Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trường THPT chuyên vĩnh phúc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ MINH TÂN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VĨNH PHÚC, TỈNH VĨNH PHÚC,
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

HàNội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ MINH TÂN
KHÓA: 2017–2019

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VĨNH PHÚC, TỈNH VĨNH PHÚC,
GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ



Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mãsố: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS: LÊ ANH DŨNG

HàNội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học kiến trúc Hà Nội, các
thầy cô giáo, cán bộ khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ đã nhiệt tình giảng
dạy, cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS.Lê Anh Dũng đã tận
tâm hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các Sở ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúcvà Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh
Vĩnh phúc đã cung cấp số liệu và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian nghiên cứu cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Vĩnh Phúc, tháng 5 năm 2019
HỌC VIÊN

Lê Minh Tân



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu luận văn này là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Minh Tân


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục hình minh họa
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:................................................................................... 1
* Mục đích nghiên cứu: ............................................................................ 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................ 3
* Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................... 3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: .............................................. 4
* Cấu trúc luận văn: .................................................................................. 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG NÓI CHUNG VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRƢỜNG THPT
CHUYÊN VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƢ. ........ 5
1.1 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Việt Nam . 5
1.1.1.Thực trạng quản lý dự án: ................................................................ 5
1.1.2. Các hình thức quản lý dự án theo quy định của nhà nước: ............. 6

1.1.3. Nội dung của quản lý dự án: .......................................................... 7
1.1.4. Những đổi mới tích cực trong công tác quản lý dự án: ................. 9
1.1.5. Những tồn tại. .............................................................................. 10
1.2. Giới thiệu Dự án đầu tƣ xây dựng Trƣờng THPT Chuyên Vĩnh
Phúc. ........................................................................................................................ 10
1.2.1. Vị trí xây dựng của dự án [25]: ..................................................... 10
1.2.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án: .............................................. 12


1.2.3. Hệ thống văn bản pháp lý và các căn cứ liên quan của dự án: .... 12
1.2.4. Mục tiêu dự án [25]:..................................................................... 14
1.2.5. Quy mô dự án, tính chất đặc thù và các yêu cầu về quy hoạch, thiết
kế kiến trúc công trình..................................................................................... 14
1.2.6. Hình thức đầu tư và nguồn vốn .................................................... 21
1.3. Thực trạng công tác quản lý dự án Trƣờng THPT Chuyên Vĩnh
Phúc ......................................................................................................................... 22
1.3.1. Thực trạng quản lý. ...................................................................... 22
1.3.2. Một số kết quả đạt được: .............................................................. 25
1.3.3. Tồn tại và nguyên nhân: ............................................................... 26
1.3.4. Những vấn đề cần rút ra. .............................................................. 27
1.4. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phục vụ công tác
QLDA ĐTXD trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ. .............................................. 27
1.4.1. Các yếu tố thành công của dự án xây dựng: ................................. 27
1.4.2. Các vấn đề vướng mắc của các dự án xây dựng: .......................... 31
1.4.3. Những kinh nghiệm điều hành, quản lý dự án thực tiễn: ............. 35
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƢ ...... 36
2.1. Khái niệm tổng quan về quản lý dự án đầu tƣ................................. 36
2.1.1.Quản lý dự án đầu tư xây dựng ...................................................... 36
2.1.2. Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án (Hình 2.1) ................ 36

2.1.3. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng: ............................................ 37
2.1.4 Cấu trúc tổ chức quản lý dự án ...................................................... 38
2.2. Các yếu tố tác động đến công tác quảy lý dự án trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tƣ...................................................................................................... 51
2.2.1. Quy mô và độ phức tạp của dự án. ............................................... 51


2.2.2. Năng lực của các nhà quản lý dự án và năng lực của các thành
viên tham gia dự án. ........................................................................................ 51
2.2.3. Rủi ro trong dự án. ........................................................................ 53
2.2.4. Năng lực của các bên tham gia dự án. .......................................... 54
2.3. Các yếu tố nền tảng đánh giá hiệu quả QLDA ĐTXD trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tƣ ............................................................................................ 58
2.3.1. Quản lý thời gian và tiến độ của DAĐT. ...................................... 58
2.3.2. Quản lý chi phí của dự án đầu tư. ................................................. 61
2.3.3. Quản lý chất lượng dự án đầu tư ................................................... 63
2.4. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động
quản lý dự án đầu tƣ xây dựng. .......................................................................... 66
2.4.1. Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình ........... 66
2.4.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình................................................... 67
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRƢỜNG THPT
CHUYÊN VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƢ. .. 73
3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý dự án. ............................................. 73
3.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 73
3.1.2. Mục tiêu ........................................................................................ 74
3.2. Giải pháp quản lý dự án đầu tƣ xây dựng Trƣờng THPT Chuyên
Vĩnh Phúc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ. .................................................... 75
3.2.1. Giải pháp về cơ chế quản lý .......................................................... 75
3.2.2. Giải pháp về cấu trúc tổ chức dự án. ............................................ 75

