Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

LOẠI BỎ CHẤT TAN TRONG ALCOHOL NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA KHÔ ĐẬU TƯƠNG CHO CÁ CHIM TRẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 52 trang )

LOẠI BỎ CHẤT TAN TRONG ALCOHOL
NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
CỦA KHÔ ĐẬU TƯƠNG CHO CÁ CHIM TRẮNG



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài........................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................2
3. Nội dung...................................................................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.................................................................................................................3
5. Đóng góp mới của luận văn.....................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................................5
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................5
1.1. Khái quát về cá Chim trắng..................................................................................................5
1.2. Tình hình sử dụng khô dầu đậu tương trong thức ăn cho cá..............................................7
1.3. Các yếu tố kháng dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương.....................................................8
1.4. Các chất tan trong alcohol của khô đậu tương..................................................................10
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.......................................................................11
Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................18
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu.............................................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................18
2.1.2. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................18
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu..........................................................................................18
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................18
Chương 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................................23
3.1 Sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn.....................................................................23
3.2 Tỷ lệ tiêu hóa protein và lipid...............................................................................................25
3.3 Hoạt tính của trypsin và lipase trong ruột...........................................................................27
3.5 Hàm lượng axit mật trong túi mật và ruột non...................................................................29


3.6 Hàm lượng lipid trong huyết tương.....................................................................................31
3.7 Hàm lượng lipid trong gan và cơ.........................................................................................33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................35
1. Kết luận..................................................................................................................................35
2. Kiến nghị................................................................................................................................38


TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................39
PHỤ LỤC................................................................................................................................1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.: Khẩu phần thức ăn trong các chế độ ăn thí nghiệm.............................................19
Bảng 2: Các chỉ số về sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn.................................23
Bảng 3: Hàm lượng protein và lipid trong các khẩu phần thức ăn.....................................26
Bảng 4: Chỉ số hàm lượng trypsin và lipase trong ruột cá..................................................27
Bảng 5: Chỉ số hàm lượng axit mật trong túi mật và ruột non của cá................................29
Bảng 6: Hàm lượng lipid trong huyết tương của cá............................................................31
Bảng 7: Hàm lượng lipid trong gan và cơ...........................................................................33


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Biểu đồ biểu thị khối lượng cá ban đầu, kết thúc, tăng trọng và lượng thức ăn thu
nhận của cá Chim trắng trong thí nghiệm...........................................................................23
Hình 2: Biểu đồ biểu thị hàm lượng FCR của các khẩu phần thức ăn...............................24
Hình 3: Màu sắc đường ruột trong các ăn khẩu phần thí nghiệm. Vòng tròn cho biết phần
sau của ruột. Một thanh đơn vị bằng 1 cm..........................................................................25
Hình 4: Biểu đồ biểu thị tỉ lệ tiêu hoá protein và lipid giữa các khẩu phần thí nghiệm.......26
Hình 5: Biểu đồ biểu thị hàm lượng Trypsin và Lipase trong ruột sau 8 giờ ăn.................28
Hình 6: Biểu đồ biểu thị hàm lượng axid mật có trong túi mật và ruột non........................30

Hình 7: Biểu đồ biểu thị hàm lượng total cholesterol, triglyceride, phospholipid trong huyết
tương....................................................................................................................................31
Hình 8: Biểu đồ biểu thị hàm lượng NEFA trong huyết tương............................................32
Hình 9: Biểu đồ biểu thì hàm lượng lipid trong gan và cơ..................................................34


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Khi thay thế bột cá có giá bằng khô dầu đậu tương (defated soybean
meal, SBM) nhằm hạ giá thành thức ăn, đa số các loài cá ăn động vật đều có
biểu hiện sinh trưởng kém, hiệu quả chuyển hóa thức ăn giảm và xuất hiện
nhiều bất thường về sinh lý. Các chất kháng dinh dưỡng trong khô dầu đậu
tương được xem là nguyên nhân chính dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực này.
Đối với một số loài cá, các chất tan trong alcohol đã được xác định là những
yếu tố kháng dinh dưỡng quan trọng trong SBM [53; 16; 6; 7]. Nó có ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng và ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng của cơ thể [38].
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá tác động của việc thay
thế đậu tương đã khử chất béo (SBM) cho bột cá (FM) trong thức ăn cho cá.
Tuy nhiên, bao gồm một lượng lớn SBM đã dẫn đến tăng trưởng kém ở
yellowtail Seriola quinqueradiata [37; 38; 50], cá hồi Đại Tây Dương Salmo
salar [40; 30; 31; 32], cá hồi cầu vồng Oncorhynchus mykiss (32; 34; 35), màu
đỏ biển bream Pagrus major [44] và cá bơn Nhật Bản Paralichthys olivaceus
[19; 20].
Bên cạnh hiệu suất tăng trưởng kém của cá, nhiều SBM gây ra bất
thường sinh lý tiêu hóa. Cho ăn theo chế độ ăn SBM giảm nồng độ acid mật
trong vùng pyloric và phần giữa của ruột trong của cá Chim vây vàng [34; 35].
Ngoài ra, Cá hồi Đại Tây Dương được ăn theo chế độ ăn SBM giảm hoạt tính
trypsin trong ruột trong cùng một phân đoạn đường ruột [21]. Vì axit mật và
enzyme tiêu hóa được tiết ra vào đường ruột trong vùng pyloric, những kết quả

này cho rằng yếu tố tiêu cực trong SBM can thiệp vào sự tổng hợp hoặc tiết,
hoặc cả hai, của axit mật và enzyme tiêu hóa. Có thể là những rối loạn này
trong tiêu hóa sinh lý học chịu trách nhiệm về chất dinh dưỡng thấp tiêu hóa,
như đã báo cáo trong SBM nuôi cá hồi [40; 34; 35; 54; 16].

