Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH_THUOC DIEU TRI TAO BON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.78 KB, 15 trang )

LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2

DƯỢC K23A

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH (IBS)
Cô Yến
1. Đại cương về Hội chứng ruột kích thích:
- Là bệnh lý tiêu hóa thường gặp nhất.
- Là 1 trong 10 bệnh thường thấy ở phòng mạch cá thể.
- Xảy ra ở mọi tuổi, mọi giới (nữ > nam).
- Việc điều trị thường kéo dài.
- Không có nguyên nhân rõ ràng.
2. Các danh pháp hội chứng ruột kích thích:
- Viêm đại tràng tiết nhầy (1921).
- Viêm đại tràng co thắt (1928).
- Hội chứng đại tràng kích thích (1962).
- Hội chứng ruột kích thích (1966).
3. Định nghĩa hội chứng ruột kích thích (IBS):
- IBS là rối loạn chức năng có đặc điểm: đau bụng mãn tính, khó chịu ở bụng và rối
loạn đi tiêu.
4. Nguyên nhân sinh bệnh của IBS:
- Rối loạn vận động nhu động ruột.
- Thay đổi ngưỡng nhạy cảm của ruột.
- Rối loạn điều chỉnh tương tác não - ruột.
- Dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn.
5. Các triệu chứng gợi ý IBS:
- Số lần đi tiêu bất thường.
- Độ cứng của phân bất thường.
- Đi tiêu bất thường.
- Phân có đàm nhầy.
- Bụng căng chướng.



Kiểm tra giữa kỳ K23

6. Tiêu chuẩn chẩn đoán IBS:
- Tiêu chuẩn Rome II:
o Bệnh nhân đau bụng hay khó chịu ở bụng kéo dài ít nhất 12 tuần (không
liên tục) trong vòng 12 tháng trước đó và có 2 trong 3 triệu chứng sau:
 Đau giảm sau khi tống phân.
 Bệnh khởi phát với sự thay đổi số lần đi tiêu.
 Bệnh khởi phát với sự thay đổi độ cứng, lỏng của phân.
- Tiêu chuẩn Rome III: (giống Rome II)
o Bệnh nhân đau bụng hay khó chịu ở bụng kéo dài ít nhất 12 tuần (không
liên tục) trong vòng 6 tháng trước đó và có 2 trong 3 triệu chứng sau:
 Đau giảm sau khi tống phân.
 Bệnh khởi phát với sự thay đổi số lần đi tiêu.
 Bệnh khởi phát với sự thay đổi độ cứng, lỏng của phân.
7. Các dạng chính của IBS:
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
- Đau bụng.
→ Cần tiến hành 1 số xét nghiệm để loại trừ: các tổn thương, các bệnh lý khác tại đại
tràng (ưng thư đại tràng, ung thư trực tràng…)
SV. Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 70


LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2

DƯỢC K23A


8. Các triệu chứng chẩn đoán IBS:
- Đau bụng và khó chịu ở bụng.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Rối loạn đi tiêu.
- Chướng bụng.
- Tiêu nhầy.
- Cảm giác đi tiêu không được trọn vẹn.
- Stress: mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, trầm cảm, đau lưng, đau khi giao hợp, tiểu
khó, migraine (đau nửa đầu).
9. Các chỉ dẫn gợi ý để chẩn đoán IBS:
- Bệnh nhân trẻ (nhất là nữ).
- Triệu chứng có vẽ điển hình.
- Thăm khám lâm sàng không phát hiện bất thường.
- Các thăm dò sơ bộ bình thường.
- Đáp ứng với điều trị bước đầu.
10. Tam chứng IBS:
- Đau bụng, chướng bụng.
Kiểm tra giữa kỳ K22
- Thay đổi thói quen đi tiêu.
- Không thay đổi về cấu trúc và sinh hóa.
11. Các bước điều trị IBS:
- Giải thích, trấn an cho bệnh nhân.
- Các hướng dẫn về tiết chế ăn uống.
- Điều trị bằng thuốc.
- Các phương thức khác.
12. Giải thích, trấn an bệnh nhân IBS:
- Nhấn mạnh cho bệnh nhân biết bệnh không nguy hiểm.
- Phải lưu ý các yếu tố khởi phát và triệu chứng.

