Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bộ môn Chính sách công_vấn đề việc làm cho người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.8 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ TÀI:

VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

Giảng viên: Nguyễn Quốc Việt
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3

1


2019

2


Mục lục
I, Tổng quan:......................................................................................................................4
1. Giới thiệu......................................................................................................................4
2. Hoàn cảnh sống của người khuyết tật...........................................................................4
3, Công việc NKT thường làm.........................................................................................4
II. Vấn đề việc làm cho người khuyết tật hiện nay.........................................................5
III. Lý do người khuyết tật không tìm được việc làm....................................................6
1. Vấn đề kì thị đối với người khuyết tật........................................................................7
2. Vấn đề hạn chế năng lực của bản thân người khuyết tật..............................................8
3. Vấn đề giới hạn nguồn lực............................................................................................8


IV. Giải pháp khắc phục..................................................................................................12
1. Một số biện pháp khắc phục.....................................................................................12
2. Một số giải pháp cho vấn đề dạy nghề và tạo việc làm............................................13
3. Đề xuất về hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật về việc làm.............................14
V. Phân tích vấn đề việc làm cho NKT trong đề án hỗ trợ người khuyết tật.............15
1. Giới thiệu:.................................................................................................................15
2. Phân tích...................................................................................................................16

3


I, Tổng quan:
1. Giới thiệu
Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần nên vì
thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng
ngày.
Về cơ bản, các mối quan hệ khuyết tật có thể được tạm chia thành các lĩnh vực sau:
 Khuyết tật thân thể, tứ chi, khuyết tật vận động
 Suy giảm các giác quan: (mù, điếc, khiếm thính, khiếm thị, không nhận được mùi vị)
 Khuyết tật về nói (câm, líu lưỡi), đọc (thiểu năng đọc)
 Khiếm khuyết về khả năng học hỏi, luyện tập
 Khuyết tật tâm lý (tâm thần), bại não
 Thiểu năng trí tuệ, tự kỷ

2. Hoàn cảnh sống của người khuyết tật
Nhiều người khuyết tật vẫn phải đối mặt với các rào cản khi họ hòa nhập vào cộng đồng và
thường phải sống bên lề của xã hội với điều kiện sống khó khăn. Theo Tổng cục thống kê, chỉ
một nửa (52,1%) số người khuyết tật được sống trong nhà kiên cố, chưa đến ba phần tư trong số
họ được dùng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh (73,3%).
Khuyết tật vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của nghèo khó. Đa số người khuyết tật sống ở

nông thôn, nữ giới đông hơn nam giới. Chỉ có 7,25% người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên được
đào tạo nghề, 17,8% người khuyết tật sống trong hộ nghèo đa chiều thiếu thu nhập và các dịch
vụ xã hội cơ bản trong cuộc sống. Chỉ có 2% trường tiểu học và trung học cơ sở có thiết kế phù
hợp với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về khuyết
tật.

3. Công việc NKT thường làm
Cơ hội nghề nghiệp đối với người khuyết tật thường rất mỏng. Họ chỉ có thể làm một số
công việc đặc thù phù hợp với dạng tật của mình. Vì vậy, ngay từ khi chọn ngành nghề học, họ
4


đã phải tính toán kỹ lưỡng đến khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp. Tiếp đó là sự trau dồi về
ngoại ngữ, tin học và những kỹ năng khác. Một số công việc người khuyết tật có thể tham gia
như:
 Nhân viên nhập liệu, nhân viên văn phòng
 Nghề đồ hoạ đối với người khuyết tật
 Các nhóm nghề về sửa chữa máy tính, lập trình web, SEOer
 Các nghề thuộc nhóm thủ công, vẽ, đan lát, sản xuất đồ handmade dành cho người khuyết
tật
 Nghề tẩm quất đối với người khuyết tật
 Nghề may đối với người khuyết tật