1


Mặt khác, một sản phẩm được xử lí bằng rượu của SBM, có giá trị dinh
dưỡng cao [17]. Hơn nữa, hình thái ruột bị suy yếu, đó là triệu chứng điển
hình quan sát thấy trong thức ăn cho cá hồi SBM, đã được giảm nhẹ khi cho cá
ăn SBM đã được chiết alcohol [49]. Báo cáo cho thấy rằng các thành phần tan
trong rượu trong SBM gây ra những thay đổi bất lợi trong sinh lý tiêu hóa của
cá hồi như đã thấy khi cá được cho ăn khẩu phần có chứa SBM. Vì thế, có thể
chiết xuất tan trong alcohol từ SBM là yếu tố chính gây ra sự suy giảm trong cá
cho ăn bằng SBM.
Đa số các nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng cá Chim sống ở môi
trường nước mặn. Cá chim trắng (Colossoma brachypomum) có nguồn gốc từ
sông Amazon nam Mỹ, là loài cá ăn tạp thiên về động vật có phổ thức ăn rộng,
tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt cá chim ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Năm 1997 ở Việt Nam công ty cá giống Trung ương đã nhập cá chim về nuôi
tại sông Cầu. Từ năm 1998 cho đến nay, việc nuôi trồng cá chim trắng đã được
nhân lên rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ SBM trong
khẩu phần thương mại cho cá ăn thường chỉ đạt 20-25%. Như vậy, để hạ giá
thành thức ăn trong nuôi trồng thì cần tăng SBM trong khẩu phần ăn. Tuy
nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào thực hiện việc nghiên cứu để loại bỏ chất
kháng dinh dưỡng tan trong alcohol của khô đậu tương trên đối tượng là cá
Chim trắng.
Vì những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Loại bỏ chất tan
trong alcohol nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của khô đậu tương cho cá

chim trắng Colossoma brachypomum”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Loại bỏ chất tan trong alcohol nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng trong
SBM.
- Đánh giá hiệu quả của việc loại bỏ chất tan trong alcohol đối với sinh
trưởng, hiệu quả chuyển hoá thức ăn, tỉ lệ tiêu hoá chất dinh dưỡng, hoạt động
của một số enzim tiêu hoá và một số chỉ số sinh lí trên cá chim trắng
2


Colossoma brachypomum.
3. Nội dung
- Loại bỏ chất tan trong alcohol của SBM thông qua việc chiết SBM
bằng alcohol ở các nồng độ khác nhau.
- Sử dụng SBM đã được loại bỏ chất tan trong alcohol để đánh giá một
số chỉ tiêu trên cá chim trắng bao gồm:
+ Sức sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn.
+ Tỷ lệ tiêu hóa lipid, protein, hoạt tính của lipase và trypsin trong ruột,
hàm lượng axit mật trong ruột và trong túi mật.
+ Một số chỉ số lipid máu.
4. Giả thuyết khoa học
Việc sử dụng khô dầu đậu tương cho cá ăn động vật đều xuất hiện những
biểu hiện bất lợi về sinh trưởng và sinh lý. Một trong những nguyên nhân là do
các chất kháng dinh dưỡng tan trong alcohol. Vì thế, có thể sử dụng alcohol để
loại bỏ các chất này, nhằm tăng giá trị dinh dưỡng, sức sinh trưởng, hiệu quả sử
dụng thức ăn và sinh lý của cá chim trắng – một đối tượng nuôi có tập tính ăn
thiên về động vật.
5. Đóng góp mới của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Xây dựng cơ sở khoa học trong việc nâng cao giá trị
dinh dưỡng của SBM bằng loại bỏ chất tan trong alcohol và ảnh hưởng của

chất tan trong alcohol với sinh trưởng, tiêu hóa hấp thu và một số chỉ số sinh lý
trên cá chim trắng. Từ đó, làm cơ sở cho việc áp dụng trong sản xuất thức ăn
thủy sản.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng
của SBM cho cá chim trắng và có thể sử dụng SBM đã loại bỏ chất tan trong
alcohol cho các đối tượng vật nuôi khác.
6. Cấu trúc luận văn

3


4


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về cá Chim trắng
* Nguồn gốc phân loại
Bộ: Characiformes.
Họ: Characidae.
Giống: Colossoma.
Loài: Colossoma brachypomum, Cuvier 1818.
* Đặc điểm của cá Chim Trắng

Cá chim trắng nước ngọt Clossoma brachypomum (Nguồn: Wikipedia)
- Hình thái:
Cá Chim Trắng có hình dạng gần giống so với cá chim biển. Mình dẹt,
đầu nhỏ, lưng cao, chiều cao đầu bằng chiều dài đầu. Mắt to trung bình, cá
trưởng thành có màu sắc nổi trội, đuôi xẻ rãnh, thân trắng bạc, đuôi có viền
màu đen. Các vây bụng và vây hậu môn của cá có màu đỏ. Vây đuôi có điểm

vân đen ở diềm đuôi. Cá có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường sống.
Dạ dày của cá tương đối to, có hình chữ U. Chiều dài của ruột bằng 2,5 chiều
dài thân [46].

