Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG TRÊN mô HÌNH gây sỏi TIẾT NIỆU IN VIVO và độc TÍNH của bài THUỐC gồm BA vị dược LIỆU ý dĩ, bồ đề, xấu hổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.24 MB, 71 trang )




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







NGUYỄN THỊ HẢI

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TRÊN MÔ HÌNH
GÂY SỎI TIẾT NIỆU IN VIVO VÀ ĐỘC
TÍNH CỦA BÀI THUỐC GỒM BA VỊ
DƯỢC LIỆU: Ý DĨ, BỒ ĐỀ, XẤU HỔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ






HÀ NỘI - 2013






BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ HẢI

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TRÊN MÔ HÌNH
GÂY SỎI TIẾT NIỆU IN VIVO VÀ ĐỘC
TÍNH CỦA BÀI THUỐC GỒM BA VỊ
DƯỢC LIỆU: Ý DĨ, BỒ ĐỀ, XẤU HỔ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thùy Dương
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược lí




HÀ NỘI - 2013

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học
Dược Hà Nội trang bị cho tôi nhiều kiến thức quí báu trong suốt những năm học
vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thùy Dương, người thầy
đã tận tình hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Hoàng Anh, TS.
Nguyễn Quỳnh Chi đã có những góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình làm thực nghiệm, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cô, anh chị kĩ thuật viên Bộ môn Dược lý. Tôi xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ hết sức quí báu đó.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kĩ thuật viên Bộ môn
Dược liệu, các anh chị Viện Dược liệu đã hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Lời cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến những người thân trong gia
đình, những người bạn đã tận tình hỗ trợ, góp ý, giúp đỡ và luôn bên cạnh tôi trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hải




ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………… 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN………………………………………………………………2
1.1. Sơ lược về bệnh lý sỏi tiết niệu……………………………………… …….………2
1.1.1. Bệnh sỏi tiết niệu theo Y học hiện đại……………………………………………… 2

1.1.2. Bệnh sỏi tiết niệu theo Y học cổ truyền………………………………………… ….9
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm điều trị bệnh sỏi tiết niệu bằng thảo dược …….…10
1.2.1. Tình hình nghiên cứu điều trị sỏi tiết niệu bằng thảo dược ở trên thế giới……… 10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu điều trị sỏi tiết niệu bằng thảo dược ở Việt Nam………… 11
1.3. Bài thuốc nghiên cứu……………… ……… ………………………….…… ….12
1.3.1. Các dược liệu sử dụng trong bài thuốc………………… ………….…… … 12
1.3.2. Những kết quả nghiên cứu bước đầu về bài thuốc……………………… …… …17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………… … … 18
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu……………… …… ……………………… … 18
2.2. Phương tiện nghiên cứu……………….…………………… …… ………… … 18
2.2.1. Động vật thí nghiệm……………….……………………… ………….………… 18
2.2.2. Hóa chất thuốc thử……………….………………………… …………….……….19
2.2.3. Thiết bị và dụng cụ…………………………………………………… ………… 19
2.3. Nội dung nghiên cứu……………………….……………… ….….…………… 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu…………….……………… ……………………… ….19
2.4.1. Phương pháp đánh giá tác dụng của bài thuốc trên sỏi tiết niệu in vivo…… …….19
2.4.2. Phương pháp xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của bài thuốc
nghiên cứu……………………… …………………………….…………………… …23
2.4.3. Phương pháp xử lí số liệu……………………… ……………….…………… ….25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………….……….…26
3.1. Kết quả thử tác dụng của bài thuốc nghiên cứu trên mô hình gây sỏi tiết niệu
in
vivo…………………………………………………………… ……………………….26
iii

3.1.1. Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến sự tăng trưởng khối lượng cơ thể chuột
trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo…………….………… …………………………26
3.1.2. Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến thể tích và pH nước tiểu của chuột
cống trắng trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo…………….……………… ………….27
3.1.3. Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến các ion , , trên mô hình gây

sỏi tiết niệu in vivo………………………………………………………………………….…… 28
3.1.4. Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu tới tinh thể niệu của chuột trên mô hình gây
sỏi tiết niệu in vivo……………………………… …………………………………….….29
3.1.5. Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến mô bệnh học của thận trên mô hình gây
sỏi tiết niệu in vivo…………………………………….………………………… ……32
3.2. Kết quả xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của bài thuốc
nghiên cứu…………………………………….…………… ………………… 39
3.2.1. Kết quả thử độc tính cấp của bài thuốc nghiên cứu…………….… …….….…… 39
3.2.2. Kết quả xác định độc tính bán trường diễn (28 ngày) của bài thuốc nghiên cứu 39
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN…………………………………………….….………………49
4.1. Về tác dụng của bài thuốc nghiên cứu trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo ….49
4.2. Về độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của bài thuốc nghiên cứu……… 52
4.3.1. Về độc tính cấp của bài thuốc nghiên cứu…………….…… …………… …… 52
4.3.2. Về độc tính bán trường diễn của bài thuốc nghiên cứu………… ………… 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………… ……………… ………………54
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… ……………….56





iv

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALT: Alanin aminotransferase
AST: Aspartat aminotransferase
COD: Calci oxalat monohydrat
COM: Calci oxalat dihydrat
DC1: Dịch chiết bài thuốc nghiên cứu với liều 2,52 g/kg
DC2: Dịch chiết bài thuốc nghiên cứu với liều 5,04 g/kg

DC3: Dịch chiết bài thuốc nghiên cứu với liều 10,08 g/kg
LD50: Lethal dose 50
(liều gây chết 50% số động vật quan sát)
PAM: Phosphat amoni magnesium








v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Danh sách một số thuốc từ dược liệu dùng để điều trị sỏi thận, sỏi mật,
sỏi tiết
niệu……………………………………………………………… ….11

