Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 219 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

ON TH THANH THUí

GIá TRị DI SảN VĂN HóA VớI PHáT TRIểN DU LịCH
ở THủ ĐÔ Hà NộI HIệN NAY
(Qua nghiờn cu trng hp Vn Miu - Quc T Giỏm)

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: VN HểA HC

H NI - 2018


HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

ON TH THANH THUí

GIá TRị DI SảN VĂN HóA VớI PHáT TRIểN DU LịCH
ở THủ ĐÔ Hà NộI HIệN NAY
(Qua nghiờn cu trng hp Vn Miu - Quc T Giỏm)

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: VN HểA HC
Mó s: 62 31 06 40

Ngi hng dn khoa hc:

1. PGS.TS. NGUYN DUY BC
2. TS. NGUYN VN LU


H NI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định.

Tác giả luận án

Đoàn Thị Thanh Thuý


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2. Cơ sở lý luận

7
7
30


Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VÀ CÁC
GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM

2.1. Khái lược về di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám
2.2. Các loại hình di sản văn hóa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
2.3. Những giá trị của di sản văn hóa tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

45
45
51
63

Chương 3. NHẬN DIỆN KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ VĂN
MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ
NỘI HIỆN NAY

3.1. Các giá trị của di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám và sự
hình thành sản phẩm du lịch
3.2. Thực trạng xây dựng và khai thác điểm đến du lịch tại Văn Miếu
- Quốc Tử Giám
3.3. Đóng góp của điểm đến du lịch Văn Miếu - Quốc Tử Giám đối
với phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội
3.4. Đánh giá chung

78
78
99
109
119


Chương 4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HIỆN NAY

4.1. Vai trò của giá trị di sản văn hóa với sự phát triển du lịch ở Thủ
đô Hà Nội nói chung
4.2. Những vấn đề đặt ra: bất cập và mâu thuẫn
4.3. Bàn luận về sự phát huy các giá trị di sản văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám với phát triển du lịch bền vững
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

125
125
129
138
155
158
159
174


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW
4DGPM

VH, TT & DL
VMQTG
VN

XH

Ban chấp hành Trung ương
(4 mục tiêu: nguồn lực, bên liên quan, thị trường, lợi
ích)
Công nghiệp hóa, hiện đại hoá
Chủ biên
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Di sản văn hóa
Đảng Cộng sản Việt Nam
Tổng sản phẩm quốc nội
Giá trị di sản
Giá trị văn hóa
Giá trị di sản văn hóa
Giá trị di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khoa học xã hội
Kinh tế
Kinh tế thị trường
Kinh tế - xã hội
Mối quan hệ
Toàn cầu hóa
Ủy ban nhân dân
(United Nations Educatinal Scientific and Cultural
organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hợp quốc
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Việt Nam
Xã hội


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CNH, HĐH
CB
CNDVBC
CNDVLS
DSVH
ĐCSVN
GDP
GTDS
GTVH
GTDSVH
GTDSVH VMQTG
KHXH
KT
KTTT
KT-XH
MQH
TCH
UBND
UNESCO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1.


Thống kê lượng khách nhóm du lịch khám phá,
thưởng ngoạn các giá trị văn hóa tại Văn Miếu - Quốc
Tử Giám giai đoạn 2012 – 2017

Bảng 3.2.

78

Thống kê lượng khách du lịch nhóm tham quan khảo
sát, nghiên cứu khoa học tại Văn Miếu - Quốc Tử
Giám giai đoạn năm 2012 – 2017

Bảng 3.3.

86

Lượng khách du lịch nhóm tham dự các hoạt động
văn hóa - xã hội, vui chơi giải trí tại Văn Miếu Quốc Tử Giám từ năm 2012 – 2017

Bảng 3.4.

89

Thống kê lượng khách du lịch về thực hành nghi lễ
tâm linh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám giai đoạn năm
2012 – 2017

Bảng 3.5.

93


Lượng khách nhóm du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều
nhu cầu tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ năm
2012-2017

Bảng 3.6.

97

Doanh thu từ du lịch tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
từ năm 2012 – 2017

115


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Trang
Biểu đồ 3.1.

Đánh giá sản phẩm du lịch khám phá, thưởng ngoạn
các giá trị văn hóa

Biểu đồ 3.2.

Đánh giá sản phẩm du lịch khảo sát, nghiên cứu
khoa học tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Biểu đồ 3.3.

81

87

Đánh giá sản phẩm du lịch tham dự các hoạt động
văn hóa - xã hội, vui chơi giải trí tại Văn Miếu - Quốc
Tử Giám

Biểu đồ 3.4.

Đánh giá sản phẩm du lịch thực hành nghi lễ tâm linh
tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Biểu đồ 3.5.

111

Lượng khách du lịch quốc tế tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám giai đoạn 2012 – 2017

Biểu đồ 3.9.

110

Lượng khách du lịch nội địa tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám giai đoạn 2012 – 2017

Biểu đồ 3.8.

98

Lượng khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám
giai đoạn 2012 – 2017


Biểu đồ 3.7.

94

Đánh giá sản phẩm du lịch tổng hợp đáp ứng nhiều
nhu cầu tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ 2012 - 2017

Biểu đồ 3.6.

90

112

Lượng khách du lịch Quốc tế đến tham quan Hà Nội và
Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ 2012 - 2017

113

Hình 3.1.

Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý tại Văn Miếu - Quốc tử Giám

107

Hình 4.1.