5


Chiều dài đầu gấp 4,5 đường kính mắt. Răng có hai hàm gồm hàm trên
và hàm dưới. Hàm trên có hai hàng răng, có 10 răng hàng ngoài và 4 răng hàng
trong. Hàm dưới cũng có 2 hàng răng, hàng trong có 2 răng, hàng ngoài có 14
răng (8 răng nhỏ và 6 răng lớn). Mặt răng có hình dạng răng cưa. Ở mang thứ
nhất có số lượng lược là: 30-36. Số vẩy ở đường bên: 31-33. Số vẩy dưới
đường bên là 28-31. Không có gai cứng ở tia vây. Số vây lưng là 18-19. Số vây
ngực là 14 (có 13 tia phân nhánh, 1 không phân nhánh). Số vây bụng là 8. Số
vẩy đường bên là 81-98 [45].
- Tập tính sinh sống:
Nhiệt độ mà cá có thể sinh sống dao động từ 21 - 32 0C, tuy nhiên nhiệt
độ thích hợp nhất trong khoảng từ 28 - 30 0C. Cá chim trắng có sức chịu rét
kém, 80C cá bắt đầu chết, cá sống không bình thường ở 12 0C, giới hạn nhiệt độ
thấp ở 100C. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ của nước đạt 16 0C trở lên thì cá bắt
đầu ăn bình thường [46].
Vào mùa đông năm 1998 - 1999 ở miền bắc nước ta, cá giống 30 - 100g
sống bình thường tại cỡ 5 - 6 tháng tuổi; mùa đông năm 1999 - 2000 cá thịt cỡ
0,5 - 1,5kg sống bình thường, cá con cỡ 1,5 – 3cm mới nhập về tháng 11, bị
sinh bệnh chết dần do chống rét cho cá chưa tốt [46].
Với độ pH thì cá chim trắng thích nghi khá rộng, ở pH=5,6 - 7,4 sống
tốt. Ao độ mặn khoảng 5 - 10% cá sinh trưởng bình thường, ở độ mặn khoảng
15% có thể sống được 10 giờ, cá có sức chịu lạnh và sức chống bệnh cao hơn
nuôi ở nước ngọt ở độ mặn khoảng 5 - 10% [46].
Cá sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện ao nuôi có hàm lượng oxy từ 46mg/l, khi giảm bớt dưới 3mg/l thì cá kém ăn dần. Cá có sức chịu đựng với

hàm lượng oxy khoẻ hơn so với các loài cá khác [46].
Dipterex và xanh malachite là hai loại thuốc cá rất nhạy cảm cho cá, cá
chết bắt đầu ở nồng độ dipterex 0,2ppm, ở nồng độ 0,3 ppm chết nhiều sau 8h.
Ở nồng độ 0,5ppm chết phần lớn sau 3 - 4h. Đối với xanh malachite nồng độ
0,3ppm cá đã có hiện tượng bị ngộ đôc [46].

6


- Dinh dưỡng:

Cá chim trắng nước ngọt là loài cá ăn tạp – thiên ăn động vật nhiều hơn.
Ở giai đoạn cá bột, các sinh vật phù du cỡ nhỏ là thức ăn chủ yếu như luân
trùng và tảo đơn bào; thức ăn chủ yếu của giai đoạn cá hương của cá là chân
phèo (Copepoda), động vật phù du cỡ lớn như giáp xác (Cladocera), mùn bã
hữu cơ và thức ăn chế biến; thức ăn của cá càng đa dạng ở giai đoạn trưởng
thành, ngoài thức ăn chế biến công nghiệp, cá còn ăn được nhiều rau cỏ dưới
nước và trên cạn, các loại hạt ngũ cốc, vỏ dưa hấu, rau chế phế phẩm, các động
vật nhỏ như giun, ôc, tôm, cá con và chất hữu cơ mục nát ở đáy [46].
- Sinh sản:
Ở sông Amazôn, Braxin, cá chim trắng nước ngọt khi được 32 tháng tuổi
thành thục và có thể sinh sản tự nhiên. Tuy nhiên, cá chim trắng nuôi trong ao
không đẻ tự nhiên được mà cần phải có kích dục tố cho sinh sản nhân tạo. Ðiều
này đã được kiểm chứng ở một số nước như Trung Quốc, Ðài Loan, Thái Lan
và Việt Nam [45].
- Sinh trưởng:
So với một số loài cá khác, cá chim trắng nước ngọt lớn rất nhanh. Cá có thể
tăng trọng 100 g/tháng. Trong điều kiện thích hợp, cá có thể đạt từ 1,2 - 2 kg/con,
sau 6 đến 7 tháng nuôi. Trong môi trường tự nhiên, cá chim 2 tuổi dài 43cm và
nặng trên 2,5 kg. Từ cỡ 1.5kg cá lớn chậm lại, đạt khoảng 3kg sau 3 năm. Cá có thể

sống đến 10 năm tuổi [46].
1.2. Tình hình sử dụng khô dầu đậu tương trong thức ăn cho cá
Thí nghiệm “Khả năng thay thế bột cá bằng bột đậu nành trong thức ăn
của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) trong giai đoạn giống” được thực
hiện để đánh giá khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành trích
dầu trong khẩu phần thức ăn của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở giai
đoạn giống (cỡ ở 6,73 g/con). Sáu công thức thức ăn được tạo ra có cùng mức
đạm (35%) và năng lượng (4,6 kcal/g), trong đó bột đậu nành được cho và thay

7


thế bột cá tại các nồng độ là: 0% (đối chứng), 20%, 40%, 60%, 80% và 100%.
Mỗi công thức thức ăn được lặp lại 3 lần. Sau 8 tuần thí nghiệm, các chỉ tiêu về
tăng trọng (WG), hệ số thức ăn (FCR), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) và
hiệu quả sử dụng đạm (PER) của cá ở công thức đối chứng khác biệt không có
ý nghĩa so với cá ở các công thức thay thế từ 20% - 60% bằng bột đậu nành
lọc dầu (p>0,05). Các chỉ tiêu WG, SGR, PER của cá ở công thức thay thế 80%
và 100% protein bột cá bằng đạm bột đậu nành trích dầu thì thấp hơn và có
FCR cao hơn so với công thức đối chứng (p<0,05). Chỉ số gan trên cơ thể
(HSI) và tỷ lệ sống (SR) giữa các công thức khác biệt không có ý nghĩa
(p>0,05). Hàm lượng chất béo và tro trong cơ thể cá giảm đáng kể khi tăng
lượng đạm bột đậu nành ly trích dầu trong thức ăn. Kết quả nghiên cứu này cho
thấy có thể thay thế đến 60% đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành trích dầu mà
không làm giảm khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra ở
giai đoạn giống [18].
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã chỉ ra rằng, với
mức thay thế khoảng 30 – 45% bột đậu nành cho bột cá làm thức ăn cho cá sẽ
không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cá. [3;
4; 47; 48]

