Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

THỰC TRẠNG, NHU cầu điều TRỊ BỆNH RĂNG MIỆNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNGỞ NGƯỜI CAO TUỔI tại THÀNH PHỐ THỦ dầu MỘT,TỈNH BÌNH DƯƠNG năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ THANH LAN

THỰC TRẠNG, NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2015
THỰC TRẠNG, NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2015

Chuyên ngành : Răng hàm mặt
Mã số

: 60720601


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa khọc:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương

HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ THANH LAN

THỰC TRẠNG, NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,
TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2015


Chuyên ngành : Răng hàm mặt
Mã số

: 60720601

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa khọc:
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương

HÀ NỘI – 2015

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPI

: Chỉ số quanh răng cộng đồng

CPITN


: Chỉ số nhu cầu điều trị nha chu cộng đông

Cs

: Cộng sự

CSRM

: Chăm sóc răng miệng

DMFT

: Decay missing filled teeth
(chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn)

M

: Mất răng

S

: Sâu răng


SMT

: Sâu mất trám

T


: Hàn răng

WHO

: World Health Organization

WHO

: World Health Organization

SMT

: Sâu mất trám

S

: Sâu răng

M

: Mất răng

T

: Hàn răng

DMFT

: Decay missing filled teeth

(chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn)

Cs

: Cộng sự

CSRM

: Chăm sóc răng miệng

CPITN

: Chỉ số nhu cầu điều trị nha chu cộng đông

CPI

: Chỉ số quanh răng cộng đồng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi.................................................3
1.1.1. Biến đổi sinh lý chung.....................................................................3
1.1.2. Biến đổi sinh lý ở vùng răng miệng................................................3
1.2. Các vấn đề răng miệng thường gặp ở người cao tuổi................................7
1.2.1. Bệnh sâu răng..................................................................................7
1.2.2. Bệnh lý quanh răng.......................................................................10
1.2.3. Tình trạng mất răng.......................................................................11
1.3. Các vấn đề răng miệng liên quan đến chất lượng cuộc sống...................12

1.3.1. Khái niệm......................................................................................12
1.3.2. Các vấn đề răng miệng liên quan chất lượng cuộc sống của người
cao tuổi....................................................................................................12
1.3.3. Đo lường tác động của sức khoẻ răng miệng lên chất lượng cuộc
sống của người cao tuổi...........................................................................14
1.3.4. Một số công cụ đánh giá tác động của sức khỏe răng miệng lên
chất lượng cuộc sống...............................................................................16
1.4. Nghiên cứu về bệnh răng miệng và nhu cầu điều trị ở người cao tuổi.....20
1.4.1. Nghiên cứu về bệnh sâu răng........................................................20
1.4.2. Nghiên cứu về bệnh vùng quanh răng...........................................22
1.4.3. Nghiên cứu về tình trạng mất răng................................................24
1.4.4. Các vấn đề răng miệng liên quan đến CLCS của NCT.................25
1.5. Vài nét khái quát về người cao tuổi và tình hình kinh tế - xã hội thành phố
Thủ Dầu Một................................................................................................26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................28
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..........................................................28
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................28
2.1.2. Thời gian nghiên cứu.....................................................................28


2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................28
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn......................................................................28
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................28
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................28
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu.................................................................29
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu...........................................................29
2.4.1. Biến số nghiên cứu........................................................................29
2.4.2. Các chỉ số......................................................................................33

2.5. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................39
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu................................................................39
2.5.2. Các bước tiến hành........................................................................40
2.6. Sai số và khống chế sai số......................................................................40
2.7. Xử lý số liệu..........................................................................................41
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...........................................................41
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................42
3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu.........................................................42
3.2. Tình trạng mắc bệnh răng miệng............................................................44
3.2.1. Bệnh sâu răng................................................................................44
3.2.2. Bệnh quanh răng............................................................................48
3.2.3. Tình trạng mất răng.......................................................................50
3.3. Các vấn đề răng miệng liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi...51
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.................................................................54
DỰ KIẾN KẾT LUẬN...................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vấn đề răng miệng liên quan đến chất lượng cuộc sống của NCTKhái
niệmCác vấn đề sức khỏe răng miệng liên quan CLCS của
NCTNhững nghiên cứu về sức khỏe răng miệng người cao
tuổihiên cứu về bệnh răng miệng liên quan đến CLCS của


NCTvà nhu cầu điều trị bệnh răng miệng3Tác động của sức khỏe
răng miệng lên chất lượng cuộc sống của NCTĐẶT VẤN ĐỀ......1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi.................................................3
1.1.1. Biến đổi sinh lý chung......................................................................................... 3
1.1.2. Biến đổi sinh lý ở vùng răng miệng............................................................... 3
1.2. Một số đặc điểm bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi.............................8

1.2.1. Các tác nhân gây bệnh......................................................................................... 8
1.2.2. Bệnh lý răng............................................................................................................. 9
1.2.3. Bệnh lý quanh răng............................................................................................. 12
1.2.4. Tình trạng mất răng............................................................................................ 14
1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở người cao tuổi...................18
1.3.1. Đặc trưng cá nhân, gia đình – xã hội.......................................................... 18
1.3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành CSRM......................................................... 18
1.4. Nghiên cứu về bệnh răng miệng và nhu cầu điều trị ở người cao tuổi.....19
1.4.1. Nghiên cứu về bệnh sâu răng......................................................................... 19
1.4.2. Nghiên cứu về bệnh vùng quanh răng........................................................ 22
1.4.3. Nghiên cứu về tình trạng mất răng.............................................................. 23
1.4.4. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành CSRM......................23
1.5. Vài nét khái quát về người cao tuổi và tình hình kinh tế - xã hội thành phố
Thủ Dầu Một................................................................................................23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................26
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..........................................................26
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................... 26
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................................... 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................26
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................................ 26
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................... 26
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................................... 26


