Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh mục lục nội dung mục lục PHẦN i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.21 KB, 16 trang )

Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS
nhằm phát triển năng lực học sinh MỤC LỤC Nội dung MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT
VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn PHẦN II: NỘI DUNG I. Giải pháp cũ
thường làm II. Giải pháp mới cải tiến 1 Nội dung giải pháp mới 1.1 Xây dựng hệ
thống bài tập thực tiễn đưa vào giảng dạy cho phù hợp 1.1.1 Khai thác triệt để các
bài tập có tính thực tiễn trong sách giáo khoa 1.1.2 Có thể thay bài tập trong sách
giáo khoa bằng một bài tập có lời giải Trang 1 3 4 7 8 9 9 9 14 không đổi nhưng
mang tính thực tế hoặc thay bài toán có nội dung thực tế này bằng bài toán có nội
dung thực tế khác. 1.1.3 Vận dụng các câu hỏi Pisa vào dạy từng bài cho phù hợp
1.2 Một số biện pháp sư phạm nhằm tăng cường các bài toán thực tiễn 16 19 trong
qua trình dạy học 1.2.1 Biện pháp 1: Sử dụng bài toán thực tiễn vào khâu đặt vấn
đề và 20 chuyển ý trong tiết dạy 1.2.2 Biện pháp 2: Sử dụng các bài toán thực tiễn
vào khâu củng cố kiến 24 thức 1.2.3 Biện pháp 3: Sử dụng các bài toán thực tiễn
trong giờ luyện tập, ôn tập 26 chương, ôn tập cuối năm. 1.2.4 Biện pháp 4: Tăng
cường các hoạt động thực hành, qua đó rèn luyện 30 kỹ năng thực hành toán học
gần gũi với thực tế. skkn một số BIỆN PHÁP đưa các bài TOÁN THỰC TIỄN vào
GIẢNG dạy môn TOÁN cấp THCS NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG lực học SINH
22% 22% Giảm giá 22% 31% 25% Tải bản đầy đủ Thích 2 Chia sẻ 6/6/2019 skkn
một số BIỆN PHÁP đưa các bài TOÁN THỰC TIỄN vào GIẢNG dạy môn TOÁN
cấp THCS - Tài liệu text 2/12 1.2.5 Biện pháp 5: Chú ý khai thác các kiến thức Toán học vào các
bộ môn 32 khác gần với thực tế như Vật lý, Hóa học, Sinh học … 1.2.6 Biện pháp
6: Tăng cường liên hệ thực tế qua các tiết học 1.2.7 Biện pháp 7: Thường xuyên
giao bài tập “dự án” cho các nhóm học 36 38 sinh thực hiện. 1.2.8 Biện pháp 8:
Tăng cường các bài toán thực tiễn vào kiểm tra đánh giá 1.2.9 Biện pháp 9: Tổ
chức các hoạt động ngoại khóa về toán học theo chủ 40 42 đề cho trước . 1.3 Quy
trình giải một bài toán thực tiễn 2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp mới 3.
Hạn chế của giải pháp mới PHẦN III: KẾT LUẬN I. Hiệu quả kinh tế (giáo dục)
Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường 45 51 52 53 THCS Ninh Hải 1
Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS
nhằm phát triển năng lực học sinh II. Hiệu quả xã hội III. Điều kiện và khả năng áp
dụng IV. Kiến nghị PHỤ LỤC Phụ lục 1: Giáo án minh họa Phụ lục 2: Một số bài


toán thực tiễn áp dụng trong giảng dạy Phụ lục 3: Một số hình ảnh minh họa các
hoạt động của học sinh với môn toán Phụ lục 4: Phiếu điều tra: Sự hiểu biết, quan


