Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

ĐỘ NHẠY và độ đặc HIỆU của CHẨN đoán sâu RĂNG TRÊN học SINH từ 12 đến 15 TUỔI QUA ẢNH CHỤP BẰNG điện THOẠI DI ĐỘNG SMARTPHONE có hỗ TRỢ APP HMU NEXTSOL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 61 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN TH LAN ANH

Độ NHạY Và Độ ĐặC HIệU CủA CHẩN ĐOáN SÂU
RĂNG TRÊN HọC SINH Từ 12 ĐếN 15 TUổI
QUA ảNH CHụP
BằNG ĐIệN THOạI DI ĐộNG SMARTPHONE
Có Hỗ TRợ APP HMU NEXTSOL

CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II

H NI 2019


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN TH LAN ANH

Độ NHạY Và Độ ĐặC HIệU CủA CHẩN ĐOáN SÂU
RĂNG TRÊN HọC SINH Từ 12 ĐếN 15 TUổI
QUA ảNH CHụP
BằNG ĐIệN THOạI DI ĐộNG SMARTPHONE


Có Hỗ TRợ APP HMU NEXTSOL
Chuyờn ngnh: Rng Hm Mt
Mó s: CK62722815

CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II
NGI HNG DN KHOA HC:

PGS.TS. V Mnh Tun


HÀ NỘI –2019


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
DMFT
Decayed, Missing, and Filled Teeth
DIFOTI
Digital Image Fiber-Optic Trans-

Tiếng Việt
Chỉ số răng sâu - mất - trám
Thiết bị ghi nhận sâu răng

illumination

kỹ thuật số qua ánh sáng

ECM


Electronic Conductance

xuyên sợi
Thiết bị kiểm tra sâu răng

ICDAS

Measurements
International Caries Classification

điện tử
Hệ thống đánh giá và phát

and Management System
Fiber-Optic Trans-illumination

hiện sâu răng quốc tế
Ánh sáng xuyên sợi
Phải
Định lượng ánh sáng

FOTI
P
QLF
T
THCS

Quantiative light fluorescence


huỳnh quang
Trái
Trung học cơ sở


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Định nghĩa sâu răng và các yếu tố bệnh sinh của sâu răng....................3
1.1.1. Bệnh sâu răng..................................................................................3
1.2. Chẩn đoán sâu răng..............................................................................10
1.2.1. Chẩn đoán xác định.......................................................................10
1.2.2. Chẩn đoán phân biệt......................................................................11
1.3. Điều trị sâu răng...................................................................................13
1.3.1. Nguyên tắc.....................................................................................13
1.3.2. Điều trị...........................................................................................13
1.4. Các kỹ thuật thăm khám và ứng dụng công nghệ trong thăm khám....14
1.4.1. Khám lâm sàng bằng mắt thường..................................................14
1.4.2. Thăm khám bằng thám trâm..........................................................14
1.4.3. Phát hiện sâu răng bằng chất chỉ thị màu......................................15
1.4.4. Phương pháp đo dẫn truyền điện tử...............................................17
1.4.5. Chụp X.quang................................................................................18
1.4.6. Các kỹ thuật tăng cường hh́nh ảnh..................................................19
1.4.7. Kỹ thuật QLF................................................................................20
1.4.8. Laser huỳnh quang........................................................................20
1.5. Tình hình nghiên cứu về ứng dụng điện thoại di động trong chẩn đoán
sâu răng.................................................................................................23
1.5.1. Trên thế giới..................................................................................23
1.5.2. Trong nước....................................................................................25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........27

2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................27
2.1.1. Học sinh lứa tuổi 12 đến 15...........................................................27
2.1.2. Ảnh chụp hình ảnh răng của học sinh...........................................27


2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................27
2.3.2. Cỡ mẫu..........................................................................................28
2.3.3. Chọn mẫu......................................................................................28
2.3.4. Các biến số chỉ số..........................................................................29
2.4. Thu thập số liệu....................................................................................30
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu................................................................30
2.4.2. Quy trình thu thập số liệu..............................................................32
2.5. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................36
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................36
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ.............................................................37
3.1. Tỷ lệ sâu răng ở học sinh lứa tuổi 12 – 15 tại Hải Phòng....................37
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu....................................37
3.1.2. Thực trạng sâu răng ở học sinh lứa tuổi 12 – 15 tại Hải Phòng....37
3.2. Độ nhạy, độ đặc hiệu của ứng dụng HMU Nextsol trong chẩn đoán sâu
răng........................................................................................................41
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................44
4.1. Xác định tỷ lệ sâu răng của học sinh 12 và 15 tuổi tại Hải Phòng năm
2019 qua ảnh chụp bằng điện thoại động smartphone có hỗ trợ app
HMU nextsol và khám lâm sàng...........................................................44
4.2. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán sâu răng qua ảnh chụp
bằng điện thoại động smartphone có hỗ trợ app HMU nextsol và khám
lâm sàng................................................................................................44
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢN
Bảng 1.1.

Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS. .9Y

Bảng 2.1.

Các biến số, chỉ số nghiên cứu....................................................29

Bảng 2.2.

Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICDASII 3

Bảng 3.1.

Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu........................37

Bảng 3.2.

Tỷ lệ sâu răng theo nhóm tuổi.....................................................37

Bảng 3.3.

Tỷ lệ sâu răng theo giới tính.......................................................38

Bảng 3.4.


Chỉ số DMFT theo chẩn đoán sâu răng giai đoạn muộn.............38

Bảng 3.5.

Chỉ số DMFT sâu răng muộn theo giới.......................................38

Bảng 3.6.

Chỉ số DMFT sâu răng muộn theo nhóm tuổi.............................39

Bảng 3.7.

Chỉ số DMFT theo chẩn đoán sâu răng giai đoạn sớm...............39

Bảng 3.8.

Chỉ số DMFT sâu răng sớm theo giới.........................................40

Bảng 3.9.

Chỉ số DMFT sâu răng sớm theo nhóm tuổi...............................40

Bảng 3.10. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của 2 phương pháp theo chẩn
đoán sâu răng giai đoạn sớm......................................................41
Bảng 3.11. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của 2 phương pháp theo chẩn
đoán sâu răng giai đoạn muộn....................................................41
Bảng 3.12. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của 2 phương pháp theo chẩn
đoán sâu răng giai đoạn sớm trên mặt nhai................................42
Bảng 3.13. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của 2 phương pháp theo chẩn

đoán sâu răng giai đoạn sớm trên mặt ngoài răng.....................42
Bảng 3.14. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của 2 phương pháp theo chẩn
đoán sâu răng giai đoạn sớm ở nhóm răng hàm trên.................43
Bảng 3.15. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của 2 phương pháp theo chẩn
đoán sâu răng giai đoạn sớm ở nhóm răng hàm dưới................43


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1.

Sơ đồ Keys..................................................................................3

Hình 1.2.

Sơ đồ WHITE..............................................................................4

Hình 1.3.

Sơ đồ tóm tắt cơ chế sâu răng.....................................................5

Hình 1.4.

Sơ đồ phân loại của Pitts.............................................................9

Hình 1.5.

Thăm khám bằng thám trâm.....................................................14

Hình 1.6.


Thành của lỗ sâu dễ bị nhầm lẫn với thành của hố rãnh trên
răng............................................................................................15

Hình 1.7.

Hình ảnh cho thấy chất chỉ thị màu xâm nhập xuống tận vùng
ngà bị tổn thương sâu bên dưới hố rãnh....................................16

Hình 1.8.

Răng nghi ngờ tổn thương sâu khi thăm khám chỉ...................16

Hình 1.9.

Hình ảnh tổn thương sâu răng được phát hiện bằng chất chỉ thị
màu mà không phát hiện được bằng thám trâm hay mắt thường. 16

Hình 1.10.

Các sản phẩm chất chỉ thị màu thường dùng trên lâm sàng......17

Hình 1.11.

Bộ kiểm tra sâu răng điện tử ECM............................................18

Hình 1.12.

Hình ảnh X.quang kỹ thuật số...................................................19

Hình 1.13.


Hình ảnh DIFOTI......................................................................20

Hình 1.14.

Máy laser huỳnh quang Diagnodent.........................................21

Hình 1.15.

Minh họa các bộ phận của thiết bị Diagnodent 2910................22

Hình 1.16.

Minh họa thiết bị Diagnodent pen 2910....................................22

Hình 2.1.

