Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

NGHIÊN cứu GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THẬN và ĐỘNG MẠCH PHÂN THÙY THẬN TRÊN HÌNH ẢNH cắt lớp VI TÍNH 128 dãy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.34 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TRANG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THẬN
VÀ ĐỘNG MẠCH PHÂN THÙY THẬN TRÊN
HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH 128 DÃY

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH TRANG

NGHIÊN CứU GIảI PHẫU ĐộNG MạCH THậN

ĐộNG MạCH PHÂN THùY THậN TRÊN HìNH
ảNH
CắT LớP VI TíNH 128 DãY
Chuyờn ngnh : Gii phu ngi
Mó s : 60720102



LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Ngụ Xuõn Khoa
H NI 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được cuốn luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học và Bộ môn Giải Phẫu trường Đại
học Y Hà Nội.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc, Phòng Kế Hoạch Tổng
hợp, Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện
cho tôi được học tập và nghiên cứu tại bệnh viện.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
PGS.TS.Ngô Xuân Khoa, Phó trưởng bộ môn Giải Phẫu trường Đại
học Y Hà Nội, người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi làm luận văn. Thầy đã dìu
dắt, dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu, giúp tôi trưởng thành và phát triển trong
chuyên môn.
PGS.TS.Nguyễn Văn Huy, Người Thầy đã hướng dẫn, truyền đạt cho
tôi những kiến thức đầu tiên về con đường nghiên cứu giải phẫu, niềm đam
mê nhiệt huyết cho những bước đường sau này.
PGS.TS.Trần Sinh Vương, Chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu trường Đại
Học Y Hà Nội, các thầy trong bộ môn và các thầy trong hội đồng đã truyền
đạt kiến thức chuyên môn cho tôi và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Tập thể các bác sỹ và kỹ thuật viên khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện
Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
và làm luận văn.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người chị
thương yêu và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được học
tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
NGUYỄN THỊ TRANG


LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Trang, Bác sĩ nội trú khóa 41 – Chuyên ngành Giải
phẫu người – Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Ngô Xuân Khoa.
2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận của cơ sở nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN
CD
CLVT
ĐK
ĐM
ĐMC

ĐMCB
ĐMCD
ĐMCT
ĐMPT
ĐMPTD
ĐMPTT
ĐMPTTD
ĐMPTTT
ĐMSB
ĐMT
ĐMTB
MIP
NC
VR

Bệnh nhân
Chiều dài
Cắt lớp vi tính
Đường kính
Động mạch
Động mạch cực
Động mạch chủ bụng
Động mạch cực dưới
Động mạch cực trên
Động mạch phân thùy
Động mạch phân thùy dưới
Động mạch phân thùy trên
Động mạch phân thùy trước dưới
Động mạch phân thùy trước trên
Động mạch sau bể

Động mạch thận
Động mạch trước bể
Maximum Intensity Projection (hình chiếu đậm độ tối đa)
Nghiên cứu
Volume Rendering (xử lý thể tích)


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giải phẫu thận nói chung và giải phẫu động mạch thận nói riêng là vấn
đề đã được nghiên cứu và mô tả từ lâu trong y văn. Tuy nhiên ở mỗi thời kì,
có những phương pháp nghiên cứu khác nhau với những ưu nhược điểm riêng
[1]. Với sự ra đời của các kĩ thuật xâm lấn tối thiểu để điều trị các bệnh lý về
thận như can thiệp mạch thận, cắt thận nội soi, tán sỏi nội soi ngược dòng, tán
sỏi qua da… giải phẫu thận và đặc biệt là giải phẫu động mạch thận và các
động mạch phân thùy đã được quan tâm dưới những góc nhìn mới [1].
Tại Việt Nam, từ những năm 1960 đến nay đã có nhiều nghiên cứu về
hệ thống động mạch thận, tuy nhiên thời gian đầu các công trình đều chú