13. Hướng dẫn về tiết chế ăn uống cho bệnh nhân IBS:
- Triệu chứng tiêu chảy: Kiêng các thức ăn nhiều chất béo, sữa, rau tươi.
- Triệu chứng táo bón: Kiêng rượu, cà phê.
- Bệnh nhân cần theo dõi phản ứng của cơ thể với thức ăn.
14. Điều trị IBS bằng thuốc:
- Điều trị cổ điển:
o Thuốc chống co thắt cơ trơn:
 Hyoscyamin, Dicyclomine
 Drotaverin, Spasmaverin
 Trimebutin
o Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: sử dụng khi bệnh nhân đau nhiều, thường
xuyên và liên tục, triệu chứng nổi bật là tiêu chảy.
 Amitriptylin
 Desipramine
o Thuốc trị táo bón.
 Nhẹ: dùng thuốc nhuận tràng tạo khối và các chất sợi (Methyl
cellulose, Carboxy methylcellulose, Macrogol, Sterculia gum).
SV. Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 71


LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2

-

DƯỢC K23A

 Nặng: dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu (Lactulose, Sorbitol,
Glycerin, Mannitol, muối Mg2+, Na+), sử dụng lâu dài làm nặng

thêm triệu chứng chướng bụng.
o Thuốc trị tiêu chảy:
 Ưu tiên 1: Loperamide
 Ưu tiên 2: Diphenoxylat + Atropin.
 Ưu tiên 3: Cholestyramine
o Kháng sinh: Dùng trong trường hợp nghi ngờ do nhiễm khuẩn.
Điều trị mới:
o Thuốc tác động lên thụ thể Serotonin (5-HT = 5-Hydroxy Tryptamine)
 Đối kháng tại thụ thể 5-HT3: giảm tiết dịch đường tiêu hóa → trị tiêu
chảy:
 Alosetron
 Cilansetron
 Đồng vận một phần tại thụ thể 5-HT4: trị táo bón.
 Tegaserod
 Thuốc ức chế chọn lọc sự tái thu hồi Serotonin (là thuốc lựa chọn
sau cùng khi các thuốc khác không còn hiệu quả)
 Paroxetin
 Citalopram

15. Tóm tắt một số thuốc dùng trong điều trị IBS:
Thuốc
Liều khởi đầu
Liều duy trì
4mg/ngày
10 – 25mg mỗi tối
10 – 50mg mỗi tối

4 – 8mg/ngày
10 – 100mg mỗi tối
10 – 150mg mỗi tối


Alosetron

1mg/ngày/4 tuần

1mg x 1–2 lần/ngày

Tegaserod

6mg x 2 lần/ngày

6mg x 2 lần/ngày
trong 4 – 12tuần

Loperamide
Amitriptylin
Desipramine

Lưu ý
CCĐ: Trẻ em < 6 tuổi
Khoảng liều rộng, cần
khởi đầu bằng liều thấp
Gây viêm đại tràng, thiếu
máu cục bộ, không sử
dụng lâu dài
Chỉ dùng trong thể táo
bón. Chỉ dùng tối đa 12
tuần

16. Các bước điều trị IBS thể táo bón:

- Giáo dục, trấn an, xử lý stress.
- Dùng chất xơ, tập thể dục, uống nhiều nước.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc chống co thắt.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, tâm lý liệu pháp, an thần kết hợp thuốc chống co
thắt cơ trơn.
- Chất đồng vận một phần tại thụ thể 5-HT4: Tegaserod
17. Các bước điều trị IBS thể tiêu chảy:
- Giáo dục, trấn an, xử lý stress.
- Ăn kiêng không có lactose và cafein.
- Loperamide, thuốc chống co thắt.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, tâm lý liệu pháp, an thần kết hợp thuốc chống co
thắt cơ trơn.
- Chất đối vận tại thụ thể 5-HT3: Alosetron, Cilansetron.

