Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện quốc oai – tp hà nội giai đoạn 2011-2020.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.83 KB, 36 trang )

Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng, là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Đất đai bao gồm các yếu tố tự nhiên và chịu sự tác động của các
yếu tố kinh tế, tâm lý xã hội và ý thức sử dụng đất của mỗi con người. Đất đai luôn
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không
có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không một quá trình lao động nào diễn ra và
cũng không thể có sự tồn tại của xã hội loài người.
Trong thời gian qua, công tác quy lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn
nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, được triển khai rộng khắp
trên phạm vi cả nước và đã đạt được một số kết quả nhất định. Quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà
cả lâu dài, việc thực hiện đúng phương án quy hoạch đóng vai trò quyết định tính
khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất. Thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai phải phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển kinh tế xã hội của
từng địa phương. Việc sử dụng đất phải triệt để tiết kiệm, tránh lãng phí quỹ đất,
phân bổ hợp lý quỹ đất cho nhu cầu sử dụng khác nhau của nền kinh tế.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp -
dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, đang gây áp lực lớn đối với đất
đai. . Trong khi đó quĩ đất có hạn dẫn đến chỉ tiêu đất bình quân trên đầu người ở
mức thấp. Do đó yêu cầu đặt ra là đất đai phải được quản lý một cách chặt chẽ,
không ngừng nâng cao tính hiệu quả trong quá trình sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu
quản lý nhà nước và nhu cầu sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức .
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992,
tại chương II điều 17, 18 đã quy định: "Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà


nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo có mục đích và sử
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
1
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
dụng có hiệu quả" và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai, được ghi nhận tại Điều 6 Luật Đất đai 2003.
Ngày 25-06-2012, Huyện Quốc Oai - thành phố Hà Nội đã được Chủ tịch
UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký ban hành Quyết định số 2686/QĐ-UBND
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng huyện Quốc Oai đến năm 2030. Đó
chính là căn cứ quan trọng để triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh
tế – xã hội của huyện.
Với mục tiêu nhìn nhận đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử
dụng đất giai đoạn 2011 – 2020, phân tích những kết quả đã đạt được và những tồn
tại bất cập trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2012; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch
sử dụng đất; khắc phục những nội dung sử dụng đất bất hợp lý, đề xuất, kiến nghị
điều chỉnh những nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất không theo kịp
những biến động trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong những năm
tới.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự phân công của Khoa Bất Động
Sản và Kinh tế tài nguyên, cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thế Phán
đã giúp đỡ em thực hiện đề tài:
“Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Quốc Oai – TP Hà
Nội giai đoạn 2011-2020”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ các vấn đề quy hoạch sử dụng đất , tính cần thiết của việc đánh giá tình
hình thực hiện quy hoạch trong quản lý và sử dụng đất .
- Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Quốc Oai – thành phố
Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020; tìm ra những yếu tố tích cực, những hạn chế bất cập
trong quá trình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án quy hoạch
sử dụng đất. Đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế của huyện.
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
2
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá công tác Quy hoạch sử dụng đất của
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2012 và đề ra phương
hướng, giải pháp cho công tác này trong giai đoạn sau từ 2013 đến 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp đã được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài: điều tra,
khảo sát, thực nghiệm, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê.
5. Kết cấu, nội dung của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề án gồm các chương
sau:
Chương I: Cơ sở khoa học của Quy hoạch sử dụng đất
Chương II: Công tác Quy hoạch sử dụng đất của huyện Quốc Oai giai đoạn 2011-
2020
Chương III: Định hướng thực hiện công tác Quy hoạch cho những năm sau của
giai đoạn 2011-2020
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
3
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1. Khái niệm
Để hiểu được khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai, cần tìm hiểu khái niệm về
quy hoạch và đất đai dưới góc độ quản lí đất đai. Về thuật ngữ có thể hiểu quy
hoạch sử dụng đất đai như sau: quy hoạch là việc xác định một trật tự nhất định,
bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức…

Hiện nay ở Việt Nam chưa có định nghĩa chuẩn về đất đai. Theo các hiểu
thông thường đất đai là phần nổi của mặt địa cầu mà trên đó con người và vạn vật đi
lại, sinh sống… Tuy nhiên, dự theo các quy định của pháp luật hiện hành, ta có thể
hiểu thuật ngữ “đất đai” như sau:
- Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
- Đất đai là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ
quyền quốc gia (không thể có quốc gia mà không có đất đai)
- Đất đai là loại tài sản đặc biệt – bất động sản – tức là loại tài sản không thể di
dời (điều 181 – Bộ luật dân sự)
- Đất đai là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoảnh đất, vạc đất, mảnh
đất, miếng đất ) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới
tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước,.
nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính ) tạo ra những điều kiện
nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Qui hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời
3 tính chất:
- Kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất).
- Kỹ thuật (các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dựng
bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu ).
- Pháp chế: (xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm
đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật).
Như vậy, có thể định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện
pháp của Nhà nước (thể hiện đồng thời 3 tính chất, kinh tế, kỹ thuật và pháp chế)
về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ (mọi loại đất đều được đưa vào sử
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
4
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
dụng theo các mục đích nhất định), hợp lý (đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện

tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng), khoa học (áp dụng thành tựu khoa
học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến) và có hiệu quả nhất (đáp ứng đồng bộ cả
3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường), thông qua việc phân bố quỹ đất đai (khoanh
định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất.
Thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định
nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững phát huy lợi thế của thổ
nhưỡng và lãnh thổ để mang lại lợi ích cao, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều
chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt
với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi
trường. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng nhiệm vụ và mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai
được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; xác lập sự ổn định về mặt pháp
lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và
đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân
sinh, văn hoá - xã hội với hiệu quả cao.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước
nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai phát huy lợi thế ngành và lãnh thổ, hạn chế sự
chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm
giảm nghiêm trọng quĩ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm
nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại
đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất
hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội và các hậu quả khó lường về tình
hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng của từng địa phương, đặc biệt là
trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường.
2. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai
Việc quy hoạch sử dụng đất đai được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5 năm
và hàng năm. Kế hoạch sử dụng đất đai cũng được lập theo các cấp lãnh thổ hành
chính và theo ngành, nhưng phải có sự kết hợp chặt chẽ và đáp ứng được những yêu
cầu sau:

