, quai ruột, thành bụng do đó trong một số trường hợp thăm khám tụy có
phần khó khăn thậm chí không thể quan sát được tụy.
a) Siêu âm bụng chẩn đoán u đặc tụy
Siêu âm bụng chẩn đoán ung thư tụy (xem phụ lục 1)
Theo Giulia và cộng sự (2012) [56] báo cáo cho thấy siêu âm bụng có độ
nhạy trong chẩn đoán u tụy 72 - 89%, độ đặc hiệu 90%. Theo Nguyễn Duy
Huề và cộng sự (2003) [57], siêu âm bụng có độ nhạy trong chẩn đoán u vùng
đầu tụy là 96,1%, độ chính xác 92,5%.
14
Theo Piotr Kulig và cộng sự (2014) [58], nghiên cứu 454 bệnh nhân cho
thấy siêu âm bụng có độ chính xác trong chẩn đoán giai đoạn ung thư tụy
85,6% ở tất cả các giai đoạn, trong đó giai đoạn T1 và T2 cho độ chính xác
cao nhất là 91,1% và 95,7%, ở giai đoạn tiến triển của bệnh T3 và T4 thì độ
chẩn đoán chính xác thấp hơn: 84,4% và 81,7%. Siêu âm bụng chẩn đoán
hạch di căn có độ nhạy 66,1% và độ đặc hiệu 74,4%.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Huề và cộng sự (2003) [57], cho thấy
siêu âm bụng trong chẩn đoán xâm lấn mạch máu có độ nhạy 11,8% và độ đặc
hiệu 96,8%.
Siêu âm bụng chẩn đoán u thần kinh nội tiết tụy (xem phụ lục 1)
Siêu âm bụng chẩn đoán u đặc giả nhú (xem phụ lục 1)
Siêu âm bụng chẩn đoán u trên nền viêm tụy mạn (xem phụ lục 1)
Siêu âm bụng chẩn đoán u lympho nguyên phát của tụy
Cấu trúc âm trên siêu âm sội soi của khối u là giảm âm, ít khi gặp dạng
u nang, có thể 1 hoặc nhiều khối. Ống tụy, đường mật không giãn, nhu mô tụy
còn lại bình thường. Thường kèm theo nhiều hạch ở vị trí khác.
b) Siêu âm bụng chẩn đoán u nang tụy
U nang tụy bao gồm: U tuyến nang thanh dịch, u nang nhầy, u nhầy nhú
nội ống và nang giả tụy (xem phụ lục 2).
1.3.2.2
Chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán u tụy
Chụp cắt lớp vi tính được thực hiện lần đầu vào những năm 1970, với độ
dày của lát cắt là 10 mm, thời gian chụp mỗi lát cắt là 1 phút, do vậy kết quả
cho nhiều hình ảnh giả ảnh và còn hạn chế. Năm 1980, CT xoắn ốc ra đời cho
phép chụp nhanh hơn, với những lát cắt mỏng 1 - 2 mm, có thể dựng hình ảnh
3 chiều, đồng thời có tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch chụp CT xoắn ốc 2
pha cho phép phát hiện u, cũng như đánh giá giai đoạn của khối u tốt hơn, kỹ
thuật này vẫn bị hình ảnh giả ảnh. Năm 1990, chụp cắt lớp vi tính đa đầu dò
15
(Multidetector Computer Tomography - MDCT) ra đời, cho phép chụp với tốc
độ nhanh gấp 10 lần so với máy CT đơn đầu dò và độ dày mỗi lát cắt là 0,5
mm. MDCT đã cải tiến được thời gian, không gian, cho phép khảo sát theo
chiều dọc, ngang và dựng lại không gian 3 chiều hình ảnh giải phẫu của tụy.
Gần đây, với máy chụp cắt lớp 320 dãy được đưa vào ứng dụng. Nhưng so với
loại máy 64 dãy trong chẩn đoán u tụy thì không có sự khác biệt [59],[60].
Chụp cắt lớp vi tính bụng có tiêm thuốc chẩn đoán ung thư tụy[61],[62],
[63]:
Trên pha không tiêm thuốc cản quang
Khối đồng tỷ trọng, không chảy máu trong khối
Giãn ống tụy, mất lớp mỡ sau tụy (Obliteration of retropancreatic fat)
Trên pha có tiêm thuốc cản quang
Khối không đồng nhất, khối ngấm thuốc ít hơn so với nhu mô tụy
Nhu mô tụy teo từ ngoại vi đến khối u
Các dấu hiệu khác:
Ống tụy giãn
Giãn ống mật chủ, đường mật trong gan. Vừa giãn ống tụy và ống
mật chủ gọi là dấu hiệu giãn kép thường do ung thư đầu tụy
U xâm lấn mạch máu: Động mạch thân tạng, động mạch mạc treo
tràng trên, động tĩnh mạch lách.
Hạch di căn dọc động mạch chủ, quanh tụy, rốn gan, đường mật.
Di căn xa: Di căn gan, trung thất, phổi
Dịch ổ bụng
Theo báo cáo của Valls và cộng sự (2002) [64], cho thấy độ chính xác
của CT bụng trong chẩn đoán u tụy khoảng 89 - 97%. Theo Bronstein và cộng
sự (2004) [65], MDCT 3 pha cho độ nhạy chẩn đoán u tụy nhỏ hơn 2cm là