tâm của học sinh với nhứng 54 55 55 58 67 81 84 ứng dụng thực tế của toán học.
Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 2 Một số biện
pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát
triển năng lực học sinh PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Giáo dục Việt
Nam trong những năm gần đây đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục
tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Một trong những mục tiêu lớn của giáo dục nước ta hiện nay đó là hoạt động giáo
dục phải gắn liền với thực tiễn. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác địn 6/6/2019 skkn một số BIỆN
PHÁP đưa các bài TOÁN THỰC TIỄN vào GIẢNG dạy môn TOÁN cấp THCS Tài liệu text />3/12 Toán học có nguồn gốc thực tiễn, chính sự Thùc tiÔn C¸c lÝ thuyÕt To¸n häc
Phôc vô Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 3 Một
số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm
phát triển năng lực học sinh phát triển của thực tiễn đã có tác dụng lớn đối với toán
học. Thực tiễn là cơ sở để nảy sinh, phát triển và hoàn thiện các lí thuyết Toán học.
Cho nên các giai đoạn phát triển của toán học đều gắn với những mối liên hệ
phong phú như: liên hệ giữa toán học với nhu cầu hoạt động thực tiễn của con
người, liên hệ giữa toán học và sự phát triển của các ngành khoa học khác, liên hệ
giữa các nội dung toán học với nhau. Ngược lại, toán học lại xâm nhập vào thực
tiễn thúc đẩy thực tiễn phát triển. Bên cạnh đó, với mỗi cá nhân, việc có tư duy
toán học tốt có liên quan mật thiết đến năng lực phân tích, giải quyết vấn đề, diễn
đạt ý tưởng một cách hiệu quả trong những tình huống thực tế. Cụ thể là ngày nay,
con người phải đối mặt ngày càng nhiều các vấn đề liên quan đến Toán học như
các kiến thức về số lượng, định lượng, hình không gian, thống kê, biểu đồ... Ví dụ
như khi đi du lịch ta cần đến kĩ năng đọc bản đồ, phân tích lịch trình; khi mua
hàng, gửi tiền tiết kiệm, đầu tư vào lĩnh vực kinh tế… ta cần biết tính toán sao cho
có lợi nhất. Như vậy năng lực toán học là năng lực rất cần thiết đối với mỗi cá

nhân, là kỹ năng quan trọng trong thời buổi xã hội thông tin và tri thức ngày nay.
Do đó việc nghiên cứu khai thác những bài toán có nội dung thực tiễn đưa vào
giảng dạy môn Toán nhằm phát triển năng lực của học sinh là hết sức cần thiết bởi
Toán học đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống mỗi cá nhân, với xã hội cũng
như sự phát triển của cả cộng đồng. II. Cơ sở thực tiễn 1. Vấn đề liên hệ với thực
tiễn trong chương trình và sách giáo khoa toán trung học cơ sở hiện nay. Chương


trình và sách giáo khoa hiện nay đã viết theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh. Trong sách giáo khoa
và sách bài tập cũng đã đưa nhiều các bài toán thực tiễn đặc biệt ở một số nội dung
như phần số học được trình bày liền mạch ở lớp 6 và lớp 7; Thống kê, quan hệ giữa
các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy Giáo viên: Phạm Như Quỳnh Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 4 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn
vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh của tam giác
ở lớp 7; giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình ở lớp 8 và
lớp 9; Hình không gian ở lớp 8 và lớp 9; hệ thức lượng trong tam giác vuông ở lớp
9. Tuy nhiên số lượng bài tập chưa liên tục và không đều, vì vậy giáo viên cần tăng
cường lựa chọn, đưa thêm vào các bài tập có nội dung sát với thực tiễn để học sinh
có điều kiện áp dụng kiến thức Toán học vào cuộc sống. 2. Thực trạng dạy - học
môn Toán theo hướng liên hệ với thực tiễn ở bậc trung học cơ sở hiện nay 2.1 Về
phía giáo viên: Đa số giáo viên đã có quan tâm đến việc khai thác tình huống thực
tế vào dạy học môn Toán nhưng hiệu quả chưa cao, chưa liên tục, chưa có phương
pháp cụ thể khoa học. Chỉ một số ít giáo viên chủ động tìm hiểu, còn số đông giáo
viên có quan tâm nhưng không chủ động tìm hiểu mà chủ yếu sử dụng các bài tập
trong sách giáo khoa, sách bài tập. Mặc dù hầu hết các thầy cô đều khẳng định
rằng, nếu tăng cường khai thác các tình huống thực tế vào dạy học thì sẽ làm cho
học sinh tích cực hơn trong việc học môn Toán. Nhưng việc tìm hiểu, khai thác các
tình huống thực tế vào dạy học hiện nay của giáo viên còn hạn chế. Tôi cho rằng
hạn chế trên có thể do những nguyên nhân chính sau: + Khối lượng kiến thức yêu
cầu ở mỗi tiết học là khá nhiều và độ khó tăng dần theo cấp học khiến giáo viên vất