Ứng dụng hỗ trợ chụp ảnh trongnha khoa HMU Nexsol..........31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng là bệnh lý phổ biến, gây ra hậu quả không chỉ với sức khoẻ
răng miệng mà còn với tình trạng sức khoẻ nói chung. Trên thế giới, tại các
nước phát triển có nền kinh tế mạnh như Trung Quốc, tỷ lệ sâu răng sữa sớm
vẫn ở mức cao 65,5% và tỷ lệ được điều trị chỉ ở mức 3,6% tương ứng [1].
Tại Việt Nam, sâu răng cũng đã và đang có tỷ lệ hiện mắc tương đối cao, đặc
biệt ở nhóm trẻ em lứa tuổi học đường. Theo nghiên cứu của Trương Mạnh
Dũng và cộng sự (2011) tại 5 tỉnh thành của Việt Nam cho thấy có đến 81,6%

trẻ từ 4-8 tuổi bị sâu răng sữa, sâu - mất - trám là 4,7; sâu răng vĩnh viễn là
16,3%, sâu - mất - trám là 0,3; 90,6% có cặn bám; 81,1% có cao răng, trên 95%
trẻ có sự mất cân bằng sâu răng [2]. Đồng thời, kết quả nghiên cứu này cũng cho
thấy kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh và cha mẹ các em về phòng
chống bệnh răng miệng còn thấp [2]. Năm 2016, Đỗ Minh Hương và nhóm
nghiên cứu đã điều tra về tình trạng sâu răng sữa trên 1184 trẻ 24 đến 71 tháng
tuổi ở Thái Nguyên theo tiêu chuẩn ACDAS II đã cho kết quả tỷ lệ sâu răng tăng
dần theo tuổi, trẻ 24 – 35 tháng tuổi 45,9%, trẻ 36 - 47 tháng tuổi 72,0%, trẻ 48 59 tháng tuổi 89,4%, trẻ 60 – 71 tháng tuổi 91,4% [3].
Sâu răng có thể được phát hiện và điều trị dễ dàng bằng khám lâm sàng
kết hợp với biện pháp Flour khi phát hiện tổn thương giai đoạn sớm. Trong
những năm gần đây, ứng dụng ảnh chụp trong miệng và ngoài mặt để hỗ trợ
chẩn đoán trong nha khoa ngày càng được áp dụng rộng rãi. Sự mô tả chính
xác tổn thương sâu răng theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICDAS II dưới sự hỗ trợ
của ảnh chụp nha khoa ngày càng trở nên phổ biến đặc biệt là trong giáo dục
nha khoa. Đồng thời, ứng dụng ảnh chụp trong chẩn đoán sâu răng còn được
ứng dụng trong y tế từ xa (telemedicine), giúp giải quyết vấn đề thiếu nha sĩ
tại các vùng sâu vùng xa.


2

Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của chẩn đoán sâu răng qua ảnh
chụp. Boye và cộng sự (2012) cho thấy hiệu quả chẩn đoán sâu răng qua ảnh
chụp có độ nhạy hơn là thăm khám bằng mắt thường trên những răng vĩnh
viễn đã nhổ [4]. Tuy nhiên, Bottenberg và cộng sự (2016) sử dụng ảnh chụp
dựa trên tiêu chuẩn ICDAS để đánh giá mặt nhai cho thấy không có sự khác
biệt về điểm đánh giá trên răng đã được nhổ [5]. Hầu hết các nghiên cứu này
chỉ tập trung trên những răng đã nhổ. Do đó, hiệu quả chẩn đoán của ảnh
chụp trong miệng còn ít được đánh giá và có thể sẽ là công cụ tốt hơn để chẩn
đoán sâu răng sớm trong thực hành lâm sàng.

Ngày nay, ứng dụng chụp ảnh và chẩn đoán các bệnh lý răng miệng trên
smartphone ngày càng được quan tâm do sự cải tiến liên tục về chất lượng
camera, độ phân giải và khả năng phân tích kết quả [6], [7]. Trong đó, HMU
nextsol là một ứng dụng hỗ trợ chụp ảnh mới được phát hiện bởi Bình
Nguyễn (25/5/2018). Ứng dụng này cho phép chẩn đoán các bệnh lý răng
miệng nói chung và sâu răng nói riêng. Nhằm đánh giá hiệu quả chẩn đoán
sâu răng của ứng dụng chụp ảnh này qua đó cung cấp bằng chứng nhằm đánh
giá khả năng ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán từ xa, hỗ trợ cho vùng sâu
vùng xa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn
đoán sâu răng trên học sinh từ 12 đến 15 tuổi qua ảnh chụp bằng điện
thoại di động smartphone có hỗ trợ app HMU Nextsol” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ sâu răng của học sinh từ 12 đến 15 tuổi tại Hải Phòng
năm 2019 qua ảnh chụp bằng điện thoại động smartphone có hỗ trợ
app HMU Nextsol và khám lâm sàng.
2. So sánh độ nhạy và độ đặc hiệu của chẩn đoán sâu răng qua ảnh chụp
bằng điện thoại di động smartphone có hỗ trợ app HMU Nextsol và
khám lâm sàng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa sâu răng và các yếu tố bệnh sinh của sâu răng
1.1.1. Bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưng
bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của
mô cứng [8].
1.1.1.1. Sinh bệnh học sâu răng [8], [9]
Người ta cho bệnh sâu răng là một bệnh do nhiều nguyên nhân, trong

