Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

đánh giá tác dụng điều trị bệnh lý tnthnmt của bài thuốc-th-08- trên lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 95 trang )


1
Đ
Đ


t
t


v
v


n
n


đ
đ





Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính (TNTHNMT) là một tình trạng
bệnh lý có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, nhưng có cùng một cơ chế
bệnh sinh, đó là thiếu máu nuôi não, bệnh phổ biến ở người có tuổi đặc biệt là
ở người lao động trí óc. Nguyên nhân thường do vữa xơ động mạch làm hẹp
dần động mạch nuôi não. Bệnh tiến triển nặng dần có thể gây thiếu máu não
cục bộ tạm thời, mức độ nặng nhất là nhồi máu não [29][30][31][43].


Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở 12 nước đã và đang phát triển, tỷ
lệ người bị tai biến thiếu máu não cục bộ tạm thời chiếm từ 0,2 - 0,5% dân
số. Nhưng do tai biến thiếu máu não cục bộ tạm thời chỉ xẩy ra trong một
thời gian ngắn, không để lại di chứng nên nhiều người Ýt để ý tới, khi tai
biến tái phát nặng nề hơn gây nhồi máu não thì việc điều trị đã trở nên khó
khăn và tốn kém. Đa số bệnh nhân trước giai đoạn thiếu máu não tạm thời đã
có biểu hiện TNTHNMT. Chẩn đoán sớm và điều trị TNTHNMT kịp thời và
tích cực là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì có thể hạn
chế quá trình tiến triển của bệnh, hạn chế tỷ lệ tai biến mạch máu não [26].
Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị TNTHNMT chủ yếu là điều trị nội
khoa kết hợp với luyện tập, ăn uống hợp lý và hạn chế nguy cơ làm bệnh nặng
thêm. Hiện nay nhiều loại thuốc mới ra đời có tác dụng điều trị thiểu năng tuần
hoàn não như: Raobasine (Duxil), Piracetam (Nootropyl), Centrophenoxin
(Lucidrin)…nhưng các thuốc tân dược cũng có hạn chế là có loại thuốc giá
thành cao, không dùng được kéo dài, khó giải quyết được xơ mạch và có
những người bệnh không dùng được thuốc tân dược (ví dụ do dị ứng thuốc).
Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh của TNTHNMT nhưng
những biểu hiện lâm sàng của bệnh đã được các y gia thời xưa mô tả trong

2
các phạm trù: “huyễn vững” (mục huyễn và đầu vựng); “đầu thống” (đau
đầu); “thất miên” (mất ngủ); “kiện vong” (hay quên). Nguyên nhân gây ra
các chứng này thường do tâm huyết hư, can huyết hư, tỳ khí hư và thận hư
kết hợp với đàm Èm, huyết ứ [12].
Phương pháp điều trị chủ yếu là bổ can huyết, kiện tỳ, Ých thận, dưỡng
tâm, an thần, hóa đàm, hành khí, hoạt huyết. YHCT đã có nhiều công trình
nghiên cứu để chữa bệnh như: Chu Quốc Trường, Trần Thị Viển dùng châm cứu,
xoa bóp, bấm huyệt; Trần Minh Vịnh, Phạm Viết Dự, Bùi Xuân Tuyết, Nguyễn
Thị Thu, Nguyễn Thanh Lâm đã dùng cây, con thuốc. Mỗi phương pháp điều trị
đều cho kết quả nhất định. Nhưng các nghiên cứu này vẫn chưa đựơc sử dụng

rộng rãi vì chưa thực sự đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người bệnh.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của bệnh lý TNTHNMT, dựa
trên những thành tựu nghiên cứu dược lý hiện đại về thuốc thảo mộc kết hợp
với biện chứng luận trị y lý YHCT chúng tôi tổ chức bài thuốc "TH-08"
nhằm góp phần dự phòng và điều trị an toàn hiệu quả bệnh lý TNTHNMT.
Mục tiêu cụ thể là:
1. Xác định độc tính của bài thuốc "TH-08".
2. Đánh giá tác dụng điều trị bệnh lý TNTHNMT của bài thuốc"TH-08"
trên lâm sàng.










3

C
C
h
h
ư
ư
ơ
ơ
n

n
g
g


1
1


T
T


n
n
g
g


q
q
u
u
a
a
n
n


t

t
à
à
i
i


l
l
i
i


u
u




1.1. Y học hiện đại
1.1.1. Giải phẫu, sinh lý tuần hoàn và chuyển hóa ở não
1.1.1.1. Đặc điểm giải phẫu các động mạch não
Não được tưới máu bởi hai hệ thống động: hệ động mạch cảnh trong
(A. Carotid) và hệ động mạch đốt sống - thân nền (A. Vertebro - basi Laris)
Hệ thống động mạch cảnh trong: cung cấp máu cho khoảng 2/3 trước
của bán cầu đại não.
Các nhánh:
+ Bốn nhánh tận: động mạch não trước, động mạch não giữa, động
mạch thông sau và động mạch mạc trước. Mỗi động mạch não chia làm 2
ngành: loại ngành nông cung cấp máu cho não, loại ngành sâu đi vào trong

não. Có hai nhánh sâu quan trọng là: động mạch Heubner (nhánh của động
mạch não trước) và động mạch thể vân ngoài còn gọi là động mạch Charcot
(nhánh của động mạch não giữa).
+ Các nhánh bên khác: động mạch mắt, động mạch thần kinh sinh ba,
tuyến yên, màng não và tai giữa.
Hệ thống động mạch sống nền: cung cấp máu cho 1/3 sau của bán cầu
đại não, tiểu não và thân não. Hai động mạch não sau là hai nhánh tận cùng
của động mạch đốt sống thân nền. Qua hai động mạch này, hệ động mạch đốt
sống thân nền được nối thông với hệ động mạch cảnh trong.