vả trong việc hoàn thành bài giảng trên lớp. + Do áp lực thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục nên dẫn đến cách dạy và cách học phổ biến hiện nay là “thi gì, học
nấy”, “không thi, không học”. + Do yêu cầu vận dụng Toán học vào thực tế chưa
được đặt ra một cách thường xuyên và cụ thể trong quá trình đánh giá (các nội
dung yêu cầu khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tế xuất hiện rất ít
trong các kì thi). Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh
Hải 5 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp
THCS nhằm phát triển năng lực học sinh + Khả năng liên hệ kiến thức Toán học
vào thực tiễn của giáo viên Toán còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là vì
bản thân giáo viên trong quá trình học tập ở phổ thông cũng như quá trình đào tạo
tại các trường sư phạm ít khi được tiếp cận cũng như đào tạo một cách có hệ thống
về cách khai thác, vận dụng kiến thức Toán học vào thực tế. Tải bản đầy đủ Thích


2 Chia sẻ 6/6/2019 skkn một số BIỆN PHÁP đưa các bài TOÁN THỰC TIỄN vào
GIẢNG dạy môn TOÁN cấp THCS - Tài liệu text
4/12 2.2 Về
phía học sinh: Đa số học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn Toán, toán
rất cần thiết cho cuộc sống. Học sinh cũng rất muốn biết về ứng dụng của nó trong
thực tế cuộc sống. Tuy nhiên nhiều học sinh nghĩ rằng môn Toán là môn học khó,
vốn kiến thức thực tế của học sinh rất hạn chế do đó các em thường cảm thấy lúng
túng khi phân tích tìm lời giải cho một bài toán có nội dung thực tế. Xuất phát từ
các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn trình bày ở trên và qua thực tế giảng dạy bản thân
tôi nhận thức được vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng của việc rèn luyện cho
học sinh năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Vì vậy tôi chọn vấn
đề: “Một số biện pháp dưa bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn toán cấp THCS
nhằm phát triển năng lực học sinh” làm sáng kiến kinh nghiệm. Giáo viên: Phạm
Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 6 Một số biện pháp đưa các bài
toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học
sinh PHẦN II: NỘI DUNG I. Giải pháp cũ thường làm 1. Nội dung giải pháp cũ

