Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ BÀN CHÂN DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CỦA BÀI THUỐC “PHẤT THỐNG NGOẠI XỈ PHƯƠNG”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.15 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LAN

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ BÀN CHÂN
DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CỦA BÀI THUỐC
“PHẤT THỐNG NGOẠI XỈ PHƯƠNG”
Chuyên ngành
Mã số

: Y học cổ truyền
: 60720201

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ THU VÂN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám đốc, phòng đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo của Học
viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thu Vân – Phó
trưởng khoa Nội tiết chuyển hóa Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Giảng viên Bộ môn
Nội - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã hết lòng dạy dỗ, tận tình


hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ThS.BS. Nguyễn Thị Hồng Loan – Trưởng
khoa Nội tiết chuyển hóa Bệnh viện Tuệ Tĩnh – người đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của
Ban giám đốc cùng toàn thể các y bác sỹ khoa Nội tiết chuyển hóa Bệnh viện
Tuệ Tĩnh trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn TS. Đậu Xuân Cảnh cùng các thầy, cô trong
hội đồng thông qua đề cương và chấm luận văn đã đóng góp những ý kiến
quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên khích lệ, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể yên tâm
thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2017

Nguyễn Thị Lan


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Lan, học viên cao học khóa 8 Học viện Y Dược Học
Cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền, xin cam đoan:
Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Bs .Trần Thị Thu Vân.
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2017

Người cam đoan

Nguyễn Thị Lan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABI

Ankle Brachial Index

ALT

Alanin Amino Transferase

AST

Aspartate Amino Transferase

BMI

Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

BN

Bệnh nhân

CB

Cơ bản


D0

Thời điểm chưa dùng thuốc

D10

Ngày thứ 10 sau khi dùng thuốc

D20

Ngày thứ 20 sau khi dùng thuốc

ĐC

Đối chứng

DĐVN

Dược điển Việt Nam

ĐTĐ

Đái tháo đường

HbA1c

HemoglobinA1c

HDL-C


High Density Lipoprotein- Cholesterol

IDF

International Diabetes Federation

LDL-C

Low Density Lipoprotein- Cholesterol

NC

Nghiên cứu

RLCH

Rối loạn chuyển hóa

THA

Tăng huyết áp

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới )

YHCT

Y học cổ truyền


YHHĐ

Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
CHƯƠNG 2....................................................................................................27
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........27
CHƯƠNG 3....................................................................................................35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................35
CHƯƠNG 4....................................................................................................48
BÀN LUẬN....................................................................................................48
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.............................................................................53
KẾT LUẬN....................................................................................................61
KIẾN NGHỊ...................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................1
PHỤ LỤC.........................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc..................................................................27
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.......................................................35
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.........................................38
Bảng 3.3. Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân............................................38



Bảng 3.4. Phân loại BMI của bệnh nhân.....................................................38
Bảng 3.5. Các yếu tố nguy cơ........................................................................39
Bảng 3.6. Bảng đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng cơ năng...............39
Bảng 3.7. Bảng đánh giá hiệu quả điều trị triệu chứng thực thể..............40
Bảng 3.8. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm D0.................41
Bảng 3.9. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm D10...............41
Bảng 3.10. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân tại thời điểm D20.............42
Bảng 3.11. Các chỉ số sinh tồn......................................................................43
Bảng 3.12. Chỉ số ABI bên phải của bệnh nhân tại các thời điểm D0, D10,
D20..................................................................................................................44
Bảng 3.13. Chỉ số ABI bên trái của bệnh nhân tại các thời điểm D0, D10,
D20..................................................................................................................44
Bảng 3.14. Chỉ số Glucose lúc đói của BN tại các thời điểm D0, D10, D20.
.........................................................................................................................44
Bảng 3.15. Chỉ số Glucose sau ăn 2h của BN tại các thời điểm D0, D10,
D20..................................................................................................................45
Bảng 3.16. Chỉ số huyết học trước và sau điều trị......................................45
Bảng 3.17. Chỉ số PH nước tiểu trước và sau điều trị................................46
.........................................................................................................................46
Bảng 3.18. Protein niệu và Glucose niệu trước và sau điều trị.................46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới...................................................36
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo khu vực............................................37
Biểu đồ 3.3. Kết quả quá trình điều trị của 2 nhóm theo thang điểm
UKST..............................................................................................................43
Biểu đồ 3.4. Đánh giá tổng hợp kết quả sau điều trị của hai nhóm..........47



