Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị hưng đạo, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN MAI HƯƠNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN MAI HƯƠNG
KHÓA: 2017 – 2019

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình
Mã số



: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. KTS. ĐỖ THỊ KIM THÀNH

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
GS.TS. NGUYỄN LÂN

Hà Nội – 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình, với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới:
TS. Đỗ Thị Kim Thành là người hướng dẫn khoa học có trình độ cao và
kinh nghiệm đã hướng dẫn tác giả tận tình, trách nhiệm, khoa học và hiệu quả.
Tập thể các thầy, cô giáo là giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
cùng với các GS, PGS, TS đang công tác trong ngành đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý đô thị và công
trình trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường.
UBND huyện Tứ Kỳ đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ thông tin, tài liệu phục
vụ nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành Luận văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ và động viên về tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình.
Xin chân thành cảm ơn!


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KTS. Nguyễn Mai Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KTS. Nguyễn Mai Hương


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục hình minh họa, sơ đồ
Danh mục bảng biểu
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu. .................................................................................. 2
* Nội dung nghiên cứu
3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3
* Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ................................................. 5

* Các khái niệm (Thuật ngữ) ........................................................................ 5
* Cấu trúc luận văn. ....................................................................................... 6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI
DƯƠNG
1.1. Khái quát chung xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương........ 7
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................. 7
1.1.2. Vị trí, quy mô, tính chất và chức năng. .................................................. 8
1.1.3. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội khu vực. ........................................ 9
1.1.4. Nguồn lực phát triển chủ yếu. ............................................................... 10
1.2. Đồ án quy hoạch chung đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ..................................... 12


1.2.1. Giới thiệu chung.................................................................................... 12
1.2.2. Các định hướng về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị trong
đồ án quy hoạch chung.................................................................................... 14
1.3. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo ......... 15
1.3.1. Đặc điểm về hiện trạng không gian và giao thông................................ 15
1.3.2. Thực trạng về kiến trúc công trình trong đô thị Hưng Đạo .................. 19
1.3.3. Thực trạng về hệ thống cây xanh, mặt nước ......................................... 26
1.3.4. Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị đô thị Hưng Đạo ....... 27
1.4. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Hưng
Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ............................................................ 29
1.4.1. Bộ máy hành chính quản lý................................................................... 29
1.4.2. Thực trạng công tác quản lý xây dựng đô thị. ...................................... 33
1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu ............................................................... 34
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 37
2.1.1. Văn bản quy phạm pháp luật................................................................. 37
2.1.2. Các văn bản pháp lý có liên quan ......................................................... 42
2.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 45
2.2.1. Lý luận về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. ................. 45
2.2.2. Lý luận về vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan đô thị. .............................................................................. 47
2.2.3. Phân tích chu trình quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Đô thị
Hưng Đạo ........................................................................................................ 52
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô
thị Hưng Đạo.................................................................................................. 56
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 56


2.3.2. Kinh tế, xã hội, Cơ sở hạ tầng và môi trường ...................................... 58
2.3.3. Chính sách, pháp luật ............................................................................ 60
2.4. Một số bài học kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và Việt Nam ..... 61
2.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới .......................................... 61
2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam .................................................................... 65
2.4.3. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 68
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN TRÊN ĐỊA BÀN ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO, HUYỆN TỨ
KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG.
3.1. Quan điểm và mục tiêu. ......................................................................... 70
3.1.1 Quan điểm .............................................................................................. 70
3.1.2 Mục tiêu.................................................................................................. 71
3.2. Nguyên tắc............................................................................................... 71
3.3. Phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan. ......................... 72
3.4. Một số giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị
Hưng Đạo ....................................................................................................... 75

3.4.1. Quản lý đối với quy hoạch và không gian đô thị .................................. 75
3.4.2. Quản lý công trình kiến trúc ................................................................. 79
3.4.3. Quản lý về cây xanh, mặt nước ............................................................. 81
3.4.4. Quản lý về hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị đô thị .............................. 82
3.5. Giải pháp về cơ chế chính sách và bộ máy quản lý ............................ 85
3.5.1. Giải pháp bổ sung công cụ quản lý, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính
sách .................................................................................................................. 85
3.5.2. Chính sách thu hút đầu tư và huy động nguồn lực ............................... 87
3.5.3. Đổi mới bộ máy quản lý........................................................................ 88
3.5.4. Các biện pháp để nâng cao năng lực quản lý đô thị.............................. 91
3.6. Giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý ....... 93