trọng nghiên cứu những đặc điểm phục vụ phẫu thuật mổ mở lấy sỏi, hay cắt
thận bán phần và đa số nghiên cứu được thực hiện bằng phẫu tích xác, không
khảo sát được trên cơ thể sống, kích thước động mạch thường giảm do sự co
rút sau bảo quản. Hiện nay, các kĩ thuật hình ảnh khác nhau như: chụp niệu đồ
tĩnh mạch (UIV), cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, chụp động mạch thận chọn
lọc, … đã được nghiên cứu cho phép đánh giá hình thái thận trên cơ thể sống
một cách chân thực và sống động.
Việc tạo ảnh, dựng hình mạch máu ngày càng được ứng dụng rộng rãi, từ
khi có chụp cắt lớp vi tính (CLVT) thế hệ 16 dãy, 32 dãy, 64 dãy, 128 dãy… độ
nhậy và độ đặc hiệu trong đánh giá bệnh lý mạch máu và đánh giá cấu trúc
mạch máu là rất cao mà không cần xâm lấn. Trong đó, chụp CLVT 128 dãy
động mạch thận, có dựng hình cho kết quả tốt trong đánh giá cấu trúc động
mạch trong và ngoài thận. Các công trình nghiên cứu về hình ảnh động mạch
thận (ĐMT) trên phim chụp CLVT của các tác giả trên thế giới và trong nước
có Gümüş H và cộng sự [2], Tuncay Hazirolan và cộng sự [3], Võ Văn Hải và
cộng sự [4]...


10

Nghiên cứu giải phẫu của hệ thống động mạch thận và động mạch
phân thùy thận (ĐMPTT) có ý nghĩa quan trọng trong lâm sàng, làm cơ sở
trong việc đánh giá, tiến hành, tiên lượng trong phẫu thuật cắt bán phần và
ghép thận. Đồng thời còn giúp chẩn đoán: phình mạch, tắc mạch thận, thông
động tĩnh mạch thận, hẹp động mạch thận và các bệnh lý sỏi thận, sỏi niệu
quản… Hiểu rõ về hệ thống động mạch thận và động mạch phân thùy thận
còn giúp các nhà ngoại khoa và chẩn đoán hình ảnh tạo đường hầm tán sỏi,
tránh một trong các biến chứng phổ biến trong tán sỏi qua da đó là thông
động tĩnh mạch hoặc giả phình động mạch có thể gây tình trạng chảy máu
nghiêm trọng sau tán sỏi [5].

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu giải
phẫu động mạch thận và động mạch phân thùy thận trên hình ảnh chụp
cắt lớp vi tính 128 dãy” với hai mục tiêu:
1. Mô tả hình thái và các dạng biến đổi giải phẫu của động mạch thận
trên phim chụp CLVT 128 dãy.
2. Mô tả các dạng biến biến đổi giải phẫu của động mạch phân thùy
thận trên phim chụp CLVT 128 dãy.


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu động mạch thận
1.1.1. Nguyên ủy
ĐM thận phần lớn xuất phát từ ĐM chủ bụng trong NC của Trịnh Xuân
Đàn [6], Võ Văn Hải [4], cũng có trường hợp xuất phát cùng thân chung với
ĐM mạc treo tràng trên trong báo cáo của Dalcik C. [7].

Hình 1.1. Nguyên ủy của ĐM thận [8]
+ Vị trí nguyên ủy ĐM thận phải so với ĐM thận trái
Trong nghiên cứu của Võ Văn Hải và cộng sự [4] khảo sát trên 3 nhóm
đối tượng: 81 thi hài, 31 người hiến thận được chụp bằng DSA và 25 người
hiến thận được chụp bằng cắt lớp vi tính, thận bên (P) thường ở vị trí thấp hơn
thận bên (T). Do quá trình phát triển đi lên của thận (P) và sự phát triển của gan
về thể tích, thận (P) bị gan đè xuống nên thấp hơn thận (T). Tuy thế khi tác giả
so sánh vị trí nguyên ủy, thì nguyên ủy ĐM thận (P) thường cao hơn hoặc bằng


12


nguyên ủy ĐM thận (T) chiếm 83,2%. Kết quả này tương đồng với tác giả
Trịnh Xuân Đàn [6] là 71.4%, Lê Quang Triển là 88.9% [9], tác giả Cicekcibasi
[10] là 88.5%.
+ Nguyên ủy ĐM thận đối chiếu lên cột sống
Bảng 1.1: Nguyên ủy ĐM thận đối chiếu lên cột sống
Tác giả

