Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Con người chính trị trong tư tưởng của nho gia và pháp gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.5 KB, 5 trang )

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI CHÍNH TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG CỦA NHO
GIA VÀ PHÁP GIA
Chủ đề con người chính trị với khái niệm "political man" là chủ đề luôn luôn
được sự quan tâm phân tích, luận bàn trực tiếp hay gián tiếp của nhiều trường phái
triết học xưa nay. Con người chính trị theo nghĩa chung nhất là những người hoạt
động nhằm tổ chức và định hướng hoạt động của cộng đồng, đảm bảo sự vận động,
sự ổn định và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, các trường phái triết học trước
C.Mác thường xem xét con người chính trị chủ yếu ở một vài thuộc tính cơ bản
dưới góc độ bản thể luận xã hội với vấn đề trung tâm là tồn tại người trong đời
sống chính trị và xã hội và luôn xem xét các thuộc tính đó là cố định và không thay
đổi. Trong lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, Nho gia và Pháp gia là hai
trường phái tiêu biểu nhất khi bàn về con người chính trị.
Nho gia là một học thuyết hết sức chú ý đến chính trị. Sinh thời Khổng Tử đã
nói: đạo làm người cái mau thành nhân nhất là chính trị. Trong sách Lễ ký viết:
Đạo người chính trị là lớn (Nhân đạo chính vĩ đại). Nho gia cho rằng: Con người
thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Con người tồn tại trong
xã hội phải khuôn theo những vòng khuôn phép trật tự từ trật tự trong gia đình đến
trật tự trong xã hội, tuân theo tam cương, ngũ thường. Lý tưởng của con người, lý
tưởng của các bậc quân tử là tham chính. Người thành Nhân là người đi từ làm chủ
trong gia đình và vươn lên thành những người hoạt động chính trị, người tham
chính, là những quan chức trong bộ máy nhà nước. Trong quan điểm của Nho gia,
hoạt động chính trị là hoạt động của Nhà vua, của quan đại phu. Do vậy, chỉ có Vua
và quan đại phu mới là con người chính trị. Dân chúng và những người bình
thường khác không được coi là con người chính trị.
Khổng Tử đã nêu ra những tiêu chuẩn đối với vua:
Thứ nhất, Vua phải tuân theo những chuẩn mực lý tưởng. Khổng tử nói: "Kẻ
trị dân mà không theo cách trị dân của vua Nghiêu là kẻ làm hại dân"; "học theo
1


Văn Vương thì nước lớn trong năm năm, nước nhỏ trong bảy năm có thể thống trị


cả thiên hạ"; "làm vua nhân đức thì nước lớn có thể giúp nước nhỏ. Vì vậy, Thương
giúp Cát,Văn vương giúp Đôn Di";
Thứ hai, Đạo đức của vua bao trùm thiên hạ "vì dân mà làm vua thì không ai
chống lại được", "để hết suy nghĩ vào việc triều chính, không làm hại người, thì
nhân đức sẽ bao trùm thiên hạ", "vua có nhân đức thì sẽ là vô địch", "vua nhân đức
thì ai cũng nhân đức, vua bất nhân thì ai cũng bất nhân";
Thứ ba, Dùng đức để cai trị, "làm một điều bất nghĩa, giết một người vô tội
thì dù được cả thiên hạ cũng không làm".
Như vậy, trong quan điểm của Nho gia, người dân thường không có chỗ
đứng trong chính trị. Họ không được gọi là những con người chính trị. Điều Nho
gia muốn nhấn mạnh là khía cạnh đạo đức của người làm chính trị. Đã là người
làm chính trị - tức là con người chính trị - là tuân theo những chuẩn mực đạo đức
nhất định. Sự vận hành cả nền chính trị theo quan niệm của Nho giáo cũng tuân
theo những chuẩn mực và những nguyên tắc đạo đức.
Về cơ bản trường phái Pháp gia (đại biểu là Hàn Phi) giữ quan điểm khác với
quan điểm của Nho gia khi bàn về con người chính trị. Hàn Phi không đồng tình
với lý luận đề cao giá trị cao quý, tốt đẹp của con người như quan niệm của Nho
gia. Hàn phi đã xuất phát từ lợi ích, đặc biệt là lợi ích cá nhân để lý giải về con
người chính trị. Theo ông con người bị chi phối bởi những lợi ích cá nhân. Vì lợi
ích vị kỷ nên con người nghĩ ra nhiều mưu mô, thủ đoạn, tính toán độc ác để thỏa
mãn những lợi ích của mình. Ngay cả các quan đối với Vua không phải là quan hệ
giữa hoàng đế - bề tôi theo những nguyên tắc đạo đức như quan niệm của Nho gia
chính là vì lợi ích ích kỷ của mình. Ông phản đối Nho giáo, khi xét hành động của
ai đừng sử dụng những khái niệm nhân, nghĩa, lễ v.v., của đạo đức truyền thống mà
phải xét ở khía cạnh lợi ích. Ông quy mọi cái cao quý, thiêng liêng về lợi hết. Khác
Nho gia than phiền về đạo đức suy đồi và dùng giáo dục đạo đức để cứu vãn xã
2