Nhìn chung, tại Việt Nam, các đề tài nghiên cứu tiến hành trên cá chim
mới chỉ tập trung vào hoàn thiện quy trình sản xuất giống, nuôi thương phẩm
sử dụng các thức ăn thương mại do các công ty sản xuất. Dù công thức thức ăn
của các công ty không được tiết lộ, nhưng nhìn chung, các công thức thức ăn
thương mại cho cá chim thường có tỷ lệ SBM trên dưới 20%. Chúng ta hoàn
toàn chưa có nghiên cứu nào nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của SBM và
nâng cao tỷ lệ sử dụng SBM trong khẩu phần cho loài cá tiềm năng này trong
điều kiện nuôi tại Việt Nam.
1.3. Các yếu tố kháng dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, có ít nhất hai trở ngại đối với cơ thể

8


động vật thủy sản khi sử dụng SBM trong khẩu phần ăn. Một là, sự thiếu hụt
một số axit amin không thay thế như methionine và lysine trong SBM. Hai là,
SBM có chứa các chất kháng dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của
cơ thể [29]. Trong trường hợp thiếu hụt axit amin không thay thế, hướng khắc
phục là bổ sung các axit amin tổng hợp, như methionine và lysine vào khẩu
phần SBM hoặc phối hợp nhiều loại nguyên liệu khác nhau nhằm bổ sung axit
amin không thay thế bị thiếu hụt trong SBM [13]. Tuy nhiên, khi các axit amin
không thay thế bị thiếu hụt đã được bổ sung, khẩu phần có tỷ lệ SBM cao vẫn
không đạt được các thành công như mong muốn, đặt biệt thấy rõ ở những loài
thủy sản ăn động vật [12]. Chất kháng dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình tiêu hóa, hấp thụ và sinh trưởng của cơ thể [29]. Bao gồm nhóm chất
ức chế hoạt tính của protease, các protein dạng kháng nguyên, saponins,
lectins, các polysaccharides không phải tinh bột, phytate v.v. [29; 49; 12].
Quá trình sản xuất SBM trải qua quá trình xử lý nhiệt nên các chất ức
chế hoạt tính của protease trong đậu tương vốn không bền với nhiệt đã dễ dàng

bị loại bỏ [1]. Tuy nhiên, các chất kháng dinh dưỡng khác trong đậu tương là
các chất bền với nhiệt nên chúng vẫn còn tồn tại trong sản phẩm SBM cuối
cùng. Các chất kháng dinh dưỡng này là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm
sinh trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn, xuất hiện các dấu hiệu bất thường
về sinh lý, giải phẫu và là yếu tố làm hạn chế việc sử dụng SBM trong khẩu
phần của động vật thủy sản [14].
Bên cạnh hiệu suất tăng trưởng kém của cá, nhiều SBM gây ra bất
thường sinh lý tiêu hóa. Cho ăn theo chế độ ăn SBM giảm nồng độ axit mật
trong vùng pyloric và phần giữa của ruột trong cá hồi [34]. Ngoài ra, Cá hồi
Đại Tây Dương được ăn theo chế độ ăn SBM giảm hoạt tính trypsin trong ruột
trong cùng một phân đoạn đường ruột. Vì axit mật và enzyme tiêu hóa được
tiết ra vào đường ruột trong vùng pyloric, những kết quả này ngụ ý rằng yếu tố

9


tiêu cực trong SBM can thiệp vào sự tổng hợp hoặc tiết, hoặc cả hai, của axit
mật và enzyme tiêu hóa. Có thể là những rối loạn này trong tiêu hóa sinh lý học
chịu trách nhiệm về chất dinh dưỡng thấp tiêu hóa, như đã báo cáo trong SBM
nuôi cá hồi [39; 34; 53; 17].
1.4. Các chất tan trong alcohol của khô đậu tương
Các thí nghiệm khác với cá cam sọc để tìm hiểu ảnh hưởng của các chất tan
trong alcohol đến các biểu hiện bất thường trên loài cá này khi ăn SBM. Kết quả
cho thấy hỗn hợp dịch chiết bằng alcohol của đậu tương ức chế tiết axit mật và
enzyme tiêu hóa của tuyến tụy thông qua việc giảm kích thích của
cholecystokinin. Sự ức chế này là một yếu tố làm giảm tiêu hóa và hấp thu lipid,
qua đó làm giảm sinh trưởng của cá cam sọc ăn khẩu phần SBM. Ngoài ra, phát
hiện ra các chất tan trong alcohol còn gây ra các biến đối bất thường trong màu
sắc của ruột sau đối với loài cá này [7; 6].
Mặt khác, một sản phẩm được xử lí bằng rượu của SBM, có giá trị dinh

dưỡng cao. Hơn nữa, hình thái ruột bị suy yếu, đó là triệu chứng điển hình
quan sát thấy khi cho cá hồi ăn SBM, được giảm nhẹ trong cá SBM được cho
ăn bằng rượu [49]. Nó đã được báo cáo rằng các thành phần tan trong rượu
trong SBM gây ra những thay đổi bất lợi tương tự trong sinh lý tiêu hóa của cá
hồi như đã thấy khi cá được cho ăn khẩu phần có chứa SBM. Cho ăn đường
đậu nành, chủ yếu chứa oligosaccharides được tạo ra bằng cách chiết alcohol,
dẫn đến việc tiêu hóa lipid thấp ở Đại Tây Dương cá hồi. Cho ăn cá hồi một
chế độ ăn uống dựa trên casein với rượu chiết xuất của SBM làm giảm mức độ
axit mật và lipid tiêu hóa [53]. Vì thế, có thể là chiết xuất rượu từ SBM yếu tố
chính gây ra sự suy giảm trong cá cho ăn bằng SBM.
Bên cạnh đó, Nguyễn và cộng sự đã có các nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của bột đậu nành đã được chiết alcohol tới sinh trưởng và phát triển của cá
chim vây vàng. Kết quả của các nghiên cứu đã chứng mình chất được chiết
trong alcohol từ bột đầu nành là nguyên nhân gây nên những biểu hiện bất