đó vi khuẩn đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra còn phải có các yếu tố thuận lợi
như chế độ ăn uống nhiều đường, vệ sinh răng miệng không tốt, tình trạng sắp
xếp của răng khấp khểnh, chất lượng men răng kém và môi trường tự nhiên,
nhất là môi trường nước ăn uống có hàm lượng fluor thấp (hàm lượng fluor
tối ưu là 0,8 - 0,9 ppm/lít) đã tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do chất
đường, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng bằng
sơ đồ Keys:

Hình 1.1. Sơ đồ Keys


4

Sau năm 1975, đã tìm ra được nguyên nhân của sâu răng và được giải
thích bằng sơ đồ WHITE thay thế một vòng tròn của sơ đồ KEYS chất
đường bằng vòng tròn chất nền Substrate nhấn mạnh vai trò nước bọt chất
trung hoà - Buffers và pH của dòng chảy môi trường xung quanh răng.
Người ta cũng thấy rõ hơn tác dụng của Fluor khi gặp Hydroxyapatite của
răng kết hợp thành Fluorapatit rắn chắc, chống được sự phân huỷ của axít
tạo thành thương tổn sâu răng:
Dòng chảy pH
Nước bọt
Vi khuẩn

Răng

SR
Chất nền


Nước bọt

Nước bọt

Hình 1.2. Sơ đồ WHITE
Răng: Tuổi, fluoride, dinh dưỡng vv...
Vi khuẩn: Streptococcus mutans.
Chất nền: vệ sinh răng miệng có sử dụng fluor, pH vùng quanh răng,
khả năng trung hoà của nước bọt,...
Cơ chế sinh bệnh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình huỷ
khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình huỷ khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng
thì sẽ gây sâu răng.


5

Tóm tắt cơ chế sâu răng [8]
Sâu răng = Huỷ khoáng > Tái khoáng cơ chế hoá học và vật lý sinh học
Các yếu tố gây mất ổn định làm
sâu răng:
+ Mảng bám vi khuẩn
+ Chế độ ăn đường nhiều lần
+ Thiếu nước bọt hay nước bọt acid
+ Acid từ dạ dày tràn lên miệng
Các yếu tố bảo vệ:

+ pH< 5

+ Nước bọt


+ Vệ sinh răng miệng kém

+ Khả năng kháng acid của men
+ Fluor có ở bề mặt men răng
+ Trám bít hố rãnh
+ Độ Ca2+, PO43- quanh răng
+ pH > 5,5
+ Vệ sinh răng miệng tốt
Hình 1.3. Sơ đồ tóm tắt cơ chế sâu răng
1.1.1.2. Tiến triển của bệnh sâu răng
Sâu răng được chia làm nhiều mức độ tuỳ theo thời gian tiến triển.
Nếu ở mức độ nhẹ không điều trị sẽ tiến triển thành mức độ tiếp theo nặng
hơn từ sâu men thành sâu ngà, đến viêm tuỷ, tuỷ hoại tử, viêm quanh cuống,
viêm xương hàm.
1.1.1.3. Phân loại sâu răng
Tùy theo tác giả mà có các cách phân loại như phân loại theo vị trí của
lỗ sâu trên răng của Black được chia thành 5 loại. Phân loại theo diễn biến của
sâu răng, sâu răng cấp tính và sâu răng mạn tính. Ngày nay, với sự tiến bộ của
chất hàn mới người ta cũng có cách phân loại khác nhau mức độ, tính chất,


6

nghề nghiệp, dựa theo chất hàn mới. Cách phân loại được nhiều người ứng
dụng là phân loại theo cách điều trị hoặc mức độ tổn thương [8], [9], [10],
[11], [12].
* Phân loại theo cách điều trị [10]
- Sâu men (S1): Tổn thương mới ở phần men chưa có dấu hiệu lâm
sàng rõ, theo Darling khi thấy chấm trắng trên lâm sàng thì sâu răng đã tới
đường men ngà.