3.3. Các yêu cầu cơ bản của công tác quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị
đầu tƣ ...................................................................................................................... 79
3.4. Giải pháp quản lý chất lƣợng hồ sơ lập dự án ................................. 79
3.4.1. Quản lý hồ sơ tư vấn lập dự án ..................................................... 80
3.4.2. Đánh giá hồ sơ dự án đối chiếu với chủ trương đầu tư ................. 83


3.5. Giải pháp quản lý tiến độ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ ........... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 86
Kết luận: .................................................................................................. 86
Kiến nghị: ................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.

BQLDA

Ban quản lý dự án

C§T

Chủ đầu tư

CTXD

Công trình xây dựng

DA


Dự án

DAXD

Dự án xây dựng

§TXD

Đầu tư xây dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng



Hợp đồng

L§TBXH

Lao động Thương binh và Xã hội

NĐ - CP

Nghị định chính phủ

NXB

Nhà xuất bản


QHTT

Quy hoạch tổng thể

QLDA

Quản lý dự án

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QCXD

Quy chuẩn xây dựng

QĐ-TTg

Quyết định Thủ tướng

TT - BXD

Thông tư Bộ Xây dựng

THPT

Trung học phổ thông

UBND


Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

xd

Xây dựng


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
Hình 1.1

Vị trí xây dựng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc

11

Hình 1.2

Phối cảnh Tổng thể Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc

12


Hình 1.3

Mô hình quản lý dự án ĐTXDCT Trường THPT Chuyên

23

Vĩnh Phúc

Hình 2.1

Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án.

37

Hình 2.2

Các loại cấu trúc tổ chức quản lý dự án

38

Hình 2.3

Cấu trúc tổ chức theo chức năng

39

Hình 2.4

Cấu trúc tổ chức dạng dự án


41

Hình 2.5

Tiếp cận mới trong xây dựng cấu trúc tổ chức

42

Hình 2.6

Cấu trúc tổ chức dạng ma trận

43

Hình 2.7

Mối quan hệ trong cấu trúc tổ chức dạng ma trận

44

Hình 2.8

Các điểm mạnh, yếu cơ bản của các loại cấu trúc tổ

47

chức
Hình 3.1


Quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư;

74

Hình 3.2

Đề xuất sơ đồ quy trình tổ chức và xây dựng cơ chế

75

quản lý
Hình 3.3

Đề xuất cơ cấu tổ chức triển khai thực hiện DAĐTXD
Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc (Cấu
trúc dạng dự án)

76

Hình 3.4

Đề xuất sơ đồ quá trình thực thi đảm bảo chất lượng

80

hồ sơ dự án.
Hình 3.5

Đề xuất sơ đồ quản lý quá trình thực thi tiến độ trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư


84


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu

Tên bảng biểu

Trang

Đặc điểm của các loại cấu trúc tổ chức quản lý

45

bảng biểu
B¶ng 2.1

thực hiện dự án
Bảng 2.2

Nhân tố ảnh hưởng và mức độ phù hợp của các mô

49

hình QLDA.
Bảng 2.3

Các trục trặc và nguyên nhân trong giai đoạn khởi
đầu


53


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung
xây dựng Đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050 với tính chất là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc.
Là một trong những trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Bộ và cả nước với
các ngành chủ đạo là: Công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đào tạo - khoa học
và du lịch - nghỉ dưỡng. Là trung tâm văn hóa, đầu mối giao thông, giao lưu
quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cả nước và quốc tế.
Mặc dù tỉnh Vĩnh Phúc mới được tái lập vào cuối năm 1997, nhưng đến
nay nền kinh tế có những bước phát triển đột biến, tốc độ tăng trưởng cao ở
tất cả các ngành đặc biệt là công nghiệp - xây dựng, trong đó chuyển dịch cơ
cấu từ một tỉnh thuần nông trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và
vượt mức kế hoạch để ra.
Bên cạnh đó Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư phát triển
quan trọng nhằm tạo ra hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Hiệu quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản được thể hiện trên lĩnh
vực của nền kinh tế xã hội.Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phục
vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội luôn là một nhiệm vụ trọng tâm
được đặt ra của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, trong những năm
qua Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực tập trung và tranh thủ mọi

nguồn lực để ưu tiên cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nâng cao đời sống
vật chất tinh thần cho nhân dân, nhiều công trình phúc lợi xã hội, hạ tầng kỹ
thuật được đầu tư xây dựng như: Điện, đường, trường, trạm, các công trình


