Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm HÌNH ẢNH và GIÁ TRỊ CHỤP cắt lớp VI TÍNH TRONG CHẨN đoán u NHẦY mũi XOANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.14 KB, 36 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH NHN

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM HìNH ảNH và GIá TRị
CHụP CắT LớP
VI TíNH TRONG CHẩN ĐOáN U NHầY MũI XOANG

CNG LUN VN THC S Y HC


Hà Nội - 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH NHN

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM HìNH ảNH và GIá TRị
CHụP CắT LớP
VI TíNH TRONG CHẩN ĐOáN U NHầY MũI XOANG
Chuyờn ngnh: Chn oỏn hỡnh nh
Mó s : 60720166



CNG LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
GS.TS. Phm Minh Thụng


Hà Nội - 2018
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CLVT

: Cắt lớp vi tính

TB

: Tế bào

THM

: Tai mũi họng

UNMX

: U nhầy mũi xoang


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
U nhầy mũi xoang (UNMX) là một khối u dạng giả nang lành tính phát
triển ở trong xoang, vỏ là niêm mạc xoang đã bị biến đổi ít hoặc nhiều, lòng
chứa chất dịch nhầy vô trùng, đặc quánh [1]. U nhầy mũi xoang có thể xảy
ra ở bất cứ xoang nào nếu quá trình dẫn lưu dịch tự nhiên của xoang bị tắc
nghẽn. Tuy nhiên hay gặp nhất ở xoang trán (60 – 89%), xoang sàng (830%), chỉ có khoảng 5% xoang hàm, xoang bướm [2], [3], [4]. Khối u tích
tụ dịch phát triển dần, làm mòn và tiêu xương của thành xoang, xâm lấn và
chèn các cơ quan lân cận.
Mặc dù là một bệnh lành tính tuy nhiên chẩn đoán ở giai đoạn sớm
thường gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn và không
đặc hiệu. Bệnh nhân thường đến khám ở giai đoạn muộn khi đã có biến
chứng, hiệu quả điều trị biến chứng không cao đặc biệt các biến chứng về
mắt. Mặt khác, bệnh nhân thường không đi khám tại chuyên khoa tai mũi
họng mà thường đi khám ở các chuyên khoa khác như chuyên khoa mắt,
thần kinh, nội… sau đó nghi ngờ mới được chuyển sang chuyên khoa tai mũi
họng để khám và điều trị [5]. Vì vậy, chẩn đoán và điều trị UNMX giai đoạn
sớm là vấn đề rất cần thiết, nhằm tránh các biến chứng và đem lại hiệu quả
điều trị cao cho bệnh nhân.
Hiện nay, nhờ sợ phát triển của nội soi tai mũi họng, cắt lớp vi tính,
cộng hưởng từ giúp cho việc chẩn đoán bệnh lý UNMX dễ dàng hơn. Nội
soi tai mũi họng giúp đánh giá (giá trị của nội soi tai mũi họng trong chẩn
đoán u nhầy mũi xoang). Vai trò của CLVT xoang cho phép cung cấp thông
tin về vị trí u, đặc điêm u trước và sau tiêm thuốc cản quang, phá huỷ xương
xung quanh và xâm lấn cấu trúc lân cận, xác định nguyên nhân trong một số



8

trường hợp, góp phần lập kế hoạch điều trị cho bênh nhân.
Ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về u nhầy mũi xoang nhưng
chưa có đề tài nào đánh giá cụ thể về vai trò của CLVT trong chẩn đoán
bệnh và góp phần vào điều trị. Vì vậy chúng tôi xin thực hiện đề tài “
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị chụp cắt lớp vi tính trong chẩn
đoán u nhầy mũi xoang”, với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của u nhầy mũi xoang trên cắt lớp vi tính
2. Giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u nhầy mũi xoang.