10


trường trong tiêu quà và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất tăng trưởng của các
chim vây vàng. [6; 7]
Trong số các nguồn protein thay thế có sẵn, bột đậu nành đã khử chất
béo (SBM) đã được coi là giải pháp thay thế hiệu quả nhất cho FM vì hàm
lượng protein cao, khả năng tiêu hóa cao, cấu trúc axit amin cân bằng tương
đối tốt, và giá cả hợp lý [27; 39]. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đánh
giá tác dụng thay thế SBM đối với FM trong khẩu phần ăn yellowtail. Tuy
nhiên, quá nhiều SBM dẫn đến tăng trưởng kém và hiệu suất thức ăn [37; 38;
50]. Hơn nữa, thấp mức cholesterol trong máu (tăng cholesterol máu), thiếu
máu, và tỷ lệ cao hơn của gan xanh cũng đã được báo cáo trong cá chim vây
vàng khi ăn với chế độ ăn không phải FM [51; 23; 28; 43]. Chế độ ăn có chứa
hàm lượng SBM cao đã có thành công hạn chế và cho thấy tác dụng phụ ở các

loài cá khác. Hạ cholesterol máu là một triệu chứng nổi bật ở động vật được
cho ăn dựa trên SBM [15; 26; 41; 43; 55], bao gồm cả đuôi vàng [50; 24; 22].
Để tăng tính khả thi của việc sử dụng đậu tương trong thức ăn, nó là điều cần
thiết để xác định các yếu tố gây hạ cholesterol máu ở loài này và phát triển các
phương pháp để loại bỏ các yếu tố đó một cách hiệu quả. Trong động vật có vú,
nó đã được công nhận rằng cao chưa tiêu phân tử (HMF) của protein đậu tương
là yếu tố quyết định nồng độ cholesterol trong huyết tương thấp [15; 26; 41;
42]. Tuy nhiên, điều này đã không bao giờ được kiểm tra trong cá.
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
* Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Năm 2016, Nguyễn và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của bột đậu
nành được chiết alcohol tới hiệu suất tăng trưởng, khả năng tiêu hóa và enzim
tuyến tuỵ và axit mật của cá chim vây vàng (Seriola quinqueradiata). Cá được
cho ăn một trong những điều sau đây trong 8 tuần: một chế độ ăn kiểm soát
bữa ăn cá (FM), chế độ ăn đậu nành đã khử chất béo (SBMD), chế độ SBM
được chiết xuất alcohol (ExSBMD), một ExSBMD với (ExSBM + ExtD) và

11


FMD với (FM + ExtD). Hiệu suất sinh trưởng kém hơn đáng kể ở cá ăn bằng
SBM, ExSBM + ExtD, và FM + ExtD so với cá được cho ăn bằng FMD hoặc
ExSBMD. Toàn bộ nồng độ axit mật, và hoạt động trypsin và lipase ở ruột non
thấp hơn đáng kể ở cá ăn bằng SBM, ExSBM + ExtD và FM + ExtD so với cá
được cho ăn ExSBMD và FMD, mặc dù có giá trị tương tự trong túi mật hoặc
ca tràng. Các mức mRNA Cholecystokinin của cá ăn thức ăn trước đây thấp
hơn đáng kể so với cá được cho ăn bằng FMD hoặc ExSBMD. Khả năng tiêu
hóa lipid và protein cá được cho ăn bằng SBMD, ExSBM + ExtD và FM +
ExtD giảm đáng kể so với cá cho ăn bằng FMD hoặc ExSBMD. Những phát
hiện này chỉ ra rằng alcoho chiết xuất từ bột đậu nành đã gây ức chế sự tiết acid

mật và men tụy bằng cách giảm kích thích cholecystokinin. Sự ức chế này
dường như là chịu trách nhiệm cho một hiệu suất tăng trưởng thấp thông qua
sự suy giảm của sự đồng hóa của lipid và protein [7].
Năm 2011, Nguyễn và cộng sự đã công bố dịch chiết alcohol của SBM
ức chế tiết acid mật và enzym tiêu hóa tụy thông qua giảm kích thích hoocmon
cholecystokinin (CCK). Thí nghiệm cho ăn được tiến hành để điều tra ảnh
hưởng của việc chiết xuất rượu từ bột đậu nành đã khử chất béo (SBM) về bài
tiết các enzyme tiêu hóa tuyến tụy và axit mật trong cá chim vây vàng. Bốn chế
độ ăn uống được chỉ định là SBM, ExSBM (SBM chiết xuất từ rượu) và
ExSBM + Ext (ExSBM được bổ sung với chiết xuất rượu) và FM (bột cá) được
cho cá chim vây vàng ăn trong 3 tuần. Tổng lượng acid mật trong ruột trước là
thấp hơn đáng kể so với cá cho ăn ExSBM + Ext và SBM và so với cá cho ăn
ExSBM và FM, mặc dù mức độ tương tự trong túi mật trong số các phương
pháp điều trị. Cá cho ăn ExSBM + Ext và SBM cho thấy các hoạt động lipase
và trypsin thấp hơn ở trước ruột so với cá được cho ăn ExSBM. Các hoạt động
của các enzim này trong ca tràng của cá trước đây cao hơn một chút so với cá
sau này. Hiệu suất tăng trưởng có xu hướng cao hơn ở cá cho ăn ExSBM và