3.6.1. Giải pháp quản lý thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin ......... 93
3.6.2. Ứng dụng mạng xã hội vào quản lý đô thị ............................................ 97
3.7. Giải pháp quản lý có sự tham gia của cộng đồng................................ 97
3.7.1. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch ......... 97
3.7.2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đầu tư, khai thác sử
dụng .................................................................................................................99
3.7.3. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc kiểm tra, giám sát và
xử lý vi phạm................................................................................................. 99
3.7.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý kiến
trúc cảnh quan đô thị ..................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận ........................................................................................................ 101
Kiến nghị ...................................................................................................... 102


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA, SƠ ĐỒ
Tên hình, sơ đồ


Số hiệu

Trang

Hình 1.1

Quy hoạch phát triển không gian đô thị đến năm 2030

13

Hình 1.2

Hiện trạng vùng không gian của xã Hưng Đạo

16

Hình 1.3

Kiến trúc cảnh quan 2 bên đường tỉnh 391

18

Hình 1.4

Hệ thống đường giao thông thôn Lạc Dục

18

Hình 1.5


Hiện trạng đường huyện 191 đi xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ

19

Hình 1.6

Đường trục thôn Ô Mễ, Xuân Nẻo

19

Hình 1.7

Khu trung tâm đô thị Hưng Đạo

20

Hình 1.8

Hiện trạng kiến trúc khu trung tâm

21

Hình 1.9

Hiện trạng kiến trúc công trình giáo dục

22

Hình 1.10 Đình Xuân Nẻo


23

Hình 1.11 Đình Lạc Dục

23

Hình 1.12 Đền Lạc Dục

24

Hình 1.13 Không gian công trình Đình Ô Mễ bị xâm lấn

24

Hình 1.14 Chợ Mũ khi xây dựng xong –năm 2016

25

Hình 1.15 Chợ Mũ sau khi đi vào hoạt động cho thuê ki ốt – năm
2018

25

Hình 1.16 Các kiểu Nhà ở có kiến trúc từ những năm 90

26

Hình 1.17 Các dạng nhà vườn, biệt thự xây mới


26

Hình 1.18 Nhà liền kề kết hợp thương mại dịch vụ

27

Hình 1.19 Nhà ở bị xuống cấp

27

Hình 1.20 Bộ mặt đô thị lôn xộn

27

Hình 1.21 Các điểm cây xanh mặt nước

28

Hình 1.22 Hiện trạng cây xanh đường phố

29

Hình 1.23 Hiện trạng trang thiết bị đô thị
Hình 2.1. Cửa sổ Johari – ứng dụng nhằm tăng cường sự trao đổi,
hiểu biết giữa các bên trong quá trình quản lý, thực hiện
quy hoạch đô thị

29
56



73

Hình 3.2

Không gian kiến trúc cảnh quan quy hoạch chung đô thị
Hưng Đạo đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Vùng các công trình công cộng

Hình 3.3

Vùng xây dựng mới đô thị Hưng Đạo

75

Hình 3.4

Vùng cây xanh thể thao

75

Hình 3.5

Vùng dân cư hiện hữu

76

Hình 3.6

Mô hình không gian gắn kết


79

Hình 3.7

Mô hình gắn kết bằng một không gian đệm

80

Hình 3.8

Vị trí lắp dựng các biển quảng cáo, biển hiệu

84

Hình 3.9

Phương án thiết kế cảnh quan vỉa hè đi bộ

85

Hình 3.1

74


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên bảng biểu


Trang

Sơ đồ 1.1

Vị trí xã Hưng Đạo trong huyện Tứ Kỳ

8

Sơ đồ 1.2

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý chung đô thị

30

Sơ đồ 1.3

31

Sơ đồ 2.3

Hiện trạng Mô hình quản lý các lĩnh vực xây dựng của
phòng KT&HT
Nội dung công tác quản lý không gian, kiến trúc, cảnh
quan
Mối quan hệ tương hỗ giữa kiến trúc cảnh quan làng
trong đô thị, chính quyền địa phương và cộng đồng dân