2.3.3. Phương pháp chọn mẫu................................................................................ 27
2.4. Các chỉ số dùng trong nghiên cứu.......................................................27
2.4.1.Bệnh sâu răng....................................................................................................... 27
2.4.2. Bệnh viêm quanh răng................................................................................... 29

2.4.3. Tình trạng mất răng........................................................................................ 31
2.5. Phương pháp thu thập thông tin.........................................................32
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu................................................................................ 32
2.5.2. Các bước tiến hành.......................................................................................... 33
2.6. Sai số và khống chế sai số....................................................................33
2.7. Xử lý số liệu..........................................................................................34
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................34
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................35
3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu......................................................35
3.2. Tình trạng mắc bệnh răng miệng.......................................................37
3.2.1. Bệnh sâu răng...................................................................................................... 38
3.2.2. Bệnh quanh răng............................................................................................... 42
3.2.3. Tình trạng mất răng........................................................................................ 44
3.3. Kiến thức, thái độ và thực hành CSSKRM ở các đối tượng nghiên
cứu...............................................................................................................48
3.4. Bệnh răng miệng và chất lượng cuộc sống.........................................49
3.4.1. Bệnh răng miệng và chất lượng cuộc sống......................................... 49
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.................................................................51
DỰ KIẾN KẾT LUẬN...................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1.

Tình hình SMT qua một số nghiên cứu trên thế giới.......................20

Bảng 1.2.


Tình hình SMT qua một số nghiên cứu tại Việt Nam......................22

Bảng 1.3.

Tình trạng túi lợi ở người cao tuổi của các nghiên cứu trên thế giới
.....................................................................................................22

Bảng 1.4.

Tình hình mất răng qua một số nghiên cứu.....................................24

Bảng 2.1.

Quy ước của WHO về ghi mã số SMT...........................................30

Bảng 2.2.

Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng.......................................................31

Bảng 2.3.

Chỉ số quanh răng cộng đồng CPI..................................................31

Bảng 2.4.

Các tiêu chuẩn lâm sàng và mã số..................................................32

Bảng 2.5.

Nhu cầu răng giả...........................................................................33


Bảng 2.6.

Nhóm biến số và chỉ số..................................................................35

Bảng 3.1.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới.................................42

Bảng 3.2.

Tỉ lệ mắc bệnh răng miệng theo tuổi, giới......................................44

Bảng 3.3.

Tỉ lệ mắc bệnh răng miệng ở người có bệnh mạn tính....................44

Bảng 3.4.

Tỉ lệ sâu răng theo tình trạng hôn nhân...........................................44

Bảng 3.5.

Tỉ lệ sâu răng theo tình trạng kinh tế..............................................45

Bảng 3.6.

Tỉ lệ sâu răng theo trình độ văn hóa................................................45

Bảng 3.7.


Tỉ lệ sâu răng liên quan đến nghề nghiệp........................................45

Bảng 3.8.

Tỉ lệ người mắc bệnh sâu răng theo tuổi, giới.................................46

Bảng 3.9.

Chỉ số SMT theo nhóm tuổi và giới tính.........................................46

Bảng 3.10. Tỉ lệ sâu chân răng theo nhóm tuổi và giới tính..............................46
Bảng 3.11. Trung bình số răng bị sâu chân răng theo nhóm tuổi và giới tính.....47
Bảng 3.12. Trung bình nhu cầu điều trị sâu thân răng phân bố theo giới...........48
Bảng 3.13. Trung bình nhu cầu điều trị sâu thân răng phân bố theo nhóm tuổi..48
Bảng 3.14. Tỉ lệ bệnh quanh răng phân bố theo nhóm tuổi và giới tính.............48
Bảng 3.15. Chỉ số CPI theo tuổi, giới...............................................................49
Bảng 3.16. Số trung bình vùng lục phân theo chỉ số CPI..................................49


Bảng 3.17. Nhu cầu điều trị CPI......................................................................49
Bảng 3.18. Tỉ lệ bệnh nhân mất răng theo nhóm tuổi, giới...............................50
Bảng 3.19. Tỉ lệ mất răng toàn hàm và toàn bộ theo nhóm tuổi – giới..............50
Bảng 3.20. Nhu cầu răng, hàm giả theo nhóm tuổi...........................................50
Bảng 3.21. Tỷ lệ người cao tuổi có vấn đề về răng miệng liên quan đến chất
lượng cuộc sống............................................................................51
Bảng 3.22. Tỉ lệ NCT chịu tác động “thường xuyên” hoặc “rất thường xuyên”
theo giới tính ở nhóm tuổi 60-64;65-74; 75..................................52
Bảng 3.23. Tỉ lệ NCT chịu tác động “thường xuyên” hoặc “rất thường xuyên”
theo nhóm tuổi..............................................................................53