2

văn hóa… tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao thương, thu
hút đầu tư…. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng và đã tạo được động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dự
án đầu tư xây dựng đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệu quả góp phần
chuyển dịch cơ cấu knh tế, cải thiện từng bước đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân.
Tuy nhiên tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cũng còn không ít những
khó khăn hạn chế do: Hoạt động ĐTXD chịu sự điều chỉnh của nhiều luật
khác nhau do nhiều Bộ, Ngành soạn thảo như: Luật Xây dựng do Bộ Xây
dựng soạn thảo; Luật Đầu tư công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo; Luật
Bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo; Luật Phòng
cháy, chữa cháy do Bộ Công an soạn thảo;…có sự chồng chéo trong quy
định, cùng một vấn đề những giữa các luật có sự khác biệt trong quy định dẫn
tới khó khăn cho các đơn vị thực thi; Năng lực đơn vị tư vấn thiết kế còn hạn
chế, một số hồ sơ dự án, thiết kế trình thẩm định phải trả lại để chỉnh sửa làm
kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư. Trong quá trình thẩm định dự án, việc phối
hợp giữa các cơ quan thẩm định đôi khi chưa hài hòa làm kéo dài thời gian
thẩm định; năng lực quản lý dự án của các ban quản lý dự án còn hạn chế.
Công tác quản lý quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình chưa đi vào chiều
sâu, công tác tổ chức lựa chọn các nhà thầu thiết kế chưa hiệu quả, dẫn đến
chất lượng hồ sơ thiết kế dự án chưa cao, hồ sơ thiết kế khi đưa vào thi công
còn phải chỉnh sửa nhiều lần, tốn kém chi phí và kéo dài thời gian thực hiện
dự án. Do vậy, bản thân tôi là một cán bộ đang công tác tại Ban quản lý dự

án, kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn và những kiến thức tiếp thu được
trong quá trình học tập tại trường, tôi lựa chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả công
tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc trong
giai đoạn chuẩn bị đầu tư" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp, hi vọng qua đề


3

tài này sẽ giúp ích cho bản thân tôi sẽ có thêm kiến thức và những bài học
kinh nghiệm thực tiễn từ các thầy, cô giáo và các bạn học viên. Đồng thời,
qua đây sẽ giúp cho học viên nhận thức được một cách đúng đắn, và có thể
đánh giá được những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại và đặc biệt
có thể đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
* Mục đích nghiên cứu:
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường
THPT Chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Lấy dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, địa điểm
thực hiện dự án tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc để
nghiên cứu.
- Về mặt lý luận: Chủ yếu đề cập tới những vẫn đề lý luận chung về dự
án đầu tư và công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Về mặt thực tiễn: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Tuy nhiên trong phạm vị luận
văn này tập trung nghiên cứu một số tồn tại và đưa ra phương hướng để nâng
cao công tác quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư đối với một số nội

dung: quản lý chất lượng hồ sơ dự án; quản lý tiến độ dự án; quản lý chi phí.
* Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng
công trình và công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.


4

- Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua các báo cáo, hồ sơ
của dự án ĐTXD Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc có liên quan đến công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Góp phần đánh giá hiện trạng, công tác tổ chức quản
lý dự án xây dựng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc chính xác, khách quan.
Đưa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học nhằm quản lý xây dựng Trường
THPT Chuyên Vĩnh Phúc hiệu quả và đồng bộ.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần xây dựng công trình Trường THPT
Chuyên Vĩnh Phúc theo hướng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo nhà trường có đủ
điều kiện trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học trong thời kỳ
mới; xây dựng thành một trong những trường trọng điểm quốc gia và ngang
tầm với các trường THPT chất lượng cao trong khu vực, quốc tế, góp phần
nâng cao diện mạo đô thị Vĩnh Yên và vị thế của Tỉnh Vĩnh phúc.
* Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của luận văn gồm ba chương.
Chương 1: Tổng quan công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng nói
chung và dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc trong giai
đoạn chuẩn bị đầu tư.
Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây

dựng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc trong giai đoạn
chuẩn bị đầu tư.