II. Vấn đề việc làm cho người khuyết tật hiện nay
Sau khi được đào tạo nghề, những người khuyết tật thường xuyên gặp những khó khăn
trong sinh hoạt ở các công ty tuyển dụng, bởi cơ sở hạ tầng dành riêng cho người khuyết tật ở
các công ty vẫn chưa được xây dựng. Cũng có nhiều nhà tuyển dụng chỉ tuyển lao động là người
khuyết tật cho đủ chỉ tiêu. Nhưng cũng có một vài nhà tuyển dụng đối xử rất tốt với những lao
động là người khuyết tật, tuy nhiên số công ty như vậy rất là ít.
Theo thống kê của Ủy ban quốc gia về Người khuyết tật, đa số người khuyết tật trong độ

tuổi lao động sống ở nông thôn với công việc không ổn định, thu nhập thấp. Có 40% người
khuyết tật ở độ tuổi lao động và còn khả năng lao động, trong đó chỉ có 30% số người này là có
việc làm. Như vậy, nước ta còn khoảng 2 triệu người khuyết tật có khả năng lao động nhưng
chưa tham gia lao động, chưa có việc làm. Tỷ lệ người khuyết tật 15 tuổi trở lên có việc làm là
31,7%, trong khi tỷ lệ này ở người không khuyết tật cao gấp 2,5 lần, lên tới 82,4%.
Ở các vùng đồi núi, điều kiện đi lại khó khăn, những người khuyết tật vận động thân dưới
thường ít có cơ hội việc làm hơn. Tỷ lệ có việc làm của người khuyết tật cao nhất là ở vùng Tây
Nguyên (39,8%), Trung du Miền núi Bắc Bộ (37,9%) và thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ
(24,3%). Tuy nhiên, cũng tại hai vùng núi tỷ lệ người khuyết tật vận động thân dưới có việc làm
5


lại thấp nhất (Tây Nguyên là 33,8% và Trung du là 31,9%). Điều này chỉ ra rằng tác động của
khuyết tật tới cơ hội việc làm của người khuyết tật không giống nhau, phụ thuộc vào những
hoàn cảnh và môi trường cụ thể mà người lao động làm việc.
Nhóm người điếc/khiếm thính có thu nhập bình quân cao nhất ở mức 3 triệu đồng một tháng,
so với mức thu nhập chung trên cả nước 5,4 triệu đồng một tháng vào thời điểm nghiên cứu
được tiến hành
Bảng thống kê thu nhập trung bình của một số nhóm người khuyết tật 2016
Dạng khuyết tật

N=308(người)

Thu nhập trung vị
tháng(đồng)

Điếc/khiếm thính

36


3.000.000

Mù/khiếm thị

105

2.500.000

Giao tiếp

39

2.000.000

Tự chăm sóc

25

1.700.000

Trí tuệ

23

1.600.000

Vận động

80


1.500.000
Nguồn: Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường

Tỷ lệ người lớn khuyết tật đang làm việc trong nền kinh tế chia theo các loại tật và nhóm tuổi
(Đơn vị %)
Loại khuyết tật

Chung

18-40

41-64

65+

Nhìn

9,89

6,10

9,61

12,72

Nghe

13,12

25,19


10,13

12,63

Vận động thân

43,82

21,63

43,82

56,94

Nhận thức

35,58

33,76

34,68

38,66

Giao tiếp

4,98

15,68


3,18

2,64

Tự chăm sóc

3,49

2,95

2,88

5,16

Vận động thân

14,57

7,49

13,98

14,74

dưới

trên

6



Thần kinh, tâm

13,70

21,49

14,74

6,78

thần
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tỷ lệ có việc làm thấp nhất ở nhóm khuyết tật không có khả năng tự chăm sóc. Tỷ lệ này
cao nhất ở nhóm người khuyết tật nhẹ về đi lại và nhận thức, mặc dù tỷ lệ này vẫn thấp hơn so
với người không khuyết tật.

III. Lý do người khuyết tật không tìm được việc làm
Bảng thống kê lý do người khuyết tật không đi làm 2016 (Đơn vị %)

Nguồn: Tổng cục thống kê
Do thể trạng đặc biệt, người khuyết tật bị hạn chế hơn người không khuyết tật về tiếp cận
việc làm. Theo điều tra, không tính đến số người khuyết tật không có nhu cầu đi làm thì vẫn có
34,38% người khuyết tật (công việc không phù hợp, khuyết tật, mất khả năng lao động) không
thể có việc làm do thể trạng của mình. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa xem xét đến thái độ của
người khuyết tật về vấn đề tìm việc. Bởi thực tế, có rất nhiều người trong độ tuổi lao động hoặc
có khả năng lao động nhưng tự ti với hoàn cảnh của mình nên lựa chọn lí do già yếu.

