Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC tại BỆNH VIỆN TIM hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 102 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠIoo3
HỌC DƯỢC HÀ NỘI
‘p---```333333333333322====--0
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ THỊ BÍCH THUỶ
ĐỖ THỊ BÍCH THUỶ

PHÂN
PHÂNTÍCH
TÍCH
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI
TẠI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2017
BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
Mã số : CK 62 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
HÀ NỘI, NĂM 2018
HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
....

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,



các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các
công trình khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018

Đỗ Thị Bích Thuỷ


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện và hoàn thành tại Bệnh viện Tim Hà Nội,
Trường Đại học Dược Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, hướng dẫn của các Thầy, Cô trong trường, lãnh đạo bệnh viện, tập thể khoa
Dược, các bạn học và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Giáo sư Nguyễn Thanh Bình, Hiệu
trưởng trường Đại học Dược Hà Nội - người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Phòng sau đại học, Bộ môn Quản lý
và Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã truyền đạt kiến
thức quý báu và hỗ trợ tôi trong thời gian học tập vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Giáo sư Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh
viện Tim Hà Nội - người đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi và chỉ dẫn cho tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin được chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Bệnh viện Tim Hà Nội,
tập thể Khoa Dược đã giúp đỡ tôi cả công sức và thời gian để tôi hoàn thành
việc học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Chồng và các con
tôi đã luôn động viên, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và đồng hành với tôi trong mọi
hoàn cảnh, mọi lĩnh vực để tôi chuyên tâm học tập và nghiên cứu.
Đồng thời xin gửi lời cám ơn đến các anh/chị và bạn bè đã nhiệt tình chia

sẻ giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018
Học viên
Đỗ Thị Bích Thuỷ


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU
VIẾT TẮT
ADR
AIDS
ATC

BDG
BHYT
CNK
DD
DMT
GT
GTSD
ICD
KCB
KST
LHQ
MHBT
NSAIDs
TL
TM
TT

TrT
TWQĐ
SKM
SL
SX
WHO

TIÉNG ANH
Adverse drug reaction
Acquired immune deficiency
syndrome
Anatomical Therapeutic
Chemical

International Classification of
Diseases

TIÉNG VIỆT
Phản ứng có hại của thuốc
Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải
Hệ thống phân loại thuốc
theo hệ thống giải phẫu điều trị - hoá học
Biệt dược gốc
Bảo hiểm y tế
Chống nhiễm khuẩn
Dung dịch
Danh mục thuốc
Giá trị
Giá trị sử dụng

Phân loại bệnh quốc tế

Khám chữa bệnh
Ký sinh trùng
Liên Hiệp Quốc
Mô hình bệnh tật
Non-Steroidal AntiThuốc giảm đau, hạ sốt,
Inflammatory Drug
chống viêm không steroid
Tỉ lệ
Tim mạch
Thông tư
Trúng thầu
Trung Ương Quân Đội
Số khoản mục
Số lượng
Sản xuất
World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


ĐẶT VẤN ĐỀ

Mô hình bệnh tật trên thế giới và tại Việt Nam có xu hướng thay đổi đáng
kể trong thời gian gần đây. Tỷ lệ bệnh lây nhiễm giảm và tỷ lệ các bệnh không

lây nhiễm tăng. Theo dự đoán, vào năm 2020, bệnh mạn tính sẽ gây ra gần ba
phần tư tổng số ca tử vong trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát
triển [62]. Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do các bệnh mạn tính là bệnh tim
mạch (17 triệu người, chiếm 48% số ca tử vong do bệnh mạn tính) [66]. Bệnh
không lây nhiễm đang tạo ra gánh nặng y tế nặng nề do tỷ lệ tàn tật, tỷ vong cao
và có xu hướng ngày càng gia tăng. Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm
trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm, đòi hỏi kỹ thuật
cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị kéo dài, dễ bị biến chứng. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), tổn thất về kinh tế đối với các nước có thu nhập thấp
và trung bình do các bệnh mạn tính là hơn 7000 tỷ USD trong giai đoạn từ 20112025 (bình quân mỗi năm gần 500 tỷ USD) [64]. Do đó, việc quản lý sử dụng
các thuốc điều trị các bệnh mạn tính là rất quan trọng.
Mục tiêu hướng đến của hoạt động sử dụng thuốc là an toàn, hợp lý, hiệu
quả. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia thực trạng sử dụng thuốc không hợp lý đang ở
mức độ đáng báo động. Ở các nước đang phát triển ít hơn 40% bệnh nhân được
điều trị theo các hướng dẫn điều trị chuẩn [68]. Việc sử dụng thuốc không hợp lý
sẽ tác động tiêu cực đến cá nhân người bệnh nói riêng và cộng đồng nói chung.
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh, là một mắt xích quan trọng nhằm đảm bảo
vấn đề sử dụng thuốc cho người bệnh. Vì vậy, đánh giá hoạt động sử dụng thuốc
tại bệnh viện thông qua phân tích danh mục thuốc (DMT) sử dụng để từ đó có
những điều chỉnh cho phù hợp là rất cần thiết đối với mỗi cơ sở y tế.
Các thuốc muốn đưa vào sử dụng trong bệnh viện phải trải qua một quy
trình mua sắm chặt chẽ: từ xây dựng danh mục thuốc đấu thầu, tổ chức đấu thầu