5

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG NÓI CHUNG VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRƢỜNG THPT
CHUYÊN VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƢ.
1.1 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Việt
Nam
1.1.1.Thực trạng quản lý dự án:
Từ năm 1986 thực hiện công cuộc đổi mới, quản lý dự án bắt đầu phát
triển ở Việt Nam trong mọi ngành nghề, đặc biệt trong ngành xây dựng. Song
hiện nay kinh nghiệm và hiểu biết về quản lý dự án tiên tiến của các kỹ sư
Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu thời đại. Điển hình rõ nét nhất là các
dự án lớn, phức tạp đều được quản lý bởi các công ty quản lý dự án nước
ngoài. Một vài dự án lớn cũng được quản lý bởi các công ty trong nước, tuy
nhiên đã bộc lộ ra nhiều yếu kém, khuyết điểm và sai sót làm cho chủ đầu tư
và các cấp chính phủ hoài nghi khả năng quản lý của người Việt Nam.
Hiện nay trên thị trường quản lý dự án các công ty lớn, có tên tuổi đều
là các công ty nước ngoài như công ty Delta của Mỹ, CDW của Hà Lan,
Nippon Koei của Nhật… Các công ty nước ngoài chiếm thị phần áp đảo cho
các dự án lớn, phức tạp, đòi hỏi công nghệ và chất lượng cao. Các công ty
hoặc những phòng chuyên biệt về quản lý dự án trong nước hướng vào thị
trường nội địa có vốn đầu tư của Nhà nước, nơi các công ty có vốn nước
ngoài không được phép tham gia. Các bộ phận trong nước gói gọn hoạt động

trong một mảng thị trường nhỏ hẹp và không có điều kiện đương đầu với
những thách thức mới trong quản lý dự án. Điều đó làm cho các bộ phận này
khó có khả năng nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm và hạn chế năng lực
cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài khi tham gia các dự án lớn.


6

Cùng sự phát triển của ngành xây dựng, các dự án ngày một gia tăng.
Những yêu cầu cao của dự án đòi hỏi kỹ năng quản lý phải được nâng lên một
bước mới. Các công ty nước ngoài hội tụ đầy đủ các điều kiện về kinh
nghiệm, công nghệ, nguồn vốn tiếp tục chiếm ưu thế hơn các công ty trong
nước. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO các công ty trong nước mất dần thị
phần vào tay các công ty nước ngoài. Các công ty trong nước cùng lúc phải
đương đầu với 2 khó khăn: cạnh tranh giữa các công ty trong nước, nâng cao
công nghệ quản lý dự án để cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Điều đó
cũng làm nản lòng các công ty trong nước.
Một đặc điểm quan trọng trong quản lý dự án là kỹ năng quản lý được
củng cố và tích luỹ cùng sự phát triển của dự án, trực tiếp vượt qua các thử
thách của dự án. Đối với các dự án lớn, quan trọng ở Việt Nam hầu hết đều do
các công ty nước ngoài đảm nhiệm. Ý thức được ưu thế của các công ty nước
ngoài, các công ty trong nước thường không nghiên cứu những ảnh hưởng
mới trong quản lý dự án mà đi theo những phương pháp quản lý sẵn có một
cách thụ động. Nó gây cản trở lớn cho các công ty này trong quá trình mở
rộng phạm vi hoạt động. Quy mô dự án càng lớn, phạm vi hoạt động càng
rộng các công ty càng lúng túng trong vấn đề kiểm soát và thiết lập hệ thống
quản lý. Bên cạnh đó không có sự liên kết giữa các công ty trong nước để
tăng sức mạnh trong lĩnh vực quản lý dự án cạnh tranh với các đối thủ nước
ngoài. Vì vậy khoảng cách về trình độ quản lý dự án giữa các công ty trong
nước với các công ty nước ngoài ngày một cách xa.