Giáo viên dạy học theo tiến trình sách giáo khoa, truyền tải đầy đủ lý thuyết và rèn
kỹ năng giải toán cho học sinh. Các bài toán có nội dung thực tế chủ yếu được lấy
trong sách giáo khoa và sách bài tập, đôi khi có những bài còn bỏ qua. Hướng dẫn
học sinh giải các bài toán thực tế thường tập trung vào dạng toán “Giải bài toán
bằng lập phương trình hoặc hệ phương trình”, còn các dạng toán thực tế khác chưa
nêu được các bước giải cụ thể. Giáo viên chủ yếu chỉ dạy các tiết thực hành theo
phân phối chương trình quy định và rèn cho học sinh các kỹ năng thực hành như
kỹ năng tính toán (tính nhanh, tính nhẩm, tính gần đúng, tính có sử dụng máy tính
bỏ túi…). Tuy nhiên một số các kỹ năng thực hành toán học khác chưa thực sự
được chú trọng như kỹ năng đọc hiểu bản đồ, kỹ năng về đo lường, kỹ năng ước
lượng … Các đề kiểm tra còn thiên về tái hiện kiến thức, vận dụng kiến thức giải
các bài toán gói gọn trong bộ môn toán, ít quan tâm đến đánh giá năng lực vận
dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tế. 2. Ưu điểm giải pháp cũ Nội dung
chương trình đã khá quen thuộc với hầu hết giáo viên trong nhiều năm nay nên
giáo viên cũng thành thạo trong tiến trình dạy học. Giáo viên truyền tải cho học
sinh kiến thức một cách hệ thống và khoa học. Học sinh nắm vững kiến thức, có kỹ
năng vận dụng linh hoạt các kiến thức đó trong giải các bài toán cơ bản và nâng
cao. Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 7 Một số


biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát
triển năng lực học sinh 3. Nhược điểm giải pháp cũ Dạy học vẫn nặng về truyền
thụ kiến thức lý thuyết dẫn tới việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các
tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp
còn hạn chế. Những hạn chế trong việc liên hệ toán học với thực tiễn của nội dung
chương trình hiện hành cũng như cách kiểm tra đánh giá đã dẫn đến định hướng
dạy học của giáo viên và học sinh không được quan tâm đúng mức tới việc liên hệ
thực tế vào dạy học. Điều đó làm cho toán học xa rời thực tiễn, giảm tính sáng tạo
của giáo viên và học sinh. Học sinh học bằng cách ghi nhớ máy móc và làm theo
những khuôn mẫu mà giáo viên đặt ra, vì vậy dẫn đến tâm lý chán nản, ngại học,

học trước quên sau, thụ động và không có phương pháp tự học suốt đời. Học sinh
thiếu kiến thức thực tế, không biết chuyển mối quan hệ giữa các yếu tố thực tế
sang yếu tố toán học. II. Giải pháp mới cải tiến Ngoài việc truyền đạt cho học sinh
đầy đủ các kiến thức theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy để học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, rèn cho
học sinh các kỹ năng vận dụng các kiến thức đó để giải toán thì giáo viên cần tăng
cường hơn nữa các bài toán có tính thực tiễn vào các hoạt động dạy học ở trên lớp.
Việc dạy Toán tại trường trung học cơ sở tôi đã tăng cường các bài toán thực tiễn
như sau: Nghiên cứu bài dạy, chọn lọc, sưu tầm các bài toán, các vấn đề cần đưa
trong tiết dạy. Đưa các bài toán thực tiễn đó vào các khâu giảng dạy ở trên lớp như
đặt vấn đề, chuyển ý, củng cố hay giao nhiệm vụ về nhà cho phù hợp. Xây dựng hệ
thống câu hỏi để hướng dẫn các bài toán thực tế. Giáo viên: Phạm Như Quỳnh Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 8 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn
vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh Chú trọng
các tiết thực hành và tùy vào từng bài có thể cho học sinh làm các thực hành nhỏ
để củng cố cho các kiến thức vừa học. Rèn cho học sinh các kỹ năng thực hành
toán học gần gũi với thực tế thông Tải bản đầy đủ Thích 2 Chia sẻ 6/6/2019 skkn
một số BIỆN PHÁP đưa các bài TOÁN THỰC TIỄN vào GIẢNG dạy môn TOÁN
cấp THCS - Tài liệu text 5/12 qua các bài dạy trên lớp, các buổi ngoại khóa. 1. Nội dung giải
pháp mới 1.1 Xây dựng hệ thống các bài tập thực tiễn đưa vào giảng dạy cho phù
hợp. 1.1.1 Khai thác triệt để các bài tập có tính thực tiễn trong sách giáo khoa Nội
dung chương trình sách giáo khoa đã đưa khá nhiều các ví dụ, các bài tập có tính
thực tiễn. Tuy nhiên giáo viên có tâm lý ngại ngần, ít hứng thú, thậm chí bỏ qua