Mô hình tổ chức quản lý di sản văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám với phát triển du lịch do Luận án đề xuất

152



1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất địa linh, nhân kiệt, từ lâu đã được biết
đến như một địa chỉ du lịch nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Trải qua một
nghìn năm phát triển, Thủ đô Hà Nội vẫn giữ trong mình những giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đặc sắc. Những công trình kiến trúc cổ, khu
phố cổ, những công trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng cùng với lối sống,
phong tục tập quán… là những di sản văn hóa vô giá của Thủ đô Hà Nội nói
riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Với tiềm năng du lịch đặc sắc đó, với các giá trị văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể của Thủ đô Hà Nội đã trở thành một biểu tượng của văn hóa
Việt Nam. Thủ đô Hà Nội đã và đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du
khách. Trong các điểm du lịch của Hà Nội hiện nay, có thể nói Văn Miếu Quốc Tử Giám là điểm đến trải nghiệm văn hóa đã thu hút khách tham quan
ngày một đông. Hầu như không ai đến Hà Nội mà không tìm đến Văn Miếu Quốc Tử Giám. Những năm gần đây, một hiện tượng mới của khách viếng
thăm di tích này, đó là các gia đình và các em học sinh phổ thông đến đây rất
đông mỗi khi chuẩn bị kỳ thi vào đại học hay những kỳ thi khác để cầu mong
cho sự thành công. Ngoài ra, khách du lịch trong nước và quốc tế luôn coi đây là
một điểm du lịch cần phải đến để tìm hiểu nền giáo dục truyền thống cũng như
các giá trị văn hóa khác của Việt Nam. Như vậy, một vấn đề đặt ra là làm thế
nào để duy trì và khai thác hợp lý giá trị di sản văn hóa của Văn Miếu – Quốc Tử
Giám và biến các giá trị đó trở thành nguồn lực cho sự phát triển du lịch bền
vững ở Hà Nội đang là một vấn đề đặt ra một cách nghiêm túc. Do vậy, việc
nghiên cứu các GTVH của di tích này với việc phát triển du lịch ở Thủ đô Hà
Nội nói chung là đề tài mà luận án: "Giá trị di sản văn hóa với phát triển du
lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay (Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu Quốc Tử Giám )" quan tâm phân tích, đánh giá.



2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ GTDSVH và việc phát huy GTDSVH của VMQTG với phát
triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay. Bàn luận về những vấn đề đặt ra để
phát huy hơn nữa các giá trị của di sản VMQTG trong bối cảnh phát triển du
lịch Hà Nội trước mắt và lâu dài.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ
chính sau đây:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và cơ sở lý luận
của luận án;
- Khái quát về VMQTG và các giá trị di sản văn hóa VMQTG;
- Nhận diện việc khai thác giá trị di sản VMQTG với phát triển du lịch
ở Thủ đô Hà Nội hiện nay;
- Những vấn đề đặt ra đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản
văn hóa VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô hiện nay (bất cập và mâu
thuẫn) trong điều kiện KTTT và hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của giá trị di sản văn hóa của VMQTG với phát triển du lịch ở
Thủ đô Hà Nội hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Luận án tập trung khảo sát thực trạng việc phát huy
giá trị di sản văn hóa VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội trong
giai đoạn từ năm 2012 - 2017.
- Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tại không gian
VMQTG ở Thủ đô Hà Nội. Ngoài ra còn mở rộng không gian trên địa bàn thành
phố Hà Nội và cả nước với các hoạt động du lịch gắn điểm đến VMQTG.



3
- Về mặt nội dung: Luận án tập trung tìm hiểu giá trị di sản văn hóa với
phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Thực hiện đề tài luận án: "Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở
Thủ đô Hà Nội hiện nay" (Qua nghiên cứu trường hợp VMQTG), NCS dựa
trên cơ sở phương pháp luận của CNDVBC và DVLS của học thuyết mác xít
về MQH biện chứng giữa vật chất và tinh thần, giữa kinh tế và văn hóa trong
"đời sống hiện thực". Đồng thời NCS còn vận dụng quan điểm của ĐCSVN
trong Văn kiện Hội nghị BCHTW lần thứ Năm, khóa VIII, Văn kiện Hội nghị
ban chấp hành Trung ương lần thứ Chín khóa XI về vai trò của văn hóa với
phát triển KT - XH ở nước ta hiện nay: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực hay "nguồn lực nội sinh quan trọng
nhất" của phát triển đất nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho luận án này là: Những giá trị nổi bật
của DSVH VMQTG là gì? Việc khai thác và phát huy GTDSVH VMQTG với
phát triển du lịch ở VMQTG và Thủ đô Hà Nội như thế nào? Những vấn đề đặt ra
từ việc phát huy GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch hiện nay?
Nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trên và thực hiện được các nhiệm
vụ nghiên cứu như đã nêu ra ở mục 2.2, NCS sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học sau đây:
- Phương pháp tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu văn hóa học: Văn
hóa học là một khoa học chuyên ngành không chuyên ngành (non disciplinary
discipline) nằm trên giao điểm của các khoa học xã hội và nhân văn. Hơn nữa,
đề tài luận án lại nghiên cứu vấn đề nằm trong đường giáp ranh giữa văn hóa,
kinh tế và xã hội nên vận dụng phương pháp liên ngành trong văn hóa học là
cần thiết. Phương pháp này cho phép luận án sử dụng các khái niệm, phạm