Mẫu Thận

D12 D12-L1 L1 L1-L2 L2 L2-L3 L3
(%) (%)
(%) (%) (%) (%) (%)

Phải

0.2

3.2

44.1

37

12.9

1.3

0.1


Trái

0.2

2.9

39.5

38.9

17

0.9

0.0

Phải

0.8

1.5

36.6

27.8

32.8

0.3


0.3

Gümüş H. [2] 820
Ulku Cenk
Turba [11]

399

Như vậy, nguyên ủy ĐM thận đa số từ đoạn tương ứng với đốt sống thắt
lưng L1 đến đốt sống thắt lưng L2.
1.1.2. Đường đi liên quan
Từ nguyên ủy, ĐM thận chạy ngang ra ngoài, ra sau hướng tới rốn thận
và nằm sau tĩnh mạch (TM) thận tương ứng.
1.1.3. Kích thước động mạch thận
Theo Lê Văn Cường [12] ĐM thận (P) dài 55 mm, ĐM thận (T) dài
48,3 mm, đường kính cả hai trung bình 4.2 – 4.3 mm.
Theo Trịnh Xuân Đàn [6] ĐM thận (P) dài 39.5mm đường kính 5.2
mm, ĐM thận (T) dài 28.9 mm đường kính 5.1 mm
Theo Breno J. và cộng sự [13] chiều dài ĐM thận phải là 39.6 ± 13
mm, bên trái là 34.1 ± 11 mm. Có sự khác nhau về đường kính giữa nam và
nữ, ở bên phải của nam là 7.11 ± 0.16 mm lớn hơn nữ là 6.14 ± 0.14 mm; bên
trái ở nam là 7.17 ± 0.17 mm lớn hơn ở nữ là 5.53 ± 0.15 mm.
1.1.4. Các dạng đa ĐM thận


13

Theo Sampaio và Passo [14]:
- ĐM rốn thận là ĐM thận chính thức có nguyên ủy từ ĐM chủ bụng đi
vào rốn thận.

- ĐM cực trên và cực dưới là những ĐM thận nhưng không đi vào rốn
thận được gọi là các: “ĐM thêm vào” (additional renal arteries).
+ Nhóm I: Nhóm có 1 ĐM thận
-

1 A: Chỉ có 1 ĐM rốn thận

-

1 B: một ĐM rốn thận cho một nhánh ĐM cực trên

-

1 C: một ĐM rốn thận cho hai nhánh ĐM cực trên

-

1 D: một ĐM rốn thận cho một nhánh ĐM cực dưới

-

1 E: một ĐM rốn thận cho một nhánh ĐM cực trên, một nhánh ĐM cực dưới

-

1 F: một ĐM rốn thận chia sớm (dưới 1cm)
+ Nhóm II: Nhóm có hai ĐM thận.
- 2 A: Hai ĐM rốn thận
- 2 B: Hai ĐM rốn thận cho một nhánh ĐM cực trên
- 2 C: Hai ĐM rốn thận cho hai nhánh ĐM cực trên

- 2 D: Hai ĐM rốn thận cho một nhánh ĐM cực trên và 1 nhánh ĐM cực
dưới.
- 2 E: một ĐM rốn thận và một ĐM cực trên tách ra từ ĐM chủ bụng.
- 2 F: một ĐM rốn thận và một ĐM cực dưới tách ra từ ĐM chủ bụng.
- 2 G: một ĐM rốn thận cho 1 nhánh ĐM cực trên, một ĐM cực dưới
tách ra từ ĐM chủ bụng.
+ Nhóm III: Nhóm có ba ĐM thận:
- 3 A: ba ĐM rốn thận cho 1 nhánh ĐM cực trên
- 3 B: hai ĐM rốn thận và 1 ĐM cực trên tách ra từ ĐM chủ bụng.