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF), bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là
nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát
triển. Những biến chứng của bệnh ĐTĐ rất phổ biến, xuất hiện ở 50% số bệnh
nhân (BN) bị ĐTĐ. Trong đó, bệnh lý bàn chân do ĐTĐ rất hay gặp, nguy
hiểm và khó chữa trị thậm chí phải cắt cụt chi gây tàn phế, đặc biệt là các
triệu chứng đau và rối loạn cảm giác làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng
cuộc sống của người bệnh.. Ở các quốc gia tiên tiến như Hoa Kỳ, 16 triệu
người mắc bệnh ĐTĐ với tỷ lệ loét bàn chân chiếm 5,1%. Thông báo của
WHO tháng 3/2005 về bệnh lý bàn chân ĐTĐ cho thấy tới 15% số người mắc
bệnh ĐTĐ có biến chứng bàn chân. Những số liệu trên cho thấy bệnh lý bàn
chân thực sự là gánh nặng lớn của ngành Y tế ở mọi Quốc gia, tập trung giải
quyết thách thức này là việc làm tối cần thiết để giảm gánh nặng kinh tế và tỷ
lệ tàn phế cho người bệnh [5].
Y học hiện đại (YHHĐ) có một số phương pháp dùng thuốc như thuốc
uống, thuốc bôi tại chỗ và không dùng thuốc như đi, đứng không trọng lực...
để điều trị, nhưng hiệu quả vẫn còn tương đối hạn chế [5].
Bệnh lý bàn chân do ĐTĐ thuộc phạm vi chứng Thoát thư của y học cổ
truyền (YHCT), bệnh cơ cơ bản là khí âm lưỡng hư, thấp nhiệt ủng thịnh,
huyết ứ trở lạc gây ra. Khí âm lưỡng hư thì kinh mạch không được nuôi
dưỡng, tạng phủ thụ tổn, âm tổn cập dương, âm dương đều hư, hư tất không
đủ lực kháng tà, thấp nhiệt tà thừa hư xâm nhập vào bàn chân; âm hư tất nội
nhiệt, nhiệt thịnh tắc ”nhục hủ”, ”nhục hủ” tất thành nùng (mủ); khí hư không
đủ lực thúc đẩy huyết dịch vận hành thông sướng nên huyết mạch bị ứ trệ gây
huyết ứ trở lạc. ...
Y học cổ truyền phương Đông có câu: “Dưỡng thụ yếu hộ căn, dưỡng
nhân yếu hộ cước” nghĩa là Dưỡng cây phải bảo vệ rễ, con người phải bảo vệ



2

bàn chân, bàn chân là “đệ nhị tâm tạng”, là trái tim thứ 2 của cơ thể con
người, là điểm khởi nguồn của túc tam âm kinh và túc tam dương kinh, có
mối quan hệ mật thiết với tạng phủ kinh lạc toàn thân. Người Trung Quốc cổ
xưa còn nói: “Trung dược tẩy cước, thắng ngật bổ dược”, tức là dùng thuốc y
học cổ truyền ngâm rửa bàn chân còn hơn dùng thuốc bổ.
Bài thuốc nghiên cứu “ Phất thống ngoại xỉ phương “ do danh y Đặng
Thiết Đào của Trung Quốc dựa trên cơ sở biện chứng của YHCT về bệnh
ĐTĐ biến chứng bàn chân với công dụng hoạt huyết thông lạc, sinh tân làm
cho huyết lưu hành được thông sướng, qua nhiều năm cho thấy có kết quả rất
tốt. Khi đối chiếu với cơ chế bệnh sinh của YHHĐ là tăng tưới máu, bảo đảm
dinh dưỡng tốt nơi tổn thương, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh
hơn [59]. Để áp dụng những thành tựu này cho người Việt Nam chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài với mục đích khẳng định tác dụng thực sự của bài
thuốc này, hy vọng sẽ có một bài thuốc điều trị hỗ trợ cho BN bị biến chứng
bàn chân do ĐTĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho BN để góp phần nâng
cao hiệu quả điều trị trên lâm sàng.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác dụng điều trị
bệnh lý bàn chân do đái tháo đường typ 2 của bài thuốc “ Phất thống
ngoại xỉ phương” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụngcải thiện một số triệu chứng lâm sàng bệnh lý bàn
chân do đái tháo đường typ 2 của bài thuốc “ Phất thống ngoại xỉ
phương”
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. DỊCH TỄ HỌC VỀ BỆNH LÝ BÀN CHÂN DO ĐTĐ
1.1.1. Tình hình bệnh lý bàn chân do đái tháo đường trên thế giới
Biến chứng bàn chân đái tháo đường được nhà ngoại khoa nổi tiếng
Ambrroise Pare nhắc đến từ những năm đầu của thế kỷ 15. Trong bệnh lý bàn
chân, vai trò của bệnh lý thần kinh ngoại vi, của mạch máu ngoại vi và nhiễm
trùng luôn gắn bó mật thiết với nhau [5], [6].
Bệnh lý bàn chân đái tháo đường ngày càng được quan tâm do tính phổ
biến của bệnh. Theo Marton và cộng sự, tổn thương bệnh lý bàn chân của
người Mỹ gốc Bồ Đào Nha lên tới 14% số người bị mắc đái tháo đường; 9%
ở người đái tháo đường da đen và 7% ở người đái tháo đường da trắng.
Theo số liệu của viện nghiên cứu Bombay Ấn Độ có tới 10% số người bị đái
tháo đường có biến chứng bàn chân. Trong số 70% người đái tháo đường có
biến chứng bàn chân thì 40% buộc phải cắt cụt ngón hoặc cắt cụt chi. Ở nước
Anh trên 50% người bệnh đái tháo đường phải nằm viện do biến chứng cẳng
chân bàn chân; trong nghiên cứu dịch tễ khác cho thấy trong số 6000 người
đến khám bệnh đái tháo đường có 2% có tổn thương loét bàn chân và 2.5%
phải cắt cụt [5].
Thông báo của WHO tháng 3/2005 về bệnh lý bàn chân đái tháo đường
cho thấy tới 15% số người mắc bệnh đái tháo đường có biến chứng bàn chân,
20% số người đái tháo đường phải nhập viện do nguyên nhân bị loét chân. Tỷ
lệ bệnh lý bàn chân ở người bị đái tháo đường cũng khác nhau theo tình trạng
kinh tế xã hội, ở các quốc gia phát triển bệnh lý bàn chân chỉ chiếm 5% thì tỷ
lệ này ở các nước đang phát triển tỷ lệ bệnh lý bàn chân tới 40% [6].