4
trù, các kết quả của các ngành khoa học khác có liên quan để nghiên cứu về
giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay (Qua
nghiên cứu trường hợp VMQTG).
- Phương pháp điền dã: Thông qua việc quan sát và tham dự trực tiếp
vào các hoạt động văn hóa của khách du lịch nhằm thu được các thông tin
đánh giá về VMQTG, NCS khảo sát tại địa bàn nghiên cứu trong tháng
12/2014 và tháng 12/2015, đi sâu phân tích đánh giá về giá trị di sản văn hóa
với phát triển du lịch. NCS tìm hiểu sâu việc phát huy các giá trị di sản văn
hóa VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay như thế nào?
Cố gắng xâm nhập thực tế để chia sẻ những thuận lợi, những khó khăn khi
các chủ thể tổ chức, quản lý tại đây gặp phải trong quá trình phát huy các giá
trị di sản văn hóa VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp các văn bản, tài liệu: 1) Nghiên cứu
và đánh giá hệ thống các văn bản pháp quy quốc tế, Việt Nam và địa phương
(Thành phố Hà Nội, VMQTG) như các công ước, hiến chương, luật, nghị định,
quy định, hướng dẫn,… có liên quan đến vấn đề di sản văn hóa, phát huy giá trị
di sản văn hóa, phát triển du lịch bền vững… Phương pháp nghiên cứu này sẽ
giúp NCS làm rõ được các yếu tố cơ bản của vấn đề về GTDSVH, phát huy
GTDSVH với phát triển du lịch; tính hiệu quả của hệ thống văn bản này trong
thực tiễn,… 2) Hệ thống các tài liệu nghiên cứu của Việt Nam và quốc tế nhằm
xem xét và đánh giá các lý thuyết, quan điểm nghiên cứu có liên quan đến phạm
vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của luận án, cụ thể là các vấn đề: giá trị;
giá trị di sản; giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch; các yếu tố tác động có
liên quan như các bên có liên quan, quan điểm giá trị văn hóa di sản, loại hình
văn hóa di sản, loại hình du lịch;…
- Phương pháp Xã hội học: Cho phép nghiên cứu định tính và định lượng
về thực trạng nhận thức và triển khai việc phát huy GTDSVH Văn Miếu - Quốc

Tử Giám hiện nay. Nghiên cứu sinh thực hiện (08) cuộc phỏng vấn sâu và khảo
sát bảng hỏi (số lượng 300 mẫu) được thực hiện trên địa bàn nghiên cứu với đối


5
tượng phỏng vấn được lựa chọn có chủ đích nhằm cố gắng đảm bảo tính đại diện
của đối tượng phỏng vấn trong liên quan tới tính đa dạng của các bên có liên
quan và tính đa dạng trong loại hình di sản hiện có ở điểm di sản văn hóa
VMQTG, cụ thể bao gồm thành viên ban quản lý di tích; những người làm công
tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản; những người nghiên cứu về văn hóa;
hướng dẫn viên du lịch; học sinh; sinh viên; du khách tham quan; …
Phần phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm tìm hiểu các vấn đề: Thông
tin cơ bản về di tích, các giá trị di sản, loại hình du lịch…; Xác định các bên
có liên quan và đặc điểm mối quan hệ giữa họ; Giá trị của di sản văn hóa
VMQTG; Khai thác điểm đến du lịch tại VMQTG; Vai trò của di sản; Các
biện pháp tuyên truyền, quảng bá và phát huy di sản…; Các yếu tố tác động
đến mối quan hệ này,…
Phần thực hiện các bảng hỏi được thực hiện nhằm tìm hiểu các vấn đề:
Thông qua các bảng hỏi với nhiều nhóm khách thể có liên quan đến di tích
VMQTG (bao gồm các cá nhân là học sinh, sinh viên, công chức, viên chức,
lực lượng vũ trang, cán bộ quản lý văn hóa, các nhà chuyên môn am hiểu vấn
đề…) mà đề tài luận án nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích và tổng hợp trên cơ
sở các tài liệu đã có và tài liệu điền dã, tài liệu điều tra với số liệu thống kê,
luận án phân tích vai trò tác động của giá trị di sản văn hóa VMQTG với
phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay. Từ đó nhìn nhận vấn đề
nghiên cứu trong một chỉnh thể, rút ra những kết luận, tổng kết, đánh giá
vấn đề nghiên cứu.
Dưới cái nhìn biện chứng và từ nhiều chiều cạnh khác nhau mà phương
pháp liên/ đa ngành và các phương pháp nghiên cứu khác mang lại, luận án sẽ

tìm ra được những điểm mạnh cần phát huy và chỉ ra được những hạn chế, bất
cập trong việc phát huy vai trò các GTDS VMQTG với sự phát triển du lịch ở
Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các phương hướng,
giải pháp phù hợp.


6
5. Kết quả và đóng góp của luận án
5.1. Về lý luận
- Luận án hệ thống hóa các quan niệm về DSVH, đưa ra quan niệm về
GTDSVH, phân tích GTDSVH với phát triển du lịch hiện nay (qua nghiên
cứu trường hợp VMQTG). Từ đó nghiên cứu những vấn đề đặt ra với phát
triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay.
- Phân tích làm rõ giá trị DSVH - VMQTG và phương hướng, giải pháp
phát huy giá trị DSVH - VMQTG với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội.
5.2. Về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp cho các nhà quản lý văn
hóa, quản lý kinh tế địa phương những gợi ý cần thiết khi hoạch định chính
sách, đưa ra các chủ trương phát triển du lịch phù hợp, phát huy lợi thế
GTDSVH VMQTG với phát triển du lịch. Đồng thời cũng giúp cho du khách
ở Thủ đô Hà Nội thấy được GTDSVH có vai trò to lớn như thế nào với phát
triển du lịch để tích cực, chủ động tìm ra các giải pháp, cách thức phát huy.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu (6 trang), Kết luận (3 trang), Danh mục tài liệu
tham khảo (15 trang), Phụ lục (40 trang), nội dung luận án kết cấu thành 4
chương, 12 tiết, cụ thể là: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài và cơ sở lý luận (38 trang); Chương 2. Khái quát về Văn Miếu Quốc Tử Giám và các giá trị của di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám (33 trang);
Chương 3. Nhận diện khai thác giá trị của di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử
Giám với phát triển du lịch Hà Nội hiện nay (47 trang) và Chương 4. Những
vấn đề đặt ra từ việc phát huy giá trị di sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám

với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay (30 trang).