4
Hệ thống tuần hoàn của não được nối thông với nhau bởi nhiều nhánh
động mạch ở các mức độ khác nhau có thể chia thành 3 mức chủ yếu[2][15] [23]:
+ Mức thứ nhất nối thông giữa các động mạch lớn trước não với nhau:
động mạch cảnh trong, cảnh ngoài và động mạch đốt sống.
+ Mức thứ hai là đa giác Willis, nó giữ vai trò chủ yếu trong việc lưu
thông máu giữa các động mạch não. Đây là hệ thống nối độc đáo, duy nhất
trong cơ thể, nối các động mạch lớn ở não với nhau, ĐM cảnh trong được nối
với ĐM đốt sống thân nền bằng các động mạch thông trước và ĐM thông
sau.
+ Mức thứ ba ở quanh vỏ não tạo ra do 3 vòng tuần hoàn phụ:
- Động mạch não trước- động mạch não giữa.
- Động mạch não giữa- động mạch não sau.
- Động mạch não trước- động mạch não sau.
Tuần hoàn não được chia thành hai khu vực tuới máu:
- Tuần hoàn ngoại vi: do nghành nông sâu của các nhánh tận thuộc
động mạch não giữa, não trước, não sau tạo thành, tưới máu cho vỏ não và
lớp chất trắng dưới vỏ.
- Tuần hoàn trung tâm: do nghành sâu của các nhánh tận đi sâu vào
trung tâm não tưới máu cho hệ nhân xám trung ương, sau đó đi ra nông và

tận cùng ở lớp chất trắng dưới vỏ.
Đặc điểm: hệ thống sâu và nông độc lập nhau, các nhánh nông có nối
thông với nhau, nhưng trong hệ thống sâu các nhánh có cấu trúc chức năng
của các nhánh tận. Các nhánh thuộc hệ thống trung tâm tận cùng ở lớp nông
dưới vỏ còn các nhánh nông đi vào sâu tận cùng ở lớp chất trắng dưới vỏ- Tại
nơi tiếp giáp không có mạch nối quan trọng nên hình thành vùng “ranh giới “,

5
ở vùng này sự cung cấp máu kém hơn. Khi có biến cố giảm áp lực dòng máu
đến não một cách đột ngột thì vùng “ranh giới” dễ bị tổn thương nhũn não,
ngược lại khi huyết áp cao đột ngột thì vùng dễ gây xuất huyết ở các nhánh
động mạch xuyên sâu [3][15].

6
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống nối thông của tuần hoàn não (theo Frank. Netter)

7
1.1.1.2. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn và chuyển hóa ở não
+ Lưu lượng tuần hoàn não: Là lượng máu qua não trong một đơn vị
thời gian (phút), bình thường khoảng 750 ml máu qua não trong một phút
(bằng 14% cung lượng tim) cho cả chất xám và chắt trắng [15].
- Lưu lượng tuần hoàn não thay đổi theo tuổi. Trẻ em < 15 tuổi có lưu l-
ượng máu não 100 ml/100g/phút. Tuổi càng tăng thì lưu lượng máu não càng
giảm, đến 60 tuổi lưu lượng máu não chỉ còn 36 ml/100g/phút [2][3][15][31]).
- Lưu lượng tuần hoàn não phụ thuộc vào hai yếu tố chính là áp lực động
mạch và sức cản đối với dòng máu chảy trong mạch não theo công thức [3]:
P D: lưu lượng máu não
D = P: áp lực động mạch
R R: sức cản mạch
Lưu lượng tăng nếu có tăng HA hoặc giãn mạch

Lưu lượng giảm nếu có hạ HA hoặc co mạch.
Áp lực ĐM phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sức co bóp cơ tim, khối lượng
và độ nhớt của máu
- Lưu lượng tuần hoàn não được ổn định là do sự điều hoà của nhiều
yếu tố: Tự điều hoà của tuần hoàn não, điều hoà chuyển hoá đối với lưu lư-
ợng tuần hoàn não, điều hoà thần kinh, ảnh hưởng của các chất sinh học và
các thuốc đối với lưu lượng tuần hoàn não [3][15].
+ Tốc độ tuần hoàn não: được xác định bằng phương pháp đồng vị
phóng xạ và chụp mạch máu não. Tốc độ tuần hoàn qua não rất nhanh, nhất
là tốc độ qua động mạch, ngay từ giây đầu tiên máu từ các động mạch lớn ở
cổ vào đến các động mạch não, giây thứ hai vào hệ thống mao mạch [15].
+ Tiêu thụ oxy và glucose của não: nhu cầu oxy và glucose cần được
đáp ứng liên tục và ổn định. Tế bào não không có dự trữ oxy, còn lượng

8
glucose có thể dự trữ trong 2 phót. Trung bình khoảng 3,3- 3,8ml oxy /100g
não/phút. Toàn bộ não tiêu thụ 4,5g glucose/giờ [15].
1.1.2. Nghiên cứu về căn nguyên, bệnh sinh:
Cơ chế bệnh sinh của TNTHN rất đa dạng và phức tạp song nguyên
nhân chính hay gặp đó là vữa xơ động mạch và tăng huyết áp.
+ Vữa xơ động mạch là nguyên nhân hay gặp nhất làm cho thành mạch
bị vữa xơ trở nên thô ráp tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu cầu bám vào, lớn
dần (hẹp lòng mạch) và vỡ ra từng mảnh theo dòng máu lên não làm chậm
(dòng chảy) gây thiểu năng tuần hoàn não mạn tính, có các mảnh bong ra mà
kích thước lớn bịt kín lòng động mạch gây thiếu máu trên chỗ tắc. Rối loạn lipit
máu đặc biệt tăng LDL - C là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng nhất đối với bệnh lya
vữa xơ động mạch bởi lượng LDL - C chiếm tới 70% của tổng hợp Cholesterol
lưu hành trong máu (Phan Nguyên Vinh, 2006) [29][31][[59]][69].
+ Tăng huyết áp, lâu ngày làm cho động mạch não mất hoặc giảm sự
đàn hồi thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch não và làm cản trở tuần hoàn