1.1.2. Các hình thức quản lý dự án theo quy định của nhà nước:
Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 & Nghị định 59/2015/NĐ-CP,
theo quy định tại Điều 62 – Luật Xây dựng số 50/2014, có tất cả 04 hình
thức quản lý, cụ thể như sau:


7

- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực, áp dụng
đối với các trường hợp:
+ Dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước.
+ Dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn Nhà nước ngoài Ngân sách
của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước.
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án, áp dụng đối với các
trường hợp:
+ Dự án sử dụng vốn Nhà nước quy mô Nhóm A có công trình cấp đặc
biệt; có áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ
xác nhận bằng văn bản.
+ Dự án về Quốc phòng, An ninh có yêu cầu bí mật Nhà nước.
- Thuê Tư vấn quản lý dự án, áp dụng đối với các trường hợp:
+ Dự án sử dụng nguồn vốn Nhà nước ngoài Ngân sách, vốn khác.
+ Dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, áp dụng đối với các trường:
+ Dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ.
+ Dự án có sự tham gia của cộng đồng.
1.1.3. Nội dung của quản lý dự án:
Quá trình ứng dụng phương pháp quản lý hiện đại tại Việt Nam cũng
chính là quá trình chuyển đổi từ phương thức quản lý kinh nghiệm truyền
thống sang phương thức quản lý khoa học hiện đại. Trong quá trình chuyển
đổi này đã xuất hiện rất nhiều tư tưởng và kỹ thuật quản lý mới.

Một số nội dung quản lý dự án phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới:
 Quản lý phạm vi dự án.
Tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của
dự án nhằm thực hiện mục tiêu của dự án. Nó bao gồm công việc phân chia
phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án…


8

 Quản lý thời gian dự án.
Quản lý thời gian là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm
bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm các
công việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí
thời gian.khống chế thời gian và tiến độ của dự án.
 Quản lý chi phí dự án.
Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý chi phí, giá thành dự án
nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà chi phí không vượt quá mức trù bị ban
đầu. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi
phí.
 Quản lý chất lượng dự án.
Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực
hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách
hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và
đảm bảo chất lượng…
 Quản lý nguồn nhân lực.
Quản lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống
nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người
trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc
như quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng
các ban dự án.

 Quản lý việc trao đổi thông tin của dự án.
Quản lý việc trao đổi thông tin của dự án là biện pháp quản lý mang
tính hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp
lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như việc truyền đạt
thông tin, báo cáo tiến độ dự án.
 Quản lý rủi ro trong dự án.


9

Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro mà chúng ta
không lường trước được. Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ
thống nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm
thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án. Nó bao gồm việc
nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và
khống chế rủi ro.
 Quản lý việc thu mua của dự án.
Quản lý việc thu mua của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ
thống nhằm sử dụng những hàng hoá, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ
chức thực hiện dự án. Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua, lựa chọn việc
thu mua và trưng thu các nguồn vật liệu.
 Quản lý việc giao nhận dự án.
Đây là một nội dung quản lý dự án mới, khi dự án hoàn thành và bước
vào giai đoạn vận hành.
1.1.4. Những đổi mới tích cực trong công tác quản lý dự án:
Quản lý nhà nước về Quản lý dự án đầu tư xây dựng đã được hình
thành tương đối đầy đủ và liên tục được hoàn thiện. Môi trường pháp lý được
quan tâm và thường xuyên bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình xây
dựng ở Việt Nam. Theo đó, công tác quản lý dự án đã quy củ hơn trên cơ sở
văn bản pháp quy ngày một đồng bộ.

Theo quy định của nhà nước các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt
động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp
công trình và công việc theo quy định. Tổ chức, cá nhân tham gia công tác
quản lý dự án từng bước được chuẩn hoá và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
dưới hình thức văn bằng, chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực
phù hợp với công việc đảm nhận.


10

Năng lực thực hiện điều hành, quản lý các dự án lớn đã có bước tiến
bộ. Bằng nhiều hình thức khác nhau và qua thực tế thực hiện dự án, có nhiều
cán bộ đã được làm quen với công nghệ quản lý dự án hiện đại tiên tiến và
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.
1.1.5. Những tồn tại.
a. Cơ chế chính sách:
Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý Nhà nước hay
thay đổi, không đồng bộ, còn nhiều bất hợp lý và chưa hài hoà;
Thiếu sự hỗ trợ, quản lý tập trung của Nhà nước khiến việc triển khai
thực hiện các dự án có nhiều khó khăn, vướng mắc;
Phân cấp quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa đạt được mục tiêu
là đảm bảo hiệu quả của Dự án, chưa gắn được trách nhiệm của chủ dự án, Bộ
và địa phương chủ quản của Dự án với nội dung của dự án. Việc thẩm định,
phê duyệt dự án của các Bộ, địa phương còn hạn chế nên thời gian phê duyệt
lâu, giảm hiệu quả.
b. Trình độ, năng lực của ban quản lý dự án:
Tại nhiều Ban quản lý dự án, trình độ cán bộ không đáp ứng nhu cầu,
không đúng ngành nghề thực tế, trình độ ngoại ngữ kém, kinh nghiệm quản lý
dự án còn ít nên khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng, kỹ năng nhận thức,
phối hợp làm việc với các cơ quan liên quan chưa đạt hiệu quả cao.

