Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện thạch thất TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 125 trang )

LỜI CẢM ƠN
Là một kỹ sƣ chuyên ngành xây dựng công trình, tuy nhiên công việc
đang làm của học viên lại liên quan nhiều tới lĩnh vực quản lý đô thị do đó
không tránh khỏi những hạn chế trong công tác. Xuất phát từ nhu cầu cần
phải nâng cao kiến thức chuyên môn trong công việc, học viên đã đăng ký
học chƣơng trình thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình do
Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo khóa 2017 - 2019. Trong suốt hai
năm học tập trải qua các môn học với nhiều bài tập, bài tiểu luận và nhất là
quá trình nghiên cứu làm Luận văn tốt nghiệp, Học viên đã đƣợc các thầy cô
giảng viên truyền đạt cho những kiến thức không chỉ về chuyên môn mà còn
những kiến thức về phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu.
Học viên cảm nhận khóa học thật bổ ích và rất phù hợp với bản thân học viên.
Đây chính là nền tảng kiến thức giúp học viên tự tin, vững vàng hơn trong
công tác và trong lĩnh vực nghiên cứu sau khi tốt nghiệp. Học viên xin bày tỏ
lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trong nhà trƣờng. Đặc biệt xin đƣợc gửi lời
cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Trƣờng Huy là ngƣời
trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp học viên
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các Phòng, Khoa trong nhà trƣờng, cảm ơn
Phòng Quản lý đô thị huyện Thạch Thất và Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây
dựng huyện Thạch Thất đã giúp đỡ học viên hoàn thành Luận văn này./.
Thạch Thất, ngày ... tháng … năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Dƣơng Anh Tú


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học


độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Dƣơng Anh Tú


ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................... 1
* Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
* Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 2
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 2
* Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 2
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................... 3
* Cấu trúc luận văn .............................................................................. 3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................... 4
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT ........................... 4
1.1. Huyện Thạch Thất và công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản. .......... 4
1.1.1. Giới thiệu một số nét về huyện Thạch Thất. ............................ 4

1.1.2. Công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Thạch
Thất trong những năm qua .......................................................................... 12
1.2. Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng
trên địa bàn huyện Thạch Thất ................................................................... 15
1.2.1. Trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng công trình xây
dựng sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Thạch Thất ......................... 15


iii

1.2.2. Thực trạng quản lý chất lƣợng công trình trên địa bàn huyện
Thạch Thất................................................................................................... 18
1.3. Đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý chất lƣợng công
trình trên địa bàn huyện Thạch Thất.......................................................... 41
1.3.1. Những kết quả đạt đƣợc:......................................................... 41
1.3.2. Những hạn chế, yếu kém: ....................................................... 41
1.4. Phân tích nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác quản lý chất
lƣợng công trình trên địa bàn huyện ........................................................... 44
1.4.1. Nguyên nhân khách quan........................................................ 44
1.4.2. Nguyên nhân chủ quan ........................................................... 44
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ............................... 47
2.1. Cơ sở khoa học về quản lý chất lƣợng công trình các dự án đầu
tƣ xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc ........................................... 47
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................... 47
2.1.2. Ý nghĩa của việc quản lý chất lƣợng xây dựng ...................... 61
2.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng xây dựng .................... 61
2.1.4. Nội dung công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng. . 67
2.1.5. Các phƣơng pháp quản lý chất lƣợng ..................................... 70

2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................ 75
2.2.1. Văn bản luật liên quan. ........................................................... 75
2.2.2. Văn bản dƣới luật.................................................................... 76
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................. 82


iv

3.1. Định hƣớng phát triển đầu tƣ xây dựng của huyện Thạch Thất
......................................................................................................................... 82
3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất
lƣợng công trình trên địa bàn huyện Thạch Thất. .................................... 86
3.2.1. Các giải pháp liên quan tới công tác khảo sát, thiết kế. ......... 86
3.2.2. Các giải pháp liên quan tới công tác đấu thầu. ....................... 91
3.2.3. Giải pháp đối với giai đoạn thi công xây dựng ...................... 95
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chất lƣợng của các Chủ
đầu tƣ dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất ............................................. 104
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 115