các bài toán thực tiễn này. Hơn nữa, dạng toán có nội dung mang tính thực tế rất ít
có khả năng ra đề kiểm tra, do đó, nếu giáo viên quá coi trọng thi cử hoặc sợ thiếu
thời gian của tiết dạy thì thường không truyền tải nội dung của các bài tập này hoặc
nếu có thì cũng chỉ giải xong bài toán đó mà không khai thác triệt để tính ứng dụng
của nó trong thực tế. Về phía học sinh, thường chỉ chú ý đến mặt toán học và xử lí
tính toán trên các con số, đến những hình vẽ,… mà ít quan tâm đến tính thực tế,

đến quá trình mô tả mối quan hệ dẫn tới những con số, hình vẽ … Trong khi đó,
những bài tập này, ngoài tầm quan trọng như để củng cố hoặc chuyển tải kiến thức,
còn có thể phục vụ ngay việc học tập của các em là niềm hứng thú cho học sinh,
tạo hiệu quả cao cho tiết dạy nếu giáo viên biết khai thác triệt để. Dưới đây là một
số ví dụ minh họa Ví dụ 1: (§2: Giá trị của một biểu thức đại số - Bài 8/trang 29
SGK toán 7 tập II) Đố: Ước tính số gạch cần mua: Giả sử gia đình em cần lát một
nền nhà hình chữ nhật bằng gạch hình vuông có cạnh 30cm. Hãy đo kích thước nền
nhà đó rồi ghi vào ô trống trong bảng sau: Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn
Thị Hường THCS Ninh Hải 9 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào
giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh Chiều rộng (m)
Chiều dài (m) Số gạch cần mua (viên) X y xy 0,09 5,5 6,8 Khoảng 416 viên … …
… Giáo viên cho học sinh tính với kích thước của nền nhà cụ thể ở bảng trên ta
ước tính khoảng 416 viên. Giáo viên liên hệ thực tế: Thực tế khi lát nền nhà, người
ta đếm xem mỗi chiều lát được bao nhiêu viên gạch rồi từ đó mới tìm ra số gạch
cần dùng để lát nền nhà đó. Nếu số gạch ở mỗi chiều là số tự nhiên thì số gạch cần
dùng để nát nền nhà là tích của hai số tự nhiên đó. Trong trường hợp số gạch mỗi
chiều không là số tự nhiên thì số gạch cần dùng để lát nền nhà phải tính trên thực tế
sẽ khác đi nhiều (khi đó phải cắt, gọt rồi mới lát cho đủ nền nhà và còn phải đảm
bảo thẩm mĩ). Thực tế không được lấy diện tích nhà chia cho diện tích một viên
gạch để tìm số gạch nguyên. Ví dụ: Với bài toán trên nếu lát gạch theo chiều dài ta
được một hàng 22 viên còn thừa 20cm chưa lát (680 : 30 = 22 dư 20), nếu lát theo
chiều rộng ta lát được một hàng là 18 viên còn thừa 10cm chưa lát (550 : 30 = 18
dư 10). Do đó số gạch nguyên dùng để lát là: 22 x 18 = 396 viên. Phần còn lại phải
cắt từ 22 viên gạch nguyên nữa để lát (mỗi viên gạch cắt thành 2 phần 10cm và
20cm). Vậy thực tế số viên gạch dùng để lát là: 396 + 22 = 418 viên Đối với bài
này giáo viên giao nhiệm vụ về nhà ước lượng số viên gạch để lát nền của nhà
mình Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 10 Một
số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm
phát triển năng lực học sinh Ví dụ 2: (§5: Tính chất tia phân giác của một góc - Bài