7


đến cung ứng. Theo ước tính, thuốc chiếm khoảng 60% tổng ngân sách sử dụng
của bệnh viện [60] nên việc có một danh mục thuốc trúng thầu phù hợp sẽ giúp
đảm bảo tính chủ động trong cung ứng cũng như tính hiệu quả, an toàn, tiết
kiệm. Tuy nhiên, mức độ phù hợp giữa danh mục thuốc trúng thầu và danh mục

sử dụng thực tế là như thế nào? Có những bất cập gì trong sử dụng thuốc? Đó là
câu hỏi mà các bệnh viện trong đó có bệnh viện Tim Hà Nội rất mong muốn có
câu trả lời để có thể thực hiện tốt hơn công tác lựa chọn và mua sắm thuốc.
Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc Sở Y
tế Hà Nội, là bệnh viện chuyên khoa tim mạch hạt nhân của cả nước hoạt động
theo cơ chế tự chủ. Hằng năm, bệnh viện đã thực hiện khám chữa bệnh cho hàng
trăm nghìn lượt người bệnh bảo hiểm y tế, dịch vụ. Để đảm bảo hoạt động sử
dụng thuốc đạt hiệu quả cao, Hội đồng thuốc và điều trị, khoa Dược luôn bám
sát các quy định, thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, đáp ứng đầy đủ, kịp thời và hướng tới sử dụng thuốc an toàn,
hợp lý. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu tiến hành phân tích danh mục thuốc được
sử dụng và đánh giá những bất cập trong sử dụng thuốc tại bệnh viện vì vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện
Tim Hà Nội năm 2017” với 2 mục tiêu:
1.

Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Tim Hà Nội
năm 2017.

2.

Phân tích một số yếu tố bất cập trong sử dụng thuốc tại bệnh viện Tim
Hà Nội năm 2017.
Trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng sử dụng thuốc

tại bệnh viện Tim Hà Nội, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

8



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG THUỐC
1.1.1. Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật (MHBT) của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia
sẽ là tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác
động của những yếu tố khác nhau xuất hiện trong cộng đồng, xã hội đó trong
một khoảng thời gian nhất định. Mô hình bệnh tật bệnh viện là số liệu thống kê
về các bệnh lý trong khoảng thời gian nhất định (thường theo năm) của bệnh
nhân đến khám và điều trị. Nhằm nghiên cứu mô hình bệnh tật một cách thống
nhất, thuận lợi và chính xác, WHO đã ban hành bảng phân loại quốc tế về bệnh
tật ICD (International Classification of Diseases) và được sửa đổi nhiều lần để
phù hợp với tình hình thực tế. Mô hình bệnh tật chính là căn cứ quan trọng giúp
xây dựng DMT phù hợp, làm cơ sở để bệnh viện hoạch định, phát triển toàn
diện trong tương lai [65, 70].
Mỗi bệnh viện có tổ chức, nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa bàn khác
nhau với đặc điểm dân cư địa lý khác nhau và đặc biệt là sự phân công chức
năng nhiệm vụ trong tuyến y tế khác nhau dẫn tới MHBT ở mỗi bệnh viện khác
nhau. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có 2 loại MHBT bệnh viện: MHBT
của bệnh viện đa khoa và MHBT của bệnh viện chuyên khoa. Một bệnh nhân có
thể mắc nhiều bệnh hoặc một bệnh liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể, do
đó một bệnh viện chuyên khoa thường có bệnh tật của chuyên khoa đó và một
số bệnh thông thường kèm theo.
1.1.2. Xu hướng bệnh tật
Trong số 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu năm 2008, có 36 triệu người
(63%) chết vì bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đường,
ung thư và bệnh đường hô hấp mạn tính, khoảng 80% trong số đó xảy ra ở nước
phát triển thấp và trung bình. Do ở các nước kém phát triển, chi phí khám chữa
9



bệnh do người dân tự trả, nên tiền chữa bệnh là vấn đề căng thẳng với các gia
đình đặc biệt là gia đình thu nhập thấp [66].
Ở Việt Nam, có sự thay đổi rõ rệt về MHBT trong khoảng hơn một thập
kỷ gần đây. Theo số liệu về cơ cấu số lượt khám chữa bệnh (KCB) tại cơ sở y tế
nhà nước trong Niên giám thống kê năm 2015, xu hướng tỷ trọng các bệnh
không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao [38]. Nếu tỷ trọng này năm 1986
chỉ là 39% thì năm 1996 tăng lên 50%, năm 2006 là 62% và chỉ sau 5 năm, đến
năm 2010 tỷ trọng này đã tăng thêm 10%, lên 72%. Ngược lại với xu hướng này
là sự giảm đi nhanh chóng của tỷ trọng số đợt KCB đối với người mắc bệnh
truyền nhiễm. Tỷ trọng số lượt KCB liên quan đến tai nạn, chấn thương, ngộ độc
có xu hướng chững lại. Như vậy, gánh nặng bệnh tật chuyển dịch mạnh sang các
bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và
bệnh phổi mạn tính) [9]. Chính vì vậy, vai trò của bệnh viện chuyên khoa hay
khoa tim mạch ngày càng đóng vai trò quan trọng vào vấn đề điều trị và sử dụng
thuốc của người bệnh.