SV. Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 72


LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2

DƯỢC K23A

18. Các bước điều trị IBS thể đau bụng:
- Giáo dục, trấn an, xử lý stress.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, tâm lý liệu pháp, an thần kết hợp thuốc chống co
thắt cơ trơn.
- Chất đối vận tại thụ thể 5-HT3: Alosetron, Cilansetron (nếu có tiêu chảy).
19. Các phương pháp khác điều trị IBS:
- Thôi miên, thư giãn, tập yoga, tâm lý trị liệu.

- Kích thích thần kinh bằng điện xuyên da.
---o0o--CÂU HỎI NGẮN
1. Tiêu chuẩn Rome 2 để chẩn đoán IBS:
- Đau bụng ít nhất 12 tuần trong vòng 12 tháng.
2. Tiêu chuẩn Rome 3 để chẩn đoán IBS:
- Đau bụng ít nhất 12 tuần trong vòng 6 tháng.
3. Hội chứng ruột kích thích được phân làm mấy loại chính: (3 loại)
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
- Đau bụng.
4. Nêu tam chứng IBS:
- Đau bụng, chướng bụng.
- Thay đổi thói quen đi tiêu.
- Không thay đổi về cấu trúc và sinh hóa.
5. Nguyên tắc điều trị IBS:
- Giải thích, trấn an bệnh nhân.
- Hướng dẫn bệnh nhân về tiết chế ăn uống. làm mềm phân.
o Làm tăng nhu động ruột.
- Đặc điểm, tác dụng:
o Nhuận tràng rất nhanh (trừ Lactulose).
o Tương đối an toàn khi dùng ngắn ngày.
o Thường dùng trước khi phẫu thuật.
- Tác dụng phụ:
o Dùng lâu dài gây kích ứng trực tràng, rối loạn cân bằng nước và điện giải.
o Tăng Mg2+ huyết và suy thận.
o Lactulose gây tiêu chảy.

SV. Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 78



LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2

-

-

DƯỢC K23A

Chống chỉ định:
o Trẻ em < 2 tuổi.
o Bệnh trĩ.
o Muối Na+: không dùng cho người cao huyết áp, suy tim và phù.
o Muối Mg2+: độc với người suy thận.
Tương tác thuốc: Muối Mg2+ tương tác với:
o Kháng sinh (Tetracyclin, Quinolon).
o Kháng nấm (Ketoconazol, Itraconazol).

13. Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích:
- Có 2 nhóm:
o Nhóm kích thích ruột non:
 Dầu Thầu dầu: chống chỉ định với những chất độc thân dầu.
o Nhóm kích thích ruột già:
 Anthraquinon (Sennoside)
 Diphenyl methane (Phenolphtalein, Bisacodyl, Picosulfate Natri)
- Cơ chế:
o Kích thích nhu động ruột qua sự hoạt hóa đám rối thần kinh trong thành ruột
và niêm mạc → Tăng nhu động ruột, trực tràng, tử cung.
o Tác động lên tế bào niêm mạc ruột kết → Tăng bài tiết nước và điện giải.