v

DANH MỤC VIẾT TẮT
BQLDA

Ban Quản lý dự án


CĐT

Chủ đầu tƣ

CLSP

Chất lƣợng sản phẩm

CTXD

Công trình xây dựng

CCN-TTCN

Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HSMT

Hồ sơ mời thầu

KTXH

Kinh tế xã hội

NSNN


Ngân sách nhà nƣớc

QLDA

Quản lý dự án

QPPL

Quy phạm pháp luật

QLCL

Quản lý chất lƣợng

TVGS

Tƣ vấn giám sát

TMĐT

Tổng mức đầu tƣ

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản



vi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu hình
Hình 1.1
Hình 1.2

Tên hình
Bản đồ huyện Thạch Thất [21]
Mô hình vùng ảnh hưởng tích cực trực tiếp của
các đô thị với khu vực xung quanh [21]

Trang
5
6

Đoạn đường bị sụt lún dự án Đường Suối
Hình 1.3

Ngọc Vua bà đi khu Gia binh lục quân, xã Tiến

37

Xuân, huyện Thạch Thất
Hình 1.4

Dự án xây dựng cầu Gấu, xã Lại Thượng


38

Hình 1.5

Dự án Cải tạo, sửa chữa cầu Cần Kiệm

39


vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4

Tên bảng, biểu
Một số chỉ tiêu về KT-XH huyện Thạch Thất giai
đoạn 2012 - 2016 [22]
Dự án được lập năm 2012 - 2017 [16]
Dự án được lập phân theo lĩnh vực năm 2012 2017[16]
Chất lượng công tác khảo sát tại một số dự án
[17]

Trang
7
12
13


21

Bảng 1.5

Chất lượng công tác thiết kế tại một số dự án [17]

27

Bảng 1.6

Chất lượng thi công tại một số dự án [17]

34

Bảng 2.1

Các khái niệm về vốn

60


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nƣớc, ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác đã phát triển với nhịp độ
khá nhanh. Hàng năm, các nguồn vốn dành cho đầu tƣ xây dựng chiếm tỷ
trọng rất lớn trong tổng GDP của cả nƣớc. Theo đó, số lƣợng các công trình

xây dựng ở mọi quy mô đƣợc triển khai cũng ngày một gia tăng. Vì vậy, chất
lƣợng công trình xây dựng luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất, cần đƣợc các
bên tham gia quản lý hết sức quan tâm; bởi lẽ, nó tác động trực tiếp đến hiệu
quả kinh tế, đời sống con ngƣời và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những bƣớc phát triển trên, trong hoạt động xây
dựng cơ bản vẫn còn những hạn chế về chất lƣợng đáng để chúng ta quantâm.
Trƣớc đây, khi nói đến dự án đầu tƣ xây dựng, ngƣời ta thƣờng đặt vấn đề về
quản lý, sử dụng nguồn vốn và tiến độ thi công lên hàng đầu, sau đó mới đến
quản lý chất lƣợng công trình. Những năm gần đây, công tác quản lý chất
lƣợng công trình đã trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng. Đây là sự thay đổi
góp phần tạo ra sự chuyển biến nhận thức cho chính những ngƣời làm công
tác quản lý trong ngành xây dựng.
Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội có vị trí địa lý thuận
lợi để giao lƣu kinh tế, văn hoá xã hội với các địa phƣơng khác trong thành
phố cũng nhƣ các tỉnh lân cận. Huyện Thạch Thất hiện nay đang tập trung vào
đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đẩy mạnh đầu tƣ
các công trình giao thông đƣờng bộ, những cụm công nghiệp, các công trình
công cộng,... Mặc dù vậy, một số công trình không đảm bảo chất lƣợng do
Ban quản lý dự án huyện Thạch Thất và một số đơn vị khác làm Chủ đầu tƣ
vẫn diễn ra. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện nhiều cấu kiện,
bộ phận hạng mục công trình không đảm bảo an toàn, kém chất lƣợng bị phá