Bảng 2.1: Thang điểm đánh giá…………………… ……………… …………22
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến thể tích nước tiểu…….….27
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến các ion , , ……29
Bảng 3.3: Điểm đánh giá về tinh thể niệu của các lô chuột……………………30
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến khối lượng thận……… 32
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu với liều 8,64 g/kg và liều
25,92 g/kg chuột dùng liên tục 28 ngày đến các chỉ số huyết học trên
chuột nhắt
trắng……………………………………………………………… 41
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu với liều 8,64 g/kg và liều

25,92 g/kg chuột dùng liên tục 28 ngày đến các chỉ số hóa sinh chuột
nhắt trắng…………………………… …………………….…… 43
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu với liều 8,64g/kg và liều
25,92g/kg chuột dùng liên tục 28 ngày đến khối lượng các cơ quan của
chuột nhắt
trắng 44


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Hình ảnh tinh thể dạng COD (c) và COM (a,b) dưới kính hiển vi
điện tử………………………………………………………… …….3
Hình 1.2: Cây Ý Dĩ (Coix lachrymal-jobi L. Poaceae)……………………… 13
Hình 1.3: Lá cây bồ đề (Ficus religinosa L.Moraceae)………… ……… …15
Hình 1.4: Cây xấu hổ (Mimosa pudica L.Mimosaceae)……… ………… …16
Hình 2.1: Quy trình thí nghiệm gây sỏi tiết niệu…………… ……… …… 21
Hình 3.1: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến độ tăng khối lượng cơ thể
của chuột……………………………… ………………… ………26
Hình 3.2: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu đến pH nước tiểu chuột………28
Hình 3.3: Hình ảnh tinh thể niệu của chuột cống trắng………………… ……31
Hình 3.4: Hình ảnh vi thể thận chuột lô chứng trắng………………….…….…34
Hình 3.5: Hình ảnh vi thể thận chuột lô chứng bệnh………………… ………35
Hình 3.6: Hình ảnh vi thể thận chuột lô uống DC1……………… ……… …36
Hình 3.7: Hình ảnh vi thể thận chuột lô uống DC2……………… ……….37
Hình 3.8: Hình ảnh vi thể thận chuột lô uống DC3………… …… ….…… 38
Hình 3.9: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu liều 8,64 g/kg và liều
25,92 g/kg chuột dùng liên tục 28 ngày đến khối lượng cơ thể
chuột nhắt trắng…………………………………… ……………….40

Hình 3.10: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu với liều 8,64g/kg và liều
25,92g/kg chuột đến cấu trúc vi thể gan thận chuột nhắt đực thí
nghiệm sau 28 ngày uống thuốc …46
Hình 3.11: Ảnh hưởng của bài thuốc nghiên cứu với liều 8,64g/kg và liều
25,92g/kg chuột đến cấu trúc vi thể gan thận chuột nhắt cái sau
28 ngày uống thuốc………………………………………………….47
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi đường tiết niệu là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam.
Bệnh hay tái phát do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở những
điều kiện lý hóa nhất định. Sỏi gây tắc đường tiết niệu, nhiễm khuẩn và đau, làm
nguy hại tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh [19].
Để giải quyết sỏi tiết niệu, y học hiện đại đã có nhiều phương pháp.Mổ lấy sỏi là
phương pháp thường dùng, đặc hiệu trong trường hợp sỏi to hoặc khi sỏi gây tắc
đường tiết niệu.Tuy nhiên, với phương pháp này sỏi thường bị tái phát sau một thời
gian.Tân dược điều trị sỏi cũng có một số loại nhưng tác dụng tương đối hạn chế [21],
[28]. Gần đây đã có phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua danhưng vẫn còn
nhiều tai biến.
Y học cổ truyền có nhiều cây thuốc, bài thuốc được cho là có tác dụng chữa sỏi
tiết niệu nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ để tạo điều kiện cho thầy thuốc và nhân
dân tin dùng.Vài năm trở lại đây, một số đề tài nghiên cứu thực nghiệm về tác dụng
điều trị sỏi tiết niệu của các cây thuốc và bài thuốc đã được thực hiện. Trong đó, đề tài
nghiên cứu tác dụng của bài thuốc gồm ba vị dược liệu: Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ trên sỏi
tiết niệu in vitro cho kết quả khả quan [14]. Để chứng minh tác dụng của bài thuốc
trên thực nghiệm, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng thuốc trên lâm sàng, chúng tôi
tiếp tục thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng trên mô hình gây sỏi tiết niệu in vivo và
độc tính của bài thuốc gồm ba vị dược liệu: Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ” với hai mục tiêu:
1- Đánh giá được tác dụng của bài thuốc trên mô hình gây sỏi tiết niệu bằng
ethylen glycol và amoni clorid.

2- Xác định được độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc.