Mô tả phương pháp tư duy chiến lược của nhà quản lý


Sơ đồ 3.1

Phân vùng không gian đô thị Hưng Đạo

74

Sơ đồ 3.2

mô hình đổi mới tổ chức bộ máy quản lý đô thị

90

Sơ đồ 3.3

Ứng dụng GIS trong quy hoạch - xây dựng

95

Sơ đồ 3.4

Ứng dụng MIS trong quản lý

97

Sơ đồ 3.5

Ví dụ đơn giản của một hệ thống thông tin quản lý cây

97


Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2

47
48

55

xanh đô thị

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Hiện trạng dân số xã Hưng Đao từ năm 2015-2017

9

Bảng 1.2

Bảng dự báo tiềm năng đất đai bổ sung đến năm 2030
Chức năng nhiệm vụ phòng Kinh tế hạ tầng huyện

10


Bảng 1.3

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các thành phần kinh tế của Hưng Đạo
Bảng 3.1. Chức năng nhiệm vụ Ban quản lý phát triển đô thị và
phòng kinh tế hạ tầng

32
59
91


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
HTKT
KT&HT

Cụm từ viết tắt
Hạ tầng kỹ thuật
Kinh tế và Hạ tầng

NXB

Nhà xuất bản

PTĐT

Phát triển đô thị

QHC


Quy hoạch chung

QHCT

Quy hoạch chi tiết

QHXD

Quy hoạch xây dựng

TKĐT

Thiết kế đô thị

UBND

Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài.
Huyện Tứ Kỳ thuộc Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc
Bộ, giáp thành phố Hải Dương, và huyện Vĩnh Bảo, huyện Tiên Lãng thành
phố Hải Phòng, bao bọc xung quanh là các con sông như: Sông Luộc sông
Thái Bình và các con sông nhỏ của hệ thống sông Thái Bình, giữa địa bàn có
con sông Tứ Kỳ chảy qua, có tuyến đường Tỉnh 391 chạy xuyên suốt nối
huyện Tứ Kỳ với Quốc lộ 10. Ngoài ra huyện có 04 CCN Ngọc Sơn, CCN Kỳ
Sơn, CCN Nguyên Giáp, CCN Văn Tố quy mô 30ha-50ha/cụm, và 01 KCN

Hưng Đạo dự kiến triển khai trong tương lai gần. Đây là điều kiện cho huyện
Tứ Kỳ phát triển cơ cấu đa dạng các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ, hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội. Thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các
huyện khác và với các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh...
Xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ nằm trên trục đường Tỉnh 391 là tuyến
đường quan trọng của tỉnh và khu vực. Trong những năm qua Hưng Đạo
ngoài nghề nông trồng lúa, rau màu và trồng dưa có sự dịch chuyển cơ cấu
ngành nghề sang dịch vụ, đi lao động xuất khẩu ở nhiều nước, nâng cao đời
sống nhân dân. Xã Hưng Đạo có tốc độ phát triển và đô thị hoá tương đối
nhanh, khu vực công nghiệp và dịch vụ phát triển và có sức hút. Trung tâm xã
là một trong những khu vực sầm uất nhất của khu vực. Hiện trạng hệ thống hạ
tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh.
Để khai thác được tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy nhanh sự
phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng văn hoá đô thị,
nâng cao đời sống nhân dân, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Quy hoạch
chung đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 2111/QĐ-UBND ngày 01/8/2016,


2

và phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2030
theo Quyết định số 3962/QĐ-UBND ngày 19/12/2017, trong đó định hướng
Hưng Đạo là đô thị loại V trước năm 2020. Với các định hướng đó đô thị
Hưng Đạo cần từng bước triển khai xây dựng đô thị đảm bảo không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị mới phù hợp với không gian làng xã hiện hữu.
Trong thời gian qua, tốc độ đô thị hóa Hưng Đạo, đời sống, kinh tế xã
hội phát triển mạnh, các công trình công cộng, dịch vụ được xây dựng, cải
tạo, nhiều công trình nhà dân được xây dựng to, đẹp đáp ứng nhu cầu phát

triển. Tuy nhiên, Hưng Đạo vẫn là đơn vị hành chính xã nên việc quản lý
đô thị chưa được quan tâm đúng mức, công cụ quản lý còn thiếu, nhà dân
xây dựng tự phát, bộ mặt đô thị lộn xộn thiếu kiểm soát, công trình di tích
có dấu hiện bị xâm lấn.
Để đô thị Hưng Đạo (thị trấn Hưng Đạo trong tương lai) phát triển
bền vững hiện đại, cần có các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng đô thị trong giai
đoạn giao thoa từ xã lên đô thị.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” là cần thiết
và có ý nghĩa thực tiễn.
* Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác Quản lý và xây dựng tại xã
Hưng Đạo và đồ án Quy hoạch chung đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ và
nghiên cứu các cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp quản lý không gian kiến
trúc cảnh quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương theo hướng
phát triển bền vững hiện đại. Cụ thể:
- Xác định quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý.
- Đề xuất phân vùng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan.