- Đặc điểm, tác dụng:
o Hiệu quả sau 6 – 12 giờ. Nên uống 1 liều trước khi đi ngủ.
- Tác dụng phụ:
o Co cơ bụng, buồn nôn.
o Rối loạn cân bằng nước và điện giải.
o Loại tọa dược gây kích ứng niêm mạc trực tràng.
- Chống chỉ định:
o Viêm kết tràng, đau bụng không rõ nguyên nhân.
o Phụ nữ có thai, cho con bú
o Không nên dùng liên tục 1 tuần.
14. Nhóm thuốc nhuận tràng làm mềm phân và làm trơn trực tràng:
- Chế phẩm:
o Làm mềm phân: Chất diện hoạt.
 Docusate (chất diện hoạt): Doxinate, Norgalax, Dialose, Regutol
 Dehydrocholic acid (Dehydrocholate): Cholen, Decholin, Bilax.
o Làm trơn lòng ruột: Dầu khoáng: Neo-Cultol, Agoral Plain
- Cơ chế:
o Chất diện hoạt:
 Làm tăng khả năng tương tác giữa nước – chất béo – chất xơ của phân
→ làm ẩm, làm mềm, làm phân dễ di chuyển trong lòng ruột.
 Thay đổi tính thấm của ruột → làm tăng sự bài tiết nước và các chất
điện giải.
o Dầu khoáng:
 Làm trơn phân giúp phân dễ di chuyển trong lòng ruột.
 Ức chế tái hấp thu nước từ phân vào lòng ruột → Tăng khối lượng
phân.
- Tác dụng:
o Thuốc tác dụng tốt trong trường hợp đi ngoài đau.
o Dùng cho bệnh nhân cần tránh gắng sức rặn khi đi ngoài.
o Phù hợp với táo bón ở người cao tuổi.

SV. Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 79


LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2

-

-

-

DƯỢC K23A

Tác dụng phụ:
o Gây co thắt cơ nhẹ.
o Gây độc cho gan và nguy cơ gây ung thư.
o Rối loạn hấp thu các vitamin tan trong dầu.
Chỉ định:
o Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
o Trĩ, nứt hậu môn.
Chống chỉ định: Suy gan.

15. Thuốc điều trị táo bón theo từng nhóm:
Nhóm cơ học
Nhóm
(Tạo khối)
thẩm thấu
Methyl cellulose:

+ Citrucel
Carboxymethyl cellulose
Macrogol (Forlax)
Sterculia gum (gôm cây Trôm):
+ Normacol
+ Normacol Bourdain

1.
2.
3.

4.

5.

6.

7.
8.

Lactulose:
+ Duphalac
Sorbitol
Mannitol
Glycerin
Mg2+
Na+

Nhóm
kích thích

Phenolphtalein
Bisacodyl:
+ Apo-Bisacodyl
+ Dulcolax
Picosulfate:
+ Fructines
+ Uphatin
Sennoside:
+ Laxaton
+ Mucinum

Nhóm làm mềm phân
và làm trơn trực tràng
Docusate:
+ Doxinate
+ Norgalax
+ Dialose
Poloxamer
Dehydrocholate:
+ Cholen
+ Decholin HMR
+ Bilax
Dầu Thầu dầu
Dầu khoáng:
+ Neo-Cultol
+ Agoral Plain

---o0o--ĐIỀN VÀO CHỔ TRỐNG
Thuốc nhuận tràng làm trơn, mất hiệu lực khi trương lực ruột không còn Dầu khoáng.
Thuốc nhuận tràng kích thích, không được uống chung với sữa hoặc Antacids vì viên

thuốc tan nhanh sẽ kích thích dạ dày ruột Bisacodyl.
Thuốc làm trơn lòng ruột trị táo bón làm giảm hấp thu các Vitamin tan trong dầu,
Coumarin, thuốc tránh thai đường uống nên hiện nay ít dùng.
---o0o--CÂU HỎI NGẮN
Liệt kê 4 nhóm thuốc có thể gây táo bón:
- Thuốc kháng Cholin.
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc an thần.
- Thuốc điều trị Parkinson.
Các biện pháp điều trị táo bón không dùng thuốc bao gồm:
- Ăn nhiều chất xơn.
- Uống nhiều nước.
- Vận động cơ thể.
- Ý thức đi cầu.
Ý kiến của Dược sĩ về việc kết hợp 1 một làm mềm phân Docusate với thuốc trị táo
bón làm trơn (Dầu Parafin) đường uống?
- Không nên phối hợp vì Docusate + Dầu Parafin → Ngộ độc cho gan.
Vì sao không nên phối hợp dầu khoáng và chất diện hoạt trong điều trị táo bón?
- Vì sẽ hấp thu vào máu gây độc cho gan.
Thuốc nhuận tràng được xem là an toàn nhất:
- Nhóm thuốc nhuận tràng cơ học hay nhuận tràng tạo khối.