2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LÝSỎI TIẾT NIỆU
1.1.1. Bệnh sỏi tiết niệu theo Y học hiện đại
1.1.1.1. Định nghĩa bệnh lí sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp và hay tái phát ở đường tiết niệu do sự
kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu ở điều kiện lý hóa nhất định.
Sỏi gây nghẽn tắc đường tiết niệu, hậu quả có thể dẫn đến ứ nước thận, hủy
hoại tổ chức thận, gây nhiễm khuẩn, gây đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng
người bệnh [4].
1.1.1.2. Dịch tễ học bệnh lí sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến trên thế giới.Tuy nhiên, sự phân bố không đồng
đều.Bệnh ít gặp ở châu Phi, còn ở châu Mĩ tỉ lệ gặp trung bình 20/10.000 người mỗi
năm [2].Bệnh có tỉ lệ khá cao ở phía Nam Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia,
Mailaixia, Thái Lan, Ấn Độ, Pakixtan, Hi Lạp, Anh và bán đảo Xcandinavo [2].
Tuổi mắc bệnh thường từ 35-55tuy nhiên thời điểm mắc bệnh khác nhau tùy theo
loại sỏi [2], [44]. Thành phần hóa học của sỏi và tỉ lệ gặp như sau: sỏi calci oxalat
kết hợp với calci phosphat 80%, sỏi struvit 17%, sỏi acid uric và cystin 3% [2],
[24], [38]. Nam giới mắc bệnh sỏi nhiều gấp 3 lần nữ giới [2], [24], [38], [39].Tuy
nhiên, tỷ lệ bệnh thay đổi tùy theo thành phần hóa học của sỏi. Trong khi nam giới
bị sỏi calci nhiều hơn (88,4 % so với 58% ở nữ giới) thì nữ giới bị sỏi struvit nhiều
hơn (38% so với 8,8% ở nam giới) [2], [24]. Tỷ lệ những người có nguy cơ cao bị
sỏi tiết niệu vào khoảng 2 - 3% dân số và khoảng 50% bệnh nhân có tiền sử sỏi tiết

niệu sẽ bị sỏi tái phát trong vòng 10 năm sau khi can thiệp lấy sỏi [24], [27].
1.1.1.3. Cấu trúc, thành phần hóa học của sỏi tiết niệu
Thành phần kết thạch của sỏi tiết niệu gồm các loại sau [4]:
− Sỏi calci: calci oxalat, calci phosphat.
− Sỏi phosphat amoni magnesium – PAM (struvit).
− Sỏi do chuyển hóa: acid uric, cystin.
3

− Lichwitz (1928), Meyers (1952), Boyce (1956) cấu trúc của sỏi: Mạng chất
hữu cơ (matric organique) như mucopolysaccharid, mucoprotein cùng với sự
lắng đọng của các chất vô cơ calci, phosphat.
Trong sỏi có 90% trọng lượng là tinh thể, còn lại 5% là nước, 3% là protein và
2% là các chất vi lượng khác như carbonat, citrat, natri, kali, fluor [15].
Theo Nguyễn Bửu Triều [19], sỏi calci oxalat kết tinh có thể ngậm một phân
tử nước (calci oxalat monohydrat - COM) hoặc hai phân tử nước (calci oxalat
dihydrat - COD), rất cản quang, màu vàng hoặc đen, rất rắn, bề mặt lởm chởm
nhiều gai, hay gặp ở nam giới hơn nữ giới. Sỏi calci phosphat dưới dạng brusbit hay
apatit, cản quang có màu trắng, kích thước to, có nhiều lớp, dễ vỡ hơn calci oxalat,
tỉ lệ ở nam và nữ gần bằng nhau. Sỏi struvit có kích thước to, hình san hô, màu
trắng ngà, cản quang, hay gặp ở phụ nữ, hình thành do nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi
khuẩn Proteus. Sỏi urat có màu nâu, rắn chắc, không cản quang, hay kết hợp với sỏi
calci oxalat, thường gặp ở nữ giới và người cao tuổi. Sỏi cystin cản quang vừa phải,
màu trắng ngà, hay kết hợp với sỏi calci phosphat, thường gặp ở người trẻ [15],
[24].
Trong các loại sỏi trên, sỏi calci oxalat là loại sỏi phổ biến nhất, chiếm
khoảng 80%, tồn tại ở hai dạng tinh thể calci oxalat monohydrat (COM) và calci
oxalat dihydrat (COD) [2], [19].

(a) (b) (c)
Hình 1.1: Hình ảnh tinh thể dạng COD (c) và COM (a,b) dưới kính hiển vi điện tử




4

1.1.1.4. Lý thuyết về hình thành sỏi
Thành phần cấu tạo sỏi rất khác nhau và quá trình hình thành sỏi cũng rất phức
tạp.Vì vậy, hiện nay chưa có một lý thuyết tổng quát về quá trình hình thành sỏi.Có
rất nhiều thuyết trình bày về cơ chế hình thành sỏi như sau:
− Thuyết về chất keo che chở của Butt: Butt cho rằng, các chất keo như mucin,
mucoprotein…có tác dụng ngăn cản không cho các tinh thể kết hợp lại với nhau để
tạo thành sỏi. Khi đã có sỏi, chất keo này có tác dụng ngăn cản sự lớn lên của viên
sỏi. Các nhiễm khuẩn đường tiết niệu, rối loạn nội tiết, hội chứng Cushing, ưu năng
cận giáp, vật lạ trong nước tiểu, nước tiểu quá kiềm hoặc quá acid, làm cho chất keo
trên giảm đi, gây ra sỏi tiết niệu [19].
− Thuyết của Randall (1937), Carr (1954):Khi có sự tổn thương của tháp, đài
thận, sẽ xảy ra sự kết tụ tạo thành sỏi tiết niệu. Gần đây, một số nghiên cứu trên
động vật thí nghiệm cho thấy, những mảnh vỡ của các tế bào ống thận bị tổn thương
cũng có vai trò như một nhân dị thể để sỏi calci oxalat dễ kết tinh [21], [19].
− Thuyết khuôn mẫu của Boyce (1965): Khi nước tiểu toan chất khuôn
mucoprotein, polysaccharid dễ kết hợp với calci tạo thành những hỗn hợp không tan
làm khởi điểm cho sự kết sỏi. Có polysaccharid thuộc loại keo che chở ngăn cản sự
kết tinh sỏi thì cũng có những mucoprotein toan thuộc loại làm hạt nhân cho sỏi
urat hình thành [19].
− Thuyết do tăng tiết: Khi nước tiểu ở trạng thái bão hòa, các tinh thể tự chúng
liên kết lại thành sỏi [19].
 Thuyết về các chất ức chế sự kết tinh: Nước tiểu có khả năng hòa tan các tinh
thể cao hơn mức bình thường và nước tiểu thường ở trạng thái bão hòa với mức độ
khác nhau. Nếu thiếu chất ức chếsự kết tinh của các tinh thể cũng sẽ sinh sỏi.
H.G.Ruston và M.Spector (1982) cho rằng sự thiếu hụt yếu tố magie sẽ làm tăng sự

kết tinh các tinh thể calci oxalat [19].
Trên thực tế, các cơ chế hình thành sỏi tiết niệu luôn luôn phối hợp, bổ sung
cho nhau để giải thích về quá trình sinh sỏi chứ không thể tách rời.

