Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10 HỌC TỐT KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU “NẰM NGHIÊNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.25 KB, 43 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIÚP HỌC SINH LỚP 10 HỌC TỐT
KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU “NẰM NGHIÊNG”

Người thực hiện: Chu Thị Thêm
Lĩnh vực nghiên cứu: Thể dục
Đơn vị: Trường THPT Sáng Sơn


Năm học: 2018 – 2019
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:
2. Ngày tháng năm sinh:
3. Nam, nữ:

Nữ

4. Địa chỉ:
5. Điện thoại:
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ:


Giáo viên

8. Đơn vị công tác:
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị : Đại học Sư phạm
- Năm tốt nghiệp: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: giáo dục thể chất
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Số năm có kinh nghiệm: 9 năm
- Lĩnh vực chuyên môn: Thể dục

2


CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 10 HỌC TỐT
KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU “NẰM NGHIÊNG”
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những
thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều
khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức
khỏe. Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó là
quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước: “Việc đó
không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm
được. . . dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục.
Tự tôi ngày nào cũng tập. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Thể dục đem lại những
kết quả kỳ diệu lắm, thần kỳ lắm.. . thể dục là biện pháp rất mầu nhiệm và không
có gì hơn nó đâu”. Giáo dục thể chất trong trường trung học phổ thông còn là một

mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực thể
dục thể thao, phát triển toàn diện các tố chất thể lực giúp các em có thể học tốt các
môn học văn hóa, lao động sản xuất và mọi công tác khác. Tập luyện Điền kinh
một cách có hệ thống và khoa học có tác dụng củng cố và tăng cường sức khỏe, là
cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện để nâng cao thành
tích các môn thể thao khác . Qua nhiều năm công tác dạy lớp ở trường phổ thông,
tôi nhận thấy kỹ thuật nhảy cao của học sinh còn yếu, đặc biệt là kỹ thuật nhảy cao
kiểu “nằm nghiêng”, vì nội dung học hoàn toàn mới và tương đôi khó so với nhảy
cao kiểu “ bước qua” mà các em đã học ở trường cấp II nên mức độ tiếp thu còn
chậm, không vận dụng được kỹ thuật để thực hiện tôt động tác . Đây là lý do mà
thành tích học tập cũng như tập luyện và thi đấu của học sinh không cao, cho nên
tôi chọn chuyên đề này nhằm tìm ra những biện pháp thích hợp giúp các em học
sinh học tốt kỹ thuật nhảy cao “nằm nghiêng” .
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
Để thực hiện chuyên đề này tôi có một số thuận lợi: Được sự quan tâm giúp
đỡ, động viên rất nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất giúp đỡ tôi thực hiện chuyên đề này. Sự giúp đỡ tận tình của tất cả
giáo viên cùng bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như giáo viên các bộ môn
khác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện điều tra cơ bản ban đầu tìm
hiểu tâm - sinh lý, hệ vận động, giới tính và thành tích nhảy cao kiếu “ nằm
nghiêng” của học sinh . Bản thân người thực hiện chuyên đề là giáo viên giáo dục
thể chất đã giảng dạy nhiều năm kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”, có nhiều
kinh nghiệm để có phương pháp và biện pháp cải tiến thích hợp thực hiện tốt
chuyên đề . - Đối tượng điều tra cơ bản và thực hiện chuyên đề là học sinh THPT
đang theo học tại trường, có đạo đức tác phong, ý thức kỷ luật và chấp hành tốt nội
qui của nhà trường . Học sinh tích cực tập luyện. Đa số các em có tố chất tốt.
2. Khó khăn :
3



Trường không có sân bãi đủ rộng cho các em tập luyên, dụng cụ nhảy cao không
được tốt nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của các em. Kỹ thuật nhảy cao
nằm nghiêng là nội dung học hoàn toàn mới và có độ khó tương đối cao so với nhảy
cao kiểu “ bước qua” mà học sinh đã học nhiều năm ở trường THCS nên mức độ tiếp
thu chậm, động tác sai khó sửa nên đa số các em học sinh không vận dụng được kỹ
thuật để thực hiện hoàn chỉnh tốt động tác . Đối tượng học sinh đang ở lứa tuổi dậy thì,
đa số các em học sinh nữ xuất hiện sức ì, có nhiều thay đổi về tâm - sinh lý, giới tính,
rất ngại học những giờ học nhảy cao vì sợ nắng nóng, bụi bặm, sợ té ngã - chấn
thương, cho nên các em thường có thái độ né tránh, mất tập trung đối với môn học , đa
số các em không thể tiếp thu và vận dụng tốt kỹ thuật đế phát huy nâng cao thành tích
kiểm tra trong học tập và thi đấu .
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nhảy là phương pháp khắc phục trọng lượng cơ thể, đưa trọng tâm lên cao hoặc
vượt qua các chướng ngại vật một cách hợp lý, là môn điền kinh phát triển sức bật,
thuộc loại hoạt động không có chu kỳ của điền kinh .
Luyện tập các môn nhảy có tác dụng tốt đến sức khỏe, đến việc bồi dưỡng phẩm
chất đạo đức cho học sinh, nâng cao phát triển toàn diện các tố chất như sức bật; sức
mạnh; sức nhanh; tính nhịp nhàng khéo léo và chuẩn xác . Giáo dục tinh thần dũng
cảm, ngoan cường, kiên định, khắc phục khó khăn ....
Giảng dạy môn nhảy cao cần chú ý giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức đề
phòng chấn thương trong luyện tập cho học sinh, phải thường xuyên kiểm tra sân bãi
dụng cụ, bảo đảm đường chạỵ đà phải bằng phẳng, hố cát phải dày và xốp, cần phối
hợp tốt với các môn khác để bổ xung, hỗ trợ cho nhau . Các vấn đề cần thiết của
chuyên đề cần giải quyết: do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan dẫn đến
việc học sinh ngại học các giờ học nhảy cao, mức độ tiếp thu kỹ thuật động tác chậm ,
không thể vận dụng tốt kỹ thuật để phát huy nâng cao thành tích kiểm tra trong học tập
và thi đấu là vấn đề cần thiết, có tính cấp bách cần phải được giải quyêt, vì nó sẽ tạo
tâm lý không tốt làm cho học sinh có thái độ, tinh thần học tập kém, làm ảnh hưởng

đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh , ảnh hưởng đến việc không đạt được
mục tiêu của người dạy lẫn người học . Cho nên đối với người trực tiêp giảng dạy ,
việc xây dựng chuyên đề tìm ra những bài tập tối ưu, những phương pháp cải tiên
thích hợp, giúp học sinh học tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng” là vấn đề thật
sự cần thiết mang tính cấp bách cần được giải quyết ngay
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
NỘI DUNG :
Để học sinh học tốt kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng, nhanh chóng nắm vững kỹ
thuật nhảy cao thì trước tiên phải nắm được thật vững kỹ thuật giậm nhảy. Khi giảng
dạy giáo viên cần phải dành thời gian thích hợp, tập trung sức chủ yếu giải quyết tốt
khâu giậm nhảy, phải coi đó là nhiệm vụ chủ yếu và phải tiến hành theo 4 bước sau :
Giậm nhảy, chạy đà kết hợp giậm nhảy, tư thế trên không, củng cố và nâng cao kỹ
thuật hoàn chỉnh . Ngay từ đầu khi giảng dạy phải tập trung giải quyết tốt những khâu
chủ yếu cụ thể là phải giải quyết tốt khâu giậm nhảy và chạy đà kết hợp với giậm
4


nhảy, khi dạy tư thế trên không cũng không thể xem nhẹ việc uốn nắn kỹ thuật giậm
nhảy.
Nội dung giảng dạy cần linh hoạt nhưng phải thận trọng, nếu học sinh chưa nắm
vững động tác này thì không nên dạy sang động tác khác. Sự sai sót của học sinh phải
phân tích cụ thể, để có thể tìm đúng nguyên nhân mà có biện pháp sửa chữa thích hợp,
không nên giải quyết chung chung như nhau. Kết hợp việc giảng dạy kỹ thuật để phát
triển những tố chất cần thiết như : sức bật, sức bền, tính linh hoạt, mềm dẻo ... Khi
luyện tập phải chuẩn bị khởi động thật kỹ, đặc biệt là các khớp xương chân, chuẩn bị
tốt sân bãi để tránh xảy ra chấn thương.Qua những nội dung của chuyên đề đã được
nghiên cứu qua lý luận và thử nghiệm thực tiễn thì đây là vấn đề cần giải quyết không
phải ở riêng trường tôi mà các trường bạn và các đồng nghiệp trực tiếp đứng lớp giảng
dạy cũng đã gặp phải nhưng chưa ai đề cập đến hoặc đã có vận dụng nhưng chưa
thuyết phục, chưa đạt kết quả cao theo tôi vì nhiều lý do như đây là nội dung học mới

và khó tập nhưng thời gian học ít, đa số các trường gặp khó khăn về sân bãi, phương
pháp giảng dạy và sửa sai chưa thật sự thích hợp, chưa giải quyết được khó khăn mà
học sinh né tránh ,e ngại những giờ học nhảy cao như vấn đề sức khỏe, giới tính, sự lo
sợ bị chấn thương ...
Nội dung thực hiện : Sau khi được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và
thông qua tổ bộ môn lấy ý kiến đóng góp, tôi tiến hành với giáo viên cùng phân môn
thực hiện điều tra cơ bản ban đầu để lấy số liệu làm căn cứ đánh giá thực trạng chuyên
đề, dự giờ các giáo viên của trường bạn có thành tích tốt của môn học là những thầy
cô đồng nghiệp, là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, là giáo viên dạy giỏi liên
tục nhiều năm liền ở cấp trường, cấp Tỉnh để học hỏi những kinh nghiệm quí báu
nhằm tìm được những biện pháp, phương pháp giảng dạy thích hợp cũng như những ý
kiến góp ý để có thể thực hiện tốt chuyên đề “một số bài tập và phương pháp giúp học
sinh lớp 10 học tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng”. Cuối cùng tôi đã rút ra được
những nội dung chính cần phải làm để giảng dạy tốt, học tốt kỹ thuật nhảy cao năm
nghiêng: Có kế hoạch giảng dạy chi tiết rõ ràng, kế hoạch phải bám sát theo phân
phối chương trình, phải phù hợp tình hình sức khỏe, trình độ kỹ năng của học sinh và
tình hình thực tế của nhà trường như điều kiện dụng cụ sân bãi hiện có, đặc điểm khí
hậu và thời tiết. Chuẩn bị thật tốt giáo án trước khi lên lớp, giáo án phải được soạn
trước ngày dạy 3-5 ngày để giáo viên có thời gian xem kỹ, có điều chỉnh và bổ sung
cho hoàn chỉnh giáo án trước khi tiến hành giảng dạy. Chuẩn bị tốt dụng cụ sân bãi và
sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học như tranh vẽ, phim ảnh minh họa để học sinh hiểu
rõ, vận dụng tốt kỹ thuật. Bản thân giáo viên phải thị phạm động tác nhiều lần, ở nhiều
góc độ khác nhau cho học sinh xem. Phân tích giảng giải rõ từng kỹ thuật động tác, từ
động tác dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp . Tiến hành tập luyện phải chú ý sửa sai
cho học sinh. Xác định khối lượng vận động hợp lý, chính xác sẽ giúp học sinh nâng
cao kỹ thuật nhanh chóng, phát triển tố chất, nâng cao sức khỏe. Tổ chức các trò chơi
vận động liên quan đến nội dung truyền thụ kiến thức để tránh cho học sinh sự nhàm
chán. Trong quá trình giảng dạy luôn chú ý biến đổi đội hình hợp lý và phải bảo đảm
sự an toàn tuyệt đối cho học sinh. Yêu cầu học sinh tự giác tập luyện nghiêm túc, tích
cực. • Rút được kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy giữa các lớp, cái đã làm được và chưa

làm được của nội dung dạy để có điều chỉnh kịp thời, hợp lý hơn.
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
5


Để tiến hành thực hiện tốt nội dung bài học, tôi thực hiện theo những bước sau : •
Lý thuyết: • Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng
dạy cho học sinh 1 tiêt học lý thuyết để củng cố và trang bị kiến thức mới, kết hợp cho
học sinh xem tranh ảnh và một số đoạn phim hướng dẫn luyện tập kỹ thuật nhảy cao
nằm nghiêng , giảng giải rõ ràng và dễ hiểu toàn bộ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng
giúp các em học sinh nắm vững toàn bộ kỹ thuật trước khi tiến hành tập luyện tiết học
thực hành. • Khi giảng dạy lý thuyết giáo viên phải căn cứ vào tình hình cụ thể của học
sinh, lấy những dẫn chứng, ví dụ thực tế gần gũi mà các em biết sẽ giúp học sinh tiếp
thu bài học tốt hơn. • Khi dạy lý luận phải đi đôi với thực tiễn, sau khi hướng dẫn lý
thuyết xong, yêu cầu học sinh phải nghiêm túc vận dụng ngay vào trong việc luyện tập
hằng ngày. • Thực hành : Chuẩn bị: • Giáo viên phải chuẩn bị giáo án thật tốt trước khi
lên lớp và tranh vẽ toàn bộ kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng để minh họa giảng dạy
Giáo án phải viết tương đối cụ thể, tỉ mỉ, có nhiệm vụ yêu cầu và sắp xếp nội dung,
các bước tiến hành, số lượng vận động (số lượng động tác, số lần tập, cường độ thời
gian ...), mỗi nội dung phải có biện pháp tổ chức tiến hành cụ thể được ghi đầy đủ
trong giáo án, Giáo án phải được chuẩn bị trước 3-5 ngày để giáo viên học thuộc, xem
lại để sửa đổi và điều chỉnh cho thích hợp với tình hình hiện tại của lớp học . • Chuẩn
bị dụng cụ sân bãi : hố nhảy, xà nhảy cao, kẻ vạch vôi, tưới nước, xới cát hố nhảy... •
Trang phục tập luyện đúng qui định ( học sinh phải mặc trang phục thể dục của
trường, áo bỏ vào quần, mang giày ba ta, ).
Để giảng dạy tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng” cần thực hiện các yêu
cầu sau:
1. PHẦN MỞ ĐẦU:
A. Khởi động chung:
- Thường cho học sinh chạy một vòng nhẹ nhàng quanh sân trường.

