Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 105 trang )

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Ban hành kèm theo Quyết định số 1319/QĐ-UBND ngày 26/6/2014

MỤC LỤC
V.1. Phương pháp...................................................................................................9
V.4. Các bước tiến hành........................................................................................10
V.5. Tổ chức xây dựng dự án................................................................................11
Tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra
mạnh mẽ. Theo đó, ngoài tăng dân số tự nhiên còn có sự gia tăng cơ học khá lớn,
dẫn đến dân số tăng nhanh; cơ cấu dân số, lao động các nhóm ngành cũng chuyển
dịch mạnh để phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh....................................67
Khống chế mức giảm sinh hàng năm 0,2 – 0,35%0, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn
1,15% vào năm 2015 và 1,10% vào năm 2020. Đến năm 2020 dân số khoảng 750
ngàn người, trong đó tăng cơ học giai đoạn 2016 – 2020 chiếm 8%. Dân số đô thị
năm 2015 chiếm 43,9%, năm 2020 chiếm 48%....................................................67
Dự báo đến năm 2020 dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là 543,8 ngàn người,
đây là lực lượng lao động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế quốc dân, kết
hợp với giá nhân công rẻ là lợi thế của tỉnh trong việc phát triển kinh tế xã hội và
kêu gọi đầu tư.......................................................................................................67

Báo cáo tổng hợp.

1


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT



UBND

: Ủy ban Nhân dân.

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

HTX

: Hợp tác xã.

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân.

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

CNH–HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

GDP (Gross domestic product)


: Tổng sản phẩm nội địa

GTSX

: Giá trị sản xuất.

NNCNC

: Nông nghiệp công nghệ cao

GAP (Good Agriculturel Practices)

: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

BAP (Best Aquaculture Practices)

: Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt.

ACC

: Hội đồng nuôi trồng thủy sản

IPM (Integrated pest management)

: Quản lý dịch hại tổng hợp

ICM (Integrated Crop Management)

: Quản lý dinh dưỡng tổng hợp


RAT

: Rau an toàn

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

BVTV

: Bảo vệ thực vật.

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm.

FDI (Foreign Direct Investment)

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FAO

: Tổ chức nông lương Liên hợp quốc

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới.

APEC


: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á–
Thái Bình Dương

BĐKH

Báo cáo tổng hợp.

: Biến đổi khí hậu

2


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ninh Thuận, tháng 10 năm 2013.
TỔNG QUAN
Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao và có
khả năng cạnh tranh trên thị trường, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đề
ra chiến lược phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ ở tất cả các khâu của quá trình
sản xuất.
Việc xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực sự cần thiết,
bởi các vùng nông nghiệp công nghệ cao giúp giải quyết được vấn đề môi trường sinh
thái và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong cơ chế thị trường, hội nhập
quốc tế.
Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là bước đi cần thiết. Trong
những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, nông

nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao cả về chất lượng và giá
cả. Bên cạnh các nước tiên tiến như Israel, Mỹ, Anh, Phần Lan… và khu vực lãnh thổ
ở Châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất số lượng là chủ yếu
sang nền nông nghiệp chất lượng, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động
hoá, cơ giới hoá, tin học hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu
quả. Những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai thành
công tại Trung Quốc và Đài Loan. Trung Quốc hiện đã có khoảng 500 khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trên 4.000 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao tại các vùng sinh thái khác nhau. Những khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hiện
đại của Trung Quốc: Tăng nhanh được năng suất cây trồng, vật nuôi và thủy sản; tạo
được giống mới có mang gen kháng sâu bệnh; các giống mới có chất lượng cao và
đồng nhất.
Sự xuất hiện của các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo ra môi
trường thích hợp cho những sáng tạo khoa học, công nghệ và đào tạo nhân lực cho
ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thuận tiện cho sự chuyển hóa tri thức
thành sản xuất hàng hóa.
Báo cáo tổng hợp.

3


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển khá nhanh, với những
thành tựu trong các lĩnh vực chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác…, tạo ra khối lượng sản
phẩm, hàng hoá đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tuy
nhiên, nền nông nghiệp của nước ta đa số vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ,
phương thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến
năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, đặc biệt là vấn đề

an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém trên thị trường. Vì vậy,
để thúc đẩy xây dựng một nền nông nghiệp tiên tiến, thu hẹp khoảng cách so với các
nước phát triển, đặc biệt là trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây dựng các vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là cần thiết, đóng vai trò làm đầu tàu, mở đường
cho việc đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi nền nông
nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn hướng hiện đại hoá.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg, ngày
29/01/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
đến năm 2020.
Từ những yếu tố phân tích trên, đồng thời cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ về
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với tỉnh Ninh Thuận. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành nghiên cứu,
triển khai lập dự án “Quy hoạch các vùng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Ninh
Thuận đến năm 2020”.

Báo cáo tổng hợp.

4


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỈNH NINH THUẬN
ĐẾN NĂM 2020

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết xây dựng dự án quy hoạch.

Phát triển nền sản xuất nông nghiệp (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả nông, lâm
nghiệp và thủy sản) công nghệ cao (bao hàm cả kỹ thuật cao và công nghệ mới) là xu
hướng tất yếu và là nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền
kinh tế, trong đó việc xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao làm hạt nhân, tạo
bước đột phá nhằm nâng cao sức canh tranh của nông sản hàng hóa trong quá trình hội
nhập quốc tế là bước đi quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công
nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước. Hiện nay nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương
trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn
như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Hà Tây, Lâm Đồng đã
tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những
hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau.
Đối với tỉnh Ninh Thuận, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định là tiến
hành quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, hướng mạnh vào sản xuất
các sản phẩm có lợi thế của tỉnh là yêu cầu cấp thiết.
Ngoài những lợi thế của các đối tượng cây trồng, vật nuôi và thủy sản của tỉnh
Ninh Thuận. Thực hiện Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
đến năm 2020 và Văn bản số 735/BNN-VP ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy hoạch Khu nông nghiệp công nghệ cao và
Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến năm 2020 mỗi vùng sinh thái có ít
nhất từ 1 – 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và mỗi tỉnh, thành phố chọn 23 sản phẩm chủ lực, hình thành được vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Vì vậy, việc
Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm
Báo cáo tổng hợp.