7



1. Vấn đề kì thị đối với người khuyết tật
Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là một nguyên nhân cơ bản gây nên tình
trạng thiệt thòi của người khuyết tật; hạn chế đáng kể các cơ hội sống, cơ hội phấn đấu của
người khuyết tật và củng cố thêm tình trạng đói nghèo của họ.
Kết quả nghiên cứu của viện xã hội và môi trường cho thấy kỳ thị dành cho người khuyết tật
trong lĩnh vực việc làm cao. Dù trong tổng số người trả lời (n=389) 66% chưa bao giờ đi thi
tuyển xin việc, nhưng trong số người đã từng thi tuyển (n=133 chiếm 34%) có đến 53% cho
rằng họ bị từ chối việc vì khuyết tật của họ. Trong công việc, nhiều người được phỏng vấn cho
biết họ thường được trả lương thấp hơn hoặc không được ký hợp đồng lao động như các đồng
nghiệp không phải là người khuyết tật làm cùng việc, không được đào tạo trong quá trình làm,
giờ làm việc dài và bị lừa tiền. Điều này diễn ra trong bối cảnh công việc của người khuyết tật
tham gia nghiên cứu bấp bênh, thu nhập thường thấp và không có tiết kiệm.
Ngoài nguyên nhân kì thị xã hội thì sự tự kì thị cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc một
người khuyết tật hạn chế tiếp cận việc làm. Tự kỳ thị (trong phạm vi nghiên cứu về người
khuyết tật) là định kiến mà người khuyết tật nội hóa vào suy nghĩ của mình và các suy nghĩ này
quay lại chống lại bản thân người khuyết tật. Trong quá trình nội hóa này, người khuyết tật tin
vào các khuôn mẫu (hay các kỳ thị) mà xã hội dành cho cho họ. Việc này dẫn đến việc thiếu tự
tin vào năng lực và giá trị của bản thân (Corigan và Watson, 2002). Có tình trạng kỳ thị và phân
biệt đối xử người khuyết tật như vậy là do:
 Công tác tuyên truyền, vận động, về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đã ban hành về lĩnh vực này còn chưa thực sự sâu rộng và phát huy hiệu quả.
 Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.


Những định kiến về người khuyết tật vẫn tồn tại trong xã hội. Các quan niệm tiêu cực
của cộng đồng như: coi người khuyết tật là những người “đáng thương”; người gặp người
khuyết tật là sẽ gặp “vận đen”… đang là rào cản rất lớn trong việc đưa Người khuyết tật
sống hòa nhập với cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật.


8


2. Vấn đề hạn chế năng lực của bản thân người khuyết tật
Đối với một số loại khuyết tật, tỷ lệ có việc làm giảm theo tuổi, trong khi đối với một số loại
khuyết tật khác tỷ lệ này lại tăng. Thực tế, người khuyết tật có thể bị khuyết tật ở bất cứ lứa tuổi
nào do bị tật do bẩm sinh hoặc do tác động từ bên ngoài. Có nhiều trường hợp người bình
thường ở một độ tuổi nhất định, sau khi đã làm việc một số năm do tai nạn nghề nghiệp mà phải
trở thành người khuyết tật. Điều đó chỉ ra rằng ảnh hưởng của khuyết tật không giống nhau, mà
phụ thuộc vào những yêu cầu và môi trường làm việc cụ thể. Loại công việc, kinh nghiệm trước
khi bị khuyết tật, và yêu cầu đối với người lao động khác nhau tùy theo độ tuổi và các yếu tố
khác, và tất cả các mối tương quan này cùng với khiếm khuyết của người khuyết tật sẽ quyết
định khả năng làm việc của họ.

3. Vấn đề giới hạn nguồn lực
Đây là nhóm nguyên nhân khách quan quan trọng dẫn đến tình trạng khó hoà nhập của
người khuyết tật, từ đó giảm khả năng tìm được một công việc ổn định và phù hợp
Giáo dục
Hiện nay mức độ phổ cập giáo dục ở người khuyết tật thấp hơn người không khuyết tật ở cả
3 cấp học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Điều này cũng tiếp diễn với mảng
đào tạo nghề.
Biểu đồ tỷ lệ được đào tạo nghề và tỷ lệ của người biết chữ từ 15 tuổi trở lên
năm 2016 (Đơn vị %) - Nguồn: Tổng cục thống kê