- Sâu ngà: Khi nhìn thấy lỗ sâu trên lâm sàng thì chắc chắn là sâu ngà,
người ta chia làm 2 loại:
+ Sâu ngà nông
+ Sâu ngà sâu
* Phân loại theo mức độ tổn thương [10]
- Sâu men
- Sâu ngà nông, sâu ngà sâu
- Sâu răng có kèm theo tổn thương tủy
- Sâu răng làm chết tủy và gây các biến chứng ở chóp răng
* Theo mức độ tiến triển [10]
- Sâu răng cấp tính: Lỗ vào nhỏ, bên dưới phá hủy rộng, có nhiều ngà
mềm màu vàng, cảm giác ê buốt nhiều thường gặp ở người trẻ, bệnh tiến
triển nhanh dễ dẫn tới bệnh lý tủy.
- Sâu răng tiến triển
- Sâu răng mạn tính: ngà mủn ít, sẫm màu, cảm giác kém
- Sâu răng ổn định: Đáy cứng, không đau
* Sâu răng ở những đối tượng đặc biệt [10]
- Những người tiếp xúc nhiều với đường, tinh bột
- Sâu răng ở những người làm trong các nhà máy hóa chất
- Sâu răng ở người được điều trị tia X


7

* Phân loại theo vị trí lỗ sâu [10]
Được chia làm 5 loại
- Loại 1: Sâu mặt nhai các răng hàm lớn và nhỏ.
- Loại 2: Lỗ sâu ở mặt bên các răng hàm lớn và răng hàm nhỏ.
- Loại 3: Lỗ sâu mặt bên các răng cửa trên và dưới chưa ảnh hưởng
đến rìa cắn.

- Loại 4: Lỗ sâu mặt bên các răng cửa trên và dưới ảnh hưởng đến rìa cắn.
- Loại 5: Lỗ sâu ở cổ răng.
* Phân loại sâu răng theo tuổi [10]
- Sâu răng ở trẻ em
- Sâu răng ở người trưởng thành
- Sâu răng ở người có tuổi
* Sâu răng theo vị trí tổn thương[10]
- Sâu răng vùng hố rãnh
- Sâu răng ở mặt nhẵn
- Sâu cổ răng hay là sâu xương răng.
* Phân loại theo các lỗ sâu đã được trám[10]
- Sâu răng thứ phát, có thêm lỗ sâu mới trên răng đã trám
- Sâu răng tái phát, tại lỗ sâu đã được hàn tiếp tục phát triển theo rìa
lỗ hàn cũ.
* Phân loại theo vị trí và kích thước[8]
2 yếu tố đó là vị trí và kích thước (giai đoạn, mức độ) của lỗ sâu
Vị trí
Vị trí 1: tổn thương ở hố rãnh và các mặt nhẵn
Vị trí 2: tổn thương kết hợp với mặt tiếp giáp
Vị trí 3: sâu cổ răng và chân răng


8

Kích thước
1: Tổn thương nhỏ, vừa mới ở ngà răng cần điều trị phục hồi, không thể
tái khoáng
2: Tổn thương mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng, thành lỗ sâu
còn đủ, cần tạo lỗ hàn
3: Tổn thương rộng, thành không đủ hoặc nguy cơ vỡ, cần phải có các

phương tiện lưu giữ cơ sinh học
4: Tổn thương rất rộng làm mất cấu trúc răng, cần có các phương tiện lưu
giữ cơ học hoặc phục hình
Để đáp ứng nhu cầu dự phòng cá nhân Brique và Droz đã bổ sung
thêm cỡ 0, là những tổn thương có thể chẩn đoán được và có khả năng tái
khoáng hoá được.
* Phân loại theo Pitts [13]
D1:
+ Tổn thương chỉ có thể phát hiện được bằng các phương tiện hiện đại
(Lazer) hoặc trong tương lai.
+ Tổn thương có thể phát hiện được trên lâm sàng, bề mặt men răng còn
nguyên vẹn.
D2: Tổn thương có thể phát hiện được trên lâm sàng, lỗ sâu giới hạn ở
men răng.
D3: Tổn thương ở ngà, có thể phát hiện được trên lâm sàng (lỗ sâu mở
hoặc đóng).
D4: Tổn thương vào đến tủy răng.