[26][31][55][91].
+ Tác động từ bên ngoài ĐM đốt sống gây TNTHN hệ sống nền:
Theo Dương Văn Hạng (1994) và Hồ Hữu Lương (2003), thoái hoá
xương, khớp, đĩa đệm ở cột sống cổ có thể gây TNTHN hệ sống nền [23], [36].
Theo Nguyễn Văn Đăng (2007) và một số tác giả nước ngoài, trong số
người cao tuổi có thoái hoá cột sống cổ, khi làm động tác quay cổ đột ngột,
ĐM đốt sống có thể bị kẹt, có thể gây thiếu máu tam thời cho não [19].
Theo một số tác giả nước ngơài, có hơn 80% người trên 55 tuổi có
hình ảnh tổn thương trên phim X quang và nhiều người trong số họ có các
biểu hiện lâm sàng TNTHNMT [65].
* Theo Hồ Hữu Lương, ngoài ra còn gặp các nguyên nhân sau [19]:
- Hư đĩa đệm cột sống cổ.

9
- Các dị dạng bẩm sinh của động mạch não.
- Bệnh tim mạch và các bệnh mạn tính gây thiếu ô xy.
- Hạ huyết áp.
1.1.3. Những nghiên cứu về lâm sàng để chẩn đoán TNTHNMT:
Lâm sàng TNTHN được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu
theo nhiều khía cạnh khác nhau. TNTHN được Denny Brown nghiên cứu từ
năm 1951 và sau đó được các nhà nghiên cứu Corday và cộng sự (1953)
Millikan và Sieekact (1955) tiếp tục nghiên cứu. Theo các tác giả trên tất cả
các loại thiếu máu não cục bộ, cấp tính cũng như mãn tính, không có tổn th-
ương thần kinh khu trú đều có thể gọi là TNTHN. Theo tính chất lâm sàng có
thể chia ra TNTHNMT và TNTHN cấp tính, Theo định khu có thể chia ra
TNTHN hệ động mạch cảnh, TNTHN hệ động mạch sống nền, TNTHN ở
toàn thể hệ tuần hoàn não hoặc một khu vực nhỏ của não.
Từ năm 1974, được sự khuyến khích của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), nhiều nhà y học đã quan tâm tới vấn đề này. Năm 1979 Khajiev và
cộng sự đã khám và điều tra 250.000 người, từ đó đưa ra bảng tiêu chuẩn

chẩn đoán TNTHN. Bảng tiêu chuẩn này gồm 20 tiêu chuẩn đánh giá bằng
điểm với từng triệu chứng theo mức độ có hoặc không. Tổng số điểm nếu
trên 23,9 thì được coi là dương tính (có khả năng bị thiểu năng tuần hoàn
não)[66].
Theo Phạm Khuê, trong các căn cứ đưa vào để chẩn đoán TNTHN thì
những triệu chứng lâm sàng giữ vị trí hàng đầu. Chúng rất phong phú và xuất
hiện sớm, tiêu biểu giúp chúng ta nghĩ ngay đến TNTHN. Các dấu hiệu này
nhiều khi hướng cho ta sử dụng các kỹ thuật cận lâm sàng được đúng hơn.
Nhiều tác giả khác như Dương Văn Hạng, Hồ Hữu Lương, Nguyễn Xuân
Thản, cũng có những đámh giá tương tự [23], [36], [43].
Biểu hiện chung:

10
+ Những triệu chứng không đặc hiệu của TNTHNMT:
- Đau đầu: Gặp trên 91% bệnh nhân [30]). Đau đầu thường có tính chất
lan tỏa,co thắt, hoặc khu trú ở vùng chẩm gáy, trán, đau tăng lên khi căng
thẳng thần kinh. Kèm theo đau đầu bệnh nhân có cảm giác nặng nề, u ám
trong đầu.
- Chóng mặt: Gặp trên 87% bệnh nhân, tính chất rất đa dạng. Có thể
biểu hiện dưới dạng chóng mặt kiểu tiền đình, kiểu rối loạn phối hợp động
tác, rối loạn thăng bằng hoặc có cảm giác bập bềnh như ngồi trên thuyền.
- Rối loạn cảm giác: Biểu hiện sớm, cảm giác đau ở tay, chân và toàn
thân, đau ở các kẽ liên sườn, chuột rút, các rối loạn thần kinh thực vật. Hay
có cảm giác lạnh, kiến bò, tê cóng người. Đặc biệt là triệu chứng ù tai, cảm
giác nóng ở đầu.
- Biểu hiện thần kinh thực thể: Dấu hiệu hay gặp nhất trong giai đoạn
đầu là run các ngón tay khi đưa tay thẳng ngang, tư thế đứng không vững khi
làm nghiệm pháp Romberg.
+ Những triệu chứng tiêu biểu [30]:
- Rối loạn về giấc ngủ: mất ngủ, rối loạn nhịp ngủ, giảm chất lượng giấc

ngủ và mọi kiểu phối hợp gữa các yếu tố đó. Đa số tác giả thấy rối loạn giấc ngủ
hay gặp nhất là mất ngủ, trằn trọc ban đêm, tỉnh giấc không ngủ lại được.
- Rối loạn về sự chú ý: Thường bị rối loạn ngay từ giai đoạn đầu của
bệnh, là trở ngại đầu tiên của bệnh đối với khả năng làm việc, dần dần nặng
hơn và phức tạp hơn, cuối cùng là sự sa sút trí tuệ.
- Rối loạn về tri giác: Theo Kehrer, thị giác và thính giác vẫn bình
thường nhưng bệnh nhân thấy và nghe được Ýt hơn người trẻ. Các chức năng
phân tích của não bị rối loạn, rõ nhất với thị giác và thính giác,hay gặp giảm
thính lực, hẹp thị trường…