3

- Đề xuất một số giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách và bộ máy quản lý
- Đề xuất giải pháp về ứng dụng công nghệ hiện đại
- Đề xuất giải pháp quản lý có sự tham gia của cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để các xã có định hướng và đang đề
xuất thành lập đô thị loại V trên địa bàn tỉnh Hải Dương áp dụng quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan.

* Nội dung nghiên cứu.
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
đô thị Hưng Đạo.
+ Xây dựng cơ sở khoa học về công tác quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan đô thị Hưng Đạo.
+ Đề xuất một số giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô
thị Hưng Đạo.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu công tác Quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Ranh giới
đô thị
Hưng Đạo
và các vùng
lân cận


4

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Đô thị Hưng Đạo (xã Hưng Đạo) nằm ở phía Bắc huyện Tứ Kỳ có diện
tích tự nhiên là 730,29 ha; Vị trí có các phía tiếp giáp:
Phía Tây giáp xã Ngọc Kỳ - Tứ Kỳ và xã Gia Lương - Gia Lộc;
Phía Đông giáp xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà;
Phía Nam giáp xã Tái Sơn, xã Bình Lãng huyện Tứ Kỳ;
Phía Bắc giáp xã Kỳ Sơn, xã Đại Đồng huyện Tứ Kỳ.[26]
+ Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ đã được
lập quy hoạch chung đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.

* Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu: Khảo sát thực trạng công tác
xây dựng và công tác quản lý xây dựng trên địa bàn xã Hưng Đạo tại thời
điểm nghiên cứu, thu thập các số liệu hiện trạng về dân số, lao động, phát
triển kinh tế, quy hoạch đầu tư xây dựng trong thời gian qua.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu: Phương pháp áp dụng
với các kết quả của các nghiên cứu, các quan điểm khoa học đã được công bố
có liên quan tới công tác quản lý xây dựng đô thị như quản lý Không gian;
Kiến trúc; Cảnh quan đô thị; Tham gia cộng đồng; Yếu tố đặc thù; Văn hóa
truyền thống... Phân tích tổng hợp áp dụng trong việc phân tích, đánh giá và
phát hiện các vấn đề của hiện trạng, lý giải các hiện tượng, vấn đề trên thực
tế... nhằm tìm ra hướng nghiên cứu cụ thể, quan trọng, từ đó xác định phương
pháp quản lý cho từng khu vực trên cơ sở sự liên quan với toàn khu đô thị.
- Phương pháp dự báo:
+ Dự báo xu thế đổi mới trong nội dung quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan đô thị với việc sử dụng hai công cụ: giấy phép quy hoạch và giấy
phép xây dựng.


5

+ Dự báo vai trò tham gia và ảnh hưởng của nhà đầu tư và cộng đồng
trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị nhằm đảm bảo
các định hướng phát triển đô thị bền vững.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học:
+ Góp phần hoàn thiện các vấn đề lý luận khoa học về quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan đô thị cho các xã dự kiến lên đô thị loại V trong tỉnh
Hải Dương.
+ Là tài liệu tham khảo trong quản lý cho các khu vực có điều kiện

tương đồng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất giải pháp quản lý các hoạt động xây dựng
liên quan đến không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
* Các khái niệm (Thuật ngữ)
- Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao
gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn.[22]
- Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào
công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt
động đó để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền đô thị [13].
- Không gian kiến trúc cảnh quan: Là tổ hợp và liên kết các không gian
chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai
nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan.
- Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan: là công tác quản lý các hoạt
động của con người nhằm hướng tới mục tiêu tạo ra sự cân bằng, tổng hòa


6

giữa tự nhiên và nhân tạo.
- Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị,
cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
[22]
- Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [22]
- Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong

đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè,
đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất,
đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh,
rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. [22]
- Phát triển bền vững: là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ
xã hội và bảo vệ môi trường - Theo luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
ngày 23/06/2014.
* Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận và kiến nghị. Trong
đó phần nội dung gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Thực trạng công tác quản lý không gian, kiến trúc cảnh
quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
CHƯƠNG II: Cơ sở khoa học quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan
đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
CHƯƠNG III: Đề xuất giải pháp quản lý không gian, kiến trúc cảnh
quan đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Ngoài ra còn có phần các tài liệu tham khảo và phụ lục


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO,
HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1. Khái quát chung xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .
Hưng Đạo ngày nay là mảnh đất có khoảng trên hai ngàn năm lịch sử.