14

- 3 C: 2 ĐM rốn thận cho 1 nhánh ĐM cực trên, 1 ĐM cực trên tách ra
từ ĐM chủ bụng.
- 3 D: 1 ĐM rốn thận và hai ĐM cực trên tách ra từ ĐM chủ bụng.
+ Nhóm IV: Nhóm có 4 ĐM thận.
- 4 A: 3 ĐM rốn thận và 1 ĐM cực trên tách ra từ ĐM chủ bụng.
- 4 B: 1 ĐM rốn thận, hai ĐM cực trên và 1 ĐM cực dưới tách ra từ
ĐM chủ bụng.
Theo Võ Văn Hải và cộng sự [4]:
+ Nhóm có 1 ĐM thận thuộc dạng A chiếm 51,6%; dạng B chiếm 20,4%;
dạng C chiếm 0,5%; dạng D chiếm 1,8%; dạng E chiếm 1,3%; dạng F chiếm 0,5%.
+ Nhóm có 2 ĐM thận thuộc các dạng A, B, C, D chiếm 13,0%; dạng E
chiếm 3,6%; dạng F,G chiếm 4,0%.
+ Nhóm có 3 ĐM thận thuộc dạng A chiếm 0,5%; dạng B, C chiếm 1,3%;
dạng D chiếm 0,5%.
+ Nhóm có 4 ĐM thận thuộc dạng A chiếm 0,5%; dạng B chiếm 0,5%.
Theo Sampaio và Passos [14]:
+ Nhóm có 1 ĐM thận thuộc dạng A chiếm 55,3%; dạng B chiếm

14,3%; dạng F chiếm 2,6%
+ Nhóm có 2 ĐM thận thuộc dạng A chiếm 7,9%; dạng B chiếm 3,4%;
dạng E chiếm 6,8%; dạng F chiếm 5,3%.
+ Nhóm có 3 ĐM thận thuộc dạng A chiếm 1,9%; dạng B chiếm 1,1%;
thận có 2 ĐM rốn thận và 1 ĐM cực dưới chiếm 0,7%.
+ Nhóm có 4 ĐM thận gồm 2 ĐM rốn thận và 1 ĐM cực trên và 1 ĐM
cực dưới chiếm 0,4%.
+ Nhóm có 5 ĐM thận gồm 3 ĐM rốn thận với 1 ĐM cực trên và 1 ĐM
cực dưới.
1.1.5. Các dạng nguyên ủy của ĐM cực trên và ĐM cực dưới


15

Hình 1.2. Các dạng nguyên ủy các ĐM cực trên và ĐM cực dưới [4]
- Nguyên ủy ĐM cực trên và ĐM cực dưới có thể từ ĐM chủ bụng hoặc ĐM
thận
+ Với ĐM cực trên, theo NC của Võ Văn Hải [4], tỉ lệ ĐM này xuất phát
từ ĐM chủ bụng là 7.1%, từ ĐM thận là 31.3%. Theo Oelrich [15], tỉ lệ này
tương tự với nguyên ủy từ ĐM chủ bụng là 7%, tuy nhiên từ ĐM thận chỉ
chiếm 12%.
+ Với ĐM cực dưới, theo NC của Võ Văn Hải [4] tỉ lệ ĐM này có nguồn
gốc từ ĐM chủ bụng là 4.5%, từ ĐM thận là 3.5%.


16

ĐM cực dưới đi bắt chéo phía trước niệu quản, có thể làm gấp khúc niệu
quản – bể thận gây chít hẹp, hậu quả là làm ứ nước thận, giãn đài bể thận,
thậm chí suy thận.

1.1.6. Phân nhánh - cấp máu cho thận
Khi tới gần rốn thận, mỗi ĐM thận thường chia làm 2 ngành cùng:
- Ngành trước: thường chia 4 nhánh ĐM toả rộng trước bể thận.
- Ngành sau: trèo lên bờ trên bể thận rồi vòng ra sau, đi dọc mép sau
rốn thận, để hở một phần mặt sau bể thận (thường rạch mặt sau bể thận, khi
phải lấy sỏi đài bể thận).