5



Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

2020 là xu hướng tất yếu để phát triển sản xuất nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao trong quá trình Hội nhập kinh tế Quốc tế.
II. Những căn cứ pháp lý.
II.1. Các căn cứ pháp lý.
+ Luật Công nghệ cao, hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2009;
+ Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành quy
chế khu công nghệ cao;
+ Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách
khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao;
+ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
+ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
+ Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
+ Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc
Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
+ Quyết định 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020;
+

Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm
2020;

+ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững;
+ Chỉ thị 2036/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
+ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc Hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch

Báo cáo tổng hợp.

6


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu.
+ Văn bản số 735/BNN-VP ngày 20 tháng 3 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc Quy hoạch Khu nông nghiệp công nghệ cao và Vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
+ Quyết định số 198/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt quy hoạch (điều chỉnh bổ sung) phát triển
Ngành thủy sản tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm
2020;
+ Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh 5 năm 2011 – 2015;
+ Nghị Quyết số 41/NQ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 – 2015) của tỉnh
Ninh Thuận.
+ Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 29/3/2013 về phê duyệt Qui hoạch tổng thể

phát triển ngành nông lâm thủy sản đến 2020;
+ Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày 16/06/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
+ Quyết định số 66/2011/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh
Ninh Thuận V/v Ban hành Đề án phát triển giống thủy sản đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
+ Quyết định số 1555 /QĐ-UBND ngày 13/08/2012 của UBND tỉnh Ninh Thuận Về
việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất nho an toàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2010-2020 (gói thầu số 01/SAZ/NT-PPMU) thuộc Dự án Nâng cao chất lượng, an
toàn sản phẩm nông nghiệp và Phát triển Chương trình khí sinh học (QSEAP);
+ Qui hoạch các vùng Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến
năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiêm vụ cho sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 12/3/2013 về việc phê
duyệt danh mục các dự án qui hoạch năm 2013 và được phân bổ kinh phí tại Quyết
định số 708/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh
thuận về việc phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2013 kinh phí thực hiện
quy hoạch (đợt 1).

Báo cáo tổng hợp.

7


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch các vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
+ Quyết định số 649/QĐ-SNNPTNT ngày 12/12/2012 của Giám đốc Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu Gói thầu Tư vấn lập
Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến
năm 2020.
II.2. Các nguồn tài liệu, số liệu.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
(Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011);
+ Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất chi tiết tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2011 – 2020 (Nghị Quyết số 41/NQ-CP ngày 28/03/2013 của Thủ tướng Chính
phủ)
+ Quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020;
+ Quy hoạch (điều chỉnh, bổ sung) phát triển ngành thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2010
và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 198/2007/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8
năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Thuận);
+ Số liệu, tài liệu về khí tượng, thủy văn, địa chất, địa hình; số liệu điều tra, khảo sát
về hiện trạng kinh tế – xã hội; kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ nằm trong vùng
quy hoạch và các tài liệu, số liệu có liên quan khác.
III. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng quy hoạch.
III.1. Mục tiêu lập quy hoạch.
Góp phần xây dựng nền nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận phát triển toàn diện theo
hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh cao đối với trước mắt và lâu dài.
III.2. Yêu cầu xây dựng quy hoạch.
Cung cấp số liệu về:
+ Đối tượng sản xuất, sản lượng, quy mô, thị trường tiêu thụ của một số sản
phẩm chính sản xuất trong từng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
+ Quy mô diện tích, mức đầu tư, ... từng vùng nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao được quy hoạch.

Báo cáo tổng hợp.


8


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Xác định được các công nghệ cao được khuyến cáo ứng dụng trong từng
giai đoạn tương ứng mỗi đối tượng sản xuất có lợi thế và khả năng ứng dụng
công nghệ cao.
Các số liệu phải có cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ công tác lập quy hoạch chi
tiết, kế hoạch và tổ chức chỉ đạo sản xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
các địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
IV. Phạm vi và đối tượng của dự án.
IV.1. Phạm vị điều tra, xây dựng dự án.
+ Khu vực toàn tỉnh Ninh Thuận.
+ Phạm vi thời gian thu thập thông tin (2000 – 2013).
IV.2. Đối tượng điều tra, xây dựng dự án.
+ Đối tượng quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm
các đối tượng có thế mạnh của tỉnh như sau:
Thủy sản: sản xuất tôm giống (tôm thẻ chân trắng và tôm sú), nuôi
tôm thương phẩm và rong biển.
Cây trồng: nho, táo, rau an toàn và hành, tỏi.
Vật nuôi: Gia súc (dê, cừu, bò).
+ Các cơ sở sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất.
+ Thương lái, nhà xuất khẩu và nhập khẩu, các cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan.
+ Các siêu thị, Metro Cash, v.v…
V. Phương pháp xây dựng dự án.
V.1. Phương pháp.
(1). Kế thừa các tài liệu pháp lý, gồm: các quy hoạch (QH tổng thể phát triển kinh tế

xã hội, QH sử dụng đất đai, các quy hoạch chuyên ngành trên địa bàn tỉnh: Công
nghiệp, thương mại, xây dựng, giao thông…), đã được phê duyệt, các chủ trương,
chính sách đã được ban hành. ..
(2). Phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, các cơ quan nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ như các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu, các địa phương
trong tỉnh.

Báo cáo tổng hợp.

9


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

(3). Tham quan và điều tra các cơ sở sản xuất có quy mô lớn và vừa trong tỉnh và các
tỉnh, thành khác để tìm ra các thông số và kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển sản
xuất các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
(4). Sử dụng các định mức được nhà nước ban hành kết hợp với điều tra hiện trạng để
cập nhật trong tính toán đầu tư.
(5). Phương pháp nội suy, ngoại suy.
(6). Tham khảo tài liệu, các mô hình của các nước, các tỉnh thành trong nước, để phân
tích ưu việt để rút ra bài học.
V.2. Điều tra, khảo sát.
+ Thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng chuyên
môn, các cơ quan nghiên cứu.
+ Khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý, các Công ty, cơ sở, nông hộ sản xuất
các đối tượng dự kiến quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể:
− Đối với nhà quản lý: Đăng ký làm việc trực tiếp về tình hình của ngành,
những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp. Nội dung được thể hiện chi
tiết trong Văn bản đăng ký làm việc sau khi đề cương được phê duyệt;