11
- Rối loạn về trí nhớ: Tất cả các tác giả đều cho rối loạn về trí nhớ là
một trong những biểu hiện chủ yếu của TNTHNMT. Đặc điểm là giảm rõ rệt
trí nhớ gần, khó nhớ lại sự việc vừa xẩy ra, có thể nhớ một số việc nhưng
không có khả năng sắp xếp lại theo đúng trình tự xuất hiện [5][30].
- Rối loạn về xúc cảm: Rối loạn về xúc cảm gần như bao giờ cũng gặp
và biểu hiện rất đa dạng, phần lớn là tình trạng vừa hay dễ xúc động khóc lóc
vừa hay dễ bực mình cáu gắt [30].
- Rối loạn về nhân cách tính tình: Sự thay đổi nhân cách tính tình trong
TNTHNMT lệ thuộc rất nhiều vào tình trạng tâm sinh lý trước kia của người
bệnh. Schneider phân ra 3 loại tiến triển của rối loạn nhân cách hay gặp trong
TNTHNMT: Thứ nhất là bệnh sảng khoái, ba hoa, nói nhiều; thứ hai làvô
tình cảm, nghèo nàn về tư duy trí tuệ và thứ ba là loại tình cảm thất thường dễ
kích động [30].
TNTHN hệ động mạch đốt sống thân nền:
+ Bệnh cảnh lâm sàng được Schott mô tả một cách khá đầy đủ từ năm
1965. Các triệu chứng lâm sàng rất nhiều và đa dạng, lúc thì biểu hiện thần
kinh rất phong phú, điển hình nhưng hết nhanh, lúc thì rất nghèo nàn, chỉ đơn
độc một triệu chứng.
Nổi bật nhất là tam chứng: đau đầu phía sau vùng gáy, chẩm; chóng

mặt, mệt mỏi toàn thân [23], [30].
Trên thực tế TNTHN hệ động mạch đốt sống thân nền gặp tới 30%
trong rối loạn tuần hoàn não nói chung nhưng chiếm tới 70% trong thể rối
loạn tuần hoàn não tạm thời và thường gặp ở lứa tuổi 40-60 [23], [30].
1.1.4. Nghiên cứu về cận lâm sàng để chẩn đoán TNTHN:
1.1.4.1. Lưu huyết não đồ (Rheo encephalo graphy - REG):

12
W. Holzer và K. Polzer (1945-1946) là những người đầu tiên sử dụng
phương pháp ghi lưu huyết não đồ (REG) vào mục đích lâm sàng; V.G.
Shershnev (1965) đã nghiên cứu sâu hơn và đặt nền móng cho phương pháp
ghi lưu huyết não. Đây là phương pháp ghi sù thay đổi điện trở của não theo
sự tuần hoàn của máu qua não. Qua đường ghi REG ta có thể đánh giá được
mức độ mền mại, khả năng đàn hồi của thành mạch, có thể tính một cách
tuơng đối về lưu lượng tuần hoàn não ở mỗi bên bán cầu đại não hoặc khu vực
tuần hoàn của động mạch đốt sống thân nền từng bên, nhờ đó giúp ta chẩn đoán
TNTHN, thiếu máu cục bộ. Qua nhiều công trình nghiên cứu của Phạm Khuê,
Đào Phong tần và cộng sự, Vũ Đăng Nguyên, Dương Văn Hạng thấy ghi lưu
huyết não đồ có thể đánh giá khách quan tình trạng thành động mạch, trương lực
mạch ở não, thể tích tưới máu/ phút của từng bán cầu, cũng như đánh giá một
cách chính xác mức độ tổn thương do vưa xơ mạch não [16][23][40][41].
1.1.4.2. Điện não đồ (Electro encephalo graphy - EEG)
Hans Berger lần đầu tiên ghi thành công EEG của người (1924) sau là
Adrian và Mathew (1934).
Ghi điện não là phương pháp nghiên cứu chức năng của não dựa trên
việc ghi lại các điện thế phát sinh trong các tế bào thần kinh. EEG là đồ thị
ghi lại các sóng điện não khi điện cực đặt trên da đầu theo mét qui ước trước.
Theo Phạm khuê nghiên cứu EEG ở BN TNTHNMT có vữa xơ động
mạch não thấy những biểu hiện có ý nghĩa là nhịp alpha biến đổi và xuất hiện
các sóng delta không đều. Những dấu hiệu này có liên quan chặt chẽ với mức

độ lú lẫn tinh thần và có giá trị tiên lượng bệnh. Theo Vũ Đăng Nguyên dấu
hiệu thiếu o xy não trong TNTHN được thể hiện trên EEG dưới dạng các nhịp
chậm trên nền mất tổ chức các nhịp. Đào Phong Tần và cộng sự cho rằng ghi
đồng thời REG và EEG là phương pháp không gây nguy hiểm, Ýt tốn kém,

13
trong nhiều trường hợp rất có giá trị để chẩn đoán TNTHNMT)
[5][9][16][20][39][40]
1.1.4.3. Chụp X quang cột sống cổ [11]
- Phim chụp thẳng: để nhận định về các tương quan trục trong mặt
phẳng trước và tư thế các mỏm móc của các đoạn cột sống cổ giữa và dưới.
- Phim chụp nghiêng: phát hiện tổn thương diện khớp, thoát vị đĩa
đệm, trượt đốt sống, mất đường cong sinh lý cột sống cổ.
- Phim chụp chếch 3/4 phải, chếch 3/4 trái: để phát hiện các biến đổi của lỗ ghép.