Hình 1.3. Phân nhánh chi phối của ĐM thận [16]
Trên đường đi, ĐM thận tách nhánh nhỏ cấp máu cho tuyến thượng thận
(ĐM thượng thận dưới); các nhánh cho mô mỡ quanh thận, bao thận, bể thận và
nhánh cho phần trên niệu quản đoạn bụng. Các nhánh này nối tiếp ở ngoài thận


17

với các ĐM lân cận (ĐM hoành, ĐM sinh dục, ĐM đại tràng) và nối tiếp với
nhau trong lớp mỡ quanh thận tạo thành vòng mạch ngoài thận rất phong phú.
Các nhánh ĐM thận khi vào thận sẽ cung cấp máu cho từng vùng nhu
mô thận riêng biệt gọi là phân thùy thận (phân thùy thận ĐM). Tuy nhiên,
cũng có những quan điểm khác trong phân thùy thận, nhưng nhìn chung
các phân thùy này không tương đương với các phân thùy thận cổ điển
(phân thùy theo đài bể thận).
Các nhánh của ngành ĐM trước bể thận cấp máu cho một vùng rộng
hơn các nhánh ở phía sau.

Hình 1.4. Hình ảnh ĐM thận [17]
A: ĐM trước bể, B: ĐM phân thùy trên, C: ĐM phân thùy trước trên,
D: ĐM phân thùy trước dưới, E: ĐM phân thùy dưới
Động mạch thận tận cùng bằng các động mạch mà không có các tuần
hoàn bàng hệ. Đường Brodel – đường ít mạch là khu vực gần như vô mạch

của thận, nó nằm hơi sau bờ lồi của nửa sau thận, đây là chỗ chuyển tiếp giữa
vùng được cấp máu bởi nhánh trước và nhánh sau của động mạch thận. Là 1
đường song song với bờ ngoài của thận, nằm ở mặt sau tương ứng với vị trí
khoảng 2/3 ngoài, 1/3 trong từ rốn thận đến bờ ngoài của thận. Đường mổ vào
khu vực này lấy sỏi ở đài thận sẽ ít gây tổn thương và ít chảy máu nhất [12].


18

Hình 1.5. Hình ảnh ĐM thận và các nhánh phân thùy [17]
A:ĐM trước bể, B: ĐM phân thùy trên, C: ĐM phân thùy trước trên,
D: ĐM phân thùy trước dưới, E: ĐM phân thùy dưới
1.2. Giải phẫu ĐM phân thùy thận
Do đặc điểm của các ĐM thận là ĐM tận, ngược lại tĩnh mạch thận thì
có sự nối thông với nhau nên từ những năm 1950, nhiều tác giả đã hệ thống
hóa các mạch máu chi phối cho từng phần của nhu mô thận, các ĐM này
được gọi là các động mạch phân thùy thận (ĐMPT) (Hình 1.4 và Hình 1.5).
Có nhiều cách phân chia phân thùy thận theo động mạch, tuy nhiên phân chia
của Graves [18] hiện nay được nhiều tác giả công nhận, ứng dụng nhiều và
rộng rãi trong lâm sàng.
Phân chia của Graves: Graves [18] trên cơ sở phân nhánh tương đối ổn
định của ĐM thận đã chia thận thành 5 phân thùy, mỗi phân thùy được cấp
máu bởi một ĐM riêng.
Động mạch phân thùy thận:
o ĐM phân thùy trên (S1)
o ĐM phân thùy trước trên (S2)
o ĐM phân thùy trước dưới (S3)
o ĐM phân thùy dưới (S4)
o ĐM phân thùy sau (S5)



19

1.2.1. Động mạch phân thùy trên (S1)
Là 1 ĐM phân thùy nhỏ nhất, rất thay đổi về nguyên ủy có thể tách ra
từ ngành trước ĐM thận, từ 1 thân chung với S2 hoặc là một nhánh của S2
hoặc từ ngành sau ĐM thận. Về liên quan cũng rất thay đổi, có thể đi mặt
trong nhóm đài thận I, hoặc đi ở rãnh giữa hai phần trong và ngoài nhóm đài
thận I. Phân thùy S1 chiếm nhỏ hơn 1/4 mặt trước trên thận.
1. Phân thùy trên
2. Phân thùy trước trên
3. Phân thùy trước dưới
4. Phân thùy dưới
5. Hạ phân thùy sau trên
6. Hạ phân thùy sau dưới
A. Mặt trước thận
B. Mặt sau thận
C. Mặt trong thận