− Đối với các cơ sở, Công ty, nông hộ sản xuất: Điều tra khảo sát theo phiếu
điều tra in sẵn, với số lượng khoảng 100 phiếu (Sau khi đề cương được phê
duyệt, đơn vị tư vấn lập quy hoạch sẽ soạn thảo nội dung phiếu điều tra và
xin ý kiến đơn vị chủ quản trước khi tiến hành điều tra).
− Đối với các nhà khoa học: Phỏng vấn trực tiếp.
+ Lập bản đồ quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm
2020 của toàn tỉnh.
V.3. Xử lý kết quả điều tra.
+ Sử dụng phương pháp phân tích thống kê (tốc độ phát triển bình quân, thống kê mô
tả bằng các đồ thị, ...)
+ Phương pháp dự báo (dựa vào tốc độ phát triển bình quân giai đoạn, hàm xu thế
tuyến tính, hàm hồi quy tuyến tính,...)
+ Phương pháp chuyên gia, hội thảo.
V.4. Các bước tiến hành.
+ Bước 1: Lên phương án chi tiết.

Báo cáo tổng hợp.

10


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

+ Bước 2: Điều tra, thu thập thông tin (bao gồm cả điều tra khảo sát qua phiếu điều tra
in sẵn, thu thập thông tin từ các huyện, thị, doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh, các
cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các
trung tâm dự báo của trung ương và địa phương …. thuộc chuỗi giá trị của ngành).
+ Bước 3: Dự thảo phương án và xác định địa điểm dự kiến các vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao của tỉnh đến năm 2020 và quy mô từng khu vực, các công nghệ có
khả năng ứng dụng cho từng giai đoạn đối với từng sản phẩm. Hội thảo lựa chọn

phương án.
+ Bước 4: Xử lý thông tin.
+ Bước 5: Hoàn thiện xây dựng phương án quy hoạch, bao gồm: xây dựng các phương
án quy hoạch, xây dựng các bản đồ gốc, viết báo cáo quy hoạch. Thông qua, trình
duyệt, giao nộp sản phẩm.
V.5. Tổ chức xây dựng dự án.
+ Chủ quản đầu tư: Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Ninh Thuận.
+ Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.
+ Cơ quan tư vấn lập quy hoạch: Công ty Cổ phần Đất Việt.
+ Cơ quan phối hợp: Chính quyền các huyện, thị xã; Các Sở Ban ngành; Các đơn vị
trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-------------------

Báo cáo tổng hợp.

11


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

I. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
I.1. Vị trí địa lý.
Ninh Thuận nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý từ
11018’14’’ đến 12009’15’’ vĩ độ Bắc và từ 109009’08” đến 109014’25” kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tinh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh
Bình Thuận, phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 105km. Diện tích tự

nhiên phần đất liền là 335.833 ha.
Về hành chính, tỉnh có 7 đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh là thành phố Phan Rang
– Tháp Chàm, huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc và Thuận
Nam. Đến cuối năm 2011 toàn tỉnh có 65 xã, phường, thị trấn, trong đó có 47 xã, 3 thị
trấn và 15 phường.
I.2. Địa hình.
Địa hình của tỉnh có 3 dạng chính là: Núi, đồi gò bán sơn địa và đồng bằng ven
biển.
Địa hình đồi núi của tỉnh chiếm 63,2% diện tích toàn tỉnh, chủ yếu là núi thấp dốc
từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Địa hình đồi núi của tỉnh có nhiều điều kiện để
phát triển thủy điện quy mô nhỏ kết hợp với thủy lợi.
Địa hình đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ
yếu ở phía Tây các huyện Ninh Phước, Thuận Bắc và Ninh Sơn. Địa hình lượn sóng
xen lẫn các đồi thấp này có nhiều điều kiện để phát triển rừng kinh tế, các loại cây
công nghiệp ngắn ngày, địa bàn chiến lược quốc phòng của khu vực.
Đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở các
huyện, thành phố trong tỉnh. Địa hình bằng phẳng, ven biển có các đồi cát, cồn cát.
Đồng bằng ven biển là nơi có điều kiện để bố trí các công trình công nghiệp, du lịch,
nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, phát triển các cây đặc sản của vùng khô hạn.
I.3. Khí hậu, thủy văn.
Theo tài liệu đặc điểm khí hậu thuỷ văn tỉnh Ninh Thuận thì tỉnh nằm trong vùng
khô hạn nhất cả nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với các đặc trưng là
khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi lớn, được thể hiện trên các yếu tố sau:
*. Bức xạ và nắng.

Báo cáo tổng hợp.

12



Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

- Bức xạ: Theo kết quả tính toán thực nghiệm, lượng bức xạ tổng cộng lý tưởng rất
lớn (bức xạ tổng cộng lý tưởng là bức xạ bao gồm trực xạ và tán xạ trong điều kiện
quang mây), trung bình hàng năm tại Nha Hố trên 230 Kcal/cm 2, tháng ít nhất cũng
trên 14 Kcal/cm2. Lượng bức xạ dồi dào, đem lại một nền nhiệt độ cao, phân bố khá
đều giữa các tháng, cho nên điều kiện bức xạ góp phần quan trọng tính chất nhiệt đới
của khí hậu Ninh Thuận. Đây là điều kiện thuận lợi để canh tác nhiều vụ cây trồng
trong năm.
- Nắng: Ninh Thuận nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm có thời gian chiếu sáng dài.
Hơn nữa, suốt cả mùa khô kéo dài tới 8 - 9 tháng, trời thường ít hoặc quang mây, cho
nên ở Ninh Thuận trung bình hàng năm có tới 2.700-3.000 giờ nắng.
*. Nhiệt độ
Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm. Hầu hết vùng đồng bằng ven biển và
các vùng núi thấp kế cận đều có nhiệt độ trung bình năm trên 26 0 C và tổng nhiệt năm
trên 9.5000C, cho phép canh tác nhiều vụ/năm. Nơi có nhiệt độ cao nhất là khu vực
Phan Rang, Nha Hố với nhiệt độ trung bình năm trên 27 0C và tổng nhiệt năm trên
9.8000C. Do địa thế thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam nên nhiệt độ cũng tăng dần
theo hướng đó. Theo các phương pháp tính toán đáng tin cậy: Với chu kỳ 50 năm bất
cứ nơi nào trong tỉnh cũng có nhiệt độ thấp nhất không dưới 12 0C và với chu kỳ 100
năm thì tại Phan Rang là 11,40C.
Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm và ít biến động, không có mùa đông
lạnh, trừ vùng núi cao trên 1.000 m. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển
nhanh và điều kiện đảm bảo để tăng vụ, phát triển chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê,
cừu); sản xuất muối công nghiệp, phát triển du lịch,...
*. Độ ẩm trung bình.
Độ ẩm tương đối trung bình năm tại Ninh Thuận từ 74-78%. Khu vực Phan Rang
có độ ẩm tương đối trung bình năm dưới 75%, thấp nhất trong tỉnh và cả nước.
*. Bốc hơi nước.
Ninh Thuận có lượng bốc hơi nước rất lớn, lượng bốc hơi nước trung bình năm từ