SV: Kinh tế và quản lý địa chính
5
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân (không
phụ thuộc vào cơ cấu quản lý cũng như hình thức trực thuộc).
- Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn.
- Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước trong các
ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ.
- Đạt hiệu quả cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với nước ta,
Luật đất đai năm 1993 (điều 16, 17, 18) quy định: quy hoạch sử dụng đất đai được
tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành. Qui hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ có
các dạng sau:
+ Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai cả nước.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai các vùng.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp theo lãnh thổ là toàn bộ diện
tích tự nhiên của lãnh thổ. Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử
dụng đất đai theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực
hiện theo nguyên tắc: Từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái
chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và bước sau chỉnh lý bước trước. Qui
hoạch sử dụng đất đai cho các vùng chuyên môn hoá - sản xuất hàng hoá có thể
nằm gọn trong cấp vị lãnh thổ hoặc không trọn vẹn ở một đơn vị hành chính. Do
tính chất đặc thù của sản xuất nông nghiệp, ngoài sản phẩm chuyên môn hoá phải
kết hợp phát triển tổng hợp để xây dựng đầy đủ và hợp lý đất đai. Qui hoạch sử
dụng đất của xí nghiệp là hệ thống biện pháp về tổ chức kinh tế và kỹ thuật nhằm bố
trí, sắp xếp, sử dụng các loại đất, như tư liệu sản xuất một cách hợp lý để tạo ra
nhiều nông sản hàng hoá, đem lại nguồn thu nhập lớn. Nội dung quy hoạch đất đai
xí nghiệp rất đa dạng và phong phú, bao gồm: quy hoạch đất trồng trọt, quy hoạch

thuỷ lợi, quy hoạch giao thông, quy hoạch rừng phòng hộ quy hoạch sử dụng đất
đai của xí nghiệp có thể .tiến hành trong các vùng sản xuất chuyên môn hoá hoặc có
thể độc lập ở ngoài vùng.
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
6
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
Qui hoạch theo ngành: Dựa trên cơ sở điều tra đánh giá khả năng thích nghi
của đất mà phân cho các ngành sử dụng và định hướng cho người sử dụng đất phù
hợp với đặc điểm từng ngành để có hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, một số ngành đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đai của
ngành mình, như: ngành nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi , nhưng tiến hành còn
rất chậm. Hai loại quy hoạch này liên quan chặt chẽ với nhau. Các ngành tuy có
khác nhau về mục đích sử dụng đất, nhưng đều được phân bố trên cùng một lãnh
thổ cụ thể nào đó (tức là trên một lãnh thổ tồn tại một lúc nhiều ngành). Do đó, tuỳ
thuộc vào đặc điểm phân bố lực lượng sản xuất và sự phát triển các ngành mà mỗi
dạng quy hoạch theo lãnh thổ hành chính có thể bao hàm toàn bộ hoặc một số dạng
quy hoạch theo ngành. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại
quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ
hoặc cơ sở chung như sau:
- Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch.
- Số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch.
- Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như nội
dung và phương pháp quy hoạch.
Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai được phân loại theo nhiều
cấp vị khác nhau (như: loại hình, dạng, hình thức quy hoạch ) nhằm giải quyết các
nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai (điều chỉnh quan hệ sử dụng đất như: tư liệu sản
xuất) từ tổng thể đến thiết kế chi tiết.
3. Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất
Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên thiên có trước lao động, là điều
kiện tự nhiên của lao động. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng

mạc, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phóc lợi khỏc, cỏc
cánh đồng để con người trồng trọt chăn nuôi Con người đã tác động vào đất đai
để tạo ra của cải để nuôi sống mình và cộng đồng mình. Không những thế nhờ có
đất đai mà con người đã thể hiện được vị trí to lớn của mình trong xã hội. Sự tác
động qua lại giữa con người và đất đai thể hiện mối quan hệ qua lại giữ người và
đất. Mối quan hệ này được thể hiện rõ nét trong tiến trình lịch sử của xã hội loài
người .
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
7
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội. Khi mức sống của con người
còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. Thời kỳ cuộc sống phát triển ở mức cao, công năng của
đất đai từng bước được mở rộng, vấn đề sử dụng đất cũng phức tạp hơn vừa là căn
cứ của khu vực 1, vừ là không gian, địa bàn của khu vực 2. Điều này có nghĩa đất
đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như
cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống nhân
loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lội càng rõ nét trong các khu vực
kinh tế phát triển.
Khi nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng sự bùng nổ dân số đã làm cho
mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của
con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoạc vô thức) dẫn đến huỷ hoại
môi trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất
đai càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu.
Sau khi luật đất đai 1993 được ban hành, ngay từ đầu năm 1994. Tổng cục
địa chính đã triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc đến năm
2000. Đây là một bước tiến lớn trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Thông qua
quy hoạch sử dụng đất, các mối quan hệ đất đai được điều chỉnh đồng thời đã tạo
điều kiện để quan hệ đất đai được tiếp cận với cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Đặc biệt đã tạo một bước cho yêu