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về giá trị di sản văn hóa với
phát triển du lịch
Xung quanh chủ đề này có rất nhiều vấn đề đặt ra như: Giá trị di sản
văn hóa, vai trò của giá trị di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và phát triển du lịch nói riêng. Phương thức phát triển du lịch trên cơ
sở các giá trị di sản văn hóa, vai trò của các chủ thể của các di sản văn hóa,
chiến lược phát triển du lịch gắn với di sản văn hóa của quốc gia... Đây là
những vấn đề rất rộng và phức tạp. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
luận án, NCS chỉ khái quát một số công trình liên quan hoặc gần với nội dung
đề tài như một sự điểm xuyết.
1.1.1.1. Các công trình của tác giả nước ngoài
Di sản văn hóa như là một nguồn lực của sự phát triển: Trong bài viết
"The "Vicious circle" of tourism development in heritage cities" (Vòng luẩn
quẩn" của phát triển du lịch tại các thành phố di sản) của tác giả Antonio
Paplo Rusco [163] giới thiệu một công cụ phân tích, vòng khép kín phát triển
du lịch, quy định cụ thể các mô hình tiến hóa của một quá trình. Bài viết mô
tả các động thái không gian dẫn đến khả năng suy giảm của một số di sản văn
hóa với du lịch, đưa ra các chính sách thích hợp để ngăn chặn sự suy giảm ấy.
Trường hợp của Venice minh họa vòng tròn khép kín hoạt động trong
thực tế và gợi ý mô hình chính sách. Vì vậy, nó là cần thiết để mở
rộng phân tích theo hai hướng: nghiên cứu các tính chất lâu dài của

một trạng thái cân bằng trong khu vực và các quá trình thay thế chất
lượng trong trung tâm thành phố. Phát triển đó đòi hỏi phải xây dựng
mô hình chính xác và có thể sử dụng chương trình của vòng tròn khép
kín như một khái niệm cơ sở.


8
Việc đó sẽ đạt được cải thiện đáng kể từ các thông tin thiết lập sẵn
nhằm hoạch định chính sách và quy hoạch thành phố của các thành
phố có sở hữu nhiều di sản [163, tr.180].
Di sản văn hóa là một trong những tài sản vô giá của mỗi quốc gia, sự
đóng góp của di sản với du lịch và xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu đề
cập tới. Song, có rất nhiều vấn đề thách thức đặt ra đối với việc phát huy giá
trị của di sản. Công trình nghiên cứu: "Cultural Heritage and Tourism in the
Developing World: A regional perspective" (Di sản văn hóa và du lịch tại các
nước đang phát triển từ góc nhìn khu vực) của hai tác giả Dallen J. Timothy,
Gyan P. Nyaupan [165], về những vấn đề thách thức của thực tiễn liên quan
đến di sản văn hóa và du lịch toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia kém phát
triển; Tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa với phát
triển du lịch tại các điểm tham quan di sản; Thách thức mà các nước đang
phát triển phải đối mặt trong công tác phát huy di sản và cho rằng các quốc
gia đó thiếu một nghiên cứu tổng thể về chủ đề quan trọng này. Tài liệu này
còn đưa ra khái niệm, sự tranh luận và mô hình phát triển của lĩnh vực du lịch
di sản. Bên cạnh đó, khảo sát các nguồn di sản và các sản phẩm du lịch; bảo
vệ di tích di sản, đặc điểm và truyền thống; tính chính trị của di sản; tác động
của du lịch di sản. Nghiên cứu các vấn đề du lịch di sản ở các khu vực cụ thể,
gồm quần đảo Thái Bình Dương, Nam Á, vùng Caribbean, Trung Quốc và
Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Phi cận Sahara, Trung và Đông Âu, Trung
Đông và Bắc Phi, và Mỹ La tinh. Qua đó, khẳng định mỗi khu vực có tính
lịch sử độc đáo, văn hóa truyền thống, chính trị - xã hội, giá trị di sản và cách

giải quyết những vấn đề này một cách riêng biệt.
Một quan niệm về di sản văn hóa và giá trị của di sản của Gaetano M.
Golinelli "Cultural Heritage and Value Creation: Towards New Pathways"
(Di sản văn hóa và việc tạo ra giá trị: hướng tới những con đường mới) [166].
Bằng tư duy hệ thống, khám phá những quan điểm mới, trong đó văn hóa và
du lịch được tích hợp hài hòa, và di sản văn hóa được hiểu cả hai như là một


9
phần thiết yếu của bối cảnh XH và KT, là một biểu hiện bản sắc của cộng
đồng. Với cách tiếp cận đa ngành, chặt chẽ về phương pháp, với sự đóng góp
của UNESCO, cuốn sách có thể coi là một tài liệu tham khảo cho việc sử
dụng di sản văn hóa, làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp của văn hóa và du lịch
mà từ lâu các học giả cho phép sự phát triển con đường mới tạo giá trị.
Công trình khoa học về: "Managing Quality Cultural Tourism" (Quản
lý chất lượng du lịch văn hóa) của Andrew Wheatcroft [161]. Tác giả bàn về
phát huy chất lượng du lịch văn hóa tức là một cách nhìn thẩm định bên cạnh
tìm hiểu phải làm thế nào để phát huy giá trị du lịch văn hóa nhằm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của du khách. Để phát huy giá trị di sản quan trọng, cần sử dụng
một phương pháp tiếp thị để xác định nhu cầu của các vấn đề liên quan.
Nghiên cứu này đặc biệt hướng tới giúp các chuyên gia của ngành giải
trí, du lịch và văn hóa, cung cấp kiến thức về du lịch văn hóa và tập trung vào
một số vấn đề quan trọng liên quan đến giá trị di sản - giáo dục, giải trí và bảo
tồn, nghiên cứu cách thích nghi đáp ứng nhu cầu của du khách, các diễn giả và
địa điểm văn hóa. Nghiên cứu chỉ ra rằng du lịch văn hóa chất lượng là một công
cụ không thể thiếu cho tất cả mọi thứ tham gia vào du lịch di sản.
Những vấn đề đặt ra với công trình nghiên cứu về "Quản lý du lịch tại các
di sản thế giới" của Arthur Pederson [78] nhằm phát triển du lịch bền vững các
di sản văn hóa, đã hướng dẫn phát huy di sản theo các nguyên tắc tạo ra và duy
trì việc làm, thu nhập và phát triển của địa phương; bảo đảm tất cả các hoạt động