2

bỏ làm lại hoặc xử lý bằng các biện pháp gia cố tốn kém. Nhiều công trình
tiềm ẩn sự kém chất lƣợng chƣa đƣợc kiểm tra, nhanh chóng xuống cấp.
Trƣớc tình hình này, vấn đề quản lý chất lƣợng công trình xây dựng
đƣợc đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết.
Từ đó, đề tài “Hoàn thiện công tác Quản lý chất lƣợng công trình xây

dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Thạch Thất - TP Hà
Nội” đƣợc tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
* Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Hoàn thiện công tác Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng sử
dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Thạch Thất - TP Hà Nội”
tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lƣợng các công trình đầu tƣ
xây dựng, phân tích những tồn tại hạn chế, nguyên nhân, đề xuất giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân
sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Thạch Thất - TP Hà Nội.
* Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác Quản lý chất lƣợng công trình xây
dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Thạch Thất.
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu công tác quản lý chất
lƣợng công trình đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa
bàn huyện Thạch Thất - TP Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu: Công tác quản lý chất lƣợng công trình các dự
án ĐTXD công trình trên địa bàn huyện Thạch Thất trong giai đoạn từ năm
2012 đến năm 2017 để đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Áp dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích hệ thống.


3

- Phân tích định tính, phân tích định lƣợng và đánh giá tổng hợp.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài đƣa ra các giải pháp trên cơ sở khoa học để
hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà
nƣớc trên địa bàn huyện Thạch Thất - TP Hà Nội.

- Ý nghĩa thực tiễn: Với kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn
thiện công tác quản lý chất lƣợng các công trình, các dự án đƣợc thực hiện tốt
hơn nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ và lợi ích kinh tế.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của Luận văn gồm ba chƣơng:
- Chƣơng 1: Thực trạng về công tác quản lý chất lƣợng công trình xây
dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Thạch Thất.
- Chƣơng 2: Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về công tác quản lý chất
lƣợng xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện Thạch
Thất.
- Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng
công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện
Thạch Thất, Thành phố Hà nội.


4

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT
1.1. Huyện Thạch Thất và công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản.
1.1.1. Giới thiệu một số nét về huyện Thạch Thất.
Huyện Thạch Thất trƣớc đây là huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Từ ngày
01/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ
họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/5/2008. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 19/QĐ-UBND về việc tạm giao
toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số ba xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung
(trƣớc đây thuộc huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình) về huyện Thạch Thất

quản lý. Sau khi xác lập địa giới hành chính huyện Thạch Thất có 23 đơn vị
hành chính trực thuộc gồm thị trấn Liên Quan và 22 xã là Bình Yên, Tân Xã,
Hạ Bằng, Cẩm Yên, Lại Thƣợng, Đại Đồng, Phú Kim, Đồng Trúc, Kim
Quan, Cần Kiệm, Hƣơng Ngải, Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng,
Phùng Xá, Dị Nậu, Chàng Sơn, Thạch Hòa, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên
Trung, có tổng diện tích 184,59km2, với dân số 183.661 ngƣời (năm 2011).
Đây là vùng bán sơn địa, lƣu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật
thể của vùng đồng bằng sông Hồng; có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có vị trí
thuận lợi về giao thông và có quỹ đất rộng lớn không ngập lụt thuận lợi để
phát triển các chức năng lớn theo phù hợp phát triển kinh tế xã hội của thành
phố Hà Nội và Quốc gia [20].
a) Mối quan hệ vùng:
Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với
Thị xã Sơn Tây, các huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Ba Vì và huyện Kỳ Sơn -


5

Tỉnh Hòa Bình. Trên địa bàn huyện có các trục giao thông chính: Đại lộ
Thăng Long, đƣờng HCM, Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, Quốc lộ 32, quốc lộ
21, tỉnh lộ 419, 420, 446… kết nối với trung tâm Thủ đô và các huyện, thị
trong khu vực, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Huyện.

Hình 1.1. Sơ đồ huyện Thạch Thất
Nếu lấy thủ phủ của Huyện- thị trấn Liên Quan là tâm thì trong vòng bán
kính 10km, Huyện có mối liên hệ mật thiết với Khu Đô thị vệ tinh Hòa Lạc,
Đô thị vệ tinh Sơn Tây, các thị trấn sinh thái Phúc Thọ, Thạch Thất,khu đô thị
Đan Phƣợng; trong vòng bán kính 20 - 30km là Đô thị vệ tinh Xuân Mai và
đặc biệt là khu vực Nội đô Hà Nội.