(Niên giám thống kê y tế 2010)
Hình 1.1. Xu hướng cơ cấu số lượt khám chữa bệnh theo nhóm bệnh

10


1.1.3. Sử dụng thuốc trên thế giới và tại Việt Nam
Theo báo cáo của tập đoàn IMS Health, thị trường Bắc Mỹ chiếm tỷ lệ
lớn nhất so với các khu vực khác (khoảng 40% doanh số dược phẩm bán ra trên
thế giới hàng năm), trong khi toàn bộ châu Á, châu Phi, châu Úc chỉ chiếm
khoảng 19% [47]. Tuy nhiên, theo dự báo thị trường mới nổi tại các nước đang
phát triển dự kiến sẽ vượt qua 5 nước Châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Ý và Tây Ban
Nha) về chi tiêu thuốc trên toàn cầu và sẽ chiếm 30% chi tiêu toàn cầu vào năm
2016 so với 13% của Châu Âu [69].

Tại Việt Nam, tổng nguồn tài chính y tế cũng tăng từ gần 140.000 tỷ đồng
năm 2010 lên gần 200.000 tỷ đồng năm 2012. Tổng chi y tế bình quân đầu
người hàng năm trên toàn quốc tăng từ 1,263 triệu/ người năm 2009 lên 2,184
triệu/ người năm 2012. Tỉ lệ chi y tế so với GDP từ năm 2010 đến 2012 là
khoảng 6,0% [10]. Một chi phí rất lớn dùng cho chi phí y tế, thuốc và không
ngừng gia tăng. Do đó, những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc rất được sự
quan tâm trên cả thế giới và tại Việt Nam.
Sử dụng thuốc hợp lý là một trong những vấn đề ưu tiên của ngành y tế.
Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa về sử dụng thuốc hợp lý từ những năm
1985 và khái niệm này cũng đã được đưa vào trong văn bản Việt Nam (thông tư
21/2013/TT-BYT) [6, 53]. Trong thông tư 21/2013/TT-BYT, Sử dụng thuốc hợp
lý được định nghĩa là "là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của
người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng
khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được những yêu
cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức
thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng" [6].
Thực trạng sử dụng thuốc không hợp lý trên thế giới và tại Việt Nam đang
là vấn đề rất được quan tâm. Các trường hợp phổ biến của việc sử dụng thuốc
không hợp lý bao gồm: sử dụng quá nhiều loại thuốc cho một bệnh nhân; sử
dụng kháng sinh không hợp lý, thường ở liều không đủ hay dùng để điều trị các
11


bệnh nhiễm trùng không do vi khuẩn; sử dụng quá nhiều thuốc tiêm khi có thể
sử dụng thuốc uống; kê đơn không theo hướng dẫn điều trị và tự điều trị, tự sử
dụng thuốc phải kê đơn [53].
Sử dụng thuốc không hợp lý gây ra nhiều hậu quả như gây bệnh nghiêm
trọng thậm chí tử vong, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em và một số
bệnh mãn tính; kháng kháng sinh; sử dụng không hiệu quả nguồn lực dẫn đến
vượt quá khả năng chi trả của bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo, làm mất

lòng tin ở bệnh nhân [63]. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc, kê quá nhiều
thuốc cho bệnh nhân cũng làm tăng nguy cơ gặp phản ứng có hại. Hậu quả do
phản ứng có hại của thuốc gây ra đã và đang được nhìn nhận là một vấn đề
nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến việc điều trị của người thầy thuốc trên lâm
sàng. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, ADR là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ
tư đến thứ sáu ở Mỹ. Tại một số quốc gia Châu Âu, tỉ lệ nhập viện do ADR
khoảng hơn 10% (Na Uy 11,5%; Pháp 13,0%; Anh 16,0%) [50]. Thiệt hại kinh
tế gây ra bởi ADR là đáng báo động. Theo một nghiên cứu thực hiện ở Mỹ vào
năm 2002, chi phí y tế hằng năm cho bệnh tật và tử vong liên quan đến thuốc là
khoảng 177,4 tỷ USD [51, 52]. Tại Anh, chi phí này là khoảng 847 triệu USD và
tại Đức là 588 triệu USD. Gánh nặng do ADR đòi hỏi phải có biện pháp can
thiệp tích cực thông qua hoạt động cảnh giác dược. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới
khuyến cáo “các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, cần dùng thuốc
hợp lý hơn để sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả và cung cấp được nhiều
thuốc hơn cho nhân dân” [63].
Sử dụng thuốc trong bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong sử dụng
thuốc. Điều này càng đúng với thực trạng sử dụng thuốc tại Việt Nam hiện nay.
Theo báo cáo, chi phí thuốc khám chữa bệnh ở nước ta chiếm tới 60%, thậm chí
ở một số bệnh viện chiếm tới 70-80%, con số này quá cao so với khuyến cáo của
WHO từ 25-30% [19]. Tổng kết đã cho thấy rằng, khoảng 1/3 ngân sách một
năm của bệnh viện được chi cho mua nguyên liệu, vật tư, bao gồm cả thuốc.
12


Thuốc chiếm khoảng 60% tổng ngân sách tiêu hao, trong đó có những thuốc hết
hạn trước khi sử dụng. Do đó, khoa Dược là một trong những khoa đóng vai trò
quan trọng nhất của một cơ sở y tế - nơi một lượng tiền lớn được chi định kỳ để
mua thuốc. Trường hợp không có hoặc thiếu thuốc từ khoa Dược có thể dẫn tới
việc chăm sóc sức khỏe không đảm bảo và mất uy tín bệnh viện. Vì vậy, việc
đánh giá sử dụng thuốc, giúp nâng cao vấn đề sử dụng thuốc trong bệnh viện