hội, ông chủ trương hãy chấp nhận con người như nó tồn tại. Đó là chấp nhận trong

con người có cái ham lợi riêng, ích kỷ, tham lam. Vì vậy, chỉ cần đổi mục tiêu của
lợi là xã hội sẽ yên ổn. Phải có những nguyên tắc để cho người thấy lợi riêng của
mình cũng là ở lợi chung của nước, con người làm vì lợi riêng của mình mà lo đến
lợi chung. Nếu mưu những lợi riêng, đi ngược lại lợi chung thì trừng phạt thẳng
tay.
Lý luận về lợi ích cá nhân là cái sâu thẳm trong bản chất con người, là tiền đề
Hàn Phi đưa ra quan niệm của ông về con người chính trị. Đối với Hàn Phi, con
người chính trị chỉ giới hạn ở hai con người: vua và bề tôi. Hàn Phi phân chia
thành hai thứ bậc rất rõ ràng trong đó bậc cao nhất là ông vua - vua là chủ đạo, chi
phối và thống trị. Đối tượng của vua là bề tôi: những người còn lại trong triều đình
gồm các quan đại thần, kẻ hầu cận và gia quyến. Dân đen - nhân dân lao động chưa
bao giờ, và ở chỗ nào được Hàn Phi tử coi là con người chính trị. Nếu có nói đến
cũng chỉ là người cày cuốc và chiến đấu cho vua mà thôi.
Lý luận về con người chính trị của Hàn Phi nổi bật nhất ở bậc thứ hai: đó là
những quan chức làm trong bộ máy triều đình. Bề tôi phần đông là những kẻ có
bản tính tàn ác, vị kỷ, háo lợi, luôn luôn có khả năng hoá gian. Do vậy, chính bề tôi
mới là người ngấm ngầm chống đối nhà vua. Vua là trở lực và là người duy nhất có
khả năng tranh mất tư lợi của bề tôi. Do vậy, các quan văn võ trong triều đình có
đủ trăm ngàn kế để lừa dối vua để mưu tư lợi cho bản thân. Tuy nhiên, Hàn Phi
không quá cực đoan khi đánh giá lực lượng này. Ông cho rằng trong số bề tôi có
người ít vị kỷ tư lợi hơn, chứ không phải hoàn toàn là những người có nhân cách,
đạo đức theo kiểu Nho giáo. Hàn Phi gọi họ những kẻ sĩ có mưu trí và có thuật,
biết đề cao pháp luật, kiên nghị, thẳng thắn, biết nghe theo mệnh lệnh và làm đúng
chức vụ, tuy nhiên, họ lại thường là những người không được trọng dụng. Những
kẻ được trọng dụng là những kẻ chuyên quyền, bẻ cong pháp luật để mưu lợi riêng,
làm hao tổn quốc gia mà mưu lợi cho mình. Hai loại bề tôi này luôn đối lập nhau.