5

1.1.1.5. Nguyên nhân gây sỏi
Nguyên nhân của sự hình thành sỏi không phải do một bệnh đặc biệt nào mà là
biến chứng của nhiều bệnh. Vì vậy, sự phát sinh sỏi có nhiều nguồn gốc khác nhau
tùy từng loại sỏi [2], [4], [15].
− Yếu tố di truyền
Đối với sỏi cystin và sỏi urat, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng. Sỏi
cystin xuất hiện ở những bệnh nhân có kiểu gen đồng hợp tử. Vai trò di truyền trong
sỏi urat, sỏi oxalat đã rõ ràng. Đối với các loại khác yếu tố di truyền khó xác định
hơn.
− Các dị dạng bẩm sinh
Trên thực tế, những dị dạng bẩm sinh và mắc phải chỉ là những yếu tố thuận
lợi để tạo sỏi do ứ đọng và nhiễm khuẩn. Nguyên nhân chủ yếu do rối loạn chuyển
hóa các thành phần trong nước tiểu được bài tiết qua thận.
− Yếu tố địa dư và khí hậu
Yếu tố này thường được các nhà dịch tễ học đưa ra. Khí hậu nóng và khô ở
vùng sa mạc và vùng nhiệt đới là yếu tố môi trường tác động rất nhiều đến sự phát
sinh bệnh sỏi đường tiết niệu.
− Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân gây tác động trực tiếp đến
bệnh sỏi. Ví dụ thức ăn chứa nhiều purin, oxalat, calci, phosphat…có khả năng sinh
sỏi cao hơn.
− Rối loạn chuyển hóa
Nồng độ calci, acid uric máu quá cao, có cystin trong nước tiểu.
− Các nguyên nhân khác

Nước tiểu bài tiết ra quá ít, nồng độ magnesi và acid citric trong nước tiểu quá
thấp, pH quá kiềm hay quá acid. Sỏi do nhiễm khuẩn như loại sỏi struvit. Các
trường hợp gãy xương, nằm bất động lâu cũng là những điều kiện hình thành sỏi.


6

1.1.1.6. Chẩn đoán bệnh sỏi thận
− Triệu chứng lâm sàng[15] [24]
+ Đau vùng thắt lưng (đặc biệt lúc sỏi di chuyển và gây tắc đường tiết
niệu).
+ Cơn đau quặn thận (do sỏi tắc ở bể thận hay ở niệu quản).
+ Đái đục.
+ Vô niệu (sỏi làm tắc đường tiết niệu của thận).
− Chụp X quang[15]
90% sỏi có hình ảnh cản quang và chụp X quang không chuẩn bị có thể phát
hiện phần lớn sỏi tiết niệu (trừ sỏi acid uric không cản quang).Cần chụp nghiêng và
ít nhất chụp niệu đồ tiết niệu.
Có thể chụp cắt lớp để phát hiện sỏi nhỏ, áp dụng khi sỏi không cản quang
− Siêu âm[15]
Phương pháp này bổ sung cho chụp X quang, trong trường hợp phụ nữ có thai,
bệnh nhân vô niệu hoặc bị suy thận với ure huyết cao hơn 1g/l.
− Xét nghiệm[15]
Xét nghiệm cũng rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh sỏi đường tiết
niệu.Các xét nghiệm thường làm bao gồm: đo pH nước tiểu, soi vi thể cặn, nếu nghi
có nhiễm trùng tiến hành cấy nước tiểu, định lượng các yếu tố calci, natri, acid uric,
creatinin trong nước tiểu khi cần thiết, nhận dạng các viên sỏi bệnh nhân đái ra
được.
1.1.1.7. Phòng bệnh
Phát hiện sớm những nguyên nhân như calci máu quá cao, viêm đường tiết

niệu, dị dạng bẩm sinh đường tiết niệu để điều trị ngay [15].
Uống nhiều nước để lượng nước tiểu bài tiết mỗi ngày ít nhất là 1,5 lít đến 2
lít, rải đều trong 24 giờ. Nếu ra nhiều mồ hôi do lao động, thời tiết nóng bức, cần
uống thêm nước, tốt nhất là nước khoáng có bicarbonat, nước hoa quả. Uống đủ
nước trước khi đi ngủ, vì ban đêm nồng độ muối trong nước tiểu tăng mạnh, sỏi dễ
hình thành. Không nên lạm dụng nước chè đen vì có nhiều oxalat, không nên uống
7