Bảng 1.1. Tình hình SMT qua một số nghiên cứu trên thế giới.....................19
Bảng 1.2. Tình hình SMT qua một số nghiên cứu tại Việt Nam....................21
Bảng 1.3: Tình trạng túi lợi ở người cao tuổi của các nghiên cứu trên thế giới
.....................................................................................................22
Bảng 1.4. Tình hình mất răng qua một số nghiên cứu...................................23
Bảng 2.1. Tỷ lệ sâu răng..................................................................................27
Bảng 2.2. Quy ước của WHO về ghi mã số SMT...........................................28
Bảng 2.3. Nhu cầu điều trị bệnh sâu răng......................................................29
Bảng 2.4. Chỉ số quanh răng cộng đồng CPI..................................................29
Bảng 2.5. Các tiêu chuẩn lâm sàng và mã số..................................................30
Bảng 2.6. Chỉ số Mất bám dính......................................................................30
Bảng 2.67. Nhu cầu răng giả...........................................................................32
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, giới, khu vực sống.........35
Bảng 3.2. Tỉ lệ mắc bệnh răng miệng theo tuổi, giới......................................37
Bảng 3.3. Tỉ lệ mắc bệnh răng miệng ở người có bệnh mạn tính...................37
Bảng 3.4. Tỉ lệ mắc bệnh răng miệng theo khu vực sống...............................37
Bảng 3.5. Tỉ lệ người mắc bệnh sâu răng theo tuổi, giới................................38


Bảng 3.56. Tỉ lệ sâu răng theo tình trạng hôn nhânvị trí lỗ sâu.....................38
Bảng 3.67. Tỉ lệ sâu răng theo tình trạng kinh tếvị trí răng...........................38
Bảng 3.78. Tỉ lệ sâu răng theo trình độ văn hóa.............................................39
Bảng 3.98. Tỉ lệ sâu răng liên quan đến nghề nghiệp.....................................39
Bảng 3.10. Tổn thương tổ chức cứng của răng ko do sâu theo tuổi, giới.......40
Bảng 3.911. VTỉ lệ sâu răng phân bố theo nhóm tuổi và giới tínhị trí tổn
thương tổ chức cứng không do sâu răng theo tuổi, giới.............40
Bảng 3.1012. Số Tổn thương tổ chức cứng của răng không do sâu theo nhóm
răngSMT theo nhóm tuổi và giới tính.........................................40
Bảng 3.131. CTỉ lệ sâu chân răng phân bố theo nhóm tuổi và giớihỉ số SMT
theo tuổi.......................................................................................41

Bảng 3.124. CTrung bình số răng bị sâu chân răng phân bố theo nhóm tuổi
và giới tínhhỉ số SMT theo giới...................................................41
Bảng 3.15. Chỉ số CPI theo tuổi, giới..............................................................42
Bảng 3.136. STỉ ố trung bình vùng lục phân theo chỉ số CPIlệ người cao tuổi
có bệnh nha chu phân bố theo nhóm tuổi và giới tính................43
Bảng 3.17. Nhu cầu điều trị CPI.....................................................................43
Bảng 3.148. Tỷ lệ bệnh nhân mất răng phân bố theo nhóm tuổi và giới
tínhtheo nhóm tuổi......................................................................44
Bảng 3.19. Tỷ lệ bệnh nhân mất răng theo giới..............................................44
Bảng 3.1520. Tỷ lệ tình trạng phục hình răng hàm trên và hàm dưới phân bố
theo giớiSố răng mất theo vị trí và giới.......................................45
Bảng 3.1621. Tỷ lệ tình trạng phục hình răng hàm trên và hàm dưới phân bố
theo nhóm tuổiSố răng mất từng hàm theo tuổi.........................45
Bảng 3.1722. Trung bình nhu cầu điều trị bệnh sâu thân răng phân bố theo
giớiSố răng mất trung bình theo tuổi..........................................46


Bảng 3.23. Phân loại mất răng theo giới - theo phân loại của Kennedy Applegate.....................................................................................46
Bảng 3.24. Phân loại mất răng theo nhóm tuổi và theo phân loại của
Kennedy - Applegate...................................................................47
Bảng 3.1825. Tỷ lệ mất răng toàn hàm và toàn bộ theo nhóm tuổi – giớirung
bình nhu cầu điều trị sâu thân răng phân bố theo nhóm tuổi....47
Bảng 3.1926. Tỉ lệ nhu cầu điều trị viêm quanh răng phân bố theo giớiNhu
cầu răng, hàm giả theo nhóm tuổi...............................................48
Bảng 3.27. Tỉ lệ bệnh răng miệng liên quan đến thói quen của đối tượng
nghiên cứu...................................................................................48
Bảng 3.28. Tỉ lệ bệnh răng miệng liên quan đến vệ sinh răng miệng của đối
tượng nghiên cứu.........................................................................49
Bảng 3.209. Tỉ lệ người có nhu cầu điều trị viêm quanh răng phân bố theo
nhóm tuổi Bệnh răng miệng và khó khăn phát âm...................49