đóng một vai trò quan trọng vào sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
1.1.3. Các danh mục thuốc tại bệnh viện
Việc phân tích sử dụng thuốc tại bệnh viện không thể tách rời các danh
mục thuốc trong bệnh viện. Đầu tiên phải kể đến danh mục thuốc bệnh viện
(DMTBV). Danh mục thuốc bệnh viện có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO): "Danh mục thuốc bệnh viện là danh sách các thuốc
đã được lựa chọn và phê duyệt để sử dụng trong bệnh viện". Ngoài ra, còn có
một số định nghĩa khác về DMTBV như định nghĩa của Hiệp Hội dược sỹ bệnh
viện Mỹ: "Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục các thuốc và thông tin liên
quan được cập nhật liên tục, đảm bảo nhu cầu lâm sàng cho bác sỹ, dược sỹ và
các chuyên gia y tế khác trong chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh hoặc để cải
thiện sức khoẻ. Danh mục thuốc bệnh viện ngoài thuốc còn bao gồm các sản
phẩm tương tự thuốc, vật tư y tế, chính sách sử dụng thuốc, thông tin thuốc,
công cụ hỗ trợ việc ra quyết định và hướng dẫn điều trị của cơ sở y tế". Trong
phạm vi luận văn này, chúng tôi sử dụng định nghĩa DMT bệnh viện của Tổ
chức Y tế thế giới.
Một danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng tốt mang lại lợi ích sau:
- Lựa chọn các thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý
- Loại bỏ các thuốc không an toàn và không hiệu quả
- Giảm chi phí do giảm số lượng thuốc mua sắm
- Cung cấp thông tin thuốc tập trung và có trọng tâm trên cơ sở
DMTBV.
13


Chính vì vậy, lựa chọn xây dựng DMT là bước then chốt và có vai trò
quan trọng tiên quyết, ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động cung ứng và tính
hợp lý, an toàn, kinh tế trong sử dụng thuốc. Theo WHO, việc xây dựng DMT
bệnh viện phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong

bệnh viện
- Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật
- Tuân thủ các hướng dẫn điều trị hoặc phác đồ điều trị đã được xây
dựng và áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Đáp ứng với các phương pháp, kỹ thuật mới trong điều trị
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện
- Thống nhất DMT thiết yếu, DMT được BHYT chi trả do Bộ Y tế ban
hành
- Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.
Hiện nay ở nước ta, việc xây dựng DMTBV được dựa trên một số danh
mục sau: Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT;
Danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI; Danh mục thuốc y học cổ truyền
chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh; DMT sản xuất trong nước đáp
ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung ứng.
Danh mục thuốc bệnh viện là danh mục do Hội đồng thuốc và Điều trị lựa
chọn. Tuy nhiên, quá trình điều trị trong lâm sàng lại có thể phát sinh những vấn
đề ngoài dự kiến vì vậy mà số lượng và chủng loại thuốc sử dụng trong thực tế
điều trị lại có thể khác so với danh mục thuốc đã được Hội đồng thuốc và điều
trị phê duyệt. Danh mục này được gọi là danh mục thuốc sử dụng. Liên quan
đến danh mục thuốc sử dụng thì trong bệnh viện còn có danh mục thuốc mua
ngoài kế hoạch và danh mục thuốc bổ sung. Việc phân tích danh mục thuốc sử
dụng và so sánh danh mục thuốc sử dụng với danh mục thuốc trúng thầu để từ
đó có những điều chỉnh cho phù hợp trong hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh
viện và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện năm sau là rất quan trọng. Các hoạt
động này cần phải được thực hiện thường xuyên.
14


Hình 1.2. Vị trí của các DMT trong bệnh viện
1.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG

1.2.1. Các phương pháp phân tích danh mục thuốc sử dụng
Để đánh giá về thực trạng sử dụng thuốc trong bệnh viện nhiều nghiên
cứu đã được tiến hành với việc sử dụng các chỉ số và phương pháp nghiên cứu
khác nhau. Trong tài liệu Hội đồng thuốc và Điều trị của WHO hay thông tư số
21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế đã đưa ra một số
phương pháp phân tích để phát hiện vấn đề về sử dụng thuốc [6, 41].
1.2.1.1. Phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn
trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện. Phân tích ABC có thể:
- Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi
phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này được sử
dụng để:
+ Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn
15


+ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế
+ Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn
- Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng
thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
- Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc
thiết yếu của bệnh viện.
- Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ
trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể ứng dụng cho một đợt
đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu.
- Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt là thuốc trong
nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không
có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều

trị có hiệu lực tương đương nhưng giá thành rẻ hơn.
- Phân tích ABC cũng có thể được sử dụng để đánh giá một phác đồ điều
trị khi tất cả các thuốc sử dụng có hiệu quả tương đương.
Phương pháp phân tích ABC đã cho thấy những ưu, nhược chính sau:
Ưu điểm chính: giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho
những thuốc nào.
Nhược điểm chính: không cung cấp được đủ thông tin để so sánh những
thuốc có hiệu lực khác nhau [6].
1.2.1.2. Phân tích VEN
Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp lựa chọn những thuốc cần
ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện trong khi nguồn kinh phí không đủ để
mua tất cả các thuốc như mong muốn. Các thuốc được phân chia tùy theo tác
dụng thành các hạng mục sống còn, thiết yếu và không thiết yếu.