nhiều coca cola, bia vì hàm lượng muối oxalat và acid uric trong nước tiểu sẽ tăng
[15].
Cần có chế độ ăn uống thích hợp khi xét nghiệm nước tiểu thấy có nhiều calci,
calci oxalat, acid uric. Nếu có sỏi acid uric không nên ăn nhiều thực phẩm giàu
purin, kiềm hóa nước tiểu bằng các muối natri bicarbonat, natri citrat đến pH trên
6,5. Tăng cường ăn thêm rau, quả để tăng thải acid citric, một yếu tố cần thiết để
kìm hãm sự hình thành sỏi. Nên ăn nhiều rau quả có sợi, tránh các rau chứa nhiều
oxalat. Điều chỉnh pH nước tiểu tùy loại sỏi bệnh nhân mắc phải (ví dụ: sỏi struvit
cần phải toan hóa nước tiểu) [2], [15].
Đối với từng loại sỏi, chú ý loại trừ những yếu tố thuận lợi cho quá trình hình
thành sỏi, từ chế độ ăn uống đến việc điều chỉnh các yếu tố sinh lý hóa của từng
bệnh nhân.
1.1.1.8. Điều trị
 Điều trị nội khoa [2], [15], [24]
Điều trị nội khoa chủ yếu để dự phòng, áp dụng với sỏi nhỏ hay ở bệnh nhân
đã điều trị ngoại khoa.
Đối với tất cả các loại sỏi chế độ uống nước nhiều 2 lít/ngày là biện pháp được
ưa dùng.
Điều trị nội khoa dựa vào thành phần hóa học của sỏi và nguyên nhân gây ra
từng loại sỏi.
Điều trị sỏi calci oxalat bao gồm việc hạn chế các nguồn thức ăn chứa nhiều
calci và oxalat đồng thời sử dụng một số loại thuốc như hydrochlothiazid,

cellolophosphat, orthophosphat.
Để điều trị sỏi struvit, dùng các kháng sinh thích hợp như penicillin và các loại
fluoroquinolon…
Đối với điều trị sỏi acid uric, khuyên bệnh nhân không nên ăn thức ăn chứa
nhiều purin. Dùng allopurinol, kiềm hóa nước tiểu bằng bicarbonat hay citrat (để
giữ nước tiểu có pH lớn hơn 6).
8

Điều trị sỏi cystin bằng cách uống nhiều nước, kiềm hóa nước tiểu bằng
bicarbonat.
Tóm lại điều trị nội khoa nhằm giải quyết nguyên nhân và các cơ chế gây
bệnh, có tác dụng hạn chế tái phát sỏi, giảm bớt các chỉ định điều trị ngoại khoa và
tránh các biến chứng khác ngoài thận.Điều trị nội khoa ngày càng có hiệu lực và ít
gây tác dụng phụ cho bệnh nhân.
− Điều trị ngoại khoa[15]
Trong vòng vài thập niên gần đầy, phương pháp điều trị sỏi tiết niệu trên thế
giới có nhiều biến đổi to lớn nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực quang học, siêu âm
và laser. Với các phương pháp hiện đại như “ Tán sỏi ngoài cơ thể”, “lấy sỏi thận
qua da”, “lấy sỏi qua ống soi niệu quản”…Phương pháp phẫu thuật cổ điển dần dần
thu hẹp phạm vi chỉ định.
+ Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp ít gây hoặc không gây sang chấn, áp
dụng rộng rãi trong những năm gần đây.
Về phương pháp: Sóng xung động từ hệ thống điện áp hoặc điện từ, định vị
sỏi bằng X quang hoặc bằng siêu âm. Sóng xung tập trung vào một tiêu điểm với
một áp lực cao (trung bình 800 – 1000 bares) làm vỡ hoặc làm vụn sau đó bài xuất
ra ngoài theo đường tự nhiên.
Phương pháp này áp dụng vớisỏi đài bể thận hoặc niệu quản trên với đường
kính nhỏ bằng 2cm
+ Lấy sỏi thận qua da

Phương pháp: Đặt ống soi vào thận xuyên qua thành lưng và nhu mô thận,
dùng dụng cụ đặc biệt đưa qua ống nội soi lấy sỏi.
Kỹ thuật đặt ống soi khó, dễ gây tai biến chảy máu, nhiễm khuẩn, thủng đại
tràng, thủng màng phổi.
Phương pháp này áp dụng với hầu hết các loại sỏi


9

+ Phương pháp phẫu thuật
Mổ lấy sỏi và dẫn lưu thận, mổ lấy thận và tạo hình bể thận, cắt thận một
phần, cắt thận.
Phương pháp này áp dụng với sỏi gây tắc đường bài tiết.
1.1.2. Bệnh sỏi tiết niệu theo Y học cổ truyền
1.1.2.1. Nguyên nhân sinh bệnh
Bệnh sỏi tiết niệu còn gọi là “Thạch lâm”
Theo y học cổ truyền, lâm chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân
chính do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu làm cho cặn nước tiểu đọng lại. Cặn nhỏ gọi là sa
(cát), sỏi to gọi là thạch (đá). Sa và thạch làm trở ngại đến sự vận hành của thủy
dịch. Thấp nhiệt uất kết ở dưới khiến khí hóa bàng quang không thuận lợi, dẫn đến
tiểu tiện khó và đau buốt, đó là chứng nhiệt lâm.Nếu thấp nhiệt yếu trệ lâu ở đường
tiết niệu mà kết thành sỏi thì sẽ gây ra chứng thạch lâm, còn nếu thấp nhiệt hại đến
phần huyết ở kinh lạc, sẽ xảy ra hiện tượng đái ra máu, đó là chứng huyết lâm. Nếu
thấp nhiệt ứ trệ ở hạ tiêu, khí hóa không thuận lợi, trong đục lẫn lộn, mỡ và thủy
dịch theo đường nước tiểu ra gọi là chứng cao lâm [2], [21].
Nguyên nhân thứ hai là tỳ thận dương hư. Do bệnh lâu ngày không khỏi, thấp
nhiệt làm hao tổn chính khí, hoặc người già sức yếu, ốm đau lâu, khó nhọc nhiều,
làm cho thận dương hư dẫn đến bàng quang không khí hóa được, tỳ dương hư
không vận hóa được thủy thấp gây ra bệnh lâm [2], [21].
1.1.2.2. Phân loại và điều trị