Trước năm 1945, theo đơn vị hành chính là 03 xã Xuân Nẻo, Ô Mễ, Lạc Dục
có tên nôm là: làng Nẹo, làng Mũ và làng Dọc. Tháng 2-1946, 3 xã đã hợp
thành liên xã Hưng Đạo, sau chuyển thành xã Hưng Đạo tới ngày nay.
Từ những năm đổi mới 1970-1980 đến ngày nay xã Hưng Đạo đang ra
sức đẩy nhanh sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua các
bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống
cho nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần.
Năm 2012, UBND huyện Tứ Kỳ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng
nông thôn mới xã Hưng Đạo. Xã Hưng Đạo nỗ lực đầu tư xây dựng và phát
triển và kết quả là năm 2017 xã Hưng Đạo được UBND tỉnh Hải Dương công
nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Với tốc độ phát triển và đô thị hóa ngày càng cao, năm 2016 xã Hưng
Đạo đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hưng
Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương với tiêu chí hình thành đô thị loại V tại
Quyết định số 2111/QĐ-UBND ngày 01/8/2016; Năm 2018, Đề cương nhiệm
vụ lập Đề án đề nghị công nhận đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải
Dương đạt tiêu chuẩn đô thị loại V đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tiến độ
thực hiện trong Quý II/2019 Hưng Đạo được công nhận là đô thị loại V trong
hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương, trong năm 2020 thành lập thị trấn Hưng Đạo.


8

1.1.2. Vị trí, quy mô, tính chất và chức năng.
a) Vị trí địa lý, quy mô:
Đô thị Hưng Đạo nằm phía Bắc huyện Tứ Kỳ, nằm giữa thị trấn Tứ Kỳ
và thành phố Hải Dương, cách thành phố Hải Dương 11km về phía Tây Bắc,
cách thị trấn Tứ Kỳ 8km về phía Đông Nam. Hưng đạo có tuyến đường Tỉnh
390 chạy qua nối huyện Tứ Kỳ đi xã Quý Cao đấu nối ra Quốc lộ 10 đi thành
phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình...

Sơ đồ 1.1. Vị trí xã Hưng Đạo trong huyện Tứ Kỳ [24]
TP HẢI DƯƠNG

Huyện Gia Lộc
Huyện Thanh Hà
Đi Hà Nội

Đi Hải phòng

Vĩnh Bảo – Hải phòng

Huyện Ninh Giang

Đi Hải Phòng
Đi Thái Bình

Quy mô diện tích tự nhiên của đô thị Hưng Đạo là 730,29 ha.
b) Tính chất và chức năng:
Đô thị Hưng Đạo là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn
hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối giao thông có vai trò thúc đẩy kinh tế-xã
hội của cụm liên xã.


9

1.1.3. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội khu vực.
a) Đặc điểm dân số, lao động: Dân số của Hưng Đạo năm 2017 là
11.903 người, trong đó khu dân cư Xuân Nẻo có 3.417 người, khu dân cư Ô
Mễ có 4.374 người, khu dân cư Lạc Dục là 4.112 người.
Bảng 1.1. Hiện trạng dân số xã Hưng Đạo từ năm 2015-2017[26]