1.650 mm-1.850 mm. Trong cả năm có đến 10 tháng (Nha Hố), thậm chí đến 12 tháng
(Phan Rang) lượng bốc hơi trên 100 mm/tháng. Lượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng
2, 3 và 4.
*. Mưa
Ninh Thuận được coi là một trong những tỉnh ít mưa nhất ở miền Trung nước ta và
cả nước. Tuy vậy, điều kiện địa hình chia cắt mạnh nên lượng mưa ở các nơi rất không
đồng đều. Mưa nhiều nhất là ở khu vực miền núi phía Tây và Tây Bắc tỉnh (thuộc
Báo cáo tổng hợp.

13


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

huyện Ninh Sơn, Bác Ái). Lượng mưa năm ở khu vực này trên 2.000 mm (Lâm Sơn:
2.028,30 mm). Mưa ít nhất là các thung lũng vùng ven biển, lượng mưa/năm chỉ đạt
xấp xỉ 700 mm (Phan Rang: 691,90 mm). Đó là khu vực khô hạn vào bậc nhất nước ta.
Đại bộ phận vùng ven biển ở Ninh Thuận có lượng mưa năm chừng 600-800 mm và số
ngày mưa khoảng từ 45-90 ngày. Lượng mưa có xu thế tăng dần từ Đông sang Tây và
từ vùng thấp lên vùng cao, lượng mưa nói trên phân bố không đều cho 2 vụ. Lượng
mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 75-90% lượng mưa cả năm.
Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía
Bắc và trung tâm Tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân của cả nước.
I.3. Tài nguyên đất.
I.3.1. Về thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại, lập bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận năm
2000 theo phương pháp phân loại định lượng (WRB) do Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tiến hành thì trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 9 nhóm đất với 75 loại đất,
được tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 1.1: Phân loại các nhóm đất tỉnh Ninh Thuận.

ST
T

Nhóm đất

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Phân bố

1

Nhóm đất cát

10.401,3

3,1

H.Ninh Hải, Tp. Phan Rang

2

Nhóm đất mặn

5.532,8

1,7


3

Nhóm đất phù sa

8.304,6

2,5

4

Nhóm đất glây

7.755,6

2,3

5

Nhóm đất mới biến đổi

9.049,8

2,7

6

Nhóm đất xám vùng bán
khô hạn


23.201,5

6,9

H. Ninh Hải, H. Ninh Phước
H.Ninh Phước, H.Ninh Hải,
Tp. Phan Rang - Tháp Chàm
H.Ninh Phước, H.Ninh Hải,
Tp. Phan Rang - Tháp Chàm
H. Ninh Phước, H.Ninh Sơn,
H. Ninh Hải
H. Ninh Sơn, H.Bác Ái, H.
Ninh Phước

7

Nhóm đất xám

28.423,4

8,5

8

Nhóm đất đỏ

9

Đồi xói mòn trơ sỏi đá


1.840,0
17.274,4

H. Ninh Sơn, H.Bác Ái
H.Ninh Sơn, H. Ninh Phước

5,1

Nguồn: Quy hoạch tổng thể Phát triển KT- XH tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Báo cáo tổng hợp.

14


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

I.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013.
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận năm 2013
ĐVT: ha.

STT

I
1
1.1

LOẠI ĐẤT

Hiện trạng sử dụng

đất năm 2012

Cơ cấu
(%)

TỔNG SỐ

335.832,57 100,00%

Đất nông nghiệp

266.157,80

79,25%

Đất sản xuất nông nghiệp

73.817,54

21,98%

Đất trồng cây hằng năm

63.594,52

18,94%

18.807,62

5,60%


154,07

0,05%

44.632,83

13,29%

10.223,02

3,04%

-

Đất trồng lúa

-

Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi

-

Đất trồng cây hằng năm khác

1.2

Đất trồng cây lâu năm

2


Đất lâm nghiệp có rừng

186.048,78

55,40%

3

Đất nuôi trồng thủy sản

1.801,38

0,54%

4

Đất làm muối

3.966,97

1,18%

5

Đất nông nghiệp khác

523,13

0,16%


II

Đất phi nông nghiệp

29.907,25

8,91%

1

Đất ở

4.674,80

1,39%

2

Đất chuyên dùng

17.918,01

5,34%

3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

106,14


0,03%

4

Đất nghĩa địa, nghĩa trang

793,95

0,24%

5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

6.396,10

1,90%

6

Đất phi nông nghiệp khác

18,25

0,01%

39.767,52

11,84%


III

Đất chưa sử dụng

Nguồn: Sở TN&MT.
Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 266.157,80 ha, chiếm tỷ lệ khá lớn (79,25%)
so với diện tich tự nhiên của tỉnh. Riêng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh:
73.817,54 ha (21,98%), trong đó: đất trồng lúa: 18.807,62 ha (5,6%), đất trồng cỏ dùng
vào chăn nuôi: 154,07 ha (0,05%), đất trồng cây hằng năm khác: 44.632,83 ha
(13,29%). Ngoài ra, diện tích đất trồng cây lâu năm của tỉnh: 10.223,02 ha (3,04%) và
diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 1.801,38 ha (0,54%).
I.4. Tài nguyên rừng.
Báo cáo tổng hợp.

15


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Theo Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh hiện
nay là 186.049 ha, trong đó:
− Diện tích rừng hiện có là 150.743 ha, với diện tích rừng tự nhiên là 142.667 ha và
rừng trồng là 8.076 ha.
− Diện tích rừng trồng mới tập trung là 129 ha, phân theo 3 loại rừng: rừng sản xuất
110 ha, không có rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Độ che phủ rừng của tỉnh năm 2013 là 44%, tài nguyên rừng của tỉnh Ninh Thuận
vừa có ý nghĩa trong phát triển kinh tế, khai thác để phát triển du lịch kết hợp với chức
năng phòng hộ.
I.5. Tài nguyên biển.

Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loại cá, trong đó nhóm cá nổi có trên 146 loài,
nhóm cá đáy có 392 loài, vùng biển có độ sâu từ 200m trở vào có khoảng 100 loài hải
sản có giá trị kinh tế thuộc 4 nhóm động vật chủ yếu là giáp xác, nhuyễn thể, da gai và
cá, tổng trữ lượng hải sản có khoảng 120.000 tấn.
Vùng biển Ninh Thuận có một vùng “nước trồi” và là một trong 4 ngư trường giàu
nguồn lợi, điều kiện tạo phù du, thu hút các luồng cá, đây là cơ sở để phát triển ngành
khai thác và đánh bắt hải sản.
Tài nguyên ven bờ: Có điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản cho từng loại
hình mặt nước như nuôi biển, nuôi nước lợ, trên cát, nuôi nước ngọt và sản xuất giống
thủy sản. Toàn tỉnh có khoảng 3.000 – 4.000 ha diện tích mặt nước lợ, mặn gồm các
đầm, vịnh thuận lợi cho việc đưa vào nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn.
II. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận.
II.1. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế.
II.1.1.Mức tăng trưởng kinh tế.
Bảng 1.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá so sánh năm 2010.
ĐVT: tỷ đồng.
Mức tăng
trưởng
Nội dung
2010
2011
2012
2013
bình quân
(%/năm)
Nông - lâm - nghiệp
3.033,3
3.775,7
4.033,8
3.049,30

0,18
và thủy sản
Công nghiệp và xây
1.593
1.628,3
1.843,8
2.178,00
10,99
dựng
Dịch vụ
2.612,2
2.777,9
3.199
4.802
22,50
7.238,5
8181,9
Tổng cộng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận.
Báo cáo tổng hợp.

9.076,6

10.029,64

11,48

16



Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Giai đoạn 2010-2013, mức tăng trưởng kinh tế trung bình của tỉnh khoảng
11,48%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2013 là 10.029,64 tỷ đồng, tăng
khoảng 1,38 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người năm 2013 của tỉnh đạt
23,5 triệu đồng (giá hiện hành).
II.1.2.Nông nghiệp.
Bảng 1.4: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp theo giá hiện hành.
ĐVT: tỷ đồng.
Năm

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ và các
hoạt động khác

Tổng cộng

2005

646,0

375,8

108,6

1.130,4


2006

895,8

396,3

108,7

1.400,8

2007

1.164,6

463,9

140,1

1.768,6

2008

1.787,7

756,4

192,3

2.736,4


2009

1.819,9

930,5

496,0

3.246,4

2010

2.194,4

1.069,6

628,2

3.892,2

2011

3.157,1

1.570,8

536,3

5.264,2


2012

3.391,0

1.765,1

592,9

5.749,0

2013

2.964,76

1.208,47

3.981,70

8.154,929

Tăng/giảm tuyệt
đối (+, -)

2.318,76

832,67

3.873,10

7.024,53


67,29

32,62

Tăng, giảm TB
24,32
18,16
(%/năm)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận.

Giai đoạn 2005 - 2013, giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp của tỉnh tăng bình quân
là 32,62%/năm.
II.2. Xã hội.
Dân số trung bình tỉnh Ninh Thuận đến năm 2013 là 576.688 người, tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên của tỉnh năm 2013 là 12,5‰, mật độ dân số trung bình 172 người/km 2, dân
cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng ven biển. Cộng đồng
dân cư gồm 3 dân tộc chính là: dân tộc Kinh chiếm 76,5%, dân tộc Chăm chiếm
11,9%, dân tộc Raglai chiếm 10,4%, còn lại là các dân tộc khác. Dân số thành thị
chiếm khoảng 36% tổng dân số, còn lại tỷ lệ dân số nông thôn là khoảng 64% (Phụ lục
10).
II. Hệ thống giao thông.
Báo cáo tổng hợp.

17


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Tỉnh có 3 tuyến quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 1A (64,5 km), Quốc lộ 27A (66 km),

Quốc lộ 27B (44 km) và 10 tuyến tỉnh lộ là 701, 702, 703, 704, 705, 706, 707, 708,
709, 710 và tuyến đường Kiền Kiền – Mỹ Tân, với tổng chiều dài khoảng 322,54 km,
đường huyện có 189,9 km, đường đô thị có 128,24 km, đường xã dài 238,3 km.
Mật độ đường của tỉnh nhìn chung còn thấp so với mức bình quân của cả nước,
bình quân là 0,24 km/km2 và 1,61 km/1.000 dân. Hiện nay, 100% số xã trong toàn tỉnh
có đường ô tô có thể đến trung tâm xã và có thể lưu thông quanh năm.
III. Hệ thống thủy lợi.
+ Công trình hồ chứa: Tính đến nay, toàn tỉnh Ninh Thuận có 21 hồ chứa nước với
dung tích 194,21 triệu m3 + 01 hồ Đơn Dương W=165 triệu m 3 và 45 hồ nhỏ các
loại. Diện tích tưới theo thiết kế và khả năng tưới thực tế của các hồ chứa là 36.855
ha.
+ Các công trình tưới bằng các đập dâng: Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện nay có 76 đập
dâng lớn nhỏ, trong đó: 13 đập dâng có diện tích thiết kế mỗi đập trên 50 ha, 58
đập dâng có diện tích thiết kế mỗi đập nhỏ hơn 50 ha, 5 đập dâng thuôcj khu tưới
hồ Tân Giang. Tổng diện tích tưới theo thiết kế của các công trình đập dâng là
18.363 ha, trong đó thực tế tưới được 16.228ha.
+ Các công trình tưới bằng trạm bơm: Trong hệ thống thủy nông Nha Trinh – Lâm
Cấm có một số khu vực cao cục bộ không thể tưới tự chảy được mà phải dùng
bơm. Đến nay, số trạm bơm lấy nước tưới từ kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống
thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm đã xây dựng được 10 trạm với diện tích tưới thiết
kế là 1.480 ha, diện tích thực tưới năm cao nhất đạt được 840ha.
IV. Mạng lưới điện.
Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220KV,110 KV với nguồn
cấp trực tiếp là nhà máy thủy điện Đa Nhim công suất 160MW. Ngoài ra còn được sự
hỗ trợ của các nguồn điện tại chỗ là thủy điện Sông Pha công suất 7,5MW (5 x
1,5MW), nhà máy thủy điện sông Ông công suất 8,1MW (3 x 2,7MW).
Hệ thống lưới điện quốc gia được đầu tư đến 100% số xã, phường, thị trấn đáp
ứng cho nhu cầu điện cho nhu cầu điện cho sản xuất và cung cấp điện cho hơn 95% số
hộ trong tỉnh. Tỉnh đang triển khai xây dựng tiếp các hệ thống điện cung cấp cho các
khu kinh tế trọng điểm của tỉnh.