16


Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả
năng sử dụng khác nhau (khác với phân tích ABC chỉ có thể so sánh những
nhóm thuốc có cùng chung hiệu lực điều trị).
- Các thuốc sống còn (V): gồm các thuốc dùng để cứu sống người bệnh
hoặc các thuốc thiết yếu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
- Các thuốc thiết yếu (E): gồm các thuốc dùng để điều trị cho những bệnh
nặng nhưng không nhất thiết cần phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản.
- Các thuốc không thiết yếu (N): gồm các thuốc dùng để điều trị những
bệnh nhẹ, có thể có hoặc không có trong danh mục thiết yếu và không cần thiết
phải lưu trữ trong kho.
Hướng dẫn phân loại thuốc nhóm V,E,N được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Hướng dẫn phân loại thuốc nhóm V,E,N:


Tính chất của thuốc cần phân loại
Tần suất bệnh

Nhóm V

Nhóm E

Nhóm N

>5%

1-5%

<1%

>5

1-5

1

Đe doạ tính mạng



Có thể

Hiếm khi

Gây dị tật




Có thể

Hiếm khi

Phòng bệnh nghiêm trọng



Không

Không

Chữa bệnh nghiêm trọng





Không

Không

Có thể



% BN mắc trong dân số

Số BN trung bình mỗi ngày tại một cơ sở y tế
trung bình
Độ nặng của bệnh

Tác dụng điều trị của thuốc

Chữa bệnh nhẹ/ triệu chứng tự hồi phục được
Chứng minh được hiệu lực tác dụng

Chưa được chứng minh hiệu lực tác dụng Luôn luôn Luôn luôn
Không

Hiếm khi

bao giờ
Phương pháp phân tích VEN có các ưu- nhược điểm sau:

17

Có thể
Có thể


Ưu điểm:
- Cho phép so sánh các thuốc khác nhau về hiệu lực tác dụng
- Phối hợp với phân tích ABC cho phép phát hiện vấn đề về sử dụng thuốc
Nhược điểm:
- Không gặp khó khăn trong phân tích thuốc khác nhau về hiệu lực điều trị
- Phân loại nhóm V và nhóm E gặp khó khăn tuy nhiên không quá quan
trọng vì chủ yếu quan tâm tới thuốc nhóm N [53].

1.2.1.3. Ma trận ABC - VEN
Kết hợp phân tích ABC và VEN được ma trận ABC/VEN có thể mang lại
hiệu quả trong việc kiểm soát lựa chọn và mua sắm. Ma trận ABC/VEN bao
gồm các nhóm: nhóm I (AV, BV, CV, AE, AN), nhóm II (BE, CE, BN), nhóm III
(CN). Đây là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện các vấn đề
sử dụng thuốc và là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng DMT bệnh viện
1.2.1.4. Phân tích nhóm tác dụng dược lý/ nhóm điều trị
Nhóm điều trị được sắp xếp theo danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y
tế thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại dược lýĐiều trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân
loại Giải phẫu- Điều trị- Hoá học (ATC) của Tổ chức Y tế thế giới.
Phân tích nhóm điều trị giúp xác định những nhóm thuốc trong DMTBV
có mức tiêu thụ và chi phí cao, trên cơ sở thông tin về bệnh tật chỉ ra những vấn
đề sử dụng thuốc bất hợp lý, từ đó xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc sử
dụng quá mức và căn cứ vào đó để tìm giải pháp mua sắm thuốc thay thế [57].
Như vậy, cần có những đánh giá về tình hình sử dụng thuốc để từ đó có những
can thiệp phù hợp.

18


1.2.2. Thực trạng phân tích danh mục thuốc sử dụng thuốc trên thế giới và
tại Việt Nam
1.2.2.1. Trên thế giới
Các thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ lệ nhỏ ở các nước thu nhập thấp
(22,3%), tăng dần ở các nước thu nhập trung bình (43,7%), và trên trung bình
(61,8%) [44]. Một khoản tiết kiệm đáng kể có thể đạt được khi chuyển sang
dùng các thuốc generic có hiệu quả điều trị tương đương mà giá thành lại thấp
hơn [43]. Nghiên cứu tại Phần Lan cho thấy trong năm đầu thay thế các thuốc
BDG bằng thuốc generic đã giúp giảm 10% chi phí thuốc [56]. Tại Anh quốc,
tổng chi tiêu tiền thuốc giảm 70% sau khi đưa vào sử dụng các thuốc generic, ở