12


FM so với cá chim vây vàng được cho ăn ExSBM + Ext và SBM mặc dù
không có sự khác biệt đáng kể sau khi cho ăn 3 tuần. Những phát hiện này chỉ
ra rằng alcohol chiết xuất từ bột đậu nành sẽ ức chế sự tiết acid mật và men tụy
trong cá. Tác động tiêu cực này đối với sinh lý tiêu hóa có thể làm giảm sự tăng
trưởng trong thời gian cho ăn dài hạn. Axit mật ở mức độ thấp và hoạt động
enzyme tiêu hóa thấp ngăn ngừa sự tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng đồng
thời làm suy giảm sự tăng trưởng của cá cam sọc với SBM [6].
Năm 2010, Nguyễn và cộng sự thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của các
protein đậu nành khác nhau đối với sự tiêu hóa lipid và tăng trưởng của

yellowtail Seriola quinqueradiata”. Kết quả cho thấy việc hiệu suất tăng trưởng
của cá ăn đậu nành đã phân lập protein được tiêu hoá và thanh lọc (DPSPI) tốt
hơn so với cá ăn đậu tương protein khác và tương đương với cá ăn bằng protein
đậu nành hoặc thức ăn cho cá bột. Plasma và mức lipid trong mô của cá có
DPSPI nuôi có xu hướng cao hơn so với cá ăn các protein đậu tương khác.
Mức độ lipit trong ruột thấp hơn đáng kể và nồng độ acid mật cao hơn trong cá
DPSPI so với cá ăn bằng protein khác. Những phát hiện này chỉ ra rằng một
trong những yếu tố góp phần làm giảm sự tăng trưởng ở cá chim vây vàng với
khẩu phần ăn SBM là tác động tiêu cực của việc chưa chiết xuất protein đậu
nành trên mức axit mật và tiêu hóa lipid [9].
Năm 2014, nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung taurine đến chế độ
ăn ít bột cá đã được nghiên cứu trên cá chim vây vàng 1 tuổi trong 18 tuần.
Những chế độ ăn kiểm này soát có chứa 60% bột cá (FM) trong chế độ ăn
(FM60), FM thấp (FM35) và FM thấp với taurine (FM35T). Hiệu suất tăng
trưởng và mức độ thành phần các chất trong huyết tương không bị ảnh hưởng
bởi việc không bổ sung taurine. Mặt khác, nồng độ taurine trong gan và cơ của
cá ăn FM35T cao hơn đáng kể so với của cá được cho ăn với các chế độ ăn
khác, trong khi đó cá được cho ăn bằng FM35 thấp hơn đáng kể so với FM60.
Một thử nghiệm về hương vị được tiến hành sau 18 tuần cho ăn thể hiện rằng

13


không có sự khác biệt về sở thích mùi vị giữa cá FM35T và FM60 trong khi cá
ăn FM35 thích ít hơn so với cá được cho ăn bằng các chế độ ăn khác. Những
kết quả này cho thấy việc bổ sung taurine không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng
trưởng nhưng có thể cải thiện hương vị của cá chim vây vàng 1 tuổi được cho
ăn với chế độ ăn ít FM theo điều kiện [10].
Riche và Williams (2011) đã tiến hành nghiên cứu thay thế bột cá bằng
SBM và protein đậu tương hàm lượng cao cho cá chim Florida Trachinotus

carolinus. Trong nghiên cứu này, các khẩu phần thí nghiệm được thiết kế với
mức thay thế protein từ bột cá bằng protein từ đậu tương như sau: 20%, 40%,
60%, 80% và 100%. Kết quả chỉ ra rằng, sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa
thức ăn giảm rõ rệt bắt đầu từ mức thay thế 40%. Ở mức thay thế 60% trở lên,
cá có hiện tượng không ăn thức ăn. Tỷ lệ nuôi sống cũng giảm rõ rệt ở mức
thay thế 60% trở lên bằng protein từ đậu tương. Như vậy, ngoài các yếu tố
kháng dinh dưỡng có mặt trong đậu tương làm cản trở quá trình tiêu hóa và hấp
thu các chất dinh dưỡng, tính ngon miệng của thức ăn chứa protein đậu tương
cũng là một nguyên nhân làm cá chim Florida sinh trưởng kém hơn so với khẩu
phần FM [33].
Năm 2012, Quintero và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá
việc sử dụng đậu tương giàu protein ở các chim Florida. Bột cá được thay thế
bằng loại nguyên liệu này và SBM đến mức cao nhất là 50% trong khẩu phần.
Kết quả cho thấy cá ăn khẩu phần có mức thay thế 50% bột cá bằng đậu tương
giàu protein đã đạt được sức sinh trưởng tương đương với cá ăn khẩu phần chỉ
có bột cá. Kết quả của nghiên cứu này đã khẳng định rằng đậu tương giàu
protein có giá trị dinh dưỡng cao hơn SBM. Điều này cũng gợi ý một giả
thuyết, các chất tan trong alcohol cũng có thể là yếu tố kháng dinh dưỡng đối
với cá chim Florida [28].
Năm 2013, thí nghiệm cho ăn được tiến hành để xác định liệu rằng việc
bổ sung lên men và bổ sung taurine của bột đậu nành (SBM) có cải thiện hiệu