được phép tại khu di sản phù hợp với bối cảnh tự nhiên và lịch sử của khu vực;
tạo cơ hội cho công tác nghiên cứu có lợi cho xã hội. Giáo dục du khách và cộng
đồng địa phương nhằm nâng cao lòng tôn trọng giá trị của khu di sản và khuyến
khích quan tâm đến môi trường văn hóa; tạo dựng hạ tầng cơ sở đảm bảo an toàn
cho du khách, bảo vệ môi trường tự nhiên của khu di sản. Tác giả đã nhấn mạnh
trong quá trình khai thác các di sản phải quan tâm đến sức chứa, giới hạn lượng
người ở khu vực di sản nhằm hạn chế những tác động xấu đến di sản. Đây cũng
chính là một yếu tố để đánh giá tính bền vững của du lịch, xác định sức chứa của


10
điểm du lịch để xem xét khả năng tiếp nhận được bao nhiêu du khách của điểm
du lịch đó. Tuy nhiên, việc xác định sức chứa của mỗi điểm du lịch không phải
dễ dàng vì còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
Đề cập đến vấn đề pháp lý xung quanh: "Intangible Cultural Heritage
in International Law" (Di sản văn hóa phi vật thể trong luật quốc tế) của
Lucas Lixinski [169] đã phân tích toàn diện các vấn đề pháp lý xung quanh
bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (còn được gọi là biểu thức văn hóa truyền
thống hay văn hóa dân gian), khám phá phản ứng thể chế và nội dung pháp
luật, phân tích việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với ba cấp độ khác nhau:
cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia.
Mỗi di sản được xem như là một điểm thu hút hấp dẫn du khách đến
tham quan, điểm thu hút là lý do chính để mọi người đi du lịch đến điểm đến.
Việc xác định các thách thức mà các điểm đến phải đối mặt và nhận ra sự tác
động của các yếu tố này đến hoạt động phát huy hiệu quả điểm thu hút khách
là vấn đề chính được đặt ra. Anna Leask với công trình: "Progrees in visitor
attro attraction research: Towards more more effective management"
(Nghiên cứu phát huy hiệu quả thu hút khách du lịch: Mục đích định hướng
của quản lý du lịch) [162]. Để phát huy hiệu quả điểm thu hút khách cần thực
hiện theo mô hình: xác định yếu tố, biện pháp hiệu quả và công cụ để phát

huy di sản. Các yếu tố được xác định thể hiện khía cạnh phát huy các giá trị bao
gồm môi trường cạnh tranh, loại điểm thu hút khách, hành vi du khách, kỹ năng
nhân viên, phát triển sản phẩm du lịch… Từ các nhân tố được xác định này sẽ
lập ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như: số lượng du khách, sự thỏa mãn của du
khách, mục tiêu giáo dục, mục tiêu cộng đồng…Với công cụ phát huy di sản
nhằm đánh giá điểm thu hút như: thu thập dữ liệu du khách, kiểm tra định lượng
hành vi du khách, đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới.
Quan tâm về mô hình phát triển, nghiên cứu của Huibin (2013) và các
cộng sự về "Conceptuabizing a sustainable development model for cultural
heritage tourism in Asia - Theoritical and empirical researches in Ubban


11
management" (Khái niệm mô hình phát triển bền vững cho du lịch văn hóa ở
Châu Á - các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trong quản lý đô thị)
[168]. Đề cập đến trong quá trình phát triển du lịch tại các di sản luôn đối mặt
với nhiều áp lực xã hội và môi trường. Vì thế, phải làm thế nào để phát triển du
lịch bền vững tại các di sản trở nên cấp bách. Với mô hình 4DGPM mà tác giả
đưa ra, được thiết lập trong đó có bốn mục tiêu chính được hướng tới như: mục
tiêu nguồn lực là phải bảo tồn, kế thừa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; mục
tiêu các bên có liên quan gồm chính quyền địa phương hướng dẫn và thúc đẩy
phát triển du lịch, các nhà đầu tư, các tổ chức phi chính phủ..; mục tiêu thị
trường là phải phát triển thị trường mới và thâm nhập thị trường có tiềm năng;
mục tiêu lợi ích để phát triển du lịch cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện
đại, có sự tham gia của cộng đồng.
1.1.1.2. Các công trình của tác giả trong nước
Công trình: "Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
dân tộc" của Hoàng Vinh [155] gồm 3 chương và phần phụ lục đề cập đến
những vấn đề lý luận về di sản văn hóa dân tộc, về vai trò, chức năng của
di sản văn hóa đối với việc lựa chọn mô hình phát triển văn hóa của dân

tộc. Căn cứ những đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn để tiến hành phân loại và
bước đầu mô tả thực trạng vốn di sản văn hóa dân tộc. Qua đó làm nổi bật
những hạn chế, nguyên nhân đã và đang gây tổn thất cho vốn di sản văn
hóa dân tộc thời gian qua. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị, biện pháp cụ thể
nhằm phát huy di sản văn hóa dân tộc phù hợp với đòi hỏi từ thực tiễn. Bên
cạnh đó, giới thiệu kinh nghiệm của Nhật Bản về vấn đề giữ gìn và phát
huy di sản văn hóa dân tộc.
Quan niệm di sản văn hóa là tổng thể những tài sản văn hóa truyền
thống trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận biết và đưa vào sử dụng
nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của hiện tại. Đóng vai trò then chốt ở
đây là những khái niệm "nhận biết" và sử dụng; bên ngoài mối quan hệ với chủ
thể, không tồn tại khái niệm di sản văn hóa theo nghĩa chung chung.