- Cho xoay các khớp : Đầu cổ, cánh tay, khuỷu tay, hông, gối, cổ tay, cổ chân, ép
ngang, ép dọc, các động tác căng cơ tay, căng cơ chân; các động tác lườn, động tác
bụng, và một số động tác khác ( Mỗi động tác 2,3 x 8 nhịp ).
- Cho một số trò chơi vui tươi và bổ ích nhằm giúp các em hưng phấn hơn Như trò
chơi: lò cò tiếp sức, lò cò qua xà , lò cò chọi gà, bật xa tiếp sức…..
- Đội hình khởi động nên thay đổi để tạo sự hứng thú cho các em. Các đội hình
thường sử dụng để khởi động là:
+ Đội hình hàng ngang :
€€€€€€€€
€€€€€€€€
€€€€€€€€
€€€€€€€€€
€ Lớp trưởng

6


+ Đội hình hàng dọc :

€ € € €
€ €€ €
€ € €€
€ €€ €
€ €€ €
€ €€ €
€ € €€

€ Lớp trưởng

+ Đội hình chữ U:

€
€
€
€
€
€
€

€€ €€ €€ € € €
€ € €€ €€ € € €
€
€
€
€
€
GV

€
€
€
€
€

€
€
€
€
€

+ Đội hình vòng tròn:


GV

+ Đội hình di chuyển:
x
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx

30 – 50 m

(GV)
B. Khởi động chuyên môn:
- Một số động tác bổ trợ và kĩ thuật : Chạy bước nhỏ ;nâng cao đùi; bật cao bằng hai
chân; bật cao bằng chân giậm; lăng chân và giậm nhảy; chân lăng duỗi thẳng; đá lăng
xoay mũi hai bàn chân.
- Một số bài tập phát triển sức mạnh chân:
- Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, chân lăng duỗi về trước, đứng lên ngồi xuống (tay
có thể vịn vào vật nào đó hoặc chống hông).
- Đứng lên ngồi xuống có mang trọng vật khoảng 5kg (nữ) và 8- 10 kg (nam)
7


- Bật nhảy tại chỗ bằng 1 chân.
- Bật nhảy bằng hai chân.
- Bật nhảy bằng hai chân (một chân) với hai tay vào vật chuẩn trên cao.
- Đi hoặc chạy 1 – 5 bước đà – giậm nhảy, chân lăng đá vào vật chuẩn trên cao.
2. PHẦN CƠ BẢN:
A. Các giai đoạn của kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”


Giai đoạn chạy đà.
Giai đoạn giậm nhảy.
Giai đoạn trên không.
Giai đoạn tiếp đất.
Giai đoạn chạy đà :

8


- Nhiệm vụ: Chạy đà tạo ra tốc độ nằm ngang hợp lý và chuẩn bị có lợi nhất cho
giai đoạn giậm nhảy.
- Giới hạn : Từ khi người tập vào vị trí chạy đà đến khi chân giậm nhảy đặt vào vị
trí giậm nhảy.
- Cự ly đà : Đối với học sinh THPT nên chạy đà khoảng 6 – 10 bước (bước chẵn)
hoặc 7 – 11 bước (bước lẻ). Mỗi bước tương đương độ dài của 5 – 6 bàn chân nối tiếp
nhau.
- Góc chạy đà chếch với hướng xà khoảng 30 – 40 độ. Giậm nhảy chân phải, đứng
bên phải của xà theo chiều nhìn xà và ngược lại. Góc chạy đà càng nhỏ thì giậm nhảy
càng gần xà (nơi giậm nhảy cách hình chiếu của xà khoảng 70 – 90 cm)

- Tốc độ chạy đà tăng lên một cách đều đặn cho tới bước cuối cùng, song do phải
chuẩn bị cho giậm nhảy bật lên cao nên tốc độ nằm ngang trong chạy đà không tăng
lên tối đa. Tốc độ đà lớn hay nhỏ tùy thuộc vào khả năng giậm nhảy của người nhảy.
Tốc độ đà tăng dần nhưng bước chạy phải thoải mái, biên độ lớn, đàn tính cao để
chuẩn bị tốt cho giậm nhảy.
Kỹ thuật chạy đà gồm : tư thế chuẩn bị và chạy đà.
- Tư thế chuẩn bị :
+ Cách thứ nhất : đứng chân trước chân sau, chân lăng trước (bước lẻ), hoặc chân
giậm trước (bước chẵn), mũi bàn chân trước sát vạch xuất phát. Hai chân chạm đất
bằng nửa bàn chân và khuỵu gối (chân sau khuỵu nhiều hơn chân trước), trọng tâm

dồn vào chân trước. Thân hơi ngả ra trước, hai tay buông tự nhiên hoặc hơi co, mắt
nhìn xà hoặc mặt đất phía trước cách vạch xuất phát chạy đà khoảng 2 – 3 m. Trước
khi chạy đà có thể ngả thân trên nhiều ra trước, sau đó ra sau, rồi lại ngả ra trước và
tiến hành chạy đà đầu tiên.
+ Cách thứ hai: Đứng hai chân song song ( bằng hoặc nhỏ hơn vai ) sát vạch xuất
phát.
+Cách thứ ba : Đi vài bước đến vạch xuất phát chạy đà, sau đó bắt đầu chạy đà.
Dù ở bất kỳ tư thế chuẩn bị nào cũng không nên để cơ thể gò bó, căng thẳng mà cần
tự nhiên, thả lỏng và tập trung chú ý.
9


- Chạy đà :Gồm hai phần
+ Phần một : Từ lúc xuất phát đến trước 3 bước đà cuối, độ dài và tốc độ bước chạy
tăng dần, độ ngả của thân giảm dần.
+ Phần hai : Gồm 3 bước cuối trước khi giậm nhảy. Nhiệm vụ của phần chạy đà
này là duy trì tốc độ đã đạt được và chuẩn bị giậm nhảy, sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Ở đây độ dài, nhịp điệu của các bước chạy, tư thế của thân người, của bàn chân cũng
như hai tay có tầm quan trọng đặc biệt. Cụ thể:
++ Bước thứ nhất : Chân giậm nhảy bước ra trước nhanh hơn bước trước đó, chạm
đất bằng gót bàn chân, tiếp theo đưa nhanh chân lăng ra trước để thực hiện bước thứ
hai.
++ Bước thứ hai : Bước này dài nhất trong ba bước đà cuối, chân chạm đất (chân đá
lăng) hơi miết bàn chân xuống dưới – ra sau,, giữ thẳng không ngả vai ra sau trước khi
kết thúc thời kỳ chống tựa. Bàn chân khi chạm đất cần thẳng hướng chạy đà, tránh đặt
lệch.
++Bước thứ ba : Đây là bước đặt chân vào điểm giậm nhảy. Bước này ngắn hơn hai
bước trước một chút, nhưng cần thực hiện rất nhanh. Khi đặt chân vào điểm giậm
nhảy, chân gần như thẳng từ gót chân rồi cả bàn chân, chân lăng co ở phía sau, đầu và
cổ không ngả theo mà hướng mặt về trước, hai tay phối hợp tự nhiên hoặc hơi co, hai

khuỷu tay hướng ra sau.
Chú ý : Ở bước cuối cùng thân trên chủ động ngả sau. Thân người ngả ra sau chủ
yếu do việc đưa nhanh chân giậm nhảy và vùng hông cùng bên ra trước tạo nên.
Giáo viên :
1. Giới thiệu giai đoạn chạy đà cho học sinh nắm: phân tích chi tiết về giai
đoạn chạy đà(kiến thức ở trên)
2. Thị phạm và phân tích kỹ thuật (kết hợp cho xem tranh ảnh hoặc video nếu
có). GV thị phạm 2-3 lần (làm nhanh, làm chậm), phân tích kết hợp làm
mẫu chậm.
3. Hướng dẫn học sinh cách xác định chân giậm nhảy.
Để học sinh xác định được chân giậm nhảy cần thực hiện bài tập bổ trợ : chạy
đà chính diện – giậm nhảy co chân qua xà.