6

Hình 1.2. Mô hình vùng ảnh hưởng tích cực trực tiếp của các đô thị với khu
vực xung quanh

b) Kinh tế- xã hội huyện Thạch Thất
Căn cứ vào số liệu thực tế và nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trƣởng
bình quân hàng năm (theo GTSX, giá cố định) giai đoạn 2012 - 2017 là
11,52%, trong đó ngành CN- XD tăng bình quân 11,92%/năm, TM – DV tăng
bình quân 14,45%, Nông-Lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 5,62%.đƣợc
nêu trong bảng:


7

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu về KT-XH huyện Thạch Thất giai đoạn 2012 - 2016
[22]
Đơn vị tính: Tỷ đồng, cơ cấu %
Chỉ tiêu

TT
A
1

2012

2013

2014


2015

2016

7.156

8.105

8.831

9.758

11.055

13,3

9,0

10,5

13,3

7.156

9.391

9.715

10.782


12.584

100

100

100

100

100

+ Dịch vụ

18,0

18,1

21,2

22,7

20,2

+ Công nghiệp và xây dựng

66,6

65,6


62,9

62,9

67,4

+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

15,4

16,3

15,9

14,4

12,4

Cơ cấu GTSX trên địa bàn theo

100

100

100

100

100


- Quốc doanh địa phƣơng

70,0

70,0

70,0

70,5

70,5

- Kinh tế tập thể (HTX),

0,3

0,3

0,3

0,3

0,3

- Kinh tế hộ gia đình - trang

29,7

29,7


29,7

29,2

29,2

Chỉ tiêu kinh tế
Tổng GTSX trên địa bàn của
một số ngành chủ yếu
Tốc độ tăng tổng GTSX trên

2

địa bàn của một số ngành chủ
yếu

3

4

5

Tổng GTSX trên địa bàn của
một số ngành chủ yếu
Cơ cấu GTSX trên địa bàn của
một số ngành chủ yếu

thành phần kinh tế


trại
B

Chỉ tiêu công nghiệp, nông


8

nghiệp, dịch vụ
I
1

2

II

1

2

III

DỊCH VỤ

6.768

6.918

8.973


10.978

14.007

Tổng mức bán lẻ hàng hóa (giá

6.035

6.067

7.995

9.834

12.686

733

851

978

1.144

1.321

27.811

29.134


31.945

38.293

42.952

22.624

23.474

25.938

31.159

34.781

5.187

5.660

6.007

7.134

8.171

1.187

1.246


1.302

1.367

1.444.5

thực tế)
Doanh thu dịch vụ lƣu trú và
ăn uống (giá thực tế)
CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY
DỰNG
Giá trị SX công nghiệp và xây
dựng
Sản lƣợng một số sản phẩm
công nghiệp chủ yếu:
NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ
THUỶ SẢN
Giá trị sản xuất nông, lâm

1

nghiệp-thủy sản (theo giá so

66

sánh 2010):
C

Các chỉ tiêu xã hội


I

DÂN SỐ

1

Dân số
Tỷ suất sinh thô

II
1

2

183.661 186.809 189.527 194.391

198.39
1

16,9

18,02

93.966

98.561

17,09

16,84


15,64

LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
- Tổng số lao động đang làm

101.256 103.456

việc
Tỷ lệ lao động nông, lâm
nghiệp thủy sản so với tổng số

105.75
6

20,5

20,2

20,1

19,9

19,7


9

lao động
3


Số lao động đƣợc tạo việc làm

III

GIẢM NGHÈO

1

4.669

4.726

4.750

4.720

4.765

Số hộ dân cƣ của toàn huyện

44.676

46.737

49.102

49.510

49.710


2

- Số hộ dân cƣ nghèo

4.119

2.314

1.761

1.462

1.355

3

- Tỷ lệ hộ nghèo

9,05

4,79

3,5

2,83

2,62

4


- Số hộ dân cƣ thoát nghèo

2.183

1.805

553

299

107

23

23

23

23

23

14

14

14

14


16

60,9

60,9

60,9

60,9

69,6

Số hộ dân cƣ dùng nƣớc sạch

8.712

10.516

13.159

15.690

20.287

Tỷ lệ hộ dân cƣ dùng nƣớc

19,5

22,5


26,8

31,69

40,81

632,61

644,11

689,11

771,11

783,11

180

200

200

200

200

CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ
IV


CƠ SỞ HẠ TẦNG THIẾT
YẾU

1
2

- Tổng số xã, thị trấn của toàn
huyện
Số xã có chợ xã, chợ liên xã
+ Tỷ lệ xã có chợ xã, chợ liên