9


Nguyên nhân của việc không tiếp cận được giáo dục xuất phát từ cả phía cung và cầu. Về
phía cung, hệ thống giáo dục không đầy đủ tạo ra rào cản với học sinh, ví dụ như trường học

không đáp ứng nhu cầu, thiếu giáo viên đủ trình độ và sự phân biệt đối xử. Về phía nhu cầu,
ngay cả khi học sinh có đủ điều kiện về thể chất nhưng nếu nền giáo dục không phù hợp và
không đáp ứng nhu cầu của trẻ, trẻ em có thể bỏ học hoặc không đi học. Nếu cha mẹ của trẻ thấy
rằng giáo dục không phù hợp hoặc không quan trọng đối với trẻ khuyết tật thì họ sẽ không gửi
con đến trường.
Chúng ta không biết những chênh lệch giữa người khuyết tật và người không khuyết tật ở
các chỉ tiêu giáo dục là do yếu tố cung hay cầu. Nhưng bất kể nguyên nhân là gì, những rào cản
này càng trở nên lớn hơn đối với trẻ em. Điều này có thể là bởi vì các trường học xa nhà và khó
tiếp cận, không đáp ứng nhu cầu của trẻ em, hoặc bởi vì cha mẹ cảm thấy mức độ giáo dục cao
hơn không quan trọng đối với trẻ khuyết tật. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy đối với trẻ
em khuyết tật, giáo dục có lợi ích lớn hơn so với những trẻ không bị khuyết tật, bởi vì nó tạo ra
sự khác biệt lớn hơn trong khả năng đảm bảo việc làm tốt.
Khoảng cách của tỷ lệ người được đào tạo nghề và tỷ lệ biết chữ giữa những người khuyết
tật và người không khuyết tật một phần là do những rào cản đã nêu ở trên. Tuy nhiên, cũng có
thể có một phần là do những người có trình độ học vấn thấp dường như có nguy cơ bị khuyết tật
nhiều hơn do họ sống trong môi trường kém an toàn hơn hoặc tiếp cận dịch vụ y tế nghèo nàn
hơn.
Thông tin
Công nghệ thông tin truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người khuyết tật,
góp phần hỗ trợ người khuyết tật khắc phục các rào cản để hòa nhập xã hội và tìm kiếm được
một công việc phù hợp cho mình. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có người khuyết tật sở hữu các phương
tiện truyền thông đều thấp hơn so với hộ không có người khuyết tật.
Người khuyết tật thường gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường lao động như:
Thiếu cơ hội việc làm, chưa được đào tạo nghề đúng mức cũng như tư vấn chọn nghề. Họ thiếu
thông tin tìm kiếm, lựa chọn công việc phù hợp. Kênh tìm việc chủ yếu của họ đều thông qua
giới thiệu của người thân, bạn bè.

10



Phương tiện truyền thông

Tỷ lệ hộ sở hữu các phương tiện truyền thông
Hộ gia đình có NKT

Hộ gia đình không có
NKT

Ti vi

87,7%

94,4%

Thuê bao internet

16,8%

30,9%

Máy tính

13,7%

28,6%

Điện thoại

84,7%


96,2%
Nguồn: tổng cục thống kê

Tỉ lệ người khuyết tật tiếp cận với các phương tiện truyền thông cũng cho biết sự khó khăn
khi tìm việc. Thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ có người khuyết tật sở hữu các phương tiện truyền
thông đều thấp hơn so với hộ không có người khuyết tật. Ngoài ra, có khoảng cách chênh lệch
lớn về tỷ lệ sử dụng điện thoại di động giữa người khuyết tật và không khuyết tật (38,85% so
với 73,09%)
Tỷ lệ dân số có truy cập internet phân theo tình trạng khuyết tật ( Đơn vị % )

Nguồn: Tổng cục thống kê

11


Tỷ lệ dân số có điện thoại di động phân theo tình trạng khuyết tật, giới tính và khu vực