+ Chuẩn bị : Đứng cách xà 4 -7 bước hoặc 4 -8 bước đà mặt hướng vuông góc
vào xà. Tư thế trước chạy đà có thể đứng chân trước, chân sau hoặc đứng hai
chân song song trước vạch xuất phát hoặc đi tự do vài bước đến vạch xuất phát
rồi mới tiến hành chạy đà.
10


+ Động tác : Chạy đà chính diện với xà, sau đó đá lăng chân về trước rồi co
chân giậm nhảy qua xà theo tư thế ngồi xổm nhưng chân duỗi thẳng, chân giậm
nhảy co.
4. Hướng dẫn học sinh cách chọn hướng chạy đà: Những học sinh giậm nhảy
chân trái thì đứng tay trái hướng vào xà, những học sinh giậm nhảy chân
phải thì đứng tay phải hướng vào xà(hướng chạy đà hợp với xà một góc từ
30 – 40 độ)
5. Hướng dẫn học sinh cách đo đà : Học sinh tay cầm xà, đứng song song với
xà, cách xà một cánh tay(đó chính là điểm đặt chân giậm nhảy) sau đó đi
về hướng chạy đà, hai bước đi thường bằng một bước chạy đà.

6. Hướng dẫn học sinh tập các bài tập bổ trợ để chạy đà đạt hiệu quả.
7. Gọi 2 em học giỏi lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên tổng hợp - kết
luận.
8. Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp. Giáo viên cho học sinh
thực hiện theo nhóm tập, các tổ trưởng điều khiển. GV theo dõi quan sát
sửa sai.Nhằm tích cực hóa tối đa người học để lượng vận động trong mỗi
buổi học được tăng dần và là lượng vận động lớn nhất trong khả năng của
học sinh.
9. Giáo viên củng cố lại kiến thức, nhắc học sinh những sai lầm thường mắc
và cách chữa sai :
- Những sai sót kỹ thuật thường mắc
+ Chạy đà có xu hướng giảm tốc độ hoặc lỡ nhịp, rối loạn nhịp.
+ Không đặt được gót chân giậm nhảy vào đúng (dài quá hoặc ngắn quá) điểm
giậm nhảy.
+ Góc độ chạy đà lớn hoặc nhỏ quá so với đặc điểm bản thân.
- Cách sửa :
+ Xác định hướng chạy đà và điểm giậm nhảy.Tập động tác đưa chân vào điểm
giậm nhảy( chú ý đưa gót bàn chân vào điểm giậm nhảy).
+ Đi 3 -5 bước và đặt đúng gót chân vào điểm giậm nhảy.
+ Chạy 3,5 bước đặt chân vào điểm giậm nhảy kết hợp giậm nhảy đá lăng.
+ Đo đủ đà ( 7,9 , 11 bước), tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà và góc độ đà
cho hợp lý ( không và có kết hợp đá lăng).
Giai đoạn giậm nhảy :

11


Sau khi đặt chân vào điểm giậm nhảy, chân giậm nhảy hơi chùng ở gối tạo thế co
cơ, sau đó dồn sức để giậm nhảy. Khi đá lăng chân ra trước cần chủ động dùng sức của
đùi và độ linh hoạt của khớp hông đá chân lên cao. Hai tay phối hợp gần như đồng

thời với chân lăng, đánh hơi vòng xuống – lên cao, khi hai khuỷu tay đến ngang vai thì
dừng lại để tạo thế nâng người lên.
Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy cao. Sự phối hợp chính xác, nhịp
nhàng giữa giậm nhảy đá lăng và đánh tay với tốc độ di chuyển của cơ thể ( do chạy
đà tạo ra ) là yếu tố quyết định giậm nhảy.
Giáo viên :
1. Giới thiệu giai đoạn giậm nhảy cho học sinh nắm: phân tích chi tiết về giai
đoạn giậm nhảy (kiến thức ở trên)
2. Thị phạm và phân tích kỹ thuật (kết hợp cho xem tranh ảnh hoặc video nếu
có). GV thị phạm 2-3 lần (làm nhanh, làm chậm), phân tích kết hợp làm mẫu
chậm.
3. Hướng dẫn học sinh cách đặt chân giậm nhảy vào vị trí giậm nhảy và thực
hiện động tác giậm nhảy.
4. Hướng dẫn học sinh tập các bài tập bổ trợ để chạy đà đạt hiệu quả
Để học sinh xác định được chân giậm nhảy cần thực hiện bài tập bổ trợ : Một
bước đà giậm nhảy đá chân lăng.

12


+ Chuẩn bị : Đứng chân trước chân sau, chân giậm nhảy phía sau mũi bàn chân
chạm đất,trọng tâm dồn vào chân trước, hai tay buông tự nhiên.
+ Động tác : Hơi ngả thân trên ra sau lấy đà, sau đó lại chuyển về trước kết hợp
với bước chân giậm nhảy về trước một bước vừa phải. Tiếp theo chuyển trọng
tâm vào chân giậm nhảy, đồng thời chân giậm nhảy hơi khuỵu gối và hạ thấp
trọng tâm, sau đó kết hợp với giậm nhảy với đá chân lăng về trước –lên cao.
Lúc đầu tập động tác này với nhịp độ chậm và biên đội hẹp, sau đó tăng dần khả
năng thực hiện động tác đến mức tối đa.
Chú ý : Sau khi giậm nhảy, lúc cơ thể đang bật bổng lên cao, không được ngả
thân trên ra sau, mà thân trên phải dướn thẳng lên cao.

Sau khi học sinh tập được tương đối đúng thì tăng lên 3-5 bước – giậm nhảy
đá chân lăng.
Gọi 2 em học giỏi lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên tổng hợp - kết luận.
+ Đội hình tập luyện:
€
€

€
€

€
€

€
€

€
€

€
€

€
€

€
€

€
€


€
€

€
€

€
€

€- GV

Nhóm 1

Nhóm 2

€€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€€
€(GV)

Nhóm 3

Nhóm 4

€€€€€€€€


€€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€€

5. Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp. Giáo viên cho học sinh thực
hiện theo nhóm tập, các tổ trưởng điều khiển. GV theo dõi quan sát sửa
sai.Nhằm tích cực hóa tối đa người học để lượng vận động trong mỗi buổi
học được tăng dần và là lượng vận động lớn nhất trong khả năng của học
sinh.
13