SV. Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 80


LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2

9.


10.

11.

12.

13.

14.

15.

16.
17.

18.

19.

20.

21.

22.

DƯỢC K23A

Nhóm thuốc nhuận tràng ít được sử dụng nhất:
- Nhóm thuốc nhuận tràng làm mềm phân và làm trơn trực tràng do tính không an

toàn.
Thuốc chữa táo bón theo cơ chế tạo khối:
- Macrogol (Forlax), gôm cây Trôm (Normacol) , Methylcellulose,
Carboxymethylcellulose
Nên có lời khuyên gì cho bệnh nhân khi sử dụng thuốc nhuận tràng cơ học?
- Nên uống nhiều nước, do nhuận tràng cơ học chứa nhiều chất xơ hấp thu nước để tạo
khối và tăng thể tích khối phân.
Cơ chế tác động của thuốc nhuận tràng MgSO4?
- Làm tăng áp suất thẩm thấu, giữ nước, làm mềm phân và tăng nhu động ruột.
- Kích thích màng nhầy tá tràng phóng thích Cholecystokinine hoặc Pancreatozymine
làm tăng nhu động ruột.
Thông thường, táo bón có thể điều trị hiệu quả bằng cách:
- Thay đổi chế độ ăn và lối sống.
- Vận động cơ thể.
- Dùng thuốc.
Cơ chế của Lactulose trong điều trị táo bón:
- Tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột gây giữ nước làm mềm phân và tang nhu
động ruột.
Tác dụng của Lactulose trong điều trị táo bón:
- Acid hóa các chất trong ruột và làm tiêu hệ vi khuẩn đường ruột.
- Tăng đào thải NH3 trị hôn mê não gan (nhưng kém hơn Neomycin).
Tác dụng phụ của Lactulose:
- Đầy bụng, co thắt, tiêu chảy.
Dùng Lactulose cải thiện bệnh não gan là do:
- Lactulose được vi khuẩn đường ruột acid hóa thành những acid ngắn (acid lactic,
acid tartric…), các acid này kết hợp với NH3 tạo thành NH4+ không được hấp thu
theo phân ra ngoài, nên làm giảm nồng độ NH3 trong máu → thích hợp để điều trị
hôn mê não do gan.
Vì sao nhóm thuốc nhuận tràng kích thích nên uống 1 liều vào buổi tối trước khi đi
ngủ?

- Vì thuốc có hiệu quả tác dụng sau 6 – 12 giờ, nên uống 1 liều vào buổi tối trước khi
đi ngủ để khởi động cho đại tiện vào buổi sáng hôm sau.
Nêu các tác dụng phụ của dầu khoáng:
- Làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu, coumarin, thuốc tránh thai đường uống.
- Gây rò rĩ hậu môn, làm ngứa và khó chịu quanh hậu môn.
- Gây viêm phế quản, viêm phổi không điển hình ở người già, suy nhược và khó nuốt.
Lời khuyên cho bệnh nhân sử dụng dầu khoáng để điều trị táo bón:
- Không nên uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc đang nằm vì dễ gây viêm phế quản,
viêm phổi không điển hình.
Tác dụng trị táo bón của dầu khoáng:
- Do không hấp thu nên ở lại cùng phân làm trơn phân và giữ nước trong phân, làm
mềm phân và làm trơn trực tràng.
Chống chỉ định của dầu thầu dầu:
- Không dùng chung với các chất độc thân dầu do acid ricinoleic tan trong dầu tăng
hấp thu các chất độc thân dầu.
---o0o---

SV. Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 81


LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2

23.

24.

25.


26.

27.

28.

29.

30.

31.