Thoái hoá CS cổ ( Gai xương ở mấu bán nguyệt và thân đốt) Dính C4-C5 bẩm sinh
Hình 1.2: Một số hình ảnh X quang thoái hóa cột sống cổ
1.1.5. Những nghiên cứu về điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính:
Điều trị TNTHNMT bằng nội khoa là xu hướng chính hiện nay ở Việt
Nam còng như trên thế giới. Các phương pháp điều trị ngoại khoa (nối mạch,
lấy huyết khối, loại bỏ mảng vữa xơ ) chỉ đề cập đến khi BN có tai biến
mạch máu não.
1.1.5.1. Điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính bằng nội khoa Y học
hiện đại

14
Có rất nhiều loại thuốc khác nhau và kết quả cũng có khác nhau, có thể
chia làm bốn nhóm thuốc chính [30]:
- Nhóm 1: Các chất tổng hợp hữu cơ, các thuốc chính thường dùng là
Stugerol, Pipratecol, Sermoin, Firacetam

- Nhóm 2: Các chất giống sinh học hay các chất có họ gần giống với
các vitamin: Bradilan, Nicyl, Vasocalm.
- Nhóm 3: Các chất có nguồn thực vật như: Tanakan, Rutin.
- Nhóm 4: Gồm các thuốc có nguồn gốc khác như: Cavinton. Duxil,
Vasobral.
Các thuốc trên đều nhằm mục đích giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, tăng
trao đổi chất qua hàng rào máu não.
1.1.5.2. Dự phòng thiểu năng tuần hoàn não mạn tính
+ Loại trừ yếu tố nguy hại: điều trị bệnh tăng huyết áp, điều trị tăng
cholesterol máu.
+ Biện pháp chung giữ gìn sức khoẻ: xây dựng chế độ ăn với người
vữa xơ động mạch, tăng huyết áp là hạn chế số lượng calo đưa vào, khuyến
khích dùng dầu thực vật, hạn chế muối, mỡ động vật.
+ Chế độ luyện tập, vận động thể lực: Người bị TNTHN nên thường
xuyên kết hợp đi bộ, chạy chậm nhẹ nhàng, thở sâu, thở bụng theo phương
pháp dưỡng sinh khí công.
+ Chế độ lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Nên tránh những thói
quen có hại như: Thuốc lá, rượu, sinh hoạt tình dục quá mức, những xúc cảm
quá mạnh [30].
1.1.6. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng thuốc Pondil (Buflomedil
chlorhydrate)
Buflomedil chlorhydrate là thuốc vận mạch có nhiều tính chất dược lực
học khác nhau. Đặc điểm quan trọng của thuốc là cải thiện được lưu lượng

15
máu nuôi dưỡng cho các tổ chức bị thiếu máu cục bộ ở những BN có bệnh
mạch máu ngoại biên và các mạch máu não, tính chất này có được là nhờ sự
phối hợp của nhiều tính chất dược lý như: ức chế các  adrenoceptor, ức chế
ngưng tập tiểu cầu, cải thiện độ biến hình của hồng cầu, Tác dụng ức chế nhẹ
calci không đặc hiệu và tác dụng giải phóng Oxygen. Buflomedil có những

tính chất dược lực học thích hợp nhất để điều trị bệnh mạch máu não và mạch
máu ngoại biên, đó là tính chất tác động tới các tổ chức thiếu máu cục bộ mà
không ảnh hưởng đến tuần hoàn hệ thống.
Buflomedil có tác dụng cải thiện khả năng tưới máu của tuần hoàn vi
mạch tại tổ chức thiếu máu. Theo hãng lafon, Buflomedil đã được sử dụng
trên một số lượng lớn những BN TNTHN và những BN cao tuổi sa sút trí tuệ
do lão hóa. Trong một nghiên cứu kéo dài, các tác giả đã công bố uống
Buflomedil 450-600mg/ngày làm giảm rõ rệt các dấu hiệu và triệu chứng
TNTHNMT hệ sống nền 37/45 BN.
Một nghiên cứu của Levison và cộng sự thấy rằng Buflomedil cải thiện
rõ tình trạng rốiloạn nhận thức, rối loạn tâm căn (hồi hộp, choáng váng, bồn
chồn) và cải thiện tôt hơn quan hệ giao tiếp.
Theo Pignoli và cộng sự, đã so sánh Buflomedil với liều 600mg/ngày
theo đường uống với Pentoxiflline 800mg/ngày ở 30 BN xơ vữa động mạch
ngoại biêngiai đoạn 2. Buflomedil cải thiện được đáng kể triệu chứng giảm
nhiệt và dị cảm sau 90 ngày điều trị, kết quả này có liên quan tới việc tăng
lưu lượng máu lúc nghỉ ngơi và tăng lưu lượng máu tối đacho ngón chân.
Pentoxiflline không làm thay đổi một cách rõ rệt các thông số trên.
Buflomedil có tác dụng cải thiện tuần hoàn vi mạch bị suy yếu bằng
hai cách: tác dụng với huyết động và huyết lưu biến.

16
Năm 1999 Lê Văn Lệ 1999 đã nghiên cứu 52 BN được chẩn đoán
TNTHNMT điều trị tại khoa AM4 - Bệnh viện 103 bằng Buflomedil với liều
450mg/ngày thấy có tác dụng cải thiên tình trạng TNTHNMT ở hầu hết các
BN, trong đó có 76% đỡ nhiều. Điểm lâm sàng theo Khajiev giảm từ 29,06
xuống còn 13,3%. Triệu chứng đau đầu khỏi hoàn toàn 68%, mệt mỏi khỏi
hoàn toàn 54%, chóng mặt khỏi hoàn toàn 75,6%, rối loạn giấc ngủ khỏi
hoàn toàn 38,1%. Tỷ lệ BN có trí nhớ kém sau đợt điều trị giảm rõ, đồng thời
tỷ lệ BN có trí nhớ khá sau đợt điều trị đã tăng lên rõ rệt. Các triệu chứng

khác của TNTHNMT cũng được cải thiện [34].
Nhìn chung, Buflomedil với liều 600mg/ngày được dung nạp rất tốt và
Ýt khi phải ngừng điều trị do thuốc.