− Thể thấp nhiệt: Do ăn nhiều các thức ăn cay nóng béo ngọt hoặc nghiện rượu,
thấp nhiệt lâu ngày làm cho cặn trong nước tiểu tụ lại thành sỏi.
Điều trị: sử dụng thuốc thanh nhiệt, bài thạch, trừ thấp, lợi niệu.
Bài thuốc nam kinh nghiệm dân gian [2]: Kim tiền thảo 40g, Sa tiền tử 20g,
Uất kim 16g, Ngưu tất 10g, Trạch tả 10g.
− Thể can uất khí trệ: Do tinh thần không thư thái, cáu giận tổn thương gan, gây
nên gan uất khí trệ, khí trệ không tuyên thông uất hóa hỏa, hỏa uất ở hạ tiêu, ảnh
hưởng khí hóa của bàng quang dẫn đến tiểu tiện khó, đau tiểu không hết bãi.
10

Điều trị: sử dụng thuốc hành khí lợi niệu, thông lâm bài thạch.
Bài thuốc nam kinh nghiệm dân gian [2]: Đào nhân 8g, Uất kim 8g, Ngưu tất
8g, Chỉ xác 6g, Kim tiền thảo 20g, Sa tiền tử 12g, Kê nội kim 8g, Ý dĩ 12g, Bạch
mao căn 16g, Ngưu tất 8g.
− Thể thận âm hư suy: Sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương
chính khí, tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, thiên nhiên bất túc, lao lực
quá độ, dẫn tới thận âm suy, âm hư hỏa vượng, hư hỏa bức huyết vong hành gây
nên tiểu tiện ra máu.
Điều trị: sử dụng thuốc bổ thận, lợi niệu, thông lâm.
Bài thuốc nam kinh nghiệm dân gian [2]: Dây tơ hồng 30g, Thổ phục linh 20g,
Củ mài 30g, Tỳ giải 30g, Mã đề 16g, Hạt sen 30g.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRỊ BỆNH SỎI TIẾT NIỆU
BẰNG THẢO DƯỢC
1.2.1. Tình hình nghiên cứu điều trị sỏi tiết niệu bằng thảo dược trên thế giới
Ngay cả ở giai đoạn phát triển các phương pháp điều trị ngoại khoa, điều trị
bằng nội khoa vẫn được quan tâm.
Theo Trung y, từ những năm 141 - 208, Hoa Đà đã nêu các triệu chứng của sa
lâm, thạch lâm, huyết lâm và các bài thuốc chữa bệnh sỏi cho kết quả tốt (các vị
thuốc chủ yếu gồm: Kim tiền thảo, Hoạt thạch) [6]. Cho đến ngày nay vẫn được
nhiều tác giả thừa kế và ứng dụng. Trong “Thiên gia diệu phương” đã giới thiệu 11

bài thuốc kinh nghiệm dùng để chữa bệnh sỏi tiết niệu như: Giáng thạch tang, Chân
kim thang gia giảm, Niệu lộ kết thạch thang, Kim hải bài thạch thang, Thông phao
thang…Tỷ lệ chung đái được ra sỏi là 50 - 70% khi dùng bài thuốc trên [16].
Ở Nhật Bản, nhiều nghiên cứu cho thấy tập quán ăn uống có ảnh hưởng đến
việc phòng và điều trị bệnh sỏi tiết niệu [35], [36]. Năm 1995, khoa tiết niệu của
một số bệnh viện Nhật Bản kết hợp với các trường đại học Y Dược, đã thực hiện
nghiên cứu ”Tác dụng ức chế của 16 dịch chiết thảo mộc trên sự kết tinh của calci
oxalatin vitro và trên sự hình thành sỏi đường tiết niệu in vivo” [34]. Trong 16 vị
thuốc nghiên cứu, Trạch tả và Hạ khô thảo có tác dụng ức chế tương đối tốt.
11

Bảng 1.1: Danh sách một số thuốc từ dược liệu dùng để điều trị sỏi thận, sỏi mật,
sỏi tiết niệu [24].
Tên cây Tên thông
dụng
Bộphận dùng

Tác dụng
1.Alhagi mannifera
2.Armoracia lopathifolia
3.Barbarea vulgaris
4.Capsella bursapastori
5.Cucumis sativus
6.Ficus carica
7.Olea europeae
8.Theobroma cocao
Camels thom
Horse radish
Rocket
Mothers heart

Cucu
Fig
Olive
Cacoa
Rễ cây
Hạt
Rễ và lá cây
Toàn bộ cây

Vỏ quả, quả
Dầu
Hạt
Trị sỏi thận
Lợi niệu
Trị sỏi thận
Trị sỏi thận
Lợi niệu
Trị sỏi thận, sỏi mật
Trị sỏi thận
Lợi niệu, giảm đau
thận
1.2.2. Tình hình nghiên cứu điều trị sỏi tiết niệu bằng thảo dược ở Việt Nam.
Sỏi tiết niệu ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ rất lâu. Tuệ Tĩnh (thế kỉ XIV)
trong tác phẩm” Nam dược thần hiệu” đã đưa ra nhiều vị thuốc có tác dụng điều trị
lâm chứng như: Rễ cỏ tranh, Trạch tả, Hoạt thạch, Dứa dại, Kim tiền thảo, Mã đề
[18].
Trong quá trình thừa kế và phát huy nền y học cổ truyền dân tộc, những năm
qua đã có một số nghiên cứu điều trị bệnh này bằng các bài thuốc dùng cây Kim
tiền thảo. Khi ngâm sỏi vào nước sắc Kim tiền thảo, một tháng sau thấy sỏi nhỏ đi
[3]. Tiếp thu kinh nghiệm dân gian ở Đắc Lắc, lương y cổ truyền Vũ Văn Hải đã

dùng bài thuốc với thành phần chủ yếu là Kim tiền thảo và Cốt toái bổ cho kết quả
khả quan [9]. Đến năm 1989 lương y Nguyễn Văn Yến sử dụng bài thuốc có thành
12