DƯỢC K23A

TRẮC NGHIỆM
Tất cả các thuốc sau đây được xem là thuốc nhuận tràng lý tưởng, NGOẠI TRỪ:
a. Thuốc nhuận tràng làm mềm phân.
d. Thuốc nhuận tràng làm trơn trực tràng.
b. Thuốc nhuận tràng tạo khối.
e. Chất xơ.
c. Thuốc nhuận tràng kích thích.
Các phát biểu sau đây về thuốc nhuận tràng là đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Thuốc nhuận tràng tạo khối kích thích nhu động ruột do tăng khối lượng ruột.
b. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu như Sorbitol cũng làm giảm nồng độ NH3 trong
máu bệnh nhân não do gan.
c. Phenolphtalein, Cascara và Senna là thuốc nhuận tràng kích thích.
d. Dầu khoáng không được dùng làm thuốc nhuận tràng bởi vì nó can thiệp vào sự
hấp thu của Vitamin tan trong mỡ.
e. Docusate ít khi dùng làm thuốc nhuận tràng, chủ yếu là thuốc làm mềm phân.
Phát biểu nào sau đây về thuốc nhuận tràng cơ học là sai:

a. Là những chất không bị ly giải bởi các men tiêu hóa.
b. Có tác dụng làm tăng thể tích chất cặn bã.
c. Có tác dụng nhuận tràng nhanh sau vài giờ.
d. Ít gây độc tính nguy hiểm.
Tất cả các phát biểu về thuốc nhuận tràng tạo khối là đúng, NGOẠI TRỪ:
a. Sẽ gây tắc nghẽn ruột nếu bệnh nhân uống thiếu nước.
b. Làm giảm táo bón hoàn toàn và nhanh hơn loại nhuận tràng kích thích.
c. Đó là các polysaccharide thiên nhiên hoặc tổng hợp.
d. Loại này hút nước tạo khối gel kích thích nhu động ruột.
e. Khởi đầu tác dụng chậm (12 – 24giờ) nên ít dùng trị táo bón cấp và nặng.
Phát biểu KHÔNG ĐÚNG về thuốc nhuận tràng tạo khối:
a. Trị táo bón mạnh và hoàn toàn hơn loại nhuận tràng kích thích.
b. Sẽ gây táo bón nếu bệnh nhân uống ít nước hoặc không uống nước.
c. Là các chất polysaccharide thiên nhiên hoặc tổng hợp.
d. Hút nước tạo khối gel kích thích nhu động ruột.
e. Khởi phát tác dụng chậm (24 – 72giờ) do đó ít được dùng trong táo bón cấp và nặng.
Đặc điểm nào của thuốc nhuận tràng làm mềm là KHÔNG ĐÚNG:
a. Hoạt chất của Docusate.
b. Ít hấp thu vào vòng tuần hoàn.
c. Hiệu quả đối với bệnh nhân tránh sự căng thẳng do táo bón như trường hợp bệnh
nhồi máu cơ tim cấp.
d. Thuốc này có thể dùng với một ít nước hoặc thậm chí không cần dùng nước.
e. Khởi đầu tác động từ 1 – 2 giờ.
Các thuốc nhuận tràng làm mềm phân:
a. Chỉ dùng bằng đường uống.
b. Phù hợp để điều trị cho người cao tuổi.
c. Chỉ dùng điều trị, không dùng để đề phòng táo bón.
d. Tất cả sai.
Để điều trị táo bón cho đối tượng bị trĩ, thuốc nào nên được chọn ưu tiên:
a. Lactulose

c. Picosulfat
b. Sennosid
d. Dehydrocholat
Nhóm thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ có thai:
a. Nhuận tràng cơ học.
d. Nhuận tràng làm mềm phân, trơn trực
b. Nhuận tràng thẩm thấu – muối.
tràng.
c. Nhuận tràng kích thích.
e. Câu a, d đúng.