14


suất tăng trưởng và tiêu hóa lipid trên cá chim vây vàng. Kết quả cho thấy khả
năng tiêu hóa lipid của chế độ ăn SBM thấp hơn đáng kể so với FM, nhưng
SBM lipid tiêu hóa được cải thiện bằng cách bổ sung và lên men taurine. Hoạt
động lipase trong sự tiêu hoá của ruột trước, hàm lượng lipid trong gan và cơ
bắp, và mật độ acid mật trong túi mật và ruột trước là thấp hơn đáng kể trong

chế độ ăn SBM so với FM. Mặc dù taurine bổ sung hoặc lên men cải thiện tiêu
hóa lipid so với chế độ ăn uống FM, tăng trưởng các thông số chỉ được cải
thiện trong thức ăn cho cá FSBM2 + T, chỉ ra rằng ngoài việc thiếu taurine,
SBM chứa các yếu tố khác có trách nhiệm cho sự phát triển kém của cá vây
vàng. [10]
Bột cá chứa nhiều taurine trong khi SBM có rất ít taurine. Taurine là axit
amin tự do cần thiết để tổng hợp muối mật ở cá. Tuy nhiên, khả năng tổng hợp
taurine của hầu hết cá biển ăn thịt đều rất kém [53]. Vì thế, việc tổng hợp
taurine vào khẩu phần có SBM có thể cải thiện sinh trưởng của cá [43]. Trong
nghiên cứu của Wu và cộng sự (2014) trên cá chim vàng vây ngắn Trachinotus
ovatus, đậu tương giàu protein đã được bổ sung taurine. Các khẩu phần được
thiết lập với 20, 40, 60 and 80% bột cá được thay thế bởi đậu tương giàu
protein có bổ sung taurine. Kết quả cho thấy không có sự khác nhau về lượng
thu nhận thức ăn giữa các nhóm cá ăn các khẩu phần thí nghiệm. Dù mức thay
thế 20% không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Tuy nhiên, ở các tỷ lệ thay
thế cao hơn, tăng trọng và hiệu quả sử dụng protein giảm, trong khi hệ số
chuyển hóa thức ăn lại tăng lên cùng với sự tăng lên về tỷ lệ thay thế của đậu
tương giàu protein đậu tương trong khẩu phần. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
việc bổ sung taurine với hàm lượng 5g/kg khẩu phần giúp giảm tỷ lệ bột cá
trong khẩu phần và thay bằng đậu tương giàu protein từ mức 400g/kg khẩu
phần xuống mức 240g/kg khẩu phần. Như vậy, việc bổ sung taurine giúp tăng
tỷ lệ thay thế bột cá bằng đậu tương giàu protein, tuy nhiên, vẫn không thể thay

15


thế hoàn toàn bột cá bằng đậu tương giàu protein trong khẩu phần. [52]
Mo và cộng sự (2016) đã tiến hành nghiên cứu về khả năng sử dụng
SBM kết hợp với enzyme protease trong khẩu phần cho 3 loài cá biển trong đó
có cá chim vây vàng Trachinotus blochii nuôi trong thời gian 340 ngày. Mức

sử dụng của SBM trong khẩu phần để thay thế cho bột cá cao nhất là 20%. Kết
quả nghiên cứu cho thấy cá ăn khẩu phần có bổ sung SBM và enzyme đã thể
hiện sức sinh trưởng tốt. Các tác giả cũng khuyến cáo rằng, việc sử dụng
enzyme làm tăng tỷ lệ sử dụng của protein thực vật trong khẩu phần, nâng cao
sức sinh trưởng của cá và giảm các ô nhiễm môi trường nuôi. Kết quả của
nghiên cứu này giúp đưa ra gợi ý rằng có thể sử dụng các vi sinh vật với các
enzyme của chúng để loại bỏ các chất kháng dinh dưỡng và nâng cao giá trị
dinh dưỡng và tỷ lệ sử dụng của SBM trong thức ăn thủy sản. [25]
Năm 2016, Koji Murashita và cộng sự làm rõ tác dụng của bột đậu tương
không chất béo (SBM) đối với tổng hợp mật và tuần hoàn nội tiết của cá hồi
vân, ba chế độ dinh dưỡng isonitrogenous và isolipidic; chế độ bột cá (FM),
chế độ ăn protein bột đậu nành (SBM) và một acid mật 1% (taurocholate) bổ
sung chế độ ăn kiêng SBM (C-tau) được chuẩn bị và các tác động vào sinh lý
mật đã được kiểm tra. Mặt khác, biểu hiện của gen ức chế tổng hợp acid mật
shp-2 là cao hơn ở cá ăn chế độ SBM so với cá ăn khẩu phần FM và C-tau.
Hơn nữa, cá ăn chế độ ăn uống theo SBM có tỷ lệ hấp thụ acid mật giảm. Chỉ
ra rằng SBM điều chỉnh tổng hợp axit mật trong một thời gian ngắn, trong khi
quản lý SBM lâu dài sẽ điều tiết sự tổng hợp axit mật và thu hồi mật thông qua
tuần hoàn nội tiết. Trọng lượng túi mật của cá ăn chế độ C-tau cũng tương tự
như cá ăn khẩu phần FM, trong khi khả năng hấp thụ acid axit thực tế vẫn bị
trấn áp trong nhóm C-tau. Nghiên cứu này góp phần kiến thức tổng quát về
sinh lý mật ở cá ở những điều kiện dinh dưỡng khác nhau và để phát triển thức
ăn nuôi trồng thủy sản bền vững và phù hợp dựa trên SBM. [5]
* Tình hình nghiên cứu trong nước:

16


Năm 2013 Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá khả năng thay thế bột cá bằng bột đậu nành làm thức ăn cho cá