Báo cáo tổng hợp.

18


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

I. Vị trí ngành nông nghiệp trong nền kinh tế.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế của tỉnh Ninh Thuận
theo giá hiện hành
ĐVT: tỷ đồng
STT

Nội dung

Năm
2005

2007

2009

2011

2013


5.225,7

7.562,6

12.091,5

1.130,4

1.768,6

3.246,4

5.264,2

11.454,2

I

Tổng GTSX của nền
KT.
GTSX ngành NN

-

Trồng trọt

646,0

1.164,6


1.819,9

3.157,1

3.808,87

-

Chăn nuôi
Dịch vụ và các hoạt
động khác
Cơ cấu giá trị sản xuất

375,8

463,9

930,5

1.570,8

1.731,3

108,6

140,1

496,0


536,3

21,6%

23,4%

26,8%

24,3%

40,18%

57,1%

65,8%

56,1%

60,0%

33,25%

33,2%

26,2%

28,7%

29,8%


15,11%

-

GTSX ngành NN đối
với nền kinh tế
GTSX ngành trồng trọt
đối với ngành NN
GTSX ngành chăn nuôi
đối với ngành NN

21.629,7 28.504,96

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận.
Giai đoạn 2005 – 2013, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh tăng đều qua
các năm, trung bình 29,38%/năm. Nếu như năm 2005 đạt 1.130,4 tỷ đồng thì đến năm
2013 đã đạt 11.454,2 tỷ đồng. Trong đó, giá trị của ngành trồng trọt tăng nhanh trong
giai đoạn 2005 – 2013 (28,85%/năm), trong khi ngành chăn nuôi tăng trưởng với mức
thấp hơn (24,39%/năm).
Năm 2013, tỷ trọng GTSX của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế là 40,18%,
tăng so với năm 2005. Riêng tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt chiếm khoảng 33,25%
GTSX ngành nông nghiệp và chiếm 13,36% tổng GTSX của nền kinh tế. Còn GTSX
ngành chăn nuôi chiếm 15,11% GTSX ngành nông nghiệp và chiếm 6,07% trong tổng
GTSX của nền kinh tế. Điều này cho thấy, ngành nông nghiệp nói chung và ngành
trồng trọt, chăn nuôi nói riêng có vị thế quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh hiện nay.
Báo cáo tổng hợp.

19



Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

II. Thực trạng sản xuất một số sản phẩm chính trên địa bàn tỉnh.
II.1. Thực trạng sản xuất một số cây trồng chính.
 Cây nho.
Đối với Ninh Thuận, nho được xác định là cây chủ lực của tỉnh, chiếm khoảng
14,1% diện tích cây ăn quả. Năm 2012, diện tích gieo trồng nho của tỉnh là 695 ha,
trong đó: diện tích nho đang thu hoạch là 656 ha, diện tích nho trồng mới là 39 ha.
Diễn biến về diện tích thu hoạch và sản lượng nho giai đoạn 2005 – 2012 thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2.2: Diện tích thu hoạch và sản lượng nho tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 –
2013.
Tỷ lệ
Nội dung
2005
2008
2010
2011
2013
tăng,
giảm (%)
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)

1.475

1.086

704


578

727

-9,61

26.000

25.660

16.158

14.158

16.965

-5,92

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận.
Giai đoạn 2005 – 2013, diện tích nho của tỉnh giảm liên tục từ 1.475 ha (năm
2005) xuống chỉ còn 727 ha (năm 2013), giảm trung bình khoảng 9,61%/năm. Diện
tích giảm nên sản lượng nho cũng đồng thời giảm xuống đáng kể, từ 26.000 tấn xuống
chỉ còn 16.965 tấn vào năm 2013, giảm trung bình khoảng 5,92%/năm. Tuy có sự gia
giảm về diện tích cũng như sản lượng nhưng có nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên
làm giàu từ hoạt động trồng nho, cụ thể những hộ trồng nho tại huyện Ninh Phước và
Tp. Phan Rang –Tháp Chàm. Hiện nay, nho được trồng tập trung nhiều tại huyện Ninh
Phước, Ninh Hải và Tp. Phan Rang – Tháp Chàm chiếm khoảng 87% diện tích và
chiếm 89% về sản lượng nho của toàn tỉnh Ninh Thuận trong năm 2013. Diện tích thu
hoạch và sản lượng
 Cây táo.

Cây táo được phát triển ở Ninh Thuận, do nó là loại cây dể trồng, phù hợp với điều
kiện sinh thái, thổ nhưỡng mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần thay đổi đời sống
nhân dân. « Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản trên
địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011 - 2020” xác định táo là một trong 8 loại cây trồng chính
của Ninh Thuận. Năm 2013, diện tích gieo trồng táo của tỉnh là 1.107 ha, trong đó diện
tích thu hoạch là 1.071 ha. Diễn biến về diện tích thu hoạch và sản lượng táo của tỉnh,
giai đoạn 2006 – 2013 thể hiện qua bảng sau:

Báo cáo tổng hợp.

