Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

rifaximin trong điều trị hội chứng ruột kích thích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.47 KB, 3 trang )

Thông Tin Y Học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 10* Số 4 * 2006

NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA FRUSEMIDE
TRONG PHÒNG NGỪA HOẶC ĐIỀU TRỊ SUY THẬN CẤP
Nghiên cưu nhằm mục tiêu
tổng kết những lợi ích cũng như
tác dụng phụ của việc dùng lợi
tiểu quai frusemide trong phòng
ngừa và điều trò suy thận cấp ở
người lớn. Nghiên cứu được tiến
hành dựa vào phân tích meta-
analysis trên những thử nghiệm
ngẫu nhiên có chứng công bố
(không giới hạn về ngôn ngữ
dùng) trên Cochrane (2005 tập
4), Embase, và Medline (từ
1996 đến 1 tháng 2, 2006). Hai
kiểm soát viên kiểm tra lại chất
lượng của các nghiên cứu và
họat động độc lập trong việc rút
số liệu để phân tích.
Kết quả: Tác giả thu thập
được chín nghiên cứu ngẫu
nhiên có chứng bao gồm 849
bệnh nhân bò hoặc có nguy cơ
bò suy thận cấp. Kết quả cho
thấy không khác biệt giữa nhóm
dùng frusemide so với chứng về
tử vong trong bệnh viện (nguy
cơ tương đối (Relative Risk RR)
1,11, khỏang tin cậy 95% [0,92-


1,33], về nguy cơ phải điều trò
thay thế thận chung hoặc riêng
trong chạy thận nhân tạo
(0,99,[0,8-1,22]), số lần phải
chạy thận nhân tạo (trung bình
khác biệt –0,48 lần chạy thận
nhân tạo, [-1,45-0,5]), và về tỷ
lệ bn vô niệu kéo dài (thể tích
nước tiểu <300ml/ngày
:0,34,[0,18-1,61]). Nếu không
quan tâm đến việc frusemide
dùng để phòng ngừa hoặc điều
trò suy thận cấp cũng không làm
thay đổi tỷ lệ tử vong ( tỷ lệ
nguy cơ tương đối, relative risk
ratio RRR là 2,1, khỏang tin cậy
95% [0,67-6,63]) và nguy cơ
cần chạy thận nhân tạo
(4,12,[0,46-37,2]). Song lại có
bằng chứng gia tăng nguy cơ
điếc tạm thời và ù tai trên bn
dùng liều cao frusemide (nguy
cơ tương đối, RR 3,97, khoảng
tin cậy 95% [1,00-13,78]).
Giới hạn của nghiên cứu là
do là nghiên cứu metanalysis nên
kết quả sẽ lệch theo kết quả của
nghiên cứu ban đầu, mẫu nghiên
cứu chưa đủ lớn lọai trừ hòan
tòan những lợi ích nhỏ khác của

frusemide, liều dùng frurosemide
và cách dùng khác nhau tùy
nghiên cứu và có sai lầm hệ
thống do những trường hợp đáp
ứng với frusemide dễ bò bỏ qua
không thu thập nghiên cứu.
Kết luận: Qua nghiên cứu,
frusemide không chứng minh có
bất ký lợi ích nào trong phòng
ngừa và điều trò suy thận cấp ở
người lớn, trong khi dùng
frusemide liều cao còn làm tăng
nguy cơ độc tính lên tai.
Ho KM , Sheridan DJ: Meta-analysis of
frusemide to prevent or treat acute
renal failure.
British Medical Journal,
2006, 333 (420) p 1-6 (
www.bmj.com).

KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ GIAI ĐỌAN TIỀN TĂNG HUYẾT ÁP
CỦA MỘT LOẠI THUỐC ỨC CHẾ THỤ THỂ ANGIOTENSIN
Giai đọan tiền tăng huyết
áp (huyết áp tâm thu dao động
trong khỏang 130- <139mmHg
và huyết áp tâm trương 85-
89mmHg, JNCVII), được xem
như là giai đọan đi trước của
tăng huyết áp giai đọan 1 và
cũng là giai đọan tiên đóan

nguy cơ cao của bệnh lý tim
mạch. Cho đến nay, điều trò chủ
yếu của giai đọan tiến tăng
huyết áp là thay đổi lối sống,
mà không dùng thuốc. Việc
chuyển từ giai đọan tiền tăng
huyết áp sang THA giai đọan 1
báo hiệu những thay đổi đanh
diễn tiến trên mạch máu như
tiểu động mạch phì đại và rối
lọan chức năng tế bào nội mô.
Thuốc nhóm ức chế men
chuyển hoặc ức chế thụ thể
angiotensin đã chứng minh qua
thực nghiệm có vai trò ức chế
hệ thống renin angiotensin
aldosterone, qua đó ức chế các
yếu tố tăng trưởng gây phì đại
tiểu động mạch. Do vậy, hai
thuốc này có hiệu quả hồi phục
tổn thương phì đại tiểu động
mạch, bên cạnh hiệu quả hạ
huyết áp.
Nhóm nghiên cưu sử dũng
candesartan, thuộc nhóm ức
chế thụ thể angiotensin, nhằm
mục tiêu kiểm sóat huyết áp tại
giai đọan này hoặc trì hõan diễn
tiến sang tăng huyết áp giai
đọan 1. Phương pháp nghiên

cứu: các đối tượng nghiên cứu
được đo nhiều lần huyết áp và
thu nhận vào nghiên cứu nếu
kết quả trung bình của 3 lần đo
251
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 10 * Số 4 * 2006 Thông Tin Y Học

có huyết áp tâm thu dao động
trong khoảng 130-139mmHg,
va/hoặc huyết áp tâm trương
85-89 mmHg. Nghiên cứu bao
gồm 2 giai đọan. Giai đọan 1:
Các bn được ngẫu nhiên phân
thành 2 nhóm, dùng 16mg
candesartan/ngày (tên biệt
dược: Atacand, của hãng Astra
Zeneca) hoặc giả dược trong 2
năm. Cả hai nhóm đều được
hướng dẫn thay đổi lối sống để
hỗ trợ hạ huyết áp. Giai đọan 2:
sau 2 năm, cả 2 nhóm đều
chuyển sang dùng giả dược và
tiếp tục điều chỉnh chế độ sinh
họat thích hợp để kiểm sóat
huyết áp. Điểm dừng của
nghiên cứu khi bn tiến triển đến
tăng huyết áp giai đọan 1, đến
lúc này mọi bn đều được dùng
thuốc hạ áp.
Kết quả: Tham gia ban đầu

có 409 bn thuộc nhóm dùng
candesartan và 400 bn nhóm
giả dược. Song chỉ có 772 bn có
số liệu đủ để phân tích (391 bn
nhóm candesartan và 381 bn
nhóm giả dược, tuổi trung bình
48,5 tuổi;59,6% nam, đa số bn
béo phì và có kèm rối lọan
lipid). Sau 2 năm theo dõi, tăng
huyết áp (THA) phát triển trên
154 bn nhóm giả dược và chỉ 53
bn nhóm dùng candesartan
(giảm nguy cơ tương đối: RR
reduction, 66,3%, p<0,001).
Sau 4 năm, THA xuất hiện trên
tổng số 240 bn dùng giả dược
và 208 bn trong nhóm dùng
candesartan (giảm nguy cơ
tương đối, RR reduction,15,6%,
p<0,001). Tác dụng phụ xảy ra
trên 3,5% bn dùng candesartan
và 5,9% bn dùng giả dược.
Kết luận: Sau 4 năm theo
dõi, THA giai đọan 1 xuất hiện
trên gần 2/3 bn không điều trò
THA ở giai đọan tiền THA
(nhóm giả dược). Nghiên cứu đã
chứng minh điều trò THA bằng
candesartan đã được dung nạp
tốt và giảm tỷ lệ tăng huyết áp

tiến triển. Do vậy, cần xem xét
khả năng dùng thuốc huyết áp
mà không chỉ thay đối nếp sinh
họat từ giai đọan tiền tăng huyết
áp mà không chờ đến tăng
huyết áp giai đọan 1
Jilius P, Netbitt S et al: Feasibility of treating
prehypertension of an angiotensin receptor
blocker for the Trial of Preventing
Hypertension (TROPHY) Investigators.
New England Journal of Medicine, 2006,
354,p 1685-1697 (
www.nejm.org).