phần chủ yếu là Trạch tả, Hoạt thạch, Mộc thông, Thổ phục linh điều trị cho nhiều
bệnh nhân và cho kết quả tốt [9].
Với phương châm kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong nghiên cứu
nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, từ năm 1997 đến 1999 viện Quân Y 108 (Nguyễn
Tỵ, Lê Thế Chính, Chu Hoàng Văn) nghiên cứu nước sắc thân cây lá Giang sử dụng
điều trị bệnh sỏi tiết niệu [5]. Các tác giả nhận thấy thuốc có tác dụng: lợi niệu,
chống viêm làm mòn sỏi và đái ra sỏi với kết quả 54%.
Viện y học cổ truyền đã sử dụng bài thuốc “Ngũ linh tán gia vị” với thành
phần: Lá cối xay, Kim tiền thảo, Kê nội kim, Bạch truật, Phục linh, Trư linh, Trạch
tả, Quế chi để điều trị sỏi tiết niệu và đã thu được kết quả tốt [20]. Nghiên cứu thực
nghiệm cho thấybài thuốc có tác dụng bào mòn sỏi in vitro, tác dụng lợi tiểu khá
mạnh và kéo dài 6 giờ sau khi uống thuốc đồng thời không làm mất cân bằng điện
giải quá mức như hypothiazid.
Ngoài ra, trong kho tàng thuốc nam và kinh nghiệm dân gian từ trước tới nay
cũng có nhiều vị thuốc và bài thuốc chữa sỏi đường tiết niệu, hiện nay vẫn còn được
lưu truyền rộng rãi trong dân gian nhưng chưa được nghiên cứu như [9], [10], [17]:
Bài thuốc của lương y Hà Dương Tiệp: Mộc thông 12g, Rễ si 8g, Kim tiền thảo
12g, Chi tử g, Sa tiền 12g, Trạch tả 8g, Mao căn 20g, Ngưu tất 8g. Bài thuốc của
bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hồng Siêm: Cây râu mèo 30g, Trần bì 10g, Kim tiền
thảo 30g, Bán hạ 12g, Kê nội kim 12g, Quế chi 8g, Xích thược 20g, Chỉ xác 10g,
Trạch tả 15g, Hoàng bá 8g.
1.3. BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các dược liệu sử dụng trong bài thuốc
1.3.1.1. Ý dĩ
 Tên khoa học: Coix lachrymal-jobi L. Poaceae.
 Đặc điểm thực vật và phân bố:

Ý dĩ là một loại cây sống hàng năm, mọc thành bụi, cao 1-2m, giống cây ngô.
Thân cây thẳng, ít phân cành, nhẵn bóng không có lông, có vạch dọc, ruột xốp. Lá
mọc so le, hình dài, dài 10-50cm, rộng 2-5cm, gốc tròn hoặc hình tim, đầu thuôn
13

nhọn, mép uốn lượn, gân giữa to nổi rất rõ ở mặt dưới; bẹ lá dài và rộng, bẹ chia
nhỏ. Hoa đơn tính, cùng gốc, mọc thẳng đứng thành bông ở kẽ lá; Hoa đực mọc ở
trên, 2-3 cái xếp lợp; Hoa cái ở phía dưới hình trứng, được bao bọc bởi một lá bắc
rất dày. Quả có mày cứng bao bọc, nhẵn bong. Hạt có nội nhũ bột.
Ý dĩ mọc tự nhiên phân bố rải rác ở một số tỉnh vùng núi phía bắc như Lào
Cai, Hà Giang, Lai Châu… Cây thường mọc gần nguồn nước, dọc bờ khe suối ở
cửa rừng hay trong thung lũng [13].

Hình 1.2:Cây Ý Dĩ (Coix lachrymal-jobi L. Poaceae)
 Thành phần hóa học:
Hạt Ý dĩ: Tinh bột, protein, các acid amin, coixenolid, α-monolinolein, các
polycosanol, các amid, các hợp chất lactam, các hợp chất phenol, các polysaccharid
và một số acid béo.
Rễ: Chứa tinh bột, protein, chất béo, benzoxazolon, một số dẫn chất lignin.
Lá: Chứa benzoxazolon.
Thân: Từ phân đoạn dịch chiết chloroform thân cây Ý dĩ, một số hợp chất
trong thân cây Ý dĩ: stigmast-4-en-3-one, β-sitosterol, 4-hydroxy benzaldehyd…

14

 Tác dụng:
Hạt Ý dĩ được dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, chữa tiêu chảy, viêm ruột, mụn
nhọt [25]. Theo dân gian hạt Ý dĩ được dùng làm thuốc lợi sữa, thuốc bồi dưỡng cơ
thể [13].
Rễ chữa viêm nhiễm đường niệu, sỏi thận, phong thấp, đa xương, trẻ em ỉa

chảy, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, kinh bế [13].
Thân Ý dĩ mới được nghiên cứu có tác dụng hạ đường huyết. Một số đề tài
nghiên cứu về dịch chiết nước toàn phần thân cây Ý dĩ cho thấy có tác dụng trên sỏi
tiết niệu in vitro [14], [22].
1.3.1.2. Bồ đề
 Tên khoa học: Ficus religiosa L.Moraceae.
 Đặc điểm thực vật và phân bố:
Bồ đề là cây gỗ lớn, hoàn toàn nhẵn. Lá màu xanh đậm, có kích thước 10 – 18
x 7,5 x 10 cm, hình trứng, thu hẹp dần khi tới ngọn lá và đỉnh lá giống hình mũi
mác. Có khoảng 5 đến 7 gân lá ở trên mỗi nửa lá. Hoa đực ít, mọc ở kẽ gần đỉnh
ngọn và không cuống, đài hoa gồm 2 - 3 thùy, có 1 nhị nhỏ và ngắn. Hoa cái không
cuống, đài hoa có 4 thùy, bầu nhụy hình cầu. Quả dạng sung, xếp 1 - 2 cái trên các
nhánh có lá, không cuống, hình cầu đường kính 7 - 8mm, lúc chín có màu đỏ đậm
[13].
Mùa hoa quả vào khoảng tháng 1 - 4.
Cây Bồ Đề phân bố ở các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới, chủ yếu ở các nước
châu Á như: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Cây thường được trồng ở các chùa,
các chợ, công viên.
15