3



Ngoài ra học thuyết về con người chính trị của Hàn Phi tử còn chịu ảnh
hưởng bởi lý thuyết "Bản tính con người là ác" của các pháp gia tiền bối và đặc
biệt là của thầy học trực hệ của Hàn Phi là Tuân Tử.
Pháp gia xuất phát từ quan điểm cho rằng do bản tính ác là sẵn có nên bề tôi
mới sẵn sàng làm điều ác với nhau. Vì vậy, với tư cách là chủ thể của vũ đài chính
trị, vua phải tôn trọng và tuân theo pháp luật (theo nghĩa của Pháp gia) để ngăn ngừa
bề tôi làm điều ác với nhau và với Vua. Do vậy, vua nắm chắc thưởng phạt, biết
phòng xa và đặc biệt là phải có thuật trị bề tôi, cả kỹ thuật và tâm thuật để cai trị
đám bề tôi.
Bề tôi với tư cách là người chịu sự cai trị trực tiếp của vua, là tay chân, tai
mắt của vua, cũng là kẻ thù của vua, cũng có thể sẵn sàng làm điều ác đối với nhà
vua vì lợi ích của mình. Hàn Phi phân những kẻ bề tôi ra làm hai loại trung thần và
gian thần. Họ mâu thuẫn với nhau và đều muốn tranh thủ vua, bầy ra những mưu
kế hiểm độc và gian ác để kiếm lợi với các mức độ và tính chất khác nhau, thực
hiện mưu đồ cá nhân của mình. Sở dĩ bề tôi làm việc ác với nhau vì họ lại muốn
tranh thủ vua để mưu lợi cho mình. Vua mà có làm điều ác với bề tôi chẳng qua là
để bảo vệ lợi ích của mình mà thôi 1.
Như vậy, loại trừ yếu tố tiêu cực trong đánh giá con người, Pháp gia đã sớm
đưa ra được cảnh báo về việc tha hoá của con người chính trị vì lợi ích cá nhân vị
kỷ. Ngoài ra, Pháp gia sớm đặt vấn đề lợi ích trong đời sống chính trị. Chính lợi
ích là cái ẩn đằng sau các hoạt động chính trị. Từ đó, Pháp gia đã đề xuất phương
pháp để xây dựng các thể chế chính trị nhằm hạn chế khả năng con người vì lợi ích
cá nhân ích kỷ của mình làm hại người khác.
Tóm lại, Qua phân tích ở trên, cả Nho gia và Pháp gia đã đề cập đến những
vấn đề căn bản của con người chính trị sau: Thứ nhất, con người chính trị theo phân
tích của Nho gia và Pháp gia đều là những con người ở trong bộ máy chính trị, có hoạt
1 Vũ Kim Dung (2003), Tư tưởng Hàn Phi, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam, Hà Nội.
4



động chính trị, do vậy, lý luận của họ mang tính giai cấp rõ rệt, biện hộ cho sự tồn tại
của giai cấp thống trị cũng như phương thức vận hành của nền chính trị mà giai cấp
đó đang nắm giữ. Trong quan điểm của cả hai trường phái này người dân thường
không được gọi là con người chính trị. Thứ hai, cả hai trường phái đều đi từ việc
đánh giá bản chất của con người và đi đến việc đề ra các nguyên tắc, yêu cầu của
việc vận hành đời sống chính trị. Nếu như Nho gia đánh giá cao khía cạnh đạo đức,
coi con người bản chất là thiện, họ đề ra những tiêu chuẩn, nguyên tắc mang tính
đạo đức đối với con người chính trị và cả sự vận hành của nền chính trị cũng tuân
theo những chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức. Ngược lại, Pháp gia xuất phát từ
bản chất con người là hám lợi và ác đã xây dựng nên những nguyên tắc pháp trị và
yêu cầu con người chính trị đối xử với nhau theo nguyên tắc của pháp luật, sự vận
hành của nền chính trị là tuân theo pháp luật.
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Kim Dung (2003), Tư tưởng Hàn Phi, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết
học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2009), Con người chính trị Việt Nam - truyền
thống và hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bùi Bá Linh (2003), Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về con người và sự
nghiệp giải phóng con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Phạm Ngọc Thanh (2010), Vai trò của con người trong chính trị và quản lý xã
hội, Hội nghị khoa học, Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Vĩnh (2007), Aristotle và Hàn Phi Tử - Con người chính trị và thể
chế chính trị, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

5




×