Thát Lát còm”. Kết quả trong thức ăn của cá thát lát còm có thể sử dụng 30%
protein bột đậu nành thay thế protein bột cá mà không ảnh hưởng đến tăng
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Khi tăng tỉ lệ protein bột đậu nành
trong thức ăn sẽ làm giảm hàm lượng lipid mà không ảnh hưởng đến hàm
lượng protein và tro tích lũy trong cơ thịt của cá. [4]
Năm 2010, nghiên cứu được tiến hành để xác định khả năng thay thế
protein bột cá bởi protein bột đậu nành, có bổ sung enzym phytase làm thức ăn
cho cá lóc bông. Nghiệm thức thức ăn đối chứng với nguồn cung cấp protein là
bột cá, 4 nghiệm thức còn lại có mức protein bột cá được thay thế bởi protein
bột đậu nành lần lượt là 20%, 30%, 40%, 50% và có bổ sung 0,02%
phytase.Với mức thay thế 40% bột đậu nành cho bột cá làm thức ăn cho cá lóc
bông sự bổ sung phytase, các acid amin thì giảm chi phí thức ăn/1kg cá tăng
trưởng là 4,83%. [ 47]
Năm 2013, đại học Nông Lâm tại thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu
dánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành trong khẩu phần ăn cho cá Lăng Nha.
Kết quả cho thấy có thể thay thế tới 45% bột đầu nành trong chế độ ăn của cá
mà không ảnh hưởng tới sự phát triển và việc sử dụng thức ăn của chúng. [3]
Năm 2014, nghiên cứu thay thế đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành trên
cá Lóc (Channa striata) được tiến hành nhằm xác định khả năng thay thế thích
hợp đạm bột cá bằng đạm bột đậu nành từ các nguồn đậu nành khác nhau. Kết
quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức thức ăn khác biệt
không đáng kể, có thể thay thế protein của bột cá bằng bột đậu nành đậm đặc
SPC ở mức 40% trong khẩu phần ăn cho cá lóc (Channa striata). [48]

17


Chương 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Sử dụng khô đậu tương đã loại bỏ kháng dinh dưỡng tan trong alcohol
và nghiên cứu ảnh hưởng của nó trên cá chim trắng Colossoma brachypomum.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ 10/2017 đến 10/2018.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Khoa Sinh Học trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội và viện Nghiên cứu
Nuôi Trồng Thuỷ sản I .
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Sử dung alcohol để tạo nguyên liệu dịch chiết và khô dầu đậu tương:
Phương pháp tạo nguyên liệu dịch chiết SBM bằng alcohol được mô tả
theo phương pháp của Nguyen và cộng sự, 2016 [7].
Đầu tiên, SBM được chiết bằng alcohol có nồng độ 70%, 80% và 90%
theo thứ tự lần lượt. Sau đó hỗn hợp SBM và alcohol được lắc đều với tốc độ
70 vòng/phút trong vòng 15 phút, 3 tiếng lắc mẫu 1 lần. Tiếp đó, để hỗn hợp
SBM và alcohol ở nhiệt độ phòng trong 24 tiếng. Sau 24h mẫu thu được 2 phân
lớp, thu phần dịch nổi alcohol phía trên. Phần bã SBM còn lại tiếp tục được lặp
lại lần lượt với alcohol ở nồng độ 80⁰ và 90⁰. Các dịch chiết alcohol được gộp
lại theo từng nồng độ tương ứng. Phần dịch chiết được lọc ra khỏi phần cặn
bằng tay và được sử dụng khăn vải. Phần dịch chiết và phần cặn được làm bay
hơi alcohol và làm khô để tạo các nguyên liệu cần thiết cho việc sản xuất thức
ăn.
Tiếp theo, phần cặn SBM sau khi chiết với alcohol 90⁰ được sấy ở 1000C
trong 24h và để nguội trong vòng 30p. Cuối cùng mang mẫu xay lại cho mịn
đều trước khi làm thức ăn và bảo quản trong nhiệt độ -300C
+ Chuẩn bị chế độ ăn:

18


Trong thí nghiệm này, sử dụng 4 khẩu phần khác nhau, bao gồm: Khẩu

phần bột cá FM, khẩu phần SBM, khẩu phần chiết alcohol ExtSBM và khẩu
phần chiết alcohol bổ sung thêm chất chiết ExtSBM + Ext.
Methionine và taurine được bổ sung vào khẩu phần sử dụng SBM và đảm
bảo đầy đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu cho cá chim
trắng. Thành phần chi tiết của khẩu phần ăn được ghi chi tiết trong bảng 1.
Đầu tiên, để tạo được viên thức ăn thành phần các loại bột được cân
đúng theo tỉ lệ và được trộn kỹ với nhau. Sau đó, dầu cá và nước được thêm
vào và trộn đều cho đến khi thấy bột có độ cứng vừa phải. Cuối cùng hỗn hợp
bột được tạo thành các viên nhỏ bằng cách sử dụng một máy nghiền viên thức
ăn trong phòng thí nghiệm và được lưu trữ ở -30 ℃ cho đến khi sử dụng.
Bảng 1.: Khẩu phần thức ăn trong các chế độ ăn thí nghiệm
Ingrident
Fish meal
SBM
Extracted SBM
Corn gluten meal
Wheat flour
Meat-bone meal
Cellulose
Alcohol extract
Xanthium
CMC
Fish Oil
Soy Lecithine
Vitamin and mineral Mix
Lysine
Methionine
Taurine
Total
Water

Crude Protein (DM basis)
From Fish meal
From Defatted commercial SBM

FM
30.0
0.0
0.0
8.0
21.0
9.0
24.0
0.0
1.0
1.0
3.0
2.0
1.0
0.0
0.0
0.0
100.00
40.00

SBM
5.0
36.0
0.0
8.0
21.0

9.0
8.0
0.0
1.0
1.0
5.5
2.0
1.0
1.0
0.5
1.0
100.00
40.00

ESBM
5.0
0.0
24.0
8.0
21.0
9.0
20.0
0.0
1.0
1.0
5.5
2.0
1.0
1.0
0.5

1.0
100.00
40.00

ESBM+Ext
5.0
0.0
24.0
8.0
21.0
9.0
16.0
4.0
1.0
1.0
5.5
2.0
1.0
1.0
0.5
1.0
100.00
40.00

18.00
0.00

3.00
17.3


3.00
17.3

3.00
17.3

19


×