20


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Bảng 2.3: Diện tích thu hoạch và sản lượng táo tỉnh Ninh Thuận giai
đoạn 2006 – 2013.
Tỷ lệ tăng,
Nội dung
2006
2008
2009
2010
2011
2013
giảm TB
(%)
69
694 1.107
Diện tích (ha)

74
181
578
48,7
415
Sản lượng (tấn)
560 3.434 15.680 19.163 46.172
96,0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận.
Giai đoạn 2006 – 2013, qua 7 năm diện tích táo thu hoạch tăng lên 1.038 ha, trung
bình khoảng 48,7%/năm, đáng chú ý năm 2010 diện tích táo tăng thêm 53% so với
năm 2009. Qua 7 năm (giai đoạn 2006 – 2012) sản lượng táo tăng trung bình
96%/năm.
Cơ cấu về diện tích và sản lượng táo thay đổi đột phá trong giai đoạn 2008 – 2010.
Táo Ninh Thuận trồng tập trung nhiều ở Tp. Phan Rang – Tháp Chàm và huyện Ninh
Phước với diện tích chiếm 83% diện tích táo toàn tỉnh và chiếm 89% tổng sản lượng
táo của tỉnh trong năm 2013.
Biểu đồ 2.4: Diện tích nho và táo tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 – 2013 (ha)

Nguồn : Cục Thống kê.
 Thực trạng sản xuất rau an toàn.
Khái niệm, tiêu chuẩn rau an toàn
Theo thông tư số 59/2012/TT- BNNPTNT ngày 09/11/2012 quy định về Quản lý
sản xuất rau quả và chè an toàn thì Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được
sản xuất, sơ chế, chế biến phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo
Báo cáo tổng hợp.

21



Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

an toàn thực phẩm hoặc phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất, sơ chế rau, quả an
toàn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hoặc phù hợp với các
quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm có trong quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn VietGAP, các tiêu chuẩn GAP khác và
mẫu điển hình đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định.
Theo QCVN 8-2: 2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô
nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
Theo số liệu báo cáo của các huyện, thành phố, diện tích và sản lượng rau các loại
và rau an toàn thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Diện tích rau các loại của tỉnh Ninh Thuận năm 2013.
Rau các loại
Rau an toàn
Sản
Sản
STT
Huyện, Tp.
Diện tích
Diện tích
lượng
lượng
(ha)
(ha)
(tấn)
(tấn)
1
Tp. Phan Rang - Tháp Chàm
597,4
9.456

12,5
108,8
2
Huyện Bác Ái
298
10.233
3
Huyện Ninh Sơn
454,3
6.643
4
Huyện Ninh Hải
797,4
6.913
20,0
92,0
5
Huyện Ninh Phước
3.176,00
55.333
130,0
1.154,0
6
Huyện Thuận Bắc
232
3.799
7
Huyện Thuận Nam
331,9
5.408

Toàn tỉnh
5.887,0
97.785
162,5
1.354,8
Nguồn : Báo cáo của phòng nông nghiệp các huyện, thành phố năm 2013.
Như vậy, đến năm 2013 toàn tỉnh Ninh Thuận có 5.887 ha đất trồng rau các loại
với sản lượng rau toàn tỉnh là 97.785 tấn. Trong đó, diện tích rau an toàn của tỉnh chỉ
có 162,5 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện: Ninh Phước, Ninh Hải và Tp. Phan Rang –
Tháp Chàm. Huyện Ninh Phước có diện tích trồng rau an toàn cao nhất là 130 ha, với
sản lượng đạt 1.154 tấn. Các sản phẩm rau đậu của tỉnh chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại
địa phương, một phần được tiêu thụ tại Nha Trang, Tp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh
lân cận.
 Hành, tỏi.
Hành, tỏi là sản phẩm được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình, các
quán ăn, nhà hàng. Ngoài ra, tỏi cũng được sử dụng như một loại dược liệu thông dụng
để phòng trị một số bệnh trong lĩnh vực Đông y. Do vậy, nhu cầu thị trường của hai
sản phẩm này mang tính ổn định và phát triển cao. Đồng thời, Ninh Thuận là tỉnh có
điều kiện tự nhiên phù hợp với cây tỏi và cây hành (có mùi thơm và vị cay đặc trưng)
nên tỉnh đã lợi dụng lợi thế này để duy trì và phát triển sản lượng trong thời gian tới.
Diện tích và sản lượng hành tỏi của tỉnh được thể hiện qua bảng sau:
Báo cáo tổng hợp.

22


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Bảng 2.6: Diện tích và sản lượng hành củ, tỏi tỉnh Ninh Thuận năm 2013
Hành

Tỏi
Sản
STT
Huyện, Tp
Diện tích
Diện
Sản lượng
lượng
(ha)
tích (ha)
(tấn)
(tấn)
Tp. Phan Rang - Tháp
1
44,7
357,6
16,0
80,0
Chàm
2
Huyện Bác Ái
3
Huyện Ninh Sơn
4

Huyện Ninh Hải

438,9

5.528,0


90,4

1.106,5

5

Huyện Ninh Phước

289,0

2.421,0

17,0

128,0

6

Huyện Thuận Bắc

-

-

-

-

7


Huyện Thuận Nam

-

-

-

-

123,4

1.314,5

Toàn tỉnh
772,6
8.306,6
Nguồn : Báo cáo của Phòng nông nghiệp các huyện năm 2013.

Theo Báo cáo của Phòng nông nghiệp các huyện năm 2012 thì diện tích trồng
hành củ, tỏi của tỉnh chủ yếu tập trung ở ba huyện, thành phố là: Tp. Phan Rang –
Tháp Chàm, huyện Ninh Hải và Ninh Phước. Diện tích trồng hành lấy củ của toàn tỉnh
là 772,6 ha với tổng sản lượng đạt 8.306,6 tấn và diện tích tỏi của tỉnh là 123,4 ha với
sản lượng đạt 1.314,5 tấn. Ninh Hải là huyện có diện tích và sản lượng hành, tỏi nhiều
nhất, với sản phẩm hành lấy củ: có 438,9 ha với 5.528 tấn và sản phẩm hành lấy củ: có
90,4 ha với 1.106,5 tấn.
II.2. Thực trạng ngành chăn nuôi tỉnh Ninh Thuận.
Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm nông
nghiệp, đồng thời giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp cao hơn

giá trị sản xuất của một số sản phẩm trồng trọt. Mặc dù, sản phẩm chăn nuôi trên khía
cạnh nông nghiệp mặc dù vẫn còn mang đặc điểm chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng vẫn có cơ
hội tạo ra thu nhập cao hơn trên một đơn vị diện tích đất sản xuất. Trong bối cảnh gia
tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi trong nước và quốc tế đang tạo ra một cơ
hội tốt cho sự phát triển của ngành, có thể tạo ra cơ hội việc làm cho các vùng nông
thôn và góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông hộ.
 Chăn nuôi trâu, bò.
Điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Thuận tương đối thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò
nhất là hình thức chăn nuôi thả.
Bảng 2.7: Diễn biến đàn trâu, bò của tỉnh giai đoạn 2000 - 2013

Báo cáo tổng hợp.