3

sạch
Tổng số km đƣờng giao thông
4

thuộc cấp huyện, cấp xã quản


V
1

2

Y TẾ - XÃ HỘI
Số cơ sở y tế do cấp huyện
quản lý
Số gƣờng bệnh do cấp huyện

quản lý


10

3

- Số xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn

23

22

23

23

23

100

95,7

100

100

100

0


4

13

19

23

3.199

3.491

3.450

3.378

3.194

540

562

538

499

434

258


246

242

211

198

0

0

2

6

11

36.552

37.975

39.726

42.228

43.248

82


85

85

86

87

Tổng số làng (thôn)

200

199

199

196

195

Số làng (thôn), đƣợc công nhận

118

127

131

147


147

59

64

66

75

75,4

phù hợp với trẻ em
- Tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu
chuẩn xã, thị trấn phù hợp với
trẻ em

4
5
6

7
VI
1

2

Tổng số xã, thị trấn đạt tiêu chí
quốc gia về y tế

Số trẻ em mới sinh
Số cặp vợ chồng sinh con thứ 3
trở lên
Số trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy
dinh dƣỡng
VĂN HOÁ
- Số xã, thị trấn có nhà văn
hoá, thƣ viện
Số hộ dân cƣ đƣợc công nhận
danh hiệu "Gia đình văn hóa"
Tỷ lệ hộ dân cƣ đƣợc công
nhận và giữ vững danh hiệu
"Gia đình văn hóa"

3

4

và giữ vững danh hiệu "Làng
văn hóa"
Tỷ lệ làng (thôn), đƣợc công
nhận và giữ vững danh hiệu
"Làng văn hóa"


11

5

Tổng số xã đạt chuẩn văn hóa


0

0

0

-

-

0

0

0

-

-

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

108

117

127

136

140

63,5

68,8

75

80

82


6

5

5

5

6

19

19

19

20

21

40.165

41.497

42.229

44.538

44.395


88,3

84,2

91,0

89,2

89

99,0

99,4

99,1

99,4

99,0

74

76

78

79

80


24

24

24

24

24

nông thôn mới
Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa
nông thôn mới

6

Số thị trấn đạt chuẩn văn minh
đô thị
Tỷ lệ thị trấn đạt chuẩn văn
minh đô thị

7

Số cơ quan, đơn vị đạt chuẩn
văn hóa
Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn
văn hóa

8


9

Số xã, thị trấn không có ngƣời
nghiện ma túy
Số xã, thị trấn không có tệ nạn
mại dâm

VII GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1
2

Tổng số học sinh đầu năm học
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi
học mẫu giáo
Tỷ lệ học sinh phổ thông tiểu

3

học, trung học cơ sở hoàn
thành cấp học

4

4.1

Tổng số trƣờng học thuộc cấp
huyện quản lý theo phân cấp
Trƣờng Trung học cơ sở trên
địa bàn



12

4.2

Trƣờng tiểu học trên địa bàn

26

26

27

27

27

4.3

Trƣờng mầm non trên địa bàn

24

26

27

28


29

Số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ

23

23

23

23

23

100

100

100

100

100

cập giáo dục tiểu học đúng độ

5

tuổi
Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn phổ

cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi

1.1.2. Công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Thạch Thất
trong những năm qua
Từ năm 2012 đến hết năm 2017 đã có 748 dự án thuộc ngân sách cấp
Huyện, cấp thành phố đƣợc lập trên địa bàn huyện trong đó: 29 dự án nhóm
B; 719 dự án nhóm C. Phân theo lĩnh vực: giao thông 189 dự án; Giáo dục có
123 dƣ án; Trụ sở, nhà làm việc có 65 dự án; Văn hóa - Y tế có 145 dự án;
thuỷ lợi 92 dự án; hạ tầng kỹ thuật có 23 dự án và công trình khác có 111 dự
án [16].
Bảng 1.2: Dự án được lập năm 2012 - 2017 [16]
Trong đó
STT

Năm thực hiện

Số lƣợng dự án
Nhóm B

Nhóm C

1

Năm 2012

156

09


147

2

Năm 2013

91

03

88

3

Năm 2014

102

02

100

4

Năm 2015

115

05


110

5

Năm 2016

145

03

142


13

6

Năm 2017

139

07

132

Tổng số:

748

29


719

Các dự án đầu tƣ đƣợc lập cơ bản bám sát quy hoạch và kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội của huyện. Các chủ đầu tƣ có nhiều cố gắng trong việc
chuẩn bị đầu tƣ, từ khâu lập kế hoạch, xác định quy mô đầu tƣ; nội dung, chất
lƣợng dự án đầu tƣ từng bƣớc đƣợc nâng lên.
Bảng 1.3. Dự án được lập phân theo lĩnh vực năm 2012 - 2017[16]
TT

Danh mục công trình

Số dự án

Tổng mức đầu tƣ
(triệu đồng)

1

Công trình giao thông

189

1.876.320

2

Công trình giáo dục

123


1.236.512

3

Công trình trụ sở, nhà làm việc

65

438.638

4

Công trình Văn hóa - Y Tế

145

1.670.562

5

Công trình thủy lợi

92

775.459

6

Công trình hạ tầng kỹ thuật


23

326.536

7

Công trình khác

111

523.070

Từ các bảng số liệu trên, ta thấy: Số lƣợng các dự án trên địa bàn huyện
Thạch Thất có xu hƣớng tăng qua các năm. Nguyên nhân là do huyện Thạch
Thất là huyện ngoại thành mới đƣợc sáp nhập về Hà Nội nên công tác đầu tƣ
xây dựng cơ bản đƣợc Thành phố và huyện quan tâm chú trọng, tỷ lệ các dự
án đầu tƣ về giao thông, hạ tầng chiếm số lƣợng lớn. Tuy nhiên, các dự án
nhóm C vẫn chiếm đa số. Tỷ lệ giải ngân các dự án cũng khá cao, cụ thể:
Công trình giao thông có 189 dự án với tổng mức đầu tƣ là 1.876.320
triệu đồng, tổng mức giải ngân cho các dự án trong giai đoạn này là 1.744.602


14

triệu đồng (tỷ lệ giải ngân là 92,98% trên tổng vốn) vẫn còn nợ đọng 131.718
triệu đồng.
Đối với công trình giáo dục từ năm 2012-2017 có 123 dự án với tổng
mức vốn đầu tƣ là 1.236.512 triệu đồng, tổng mức giải ngân cho các dự án
trong giai đoạn này là 1.156.633 triệu đồng, (tỷ lệ giải ngân là 93,54%) còn

nợ đọng 79.879 triệu đồng.
Đối với công trình xây dựng trụ sở, nhà làm việc có 65 dự án với tổng
mức vốn đầu tƣ là 438.638 triệu đồng, nguồn vốn đƣợc giải ngân đến hết năm
2017 là 393.896 triệu đồng, (tỷ lệ giải ngân là 89,80%) nợ đọng dự án kết
thúc năm 2017 là 44.741 triệu đồng.
Đối với công trình Văn hóa - Y Tế có 145 dự án đƣợc thực hiện với tổng
mức đầu tƣ cho dự án là 1.670.562 triệu đồng nguồn vốn đƣợc giải ngân đến
hết năm 2017 là 1.547.775 triệu đồng (tỷ lệ giải ngân là 92,65%) nợ đọng dự
án kết thúc năm 2017 là 122.787 triệu đồng.
Xây dựng công trình thủy lợi có 92 dự án đƣợc thực hiện với tổng mức
đầu tƣ cho dự án là 775.459 triệu đồng nguồn vốn đƣợc giải ngân đến hết năm
2017 là 680.077 triệu đồng (tỷ lệ giải ngân là 87,7%) nợ đọng dự án kết thúc
năm 2017 là 95.382 triệu đồng.
Công trình hạ tầng kỹ thuật có 23 dự án với tổng vốn đầu tƣ là 326.536
triệu đồng, nguồn vốn đƣợc giải ngân đến hết năm 2017 là 296.102 triệu đồng
(tỷ lệ giải ngân là 90,68%) nợ đọng dự án kết thúc năm 2017 là 30.434 triệu
đồng.
Cuối cùng là các công trình khác có 111 dự án với tổng vốn đầu tƣ là
523.070 triệu đồng, đã giải ngân đƣợc 450.938 triệu đồng (chiếm 86,21%), nợ
đọng dự án chƣa thanh toán là 72.131 triệu đồng.