6. Giáo viên củng cố lại kiến thức, nhắc học sinh những sai lầm thường mắc
và cách chữa sai :
- Những sai sót kỹ thuật thường mắc :
+ Giậm nhảy yếu do không tạo được đà và thể lực yếu.
+ Sau giậm nhảy, người lao vào xà (do góc chạy đà và đặt chân vào điểm
giậm nhảy không đúng)
+ Khi giậm nhảy chân lăng đá vào xà (do góc chạy đà quá lớn hoặc do
điểm giậm nhảy qua gần)
- Cách sửa :
+ Đo và chỉnh lại hướng, cự ly chạy đà.
+ Tập động tác đặt chân vào điểm giậm nhảy có kết hợp đá lăng chân.
+ Tập các động tác đá lăng chân ( không và có kết hợp giậm nhảy).
+ Tập các động tác phát triển sức mạnh chân nói chung và chân giậm nhảy.
Giai đoạn trên không :


Giai đoạn trên không bắt đầu từ khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất. Tiếp theo, co
nhanh chân giậm nhảy, đồng thời xoay mũi chân lăng về phía xà ( hoặc xoay gót chân
ra ngoài) tạo cho thân người nằm nghiêng so với xà ( chân giậm nhảy co phía trước,
chân đá lăng thẳng ở phía trên, giống như tư thế khi ta nằm nghiêng nên gọi là kiểu
nhảy cao “nằm nghiêng” ), hai tay phối hợp khéo léo để qua xà.
Giáo viên :
1. Giới thiệu giai đoạn giậm nhảy cho học sinh nắm: phân tích chi tiết về giai
đoạn trên không (kiến thức ở trên)
2. Thị phạm và phân tích kỹ thuật (kết hợp cho xem tranh ảnh hoặc video nếu
có). GV thị phạm 2-3 lần (làm nhanh, làm chậm), phân tích kết hợp làm mẫu
chậm.
3. Hướng dẫn học sinh cách thực hiện: mô phỏng động tác qua xà .
+ Chuẩn bị : Đứng bên cạnh xà chếch một khoảng phù hợp với mình, chân lăng phía
sau hơi co,mũi chân chạm đất, hai tay tự nhiên.
+ Động tác : Đá chân lăng về trước – lên cao (trên đỉnh xà ) xoay mũi (gót) chân lăng
đồng thời xoay thân người, bàn chân lăng sau khi xoay ở phía trên cao bên kia xà.
4. Hướng dẫn học sinh tập các bài tập bổ trợ để chạy đà đạt hiệu quả
14


Để học sinh xác định được chân giậm nhảy cần thực hiện bài tập bổ trợ : Đứng
tại chỗ đá lăng, xoay mũi (gót ) bàn chân.
+ Chuẩn bị : Đứng chân trước chân sau, chân giậm nhảy phía trước hai tay có
thể buông tự nhiên hoặc chống hông, hay một tay cùng chiều với chân giậm nhảy
có thể vịn vào vai bạn hoặc vật cố điịnh...
+ Động tác : Dùng sức của đùi , hông chủ động đá chân lăng về trước lên
cao,sau đó xoay mũi bàn chân vào phía trong (theo hướng má trong bàn chân)
hoặc xoay gót bàn chân ra ngoài ,đồng thời xoay thân người và xoay chân trụ
thành tư thế mông quay về trước ( so với hướng ban đầu , xoay 180 độ) , tây bên
chân lăng lăng lên ép xuống , chân lăng lúc này trở thành ở trên cao phía sau,

thân người ngả về trước.
Động tác này lúc đầu phân thành 2 nhịp để tập:
Nhịp 1 : Đá chân lăng về trước – lên cao.
Nhịp 2 : Xoay mũi (gót) chân lăng kết hợp với xoay thân và chân trụ để thay
đổi hướng.
Khi học sinh đã thực hiện tương đối thuần thục, tập phối hợp liên tục hai nhịp
trên với nhau một cách hợp lý, ăn nhịp.
Gọi 2 em học giỏi lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên tổng hợp - kết luận.
+ Đội hình tập luyện:
€
€

€
€

€
€

€
€

€
€

€
€

€
€


€
€

€
€

€
€

€
€

€
€

€- GV

Nhóm 1

Nhóm 2

€€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€€
€(GV)


Nhóm 3

Nhóm 4

€€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€€
15


7. Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp. Giáo viên cho học sinh thực
hiện theo nhóm tập, các tổ trưởng điều khiển. GV theo dõi quan sát sửa
sai.Nhằm tích cực hóa tối đa người học để lượng vận động trong mỗi buổi
học được tăng dần và là lượng vận động lớn nhất trong khả năng của học
sinh.
8. Giáo viên củng cố lại kiến thức, nhắc học sinh những sai lầm thường mắc
và cách chữa sai :
- Những sai sót kỹ thuật thường mắc :
+ Mông bị tụt khi người trên không (do thực hiện động tác đánh hai tay
không hợp lý).
+ Thân không nằm nghiêng khi qua xà (do động tác xoay mũi chân lăng ra
ngoài, xoay gót vào trong hoặc do góc độ chạy đà quá lớn)
- Cách sửa :
+ Tập các bài tập phát triển sức mạnh chân giậm nhảy, xác định lại chân giậm
nhảy.
+ Tập một bước đà – đánh tay, giậm nhảy( không nhảy qua xà).

+ Đi hoặc chạy chậm 3 bước đà cuối phối hợp giậm nhảy, đá lăng, đánh tay.
+ Tập các bài tập đá lăng chân nhằm nâng cao độ linh hoạt của khớp hông và
biên độ của chân lăng.
+ Đứng tại chỗ đá lăng chân lên cao sau đó xoay mũi (gót ) chân.
+ Tập động tác trên với xà chếch.
+ Chỉnh lại góc độ chạy đà cho hợp lý.
Giai đoạn tiếp đất :

Sau khi qua xà, chân giậm nhảy duỗi nhanh để chủ động tiếp đất, tay cùng bên với
chân giậm nhảy hoặc cả hai tay duỗi ra để hỗ trợ và giữ thăng bằng. Khi chân giậm
16


nhảy bắt đầu tiếp đất cần chủ động chùng chân để giảm chấn động. Lúc này có thể
phối hợp chống hai tay và đưa chân lăng chạm đất.
1. Giới thiệu tên các động tác kỹ thuật cho học sinh nắm.
2. Thị phạm và phân tích kỹ thuật (kết hợp cho xem tranh ảnh hoặc video nếu có)
3. Gọi 2 em học giỏi lên làm thử, cả lớp nhận xét, Giáo viên tổng hợp - kết luận.
4. Giáo viên điều khiển tập đồng loạt cho cả lớp. Giáo viên cho học sinh thực hiện
theo nhóm tập, các tổ trưởng điều khiển. GV theo dõi quan sát sửa sai.
Nhóm 1

Nhóm 2

€€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€€


€€€€€€€€
€(GV)

Nhóm 3

Nhóm 4

€€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€€

5. Giáo viên củng cố lại kiến thức, nhắc học sinh những sai lầm thường mắc và cách
chữa sai :
- Sai sót thường mắc :
+ Không chùng chân để giảm chấn động, do chân giậm nhảy không duỗi kịp thời khi
qua xà.
+ Chân đálăng chạm đất trước.
- Cách sửa :
+ Tập nhảy bằng hai chân từ trên cao xuống, tiếp đất bằng chân giậm nhảy có trùng
chân để giảm chấn động (độ cao 0,5 – 1 m)
+ Chạy đà chính diện (vuông góc với xà) – giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà.
+ Tập các động tác phát triển sức mạnh chân.
B. Kế hoạch giảng day theo chuyên đề:
Tôi xây dựng kế hoạch giảng dạy chuyên đề này gồm 7 tiết :
Tiết 1 :
- Xây dựng cho học sinh khái niệm về nhảy cao kiểu “nằm nghiêng” : kỷ lục Hội

khỏe Phù Đổng, quốc gia, thế giới; giáo viên làm mẫu, cho học sinh xem tranh ảnh kỹ
thuật và băng đĩa hình.
- Phân tích các giai đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”(giới thiệu tóm tắt và
có sự so sánh với nhảy cao kiểu bước qua)
- Thực hiện một số động tác bổ trợ nhảy cao và phát triển thể lực (ở trên lớp và hướng
dẫn cho học sinh tự tập ở nhà).
- Nhảy tự do có đà để xác định chân giậm nhảy.
17