4

1.1.2. Tình hình bệnh lý bàn chân do đái tháo đường ở Việt Nam

Nghiên cứu về biến chứng bàn chân ở bệnh viện Nội tiết Hà Nội cho
thấy, thường người đái tháo đường biến chứng bàn chân vào viện ở giai đoạn
muộn. Điều này dẫn đến những hậu quả nặng nề, ngoài việc chi phí điều trị
cao thì thời gian nhập viện cũng kéo dài hơn người đái tháo đường không bị
biến chứng bàn chân trung bình là 2 tháng. Tỷ lệ cắt cụt người bị đái tháo
đường biến chứng bàn chân ở Việt Nam rất cao, chiếm tới xấp xỉ 40% trên
tổng số người bệnh biến chứng bàn chân đái tháo đường [5].
Người ta cũng chứng minh được rằng, nếu người bệnh ĐTĐ có tổn
thương bàn chân được chăm sóc và điều trị đúng có thể tránh được cắt cụt chi
từ 49%- 85%.Trong chiến lược phòng chống các biến chứng, nhất là biến
chứng nặng buộc phải cắt cụt, gây tàn phế, việc phát hiện sớm, điều trị sớm
và tích cực các tổn thương bàn chân rất quan trọng [6].
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ BỆNH LÝ BÀN CHÂN
DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.2.1. Đặc điểm sinh lý bệnh
Cho tới nay người ta thấy các tổn thương chân ở người bệnh ĐTĐ là
hậu quả của nhiều nguyên nhân như: Tổn thương đa dây thần kinh, bệnh lý
mạch máu, chấn thương và nhiễm trùng. Các nguyên nhân này có thể phối
hợp cùng lúc hoặc vào những thời điểm khác nhau. Trong vòng xoắn bệnh lý
bàn chân có 3 yếu tố: Tổn thương thần kinh, mạch máu và nhiễm trùng luôn
kết hợp với nhau chặt chẽ. Tuy vậy phải tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể,
ngay cả tổn thương thần kinh ngoại vi và bệnh lý mạch máu ngoại vi, cũng có
thể là những yếu tố độc lập.
1.2.1.1. Bệnh lý thần kinh ngoại vi trong bệnh lý bàn chân do ĐTĐ:
Tổn thương thần kinh có vai trò quan trọng bậc nhất trong bệnh lý bàn
chân ĐTĐ, đa số người ĐTĐ mất cảm giác do tổn thương đa dây thần kinh.


5


Trong thực tế, người bệnh nhiều khi không tự kiểm soát được các vết loét này
do thần kinh bị tổn thương làm mất cảm giác đau. Những tổn thương mất cảm
giác thường được phát hiện khi thăm khám lâm sàng; biểu hiện bằng mất cảm
giác rung và giảm hoặc mất phản xạ gân xương.
Có rất nhiều yếu tố tham dự vào chu trình sinh bệnh học như:
Giảm dòng chảy do lòng mạch bị hẹp lại, làm giảm nuôi dưỡng các dây
thần kinh.
Tăng độ nhớt gây tăng đông, làm ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng.
Các yếu tố làm rối loạn lipid gây tổn thương bao myelin của các sợi
dây thần kinh…
Trong sinh bệnh học của bệnh ĐTĐ và các biến chứng, tổn thương thần
kinh đóng vai trò quan trọng, chính tổn thương thần kinh ngoại vi đã làm mất
cảm giác bảo vệ, tổn thương thần kinh tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến loét,
hoại tử và cắt cụt chi dưới.
Bệnh lý thần kinh ngoại vi ở người ĐTĐ còn do nhiều nguyên nhân
khác như nghiện rượu, nhiễm kim loại nặng, thiếu vitamin, thiếu máu ác tính,
ung thư, do chịu trọng lực đè nén lớn, tăng ure máu, đái ra porphyrin; bệnh
Hansen; thậm chí còn do thuốc.
Mất cảm giác đau do chấn thương có thể do rất nhiều nguyên nhân, các
chấn thương gây ra cho bàn chân thường lặp lại nhiều lần khi đi bộ, tạo ra các
tổn thương chai và mụn nước. Bởi vì không gây đau, người bệnh tiếp tục đi
bộ, tổn thương sẽ tiếp tục nặng lên. Các tổn thương chai hình thành và phát
triển, cộng thêm với tình trạng thiếu máu đã giúp cho quá trình hoại tử và loét
diễn ra nhanh hơn.
Giày dép không vừa cũng gây ra chấn thương, gây ra lở loét ở cạnh bàn
chân. Một tỷ lệ không nhỏ là do các dị vật lẫn trong giày dép của người bệnh
như viên sỏi nhỏ, các dị vật kim loại…