SV. Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 82


LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2

DƯỢC K23A

32. Nhóm thuốc nhuận tràng tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai:
a. Nhuận tràng cơ học.
d. Nhuận tràng làm mềm phân,
b. Nhuận tràng thẩm thấu – muối.
trơn trực tràng.
c. Nhuận tràng kích thích.
e. Câu b, c đúng
33. Chọn thuốc trị táo bón cho bệnh nhân là phụ nữ mang thai:
a. Methyl cellulose
d. Glycerin

b. Sorbitol
e. Bisacodyl
c. Laxaton
34. Chọn thuốc trị táo bón cho bệnh nhân là phụ nữ mang thai:
a. Docusate
d. Phenolphtalein
b. Sorbitol
e. Bisacodyl
c. Lactulose
35. Chọn thuốc trị táo bón cho bệnh nhân là trẻ con:
a. Lactulose
d. Cisapride
b. Laxaton
e. Bisacodyl
c. Glycerin
36. Thuốc nhuận tràng loại kích thích:
a. Docusate
d. Glycerin
b. Cisapride
e. Bisacodyl
c. Lactulose
37. Thuốc trị táo bón nhưng lại có tác dụng cải thiện bệnh não do gan:
a. Macrogol
d. Sennoside
b. Cisapride
e. Lactulose
c. Phenolphtalein
38. Thuốc đồng thời có 2 tác dụng: kháng acid và nhuận tràng
a. Bisacodyl
d. Magie hydroxyd

b. Nhôm hydroxyd
e. Natri bicarbonat
c. Sucralfate
39. Thuốc trị táo bón CHỐNG CHỈ ĐỊNH với phụ nữ mang thai:
a. Dầu khoáng
d. Chất xơ
b. Docusate
e. Gelatin
c. Dầu thầu dầu
40. Khi phối hợp Docusate và dầu Parafin sẽ có thể:
a. Gây độc cho gan.
d. Làm tăng hiệu quả của Parafin.
b. Gây độc co thận.
e. Tất cả đều sai.
c. Làm tăng hiệu quả của Docusate.
41. Thuốc nhuận tràng được chống chỉ định dùng chung với các chất thân dầu:
a. Dầu khoáng
d. Anthraquinon
b. Dầu Parafin
e. Diphenyl methane
c. Dầu Thầu dầu
42. Không nên chỉ định thuốc nhuận tràng nào cho trường hợp táo bón do khởi phát
tác dụng chậm:
a. Glycerin.
d. Phenolphtalein
b. Bisacodyl (viên đạn).
e. Một số thuốc khác.
c. Psyllium.
43. Bệnh nhân A, 70 tuổi đang nằm ở khoa cấp cứu và vừa trải qua ca phẫu thuật nông
động mạch vành do nhồi máu cơ tim cấp. Thuốc nào để điều trị táo bón cho bệnh

nhân trong thời gian này?
a. Sorbitol
c. Normacol (Gôm cây Trôm)
b. Parafin
d. Bisacodyl
SV. Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 83


LT. DƯỢC LÂM SÀNG 2

DƯỢC K23A

44. Loại chất nào sau đây được sử dụng làm thuốc trị táo bón cơ học:
a. Tinh bột
d. Câu b, c đúng
b. Cellulose
e. Câu a, b, c đúng.
c. Gôm cây Trôm (Normacol)
45. Loại đường nào sau đây KHÔNG ĐƯỢC sử dụng làm thuốc trị táo bón:
a. Glucose
d. Sorbitol
b. Lactose
e. Các câu trên đều đúng.
c. Mannitol
46. Loại đường nào sau đây sử dụng làm thuốc trị táo bón:
a. Glucose
c. Mannitol
b. Fructose

d. Các câu trên đều đúng.
47. Thuốc trị táo bón do Verapamil:
a. Cascara
d. Metoclopramid
b. Diphenoxylat
e. Dầu khoáng
c. Mg(OH)2
48. Loại muối nào sau đây KHÔNG được sử dụng làm thuốc trị táo bón:
a. NaCl
d. MgSO4
b. Na2SO4
e. Tất cả đúng.
c. MgCl2
49. Thuốc điều trị táo bón mãn tính:
a. Cisapride
c. Docusate
b. Decholin
d. Bisacodyl
Đáp án chỉ có tính chất tham khảo
23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42
C C C B A D B D E E A A C E E D C A C C
43 44 45 46 47 48 49
A D A C C A A
---o0o---

SV. Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 84




×