12
Tác giả Hoàng Vinh cũng khuyến nghị hình thành chính sách về bảo
tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc của nước ta:
Phải coi các di tích lịch sử, các tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ
thuật, các tài năng và danh nhân là tài sản quý của quốc gia; có
những chủ trương và biện pháp có hiệu lực bảo tồn lâu dài các di
tích lịch sử và các giá trị văn hóa để giáo dục nhân dân về lòng yêu
nước và lòng tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sử và văn hóa, tạo
điều kiện cho nhiều thế hệ có thể thưởng thức, tiếp thu, nghiên cứu
các giá trị văn hóa mới thể hiện được tầm cao của thời đại và chiều
sâu của truyền thống, vừa dân tộc, vừa hiện đại, đấu tranh chống xu
hướng mất gốc, hư vô chủ nghĩa [155, tr.90].
Một số kinh nghiệm từ việc bảo tồn và phát huy di sản của Nhật Bản
cũng được nhà nghiên cứu Hoàng Vinh đúc kết là: Luôn coi bảo tồn và khai
thác tài sản văn hóa là một vấn đề quan trọng được quy định trong các văn
bản pháp luật, chính sách của Nhật Bản. Việc khai thác, bảo tồn và phát huy

các di sản văn hóa dân tộc được giáo dục trong nhận thức của mỗi người dân
theo hướng phát triển bền vững. Từ nhận thức trên, Nhật Bản đã thực hiện
hóa di sản văn hóa trong đời sống thực tiễn bằng một loạt biện pháp cụ thể
như: tổ chức bộ máy hành chính và ngân sách hoạt động, khai thác các giá trị
của tài sản văn hóa trên cơ sở đưa thâm nhập vào đời sống hiện đại của cộng
đồng, hoạt động bảo tồn và khai thác tài sản văn hóa trong bối cảnh mở rộng
của văn hóa toàn nhân loại…
Tác giả Hồ Sỹ Quý trong cuốn: "Về giá trị và giá trị châu Á" [84] cho
rằng: Giá trị với đặc trưng nổi bật là đề cao các giá trị cần cù, hiếu học, tôn
trọng các giá trị gia đình và cộng đồng, đã có vai trò tích cực đối với sự phát
triển thần kỳ của nhiều nước trong những thập niên vừa qua. Mặt khác, trước
những thách thức của quá trình TCH và hội nhập quốc tế, việc nghiên cứu các
giá trị sẽ giúp các quốc gia có thể nhận thấy rõ hơn vai trò của bản sắc văn
hóa dân tộc trong quá trình phát triển. Tác giả luận án đã tiếp cận quan niệm


13
về giá trị, về những giá trị truyền thống của nền văn hóa Việt Nam làm cơ sở
tri thức cho việc nghiên cứu trong luận án.
Công trình: "Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam" của tác giả
Ngô Đức Thịnh [110] đã xác nhận và phân tích sâu sắc những giá trị của văn
hóa truyền thống Việt Nam. NCS tiếp thu hệ thống các lý thuyết về văn hóa
và hệ giá trị văn hóa Việt Nam; các giá trị văn hóa thể hiện trong các lĩnh
vực khác nhau của đời sống dân tộc như: thích ứng, khai thác hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đời sống vật chất thỏa mãn nhu cầu,
trong cách thức tổ chức và ứng xử xã hội, trong sáng tạo văn hóa nghệ
thuật, trong đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, trong giáo dục đào tạo,
trong giao lưu văn hóa…
Trong lĩnh vực: "Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể" tác giả
Ngô Đức Thịnh [109] cho rằng: Văn hóa phi vật thể là một cách phân loại,

chỉ ra các dạng chính thức của văn hóa phi vật thể, các đặc trưng của văn
hóa phi vật thể và việc sưu tầm bảo tồn chúng. Qua đó, tác giả muốn gửi
thông điệp rằng: Văn hóa phi vật thể là văn hóa trải dài trong cả không gian
và thời gian, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong giai đoạn hiện nay
với sự giao thoa, giao lưu văn hóa thì văn hóa phi vật thể dễ bị thương tổn.
Do đó, muốn phát huy giá trị văn hóa với phát triển kinh tế thì cần thông
qua các cấp chính quyền, các nhà khoa học giữ vai trò định hướng trong
việc phát huy giá trị di sản văn hóa.
Các tác giả Trần Đức Thanh [100] và Hoàng Văn Thành [101] đã đi sâu
phân tích MQH mật thiết giữa du lịch và văn hóa, những ảnh hưởng của
văn hóa đến du lịch, những tác động của hoạt động du lịch lên văn hóa, tác
động đến các thành tố cơ bản của văn hóa theo cả hai hướng tích cực và
tiêu cực…Từ đó, hai tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò và nhiệm vụ quan
trọng ngành du lịch là thông qua hoạt động của mình phải góp phần giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa truyền thống
một cách tốt hơn. Để thỏa mãn nhu cầu cần được tiếp xúc giao lưu với các