6


Triệu chứng và dấu hiệu tổn thương thần kinh ngoại vi:
Các tổn thương thần kinh ngoại vi do ĐTĐ ở chi dưới thường là tổn
thương đối xứng, đoạn xa, gây đau, gây cảm giác tê bì, nóng rát hoặc gây mất
cảm giác.
Bệnh lý thần kinh tự động làm da chân bị khô, bong vẩy, tăng dị cảm,
tăng đau cơ gian đốt, cơ gấp, duỗi sẽ bị teo.
Bệnh còn thường kèm theo tắc mạch gây liệt.
Hội chứng đường hầm cổ chân: Nguyên nhân là do tổn thương của dây
thần kinh chày sau nằm trong đường hầm cổ chân gây rối loạn cảm giác gan
bàn chân, yếu các cơ trong bàn chân. Hội chứng này thường xảy ra ở một bên,
khác với bệnh lý đa dây thần kinh đối xứng 2 bên. Hội chứng này bao gồm:
Đau rát, dị cảm ở mắt cá và gan bàn chân.
Gợi ý lâm sàng quan trọng khi thăm khám là kiểm tra dáng đi của
người bệnh. Nếu họ có dáng đi bất thường, thường là hậu quả của tổn thương
thần kinh ngoại vi, tổn thương thực thể của bàn chân, hậu quả của sự tỳ đè
thái quá [5].
1.2.1.2. Bệnh lý mạch máu ngoại vi trong bệnh lý bàn chân do ĐTĐ:
Bệnh mạch máu ngoại biên là tình trạng tắc hẹp do xơ vữa động mạch
ở chân. Quá trình huyết khối xơ vữa ảnh hưởng đến tất cả các mạch máu
ngoại biên của người ĐTĐ: Động mạch bị xơ vữa sớm, lan tỏa và nặng nề
hơn người không ĐTĐ. Sự thay đổi chức năng và cấu trúc động mạch là cho
thành động mạch cứng, thể tích dòng máu giảm, mảng xơ vữa phát triển dạng
tròn dọc chiều dài mạch máu.
Tình trạng mạch máu ngoại vi chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan
như: Độ kết dính tiểu cầu, số lượng bạch cầu đơn nhân, nồng độ lipid máu,
tình trạng tế bào cơ trơn, nồng độ calci…Giống như người không bị ĐTĐ, tuy


7


nhiên sự khác biệt là ở chỗ, người ĐTĐ tình trạng xơ vữa mạch xảy ra ở lứa
tuổi trẻ hơn, tiến triển với tốc độ nhanh hơn.
Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh mạch máu ngoại vi là yếu tố: Gene,
tuổi, thời gian mắc bệnh, thói quen hút thuốc, tăng huyết áp, rối loạn lipid
máu, tăng glucose máu, béo phì, tăng insulin máu, protein niệu dương tính,
thâm chí còn do sử dụng một số thuốc (co cơ hoặc chẹn beta giao cảm).
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh lý bàn chân ĐTĐ:
Đau cách hồi, là triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý bàn chân
ĐTĐ. Đặc trưng bằng cơn đau âm ỉ hoặc co cứng cơ như bị chuột rút. Đa
phần xảy ra ở bắp chân, đau chỉ xảy ra khi đi bộ, hết đau khi người bệnh
ngừng đi bộ, không cần phải ngồi xuống. Điều đáng lưu ý là người bệnh ĐTĐ
nhiều khi không có triệu chứng đau cách hồi vì bệnh lý thần kinh ngoại vi đã
làm mất cảm giác này.
Đau về ban đêm và có cảm giác nặng nề ở cẳng chân, đau sẽ giảm đi
khi ngồi xuống và đung đưa chân, đau sẽ tăng lên dữ dội nếu tiếp tục đi bộ.
Lạnh chân là một triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn ngoại vi của chi dưới.
Mất mạch mu chân và mạch chày sau.
Triệu chứng chậm làm đầy mao mạch: Bàn chân trở lên xanh xao khi
đưa chân lên cao 45 độ. Bệnh nhân ngồi trên ghế, nâng chân bệnh nhân lên da
trở lên nhợt nhạt và đỏ lại khi thõng chân xuống. Bình thường thời gian này là
10-15 giây; thiếu máu trung bình: 15 - 25 giây; thiếu máu nặng: 25 - 40 giây;
thiếu máu rất nặng > 40 giây.
Da vùng thiếu máu thường có sự thay đổi: Lạnh, teo và bóng, vùng da
này thường bị mất hết lông ở bàn chân và ngón chân, móng bị dày lên và có
nấm móng.
Hoại tử.