Hình 1.3: Lá cây bồ đề (Ficus religinosa L.Moraceae).
 Thành phần hóa học: Phenol, tannin, steroid, alkaloid, flavonoid, β-sitosteryl-
D-glucosid, vitamin K, n-octacosanol, methyl oleanolat, lanosterol…[8].
 Tác dụng dược lý:
Dịch chiết nước lá Bồ đề có tác dụng bảo vệ các cơn co giật; dịch chiết cồn lá
Bồ đề có tác dụng hạ đường huyết, làm lành vết thương, tác dụng kháng khuẩn và
tác dụng chống oxy hóa [41].
Dịch chiết nước vỏ thân cây Bồ đề có tác dụng hạ đường huyết, làm lành vết
thương, chống viêm, giảm đau; dịch chiết cồn vỏ cây có tác dụng trên hệ miễn dịch,

ức chế cơn hen thực nghiệm [40], ngoài ra còn có tác dụng chống oxy hóa [47].
Quả Bồ đề có tác dụng chống co giật và làm giảm các cơn động kinh và tác
dụng chống oxy hóa [49].
Một số đề tài nghiên cứu trên in vitro kết quả cho thấy dịch chiết lá Bồ đề có
tác dụng ức chế số lượng tinh thể sỏi tạo thành và làm tăng tỷ lệ COD/COM [8],
[14].

16


1.3.1.3. Xấu hổ
Tên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn.
 Tên khoa học: Mimosa pudica L.Mimosaceae.
 Đặc điểm thực vật và phân bố:
Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, lòa xòa trên mặt đất, cao độ 50
cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim, hai lần, cuống phụ xếp hình
chân vịt, khi đụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét
nhỏ gồm 12 - 14 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lại thành hình đầu. Qủa giáp nhỏ,
dài độ 2 cm, rộng 2 - 3mm, tụ lại thành hình ngôi sao, có lông cứng, hạt nhỏ, dẹt dài
độ 2mm, rộng 1 - 1,5mm [13].

Hình 1.4:Cây xấu hổ(Mimosa pudica L.Mimosaceae).
Mùa hoa vào khoảng tháng 6 - 8.
Cây xấu hổ mọc hoang nhiều nơi ở nước ta: ven đường, bờ ruộng, trên đồi.
 Thành phần hóa học:
17

Ngoài alkaloid (mimosin ) và crocetin còn có flavonoid, các loại
alcol, acid amin, acid hữa cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự
adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.

− Tác dụng dược lý:
Rễ cây có tác dụng điều trị hen, chống co giật, chống viêm, giải nhiệt [26]. Lá
cây có tác dụng hạ đường huyết, chống oxy hóa, kháng khuẩn. Thân cây có tác
dụng kích thích làm lành vết thương, kháng khuẩn [33].
1.3.2. Những kết quả nghiên cứu bước đầu về bài thuốc
Bài thuốc gồm ba vị dược liệu: Ý dĩ, Bồ đề, Xấu hổ bước đầu đã được nghiên
cứu in vitro bởi Trần Thúy Ngần và cộng sự trong đề tài: “Nghiên cứu tác dụng ức
chế hình thành sỏi tiết niệu in vitro của một bài thuốc và các dược liệu thành
phần trên mô hình tạo sỏi ở bản nhọn 96 giếng” [14]. Kết quả nghiên cứu từng vị
dược liệu cho thấy, dịch chiết nước ở độ pha loãng 1/4 của Ý dĩ có tác dụng ức chế
số lượng tinh thể tạo thành và làm tăng tỷ lệ COD/COM. Tuy nhiên, lượng tinh thể
COM tạo thành còn nhiều và kích thước tinh thể COD tạo thành tương đối lớn, tác
dụng của Ý dĩ phụ thuộc vào nồng độ. Dịch chiết nước ở độ pha loãng 1/3 của Bồ
đề ức chế mạnh số lượng tinh thể tạo thành, tác dụng của Bồ đề không phụ thuộc
vào nồng độ dịch chiết. Tuy nhiên, có sự phụ thuộc giữa tỷ lệ COD/COM với nồng
độ dịch chiết Bồ đề, tỷ lệ COD/COM tăng khi nồng độ tăng. Dịch chiết nước ở độ
pha loãng 1/4 của Xấu hổ không có tác dụng ức chế lượng sỏi tạo thành, ngược lại ở
nồng độ cao dịch chiết Xấu hổ làm tăng số lượng tinh thể tạo thành. Tuy nhiên, dịch
chiết Xấu hổ thể hiện khá tốt khả năng ức chế sự chuyển dạng từ COD sang COM.
Nghiên cứu trên bài thuốc, dịch chiết nước ở độ pha loãng 1/4 của bài thuốc không
thể hiện tác dụng ức chế số lượng tinh thể sỏi tạo thành. Tuy nhiên, bài thuốc cũng
thể hiện tác dụng ức chế sự chuyển dạng từ COD thành COM và ức chế sự lớn lên
của tinh thể. Dưới tác dụng của dịch chiết nước ở độ pha loãng 1/4 của bài thuốc,
hầu hết tinh thể tạo thành ở dạng COD với kích thước tinh thể tạo thành tương đối
nhỏ. Những kết quả bước đầu này là tiền đề cho nghiên cứu tiếp theo trên động vật
thí nghiệm.

×