17
1.2. Y học cổ truyền
1.2.1. Quan niệm Y học cổ truyền về thiểu năng tuần hoàn não
YHCT không có bệnh danh về TNTHN, nhưng những biểu hiện lâm
sàng của bệnh đã được YHCT phương đông mô tả trong phạm trù "huyễn
vựng" (chóng mặt); "đầu thống" (đau đầu); "thất miên" (mất ngủ); "kiện
vong" (hay quên). Nguyên nhân gây ra chứng này thương do tâm huyết, can
huyết, tỳ khí và thận khí hư kết hợp với đàm Èm, huyết ứ [6][12][27].
1.2.1.1. Chứng đầu thống:
Sách chứng trị chuẩn thằng nói: “Đầu thống, đầu phong chia hai mà là
một: phân ra mới, lâu để chữa”. YHCT co rằng đầu là " chủ dương chi hội,
thanh dương chi phủ, tủy hải chi sở tại". Nghĩa là đầu là nơi tụ hội của mọi
phần dương, là nơi ở của bộ não, khí huyết của ngũ tạng, lục phủ đều hội tụ ở
đó. Đau đầu là triệu chứng chủ quan của nhiều chứng bệnh khác nhau,
nguyên nhân đau đầu là "ngoại cảm hay nội thương" .
- Do Ngoại cảm phong, hàn, thấp, nhiệt mà phong tà là chính: nếu
phong hiệp hàn thì hàn ngưng huyết trệ, trở ngại mạch lạc, huyết uất là trong
gây đau đầu; nếu phong hiệp nhiệt thì phong nhiệt nhiễu lên, khí huyết
nghịch loạn gây đau đầu; nếu phong hiệp thấp làm thanh dương không thăng
cũng gây đau đầu.
- Do nội thương tình chí, can mất sơ tiết, uất hóa hỏa, hỏa vượng
thương âm, can mất nhu dưỡng hoặc thân âm bất túc, thủy bất tư dưỡng mộc,
can thân âm hao, can dương thượng cang. Thận tinh hao lâu, tủy não hư sinh
đau đầu hoặc âm tổn cập dương thận dương suy vi thanh dương không phát,
càng sinh đau đầu; mặt khác ăn nhiều chất bổ béo ngọt, tỳ mất kiện vận, đàm
thấp nội sinh dẫn đến đau đầu. Ngoài ra, bệnh lâu ngày nhập lạc mạch, khí -


18
huyết vận hành bất thông, huyết ứ nội trở, bất thông tắc thống, đều sinh đau
đầu.

19
1.2.1.2. Chứng huyễn vựng:
“Huyễn” là mục huyễn là chỉ trạng thái hoa mắt hoặc trước mắt tối
sầm, “ Vùng” là đầu vựng là cảm thấy mọi vật xung quanh xoay chuyển như
ngồi trên tàu, xe hoặc trên thuyền. Hai triệu chứng này thường đồng thời xẩy
ra nên có tên là huyễn vựng.
Sách "Tố vấn chí nhân yếu đại luận" cho rằng: "mọi chứng quay cuồng
chao đảo đều thuộc can méc", ý nói do can phong nội động sinh ra, về sách
hà gian lục thư cho là phong và hỏa gây nên, dương thuộc hỏa, dương chủ
động nên gây ra chao động. Đan khê tâm pháp cho rằng không có đàm thì
không “huyễn”, cho nên trước hết cần chữa đờm. Sách "cảnh nhạc toàn thư"
viết: Không hư thì không thành “huyễn”, không thành “vùng” ý nói là huyễn
vựng là do hư hiệp hỏa, phép chữa là bổ hư bình can hỏa.
Nguyên nhân bệnh lý:
- Can dương thượng cang: Bình thường can dương khô nóng ở trên gây
huyễn vựng, hoặc do tình chí không thư thái, uất ức lâu ngày khiến can âm
hao, can dương thăng động gây nhiễu tầng không gây huyễn vựng: có khi
thận âm hư tổn không dưỡng được can mộc dẫn đến can âm thiếu, can dương
bốc lên gây huyễn vựng.
- Đàm trọc trung trở: Do ăn nhiều các thứ béo bổ, hại đến tỳ vị, thức ăn
uống không hóa thành tân dịch mà biến thành đờm thấp, khiến dương không
thăng, trọc âm không giáng gây huyễn vựng.
- Thận tinh bất túc: Do tiên thiên thiếu khiến thận tinh thiếu, tủy thiếu,
không bổ sung cho não gây huyễn vựng.
- Khí huyết đều hư: Bệnh lâu không khỏi, hao tổn khí huyết, hoặc sau

khi mất máu, bệnh chưa phục hồi, hoặc tỳ, vi hư nhược không vận hóa thức
ăn được để sinh ra khí huyết đều hư, khí hư thì dương yếu, huyết hư thì não
không được nuôi dưỡng đều gây nên huyễn vựng.