Nguồn: Tổng cục thống kê
Rõ ràng có khoảng cách đáng kể trong việc tiếp cận với những ứng dụng công nghệ thông
tin. Gần 43% người không khuyết tật được tiếp cận với mạng internet so với 6,7% người khuyết
tật. Khoảng cách sử dụng điện thoại di động là 73,09% người không khuyết tật so với 38,85%
người khuyết tật. Những khoảng cách này tương tự nhau theo giới tính và nông thôn so với
thành thị.
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay việc không tiếp cận được với các ứng dụng công
nghệ gây các hạn chế về thông tin một cách nghiêm trọng. Báo cáo Triển vọng thị trường việc
làm năm 2017 của JobStreet đã công bố cho thấy 47% ứng viên Việt Nam tìm việc qua Internet
(con số này thậm chí vẫn còn thấp so với khu vực). Hạn chế về phương tiện liên lạc thiết yếu
như điện thoại di động cũng gây những khó khăn không nhỏ cho người khuyết tật trong việc
giao tiếp và tìm kiếm thông tin
Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một yêu tố ảnh hưởng rất lớn đến công việc của người khuyết tật cũng như
cơ hội tìm việc của họ. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới
nói chung, cơ sở hạ tầng cho người khuyết tật chưa nhận được nhiều quan tâm. Đối với trường

12


hợp của Việt Nam thì chi phí đầu tư có thể nói là khó khăn lớn nhất đặc biệt khi mà để thiết kế
những công trình cho người khuyết tật sử dụng đòi hỏi không gian lớn hơn, công trình phụ trợ
nhiều hơn dẫn đến chi phí cao hơn.
Đối với người bình thường tại Việt Nam, việc phải di chuyển một quãng đường dài trong
những giờ cao điểm đã rất vất vả, đối với người khiếm thị, sự vất vả đó tăng lên gấp bội khi mà
nhiều tuyến đường giao thông không có làn đường riêng dành cho người khuyết tật, thiếu các tín
hiệu, ký hiệu báo đường lên xuống và thiếu những thông tin, biển chỉ dẫn về xe buýt. Điều đáng
nói, nhiều tuyến đường không có vỉa hè hoặc có vỉa hè nhưng bị chiếm dụng.
Trong khi đó, đối với những người thuộc nhóm đối tượng khuyết tật vận động lại gặp khó
khăn khi nhiều công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình cũ, chưa chú ý tới việc xây
dựng các làn đường tiếp cận dành cho người khuyết tại. Tại nhiều tòa nhà, công trình công cộng,
nhà ga, bến xe, trên các tuyến đường, vỉa hè, cầu vượt dành cho người đi bộ thiếu những làn
đường trượt dốc và hệ thống tay vịn dành cho những người khuyết tật vận động. Trên phương
tiện giao thông công cộng, hay các điểm trông giữ xe của các cơ quan văn phòng, tòa nhà chung
cư còn thiếu những không gian dành cho xe lăn, xe 3 bánh.
Đói nghèo
Một nguyên nhân đặc biệt quan trọng ở đây dẫn đến hạn chế cơ hội việc làm của người
khuyết tật chính là tình trạng đói nghèo. Khuyết tật và nghèo đói có mối liên hệ rất chặt chẽ.
Khuyết tật vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của đói nghèo. Khuyết tật cùng với đói nghèo đã
làm tăng khả năng bị tổn thương và bị loại ra khỏi xã hội của những người phải chịu khuyết tật
và đói nghèo.
Đặc biệt một hộ có người khuyết tật sẽ phải thêm nhiều loại chi phí khi mà người khuyết tật
có chi phí sinh hoạt cao hơn do có nhu cầu cao hơn về chăm sóc y tế, thiết bị trợ giúp, phương

tiện di chuyển, xây dựng/cải tạo nhà ở phù hợp... Năm 2016, cứ 10 hộ có người khuyết tật thì
gần 2 hộ là hộ nghèo, trong khi cứ 10 hộ không có người khuyết tật thì chưa đến 1 hộ là hộ
nghèo được xã/phường công nhận.