Bảng 3.2130. Tỉ lệ nhu cầu phục hình răng phân bố theo giớiBệnh răng
miệng và đau/khó chịu................................................................50
Bảng 3.2231. Tỉ lệ nhu cầu điều trị phục hình răng phân bố theo nhóm
tuổiBệnh răng miệng và thiếu tự tin..........................................50
Bảng 3.23. Tỉ lệ người cao tuổi có vấn đề răng miệng liên quan đến chất
lượng cuộc sống
Bảng 3.24. Tỉ lệ người cao tuổi chịu tác động “thường xuyên” hoặc “ rất
thường xuyên” theo giới tính ở nhóm tuổi 60-64
Bảng 3.25. Tỉ lệ người cao tuổi chịu tác động “thường xuyên” hoặc “ rất
thường xuyên” theo giới tính ở nhóm tuổi 65-74
Bảng 3.26. Tỉ lệ người cao tuổi chịu tác động “thường xuyên” hoặc “ rất
thường xuyên” theo giới tính ở nhóm tuổi ≥75


Bảng 3.27. Tỉ lệ người cao tuổi chịu tác động “thường xuyên” hoặc “ rất
thường xuyên” theo nhóm tuổi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu......................................4236
Biểu đồ 3.2. Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu................................4337
Biểu đồ 3.3. Tình trạng mắc bệnh mạn tính của đối tượng nghiên cứu............4337
Biểu đồ 3.4. Phân bố OHIP-14SC

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Giải phẫu răng...................................................................................33
Hình 1.2. Sơ đồ WHITE (1975)......................................................................810
Hình 1.3. Cơ chế gây sâu răng.........................................................................911
Hình 1.5. Cấu tạo cầu răng cổ điển, 3 đơn vị, bọc toàn bộ răng trụ..................1217
Hình 1.6. Các loại mất răng theo Kennedy - Applegate..................................3932



ĐẶT VẤN ĐỀ

Liên Hợp Quốc đã dự báo, thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của già hóa. Già hóa
dân số, một hiện tượng mang tính toàn cầu, xảy ra ở nhiều quốc gia, dân tộc
trên thế giới và ảnh hưởng đến mọi quốc gia, dân tộc. Do vậy, nhiều quốc gia
đã và đang quan tâm đến vấn đề già hóa dân số.
Ở Việt Nam, theo Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 được Quốc hội
ban hành ngày 23 tháng 11 năm 2009, những người Việt Nam từ 60 tuổi trở
lên được gọi là người cao tuổi [1] . Theo số liệu tổng điều tra dân số 1979,
1989, 1999, và 2009 tỉ lệ người cao tuổi đã tăng từ 6,9%, 7,2%, 8,1%, và
9,0%[2] . Cơ cấu dân số nước ta có sự biến đổi mạnh và đang có xu hướng già
hoá dân số. Số liệu gần đây cho thấy, năm 2012, Việt Nam đã bước vào thời
kỳ già hóa dân số, với tỷ trọng dân số 65 tuổi trở lên tăng từ 5,8% năm 1999,
lên 6,4% năm 2009 và 7,1% năm 2012. Chỉ số già hoá dân số tăng nhanh từ
24,3% năm 1999 lên 43,5% năm 2013. Tính đến năm 2013, tuổi thọ trung
bình của người Việt Nam là 73,1[3] . Tỷ lệ người cao tuổi trong dân số cao sẽ
làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ trong thời gian tới.Việc chăm sóc xã hội
và chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi vẫn còn hạn chế. Như vậy, việc
chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe răng miệng nói riêng cho
người cao tuổi phải ngày càng được chú trọng và quan tâm hơn nữa bằng các
chính sách và hành động cụ thể.
Nhìn chung, biểu hiện của sức khỏe răng miệng kém ở người cao tuổi
được đặc biệt nhìn thấy ở mức độ mất răng cao, sâu răng, tỉ lệ phổ biến bệnh
quanh răng, đau và loạn năng bộ máy nhai cũng như các tổn thương niêm mạc
miệng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến bệnh sâu răng, bệnh
quanh răng và tình trạng mất răng ở người cao tuổi.



Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001, tỉ lệ sâu răng ở
lứa tuổi trên 45 tuổi là 78%, 55% chưa đi khám răng lần nào[4] . Như vậy, sự
hiểu biết và quan tâm về sức khỏe răng miệng là rất hạn chế. Sức khỏe răng
miệng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống của người
cao tuổi, trong khi đó, đáng ra người cao tuổi nhận những điều tốt đẹp hơn khi
bước vào tuổi già hơn là lo lắng về tình trạng răng miệng nói riêng và tình
trạng sức khỏe toàn thân nói chung.
Ở Việt Nam, chuyên ngành lão khoa cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Điều tra sớm nhất năm 1989-1990 và năm
2001 trên toàn quốc đã đánh giá nhu cầu chăm sóc răng miệng nói chung
nhưng chưa cụ thể về nhu cầu của người cao tuổi ở Thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương.
Với tất cả lí do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng, nhu cầu điều trị bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan
đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương năm 2015” với các mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng, nhu cầu điều trị và một số yếu tố liên quan đến bệnh
răng miệng (bệnh sâu răng, bệnh quanh răng, mất răng) răng miệng
của người cao tuổi ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm
2015.

2.

Phân tích ảnh hưởng củamột số yếu tố ảnh hưởng với chất lượng cuộc
sống của bệnh răng miệng với chất lượng cuộc sốngnày với người cao
tuổi và đề xuất một số t một số giải pháp pdự phòng, chăm sóc răng
miệng củacho nhóm người cao tuổi đối tượng nói trên.