20
1.2.1.3. Thất miên:
Mất ngủ là nói bình thường không ngủ được, nhẹ thì muốn ngủ rất khó,
hoặc giấc ngủ không sâu, khi thức tỉnh, nặng thì cả đêm không ngủ, y học cổ
đại gọi là “không ngủ được” hoặc là không ngủ. Chứng này thường kèm theo
chóng mặt, đau đầu, hồi hộp hay quên.
Nguyên nhân bệnh lý:
- Do lo nghĩ và lam lò lao động nhiều hại đến tâm tỳ, huyết dịch hao
tổn không dưỡng được tâm, dẫn đến tâm thần không yên thành mất ngủ. Sách
loại chúng trị tài nói: “Lo nghĩ hại tỳ quanh năm mất ngủ”. Từ đó thấy tâm tỳ
hư yếu dẫn đến mất ngủ và có quan hệ đến huyết hư.
- Do cơ thể suy yếu hoặc bị ốm lâu, thận âm hao tổn, không nuôi
dưỡng được tâm, tâm hỏa hun đốt làm thần chí không yên gây mệt, mất ngủ.
Sách "Cổ kim y thống" viết: do thận tủy thiếu, chân âm không thăng mà tâm
hỏa khô nóng làm cho mất ngủ.
- Do ăn uống không điều độ, thức ăn đình trệ ở vị, lâu thành đờm nhiệt,
trở ngại bên trong, đàm nhiệt nhiều loạn ở trên nên nằm không yên. Sách
"Trương thị y thông" viết: mạch hoạt sác hữu lực là mất ngủ, bên trong có
đàm hỏa ứ trệ.
1.2.1.4. Kiện vong:
Là chứng giảm trí nhớ, hay quên, YHCT cho rằng do chân âm khuy
tổn làm cho não thiếu sự nhụân dưỡng dẫn tới não suy nhược, giảm trí nhớ, lú
lẫn, quên sự việc đã xẩy ra. Chu Đan Khê cho rằng: Chứng này đều do lo
nghĩ quá mức thương tổn tâm hỏa, đến nỗi tinh thần không sáng suốt, gặp
việc hay quên, vì lo nghĩ quá mức là bệnh ở tâm tỳ. Uông ngang viết: “tình
và chí của người ta tàng ở thận, thận tinh không đủ thì tình chí suy, thận khí

không thông lên tâm được cho nên mê muội chóng quên”(nhân chi tinh dữ
chí giai tàng vu thận, thận tinh bất túc tắc chí suy bất năng thượng thông vu

21
tâm, cố mê hoặc thiện vong dã). Do đó có thể biết hay quên phần nhiều do
tâm tỳ và thận suy tổn mà sinh ra.
1.2.2. Biện chứng luận trị theo thể bệnh [3]
1.2.2.1. Khí huyết lưõng hư
+ Triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp sợ sệt, mất ngủ hay quên,
giấc ngủ không yên, sắc mặt kém tươi nhuận, lưỡi nhợt rêu lưỡi mỏng, mạch
tế sác.
+ Phương pháp điều trị: bổ khí huyết, kiện tỳ.
+ Phương thuốc thường dùng: Tập toàn đại bổ gia giảm.
1.2.2.2. Can thận âm hư
+ Triệu chứng: váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, trí nhớ giảm sút,
lưỡng mục khô sáp, chi tê mỏi, miệng khô, lưng gối đau mỏi, sắc mặt đỏ, 2
gò má đỏ, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế sác.
+ Phương pháp điều trị: tư bổ can thận.
+ Phương thuốc thường dùng: kỷ cúc địa hoàng thang gia giảm.
1.2.2.3. Đàm trệ huyết ứ
+ Triệu chứng: mất ngủ hay mê, đau đầu cố định không di chuyển, hoa
mắt chóng mặt, sắc mặt xanh, chất lưỡi tím bệu trệ nhớt có điểm ứ huyết,
mạch huyền sáp.
+ Phương pháp điều trị: kiện tỳ, bổ thận, tiêu đàm, hoạt huyết hóa ứ.
+ Phương thuốc thường dùng: huyết phủ trục ứ thang gia giảm
1.2.3. Những nghiên cứu về điều trị
- Theo Trần Minh Vịnh (1990), CM
2
được bào chế từ các vị thuốc có
nguồn gốc thực vật có tác dụng tốt trong việc cải thiện tuần hoàn não [53].

- Theo Chu Quốc Trường (1996), phương pháp bấm huyệt có tác dụng
cải thiện tuần hoàn não rõ rệt, ngay sau một lần bấm các triệu chứng đau đầu,
nặng đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi được cải thiện nhanh chóng, trương

22
lực thành mạch máu giảm, lưu lượng tuần hoàn não/phút/bán cầu tăng. Sau
đợt điều trị, tình trạng TNTHN của tất cả BN được cải thiện [50].
- Trần Thị Viển (1996), đã dùng uyển hoài châm điều tri TNTHN thấy
đạt hiệu quả tốt 62,5%, triệu chứng đau đầu vùng chẩm gáy giảm rõ rệt [52].
- Nguyễn Việt Bắc (1998). Nghiên cứu tác dụng điều trị thiểu năng
tuần hoần não thể can thận âm hư của hoàn “ kỷ cúc địa hoàng”. Các triệu
chứng lâm sàng đã được cải thiện rõ rệt: đau đầu giảm 67,56%, chóng mặt
giảm 56,75%, ù tai giảm 67,74%, rối loạn giấc ngủ giảm 48,64%, mệt mỏi
toàn thân giảm ở 56,75% BN [8].
- Trần Thị Hiên (1996), đã dùng laser kích thích các huyệt thấy có tác
dụng cải thiện tuần hoàn não ở người cao tuổi bị TNTHN, 61,0% BN hết đau
đầu vào ngày thứ 12 [24].
- Phạm Viết Dự (1996), đã dùng "MD" được bào chế từ giun đất để
điều trị TNTHN. Tác giả thấy các triệu chứng lâm sàng ở BN giảm rõ rệt,
chức năng não và tuần hoàn não được cải thiện rõ [18].
- Nguyễn Thị Thu (2000), dùng "HM
2
" được bào chế từ các vị thuốc có
nguồn gốc thực vật có tác dụng tốt trong điều trị TNTHNMT: khái 27,7%, đỡ
nhiều 63,63% [44].
- Dương Trọng Nghĩa (2001), Dùng bài thuốc: Ých khí điều vinh thang
để điều trị 35 BN TNTHNMT. Thấy kết quả tốt 5,71%, khá 60%, trung bình
34,28% [37].
- Trần Kim Dung (2004), nghiên cứu tác dụng điều trị thiểu năng tuần
hoàn não mạn tính của viên Cracetin. Thuốc Cracetin có tác dụng cải thiện

tốt các triệu chứng lâm sàng nh-: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn
giấc ngủ, dị cảm; với tỷ lệ trên 90% [17].