15

Nguyên nhân của việc nợ đọng các dự án là: do công trình chƣa hoàn
thành hoặc đang trong triển khai thi công nhƣng tiến độ rất chậm; do dự án đã
hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc nghiệm thu và đƣa vào sử dụng; do những công
trình đã đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa đảm bảo chất lƣợng đúng nhƣ trong
thiết kế kỹ thuật; bên cạnh đó, trong giai đoạn thực hiện dự án có thể do chủ
đầu tƣ chƣa huy động kịp thời nguồn vốn để thanh toán cho các nhà thầu thi

công.
1.2. Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng
trên địa bàn huyện Thạch Thất
1.2.1. Trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng công trình xây dựng
sử dụng vốn NSNN trên địa bàn huyện Thạch Thất
a) Trách nhiệm của UBND huyện Thạch Thất trong công tác quản lý
chất lƣợng công trình xây dựng
- Hƣớng dẫn ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia
hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lƣợng
công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng do mình quản lý.
- Báo cáo sự cố và giải quyết sự cố công trình xây dựng theo quy định.
Hƣớng dẫn giải quyết tranh chấp liên quan đến những hƣ hỏng công trình lân
cận do việc thi công xây dựng công trình mới gây ra.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình chuyên ngành kiểm
tra công trình xây dựng trên địa bàn khi đƣợc yêu cầu.
- Tổng hợp báo cáo ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Xây dựng định kỳ
hàng năm vào ngày 05 tháng 12 hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về tình


16

hình chất lƣợng và công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng trên địa
bàn.
b) Trách nhiệm của phòng có chức năng quản lý về xây dựng (Phòng
Quản lý đô thị) trong công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng
- Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản triển
khai thực hiện công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng trên địa bàn;
- Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quy định tại Khoản 1 đến

Khoản 5 Điều 10 Quy định này.
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm: công
trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình
nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật trừ công
trình xử lý chất thải rắn theo Phụ lục I Nghị định số 46/2015/NĐ-CP:
+ Công trình cấp III, cấp IV sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc và công
trình cấp III sử dụng vốn nhà nƣớc ngoài ngân sách do Chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định đầu tƣ theo quy định của pháp luật và do Chủ tịch
ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tƣ;
+ Công trình nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên thuộc cấp III.
- Thẩm định thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định về
quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình và phân cấp của Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định nguyên nhân sự
cố công trình theo quy định. Hƣớng dẫn giải quyết tranh chấp về chất lƣợng
đối với các công trình xây dựng các công trình xây dựng do ủy ban nhân dân
cấp huyện quản lý.
c) Trách nhiệm của UBND cấp xã trong công tác quản lý chất lƣợng
công trình xây dựng


17

- Tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng cho các tổ
chức và công dân trên địa bàn.
- Tiếp nhận, xác nhận thông báo khởi công của chủ đầu tƣ đối với các
công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 106
Luật Xây dựng; kiểm tra quá trình thi công công trình theo nội dung giấy
phép xây dựng, biển báo công trƣờng, các điều kiện đảm bảo vệ sinh môi
trƣờng nhƣ: hàng rào thi công, màn che công trình, thoát nƣớc thi công, giải

pháp thu gom nƣớc thải, phế thải xây dựng, nhà vệ sinh tạm thời, giấy phép
sử dụng tạm thời hè, đƣờng.
- Tiếp nhận báo cáo sự cố của chủ đầu tƣ, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý
sử dụng công trình, đồng thời ngay sau khi nhận đƣợc thông tin phải báo cáo
cho ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân Thành phố về sự cố theo
quy định.
- Trƣờng hợp phát hiện công trình, hạng mục công trình có dấu hiệu
nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác sử dụng, ủy ban nhân
dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo cho ủy ban nhân dân cấp huyện và thực
hiện ngay các biện pháp xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm,
không đảm bảo an toàn cho khai thác sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều
44 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
- Lập danh mục, theo dõi các công trình khởi công xây dựng trên địa bàn
xã, phƣờng, thị trấn; định kỳ 6 tháng/1 lần báo cáo ủy ban nhân dân cấp
huyện thông qua phòng có chức năng quản lý xây dựng cấp huyện để tổng
hợp, theo dõi, kiểm tra.


×