Tây Ban Nha là 52% [71]. Tuy vậy, chi phí khó có thể giảm thêm do các thuốc
phát minh sau khi hết hạn bảo hộ đã dần giảm giá tương đương với thuốc
generic [49].
Bảng 1.2. Tỷ lệ sử dụng thuốc generic và BDG tại một số khu vực [54]
Khu vực
Tỷ lệ thuốc generic
Tỷ lệ thuốc biệt dược gốc
Các nước có thu 14,8% (Chad) đến 82,1% 0,3%
(Mongolia)
đến
nhập thấp
(Sudan, Khartoum)
59,1% (Pakistan)
Các nước thu nhập 33,6% (Philippines) đến 8,2% (China, Shandong)
trung bình thấp
97,5% (Syria)
đến 80,8% (Morocco)
Thay thế các thuốc BDG bằng thuốc generic nhằm giảm chi phí là chủ đề
gây tranh luận liên quan đến các bệnh như động kinh, phương pháp điều trị có
chỉ số điều trị hẹp, gắn với nguy cơ mất hiệu quả hoặc gia tăng độc tính [46].
Tuy vậy, các thuốc generic và tương đương sinh học có vai trò quan trọng trong
kiểm soát chi phí và khả năng tiếp cận thuốc [48].
Kết quả phân tích ABC/VEN tại khoa Dược của trường Y tại Delhi cho
thấy tỉ lệ nhóm thuốc A,B,C tương ứng là 18,6%; 24,0% và 57,4%; tỷ lệ nhóm
thuốc V,E,N lần lượt là 18,7%, 49,5% và 31,8%. Phân tích ma trận ABC-VEN
cho thấy về số lượng thì 28,68% thuốc được phân loại là nhóm I, 41,09% được

19



phân loại là nhóm II và 30,23% được phân loại là nhóm III; còn về giá trị thì các
nhóm I, II, III lần lượt chiếm là 73,0%, 22,2% và 4,8% [60]. Còn theo một
nghiên cứu về phân tích ABC-VEN tại khoa Dược một bệnh viện ở Ấn Độ năm
2007-2008 kết quả cho thấy phân loại ABC tương ứng là 13,78%, 21,85% và
64,37% về số lượng còn về giá trị các nhóm này chiếm tương ứng là 69,97%,
19,95% và 10,08%. Kết qủa phân tích VEN cho thấy tỷ lệ các nhóm V,E,N lần
lượt là 12,11%, 59,38% và 28,51%. Kết quả phân tích ma trận ABC-VEN cho
kết quả nhóm I, II, III về số khoản mục là 22,09%, 54,63% và 23,28% còn về
giá trị là 74,21%, 22,23% và 3,56% [45].
Một nghiên cứu khác tại Nga được thực hiện từ 2011-2014, cùng với phân
tích ABC/VEN năm 2013 nhóm nghiên cứu đã tiến hành can thiệp bằng các hoạt
động đào tạo dựa trên bằng chứng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Kết quả chi
phí thuốc năm 2014 giảm so với năm 2013, điều này hết sức quan trọng vì giúp
đảo ngược xu hướng sử dụng thuốc trong 3 năm trước đó là tăng. Gần 40% ngân
sách tiền thuốc năm 2014 là dùng cho thuốc V, cao nhất trong 4 năm nhưng giá
trị tuyệt đối của nhóm N năm 2014 giảm so với năm 2012 và 2013 [59].
Nghiên cứu phân tích danh mục thuốc tại Muhimbili (Tanzania) tiến hành
phân tích từ 07/2011 đến 06/2012 cho thấy nhóm V chiếm 17%, nhóm E chiếm
70%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy với các thuốc nhóm A chiếm tỷ trọng
ngân sách lớn nhưng bệnh viện chưa áp dụng các biện pháp quản lý tồn trữ với
nhóm này. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ sử dụng thuốc bất hợp lý [61].
1.2.2.2. Tại Việt Nam
Phân tích ABC/VEN
Ở Việt Nam hiện đang mở rộng việc áp dụng phân tích ABC/VEN ở các
bệnh viện. Tác giả Vũ Thị Thu Hương sử dụng phương pháp ABC là một trong
các tiêu chí đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và Điều trị trong xây dựng
và thực hiện DMT tại một số bệnh viện đa khoa và nhận thấy các bệnh viện đã
mua sắm tương đối tập trung vào các thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều
20



trị (sử dụng 70% tổng kinh phí để mua sắm 11,2% - 13,1% số khoản mục
thuốc). Đây là các thuốc có giá trị và số lượng sử dụng lớn trong bệnh viện. Do
đó, cần ưu tiên trong mua sắm đồng thời quản lý chặt chẽ các thuốc thuộc nhóm
A [22, 23]. Trong một nghiên cứu khác của tác giả Huỳnh Hiền Trung tại bệnh
viện 115 cũng sử dụng phương pháp phân tích ABC/VEN là một tiêu chí để
đánh giá sự cải thiện trong can thiệp liên quan đến DMT tại bệnh viện 115, ban
đầu phân tích ABC/VEN năm 2006, sau đó sử dụng các biện pháp can thiệp và
đánh giá lại vào năm 2008. Theo số lượng thuốc, nhóm I (gồm AV, AE, AN,
BV,CV) là nhóm cần đặc biệt quan tâm (vì sử dụng nhiều ngân sách hoặc cần
cho điều trị) đã thay đổi từ 14,8% trước can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp.
Nhóm II (gồm BE, BN, CE) tuy mức độ quan trọng ít hơn nhóm I nhưng cũng là
nhóm thuốc cần giám sát kỹ vì sử dụng ngân sách tương đối lớn và cần thiết cho
điều trị, từ tỷ lệ 57,3% trước can thiệp giảm xuống còn 41,6%, 71 hoạt chất đã
được hội đồng thuốc và điều trị loại khỏi DMT sau can thiệp. Nhóm III ít quan
trọng nhưng chiếm tỷ lệ 27,9% theo số lượng, sau can thiệp còn 11,5%, có 82
hoạt chất được loại khỏi DMT [39].
Năm 2010, nghiên cứu tại bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 cho thấy
nhóm A có 149/151 mặt hàng tiêu thụ chiếm tỷ lệ 79,87%. Nhóm C có giá trị
tiêu thụ ít, chiếm tỷ lệ 5% nhưng số lượng mặt hàng lớn chiếm 70,72%. Sử dụng
phương pháp phân tích ABC/VEN cũng tại bệnh viện 108 năm 2012 cho thấy
kinh phí tập trung chủ yếu ở nhóm I (AV, AE, AN, BV, CV) chiếm tỷ lệ 73,8%,
nhóm không thiết yếu chiếm một tỷ lệ nhỏ 1,5% [25]. Kết quả nghiên cứu tại
bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An năm 2015, thuốc E, N, V lần lượt có giá
trị sử dụng chiếm 58,83%, 27,61% và 13,57%. Phân tích ABC/VEN cho thấy
nhóm AN chiếm 21,23%. Nhóm thuốc AN thường là các thuốc bổ trợ [26].
Nhóm thuốc bổ trợ có hiệu quả điều trị không rõ ràng cũng đang được sử
dụng phổ biến trong cả nước. Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán BHYT
toàn quốc năm 2010 cho thấy trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn
21