Hình 1.6. Liên quan ĐM phân thùy thận và hệ thống đài bể thận [6]
1.2.2. Động mạch phân thùy trước trên (S2)
Thường tách ở ngoài rốn thận, từ ngành trước, ngành sau hoặc từ ĐM
thận. ĐM S2 này thường chia sớm thành 2 hoặc 3 nhánh, bắt chéo mặt trước đài
thận lớn trên, đi theo khe giữa nhóm đài thận I - II, II – III, hoặc rãnh giữa 2
phần trong và ngoài nhóm đài thận I.
Phạm vi cấp máu ở mặt trước thận tương ứng với nhóm đài thận II, một
phần nhóm đài thận I và một phần nhóm trung gian (nếu có) trong khoảng trống
giữa 2 nhóm II- III. Phân thùy S2 chiếm khoảng 1/3 giữa trên mặt trước thận.



20

1.2.3. ĐM phân thùy trước dưới (S 3)
Thường xuất phát sớm ở ngoài rốn thận, từ ngành trước, thân chung với
ĐM S2, thân chung với ĐM S4 hoặc là một nhánh tận của ĐM thận. ĐM S3
đi vào thận trong khe giữa 2 nhóm đài thận II - III hoặc một đài thận trung
gian và nhóm III, ít trường hợp đi dưới nhóm đài thận III.
ĐM S3 cấp máu cho một phần ở mặt trước dưới thận (nhỏ hơn l/4 nửa
trước thận) tương ứng với nhóm đài III và một phần trung gian giữa 2 nửa thận.
1.2.4. ĐM phân thùy dưới (S 4)
Nguyên ủy rất đa dạng và có thể tách độc lập hay có thân chung với ĐM
S3 từ: ĐM thận, ngành trước, ngành sau ĐM thận hoặc từ ĐM chủ bụng. Vào
xoang thận, ĐM S4 thường chia sớm thành 1- 3 nhánh trước và 1 nhánh sau.
- Các nhánh trước thường đi trước và dưới nhóm đài IV, đôi khi có thể qua
khe giữa 2 nhóm đài III - IV tuỳ theo sự phát triển cân bằng bù trừ với ĐM S3
- Nhánh sau: đi bờ dưới của bể thận và đài thận lớn dưới, vòng ra sau
tới một vùng ở mặt sau cực dưới thận.
ĐM S4 cấp máu chủ yếu cho nhóm đài IV, khoảng 1/4 dưới thận và
diện tích ở mặt trước lớn hơn ở mặt sau thận.
1.2.5. ĐM phân thùy sau (S5)
Là ngành sau ĐM thận, nhưng cũng có nguyên ủy luôn thay đổi. Theo
sát bờ trên mép sau bể thận, bắt chéo mặt sau bể thận xuống dưới và phân
nhánh bên theo kiểu trục chính hoặc theo kiểu phân đôi.
* Cách phân chia khác:
Lê Quang Cát và Nguyễn Bửu Triều (1971) [19] cho rằng ĐMT ngoài
xoang rất thay đổi, khó hệ thống hoá nhưng khi tới gần xoang thận thì các
ĐM này phân chia tương đối ổn định và có thể hệ thống hoá được. Dựa trên
số lượng nhánh ĐM nhìn thấy được ở rốn thận hoặc bên trong rốn thận
khoảng từ 0 - 0,5 cm và các vùng thiểu mạch trong nhu mô thận, hai tác giả
này đã chia thận thành 8 phân thuỳ tương ứng với 8 ĐMPT cấp máu. 4 phân