9

Hình 1.4. Sơ đồ phân loại của Pitts
* Phân loại theo ICDAS II (International Caries Detection and Assessment
System) [11], [12]
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS
Mã số
Mô tả
0
Lành mạnh, không có dấu hiệu sâu răng
1

Thay đổi nhìn thấy sau khi thổi khô hoặc thay đổi giới hạn ở hố rãnh
2
Thay đổi được nhìn rõ trên men răng ướt và lan rộng qua hố rãnh
3
Mất chất khu trú ở men (không lộ ngà)
4
Có bóng đen bên dưới từ ngà răng ánh qua bề mặt men liên tục
5
Có lỗ sâu lộ ngà răng
6
Có lỗ sâu lớn lộ ngà răng >1/2 mặt răng
1.2. Chẩn đoán sâu răng
1.2.1. Chẩn đoán xác định
1.2.1.1. Chẩn đoán các tổn thương sâu răng
Chẩn đoán các tổn thương sâu răng dựa vào các triệu chứng lâm sàng [14]:


10

- Các dấu hiệu lâm sàng:
+ Vùng tổn thương sâu răng sớm xuất hiện các vết trắng khi thổi khô bề mặt.
+ Thay đổi màu sắc vùng tổn thương khi chiếu đèn sợi quang học. Vùng
tổn thương là một vùng tối trên nền ánh sáng trắng của men răng bình thường.
+ Có biểu hiện thay đổi chỉ số huỷ khoáng khi sử dụng đèn Laser huỳnh
quang. Vùng tổn thương biểu hiện mức độ mất khoáng tương ứngvới giá trị
từ 10 đến 20 khi đo bằng thiết bị Laser huỳnh quang.
- X.quang: Không có dấu hiệu đặc trưng trên Xquang.
1.2.1.2. Chẩn đoán sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu
Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng và/ hoặc X.quang:
a. Triệu chứng cơ năng

Ê buốt ngà: ê buốt khi có các chất kích thích tác động vào vùng tổn
thương như nóng, lạnh, chua, ngọt. Khi hết kích thích thì hết ê buốt.
b. Triệu chứng thực thể
- Tổn thương mất mô cứng của răng
+ Vị trí: có thể gặp ở tất cả các mặt của răng.
+ Độ sâu: < 4mm, chưa tổn thương đến tuỷ răng.
+ Đáy: có thể nhẵn bóng hay nhiều ngà mủn tuỷ vào giai đoạn tiến triển.
+ Màu sắc: thường sẫm màu, có màu nâu hoặc đen.
+ Kích thước: thường trong giới hạn một răng nhưng đôi khi lan sang
răng bên cạnh với những lỗ sâu mặt bên.
- Trường hợp tổn thương mất mô cứng rất nhỏ, không biểu hiện rõ thành

lỗ sâu thì khi dùng thám trâm thăm khám có thể tìm thấy tổn thương với dấu
hiệu mắc thám trâm.
- Nghiệm pháp thử tuỷ

+ Thổi bằng hơi: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thổi.
+ Thử lạnh: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử.


11

+ Thử nóng: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử.
c. X.quang
- Có hình ảnh thấu quang vùng tổn thương sâu răng.
1.2.2. Chẩn đoán phân biệt
Các tổn thương sâu răng sớm chẩn đoán phân biệt với thay đổi màu sắc
răng không do sâu răng dựa vào các triệu chứng dưới đây:
Triệu chứng Sâu răng sữa giai đoạn sớm
Màu sắc


Vị trí

Thay đổi màu sắc
răng không do sâu

Màu trắng đục, nâu vàng

Màu trắng đục, nâu vàng trên

trên men răng.

men, ngà răng.

- Hố rãnh mặt nhai,mặt gần,

Toàn bộ mặt răng, có thể ở

xa, mặt ngoài hoặc mặt trong

một răng do bị chấn thương

các răng hàmsữa.

gây chết tủy, hoặc trên nhiều

- Mặt gần, xa, mặt ngoài

răng do thiểu sản men răng


hoặc mặt trong các răng cửa

sữa, có tính chất đối xứng.

và răng nanhsữa.
Ê buốt ngà

Không ê buốt ngà khi có

Không ê buốt ngà khi có

kích thích.

kích thích.