23


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

TT

Địa phương

1

TP. Phan Rang Thap Chàm.

2

Năm
2000


Năm
2005

Năm
2010

Năm
2013

Tăng
(+);
Giảm
(-)

Tốc độ
tăng
trưởng
bình
quân/n
ăm (%)

3.692

4.370

4.620

2.971


-721

-1,66

Huyện Bác Ái

10.084

13.640

14.405

14.167

4.083

2,65

3

Huyện Ninh Sơn

16.156

21.854

23.080

16.290


134

0,06

4

Huyện Ninh Hải

8.152

11.026

11.645

9.962

1.810

1,55

5

Huyện Ninh Phước

16.681

22.560

23.830


18.642

1.961

0,86

6

Huyện Thuận Bắc

12.404

16.780

17.720

15.843

3.439

1,90

7

Huyện Thuận Nam

13.132

17.820


18.760

15.273

2.141

1,17

Tổng cộng

80.301

108.050 114.060 93.149 12.848

1,15

Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Thuận.
Đàn trâu, bò phân bố trên tất cả các huyện thị của tỉnh Ninh Thuận nhưng tập
trung nhiều tại các huyện Ninh Phước (chiếm 20,01% tổng đàn), Ninh Sơn (chiếm
17,49%), Thuận Bắc (chiếm 17,01%) và huyện Thuận Nam (16,4%). Nhìn chung, số
lượng trâu, bò của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2013 tăng bình quân khoảng
1,15%/năm. Tuy nhiên trong giai đoạn 2005 – 2010, số lượng bò tăng từ 108.050 con
(năm 2005) lên 114.060 (năm 2010) và đến năm 2013 lại giảm chỉ còn 93.149 con.
Quy mô đàn giảm một phần do giá thịt bò tăng nên tăng lượng bò xuất chuồng (bán
thịt). Trong khi đàn trâu có xu hướng giảm qua các năm, nếu như năm 2000 toàn tỉnh
có 6,1 ngàn con thì đến hiện nay, đàn trâu chỉ còn khoảng 4 ngàn con, tốc độ giảm
trung bình là 3,46%/năm giai đoạn 2000 – 2013.
Như vậy giai đoạn từ năm 2000 – 2013, tại các huyện như Ninh Sơn, Ninh Phước,
Thuận Bắc và Thuận Nam là những địa phương có truyền thống chăn nuôi trâu, bò
nhất tỉnh Ninh Thuận, đây cũng là điều kiện tốt để chúng ta định hướng phát triển

mạnh tại các địa phương này trong giai đoạn đến năm 2020.
 Chăn nuôi cừu.
Ngành chăn nuôi cừu cũng rất được quan tâm. Nuôi cừu tại Ninh Thuận chủ yếu
theo phương pháp quảng canh, phụ thuộc lớn vào đồng cỏ tự nhiên.
Giai đoạn 2006 – 2008 đàn cừu giảm mạnh về số lượng, nếu như năm 2006 tỉnh có
92.160 con, thì đến năm 2008 số lượng cừu của tỉnh chỉ còn 72.760 con. Nguyên nhân
chính là do giai đoạn trước lợi nhuận của ngành ở mức cao nên bà con ồ ạt đầu tư vào
Báo cáo tổng hợp.

24


Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

chăn nuôi cừu làm cho số lượng cừu của tỉnh tăng nhanh. Tuy nhiên, người chăn nuôi
lại chưa gắn kết giữa việc tăng quy mô phát triển đàn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ
nên dẫn tới nguồn cung ứng thịt cừu cao hơn nhu cầu tiêu thụ làm cho giá cừu giảm
mạnh, nhiều hộ chăn nuôi phải bỏ nghề. Vì vậy, đến giai đoạn này số lượng cừu giảm
mạnh. Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay ngành chăn nuôi cừu của tỉnh đã dần đần
phục hồi trở lại, người chăn nuôi bắt đầu có lãi nên số lượng cừu tăng dần trong giai
đoạn 2009 – 2013, năm 2009 tăng lên 73.210 con và đến 2013 tăng đến 91.158 con.
Diễn biến số lượng cừu của tỉnh phân theo huyện, thị trong giai đoạn này như sau:
Bảng 2.8: Số lượng cừu phân theo huyện giai đoạn 2000 – 2013.
ĐVT: con.

TT

Địa phương

Tăng

(+);
Giảm
(-)

Tốc độ
tăng
trưởng
bình
quân/năm
(%)

Năm
2000

Năm
2005

Năm
2010

Năm
2013

1.776

3.552

3.080

3.855


2.079

6,14

344

788

2.160

1.779

1.435

13,47

1

TP. Phan Rang - Thap
Chàm

2

Huyện Bác Ái

3

Huyện Ninh Sơn


1.580

3.160

12.540 14.388

12.808

18,52

4

Huyện Ninh Hải

4.492

8.984

14.205 16.126

11.634

10,33

5

Huyện Ninh Phước

4.496


8.992

11.750 17.057

12.561

10,80

6

Huyện Thuận Bắc

2.635

5.272

4.791

2.156

4,71

7

Huyện Thuận Nam

5.377

10.752 21.100 33.162


27.785

15,02

70.458

12,08

3.715

91.15
8
Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Thuận.
Tổng cộng

20.700 41.500 68.550

Đàn cừu phân bố trên tất cả các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Thuận nhưng
cũng tương tự như đàn dê, đàn cừu tập trung nhiều tại các huyện Thuận Nam (chiếm
36,38%), Ninh Phước (chiếm 18,71%) và huyện Ninh Hải (17,69%). Nhìn chung, số
lượng đàn cừu của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2013 tăng bình quân khoảng
12,08%/năm. Nhưng trong những năm gần đây ngành chăn nuôi cừu cũng gặp nhiều
khó khăn do đồng cỏ chăn thả bị thu hẹp dần.
 Chăn nuôi dê.
Từ năm 2009 đến nay ngành chăn nuôi dê bắt đầu có xu hướng ổn định hơn, tuy số
lượng có giảm nhưng không đáng kể. Năm 2008 số lượng đàn dê của tỉnh là 71.280
Báo cáo tổng hợp.

25



×