HIỆU QUẢ CỦA MỘT KHÁNG SINH ĐƯỜNG UỐNG KHÔNG HẤP THU
(RIFAXIMIN) TRONG ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG
CỦA HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH . NGHIÊN CƯU NGẪU NHIÊN
Hội chứng ruột kích thích
(IBS) có cơ chế bệnh sinh có
liên quan đến sự thay đổi hoặc
tăng sinh các chủng vi khuẩn
trong ruột non, cùng với giảm
sút vi khuẩn thường trú Mục
tiêu nghiên cứu nhằm xác đònh
hiệu quả của thuốc rifaximin có
ưu thế hơn giả dược trong giảm
triệu chứng của hội chứng ruột
kích thích ở người trưởng thành.
Rifaximin là kháng sinh cùng họ
với rifamycine, có tác dụng

chọn lọc trên ruột, chỉ <0,4%
hấp thu vào máu, phổ tác dung
rộng lên vi khuẩn gram dương,
gram âm và kỵ khí và khả năng
diệt 70% vi khuẩn đường ruột,
trong khi neomycine chỉ 25%.
Rifaximine đã được FDA chấp
thuận dùng trong điều trò tiêu
chảy ở người du lòch. Nghiên
cứu được thiết kế kiểu nghiên
cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có
chứng, tiến hành tại 2 trung tâm
chăm sóc Y khoa (Cedars-Sinai
Medical Center, Los Angeles,
California và University of
Chicago, Chicago, Illinois).
Nghiên cứu bao gồm 87 bn hội
đủ tiêu chuẩn Rome 1 của IBS
và tham gia nghiên cưu từ tháng
12/2003 đến tháng 5/2005. Bn
được ngẫu nhiên phân thành 2
nhóm: 43 bn được dùng thuốc
rifaximin 400mg x 3 lần/ngày
trong 10 ngày, và 44 bn dùng
giả dược. Tám mươi bn hòan tất
nghiên cứu và chỉ có khỏang 34
bn trong mỗi nhóm có số liệu
theo dõi đủ để phân tích. Một
bảng câu hỏi được khảo sát
trước và 7 ngày sau điều trò. Kết

quả chủ yếu phân tích là sự cải
thiện tòan bộ các triệu chứng
của IBS, và được đề nghò ghi
nhật ký theo dõi liên tục các
triệu chứng trong 9 tuần tiếp
sau đó.
Kết quả: Sau 10 tuần theo
dõi, nhóm rifaximin cải thiện
đáng kể các triệu chứng của hội
chứng ruột kích thích (p=0,02).
Mặt khác bn dùng rifaximin
giảm thang điểm triệu chứng
đầy bụng (bloating) sau điều trò.
Giới hạn của nghiên cứu chủ
yếu la do số bn tham gia còn ít
và thời gian theo dõi ngắn, và
252
Thông Tin Y Học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 10* Số 4 * 2006

hầu hết bn tập trung tại 1 trung
tâm.
Kết luận: Rifaximin cải
thiện các triệu chứng của hội
chứng ruột kích thích và hiệu
quả này kéo dài trong 10 tuần
sau khi đã ngưng thuốc.
Pimentel M, Park S, K Mirocha K, Kane SV,
Kong Y: The effect of a nonabsorbed Oral
Antibiotic ( Rifaximin) on the symptoms of
the irritable Bowel Syndrome) ( A

Randomized Trial). Annals of Internal
Medicine, 2006, 145;p 557-563.
www.annals.org
253

×