14
nền văn hóa khác nhau, để nghiên cứu, thưởng thức các giá trị văn hóa đặc
sắc của người dân bản địa ở mọi nơi trên thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp
du lịch phải biết khai thác các giá trị di sản văn hóa tại các điểm đến, nhằm
tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đồng thời phải chú ý đến việc giới
thiệu và thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong quá trình hoạt
động kinh doanh du lịch.
Để khẳng định thêm về MQH giữa văn hóa và du lịch, tác giả Nguyễn
Mạnh Hùng [49] trong công trình nghiên cứu "Văn hóa du lịch" đã xác định
các loại hình văn hóa, các khía cạnh khác nhau của văn hóa du lịch, các lĩnh
vực khác nhau của du lịch văn hóa, những di sản, di tích, công trình đương
đại, cảnh quan văn hóa có vai trò quan trọng trong du lịch, những đặc điểm

của văn hóa quản lý và kinh doanh du lịch, cũng như vấn đề liên quan đến
bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển du lịch, vấn đề phát triển du lịch
trong bối cảnh hội nhập quốc tế… Phân tích những thực thể văn hóa được
sử dụng trong du lịch bao gồm các loại tài nguyên văn hóa được con người
khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du
khách, cùng với sự tham gia của môi trường văn hóa trong sự tương tác với
môi trường tự nhiên. Đó là các tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể, là
các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội…tạo nên những nguồn lực cho
phát triển du lịch. Đồng thời những thực thể văn hóa được tạo ra trong du
lịch như văn hóa tổ chức, kinh doanh du lịch, những mô hình, phong cách
văn hóa, phẩm chất và năng lực quản lý lãnh đạo trong doanh nghiệp du
lịch, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong du lịch…gắn với những bài học kinh
nghiệm trong và ngoài nước… Đây là những thực thể văn hóa được tạo
sinh từ môi trường du lịch, do du lịch quyết định, thể hiện đặc điểm, tính
chất, trình độ của một nền du lịch văn hóa.
Có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc biến các giá trị
văn hóa, giá trị di sản thành nguồn lực cho phát triển du lịch. Các bài viết "Du
lịch và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc" của Lê Hồng Lý [63] và


15
"Khai thác di sản văn hóa như là một tài nguyên du lịch" của Nguyễn Thị
Chiến [19] đã khẳng định di sản văn hóa là nguồn lực chính hình thành nên
sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch, góp phần quan trọng trong việc bảo
tồn và phát huy giá trị di sản. Trong bài "Quản lý di sản văn hóa gắn với phát
triển du lịch" tác giả Trịnh Ngọc Chung [21] cho rằng:
Trước đây người ta chỉ chú ý nhiều tới tiềm năng du lịch ở khía
cạnh những điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu, hệ thống cơ sở vật
chất và hạ tầng kỹ thuật du lịch mà chưa đánh giá đúng mức tiềm
năng văn hóa trong phát triển du lịch, đặc biệt là vai trò, ý nghĩa của

di tích lịch sử - văn hóa…Nhưng thực tế cho thấy, muốn phát triển
du lịch trước hết cần có tiềm năng du lịch thật đa dạng và các sản
phẩm du lịch thật độc đáo có giá trị cao. Phải có những điều kiện
như thế thì du lịch mới có sức hấp dẫn đối với du khách trong nước
và quốc tế. Tiềm năng và sản phẩm du lịch được cấu thành từ nhiều
yếu tố, trong đó quan trọng nhất bao giờ cũng phải là di sản văn hóa
với tư cách là loại sản phẩm du lịch độc đáo có sức hấp dẫn cao. Bởi
vì bản thân di sản văn hóa đã hàm chứa các giá trị lịch sử, văn hóa
và khoa học. Hay nói cách khác, bảo vệ và phát huy giá trị của di
sản văn hóa đồng thời vừa là sản phẩm vừa là đối tượng khai thác
của ngành kinh tế du lịch [21].
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, di sản văn hóa truyền thống của dân
tộc tồn tại cho đến nay, đều chứa đựng những giá trị mà cha ông sáng tạo, trải
qua quá trình chọn lọc và trao truyền cho thế hệ mai sau. Các giá trị ấy như
một dòng chảy và có khả năng to lớn là cội nguồn tạo nên sức mạnh cho dân
tộc. Đồng thời chính những di sản văn hóa này là nguồn tài nguyên có giá trị
để phát triển du lịch. Việc gắn kết mối quan hệ di sản với du lịch là một
phương cách hữu hiệu đối với người dân trong việc nâng cao nhận thức về giữ
gìn và bảo vệ di sản văn hóa, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
cộng đồng dân cư nơi có di sản.


16
Công trình: "Một số vấn đề đặt ta trong quản lý và phát triển du lịch tại
các di sản thế giới tại Việt Nam" của Đỗ Thanh Hoa [45] đã đề cập đến những
ưu điểm và hạn chế trong quá trình khai thác giá trị di sản, đánh giá những tác
động tích cực cũng như tiêu cực của việc phát triển di sản văn hóa ảnh hưởng
đến du lịch, chỉ ra những vấn đề bất cập cần khắc phục để đẩy mạnh phát triển
du lịch.
Các công trình: "Di sản văn hóa trong phát triển du lịch ở các tỉnh duyên

hải Nam Trung bộ" của Từ Thị Loan [58]; "Di sản văn hóa các tỉnh Nam Trung
bộ với tiềm năng du lịch" của Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [68],
"Phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ với bảo tồn và phát huy giá trị
di sản văn hóa" của Phạm Trung Lương [61] đã xác định khu vực duyên hải
Nam Trung bộ có lợi thế về tài nguyên du lịch văn hóa, đặc biệt là các di sản văn
hóa thế giới với các giá trị đặc sắc cần được tập trung khai thác để đẩy mạnh
phát triển du lịch của khu vực. Các tài liệu đều xác định định hướng chính trong
phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ là tập trung vào khai thác các
giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt phát huy GTDSVH đồng thời cần quan
tâm đến việc bảo tồn.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng:
Hội An là một trong những trường hợp thành công nhất ở Việt Nam
trong việc đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các di sản văn hóa và nâng
cao chất lượng sống của người dân bằng định hướng phát triển du
lịch. Lý do của thành công này là ở chỗ Hội An có một hệ thống các
chính sách liên kết chặt chẽ giữa hoạt động quản lý di sản văn hóa
với phát triển du lịch…Một cách trực tiếp, du lịch đã đóng góp cho
việc bảo tồn các di sản văn hóa ở Hội An bằng cách dùng một phần
thu nhập như là quỹ hỗ trợ về tài chính. Một cách gián tiếp, bằng cách
thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, cung cấp việc làm cho người
dân, nâng cao thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống…là những
việc mà nhờ đó, nâng cao được nhận thức của người dân về giá trị và