23
- Nguyễn Thanh Lâm (2006), dùng bài thuốc DN để điều trị TNTHN
hệ động mạch đốt sống thân nền có kết quả tương đối tốt: khái 25,8%, đỡ
nhiều 64,52% [32].
- Bùi Thị Thủy (2008), dùng bài thuốc "Tứ vật đào hồng thang" để
điều trị TNTHNMT có kết quả: đỡ nhiều 71,43%, đỡ Ýt 28,57%, không có
trường hợp nào không đỡ hoặc nặng thêm [46].
1.2.4.Tổng quan các vị thuốc trong bài thuốc "TH-08"
1.2.4.1. Hoàng kỳ (Radix astragali)
Hoàng kỳ là rễ phơi khô của cây
hoàng kỳ Astagalus membranaceus
(Fisch) Bge, thuộc họ đậu Fabaceae
[13][33][54][95].
+ Thành phần hoá học: Các thành
phần có hoạt tính sinh học thuộc 2
nhóm: polysacharit và saponin.
+ Hoàng kỳ có vị ngọt, hơi ôn, qui
kinh tỳ - phế, tác dụng: bổ khí thăng
dương, Ých vệ cố biểu, lợi niệu tiêu
thũng, thác sang sinh cơ.
+ Tác dụng dược lý: thử nghiện
trên in vitro với polysacharit hoàng kỳ
sẽ làm tăng hoạt tính miễn dịch, điều
chỉnh lại chức năng tế bào T đã bị suy. nghiên cứu sâu thấy hoàng kỳ làm
tăng hoạt tính interleukin-2. Trên lâm sàng hoàng kỳ có tác dụng tăng cường
khả năng miễn dịch lợi liệu, chống não suy, dưỡng can, hạ áp., tăng sức co
bóp cơ tim, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn, ổn dịnh màng tế bào hồng


24
cầu, nâng cao hàm lượng C - AMP, tăng cường tái sinh DNA, diều tiết hàm
lượng đường máu.
+ Nghiên cứu của YHHĐ, truyền mỗi ngày 250 ml dịch triết từ 4 vị
hoàng kỳ, đan sâm, xuyên khung, xích thược vào tĩnh mạch mỗi đợt 10 ngày,
nghỉ 4 ngày lại truyền đợt khác kết hợp với uống bài "thông mạch" gồm hoàn
kỳ, hồng hoa, xuyên khung, đan sâm, sơn tra, ngưu tất, địa long, quế chi đã
điều trị 110 ca nhồi máu não: khỏi 52, kết quả tốt 36, tiến bộ 20, tỷ lệ đạt
98,2% [54].
1.2.4.2. Đương qui (Radix Angelicae Sinensis):
Đương qui là rễ phơi khô của cây
đương qui Augelica sinensis (Oliv)
Diels, thuộc họ hoa tán Umbellafera
[13][33][54].
+ Thành phần hoá học: trong
đương qui Trung Quốc có: tinh dầu (có
tác giả đã xác định tỷ lệ tinh dầu là 0,2%, tinh dầu có tỷ trọng 0,955 ở 15
0
C ,
màu vàng sẫm, trong; tỷ lệ acid tù do trong tinh dầu chiếm 40%; coumarin;
A. amin; Plyacetylen; Vitamin B
1
,B
6
,E; Sterol; các nguyên tố vi lượng
+ Tác dụng dược lý :
Trên tử cung đương qui có hai loại tác dụng một gây kích thích, một
gây ức chế.
Tác dụng trên trung khu thần kinh


25
Tác dụng trên huyết áp và hô
hấp: liều nhỏ huyết áp hơi hạ thấp, hô
hấp hơi bị kích thích hoặc ảnh hưởng
rất Ýt, liều trung bình huyết áp hạ thấp nhiều hơn, hô hấp khó khăn. liều lớn
huyết áp hạ rất nhanh, hô hấp khó khăn rõ rệt, cuối cùng hô hấp ngừng lại
gây chết
+ Đương qui có ngọt, cay, Êm, qui kinh tâm - can - tỳ, tác dụng bổ huyết
- hoạt huyết - điều kinh, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng - nhuận tràng.
Bài thuốc tứ vật thang trong đó có đương qui Trung Quốc đã nghiên
cứu trên bệnh thiếu máu thực nghiệm gây bằng acetat chì, có tác dụng làm
tăng số lượng hồng cầu và tỷ lệ huyết sắc tố của động vật gây thiếu máu. Trên
lâm sàng bài thuốc tứ vật thang là bài thuốc cổ phương chữa thiếu máu, suy
nhược cơ thể, kinh nguyệt không đều. Đưong qui là một vị thuốc thường có ở
trong rất nhiều bài thuốc cổ phương cũng như nghiệm phương, được chỉ định
trong rất nhiều đơn thuốc bổ và thuốc trị bệnh như thuốc chữa thiếu máu, đau
đầu, suy nhược cơ thể, suy tim, đau ngực, viêm khớp, chân tay tê bại, đau lưng
Nhiều nghiên cứu cơ bản đã chứng minh có mối liên quan giữa công
năng tăng cường tuần hoàn não và điều trị ứ trệ máu của đương qui theo
YHCT với việc điều trị những bệnh chẩn đoán theo YHHĐ như bệnh tim
mạch, bệnh viêm mạch tạo huyết khối nghẽn và bệnh nghẽn mạch não.
Đương qui (cao cồn) có hoạt tính chống loạn nhịp, đương qui làm tăng hoạt
tính thực bào của đại thực bào trên thực nghiệm [54].
1.2.4.3. Đào nhân (Semen Persicae):
Đào nhân là nhân hạt quả đào
phơi khô của cây đào Prunus bersica (L.)
Batsch, thuộc họ hoa hồng Rosaceae [13].

×