- Học giai đoạn giậm nhảy.
Tiết 2 :
- Tiếp tục xây dựng cho học sinh một số khái niệm về nhảy cao kiểu “nằm
nghiêng”.
- Tiếp tục cung cấp cho học sinh một số hiểu biết : nhắc lại các giai đoạn kỹ
thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”; phân tích kỹ thuật giai đoạn chạy đà.
- Ôn tập, học mới trò chơi, một số động tác bổ trợ phát triển sức mạnh chân.
- Ôn kỹ thuật giậm nhảy; kết hợp giai đoạn chạy đà với giậm nhảy.
Tiết 3 :
- Ôn tập, học mới trò chơi,một số động tác bổ trợ và phát triển sức mạnh chân.
- Ôn kỹ thuật giậm nhảy.
- Học giai đoạn chạy đà,kết hợp chạy đà với giậm nhảy.
- Học kỹ thuật giai đoạn trên không nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”.
- Phối hợp kỹ thuật 3 giai đoạn : chạy đà – giậm nhảy – trên không.
Tiết 4 :
- Ôn tập để củng cố và nâng cao mức độ thực hiện các kỹ năng đã học ở tiết 2-3
- Tập phối hợp 3 giai đoạn kỹ thuật đã học.
- Học kỹ thuật giai đoạn tiếp đất.
- Tập phối hợp kỹ thuật 4 giai đoạn nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”.
- Biết một số điểm trong luật điền kinh.

Tiết 5 :
- Ôn tập, học mới trò chơi, một số động tác bổ trợ phát triển sức mạnh chân.
- Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”.
- Nâng cao thành tích kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”.
Tiết 6 :
- Hoàn thiện kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”.
- Nâng cao thành tích kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”.
Tiết 7 :
- Kiểm tra kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”.
C. Giáo viên phổ biến một số điểm trong điền kinh: ( phần nhảy cao)
- Khu vực chạy đà dài tối thiểu 15m (thi đấu quốc tế 20 – 25 m).
- Cột chống xà phải cứng và đủ độ cao vượt trên độ cao thực tế mà xà được nâng lên,
ít nhất là 10 cm. Khoảng cách giữa hai cột là 4 – 4,04 m. Trong thi đấu không được
thay đổi vị trí cột, trừ trường hợp tổ trưởng trọng tài cho phép nhưng chỉ thực hiện sau
khi các vận động viên đã nhảy hết một vòng.
- Giá đỡ xà ngang dài 6 cm, rộng 4cm, không được phủ cao su hoặc bất cứ chất liệu
nào có tác dụng làm tăng ma sát giữ giá đỡ và xà ngang.
- Xà ngang dài 3,98 – 4,02 m bằng sợi thủy tinh, kim loại nhẹ hoặc các vật liệu phù
hợp khác. Xà gồm 3 phần, phần giữ có hình trụ tròn, đường kính tiết diện ngang là 30
mm(+- 1 m m). Hai đầu xà hình vuông có chiều rộng 30 -35 m m, dài 15 – 20 cm, để
đặt lên giá đỡ xà.Gía đỡ xà và hai đầu xà phải cứng và nhẵn, không được bọc cao su
hoặc các vật liệu tạo ra ma sát giữa xà và giá đỡ. Xà sơn màu trắng xen kẽ với 3- 4
vạch màu đen (hoặc đỏ) dài 20 – 30 cm. Trọng lượng xà không quá 2 kg, phải cân
bằng khi đặt lên giá đỡ, không được võng quá 2cm, giũa đầu xà và cột có khoảng cách
tối thiểu 1cm.
18


- Khu vực tiếp đất có kích thước tối thiểu 5m x 3m. Khu vực rơi xuống và hai cột
chống xà phải bố trí sao cho khi xử dụng có khoảng trống 10 cm giữa chúng để tránh

làm rung xà ngang.
- VĐV phải giậm nhảy bằng một chân.
- Mỗi VĐV có thể bắt đầu nhảy từ bất kỳ mức xà nào cao hơn mức xà khởi điểm được
tổ trưởng trọng tài giám định tuyên bố trước đó. Ở mỗi mức xà , VĐV được quyền
nhảy tối đa 3 lần.Ba lần nhảy hỏng liên tiếp bất kể ở mức xà nào VĐV sẽ bị loại khỏi
những lần nhảy sau đó.
- Ở mỗi mức xà, xà ngang không được nâng lên dưới 2 cm.
- Một số trường hợp phạm quy :
+ Khi nhảy làm rơi xà.
+ Chạy chui qua dưới xà hoặc chạy quá vạch giới hạn bên ngoài hai cột xà bằng bất kỳ
bộ phận nào của cơ thể. Tuy nhiên, nếu khi nhảy VĐV chạm bàn chân vào khu vục xà
rơi xuống và theo ý kiến của trọng tài giám định là không tạo thêm lợi thế nào, thì lần
nhảy đó không bị coi là phạm quy.
D. Những điểm giáo viên cần chú ý:
1. Trong mỗi tiết dạy giáo viên cần cho học sinh ôn tập và học một số động tác và
bài tập mới để tiết học thêm sinh động và lôi cuốn.
2. Kết hợp chặt chẽ phương pháp giảng dạy với việc tổ chức học tập ở trên lớp:
Khi chuẩn bị bài giảng, thực hiện phương pháp giảng dạy nào thì phải nghĩ ngay tới
việc thực hiện nó bằng phân nhóm quay vòng hay dòng chảy ? Đội hình tập luyện theo
các nhân hay nhóm ? Hàng ngang hay hàng dọc?
3. Sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc giảng dạy: Các bài tập, động tác khi
tiến hành giảng dạy cho hs bằng những phương pháp, tổ chức tập luyện khác nhau
nhưng phải thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc ( Từ đơn giản tới phức tạp, từ dễ đến
khó ; Từ nhẹ đến nặng dần; Phù hợp với giới tính, sức khoẻ )
4. Đấu tập và thi đấu :
Đấu tập và thi đấu là hình thức tập luyện được hs yêu thích nhất. Vì vậy, ở mỗi
tiết học, Gv tổ chức cho hs được đấu tập nhằm giúp hs vận dụng các động tác đã học
vào thực tế và củng là biện pháp rèn luyện nâng cao sức khoẻ.
III. PHẦN KẾT THÚC:
- Giáo viên cho học sinh chạy nhẹ nhàng quanh sân tập. Sau đó đi chậm, vừa đi vừa

thở sâu và thực hiện một số động tác hồi tĩnh :
+ Vừa đi vừa dang tay ngang ( hoặc lên cao) : hít vào bằng mũi ; buông tay xuống
: thở ra bằng miệng.
+ Đứng hai chân giạng rộng bằng vai hoặc hơn vai, hia tay nắm lấy hai bắp đùi
lắc sang hai bên.
+ Ngồi, hai chân chống đất phía trước, hai tay chống đất phía sau lắc hai bắp cẳng
chân thả lỏng.
+ Nhảy thả lỏng toàn thân.
- Giáo viên cho hs chơi một số trò chơi thả lỏng như: Vũ điệu chim sáo; Chim bay - cò
bay; Quả bóng xì hơi; Phơi cá; tìm một loại quả...
- Giáo viên nhận xét kết qủa bài học, biểu dương hs hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Giáo viên hướng dẫn hs ôn tập ở nhà
- Giáo viên cho học sinh xuống lớp. Giáo viên hô “Giải tán”, học sinh hô “Khoẻ”.
19