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh lý ở người cao tuổi
1.1.1. Biến đổi sinh lý chung
Lão hóa là một hiện tượng tự nhiên, liên quan chặt chẽ đến quá trình biệt
hóa và trưởng thành[5] {Phạm Khuê, 2013 #18}{Phạm Khuê, 2013 #18} [5] .
Lão hóa đưa đến những thoái triển biển đổi dần và không phục hồi về hình
thái và chức năng ở các cơ quan, khả năng thích nghi với những biến đổi của
môi trường xung quanh ngày càng bị rối loạn. Quá trình lão hóa bắt đầu từ da:
da cứng, nhăn nheo, tăng lớp mỡ dưới da ở bụng, ngực, đùi, mông. Tóc
chuyển bạc, trước ít và chậm, sau nhiều và nhanh hơn.T Thị lực và thính lực
giảm sút. Các hoạt động chức năng của các cơ quan, phủ tạng cũng giảm và
yếu dần đi [6] .
Sự thích ứng với những thay đổi với môi trường kém dần, giảm khả năng
làm việc trí óc, nhanh mệt, tư duy chậm, thời gian lành thương kéo dài, xương dễ
gãy do loãng xương. Khả năng đáp ứng của cơ thể trước các kháng nguyên lạ và
vi khuẩn kém nên người cao tuổi dễ nhiễm trùng và các hiện tượng tự miễn.
Tất cả những lão hóa đó là nguyên nhân làm cho sức khỏe người cao tuổi
giảm sút và hay mắc các bệnh cấp và mạn tính.
1.1.2. Biến đổi sinh lý ở vùng răng miệng{Nguyễn Dương Hồng, 1977 #12}
{Nguyễn Dương Hồng, 1977 #12}{Nguyễn Dương Hồng, 1977 #12}
- Biến đổi trên men và ngà răng [6] {Nguyễn Dương Hồng, 1977 #12}
{Nguyễn Dương Hồng, 1977 #12}[8],[38].


Hình 1.1. Giải phẫu răng[7] .
Về khối lượng: Mòn mặt nhai tùy theo cá nhân, nhưng tăng lên theo tuổi,
thường là mòn không đều tùy theo khớp cắn của từng người. Mòn có thể làm
mất hết lớp men để lộ ra lớp ngà mà nó nhanh chóng đổi thành màu nâu.

Mức độ và tốc độ mòn phụ thuộc vào độ cứng của men ngà, tính chất của
thức ăn, yếu tố nghề nghiệp và thói quen nghiến răng. Do mòn, nhiều khi mặt
nhai trở thành bằng phẳng làm cho khớp cắn mất ổn định và hiệu quả nhai
kém. Mòn mặt bên làm cho điểm tiếp xúc giữa các răng trở thành diện tiếp
xúc kèm theo sự di lệch gần của răng. Mòn mặt bên sẽ làm giảm chiều dài
trước sau của cung răng, tạo sự chênh lệch trước sau ở vùng răng hàm và
khớp cắn đầu chạm đầu ở phía trước.
Về chất lượng: Mô cứng của răng trở nên cứng hơn nhưng khả năng
thẩm thấu, chuyển hóa cơ bản của men, ngà đều kém. Theo thời gian sống, tỉ
lệ chất khoáng và kích thước các tinh thể bề mặt men răng tăng lên. Ở người
già dây Tome thường ngắn lại, ống Tome bị bịt kín. Lòng các ống ngà bị thu
hẹp do sự bồi đắp của ngà thứ phát, bị vôi hóa hẹp dần đến tắc lại và ngà trở
nên trong được gọi là ngà trong hay ngà xơ hóa.. Do sự thoái hóa của tủy, tạo
ngà bào bị giảm hoặc mất tạo nên một số ống ngà không có dây Tome, ngà ở
đây không có sự chuyển hóa và tạo nên một vùng ngà chết, giảm tạo ngà thứ
phát bảo vệ, làm cho răng người già một mặt có khả năng chống đỡ sự tấn
công của axit gây sâu răng, mặt khác lại làm giảm khả năng tự bảo vệ của tủy,


do ngà khoáng hóa cao về mặt cơ học nên dễ gãy hơn và thường răng bị gãy,
vỡ khi có miếng trám to.
- Biến đổi trên tủy răng
Theo thời gian, mô tủy có những thay đổi về cấu trúc. Ở tủy răng người
cao tuổi, cả nguyên bào ngà và nguyên bào sợi đều suy giảm. Các mạch máu
nuôi dưỡng teo lại và ít dần dẫn đến giảm cấp máu cho tủy. Tỉ lệ của chất xơ
sợi tăng lên, nhưng giảm về chất lượng nên mức độ nâng đỡ cũng giảm, răng
kém vững chắc hơn. Theo thời gian, buồng tủy giảm dần kích thước và trần
tủy sát dần với sàn tủy. Sự tạo ngà theo thời gian, buồng tủy cà ống tủy nhỏ
lại, tủy bị xơ teo và calci hóa, số lượng mạch máu và thần kinh đến tủy răng ít
dần. Răng được nuôi dưỡng kém hơn và giòn hơn nen dễ vỡ và dễ sứt mẻ. Do