12

Các tổn thương sâu răng đã hình thành lỗ sâu chẩn đoán phân biệt với
viêm tuỷ răng, tuỷ hoại tử dựa vào các triệu chứng dưới đây:
Triệu chứng

Sâu răng

Đau, ê buốt tự

Không có đau tự

Đau


nhiên

nhiên.

từng cơn, đau

tự nhiên.

Đau, ê buốt khi Ê buốt ngà khi có

nhiều về đêm.
Đau tăng lên. Khi

Không đau,

ăn các chất kích kích thích nóng,

hết các chất kích

không ê buốt khi

thích như nóng, lạnh, chua, ngọt.

thích,

có kích thích.

lạnh, chua, ngọt Hết kích thích thì

tiếp tục kéo dài



Tổn

thêm.
Lỗ sâu to, nhiều

Có lỗ sâu, có

ngà

làm

tổn thương tổ

sạch có thể thấy

chức cứng lộ

ánh hồng hoặc

ngà.
Đau nhẹ.
Không đau.

thương

hết ê buốt.
Có lỗ sâu.


mô cứng răng

Viêm tủy răng
tự

nhiên

đau

mủn,

Gõ dọc

Không đau.

tủy hở.
Đau nhẹ.

Gõ ngang

Không đau.

Đau nhiều.

Thử tủy

Có đau, sớm hết Đau

nhiều


vẫn



Tủy hoại tử
Không có đau

Không đau.

đau khi hết kích còn kéo dài thêm

X.quang

thích.

khi ngừng kích

Có hình ảnh tổn

thích.
Có hình ảnh tổn

Có hình ảnh

thương mô cứng:

thương mô cứng:

tổn thương mô


lỗ sâu.

lỗ sâu sát tủy.

cứng: lỗ sâu
sát tủy.


13

1.3. Điều trị sâu răng
1.3.1. Nguyên tắc
- Đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm thì cung cấp các yếu
tố nhằm tăng cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi
các tổn thương.
- Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ toàn bộ mô
nhiễm khuẩn, bảo vệ tủy và hàn kín phục hồi mô cứng bằng các loại vật liệu
thích hợp [14].
1.3.2. Điều trị
a. Tổn thương sâu răng sớm [14]
- Tái khoáng hóa

+ Liệu pháp Flour: dùng Fluor có độ tập trung cao ở dạng gel, dung
dịch hoặc vécni áp lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.
+ Hướng dẫn bệnh nhân chải răng với kem răng có Fluor.
b. Tổn thương đã hình thành lỗ sâu [14]
- Hàn kín lỗ sâu phục hồi mô cứng
+ Lấy ngà mủn.
+ Sửa soạn thành lỗ sâu.
+ Sửa soạn đáy lỗ sâu.

+ Làm sạch lỗ sâu.
+ Hàn lót che phủ bảo vệ tuỷ.
+ Hàn kín phục hồi mô cứng: chọn vật liệu và màu sắc vật liệu.
+ Hoàn thiện.
- Hướng dẫn kiểm soát mảng bám răng đề phòng sâu tái phát ở vùng

ranh giới.
- Hẹn kiểm tra định kỳ.


14

1.4. Các kỹ thuật thăm khám và ứng dụng công nghệ trong thăm khám
1.4.1. Khám lâm sàng bằng mắt thường
Thăm khám bằng mắt thường trong chẩn đoán sâu răng là phương
pháp thăm khám truyền thống, vẫn luôn được sử dụng rộng rãi do đơn giản,
dễ thực hiện, độ chính xác cao và kinh phí thấp. Độ nhạy của phương pháp
thăm khám lâm sàng trong phát hiện tổn thương sâu răng là 0,96 và độ đặc
hiệu đạt 0,58 [15].
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, rất nhiều
phương pháp mới với độ nhạy, độ đặc hiệu và các tiêu chuẩn chẩn đoán khác
nhau đã được đưa ra để chẩn đoán sâu răng, hỗ trợ cho các bác sĩ với
phương pháp thăm khám lâm sàng truyền thống.
1.4.2. Thăm khám bằng thám trâm
Là phương pháp tìm dấu hiệu mắc thám trâm, phương pháp này đơn
giản, dễ thực hiện song khó có thể phát hiện được tổn thương sâu răng nhỏ,
đôi khi còn làm nặng thêm tổn thương do dụng cụ từ nha sĩ. Phương pháp
này có độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy vẫn thấp, phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm của thầy thuốc [16].