13


Bảng Tỷ lệ hộ nghèo theo diện nghèo của xã/ phường
Chỉ tiêu

2015

2016

Hộ có NKT Hộ không có NKT

Hộ có NKT

Hộ không có NKT

Nhóm mức sống
Nghèo nhất

39,6

34,0

44,4

37,5


Nhóm 2

14,4

7,1

15,8

7,8

Nhóm 3

7,3

2,7

7,6

2,8

Nhóm 4

3,7

1,2

3,8

1,1


Nhóm giàu nhất

0,5

0,2

0,7

0,3

Chưa xong tiểu học

26,6

20,0

29,2

21,0

Tiểu học

15,9

8,6

17,2

9,7


THCS

10,6

5,5

12,3

6,2

THPT

7,8

3,2

9,4

3,7

Trung cấp

5,9

1,6

6,4

1,7


Cao đẳng/ Đại học/
Trên đại học

4,1

0,4

6,1

0,4

Học vấn chủ hộ

Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Người nghèo thường có cơ hội tiếp cận việc làm thấp hơn so với người có thu nhập trung
bình và cao trong xã hội. Đặc biệt đối với người khuyết tật thì đây càng làm dào cản lớn. Không
có việc làm và thu nhập hay thu nhập thấp vô hình chung càng khắc sâu thêm sự đói nghèo của
người khuyết tật. Người nghèo cũng có xu hướng được tiếp cận giáo dục ít hơn và việc được
tiếp cận giáo dục ít cũng tác động trực tiếp đến cơ hội việc làm của người khuyết tật.

IV. Giải pháp khắc phục
1. Một số biện pháp khắc phục
-

Xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật.

Thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tất cả mọi người trong xã hội, nhằm xóa bỏ
cảm giác mặc cảm tự tin của gia đình và bản thân người khuyết tật, nhằm xóa bỏ thái độ phân


14


biệt đối xử với người khuyết tật, giúp họ hòa nhập cộng đồng, tìm được việc làm phù hợp, đóng
góp sức mình vào việc xấy dựng và phát triển đất nước.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính, kỹ thuật để
thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc giáo dục. Khuyến khích cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc.
-

Thành lập quỹ trợ giúp người khuyết tật

Xây dựng các Chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật
-

Khuyến khích người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người

khuyết tật. nhà nước cũng đã nỗ lực triển khai một vài chính sách hỗ trợ như vay vốn với lãi
suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức
vốn cho vay thực hiện theo các quy định hiện hành áp dụng đối với các dự án vay vốn giải quyết
việc làm. Cùng với đó, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan hướng dẫn về sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do người
khuyết tật làm ra

2. Một số giải pháp cho vấn đề dạy nghề và tạo việc làm
Vấn đề tạo việc làm

-


Thống nhất nhận thức người khuyết tật cần được bình đẳng về cơ hội và đối xử trong việc

tìm kiếm, trụ lâu dài với việc làm và thăng tiến ở những ngành nghề (khi có điều kiện cho phép)
phù hợp với lựa chọn của bản thân đồng thời có xét đến mức độ cá nhân đáp ứng với công việc.
bên cạnh đó, người lao động nữ giới và nam giới cần được đối xử và tiếp cận các cơ hội một
cách công bằng.
-

Chính phủ cần hỗ trợ thích đáng cho việc thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau các

cơ sở việc làm bảo trợ giành cho người khuyết tật, cho các dịch vụ đào tạo nghề, định hướng
nghề nghiệp, tạo việc làm và sắp xếp việc làm cho người khuyết tật.
-

Các dịch vụ tạo việc làm ở cả khu vực thành thị, nông thôn cần được tổ chức vận hành

với sự tham gia ở mức độ cao nhất của cộng đồng, đặc biệt là sự tham gia của đại diện các chủ
doanh nghiệp, tổ chức của người lao động và tổ chức của người khuyết tật.
15


-

Khuyến khích phổ biến, tuyên truyền thông tin về các gương điển hình về hòa nhập nghề

nghiệp thành công của người khuyết tật.
-

Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu cho từng loại dạng tật nhằm tăng


cường sự tham gia của người khuyết tật vào cuộc sống lao động bình thường.
-

Một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết tật khó thực hiện tốt được, điều này