có sự hình thành ngà thứ phát sinh lý theo tuổi và ngà thứ phát bệnh lý do sâu
răng, mòn răng, tiêu cổ răng, dẫn tới buồng tủy thu hẹp dần lại.
Mật độ tế bào đệm giảm đi, các tế bào thần kinh và mạch máu cũng có
những biến đổi tương tự.
- Biến đổi ở lợi
Tác động lão hóa lên mô liên kết lợi được đăc trưng bởi những biến đổi
thoái triển ở mạch máu và thần kinh. Mạch máu ở lợi giảm về số lượng và khả
năng thẩm thấu cũng như lắng đọng Hyalin trong các tiểu động mạch. Lợi mất
dần tính đàn hồi, có vẻ hơi phù nề và bóng láng, lợi bị co và teo lại gây hở
chân răng, có khi tới 2/3 chiều dài của chân răng.
- Biến đổi ở dây chằng quanh răng
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự mỏng đi và giảm sừng hóa của biểu mô
lợi theo tuổi, vì vậy làm tăng tính thấm của biểu mô với kháng nguyên vi
khuẩn và giảm sức đề kháng và các sang chấn chức năng có thể ảnh
hưởng lâu dài đến vùng quanh răng[8] . Có những thay đổi về mạch máu
như đối với lợi. Vì vậy, vai trò đệm của mô quanh răng giảm, giảm mật độ


tế bào (nguyên bào sợi, tạo cốt bào, hủy cốt bào) và tăng sợi keo, những
nguyên bào xơ, thành phần tế bào chính của mô dây chằng quanh răng có
xu hướng hòa vào nhau để sinh ra những tế bào đa nhân. Tỉ lệ đổi mới tế
bào của mô liên kết chậm lại dẫn tới khả năng liền sẹo kém. Dây chằng có
thể thoái triển coi như mất, xương ổ răng lan vào cement làm cho chân
răng người già gần như dính vào xương.
- Biến đổi ở cement (xê măng, xương răng)
Có sự gia tăng chiều dày cement theo tuổi do sự bồi đắp liên tục sau khi
mọc răng[8] . Các răng có sự di chuyển về phía gần biểu hiện bởi độ dày rõ ở
cạnh xa chân răng. Cement bị phì đại do ảnh hưởng của các hoạt động chức
năng. Cement ở cuống răng và vùng khe giữa các chân răng của răng nhiều chân
do được bồi đắp đã làm bít tắc dần các lỗ chóp chân răng dẫn đến giảm tuần

hoàn đi vào nuôi dưỡng tủy. Nếu quá trình bồi đắp này quá mức sẽ làm cho chân
răng phình ra có hình như dùi trống, gây khó khăn khi răng cần phải nhổ.
- Biến đổi ở xương ổ răng
Xương ổ răng cũng như xương hàm có hiện tượng mạch máu ít đi,
chuyển hóa cơ bản thấp, gần như không có sự bồi đắp xương mới, tế bào
xương giảm về số lượng và hoạt động. Ở mặt ngoài răng cửa và răng hàm nhỏ
hàm dưới xương ổ răng so với phần xương ổ răng ở mặt lưỡi, trong khi đó
răng hàm lớn thì ngược lại. Lớp xương ở chân răng khi bị hở nếu bị mòn hoặc
mất đi sẽ làm hở lơp ngà ở phía dưới gây ra cảm giác ê buốt, thậm chí có thể
gây tổn thương tủy. . Lợi co ở khoảng giữa 2 răng sẽ tạo ra khoảng trống rộng
dễ gây ứ đọng mảng bám răng, thức ăn và vi khuẩn dẫn đến viêm kẽ và sâu
răng ở mặt bên.
1.1.2.1. Ảnh hưởng trên niêm mạc miệng
- Biểu mô niêm mạc miệng
Biểu mô phủ và mô liên kết ở khoang miệng teo và mỏng, giảm mối liên
kết giữa các protein và Mucoprotein theo tuổi. Tăng số lượng tương bào và


hậu quả là giảm tính đàn hồi và tăng sự nhạy cảm của mô đối với sang chấn.
Tổ chức niêm mạc phủ khoang miệng ở người cao tuổi có những biến đổi
dạng phù nề, các nhú biểu mô mất dần dẫn đến vùng tiếp giáp giữa biểu mô
và mô liên kết bị xẹp xuống làm cho lớp biểu mô dễ bị bong tróc. Thời gian
thay thế tế bào biểu mô kéo dài, số lượng tế bào Langerhans ít đi. Vì các biến
đổi nêu trên, nên bề mặt của niêm mạc miệng kém chịu đựng trước các kích
thích như nóng, lạnh, sức đề kháng với nhiễm trùng giảm đi, niêm mạc dễ bị
tổn thương và khi bị tổn thương thì cũng lâu lành.
- Niêm mạc lưỡi
Các nghiên cứu cho thấy, các gai lưỡi có hiện tượng giảm và teo. Số
gai hình dây của lưỡi giảm làm cho lưỡi có vẻ trơn láng, gai lưỡi hình đài bị
teo nhiều nhất so với số lượng giảm hoặc mất dần các nụ vị giác gây ra những