IV. KẾT QUẢ:
Khi áp dụng chuyên đề giúp học sinh học tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”
vào trong từng tiết dạy thì tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh đã có những
chuyển biến tích cực hơn, lớp học sôi nổi và sinh động hơn. Qua đó nâng cao chất
lượng từng giờ học, học sinh hứng thú và say mê tập luyện hơn.
Vận dụng chuyên đề giúp học sinh học tập tốt tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu
“nằm nghiêng” đã giúp giáo viên tích luỹ thêm những phương pháp dạy học tích
cực, biết vận dụng bài giảng một cách khoa học. Từ đó tiết học thực sự sinh động,
học mà vui, vui mà học, học sinh không bị nhàm chán.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Chúng ta đã biết giảng dạy thể dục là một quá trình sư phạm mang tính giáo
dục cao, qua đó người giáo viên cần giáo dục cho học sinh các phẩm chất đạo đức:
tính tự giác, tích cực, lòng dũng cảm, kiên trì, vượt khó khăn, đoàn kết, giúp đỡ mọi
người. Vì vậy muốn giờ dạy đạt kết quả cao giáo viên phải luôn bám sát từng khâu

lên lớp, giảng dạy cần phải lựa chọn hình thức đa dạng, hấp dẫn, tạo không khí sôi
nổi, thoải mái, vui vẽ, lôi cuốn các em, tạo sự hưng phấn khi tập luyện. Giáo viên
có thể vận dụng hình thức thi đua giữa các tổ với nhau, để tăng thêm tính tích cực,
tự giác của học sinh; cần đưa ra các hình thức khen thưởng để động viên các em
học tập tốt hơn. Mặt khác giáo viên cần phải làm cho học sinh hiểu được làm sao
phải tập như vậy? Tập như vậy có tác dụng gì? Có như thế học sinh mới ý thức
được những điều đã học có ít trong cuộc sống, học tập lao động cũng như vui chơi
của các em.
VI. KẾT LUẬN:
Những kinh nghiệm mà tôi trình bày trên đây về phương pháp giúp học sinh
học tập tốt tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng” là xuất phát từ thực tiễn, quá
trình học hỏi và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân nhằm phát triển tốt kỹ thuật
nhảy cao kiểu “nằm nghiêng” nói riêng và môn thể dục nói chung trong nhà
trường. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm còn hạn chế do đó chắc chắn còn
có những vấn đề tôi trình bày sẽ chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, các đồng nghiệp để tìm ra những
giải pháp đồng bộ, tối ưu trong việc dạy và học môn Thể Dục ở Trường THPT Sáng
Sơn.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách Phương pháp giảng dạy thể dục thể thao (NXB TDTT HÀ NỘI 1999 - Tác
giả: PGS. PTS TRỊNH TRUNG HIẾU)
2. Giáo trình giảng dạy môn điền kinh Trường ĐH TDTT Hà Nội.
3. Sách giáo viên khối 10 và 11.
4. Sách một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục.
5. Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019.
Sông lô , ngày 05 tháng 12 năm 2018
Người thực hiện,

20



Chu Thị Thêm

TIẾT 1:
- Xây dựng cho học sinh khái niệm về nhảy cao kiểu “nằm nghiêng” : kỷ lục
Hội khỏe Phù Đổng, quốc gia, thế giới; giáo viên làm mẫu, cho học sinh xem tranh
ảnh kỹ thuật và băng đĩa hình.
- Phân tích các giai đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “nằm nghiêng”(giới thiệu tóm tắt và
có sự so sánh với nhảy cao kiểu bước qua)
- Thực hiện một số động tác bổ trợ nhảy cao và phát triển thể lực (ở trên lớp và hướng
dẫn cho học sinh tự tập ở nhà).
- Nhảy tự do có đà để xác định chân giậm nhảy.
- Học giai đoạn giậm nhảy
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được các kiểu nhảy cao, biết được thành tích nhảy cao hiện nay(trong
nước và thế giới).
- Xác định được chân giậm nhảy.
- Biết được một số bài tập bổ trợ phát triển thể lực.
- Nắm được kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy.
2. Kỹ năng
- Hiểu được các kiểu nhảy cao.
- Thực hiện tốt các bài tập phát triển thể lực.
- Biết cách thực hiện một số bài tập bổ trợ phát triển thể lực.
- Biết cách thực hiện kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện thân thể, có ý
thức đảm bảo an toàn trong thực hiện.
- Vận dụng kiến thức đã học vào tập luyện ngoài giờ để nâng cao sức khỏe thể
chất và tinh thần.

II. ĐỊA ĐIÊM VÀ PHƯƠNG TIỆN
1.Địa điểm:
Sân vận động trường THPT Sáng Sơn đã được vệ sinh và kiểm tra an toàn.
2. Phương tiện:
2.1 Giáo viên
- Trang phục thể thao
21


- Kiểm tra an toàn vệ sinh nơi tập luyện.
- Cùng hs chuẩn bị : Các dụng cụ phục vụ hoạt động học tập có liên quan đến
bài học
2.2 Học sinh
- Trang phục phù hợp
- Vệ sinh và đảm bảo an toàn nơi tập
- Chuẩn bị: Các dụng cụ phục vụ hoạt động học tập có liên quan đến bài học
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Nội dung
1.Hoạt động mở đầu
1.1 Nhận lớp

Định
lượng
6–8
Phút

Hoạt động của GV – HS
Đội hình tập trung
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx

xxxxxxxxx
xxxxxxxxx

- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra tình hình lớp học
1.2 Phổ biến nội dung, yêu
cầu tiết học.
GV
- Giới thiệu chung về môn
Cán sự lớp báo cáo sĩ số và tình hình
nhảy cao
của lớp
- Giới thiệu kỹ thuật nhảy cao
kiểu " Nằm Nghiêng"
Đội hình khởi động
- Giới thiệu giai đoạn giậm
nhảy.
2LX8N
X X X X X X X
1.3 Khởi động:
X X X X X X X
1.3.1 Khởi động chung.
X X X X X X X
- Tập bài thể dục phát triển
X X X X X X X
chung 7 động tác: Động tác
- Cán sự lớp điều khiển các bạn thực
tay ngực, lườn ,vặn mình,
hiện các động tác khởi động.
bụng, chân, toàn thân, điều

- Giáo viên quan sát nhắc nhở học
hòa
sinh.
- Khởi động các khớp: cổ tay
- Đội hình giống đội hình khởi động
kết hợp cổ chân, gối, hông,
2 lần - Chạy theo nhịp vỗ tay của giáo viên.
vai…ép dây chằn
Đội hình khởi động
1.3.2 Khởi động chuyên môn.
- Chạy bước nhỏ tại chỗ, chạy
X X X X X X X
nâng cao đùi, chạy đá lăng
2 Phút
X X X X X X X
sau.
X X X X X X X
X X X X X X X
1.4 Kiểm tra nội dung đã
học:
- Giáo viên nhận xét và đưa ra nhận
- Thực hiện động tác nhảy cao
10 phút xét cụ thể cho học sinh.
“bước qua” ở cấp 2 từ đó rút
kinh nghiệm để học sinh so
22


sánh
2.Hoạt động hình thành kiến

thức.
2.1 .Ôn cũ: Hỏi học sinh xem
đã học kiểu nhảy cao nào rồi
và nhận xét rút kinh nghiệm
luôn.