STT

Các khu dân cư

Dân số trung bình (người)
Năm 2015

Năm 2016 Năm 2017

1

Khu dân cư thôn Xuân Nẻo

3 046

3 115

3 417

2

Khu dân cư thôn Ô Mễ

3 918

3 983

4 374

3


Khu dân cư thôn Lạc Dục

3 721

3 793

4 112

10 685

10 891

11 093

Tổng cộng

Xã Hưng Đạo có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh. Tỷ lệ lao động phi
nông nghiệp 58,27%. Tổng số lao động: 8.561 người; bao gồm:
+ Lao động nông nghiệp: 3.572 người (41,73%);
+ Lao động phi nông nghiệp: 4.989 người (58,27%).
b) Đặc điểm sản xuất, thương mại dịch vụ:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương: Sản xuất nông nghiệp
chủ yếu là trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, trong đó sản
xuất trồng hoa màu của Hưng Đạo luôn đạt năng xuất cao, hiệu quả tốt. Về
hoạt động sản xuất công nghiệp hiện trên địa bàn có trên 30 công ty, doanh
nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả với nhiều ngành
nghề khác nhau như: xây dựng, sản xuất hàng may mặc, kinh doanh du lịch,
giáo dục, khai thác cát đá sỏi...
- Hoạt động thương mại dịch vụ: Hưng Đạo có 2 chợ (Chợ Hưng Đạo

thôn Xuân Nẻo và Chợ Mú thôn Lạc Dục) là nơi giao thương buôn bán không


10

chỉ phục vụ nhu cầu cho người dân Hưng Đạo mà còn phục vụ cho người dân
các xã lân cận.
c) Hưng Đạo với làng nghề thêu ren truyền thống:
Nghề thêu tay bắt đầu được hình thành ở thôn Xuân Nẻo khoảng những
năm 1920 của thế kỷ trước, sau đó mở rộng sang các thôn Ô Mễ, Lạc Dục.
Nghề thêu tay phát triển mạnh mẽ và được nhân rộng ra nhiều tỉnh. Sản phẩm
thêu lúc bấy giờ xuất khẩu đi Liên Xô và các nước Đông Âu. Sau khi Liên Xô
tan rã, thị trường truyền thống mất, hợp tác xã thêu của xã giải thể khiến hàng
nghìn thợ thêu lao đao. Không ít người chuyển sang nghề khác, còn lại số ít
mạnh dạn đứng ra mở cơ sở thêu riêng và từng bước tìm chỗ đứng. Trong đó
có Cơ sở thêu Hoan - Tứ của nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Hoan, xưởng thêu
của nghệ nhân Phạm Thị Hòa, Cơ sở tranh thêu Sơn Trang…đang được các
nghệ nhân duy trì gìn giữ lại truyền thống “làng nghề” được nhà nước cấp
chứng nhận năm 2007.
Tuy nhiên, tương lai làng nghề vẫn là nỗi trăn trở lớn nhất của các nghệ
nhân. Khi mà làm thêu ngày công thấp, còn làm công nhân lương cao hơn nên
thanh niên chỉ thích đi làm công nhân. Đầu ra cho sản phẩm thêu Xuân Nẻo
vẫn khó khăn. Người dân nơi đây rất mong muốn nhận được nhiều hơn sự
quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, giúp cho sản phẩm thêu của địa
phương mở rộng thị trường. Chỉ khi có thị trường tốt, ổn định, thu nhập cho
người thợ được cải thiện, động viên lớp trẻ gắn bó với nghề, từ đó mong gìn
giữ được nghề quý của cha ông để lại.
1.1.4. Nguồn lực phát triển chủ yếu.
a) Tiềm năng về đất đai:
Dự báo quy mô dân số: (tăng tự nhiên + cơ học )

- Đến năm 2020 quy mô ước đạt: 13.360 người
- Đến năm 2030 quy mô ước đạt: 17.763 người.


11

Bảng 1.2. Bảng dự báo tiềm năng đất đai bổ sung đến năm 2030 [26]
Diện tích hiện Dự báo diện tích bổ
sung (ha)
trạng năm
2017 (ha)
Năm 2020 Năm 2030

STT

Hạng mục

1

Đất ở (thổ cư và ao vườn)