rối loạn vị giác với các chất ngọt, chua, mặn.... Nói chung, niêm mạc miệng
lưỡi nhợt nhạt, teo mỏng do giảm chất gian bào, giảm khả năng tăng sinh
tế bào và giảm đáp ứng miễn dịch tại chỗ cũng như toàn thân thường
thấy ở người cao tuổi.
1.1.2.2. Ảnh hưởng ở khớp thái dương hàm và xương hàm
- Khớp thái dương hàm
Ở khớp thái dương hàm thường gặp sự xơ hóa và thoái hóa khớp, thể
tích lồi cầu xương hàm giảm, diện khớp trở nên phẳng, các dây chẳng rão.
Cùng với sự thoái triển trên, trương lực của các cơ nâng hàm và hạ hàm yếu
dần làm cho khớp mất tính ổn định, vận động của hàm bị ảnh hưởng, khớp
cắn mất cân bằng dẫn đến khả năng nhai, nghiền thức ăn kém, dễ gây đau,
mỏi và có tiếng kêu ởổ khớp.
- Xương hàm
Xương hàm cũng có những biến đổi thoái triển chung theo hệ xương
của cơ thể. Trước hết, xương hàm giảm khối lượng do giảm độ đậm đặc


bởi hiện tượng loãng xương sinh lý. Trên phim X-quang xương người già ít
cản quang, có những vạch sáng chiều rộng vài milimet. Xương hàm người
cao tuổi yếu và dễ gãy, khi bị gãy thường can xấu và chậm. Sống hàm
trên tiêu nhiều hơn theo chiều hướng tâm, sống hàm dưới tiêu ít hơn theo
chiều li tâm. Như vậy, sau khi mất răng, hình thái các xương hàm trên và
hàm dưới sẽ có những biến đổi sâu sắc.
1.1.2.3. Ảnh hưởng trên các chức năng vùng miệng
* Chức năng nhai:
Tốc độ và biên độ chuyển động của hàm dưới giảm trong quá trình vận
động há, ngậm và độ rộng lên xuống trong khi chiều sang bên thì vẫn giữ
nguyên. Vì vậy, thời gian của chu kì nhai không có khác nhiều so với thời kỳ
trung niên. Tuy nhiên, hiệu quả của nhai bị giảm sút do răng suy yếu, hệ
thống môi, má, lưỡi và các cơ giảm sự khéo léo, khả năng phối hợp.

* Chức năng nuốt:
Chức năng nuốt liên quan nhiều tới hoạt động của lưỡi. Lưỡi giảm sự
khéo léo làm cho việc đưa thức ăn chuyển động giảm hơn nữa việc nuốt cũng
bị ảnh hưởng do những thoái triển về vận động cơ và thần kinh.
* Chức năng phát âm:
Có những sự thay đổi nhất định về giọng điệu và khả năng nói theo tuổi.
Nhưng, nếu không có các bệnh lý liên quan thì đặc điểm này ít được chú ý.
* Chức năng tạo dáng khuôn mặt:
Các biến đổi nét mặt là do mất răng và do giảm hoặc mất trương lực
các cơ ở mặt. Thường có sự thấp tầng mặt dưới, những thay đổi này không chỉ
là thẩm mỹ mà còn là sự trở ngại tới chức năng nhai, nuốt.
* Chức năng tiết nước bọt:
Nhu mô tuyến nước bọt suy thoái dẫn đến giảm tiết về số lượng nước
bọt kể cả chức năng tổng hợp các protein nước bọt, IgA giảm 2/3. Trên thực tế


tình trạng khô miệng còn do 1 số bệnh lý ở tuyến, đặc biệt do hậu quả một số
thuốc điều trị cao huyết áp, tâm thần….
1.2. Các vấn đề răng miệng thường gặp ở người cao tuổiMột số đặc điểm
bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi
1.2.1. Các tác nhân gây bệnh
Có rất nhiều lý do khiến vi khuẩn, nấm… có điều kiện để tụ tập, sinh
sống và phát triển ở môi trường miệng của người cao tuổi do các khe rộng,
hở chân răng, các răng sâu, vỡ thân to, răng di lệch, khớp cắn sang chấn,
miệng khô, các răng sâu không được trám, hoặc miếng trám thừa, mất
răng không được làm phục hình… Tình trạng này ngày càng trở nên
nghiêm trọng vì việc tự vệ sinh răng miệng của người cao tuổi đã không
được thực hiện tốt. Miệng là nơi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các
nhân tố có thể gây bệnh với nhiều yếu tố kích thích, sang chấn từ các hoạt
động nhai, nuốt.

Bên cạnh đó, sức đề kháng của cơ thể giảm và tính chất thường mắc
các bệnh mãn tính.
1.2.2. Bệnh lý răng
1.2.2.11. Bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hóa được đặc trưng bởi
sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô
cứng [9] .
Bệnh căn bệnh sâu răng
Người ta cho rằng sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó
vi khuẩn đóng vai trò là một nguyên nhân quan trọng đặc biệt là
Streptococcus. Ngoài vi khuẩn ra, một số điều kiện thuận lợi cho sâu
răng phát triển cũng đóng vai trò quan trọng không kém, như chế độ
ăn uống, tình trạng răng và tổ chức cứng của răng, tình trạng vệ sinh


răng miệng, tình trạng môi trường miệng.
Nguyên nhân của sâu răng được giải thích bằng sơ đồ WHITE như sau:

Hình 1.2. Sơ đồ WHITE (1975)[9]
Sơ đồ WHITE cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc sâu răng như:
hạn chế quá trình hủy khoáng, tăng cường quá trình tái khoáng và có tác dụng
bảo vệ răng không bị sâu như nước bọt, khả năng acid của men, các ion F -,
Ca++, pH > 5 và sự trám bít hố rãnh… Với những hiểu biết sâu hơn về cơ chế
bệnh sinh của quá trình sâu răng nên trong hai thập kỷ qua con người đã đạt
được những thành tựu to lớn trong việc dự phòng sâu răng cho cộng đồng
Bệnh sinh bệnh sâu răng
Cơ chế bệnh sinh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình hủy
khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng
thì sẽ gây sâu răng [9] .
Tóm tắt cơ chế sâu răng như sau:

Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng


Các yếu tố gây mất ổn định làm
sâu răng:
Mảng bám vi khuẩn;
Chế độ ăn nhiều đường;
Nước bọt thiếu hay acid;
Các yếu tố bảo vệ:

Acid dạ dày tràn lên miệng;
pH < 5,5

Nước bọt
Khả năng kháng acid của men răng
Fluor có ở bề mặt men răng
Trám bít hố rãnh
pH > 5,5

Hình 1.3. Cơ chế gây sâu răng[9]
Một số đặc điểm sâu răng ở người cao tuổi
Sâu răng thường khó phân biệt giữa người trẻ và người già. Tuy nhiên,
sâu chân răng ở tuổi 60 nhiều gấp 2 lần ở tuổi 30. Ở trẻ em thường sâu ở mặt
hố rãnh. Người trưởng thành, dễ bị sâu các mặt bên. Ở người già, sâu răng
xảy ra ở chân răngdo sựtụt nướu, nguyên nhân tự nhiên hay bệnh nha chu.
Giai đoạn sớm của sâu mặt chân răng: khi có một hay nhiều vùng đổi
màu được xác định rõ, vị trí thuận lợi là chỗ nối men xê măng. Sang thương
tiến triển có màu vàng hay nâu nhạt, thăm dò cảm thấy mềm, lan ra xung
quanh, có thể đi vòng quanh chân răng. Sang thương đang tiến triển thì đau
nhức và phản ứng khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hay thăm khám.

Nếu vệ sinh răng miệng tốt giữ cho mặt chân răng không có mảng bám
thì sang thươngcó thể thành không tiến triển. Sang thương không tiến triển có
màu nâu đậm, mặt nhẵn, dò thấy cứng, đồng đều trên bề mặt chân răng bị lộ.
Sâu chân răng sau 50 tuổi gây ra bởi Odontomyces viscosus hơn là
Streptococci, loại này ở trên các nhú lưỡi và chuyển đến men bị lộ. Chải sạch
lưỡi đều đặn và thức ăn có chất tẩy rửa là rất quan trọng[10] .


Nguyên nhân của sâu chân răng ở NCT có thể do: hệ thống miễn dịch
suy giảm, sức đề kháng kém, các bệnh toàn thân đưa đến tình trạng răng
miệng kém… ít quan tâm đến răng miệng, ảnh hưởng của hàm giả, móc mang
hàm giả làm vắt, đọng thức ăn, tích tụ vi khuẩn gây sâu răng. Trong đó, yếu tố
quan trọng nhất là giảm lượng nước bọt, làm giảm khả năng chải rửa bề mặt
răng, giảm khả năng đề kháng vi khuẩn sâu răng. Sự thay đổi về lượng nước
bọt có lẽ ảnh hưởng đến sâu răng nhiều hơn là sự thay đổi về thành phần nước
bọt. Ngoài ra, còn có thể do vấn đề tài chính và các yếu tố xã hội khác [11].
Khi lượng nước bọt giảm đi theo tuổi tác thỉ tỉ lệ sâu răng tăng lên.Ở người
cao tuổi, lỗ sâu thường xuất hiện dưới cổ răng gọi là sâu cement răng.
Sâu cement thường khó hàn và dễ tái phát.
Sâu răng ở người cao tuổi thường tiến triển chậm, triệu chứng lâm
sàng nghèo nàn, khi thăm khám lỗ sâu thường thấy đáy lỗ sâu có màu
nâu sẫm, men bờ lỗ sâu sứt mẻ, bệnh nhân ít ê buốt, tủy thường bị ảnh
hưởng chậm.
12.2.2. Tổn thương tổ chức của răng không do sâu răng
Do răng người cao tuổi kém khoáng hóa theo thời gian nên men răng trở nên
giòn, dễ vỡ và dễ sứt mẻ[10] . Mòn răng là một nguyên nhân quan trọng
gây phá hủy mô răng. Các răng mòn bị mất cấu trúc giải phẫu và dễ gây
giắt thức ăn vào khe răng, tổn thương lợi, viêm nha chu, cuối cùng răng bị
tiêu xương, tụt lợi, răng lung lay và mất răng. Mòn quá mức cửa còn gây
xấu về thẩm mỹ.Mòn răng làm tăng sự nhạy cảm của răng.Những răng

mòn quá mức mặt nhai, mòn khuyết ở cổ thường gây đau buốt khi ăn
lạnh, nóng lạnh hoặc chua ngọt.
1.2.2.3. Bệnh tủy răng
Bệnh lý tủy thường thấy là viêm tủy mãn, không có triệu chứng lâm sàng
rõ, có thể tủy chết không rõ khi nào, bệnh nhân chỉ đi khám khi có các


×