cầu cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhu cầu hiện đại hoá và đô thị
hoá. Không những thế, quy hoạch sử dụng đất đai cả nước là căn cứ cho quy hoạch
sử dụng đất đai ở các địa phương (Tỉnh, Huyện , Xã). Quy hoạch sử dụng đất đai cả
nước chỉ đạo việc dây dựng quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch cấp huyện xây dựng trên
cơ sở quy hoạch cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai căn cứ
vào đặc tính đặc tính nguồn tài nguyên đất, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và các
điều kiện cụ thể khác của huyện để từ đó đề xuất các giải pháp và phân bố sử dụng
các loại đất đồng thời xác định các chỉ tiêu khống chế về đất đai đối với quy hoạch
ngành, xã phường trên phạm vi toàn huyện. Quy hoạch và được xây dựng dựa trên
khung chung các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai của huyện.
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
8
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
4. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính
khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành
quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc
điểm quy hoạch sử dụng đất đai được cụ thể như sau:
4.1. Tính lịch sử - xã hội
Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, và lịch sử phát
triển của mỗi loại giai đoạn cũng khác nhau. Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử
phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình
thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt: lực
lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức lao động hoặc vật tự nhiên trong quá
trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người trong quá trình
sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nảy sinh mối quan hệ giữa người
với đất đai. Các công việc của con người như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết
kế đều liên quan chặt chẽ với đất đai, nhằm đưa đất đai vào sử dụng sao cho đầy
đủ, hợp lý và hiệu quả cao nhất. Quy hoạch đất đai thể hiện đồng thời yếu tố thúc
đẩy phát triển lực lượng sản xuất và yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì

vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.
Mặt khác, ở mỗi nước khác nhau đều có luật đất đai riêng biệt. Vì vậy, quy
hoạch sử dụng đất đai của các nước cũng có nội dung khác nhau. Ở nước ta, quy
hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội.
Bởi vì theo luật đất đai thì đất đai nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước
thống nhất quản lý và nhà nước giao đất cho các hộ gia đình và tổ chức sử dụng.
Điều đó góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn, tạo điều kiện
cho người dân làm chủ mảnh đất, tự tin trong sản xuất và đầu tư, giúp cho việc
bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị
trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của
từng lợi ích kinh tế xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất,
cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.
4.2. Tính tổng hợp
Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt
động xã hội. Vì vậy quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp rất cao, đề cập
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
9
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế, xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã
hội dân số và đất đai, sản xuất công - nông nghiệp, môi trường sinh thái Quy
hoạch sử dụng đất đai thường đề cập đến việc sử dụng đất của sáu loại đất chính:
đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên
dùng và đất chưa sử dụng, cũng như ảnh hưởng đến toàn nhu cầu sử dụng đất đai
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử
dụng dất, nó bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hoà các mâu thuẫn về
đất đai các ngành, lĩnh vực xác định và điều phối phương thức, phương hướng
phân bổ sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh
tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
4.3. Tính dài hạn

Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất đai được thể hiện rất rõ trong
phương hướng, kế hoạch sử dụng đất. Thường thời gian của quy hoạch sử dụng đất
đai trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Căn cứ vào các dự báo xu thế biến
động dài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng như: sự thay đổi về nhân
khẩu học, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp
và các lĩnh vực khác, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai,
đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ
khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
Để đáp ứng được nhu cầu đất cho phát triển lâu dài kinh tế - xã hội, quy
hoạch sử dụng đất đai phải có tính dài hạn. Nó tạo cơ sở vũng chắc, niềm tin cho
các chủ đầu tư, tạo ra môi trường pháp lý ổn định.
4.4. Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước
được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất. Nó
chỉ ra được tính đại thể, nhưng không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể,
chi tiết của sự thay đổi. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính
chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng
và khái lược về sử dụng đất của các ngành như: phương hướng, mục tiêu và trọng
điểm chiến lược của sử dụng đất đai trong vùng; cân đối tổng quát các nhu cầu sử
dụng đất của các ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng và phân bố đất đai trong vùng;
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
10
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng; đề xuất
các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng
đất.
Quy hoạch có tính dài hạn nên khoảng thời gian dự báo tương đối dài, mà
trong quá trình dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác
định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá thì quy hoạch sẽ càng ổn định. Do
đó, quy hoạch thường có giá trị về mặt thời gian, tạo nền tảng và định hướng cho