thuỳ ở nửa trước (S1-S4) và 4 phân thuỳ ở nửa sau (S’1-S’4). Các ĐM nhìn


21

thấy được là các ĐMPT có vị trí liên quan với mép trước và mép sau tương
ứng của rốn thận [22].
Động mạch phân thùy 1 (S1): vào khe chính trước trên của rốn thận.
Động mạch phân thùy 2 (S2): vào khe phụ trước của bờ trước rốn thận
Động mạch phân thùy 3 (S3): vào nửa dưới của mép trước rốn thận
Động mạch phân thùy 4 (S4): vào khe chính trước dưới của rốn thận
Động mạch phân thùy 5 (S’1): vào đầu sau của mép trên rốn thận
Động mạch phân thùy 6 (S’2): vào khe chính sau trên của rốn thận
Động mạch phân thùy 7 (S’3): vào giữa mép sau của rốn thận.
Động mạch phân thùy 8 (S’4): vào khe chính sau dưới của rốn thận, có
thể hơi di lệch lên trên, xung quanh và tận hết ở đó.
Lê Quang Cát và Nguyễn Bửu Triều nhận thấy ĐMPT 4 thường nằm ở
khe chính trước dưới rốn thận. ĐM này có sự phân bố khá đặc biệt, nó có thể
được coi là ĐM cấp máu cho cực dưới của thận. Một nhánh phía sau, chạy
lướt phía dưới của đài lớn dưới và hơi lệch ra sau, cấp máu cho 2/3 dưới của
mặt sau cực dưới thận. Ranh giới, phạm vi cấp máu của ĐMPT S4, S’4 (phạm
vi cấp máu của ngành trước bể và sau bể) là 1 đường thẳng kẻ từ góc sau dưới
rốn thận hoặc thấp hơn trong phạm vi 5 mm hợp với đường nằm ngang 1 góc
khoảng 45 - 50 độ.
1.3. Các dạng động mạch phân thùy thận
1.3.1. ĐM phân thùy trên
Graves [18] chia ĐM phân thùy trên ra thành bốn dạng dựa trên nguyên ủy.

Hình 1.7. Các dạng của ĐM phân thùy trên [18]



22

- Dạng I: ĐM phân thùy trên xuất phát ĐM trước bể hoặc có thân
chung với ĐM phân thùy trước trên.
- Dạng II: ĐM phân thùy trên xuất phát từ ĐM thận tại nơi phân chia ĐM
trước và sau bể.
- Dạng III: ĐM phân thùy trên xuất phát từ ĐM thận hoặc ĐM chủ bụng
- Dạng IV: ĐM phân thùy trên xuất phát từ ĐM sau bể.
Bảng 1.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của các tác giả về các dạng
ĐM phân thùy trên
Tác giả

Graves F.T.

[18]
Năm
1954
Mẫu (Thận)
Dạng I
43.03%
Dạng II
23.03%
Dạng III
23.03%
Dạng IV
10%
1.3.2. ĐM phân thùy trước trên

Kher


Verma M.

Chandragirish

[20]
1960
54
60.33%
5.66%
4.31%
29.70%

[21]
1961
98
20.45%
16.30%
29.70%
-

S. [22]
2014
100
40%
15%
22%
23%

Theo Nguyễn Trung Nghĩa [23], chia ĐM phân thùy trước trên thành 4

nhóm theo nguyên ủy:
- Nhóm 1: ĐM phân thùy trước trên có nguyên ủy từ ĐM trước bể
- Nhóm 2: ĐM phân thùy trước trên có nguyên ủy từ ĐMPT trên
- Nhóm 3: ĐM phân thùy trước trên có nguyên ủy từ ĐMPT trước dưới
- Nhóm 4: ĐM phân thùy trước trên có nguyên ủy từ nơi phân chia ĐM
trước và sau bể
1.3.3. ĐM phân thùy trước dưới
Chandragirish S. [24], chia ĐM phân thùy trước dưới thành 6 nhóm
theo nguyên ủy
- Nhóm I: ĐM phân thùy trước dưới có nguyên ủy từ ĐM trước bể.
- Nhóm II: ĐM phân thùy trước dưới có nguyên ủy từ ĐM phân thùy


23

trước trên.
- Nhóm III: ĐM phân thùy trước dưới có nguyên ủy từ ĐM phân thùy dưới.
- Nhóm IV: ĐM phân thùy trước dưới có nguyên ủy từ ĐM thận.
- Nhóm V: ĐM phân thùy trước dưới có nguyên ủy từ ĐM chủ bụng.
- Nhóm VI: ĐM phân thùy trước dưới có nguyên ủy từ ĐM sau bể.