8


1.2.1.3. Nhiễm trùng bàn chân
Nhiễm trùng là một trong ba yếu tố chính cấu thành sinh lý bệnh tổn
thương bàn chân người bệnh ĐTĐ. Nếu nhiễm trùng kết hợp với thiếu máu
thì nguy cơ gây hoại tử là rất cao và tiên lượng rất xấu.
Vết thương hở hay gặp ở người ĐTĐ; đa số nguyên nhân này là do
chấn thương, do vậy thường kéo theo nhiều loại vi khuẩn. Tiên lượng của các
nhiễm trùng này thường rất nặng.
Nhiễm trùng bàn chân đặc biệt rất hay gặp ở người ĐTĐ, chiếm 40 80% sang chấn loét chân. Viêm mô tế bào ở bàn chân người ĐTĐ gấp 9 lần
người không ĐTĐ. Viêm tủy xương ở bàn chân nhiều hơn nơi khác một cách
rõ rệt. Những rối loạn sinh lý và chuyển hóa làm bàn chân dễ nhiễm trùng:
Bệnh thần kinh ngoại vi làm mất phản ứng tăng lưu lượng máu đến nơi
tổn thương và giảm khả năng dãn mạch của vi tuần hoàn.
Bệnh mạch máu ngoại vi giảm tải kháng sinh và oxy đến nơi viêm nhiễm.
Vi huyết khối tạo lập tại các tiểu động mạch khi bàn chân nhiễm trùng
làm bàn chân càng thêm thiếu máu.
Rối loạn miễn dịch: Giảm chức năng của bạch cầu đa nhân trung tính
và đơn nhân, mất đáp ứng miễn dịch tế bào, mức độ rối loạn liên quan chặt
chẽ với tình trạng kiểm soát đường huyết.
Điều trị những trường hợp này thường rất khó, nguyên tắc là phải cắt bỏ
tổ chức hoại tử, duy trì mức glucose máu gần như sinh lý, kháng sinh tại chỗ
và toàn thân, tạo điều kiện cho tổ chức hạt hình thành và phát triển [5].
1.2.2. Phân loại và phân chia giai đoạn tổn thương bàn chân do ĐTĐ
Dần theo thời gian, kiến thức về bệnh lý bàn chân ngày càng phong
phú, chia độ của Wagner và Meggitt (1970) đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc tuy
nhiên còn những khiếm khuyết cần khắc phục. Đến chia độ bổ sung của
James W. Brodsky đã gắn liền triệu chứng dấu hiệu, mức độ tổn thương với
tiên lượng bệnh.



9

1.2.2.1. Phân độ theo Wagner và Meggitt
Độ 0: Không có tổn thương hở nhưng có xuất hiện các yếu tố nguy cơ.
Độ 1: Loét nông, không thâm nhập vào các mô ở sâu.
Độ 2: Loét sâu, có thể có nhiễm trùng tại chỗ, nhưng chưa có tổn thương
xương, thường có kèm theo tổn thương thần kinh.
Độ 3: Viêm gân, viêm mô tế bào, đôi khi hình thành các ổ abces. Có thể có
viêm xương.
Độ 4: Hoại tử ngón, phần trước bàn chân hoặc gót chân, thường có nhiễm
trùng phối hợp.
Độ 5: Hoại tử rộng bàn chân, phối hợp với tổn thương nhiễm trùng và hoại tử
mô mềm của bàn chân
1.2.2.2. Phân loại độ sâu - Thiếu máu (theo James W. Brodsky)
Phân loại độ sâu:
Độ 0: Bàn chân có yếu tố nguy cơ
Độ 1: Loét nông không nhiễm trùng
Độ 2: Loét sâu lan đến gân, cơ và khớp
Độ 3: Loét nặng, có tổn thương xương
Phân loại thiếu máu:
A. Tổn thương nhưng không có thiếu máu
B. Tổn thương có thiếu máu nhưng không có hoại tử
C. Hoại tử cục bộ: Hoại tử cục bộ phần trước của bàn chân
D. Hoại tử toàn bộ


10

1.2.2.3. Thang điểm của UKST:
Điểm triệu chứng cơ năng

Tiêu chuẩn
Mô tả
Cảm giác bệnh nhân cảm nhận Rát bỏng, tê bì, ngứa, nóng ran
Mệt mỏi, chuột rút, đau
được ở tay chân là gì ?
Bàn chân
Vị trí của các triệu chứng ở
Bắp chân
đâu?
Nơi khác
Các triệu chứng có làm bệnh Có
Không
nhân thức giấc buổi tối không?
Các triệu chứng xuất hiện vào Nặng hơn vào ban đêm
Có cả ngày và đêm
thời điểm nào ?
Chỉ ở ban ngày
Các triệu chứng thuyên giảm Đi bộ loanh quanh
Đứng
khi nào?
Điểm triệu chứng thực thể
Tiêu chuẩn
Phản xạ gân Achilles
Nhận cảm rung
Nhận cảm khi châm kim
Nhận cảm với nhiệt độ

(Cho điểm từng chân)
Mô tả
Không có

Xuất hiện khi gõ mạnh
Không có hoặc giảm
Không có hoặc giảm
Giảm

Điểm
2
1
2
1
0
1
0
2
1
0
2
1

Điểm
2
1
1
1
1

Đánh giá:
Triệu chứng
Cơ năng
Thực thể


Tổng điểm
0-2
3-4
5-6
7-9
0-2
3-5

Mô tả
Bình thường
Bệnh lý thần kinh nhẹ
Bệnh lý thần kinh vừa
Bệnh lý thần kinh nặng
Bình thường
Bệnh lý thần kinh nhẹ


11

Tổng hợp

6-8
9-10
0-4
5-9
10-14
≥ 15

Bệnh lý thần kinh vừa

Bệnh lý thần kinh nặng
Bình thường
Bệnh lý thần kinh nhẹ
Bệnh lý thần kinh vừa
Bệnh lý thần kinh nặng