nhất gồm cả thuốc bổ trợ: L–ornithin L-aspartat, Glucosamin, Ginkobiloba,
Arginin, Glutathion. Trong đó L-ornithin L aspartate nằm trong số 5 hoạt chất
chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán.
Phân tích nhóm tác dụng dược lý
Không có kết quả nào phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện
chuyên khoa tim. Còn kết quả tại các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa khác
cho thấy cơ cấu danh mục thuốc tại bệnh viện được sử dụng rất đa dạng. Tại các
bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, Nông nghiệp, Thanh Hoá, Hữu Nghị đa khoa
Nghệ An và bệnh viện Phụ Sản Hà Nội số nhóm tác dụng dược lý đều trên 22
nhóm [13, 33, 34, 40].
Những năm gần đây, các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam có xu hướng
gia tăng, đứng đầu là bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi mạn tính, đái tháo
đường và tâm thần [62]. Tuy vậy, nhóm thuốc kháng sinh và các nhóm thuốc hỗ
trợ điều trị chiếm tỷ trọng cao trong chi phí điều trị. Đấu thầu mua thuốc BHYT
tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trong cả nước cho thấy nhóm kháng sinh
chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 34,6%. Thống kê năm 2009, tỷ lệ chi phí kháng sinh
chiếm 38,4% tổng chi phí thuốc, năm 2010 là 37,7% [4]. Tổng kết hoạt động
thanh toán thuốc BHYT năm 2010, 30 hoạt chất có giá trị thanh toán nhiều nhất
thì trong đó các thuốc kháng sinh chiếm một tỷ trọng khá lớn (21,92%). Kết quả
phân tích tại một số bệnh viện cũng cho thấy nhóm điều trị ký sinh trùng chiếm
giá trị sử dụng lớn như tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An nhóm này
chiếm trên 1/3 tổng kinh phí (chiếm 38,99%) và là nhóm có số khoản mục lớn
nhất [26] hay tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá, bệnh viện quân Y 7B Tỉnh
Đồng Nai, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Chiếm giá trị sử dụng cao thứ
hai sau nhóm kháng sinh là nhóm thuốc tim mạch [21, 33, 42]. Điều này phản
ánh xu hướng mặc dù bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm ưu thế nhưng đã có sự gia
tăng dần của các bệnh không lây nhiễm trong mô hình bệnh tật tại Việt Nam.


22


Tỷ lệ sử dụng vitamin, dịch truyền và corticoid trong cơ cấu sử dụng
thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009. Vitamin giảm từ 6,5% (năm 2009) xuống
còn 4,7% (năm 2010). Đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác sử dụng thuốc
hợp lý tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị đặc biệt tuyến tỉnh, huyện chưa thực
hiện tốt sử dụng thuốc hợp lý, gây tăng chi phí không cần thiết cho người bệnh,
tăng tình trạng kháng kháng sinh. Trong thời gian tới, cần tăng cường chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng thuốc và Điều trị, công tác bình bệnh
án, phân tích sử dụng thuốc trong các ca lâm sàng nhằm hạn chế việc lạm dụng
kháng sinh và vitamin, nâng cao chất lượng điều trị [4].
Bảng 1.3. Nhóm thuốc có tỷ lệ % chi phí cao tại một số bệnh viện Việt Nam
Nhóm

thuốc

có tỷ lệ % chi
phí cao
Kháng sinh
Tiêu hóa
Tim mạch
Điều trị ung
thư

Bệnh viện
Nông nghiệp [14]

Bệnh viện
Đà Nẵng [15]