9

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1.Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới:
-

Năm 1820, Langenbeck là người đầu tiên mô tả về u nhầy các xoang cạnh

-

mũi với cái tên hydatides [6].
Năm 1909, Rollet đã đề xuất tên là u nhầy các xoang cạnh mũi (mucocoele)

-


[7].
Năm 1851, Huckle đã mô tả thể lâm sàng của u nhầy xoang hàm mặt như u

-

nhầy xoang trán, xoang trán sàng, xoang hàm, xoang bướm [8].
Năm 1914, Hội nghị quốc tế về u nhầy xoang hàm mặt đã đề cập một cách
hoàn chỉnh về bệnh lý giải phẫu, chẩn đoán và điều trị [9].
1.1.2. Tại Việt Nam:
- Năm 1998, Phạm Thắng, Phạm Thị Cư, Nguyễn Đình Phúc đã báo
cáo 28 ca u nhầy trán sàng từ năm 1993 -1997. Trong nghiên cứu này, các
triệu chứng lâm sàng và hình ảnh Xquang của u nhầy xoang trán sàng đã
được miêu tả khá đầy đủ [10].
- Năm 2000, Nguyễn Chí Hiếu đã tổng kết trong luận văn 52 ca u nhầy
xoang hàm mặt. Cắt lớp vi tính đã được đưa vào trong chẩn đoán nhưng
chưa áp dụng cho tất cả bệnh nhân nghiên cứu [1].
- Theo tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, Võ Thanh
Quang đã báo cáo 33 ca u nhầy xoang bướm được phẫu thuật nội soi mũi
xoang tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ 2005 -2009. Các triệu
chứng chính của u nhầy là đau đầu, ăn mòn và tiêu xương xung quanh. Điều
trị phẫu thuật nội soi đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân [11].
- Năm 2011, Nguyễn Thị Thu Đức đã tổng kết 40 ca u nhầy trán sàng từ
1/2006 đến 9/2011. Các triệu chứng trên cắt lớp vi tính và nội soi về u nhầy
trán sàng đã được mô tả khá đầy đủ, đồng thời có sự phối hợp lâm sàng,


10

CLVT với phẫu thuật để giúp đưa phương án phẫu thuật [12].

1.2. Giải phẫu mũi xoang
Khoang hàm mặt gồm 4 nhóm xoang chính là xoang hàm trên, xoang
trán, xoang bướm và nhóm xoang sàng. Nhóm xoang sàng được chia ra
thành xoang sàng trước, xoang sàng giữa và xoang sàng sau.
1.2.1. Giải phẫu hốc mũi
Hốc mũi gồm có 4 thành: thành trên hay trần của hốc mũi, thành dưới
hà sàn của hốc mũi, thành ngoài hay còn gọi là vách ngăn mũi xoang, thành
trong hay vách ngăn mũi cùng với hai lỗ là lỗ mũi trước và lỗ mũi sau.
- Vách mũi xoang không bằng phẳng do có xương cuốn mũi và các khe
cuốn mũi tương ứng. Xương cuốn mũi thông thường đi từ dưới lên trên bao
gồm: xương cuốn dưới, xương cuốn giữa và xương cuốn trên. Đôi khi có
xương cuốn thứ tư là xương cuốn Santorini nằm ở trên xương cuốn trên.
- Ngách mũi là những khe rãnh được tạo bởi các cuốn mũi với vách
mũi xoang, với tên gọi tương ứng với cuốn mũi bao gồm ngách dưới, ngách
giữa và ngách trên.
+ Ngách mũi dưới: phía trước trên có lỗ thông của ống lệ tỵ, phía sau
trên là nơi tiếp nối với mỏm hàm xương cuốn dưới và xương khẩu cái.
+ Ngách mũi giữa: có ba cấu trúc giải phẫu quan trọng nằm ở khe này,
đó là mỏm móc, bóng sàng và khe bán nguyệt. Trong khe bán nguyệt có các
lỗ dẫn lưu của xoang sàng trước, xoang trán và xoang hàm.
+ Ngách mũi trên: Trong khe này thường có hai lỗ đổ, lỗ đổ ra của
xoang sàng sau nằm ở phía trước, lỗ bướm khẩu cái là lỗ đổ ra của xoang
bướm nằm ở phía sau.
- Phức hợp lỗ ngách: vùng ngã tư dẫn lưu của xoang vào hốc mũi bao
gồm mỏm móc, bóng sàng, cuốn giữa, phễu sàng, khe bán nguyệt, khe giữa