1.2.3. Thăm khám bàn chân trong đái tháo đường
Đây là khâu quan trọng nhất trong việc phòng và chăm sóc bàn chân
của người mắc bệnh ĐTĐ. Thông thường người bệnh ĐTĐ phải kiểm tra bàn
chân từ 3-4 lần/1 năm, trường hợp có nghi ngờ buộc phải kiểm tra kỹ hơn,
thường xuyên hơn. Việc khám và kiểm tra bàn chân phải đầy đủ, tỷ mỉ, thận
trọng, bao gồm từ việc nhìn, bắt mạch, khám thần kinh và mạch máu đến xem
xét tới việc đi giày, tất, mặc quần lót (nhất là phụ nữ).
Hỏi bệnh: Có vai trò quan trọng giúp phát hiện những bàn chân có nguy cơ bị
loét cao qua các triệu chứng chủ quan của mạch máu và thần kinh như: Đau
cách hồi, dị cảm, bỏng rát… Cũng như tiền sử từng bị loét trước đó.
Quan sát bàn chân: Phát hiện các tổn thương sớm nhất.
Tình trạng da bàn chân: Da bóng, khô, thiếu dinh dưỡng.
Tình trạng lông, móng chân: Mất lông mu chân và ngón chân, móng
chân dầy sừng hóa, hoặc móng chân quặt.
Các tổn thương chai chân, các điểm tỳ đè của bàn chân, ngón chân.
Tình trạng ngón chân, bàn chân: Các ngón chân lệch trục hoặc biến
dạng, mất vòm gan bàn chân hay nặng hơn là hoại tử các ngón chân.
Phát hiện các dị vật gây tổn thương bàn chân.
Sờ:
Đây là động tác đơn giản nhưng không thể thiếu, yêu cầu tối thiểu là
phải bắt mạch đùi, mạch khoeo chân, mạch mu chân và mạch chày sau.
Sờ xem da vùng này ấm hay lạnh.



12

Khám cảm giác:
Có rất nhiều kỹ thuật để thăm khám, nhưng đây vẫn là một lĩnh vực được xem
là khó khăn nhất trong đánh giá mức độ tổn thương của người bệnh ĐTĐ.
Khám cảm giác rung:
Dùng âm thoa có tần số 128 chu kỳ/giây.
Cảm giác rung phản ánh tình trạng chức năng của các dây thần kinh lớn.
Vị trí khám: Đặt ở chỗ lồi của xương như: Các đầu xương đốt bàn
chân, mắt cá chân, mặt trước xương chày, xương bánh chè, cánh chậu trước.
Thầy thuốc có thể đánh giá kết quả bằng cách so sánh ngưỡng thụ cảm
của bệnh nhân với mình. Nếu tính bằng giây ở thầy thuốc dài hơn tức là
ngưỡng cảm thụ của bệnh nhân bị giảm.
Khám cảm giác đau:
Dùng kim hoặc Monofilament 5,07.
Cảm giác đau phản ánh tình trạng chức năng của các dây thần kinh nhỏ.
Kỹ thuật thăm khám: Dùng kim châm nhẹ lên da hoặc ấn
Monofilament phải đạt đến độ cong nhất định, để đảm bảo áp lực tỳ vào điểm
khám tương đương với 10gram. Sau đó yêu cầu bệnh nhân nói vị trí, tính chất
của kích thích.
Đánh giá: Các vùng không đau được đánh dấu phân biệt với các vùng
khác và so sánh với sơ đồ cảm giác.
Khám cảm giác nóng lạnh:
Dùng ống nước nóng, lạnh ở nhiệt độ tùy ý muốn (thông thường ở nhiệt
độ 35-36 độ C và lạnh 28-32 độ C) lần lượt đặt lên da vài giây.
Cảm giác nóng, lạnh phản ánh tình trạng chức năng của các dây thần
kinh nhỏ.
Khám cảm giác sờ:
Dùng miếng bông hoặc chổi lông mềm quệt nhẹ trên da bệnh nhân.



13

Bệnh nhân nhắm mắt và trả lời có mỗi khi cảm thấy và phải nói rõ vị trí
chính xác.
Cảm giác sờ phản ánh tình trạng dây thần kinh nhỏ và lớn. Cách thử này
không chỉ là cảm giác thô sơ mà bao gồm cả cảm giác cao cấp của vỏ não.
Khám phản xạ gân xương:
Dùng búa phản xạ khám phản xạ gân Achille và gân xương bánh chè.
Đánh giá các tổn thương
Phát hiện các tổn thương thần kinh:
+ Tổn thương không đau nhưng thường có dị cảm.
+ Chân ấm, mạch ngoại vi rõ, da dày khô, dày sừng ở điểm tỳ đè
+ Giảm hay mất phản xạ gân xương
+ Rối loạn cảm giác
+ Dấu hiệu tổn thương thần kinh tự động
Phát hiện các tổn thương mạch máu:
Tổn thương thường đau, hay gặp ở các gót chân và đầu ngón chân
Mất mạch ngoại vi, da mỏng dễ tổn thương, chân thường lạnh nhợt
nhạt
Teo cơ gian đốt, móng chân dày, dễ gãy, mọc quặt, hoại tử các ngón
chân
Đánh giá các tổn thương:
+ Vết loét nông hay sâu? Có hay không hoại tử? Tổn thương chủ yếu là
thần kinh hay thần kinh mạch máu.
+ Có nhiễm trùng hay không? Có tổn thương xương hay không?
Đo áp lực động mạch đầu chi ABI (Ankle Brachial Index) [8] :
Chỉ số này là số đo huyết áp cao nhất ở cổ chân chia cho trị số huyết áp
cao nhất ở cánh tay.
Phân tích kết quả chỉ số áp lực áp động mạch đầu chi:



14

Giá trị ABI
Ý nghĩa
>1.3
Động mạch cứng, vôi hóa (ở BN ĐTĐ có vôi hóa lớp áo giữa,
suy thận mạn…)
0.9 – 1.3
Bình thường
0.75 – 0.9
Bệnh động mạch chi dưới mức độ nhẹ (không triệu chứng)
0.4 – 0.75
Bệnh động mạch chi dưới mức độ vừa (đau cách hồi)
< 0.4
Bệnh động mạch chi dưới mức độ nặng
1.2.4. Các thăm dò cận lâm sàng
Chụp X-quang thông thường:
Mọi tổn thương loét bàn chân ĐTĐ đều phải chụp X-quang, để đánh
giá tình trạng tổn thương của tủy xương, của xương, kể cả có hay không có
các dị vật ở bàn chân.
Các xét nghiệm máu:
Các xét nghiệm về tế bào máu: Công thức máu, đặc biệt là công thức
bạch cầu, tốc độ lắng máu, độ ngưng tập tiểu cầu.
Xét nghiệm sinh hóa máu: Đường máu, điện giải máu, chức năng gan,
thận HbA1C.
Xét nghiệm nước tiểu
Các thăm dò hình thái:
Mạch máu: Siêu âm Doppler mạch, ít nhất ở chi dưới. Nếu có điều kiện

có thể chụp cắt lớp vi tính, MRI.
Đánh giá độ loãng xương
Các thăm dò phục vụ cho điều trị và phục hồi chức năng
Đánh giá sự phân bố trọng lực lên bàn chân: Từ đó giúp người bệnh
chọn hoặc đóng giày dép phù hợp
Đánh giá mức độ tổn thương thần kinh [5].
1.2.5. Điều trị loét bàn chân ở người đái tháo đường
1.2.5.1. Một số biện pháp cổ điển


15

Thời xa xưa người ta điều trị biến chứng bàn chân người đái tháo
đường bằng nhiều biện pháp khác nhau như: Dùng rượu ngâm rửa vết thương,
phân thú vật hoặc bùn (Đắp vào vết thương), bia, nước nóng, mật ong, dầu
sôi, nhựa phenol, dấm nóng, khuôn bột ngũ cốc (Trung Quốc).
Các thuốc kích thích tổ chức hạt: Một số loại rễ cây, mỡ lợn, trầm
hương, mỡ dê, dầu, oxit kẽm. Người ta cũng phân chia các vị trí tổn thương
khác nhau để đánh giá và tiên lượng.
1.2.5.2. Phương pháp điều trị hiện đại
Phương pháp đứng không trọng lực:
Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc nhưng có kết quả rất tốt
đang được sử dụng rộng rãi. Bàn chân người đái tháo đường thường bị mất
hết cảm giác vì thế vết loét dù rộng sâu thế nào họ cũng không thấy đau và họ
tiếp tục đi, đứng như những người khác. Hậu quả là tổn thương tiếp tục phát
triển cả chiều rộng và chiều sâu, bởi chính động tác đi lại này làm tăng khả
năng hoại tử, làm vi khuẩn dễ dàng phát triển lan rộng và ăn sâu vào tổ chức
khác. Việc sử dụng nạng và xe lăn đạt được những yêu cầu của phương pháp
đi đứng không trọng lực.
Một số người đái tháo đường có tổn thương thần kinh mất khả năng

điều vận thì việc sử dụng nạng lại nguy hiểm. Với những đối tượng này kỹ
thuật khuôn đúc tạo hình bàn chân được sử dụng rộng rãi, khi sử dụng
phương pháp này người bệnh được đi lại trên chính đôi chân của mình.
Khi đã áp dụng các phương pháp tổng thể khác để điều trị như duy trì
glucose máu ở mức độ gần như sinh lý; liệu pháp kháng sinh tại chỗ và toàn
thân nhưng tổn thương vẫn không tiến triển tốt thì phải xét khả năng tháo bỏ.
Liệu pháp điều trị phối hợp
Các bước tiến hành gồm:


16

Đánh giá tổn thương
Cắt bỏ triệt để mô hoại tử
Cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ
Kiểm soát tình trạng chuyển hóa tốt.
Điều trị kháng sinh.
Sử dụng oxy cao áp.
1.2.6. Phòng ngừa bệnh lý bàn chân ĐTĐ
1.2.6.1 Với thầy thuốc:
Tốt nhất là phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Bước đầu tiên là giáo dục
người bệnh hiểu về bệnh lý bàn chân người ĐTĐ, sự thường gặp, cách phát
hiện và theo dõi. Trong đó triệu chứng dễ nhận thấy là dấu hiệu đau cách hồi.
Thầy thuốc cần phải thăm khám kỹ để phát hiện các triệu chứng và dấu hiệu
bất thường
Mạch

Triệu chứng
Chân lạnh


Dấu hiệu
Mất mạch bàn chân, khoeo, đùi

máu

Đau cách hồi (bắp và bàn chân)

Tiếng thổi ở động mạch đùi

Đau khi nghỉ, đặc biệt về ban Thời gian làm đầy máu>3-4 giây
Thần

đêm
Giảm nhiệt độ da
Cảm giác: Nóng lạnh, tê bì, đau Giảm hoặc mất cảm giác nhận

kinh

hoặc tăng cảm giác, chân lạnh.