17
tầm quan trọng của việc bảo tồn các di sản quý giá, du lịch đã đóng
giúp đỡ cộng đồng sở tại có nhiều phương tiện và động lực hơn để tự
bảo vệ các di sản văn hóa. Vì thế trong tương lai, khi Hội An không
thể hoàn toàn dựa vào nguồn kinh phí tài trợ và bảo vệ từ phía Chính
phủ thì du lịch được coi là một công cụ hứa hẹn nhất trong việc đảm

bảo quản lý bền vững các di sản văn hóa [42].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thống Nhất trong bài viết: "Khai thác hợp lý
các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam" [76],
đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài nguyên du lịch di sản văn hóa thế giới, xác
định đặc điểm của di sản văn hóa thế giới và đưa ra cơ sở lý luận về khai thác
hợp lý các giá trị di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch. Qua đây, NCS
đã tiếp thu kinh nghiệm về xác định mô hình khai thác hợp lý các giá trị di sản
văn hóa, xác định các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá khai thác hợp lý các giá trị di sản
văn hóa. Bên cạnh đó, rút ra bài học cho du lịch và giải quyết vấn đề đặt ra: tính
hợp lý trong khai thác các giá trị di sản văn hóa. Những tiêu chí được sử dụng để
đánh giá tính hợp lý trong khai thác các giá trị di sản văn hóa. Khai thác các
GTDSVH thúc đẩy du lịch. Những giải pháp cần thực hiện để khai thác hợp lý
các GTDSVH. Từ đó,vận dụng cho việc khai thác hợp lý các GTDSVH với phát
triển du lịch ở VMQTG nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về giá trị di sản văn hóa với
phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội
Hơn 1.000 năm qua đã có hàng ngàn tài liệu nghiên cứu về Thăng
Long Hà Nội nói chung, có gần một ngàn tài liệu nghiên cứu về văn hóa,
giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội nói riêng. Tài liệu nghiên cứu
về di sản văn hóa hay giá trị di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội rất phong
phú và được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Chữ Hán, chữ Nôm,
Chữ Nhật, chữ Pháp…Tài liệu viết bằng tiếng Việt có những tài liệu dài
trên một ngàn trang như: 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của Nguyễn Vinh
Phúc - Nxb Trẻ (1193 trang), Bách khoa thư Hà Nội 17 tập - Nxb Từ điển


18
Bách khoa 1999 (khoảng trên 5000 trang). Bộ sách của Chương trình khoa
học cấp nhà nước KX.09 về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 11
tập - Nxb Hà Nội 2010 (khoảng trên 4000 trang). Phần lớn nội dung các tập

sách trên đều đề cập đến di sản văn hóa và giá trị của Thăng Long - Hà
Nội. Chẳng hạn các tập từ 6 đến 11 về: con người, giáo dục và đào tạo, các
giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể… của Thăng Long - Hà Nội. Vì thời gian
có hạn NCS chủ yếu chỉ quan tâm đến di sản văn hóa của Thăng Long - Hà
Nội một cách chung nhất, khái quát nhất.
Theo báo cáo điều tra xã hội học của đề tài KX.09: "Kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội" [14] người dân Hà Nội đánh giá các lợi thế của Thủ đô
là: tiềm lực kinh tế, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn lực văn hóa. Về
nguồn lực văn hóa, hàng đầu là truyền thống văn hiến lâu đời, đội ngũ trí thức
đông đảo, các di tích lịch sử - văn hóa, trình độ dân trí, giá trị kiến trúc cổ.
Trong phần "Tổng quan về lợi thế, tiềm năng và giá trị các nguồn lực phát
triển kinh tế", các tác giả đã tổng quan "nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và
văn hóa phi vật thể" như sau:
Nguồn lực văn hóa, tài nguyên văn hóa ở đất Thăng Long - Hà Nội chủ
yếu trước hết là Vốn con người: các bậc anh minh, tướng giỏi, thợ thủ công
tinh xảo, các bậc thầy đạo cao đức trọng, đặc biệt là các lớp thị dân Thăng Long
tài hoa, thanh lịch hàng ngàn năm qua đã hội tụ về đất Kinh kỳ. Trong suốt 1.000
năm xây dựng, bảo vệ Kinh đô, các thế hệ người Thăng Long - Hà Nội đã sáng
tạo các giá trị văn hóa vô cùng phong phú. Qua sự sàng lọc, thử thách của thời
gian, các giá trị đó kết tinh thành di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội còn phản ánh đời sống tinh thần
của mỗi giai đoạn lịch sử phát triển Thăng Long - Hà Nội và của cả nước. Đó
là các đình, đền, chùa, phủ, miếu, những tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc có
giá trị cao, các lễ hội cổ truyền, văn hóa ẩm thực…Đó là vốn tài sản vật chất
và tinh thần vô giá trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc mà các thế hệ cha
ông đã tạo dựng, trao truyền cho các thế hệ.


×