Hình 1.8. Các dạng của ĐM phân thùy trước dưới [24].
Bảng 1.3. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của các tác giả về các dạng ĐM
phân thùy trước dưới.
Tác giả
Verma M.[21]
Năm
1961
Mẫu nghiên cứu
98

Nhóm I
74%
Nhóm II
8%
Nhóm III
4%
Nhóm IV
Nhóm V
Nhóm VI
1%
1.3.4. ĐM phân thùy dưới

Fine H.[25]
1966
107
16%
65%
-

Chandragirish S.[24]
2014
100
47%
16%
25%
11%
0%
1%

Kher G.A. [20] chia ĐM phân thùy dưới ra thành bốn nhóm dựa trên

nguyên ủy
- Nhóm I: ĐM phân thùy dưới có nguyên ủy từ ĐM trước bể
- Nhóm II: ĐM phân thùy dưới có nguyên ủy từ ĐM sau bể


24

- Nhóm III: ĐM phân thùy dưới có nguyên ủy từ ĐM thận
- Nhóm IV: ĐM phân thùy dưới có nguyên ủy từ ĐM chủ bụng

Hình 1.9. Các dạng của ĐM phân thùy dưới [26]
Bảng 1.4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu của các tác giả về các dạng ĐM
phân thùy dưới
Tác giả

Kher G.A.

Verma M.

Fine. H

Chandragiris

[20]
h S. [26]
[21]
[25]
Năm
1960
1961

1966
2012
Mẫu nghiên cứu (thận)
54
98
107
100
Nhóm I
74%
88%
59%
Nhóm II
20%
1.02%
28%
Nhóm III
1,85%
3,06%
38%
28%
Nhóm IV
1,85%
8,40%
2%
1.3.5. Nhóm các ĐM phân thùy trước trên, trước dưới và dưới theo Graves


25

Hình 1.10. Các dạng ĐM phân thùy trước trên, trước dưới, dưới [18]

- Nhóm I: ĐM phân thùy dưới tách ra đầu tiên, ĐM phân thùy trước trên có thân
chung với ĐM phân thùy trước dưới.
- Nhóm II: ĐM phân thùy trước trên tách ra đầu tiên, ĐM phân thùy trước dưới
có thân chung với ĐM phân thùy dưới.
- Nhóm III: ĐM phân thùy trước trên, trước dưới, dưới tách ra cùng một điểm.
Theo Graves [18]: Nhóm I: 53,3%; Nhóm II: 30%; Nhóm III: 16,6%. NC
của Nguyễn Lý Thịnh Trường [27], nhóm I: 41,5%, nhóm II: 32,08%, nhóm
III:11,32%.
1.3.6. Phân chia phân thùy thận theo hệ thống đài bể thận
Bên cạnh phân thùy động mạch thì một số tác giả đề cập tới việc phân
thùy thận theo hệ thống đài bể thận.
* S.S.Mikhailov và Sh.R.Sabirov (1976) [28] dựa vào định khu
HTĐBT để phân thuỳ thận. Mỗi một đài nhỏ tương ứng với một phân thuỳ
thận và đưa ra định nghĩa phân thuỳ thận là phần nhu mô thận bao gồm đài
nhỏ, các tháp thận và vùng vỏ tương ứng. Các đài nhỏ không phải bao giờ
cũng có 1 nhú thận (42%) mà có những đài nhỏ có tới 2 - 6 nhú thận và
thường gặp ở nửa trên của thận. Do đó, tác giả đưa ra khái niệm các hạ phân
thuỳ thận (subsegment) là phần thận bao gồm các tháp thận và phần vỏ thận
tương ứng với một nhú thận. Ngoài ra, 2 - 6 đài nhỏ tập trung thành 1 đài lớn
và phần thận tương ứng với các đài lớn được gọi là phân khu (secteur). Với
các cách phân chia nêu trên thì thận được chia theo hệ thống đài bể thận ra
thành phân khu, phân thuỳ và hạ phân thuỳ. Trong đó, mỗi thận thường có từ
1 - 4 phân khu, 4 - 12 phân thuỳ và mỗi phân thuỳ lại có thể có từ 2 - 6 hạ
phân thuỳ. Các phân thuỳ này được gọi tên theo định khu gồm 2 phân thuỳ
trên và dưới và các phân thuỳ trước sau theo thứ tự từ trên xuống dưới. 1/3
trên thận chiếm 33,6%, 1/3 giữa chiếm 25,8% và 1/3 dưới chiếm 40,6% tổng


×