các ngành khác sử dụng đất đai theo phương hướng đã vạch ra.
4.5. Tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách
xã hội. Mỗi đất nước có các thể chế chính trị khác nhau, các phương hướng hoạt
động kinh tế xã hội khác nhau, nên chính sách quy hoạch sử dụng đất đai cũng
khác. Khi xây dựng phương án quy hoạch phải quán triệt các chính sách và quy
định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cụ thể mặt bằng đất
đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh tế - chính
trị - xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các quy định khống chế về dân số, đất đai và môi
trường sinh thái. Trong một số trường hợp ta có thể hiểu quy hoạch là luật, quy
hoạch sử dụng đất đai để đề ra phương hướng, kế hoạch buộc mọi người phải làm
theo. Nó là chính sách cứng, là cái khung cho mọi hoạt động diễn ra trong đó. Vì
vậy, quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện tính chính sách rất cao. Nhưng không vì thế
mà quy hoạch sử dụng đất đai là vĩnh viễn, không thay đổi.
4.6. Tính khả biến
Với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi. Vì vậy,
dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đoán trước, theo nhiều phương
diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến
đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn để phù hợp với phát
triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Càng ngày xã hội càng phát triển, khoa
học kỹ thuật ngày càng tiên tiến, đời sống của con người đòi hỏi càng cao, các nhu
cầu luôn biến đổi, cùng với những thay đổi đó các chính sách của nhà nước và tình
hình kinh tế cũng thay đổi theo. Do đó, các dự kiến quy hoạch là cần thiết. Điều này
thể hiện tính khả biến của quy hoạch vì vậy quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy
hoạch động.
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
11
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
5. Căn cứ của Quy hoạch sử dụng đất
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai (bình quân mỗi năm
phải chuyển khoảng 30.000 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng sang mục đích
khác). Việc sử dụng đất đai hợp lý liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động của từng
ngành và từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng
người dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng
công tác quản lý và sử dụng đất đai là vấn đề bức xúc và cần được quan tâm hàng
đầu. Ý chí của toàn Đảng, toàn dân quan tâm đến vấn đề đất đai được thể hiện trong
hệ thống các văn bản pháp luật, như: Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật.
Những văn bản này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai.
Để xây dựng được bản quy hoạch sử dụng đất của một cấp hay một ngành
nào đó thì cần phải có sự tham gia của rất nhiều nghành, nhiều lĩnh vực có liên
quan, trên cơ sở đó thu thập những thông tin cần thiết đối với việc quy hoạch về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất tại địa phương
để thấy được cơ cấu sử dụng đất của các ngành đặc biệt làm rõ sự tác động của các
ngành đối với đất đai và ngược lại trên cơ sở khai thác thế mạnh của từng vùng,
phát triển một nền kinh tế bền vững Cùng với dự báo nhu cầu sử dụng đất đai của
các cấp, các ngành sẽ lên cân đối nhu cầu sử dụng đất phù hợp cho từng địa bàn.
Trên cơ sở đó xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, để phương
án quy hoạch đạt được 3 nhóm mục tiêu là hiệu quả, cân bằng và khả năng duy trì
sự sống thì công tác quy hoạch phải được xây dựng trên những căn cứ về mặt pháp
lý, căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng quy hoạch, căn
cứ vào quy định sử dụng đất của cấp quản lí vùng quy hoạch và căn cứ vào hiện
trạng vùng quy hoạch
6. Nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Điều 23 Luật đất đai 2003 đã nêu rõ nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất bao gồm:
+ Nội dung quy hoạch sử dụng đất:
SV: Kinh tế và quản lý địa chính

12
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai.
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội,
quốc phòng, an ninh.
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
+ Nội dung kế hoạch sử dụng đất:
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
- Kế hoạch thu hồi diện tích các loại đất để phân bổ cho nhu cầu xây dựng kết
cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị, khu dân cư nông
thôn, quốc phòng, an ninh
- Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lúa nước và đất có rừng sang sử
dụng vào mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp
- Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích.
- Cụ thể hóa kế hoạch sử dụng đất năm năm đến từng năm.
- Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
7. Quy trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
7.1. Tổ chức điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
Bước này rất quan trọng, nó là cơ sở để thực hiện các bước sau. Do đó, trong
bước này càng làm kỹ bao nhiêu thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
các bước sau bấy nhiêu. Nội dung cụ thể phải thực hiện bao gồm các công việc sau:
- Thu thập và phân loại các thông tin, số liệu, tư liệu, bản đồ về đất đai thông
qua các chỉ tiêu đặt ra, ta xuống tận cơ sở cần quy hoạch để thu thập thông tin và ở
các trung tâm lưu trữ tư liệu khác.
- Sau đó ta phải đánh giá độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập được,
dùng các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật và môi trường để đánh giá xem độ sát thực của
thông tin được bao nhiêu phần trăm.

- Từ đó ta nội nghiệp mới hoá thông tin, số liệu, bản đồ.
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
13
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
- Xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp: Chính là xác định những nội
dung, địa điểm cần khảo sát thực địa. Đưa ra các kế hoạch điều tra, đo vẽ bản bổ
sung, kế hoạch tiến hành khảo sát thực địa, xây dựng phương pháp, tổ chức điều tra
thông tin bổ sung. Sau đó ta phải kết hợp xử lý nội nghiệp và ngoại nghiệp chuẩn
hoá các thông tin, số liệu, bản đồ.
- Tổng duyệt các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản, thông tin, bản đồ và chọn
các số liệu gốc.
- Xác định cơ sở pháp lý của bộ số liệu gốc.
7.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất và kinh tế - xã hội
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai: ta phải dựa trên các chỉ tiêu về quy mô
đất, cơ cấu, chủng loại và chất lượng đất đai. Từ đó đánh giá mức độ biến động đất
đai đồng thời phân tích nguyên nhân dẫn tới những biến động đó qua các năm.
Đánh giá tình hình sử dụng đã hợp lý chưa, phân bổ, bố trí địa điểm có phù hợp
không. Rút ra những mặt tồn tại và đã đạt được.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai,
dựa vào rất nhiều các chỉ tiêu như: GDP chung và GDP bình quân đầu người, thu
nhập, tiêu dùng tích luỹ của dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo ngành, theo
lãnh thổ).
- Về dân số, dân số trong nông nghiệp và phi nông nghiệp, dân số đô thị và
nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số, dự báo biến động dân số trong tương lai.
- Thực trạng phát triển của các đô thị: thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và các
vùng ven đô. Từ đó ta đánh giá nhu cầu sử dụng đất đai cuả các đô thị đó trong
tương lai.
- Đánh giá tốc độ phát triển của các ngành: công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,
xây dựng và dịch vụ du lịch, văn hoá thể thao. Dựa trên những chỉ tiêu về quy mô,
cơ cấu và nhu cầu phát triển của các ngành.