có thể được giảm thiểu bằng cách tránh những việc liên quan đến hạn chế của mình, chẳng hạn
khuyết tật ở chân thì không nên tìm những việc phải đi lại quá nhiều. Một số khác thì yêu cầu
ngoại hình và sức khỏe tốt, đây cũng là những công việc mà họ khó có thể tiếp cận.
Các biện pháp tạo việc làm cho người khuyết tật cần được theo dõi và đánh giá kết quả thực
hiện.
Công tác đào tạo:
Ngoài các cán bộ tư vấn, chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về phục hồi chức năng lao
động việc làm cho người khuyết tật, tất cả những người khác có liên quan tới công tác phục hồi
chức năng lao động và thúc đẩy cơ hội việc làm cho người khuyết tật cần được tập huấn hoặc
định hướng trong lĩnh vực này. Những người làm việc trong các lĩnh vực định hướng nghề
nghiệp, đào tạo nghề và sắp xếp việc làm nói chung cần có kiến thức đầy đủ về người khuyết tật
và những hạn chế mà khuyết tật mang lại, đồng thời cần biết về các dịch vụ hỗ trợ hiện có dành
cho người khuyết tật để giúp họ tích cực hòa nhập vào đời sống kinh tế và xã hội. Cần tạo cơ hội
cho các cán bộ này cập nhật kiến thức và tăng cường kinh nghiệm trong các lĩnh vực này.
Việc đào tạo, yêu cầu chất lượng và chế độ đãi ngộ đối với những nhân viên làm việc trong
lĩnh vực phục hồi chức năng lao động và đào tạo nghề cho người khuyết tật phải ngang bằng với
mức của nhân viên có nghĩa vụ, trách nhiệm tương đương làm việc trong lĩnh vực đào tạo nghề
nói chung; cần đảm bảo bình đẳng về cơ hội nghề nghiệp giữa hai nhóm nhân viên này và
khuyến khích luân chuyển nhân viên giữa hai khối phục hồi chức năng lao động cho người
khuyết tật và đào tạo nghề nói chung.
Trong điều kiện không có đủ nhân viên phục hồi chức năng được đào tạo chính quy, cần có
chính sách tuyển dụng và đào tạo đội ngũ phụ tá và nhân viên hỗ trợ về phục hồi chức năng lao
động. Khi điều kiện cho phép, cần tạo điều kiện để những nhân viên này được tập huấn thêm để

16



họ có thể trở thành cán bộ được đào tạo chính quy. Đồng thời, khi xét thấy phù hợp, cần có
chính sách khuyến khích người khuyết tật tham gia các khóa đào tạo nhân viên phục hồi chức
năng lao động và tạo điều kiện để họ trở thành nhân viên làm việc trong chính lĩnh vực này.

3. Đề xuất về hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật về việc làm
Xuất phát từ quan điểm người khuyết tật không chỉ là đối tượng cần được ưu tiên, mà họ còn
cần được nhìn nhận là lực lượng lao động tiềm năng, có vai trò tích cực với xã hội. Vì vậy giải
quyết việc làm cho người khuyết tật không phải là giúp đỡ, là làm từ thiện... mà là đáp ứng nhu
cầu chính đáng là được làm việc và được ghi nhận của họ. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý
Nhà nước phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần thực hiện các giải pháp sau
đây:
- Nhà nước ban hành các chính sách quan tâm đến người khuyết tật, có cơ chế chính sách về
tài chính hỗ trợ người khuyết tật học nghề, hỗ trợ người sử dụng lao động nhận người khuyết tật
vào làm việc, hỗ trợ những người khuyết tật có ý tưởng mở cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Phát huy cao hơn nữa vai trò của các trung tâm đào tạo nghề. Các cơ quan chức năng xây
dựng cơ sở dữ liệu về người khuyết tật. Phân tích, đánh giá nhu cầu học nghề, việc làm của từng
nhóm đối tượng, từ đó có chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả;
- Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động, việc làm, nhất
là cho lao động khuyết tật. Các tổ chức xã hội phát động phong trào khuyến khích khởi nghiệp;
thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp hoặc trung tâm phát triển doanh nghiệp, tạo “giá đỡ”, làm
“bệ phóng” cho người khuyết tật vươn lên.

V. Phân tích vấn đề việc làm cho NKT trong đề án hỗ trợ người khuyết
tật
1. Giới thiệu:
ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 được thủ tướng chính
phủ ban hành với mục tiêu chung nhằm: Hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để
đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào

các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội. Đề án được thực hiện
theo 2 giai đoạn cụ thể 2012-2015 và 2016-2020 với những chỉ tiêu sau:


NKT tiếp cận các dịch vụ y tế

17




trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục



NKT được học nghề và tạo việc làm phù hợp



Các công trình bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật



người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao

thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về trợ giúp NKT


người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền


thông


người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa



người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu



công tác trợ giúp người khuyết tật được chú trọng
Các hoạt động chủ yếu của đề án

1. Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho
người khuyết tật
2. Trợ giúp tiếp cận giáo dục
3. Dạy nghề, tạo việc làm
4. Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng
5. Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông
6. Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
7. Trợ giúp tiếp cận pháp lý
8. Hỗ trợ người khuyết tật trong các hoạt động văn hóa thể thao và du lịch
9. Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của các bên liên quan
 Nhà nước: Cung cấp nguồn ngân sách, nguồn nhân lực đảm bảo chính sách được thực thi
như mục tiêu đề ra.
 Cá nhân người khuyết tật: Là đối tượng tiếp nhận chính sách, cần tự giác tiếp nhận một
cách trung thực, tích cực những trợ giúp của nhà nước, xã hội,... nhằm nâng cao đời sống của
bản thân người khuyết tật.

18


 Xã hội: Là đối tượng hỗ trợ nhà nước thực thi chính sách thông qua các hành động như
đóng góp và nguồn ngân sách thực hiện đề án, tự giác thực thi những hành động nhà nước đề ra
(VD: Đánh giá đúng năng lực của người khuyết tật, chấp nhận người khuyết tật vào làm việc tại
doanh nghiệp tại đúng vị trí ứng với mức năng lực của họ, không phân biệt, kỳ thị, tích cực giúp
người khuyết tật hòa nhập cộng đồng,...)

2. Phân tích
Tích cực:
Đề án tuy không phải chú trọng nhất vào vấn đề việc làm cho người khuyết tật nhưng lại đưa
ra được các trợ giúp khắc phục được các vấn đề về việc làm của người khuyết tật:
-

Vấn đề: Why - Nguyên nhân khiến người khuyết tật không thể hòa nhập cộng đồng cũng

như có việc làm.
VD như: Đề án đưa ra các trợ giúp về tiếp cận và sử dụng công trình xây dựng, trợ giúp tiếp
cận tham gia giao thông, trợ giúp tiếp cận giáo dục, ...
Các trợ giúp này giúp người khuyết tật có thể nâng cao khả năng của bản thân thông qua các
chương trình giáo dục chuyên biệt dành riêng cho NKT, Các trợ giúp về tiếp cận công trình xây
dựng, giao thông giúp NKT thuận tiện hơn khi tham gia vào các hoạt động đời sống, xã hội,
giúp họ trở nên bình đẳng như những người bình thường. Từ đó các vấn đề về học tập, làm
việc,... của NKT được diễn ra một cách dễ dàng, suôn sẻ hơn, cơ hội hòa nhập, làm việc cũng
được nâng cao hơn.
-

Vấn đề: What - Vấn đề việc làm cho NKT


VD như: Các trợ giúp về tiếp cận thông tin và truyền thông, các trợ giúp về tạo việc làm phù
hợp với NKT,...
Các trợ giúp này giúp người khuyết tật gia tăng khả năng có được việc làm phù hợp với bản
thân, khắc phục được tình trạng số lượng người khuyết tật lớn nhưng lại không có việc làm đặc
biệt là việc làm phù hợp với thể trạng, năng lực của họ
Hạn chế:
Đề án đã đưa ra những giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại, tuy nhiên những giải pháp
này chỉ là những giải pháp từ bên ngoài, nhà nước cần có những giải pháp tuyên truyền, khuyến
19


khích người khuyết tật tham gia vào các hoạt động xã hội để tự bản thân họ có ý thức thay đổi
tình trạng hiện tại của bản thân.
Cần có những chính sách liên quan trực tiếp đến nâng cao trình độ giáo dục cho NKT như:
chú trọng phát triển chương trình đặc thù dành riêng cho người khuyết tật, nâng cao trình độ,
năng lực cho cán bộ giảng dạy NKT từ đó nâng cao chất lượng giáo dục dành cho NKT, phân
loại NKT theo mức độ để có những chương trình đào tạo phù hợp, … những điều này đề án
chưa đề cập tới.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo người khuyết tật 2016, Tổng cục thống kê
2. Xoá bỏ kì thị - quan điểm đánh giá của người khuyết tật, Viện nghiên cứu xã hội, kinh
tế và môi trường ISEE
3. Hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật ở việt nam giai đoạn 2016-2018, 03/01/2019,
Tạp chí Giáo dục
4. Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án trợ giúp
người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020


21



×