- GV giới thiệu cho học sinh các kiểu
nhảy cao, có tranh ảnh để học sinh dễ
tưởng tượng.
ĐỘI HÌNH
xxxxx
xx xxx
x x
x x
GV
x x
- Đội hình chữ L. có tranh ảnh để học
sinh dễ quan sát.
- Học sinh trật tự, tập trung chú ý lắng
nghe.
- GV cho xem tranh ảnh minh họa
động tác kỹ thuật.
- Học sinh tập trung nghe ,tư duy
động tác.

2.2 Hướng dẫn học mới
* Giới thiệu chung về môn
nhảy cao.
Nhảy cao có 4 kiểu nhảy cao:
+ Nhảy cao kiểu “ Bước qua”

đã học ở cấp 2.
+ Nhảy cao kiểu “ nằm
nghiêng” trong chương trình
THPT sẽ học.
+ Nhảy cao kiểu “úp bụng”.
+ Nhảy cao kiểu “lưng qua
xà”.
* Giới thiệu về kỹ thuật nhảy
cao kiểu “ Nằm nghiêng”.
+ Nhảy cao kiểu nằm nghiêng
là kiểu nhảy cao được áp dụng
ở chương trình THPT.
+ Nhảy cao kiểu “ nằm
nghiêng” gồm 4 giai đoạn:
Chạy đà, giậm nhảy trên
không và tiếp đất.
+ Nhảy cao kiểu ” Nằm
nghiêng “ là trên không xoay
hông lật vai thân hình như
kiểu nằm nghiêng khi qua xà.
-Thành tích nhảy cao trong
nước :
+ Nam : Nguyễn Duy BằngBến Tre : 2m21.
+Nữ :Bùi Thị Nhung – Hải
Phòng : 1m94.
-Thành tích nhảy cao trên thế
giới :
+ Nam : Javier Sotomayor
(Cuba) 2,45 m (8 ft 1⁄2 in)
ngày 27 tháng 7 năm 1993.

23


+Nữ : Stefka Kostadinova
(Bulgaria) nắm giữ kỉ lục nhảy
cao nữ là 2 m 09, thiết lập
năm 1987.
* Xác định chân giậm nhảy.
Cho học sinh nhảy tự do để
xác định chân giậm nhảy

€

GV

€
€
* Một số động tác bổ trợ thể
lực cho kỹ thuật nhảy cao kiểu
’’ Nằm nghiêng’’
- Lò cò bằng chân giậm nhảy.
Chuẩn bị và cách chơi: Tương
tự trò chơi “ Bật xa tiếp sức”,
nhưng bật bằng chân giậm
nhảy. Khi bật, tay cùng bên
chân giậm nhảy cầm bóng.

€
€€€€€€
€€€€€€

- Giáo viên cho từng hàng nhảy tự do
vào xà để xác định được chân giậm
nhảy cho học sinh.
- Nhắc học sinh nhớ chân giậm nhảy
để thuận lợi trong khi học các động
tác bổ trợ.

5 lần

ĐỘI HÌNH TẬP TẬP LUYỆN

- Tại chỗ thực hiện động tác
đưa - đặt chân giậm, đánh tay,
lăng chân.
+ Đứng chân trước chân sau,
chân thuận ( chân giậm nhảy)
đặt phía sau.
+ Thực hiện một bước đưa –
đặt chân giậm nhảy.
- Một bước thực hiện động tác
giậm nhảy đá lăng.
+ Chuẩn bị: Đứng chân trước
chân sau, chân giậm nhảy ở
phía sau, chân lăng ở phía
trước, hai tay buông lỏng tự
nhiên.
+ Động tác: Hơi ngả thân trên

xxxxxxxxx………………x
xxxxxxxxx………………x

- Giáo viên hướng dẫn luật chơi và cử
ra ban cán sự lớp làm trọng tài.
- Học sinh chú ý quan sát và chơi
nhiệt tình
- Bên nào thua phải lặc lò cò cự li
30m theo hàng dọc ( lặc lò co lên và
lặc lò cò quay về)

5 lần

- Học sinh đứng động hình khởi động
- Thực hiện theo nhịp hô của giáo
viên.
- Học sinh tập đồng loạt, GV chú ý
sửa sai kịp thời.

24


ra sau lấy đà, sau đó lại
15 Phút
chuyển về trước kết hợp với
bước chân giậm nhảy về trước
một bước vừa phải.
Tiếp theo chuyển trọng tâm
vào chân giậm nhảy, đông thời
chân giậm nhảy hơi khụy gối
và hạ thấp trọng tâm, sau đó
kết hợp giậm nhảy với đá lăng
về trước – lên cao.

Tiếp theo xoay mui chân kết
hoepj với chân giâm nhảy rời
khỏi mặt đất và co nhanh lại,
khi thân người dã xoay 180 độ
thì lại duỗi chân giậm nhảy ra
để chủ động tiếp đất.
Lúc đầu tập động tác với nhịp
độ chậm và biên độ hẹp, sau
đó tăng dần khả năng thực
hiện động tác đến mức tối đa.
-Giai đoạn giậm nhảy :
Sau khi đặt chân vào điểm
giậm nhảy, chân giậm nhảy
hơi chùng ở gối tạo thế co cơ,
sau đó dồn sức để giậm nhảy. 2 phút
Khi đá lăng chân ra trước cần
chủ động dùng sức của đùi và
độ linh hoạt của khớp hông đá
chân lên cao. Hai tay phối hợp
gần như đồng thời với chân
lăng, đánh hơi vòng xuống –
lên cao, khi hai khuỷu tay đến
ngang vai thì dừng lại để tạo
thế nâng người lên.
Giậm nhảy là giai đoạn quan
trọng nhất trong nhảy cao. Sự
phối hợp chính xác, nhịp
nhàng giữa giậm nhảy đá lăng
và đánh tay với tốc độ di
chuyển của cơ thể ( do chạy đà

tạo ra ) là yếu tố quyết định
giậm nhảy.
3. Hoạt động luyện tập
3.1. Tập luyện các động tác

ĐỘI HÌNH GIỚI THIỆU BÀI
x
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx
xxxxxxxxx

- Giáo viên giới thiệu nhanh, có tranh
ảnh kèm theo minh họa cho học sinh
dễ hiểu, dễ quan sát.
- Học sinh nghiêm túc, chú ý lắng
nghe, chỗ nào không hiểu hỏi lại giáo
viên

ĐỘI HÌNH TẬP LUYỆN
25


×