BVĐK tỉnh Yên

2013

2013

Bái [35]
2014
2015

34,2

39,62

44,4

48,2

17
10

8,94
7,64

4,6
12,1

4,0
11,7


-

15,52

-

-

Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu
Tổng giá trị tiền thuốc ước tính sử dụng năm 2012 là 2.600 triệu USD
tăng 9,1% so với năm 2011. Giá trị thuốc sản xuất trong nước năm 2012 ước
tính đạt khoảng 1.200 triệu USD, tăng 5,26% so với năm 2011. Trị giá thuốc
nhập khẩu năm 2012 là 1.750 triệu USD và bình quân tiền thuốc đầu người là
29,5 USD [3]. Đấu thầu mua thuốc generic thay thế thuốc BDG là chính sách
chiến lược của các quốc gia thu nhập thấp, Việt Nam là một trong những quốc
gia theo đuổi chính sách này. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn phụ thuộc vào
nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc và sản xuất thuốc trong nước mới
đáp ứng được gần 50% nhu cầu sử dụng thuốc (tính theo giá trị sử dụng), chủ
23


yếu là các thuốc thông thường [32]. Tỷ lệ thuốc sản xuất tại Việt Nam ở các
bệnh viện tuyến Trung ương chỉ đạt 11,9%, tuyến tỉnh 33,9%, tuyến huyện
61,5% trong tổng số tiền thuốc điều trị [32].
Năm 2010, ở 1018 bệnh viện trong cả nước, tổng số tiền mua thuốc là 15
nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ tiền thuốc sản xuất
tại Việt Nam chiếm 38,7% tăng nhẹ so với năm 2009 (38,2%). Tại 34 bệnh viện
Trung ương năm 2010, tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam là hơn
378 tỷ đồng (11,9%), giảm nhẹ so với năm 2009 (12,3%). Tại 307 bệnh viện

tỉnh/thành phố năm 2010, tổng trị giá tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam là
hơn 2.232 tỷ đồng (33,9%), tăng nhẹ so với năm 2009 (33,2%). Ở 559 bệnh viện
huyện năm 2010, tổng trị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam là 2.900
tỷ đồng, chiếm 61,5% so với tổng số tiền mua thuốc. Tỷ lệ này tăng hơn so với
năm 2009 (60,4%) [4].
Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hương tại một số bệnh viện đa khoa
cho kết quả cao hơn như tỉ lệ thuốc sản xuất trong nước ở tuyến Trung Ương cao
nhất là 36,8% và thấp nhất là 25,5%; ở tuyến huyện thì tỷ lệ này nằm trong
khoảng từ 48,5% đến 55,5% [22]. Kết quả khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa
tỉnh Nghệ An, Bình Dương, Bà Rịa tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước lần
luợt là 21,19%, 18,0%, 47,61% [20, 26, 42]. Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong
nước còn thấp do các thuốc này chủ yếu mới đáp ứng được điều trị các bệnh
thông thường với dạng bào chế đơn giản. Các công ty sản xuất thuốc trong nước
chưa đầu tư sản xuất thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị hoặc thuốc có yêu cầu sản
xuất với công nghệ cao.
Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generic
Thuốc biệt dược gốc là những thuốc đã có bằng chứng về chất lượng, an
toàn và hiệu quả điều trị, được Bộ Y tế ban hành trong “Danh mục thuốc biệt
dược gốc”. Thuốc generic có giá thành rẻ hơn so với thuốc biệt dược gốc vì vậy
trong thông tư 21/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định ưu tiên sử dụng thuốc
24


generic. Do đó, việc tăng cường sử dụng thuốc generic được khuyến khích trong
trường hợp có thể thay thế cho một mục đích điều trị với điều kiện tương đương
sinh học. Hiện nay giá thuốc biệt dược gốc cao hơn nhiều so với các thuốc
generic. Do đó việc ưu tiên sử dụng các thuốc generic được xem là một trong
những biện pháp làm giảm chi phí điều trị.
Kết quả nghiên cứu năm 2014 và năm 2015 tỉ lệ thuốc biệt dược gốc tại
một số bệnh viện chiếm khoảng từ 7-30% số khoản mục và giá trị. Tỉ lệ về số

khoản mục thuốc biệt dược gốc tại bệnh viện Bắc Kạn, Hữu Nghị Đa khoa Nghệ
An và Bà Rịa - Vũng Tàu là 7,2%; 26,86% và 17,9%. Tỉ lệ về giá trị của thuốc
Biệt dược gốc tại bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An
trong năm 2015 và 2016 và Bà Rịa- Vũng Tàu là 4,5%; 25,06%; 29,70% và
26,46% [18, 20, 26, 40].
Tình hình sử dụng thuốc đơn thành phần - thuốc phối hợp nhiều thành phần
Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định ưu tiên sử dụng thuốc dạng đơn chất.
Đối với những thuốc dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng
minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể
đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn
hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất [6].
Phần lớn tại các bệnh viện, thuốc đơn thành phần có số lượng và giá trị
chiếm tỉ lệ cao trong DMT sử dụng. Kết quả phân tích cơ cấu DMT của bệnh
viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014 cho thấy thuốc đơn thành phần chiếm chủ
yếu về số lượng khoản mục và giá trị sử dụng (87,7% tổng khoản mục và 78,8%
tổng chi phí thuốc [18]. Kết quả phân tích cơ cấu DMT tại bệnh viện Bà RịaVũng Tàu và Hữu Nghị đa khoa Nghệ An cho thấy tỉ lệ thuốc đơn thành phần
chiếm về số khoản mục là 82,44% và 84,15%. Về giá trị sử dụng thì thuốc đơn
thành phần chiếm 77,1% ở bệnh viện Bà Rịa- Vùng Tàu và 79,45% ở bệnh viện
Hữu Nghị đa khoa Nghệ An [20, 40].
Tình hình sử dụng thuốc theo đường dùng
25


×