Hình 1.5. Thăm khám bằng thám trâm


15

1.4.3. Phát hiện sâu răng bằng chất chỉ thị màu (Caries Detecting Dyes).
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất chỉ thị màu răng được sử
dụng để phát hiện sâu răng như Caries Detector (Kuraray), Seek (Ultradent),
Caries Finder (Danville Materials)...
Các sản phẩm chỉ thị màu phát hiện sâu răng được chia làm 2 loại:
+ Chất chỉ thị màu cho phát hiện sâu ngà răng: Gồm có thành phần chất
màu hòa trong dung dịch propylene glycol. Chất màu thường được sử dụng có
màu đỏ, hồng hoặc xanh sẫm. Loại chỉ thị màu này dùng để phân biệt đã
nhiễm khuẩn với ngà phản ứng trong lỗ sâu. Ngà bị nhiễm khuẩn là lớp ngà
mềm, đã có sự xâm nhập vi khuẩn, sẽ không có sự khoáng hóa trở lại và cần
được loại bỏ. Còn ngà phản ứng trong lỗ sâu là lớp ngà cứng, chưa thấy có sự
xuất hiện của vi khuẩn, có thể tái khoáng hóa trở lại và cần được giữ lại [17].
+ Chất chỉ thị màu cho men răng: gồm có các thành phần: Procion (các
ion N2 tạo liên kết với OH- trong thành phần của men răng), calcein (gắn với
men răng khoáng hóa); zyglo zl-22 (chất gắn đặc hiệu với Fluor) và Brilliant
Blue (chất chỉ thị màu). Các chất này dùng để phân biệt men răng bình
thường với men răng đã bị mất khoáng hóa ở những vị trí khó quan sát như hố
rãnh hoặc mặt bên răng. Sau khi sử dụng chất màu và súc miệng hoặc rửa
sạch bằng nước, chất chỉ thị màu sẽ xâm nhập và để lại vết màu đậm hơn ở vị
trí ống ngà bị lộ ra trên bề mặt men răng đã mất khoáng hóa so với vết màu
còn lại trên men răng bình thường.

Hình 1.6. Thành của lỗ sâu dễ bị nhầm lẫn với thành của hố rãnh trên răng



16

Hình 1.7. Hình ảnh cho thấy chất chỉ thị màu xâm nhập xuống tận vùng
ngà bị tổn thương sâu bên dưới hố rãnh

Hình 1.8. Răng nghi ngờ tổn thương sâu khi thăm khám chỉ
bằng mắt thường

Hình 1.9. Hình ảnh tổn thương sâu răng được phát hiện bằng chất chỉ thị
màu mà không phát hiện được bằng thám trâm hay mắt thường


17

Hình 1.10. Các sản phẩm chất chỉ thị màu thường dùng trên lâm sàng
1.4.4. Phương pháp đo dẫn truyền điện tử (ECM: Electrical Conductance
Measurement)
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc vật lý mọi vật chất đều có dấu ấn
điện tử hay có thể nói là một điện trở riêng. Hệ thống phát hiện sâu răng bằng
ECM bao gồm: một thám trâm (nơi dòng điện đi qua), một vật chất (răng) và
một vật cách điện (thường được cầm ở tay bệnh nhân). Phương pháp đo có
thể thực hiện từ men răng hoặc từ bề mặt ngà răng tiếp xúc. Đầu dò mang
electron có thể dùng dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều đã ấn
định tần số, mục đích để đo điện trở của mô răng. Sau khi đo được điện trở ở
các vị trí riêng biệt trên răng, chiếc thám trâm sẽ trực tiếp được đặt trên bề
mặt tổn thương, chẳng hạn như vết nứt, để đo điện trở tại đó. Sâu răng được
mô tả như một quá trính dẫn đến tăng độ xốp của mô là men và ngà răng, do
đó khi sâu răng, độ xốp của mô răng tăng lên dẫn đến sự chênh lệch nhờ trở
kháng và điện trở đo được sẽ giảm ở vị trí sâu [17].
Phương pháp này hiện vẫn đang được phát triển, có độ nhạy và độ đặc

hiệu đều cao, cụ thể độ nhạy là 92% và độ đặc hiệu là 87% trong nghiên cứu
của tác giả Ricketts D.N.J và cộng sự [18].


×