- Đánh giá các chính sách mới của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội
gây áp lực về cường độ sử dụng đất đai. Đánh giá mức độ tác dụng của các chính
sách đến đời sống nhân dân: khuyến khích làm giàu, mở cửa, đối tác với nước
ngoài, gọi vốn đầu tư, tác dụng mạnh mẽ của kinh doanh bất động sản…
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
14
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
7.3. Dự báo các nhu cầu sử dụng đất đai
Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, ta phải dự báo được
giá trị sản xuất của các ngành như giá trị ngành nông nghiệp, giá trị công nghiệp,
ngành dịch vụ và ngành giao thông… Dự báo quy mô của cơ cấu các ngành.
Những căn cứ dự báo nhu cầu sử dụng đất:
- Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát
triển của từng ngành.
- Căn cứ quỹ đất hiện có bao gồm cả số lượng, đặc điểm tài nguyên đất và
khả năng mở rộng diện tích cho một số mục đích sử dụng.
- Căn cứ vào khả năng đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ trong các giai đoạn. Từ đó có thể dễ dàng xác định được nhu cầu sử dụng đất
ứng với số vốn và công nghệ.
- Căn cứ vào lực lượng lao động, lịch sử và thực trạng năng suất cây trồng,
mức tăng trưởng bình quân hàng năm của từng ngành. Lực lượng lao động mà có
trình độ tay nghề cao thì khả năng mở rộng quy mô sản xuất lớn và ngược lại.
Thực trạng năng suất cây trồng mà cao thì quy mô và cơ cấu cây trồng cũng
thay đổi. Do vậy, việc dự báo nhu cầu sử dụng đất luôn phải căn cứ vào các nhân tố
này.
- Nhu cầu về nguyên liệu cho ngành công nghiệp (gỗ cho xây dựng, gỗ để
xản xuất hàng tiêu dùng, đất để sản xuất vật liệu xây dựng…) khi nền công nghiệp
vàng phát triển, nhu cầu về nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp cũng như các
ngành khác ngày càng gia tăng. Điều đó, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai đáp ứng
cho các ngành luôn thay đổỉ.

- Căn cứ vào tốc độ gia tăng dân số, phát triển đô thị, các điều kiện về kết cấu hạ
tầng, tính lịch sử các tụ điểm dân cư và các điều kiện địa hình, thuỷ văn.
7.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai
Sau khi ta dự báo đầy đủ nhu cầu sử dụng đất đai (6 loại đất chính), xác định
được nhu cầu biến động của từng đất đai. Từ đó, ta xây dựng dự án quy hoạch sử
dụng từng loại đất đai. Nội dung chính của bước xây dựng phương án quy hoạch sử
dụng đất này là phân bố, bố trí từng loại đất đai cho các nhu cầu đã dự báo theo các
phương án lựa chọn. Xác định rõ ràng vùng này là đất gì, quy mô bao nhiêu, chuyển
bao nhiêu đất nông nghiệp sang các ngành khác, phân bổ như thế nào (bao nhiêu
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
15
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
cho đất trồng cây hàng năm, lâu năm, đất vườn tạp trong khu vực dân cư, đất ở dành
ho chăn nuôi ). Tương tự như vậy, ta cũng phân bố quỹ đất các loại cho các nhu
cầu theo các chỉ tiêu đặt ra.
Việc phân bố quỹ đất đai trên là dựa vào một số căn cứ sau: căn cứ vào mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ
vào hiện trạng sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và tính
khả thi của việc khai thác mở rộng diện tích các loại đất.
Tiếp theo ta tổng hợp toàn bộ các phương án quy hoạch sử dụng đất chung.
Từ đây ta xác định rõ được vùng nào có tổng diện tích bao nhiêu, đất nông nghiệp
chiếm bao nhiêu, đất khu dân cư, đất giao thông chiếm bao nhiêu và nhiệm vụ
phải thực hiện của vùng đó.
Đó chính là việc ta hoàn thiện bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai. Trên bản
đồ phản ánh toàn bộ phương hướng và nội dung đất đai trong tương lai. Nội dung
bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm:
- Ranh giới hành chính, các yếu tố chủ yếu, mạng lưới thuỷ lợi và giao thông.
- Hiện trạng các loại đất theo từng mục đích sử dụng.
- Các loại đất theo quy hoạch: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân
cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng.

7.5. Kế hoạch thực hiện sử dụng đất đai
Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai đã được thể hiện rõ ở bước trên. Do
đó, ta chỉ việc xây dựng từng bước đi cụ thể hoá các nội dung đó đưa vào thực tiễn.
Ta chia quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành các giai đoạn, trong các
giai đoạn thực hiện những nội dung cụ thể đã vạch sẵn trong phương án quy hoạch
chung. Phải chỉ rõ được cái gì làm trước, cái gì làm sau, thời gian hoàn thành mỗi
giai đoạn là bao nhiêu.Trong mỗi giai đoạn thực hiện sẽ gặp phải một số vướng
mắc, để giải quyết những khó khăn đó thì cần có những biện pháp nào hoặc có
những giải pháp nào để tháo gỡ.
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
16
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
CHƯƠNG II: CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN
QUỐC OAI TRONG NĂM 2011 -2012
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Quốc Oai – thành phố Hà
Nội
1.1 Điều kiện tự nhiên
Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng
bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng-Hòa Lạc và đường
Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công nghiệp.
Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành
phố khoảng 20km. Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phía Tây
giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện
Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.
Diện tích: 147,01km
2
Dân số: khoảng 156.800 người (năm 2009)
1.2Điều kiện kinh tế - xã hội
Quốc Oai là huyện có những lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, giao thông,
nguồn nhân lực. Phát huy lợi thế đó, huyện Quốc Oai đã tập trung phát triển kinh tế