11

Hình 1.1: Thiết đồ cắt dọc qua hốc mũi

1.2.2. Xoang trán:
- Xoang trán là một hốc rỗng nằm ngay trên hốc mũi gồm: xoang trán phải
và xoang trán trái, kích thước không đều nhau. Ở xoang trán phát triển bình
thường có hình tháp ba mặt, tháp xoang trán có ba thành, một đáy và một đỉnh
+ Thành trước: tương ứng với vùng lông mày, bề dày của vùng này từ
3-4mm.
+ Thành sau: còn được gọi là thành màng não, thường mỏng hơn thành
trước, chiều dày thành khoảng 1mm, thành này có liên quan đến não và màng
não.
+ Thành trong: hay vách ngăn xoang ngăn cách hai xoang trán với
nhau, thành này mỏng và luôn lệch về một bên
+ Đáy của xoang: gồm hai phần là phần ngoài hay đoạn ổ mắt, phần
trong hay đoạn sàng
- Ngách trán: có cấu trúc phức tạp, do chỉ là một ngách lọt vào giữa
những cấu trúc xương độc lập khác. Ngách trán được giới hạn bởi những
thành phần sau đây:
+ Phía trên và ngoài là xương giấy: đây là phần xương mỏng, u nhầy
làm tiêu mòn xương giấy, xâm lấn vào góc trong và trên của ổ mắt.
+ Phía trước là tế bào đê mũi, thuộc hệ thống tế bào sàng trước. Sự


12

quá phát tế bào này sẽ gây hẹp ngách trán theo chiều trước sau.
+ Phía sau là bóng sàng, hoặc hệ thống các tế bào trên bóng sàng.
+ Phía trong thường là chân bám cuốn giữa, hoặc phần cao chân bám
mỏm móc (trường hợp bám vào cuốn giữa).
1.2.3. Xoang bướm:
Xoang bướm nằm trong thân xương bướm, kích thước của xoang đa
dạng. Nó được chia làm xoang bướm phải và trái bởi vách ngăn xương.

Xoang bướm có liên quan với tuyến yên, xoang tĩnh mạch hang và động
mạch cảnh trong
1.2.4. Xoang sàng:
Khối xương sàng có dạng hình hộp chữ nhật, bao gồm một hệ thống các tế
bào sàng nằm bên trong như tổ ong.
1.2.4.1. Hệ thống tế bào sàng và khe ngách
Hình minh họa: Hệ thống xoang sàng
Hệ thống TB sàng được chia làm hai nhóm chính: xoang sàng trước và
xoang sàng sau
- Xoang sàng trước: nằm ở trước mảnh nền cuốn giữa. Chia thành 3
nhóm nhỏ: nhóm bóng sàng, nhóm mỏm móc và nhóm khe ngách. Nhóm
bóng sàng gồm các tế bào trên bóng và dưới bóng, bóng sàng được coi là tế
bào sàng lớn nhất. Tế bào đe mũi, thuộc nhóm mỏm móc, là tế bào thường
gặp (khoảng 90%) và nằm vị trí trước nhất. U nhầy xoang sàng trước có thế
xuất phát từ một trong các nhóm trên. Do liên quan trực tiếp đến thành của
ngách trán, u nhầy xoang sàng thường sớm xâm lấn ngách trán.
- Tế bào sàng trên ổ mắt thuộc nhóm trên bóng, phát triển từ trần sàng
lan về hướng ổ mắt. Nhóm tế bào này ở vị trí sau và ngoài hơn so với xoang
trán. Đường dẫn lưu tương ứng cũng nằm phía sau ngoài ngách trán. U nhầy
từ nhóm tế bào này thường phá vỡ vách xoang để vào xoang trán, nên có thể




×