1.2. Giới thiệu Dự án đầu tƣ xây dựng Trƣờng THPT Chuyên Vĩnh
Phúc.
1.2.1. Vị trí xây dựng của dự án [25]:
Dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc được xây
dựng tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích xây
dựng 6,56 ha.


11

Hình 1.1. Vị trí xây dựng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc [25]


12

Hình 1.2. Phối cảnh Tổng thể Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc[25]
1.2.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án:
Dự án đầu tư sẽ hình thành cơ sở vật chất trường học mới cho Trường
THPT Chuyên Vĩnh Phúc theo hướng hiện đại, đồng bộ, có tính ổn định lâu
dài, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nhà trường trở thành trường học
chất lượng cao của Quốc gia và ngang tầm khu vực.
1.2.3. Hệ thống văn bản pháp lý và các căn cứ liên quan của dự án:
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ Về quản
lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính Phủ Về sửa
đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của
Chính Phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng;



13

- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính Phủ
Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính Phủ Về quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ Về quản
lý chi phí ĐTXD;
- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy
định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và
thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
-Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư Quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính
phủ về quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
- Thông tư số 08/2011/TT-BXD ngày 28 tháng 6 năm 2011 của Bộ Xây
dựng Hướng dẫn mẫu hợp đồng một số công việc tư vấn xây dựng;
- Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng;
- Văn bản số 118/TTHĐND-TH ngày 11/7/2018 của Thường trực Hội
đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quyết định chủ trương đầu tư dự án Trường
THPT Chuyên Vĩnh Phúc (tại địa điểm mới);



14

- Quyết định số 2022a/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc V/v phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng
Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc (tại địa điểm mới).
1.2.4. Mục tiêu dự án [25]:
Xây dựng công trình Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc theo hướng
đồng bộ, hiện đại, đảm bảo nhà trường có đủ điều kiện trường lớp, cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy và học trong thời kỳ mới; xây dựng thành một trong
những trường trọng điểm quốc gia và ngang tầm với các trường THPT chất
lượng cao trong khu vực, quốc tế, góp phần nâng cao diện mạo đô thị Vĩnh
Yên và vị thế của Tỉnh Vĩnh phúc.
1.2.5. Quy mô dự án, tính chất đặc thù và các yêu cầu về quy hoạch,
thiết kế kiến trúc công trình.
a. Quy mô và giải pháp thiết kế chủ yếu của dự án [25]:
Đầu tư xây dựng ĐTXD công trình Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
đáp ứng nhu cầu học tập cho 1.500 học sinh, gồm các hạng mục:
- Khối nhà lớp học: Chiều cao 3 tầng, tổng diện tích sàn 13.815m2. Giải
pháp kết cấu chịu lực chính: Móng cọc BTCT; Hệ dầm, sàn sử dụng cấu kiện
bê tông cốt thép dự ứng lực tiền chế. Các loại vật liệu chính được sử dụng:
Tường xây gạch bê tông, trong nhà bả matít lăn sơn, ngoài nhà sử dụng sơn
chịu nước; Nền lát gạch ceramic KT 800x800; Bậc tam cấp, cầu thang ốp đá
granite; lan can cấu tạo thép sơn tĩnh điện; Hệ thống cửa sử dụng cửa kính
khung nhựa lõi thép gia cường và khung nhôm hệ; Mái sử dụng hệ xà gồ thép
lợp tôn. Hệ thống cấp điện, chống sét; cấp và thoát nước, PCCC được thiết kế
đồng bộ.
- Khối nhà lớp học bộ môn: Chiều cao 3 tầng, tổng diện tích sàn
khoảng 3096m2. Giải pháp kết cấu chịu lực chính: Móng cọc BTCT; Hệ dầm,

sàn sử dụng cấu kiện bê tông cốt thép dự ứng lực tiền chế. Các loại vật liệu


×