toàn diện, trong đó chú trọng ngành kinh tế có lợi thế như công nghiệp, nông nghiệp
và xây dựng đô thị.
Năm 2009, huyện Quốc Oai đã có 10/13 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế
hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 835,39 tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm
2008. Thu nhập bình quân đầu người/năm ước đạt 10,8 triệu đồng.
Năm 2010, huyện Quốc Oai phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 15%
trở lên; cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, thủy sản 26%; công nghiệp-xây dựng 42%;
du lịch dịch vụ 32%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10,5%, giải quyết việc làm
cho 2.000 lao động trở lên và thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 12 triệu đồng.
Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: Công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp cũng được chú trọng hơn, song đa số vẫn sản xuất theo quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, đây sẽ là ngành kinh tế phát triển rất mạnh trong tương lai gần khi một
loạt các dự án xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
được triển khai và đi vào hoạt động. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp năm 2007 đạt 672,5 tỷ đồng, tăng 29,1% so với năm 2006.Năm 2009,
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
17
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
tổng giá trị sản xuất thực hiện đạt 1.077,54 tỷ đồng, bằng 116,4% so với cùng kỳ.
Toàn huyện có 172 dự án được xây dựng với tổng mức đầu tư 754 tỷ đồng.
Định hướng phát triển của Quốc Oai trong những năm tới là đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước xây dựng nền kinh tế địa phương theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở giữ vững tốc độ tăng trưởng của ngành
công nghiệp địa phương và lĩnh vực dịch vụ - du lịch.
Về Nông nghiệp: Với những lợi thế về đất đai, thủy lợi, nguồn nhân lực,
Quốc Oai được đánh giá là huyện giàu tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Thực tế
cho thấy, từ trước đến nay, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo,
đóng góp nhiều nhất trong GDP của huyện Quốc Oai. Tổng giá trị sản xuất nông
nghiệp năm 2009 đạt 325,3 tỷ đồng, bằng 102,5% so với cùng kỳ. Huyện đã triển
khai quy hoạch vùng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở khu vực vùng bãi sông Đáy

với tổng diện tích gần 200ha và quy hoạch vùng chăn nuôi thủy sản tập trung tại
Đông Yên, Hòa Thạch với diện tích 70ha.
Những năm qua, huyện chủ trương chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
theo hướng hiệu quả bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để
thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương nhằm phát triển những mô hình
nông nghiệp khác nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao
nhất. Trong đó vùng vèn sông chủ yếu phát triển cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi bò
sữa; vùng đồng bằng trung tâm tập trung phát triển cây lương thực mà lúa là cây
trồng chủ đạo; vùng bán sơn địa triển khai thực hiền trồng tre Bát Độ lấy măng và
một số cây khác.
Trong tương lai, Quốc Oai sẽ chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa với những quy hoạch cụ thể là: tiếp tục chuyên canh lương thực
để đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương; chuyển đổi những diện tích trồng
lúa năng suất thấp sang mô hình một lúa – một cá để nâng cao hiệu quả kinh tế; đẩy
mạnh thực hiện dồn điền đổi thửa, tiếp tục phát triển diện tích cây ăn quả, trồng hoa
xuất khẩu, cây màu có giá trị kinh tế cao; ổn định và phát triển hơn nữa đàn bò, đàn
lợn.
Về làng nghề: Trên địa bàn huyện có 14 làng nghề truyền thống. Trong đó có
các làng nghề như làng nghề đan cót Văn Khê, làng chế biến gỗ Nghĩa Hương…
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
18
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
Về giao thông: Những năm gần đây, nhất là năm 2009, hệ thống giao thông
của Quốc Oai đã được quan tâm đúng mức. Các tuyến đường liên huyện, liên xã,
đường làng ngõ xóm được đầu tư làm mới. Trong đó có dự án đầu tư thi công
đường 421B dài hơn 17km đi qua 8 xã của huyện Quốc Oai và Chương Mỹ có mức
đầu tư gần 117 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng công trình đường Trại Cá-Liệp
Tuyến-Phú Cát có chiều dài 5km với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng.
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện khá thuận lợi với đại lộ Thăng Long,
quốc lộ 21A chạy qua cùng tỉnh lộ 80 và 81. Hai con sông Đáy và sông Tích chảy

song song trên địa bàn huyện không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông
đường thủy mà còn đem lại nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế.
Khai thác lợi thế trên, những năm gần đây, cơ cấu kinh tế huyện Quốc Oai đang
chuyển dịch theo hướng tích cực, dần dần hòa vào quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đang diễn ra sôi động trên khắp đất nước. Một Quốc Oai diện mạo mới đang
dần được định hình.
Về giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có những bước tiến
đáng kể với số học sinh tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học đạt trên 20%. 100%
xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 4 trường được công khai đạt
chuẩn quốc gia. Mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng. Ủy ban Nhân dân
huyện đã phê duyệt phân bổ nguồn vốn kích cầu 25 dự án xóa phòng học tạm với
tổng kinh phí 96,7 tỷ đồng.
Về văn hoá-xã hội: Những năm gần đây, cuộc sống của người dân Quốc Oai
ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Năm 2009 đã có 25.195 đối
tượng chính sách được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 153 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng
lại nhà bị xuống cấp, hư hỏng.
Về y tế: Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, toàn
huyện có 16/21 trạm y tế xã được công nhận chuẩn quốc gia.
Về di tích và danh lam thắng cảnh: Trên địa bàn huyện Quốc Oai có hơn 150
di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 32 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Đặc biệt
quần thể di tích, danh thắng chùa Thầy là một điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu
hút hàng chục vạn lượt khách tham quan, vãn cảnh.
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
19
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
2. Công tác Quy hoạch sử dụng đất của huyện Quốc Oai từ năm 2011 đến
2020
2.1Hiện trạng sử dụng đất đai
Theo số liệu kiểm kê đất đai đến năm 2011, tổng diện tích tự nhiên của huyện là
14700.62 ha, trong đó:

Bảng 1: Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính năm 2011
Nhóm đất Diện tích(ha) Cơ cấu (%)
Nhóm đất nông nghiệp 8168.19
55.56
Nhóm đất phi nông nghiệp 6240.08
42.45
Nhóm đất chưa sử dụng 292.35
1.99
Tổng diện tích tự nhiên 14700.62 100.00
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Quốc Oai)
2.1.1 Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện hiện có 8168.19 ha chiếm
55,56% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
Trong đó:
* Đất sản xuất nông nghiệp là 6267,59 ha, chiếm 76,73% tổng diện tích đất nông
nghiệp. Trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm là 5157,13 ha, chiếm 82,28 % diện tích đất sản xuất
nông nghiệp.
+ Đất trồng lúa là 4528,57 ha, chiếm 87,81% diện tích đất trồng cây hàng năm.
+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi là 1,70 ha, chiếm 0,03% diện tích đất trồng cây
hàng năm.
+ Đất trồng cây hàng năm khác là 626,86 ha, chiếm 12,16% diện tích đất trồng
cây hàng năm.
- Đất trồng cây lâu năm là 1110,46 ha, chiếm 17,72% diện tích đất sản xuất NN.
* Đất lâm nghiệp là 140,56 ha, chiếm 18,00% tổng diện tích đất nông nghiệp:
- Đất rừng sản xuất là 1097,11ha, chiếm 74,60% tổng diện tích đất lâm nghiệp.
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
20
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
- Đất rừng phòng hộ là 373,45ha, chiếm 25,40% tổng diện tích đất lâm nghiệp.

* Đất nuôi trồng thủy sản là 229,77 ha, chiếm 2,81% tổng diện tích đất nông
nghiệp.
* Đất nông nghiệp khác là 200,27 ha, chiếm 2,45% tổng diện tích đất nông
nghiệp.
Bảng 2: Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 2011
STT Loại đất
Diện tích
(ha)
Cơ cấu (%)
Đất nông nghiệp 8168.19 100.00
1 Đất sản xuất nông nghiệp 6267.59 76,73
1.1 Đất trồng cây hàng năm 5157.13 63,14
1.1.1 Đất trồng lúa 4528.57 55,44
1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.70 0,02
1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 626.86 7,67
1.2 Đất trồng cây lâu năm 1110.46 13,59
2 Đất lâm nghiệp 1470.56 18,00
2.1 Đất rừng sản xuất 1097.11 13,43
2.2 Đất rừng phòng hộ 373.45 4,57
3 Đất nuôi trồng thủy sản 229.77 2,81
4 Đất nông nghiệp khác 200.27 2,45
(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường Huyện Quốc Oai)
2.1.2 Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện tính đến năm 2011 là 6240,08 ha,
chiếm 42,45% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó bao gồm:
* Đất ở có diện tích 2354,86 ha, chiếm 37,74% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
21
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
+ Đất ở nông thôn là 1333,39 ha chiếm 56,62% diện tích đất ở.

+ Đất ở đô thị là 1021,47 ha, chiếm 43,38% diện tích đất ở.
* Đất chuyên dùng có diện tích 3342,27 ha, chiếm 53,56% tổng diện tích đất phi
nông nghiệp. Trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 31,38 ha, chiếm 0,94% diện
tích đất chuyên dùng.
+ Đất quốc phòng là 574,71 ha, chiếm 17,20% diện tích đất chuyên dùng.
+ Đất an ninh là 0,62 ha, chiếm 0,02% diện tích đất chuyên dùng.
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 721,84 ha, chiếm 21,60% diện
tích đất chuyên dùng
+ Đất có mục đích công cộng là 2013,72 ha, chiếm 60,25 % diện tích đất
chuyên dùng.
* Đất tôn giáo tín ngưỡng có diện tích 33,73 ha, chiếm 0,54% tổng diện tích
đất phi nông nghiệp.
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 93,06 ha, chiếm 1,49% tổng diện tích
đất phi nông nghiệp.
* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 386,82 ha, chiếm
6,20% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
* Đất phi nông nghiệp khác có diện tích 29,34 ha, chiếm 0,47% tổng diện tích đất
phi nông nghiệp.
Bảng 3: Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp năm 2011
STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Đất phi nông nghiệp 6240.08 100,00
1 Đất ở 2354.86 37,74
1.1 Đất ở nông thôn 1333.39 21,37
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
22
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
1.2 Đất ở đô thị 1021.47 16,37
2 Đất chuyên dùng 3342.27 53,56
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 31.38 0,50

2.2 Đất quốc phòng 574.71 9,21
2.3 Đất an ninh 0.62 0,01
2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi NN 721.84 11,57
2.5 Đất có mục đích công cộng 2013.72 32,27
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 33.73 0,54
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 93.06 1,49
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 386.82 6,20
6 Đất phi nông nghiệp khác 29.34 0,47
(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Quốc Oai)
2.1.3 Hiện trạng sử dụng nhóm đất chưa sử dụng
Diện tích đất chưa sử dụng trên toàn huyện là 292,35ha, chiếm % tổng diện tích đất
tự nhiên. Trong đó:
* Diện tích đất bằng chưa sử dụng là 93,03ha, chiếm 31,82% diện tích đất
chưa sử dụng
* Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 191,03 ha, chiếm 65,36% diện tích
đất chưa sử dụng.
* Diện tích núi đá không có rừng cây 8,25 ha, chiếm 2,82 % diện tích đất
chưa sử dụng.
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
23
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
Bảng 4: Diện tích, cơ cấu các loại chưa sử dụng năm 2011
STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Đất chưa sử dụng 292.35
100,00
1 Đất bằng chưa sử dụng 93.03
31,82
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 191.07
65,36
3 Núi đá không có rừng cây 8.25