114,9

15,27

33,16

2

Đất công trình công cộng


6,15

7,96

15,09

3

Đất cây xanh mặt nước

6,5

4,1

12,61

4

Đất giao thông đô thị

44,88

16,29

47,02

5

Các công trình đầu mối

hạ tầng, VSMT

6,37

2,55

2,55

Tổng cộng các loại đất

178,8

46,17

110,43

b) Tiềm lực kinh tế xã hội:
Là một xã thuần nông chủ yếu trồng lúa xen canh trồng màu, hướng
phát triển rau màu chất lượng cao đã và đang được triển khai hiệu quả tăng
đáng kể thu nhập cho nhân dân trong xã.
Từ xưa người dân Hưng Đạo đã sớm thoát ly đồng ruộng, sáng tạo học
hỏi và phát triển nghề thêu ren truyền thống nổi tiếng một thời không chỉ
trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Cho đến nay làng nghề tuy
không còn phát triển mạnh nhưng vẫn được các nghệ nhân trong xã duy trì,
đào tạo thế hệ nối tiếp là thế mạnh cho làng nghề phát triển. Hiện nay, ngoài
các xưởng thêu truyền thống, đã phát triển thêm một số nhà xưởng thêu may
công nghiệp và một số nhà máy may mặc. Như vậy cho thấy tiềm lực phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong xã đang trên đà mở rộng, tạo
công ăn việc làm cho người dân. Ngoài ra theo định hướng công nghiệp của
Tỉnh, sẽ phát triển một khu công nghiệp Hưng Đạo – Đại Đồng trong phạm vị

2 xã. Đây sẽ là một tiềm lực phát triển kinh tế của xã.


12

Hưng Đạo có vị trí thuận lợi giao thông, liên kết với các xã lân cận,
việc phát triển thương mại dịch vụ (chợ, siêu thị và cửa hàng dịch vụ ...) khá
thuận lợi. Thực tế cho thấy sau 2 năm đầu tư xây dựng chợ Mũ đã thu hút
được các thương nhân về buôn bán hiệu quả. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và
đang phát triển cũng là một động lực phát triển rất lớn để đẩy mạnh các loại
hình dịch vụ, thương mại trên địa bàn. Phát triển đa dạng, phong phú nhất là
dịch vụ ngân hàng, vận tải, nhà hàng, chợ ...Tạo tiềm lực là trung tâm kinh tế
cụm liên xã.
c) Trung tâm văn hóa, giáo dục cụm liên xã:
Việc phát triển giáo dục đào tạo trong xã luôn được chú trọng, từ bậc
mầm non đến trung học phổ thông, trong đó trường Trung học phổ thông
Hưng Đạo đáp ứng nhu cầu học tập cho con em Hưng Đạo nói riêng và của
các cụm xã lân cận nói chung.
Hưng Đạo còn là trung tâm văn hóa tâm linh, nơi có nhiều công trình di
tích tôn giáo được xếp hạng, trong đó có Đình – Đền Lạc Dục được xếp hạng
di tích cấp tỉnh, đáp ứng nhu cầu tâm linh của 1 vùng.
Với những nguồn lực phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội Hưng
Đạo có tiểm năng xây dựng phát triển đô thị nhanh, tốc độ đô thị hóa đang
phát triển mạnh. Vì vậy cần quản lý không gian kiến trúc cảnh quan chặt chẽ
theo quy hoạch chung đã duyệt tạo bộ mặt khang trang, xây dựng một đô thị
bền vững trong hệ thống đô thị tỉnh Hải Dương
1.2. Đồ án quy hoạch chung đô thị Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh
Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
1.2.1. Giới thiệu chung:
Đô thị Hưng Đạo được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt quy hoạch

chung xây dựng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo các tiêu chí đô
thị loại V. Trong định hướng phát triển đô thị, quy hoạch chung xây dựng đô


13

thị Hưng Đạo xác định: Không gian đô thị phát triển theo 2 trục giao thoa tại
khu hành chính, dịch vụ công cộng – lõi trung tâm đô thị:
- Trục Bắc – Nam: phát triển dọc tuyến TL391 hiện có, kết nối khu vực
đô thị cũ với đô thị mở rộng về phía Bắc. Trục 2 (Đông – Tây) hình thành và
phát triển tạo trục cây xanh cảnh quan công cộng, công nghiệp, dịch vụ;
- Trục Đông Tây: (Trong và ngoài ranh giới đô thị Hưng Đạo) đi qua
phía Khu công nghiệp Hưng Đạo kết nối với hai thôn Xuân Nẻo, Ô Mễ (phía
Tây TL391). Dành quỹ đất dự trữ phát triển dọc theo phía Đông Nam tuyến
Vành đai V vùng thủ đô.

Hình 1.1. Các vùng phát triển không gian đô thị đến năm 2030[26]
Quy hoạch định hướng phân vùng không gian khá rõ cho việc phát
triển từng vùng theo từng giai đoạn, gồm các khu chức năng chính như sau:
- Khu trung tâm, hành chính, công cộng: Cải tạo, mở rộng khu hành
chính hiện hữu. Quy hoạch khu trung tâm văn hóa thể thao mới ở phía Bắc
- Khu nhà ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang.


×