biết, sau đó là cảm giác đau và

Mất trương lực thần kinh tự nhiệt độ.
động: Giảm tiết mồ hôi

Giảm hoặc mất phản xạ gân
xương

Hệ cơ


Giảm hoặc không tiết mồ hôi
Thay đổi hình dạng giải phẫu Bàn chân hình cán búa
kèm theo giảm tiết mồ hôi, Bàn chân giọt nước
không do tiền sử chấn thương


17

Da

Vết thương mất cảm giác, đau Khô da
hoặc tăng đau

Nhiễm nấm mạn tính

Vết thương chậm lành hoặc Sừng hóa có kèm theo chảy máu
không thành sẹo

(hoặc không)

Màu sắc da bị thay đổi

Tóc rụng hoặc hói

Ngứa, bong vẩy, khô mạn tính

Móng: Thay đổi mạn tính như

Nhiễm trùng


nấm móng hoặc loét hoặc móng
mọc quặt gây viêm móng

1.2.6.2. Với bệnh nhân
Phải giáo dục cho người bệnh và những người thân của họ về nguy cơ
gây tổn thương bàn chân, cách dự phòng, cách bảo vệ bàn chân và cả cách
điều trị. Họ phải biết cách rửa chân bằng nước ấm, dùng xà phòng loại gì,
cách bảo vệ (lau khô chân sau khi rửa)…
1.3. QUAN ĐIỂM CỦA YHCT VỀ BỆNH LÝ BÀN CHÂN DO ĐTĐ
1.3.1. Nghiên cứu về bệnh nguyên bệnh cơ bệnh lý bàn chân do ĐTĐ
Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng của bàn chân đái tháo đường quy về
phạm vi chứng: “Tiêu khát”, “Thoát thư”. Trong “Linh Khu - Thoát thư” viết:
“Phát vu túc chỉ danh viết Thoát thư, kì trạng xích hắc, tử bất trị; bất xích hắc
bất tử”, bất suy cấp trảm chi, bất tắc tử hĩ”. Đời Tống, Thụy Chương trong
“Vệ sinh bảo giám” có ghi lại: “Tiêu khát bệnh nhân túc tất phát ác sang, chí
tử bất cứu” [56].
Trước mắt cho rằng bệnh cơ cơ bản của chứng này là khí âm lưỡng hư,
thấp nhiệt ủng thịnh, huyết ứ trở lạc gây ra. Khí âm lưỡng hư thì kinh mạch
không được nuôi dưỡng, tạng phủ thụ tổn, âm tổn cập dương, âm dương đều
hư, hư tất không đủ lực kháng tà, thấp nhiệt tà thừa hư xâm nhập vào bàn
chân; âm hư tất nội nhiệt, nhiệt thịnh tắc ”nhục hủ”, ”nhục hủ” tất thành nùng
(mủ); khí hư không đủ lực thúc đẩy huyết dịch vận hành thông sướng nên


18

huyết mạch bị ứ trệ gây huyết ứ trở lạc. Huyết ứ lâu ngày lại hóa nhiệt, thấp
nhiệt tương kết với nhau lại ”hóa hủ thành nùng”. Tiêu khát lâu ngày sẽ gây tỳ
thận đều hư, tỳ khí hư nhược, thủy thấp vận hành thất thường, thấp tà ngâm
dầm, thấp ủng lâu ngày, hóa nhiệt thành độc; tỳ thận hư nhược tất không đủ

lực kháng tà. Thấp nhiệt tà thừa cơ xâm nhập, trong ngoài hợp với nhau, thấp
nhiệt uẩn kết, đục khoét cơ nhục cuối cùng thành hoại tử [59].
1.3.2. Tổng quan về bài thuốc “Phất thống ngoại xỉ phương”
1.3.2.1. Xuất xứ bài thuốc
Bài thuốc “Phất thống ngoại xỉ phương” do đại danh y Đặng Thiết Đào
sinh năm 1916, người Khai Bình, Quảng Đông, là đại danh y của Trung Quốc
đương đại, giáo sư trường Đại học Trung y dược Quảng Châu, ông từng giữ
chức phó trưởng phòng giáo vụ trường đại học Trung y dược Quảng Châu,
phó viện trưởng, thường vụ hội Trung y học toàn quốc, phó chủ nhiệm hiệp
hội lý luận Trung y học toàn quốc sáng lập ra [59].
Trong điều trị đái tháo đường biến chứng bàn chân, giáo sư Đặng Thiết
Đào có cách nhìn rất độc đáo, ông cho rằng đái tháo đường biến chứng bàn
chân thuộc phạm trù chứng “Hoại thư” do bên trong cơ thể khí huyết không
điều hòa gây ra. Mấu chốt trong điều trị là cải thiện cung cấp máu cho chi
dưới, giáo sư Đặng Thiết Đào dùng bài thuốc gia truyền Phất thống rửa bên
ngoài để dưỡng huyết thông lạc trị đái tháo đường biến chứng bàn chân có
hiệu quả rất tốt.
1.3.2.2. Thành phần bài thuốc
Bài thuốc “Phất thống ngoại xỉ phương” gồm có các vị thuốc:
Phụ tử chế
Ngô thù du

12g
15g

Phòng phong
Hồng hoa

10g
6g


Ngải diệp

15g

Quy vĩ

6g

Hải đồng bì

15g

Kinh giới

6g


×