2,82
(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Quốc Oai)
2.2Tình hình biến động đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn huyện trong năm 2011 không thay đổi so
với năm 2010.
2.2.1 Biến động nhóm đất nông nghiệp
*Diện tích đất nông nghiệp năm 2011 có 8168,19 ha; năm 2010 là 9090,86,
thực giảm 922,67 ha. Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp tăng 416,79ha từ các loại đất: đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp 0,57ha; đất quốc phòng 3,05ha; đất an ninh 2,0ha; đất cơ sở
kinh doanh 5,71ha; đất khai thác khoáng sản 3,06ha; đất nghĩa trang nghĩa địa
6,43ha; đất có mặt nước chuyên dùng 21,01ha; đất phát triển hạ tầng 35,61ha; đất
phi nông nghiệp còn lại 72,32ha; đất chưa sử dụng 373,42ha; do tăng khác
235,67ha.
- Diện tích đất nông nghiệp giảm 1339,46ha do chuyển sang các loại đất: Đất
trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 3,49ha; đất quốc phòng 70,61ha; đất an ninh
52,31ha; đất cụm công nghiệp 38,86ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh 154.95ha; đất
khai thác khoáng sản 49.22ha; đất sản xuất vật liệu xây dựng 98.14ha; đất di tích
danh thắng 30.08ha; đất tôn giáo tín ngưỡng 5.87ha; đất nghĩa trang nghĩa địa
3.88ha; đất có mặt nước chuyên dùng 3.09ha; đất phát triển hạ tầng 151.54ha; đất
phi nông nghiệp còn lại 164.78ha; do giảm khác 130.65ha.
* Diện tích đất trồng lúa năm 2011 có 4528,57 ha; năm 2010 có 5555,72 ha,
giảm 1027,15ha. Trong đó:
- Diện tích đất trồng lúa tăng 66.31ha từ các loại đất sau: đất nông nghiệp
còn lại 32.33ha; đất có mặt nước chuyên dùng 1.88ha; đất phi nông nghiệp còn lại
22.65ha; đất chưa sử dụng 9.45ha.
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
24
Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán
- Diện tích đất trồng lúa giảm 1093.46ha do chuyển sang các loại đất: đất

trồng cây lâu năm 44.67ha; đất nuôi trồng thủy sản 634.12ha; đất nông nghiệp còn
lại 6.02ha; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 3.59ha; đất quốc phòng 6.29ha;
đất an ninh 52.31ha; đất cụm công nghiệp 35.02ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh
132.29ha; đất khai thác khoáng sản 34.61ha; đất sản xuất vật liệu xây dựng 58.23ha;
đất tôn giáo tín ngưỡng 2.30ha; đất nghĩa trang nghĩa địa 1.74ha; đất có mặt nước
chuyên dùng 3.09ha; đất phát triển hạ tầng 127.35ha; đất phi nông nghiệp còn lại
29.9ha.
* Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2011 có 1110.46 ha năm 2010 là
806.82 ha, tăng 303.64ha. Trong đó:
- Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 642.15ha từ các loại đất: đất trồng lúa
44.67ha; đất rừng sản xuất 147.82ha; đất nông nghiệp còn lại 8.53ha; đất có mặt
nước chuyên dùng 2.33ha; đất phi nông nghiệp còn lại 48.61ha; đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp 0.5ha; đất quốc phòng 1.05ha; đất an ninh 2.03ha; đất cụm
công nghiệp 60.47ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh 4.88ha; đất khai thác khoáng
sản 29.61ha; đất chưa sử dụng 292.33ha.
- Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm 338.51do chuyển sang các loại đất:
đất trồng cây lâu năm 138.8ha; đất nuôi trồng thủy sản 36.94ha; đất nông nghiệp
còn lại 3.2ha; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 1.21ha; đất cụm công nghiệp
16.9ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh 2.24ha; đất khai thác khoáng sản 1.14ha; đất
phi nông nghiệp còn lại 130.03ha.
* Diện tích rừng sản xuất năm 2011 là 1097.11 ha, năm 2010 là 994.32ha,
tăng 102.79ha. Trong đó:
- Diện tích rừng sản xuất tăng 285.40 từ các loại đất: đất trồng cây lâu năm
13.8ha; đất nông nghiệp còn lại 3.2ha; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
0.07ha; đất quốc phòng 4.0ha; đất an ninh 0.94ha; đất cụm công nghiệp 16.9ha; đất
cơ sở sản xuất kinh doanh 2.24ha; đất nghĩa trang nghĩa địa 1.55ha; đất có mặt nước
chuyên dùng 0.65ha; đất khai thác khoáng sản 3.06ha; đất phi nông nghiệp còn lại
261.29ha.
- Diện tích rừng sản xuất giảm 182.21ha do chuyển sang các loại đất: đất
trồng cây lâu năm 14.78ha; đất rừng phòng hộ 54.18ha; đất quốc phòng 2.78ha; đất

cơ sở sản xuất kinh doanh 8.83ha; đất khai thác khoáng sản 13.4ha; đất tôn giáo tín
SV: Kinh tế và quản lý địa chính
25

×