31/trang 70 SGK toán 7 tập II) x b O M Tải bản đầy đủ Thích 2 Chia sẻ 6/6/2019
skkn một số BIỆN PHÁP đưa các bài TOÁN THỰC TIỄN vào GIẢNG dạy môn
TOÁN cấp THCS - Tài liệu text 6/12 a y Hình vẽ trên cho biết cách vẽ tia phân giác của góc xOy
bằng thước hai lề: - Áp một lề của thước vào cạnh Ox, kẻ đường thẳng a theo lề
kia. - Làm tương tự với cạnh Oy, ta kẻ được đường thẳng b. - Gọi M là giao điểm
của a và b, ta có OM là tia phân giác của góc xOy. Hãy chứng minh tia OM được
vẽ như vậy đúng là tia phân giác của góc xOy. Với bài toán trên giáo viên nên dành
khoảng thời gian để học sinh thực hiện bài tập này. Sau khi giải xong bài tập trên,
học sinh sẽ hiểu được bề rộng của thước chính là khoảng cách từ điểm M đến các
đường thẳng Ox và Oy, do đó khắc sâu được tính chất về tia phân giác của một
góc. Ngoài ra, học sinh có thể vận dụng ngay kiến thức này để có thêm một cách
vẽ chính xác tia phân giác của một góc bằng thước kẻ. Ví dụ 3: (§2: Hình hộp chữ
nhật - Bài 7/trang 100 SGK toán 8 tập II) Một căn phòng dài 4,5m, rộng 3,7m và
cao 3,0m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường. Biết rằng tổng diện
tích các cửa là 5,8m 2. Hãy tính diện tích cần quét vôi. Sau khi học sinh làm xong
bài tập trên giáo viên có thể bổ sung thêm câu hỏi: Số tiền phải trả để quét vôi căn
phòng đó là bao nhiêu? Biết rằng cứ 1m 2 hết 6000 đồng. Giáo viên: Phạm Như
Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 11 Một số biện pháp đưa các bài toán
thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh
Hoặc giáo viên có thể dùng câu hỏi mở và yêu cầu học sinh về nhà làm Để quét vôi
căn phòng đó cần chi phí hết bao nhiêu tiền? Với câu hỏi trên thì học sinh cần phải
tự tìm hiểu giá thành quét vôi mới tính được chi phí quét vôi của cả căn phòng.
Cách làm này sẽ giúp cho học sinh nhận thấy kiến thức toán học của mình được
vận dụng trong thực tế một cách rõ ràng từ đó các em sẽ yêu thích môn Toán hơn.
Ví dụ 4: (Bài 11/trang 112 - SGK Toán 9 tập II) Người ta nhấn chìm hoàn toàn một
tượng đá nhỏ vào một lọ thủy tinh có nước dạng hình trụ. Diện tích đáy lọ thủy
tinh là 12,8cm 2 . Nước trong lọ dâng lên thêm 8,5mm. Hỏi thể tích của tượng đá
là bao nhiêu? Khi giải được bài tập này học sinh sẽ nhớ rất lâu cách tính thể tích
của hình trụ đồng thời với cách đó, có thể đo thể tích một vật thể có hình dáng bất

kỳ. Dạng toán“ Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình” là
một dạng toán rèn luyện óc phân tích và biểu thị toán học, những mối liên quan của
các đại lượng trong thực tiễn. Trong khi đó vốn kiến thức thực tế của học sinh còn
hạn chế do đó khi dạy về dạng toán này giáo viên cần phân tích để chỉ ra được tính


thực tiễn đối với các đại lượng. Ví dụ như: Quãng đường, vận tốc, thời gian là các
số dương; số người, số cây, số chi tiết máy … là số nguyên dương; năng suất làm
riêng phải nhỏ hơn năng suất làm chung; … Ví dụ 5: (Bài 52/trang 60 – SGK lớp 9
tập 2): Khoảng cách giữa hai bến sông A và B là 30 km. Một ca nô từ bến A đến
bến B, nghỉ 40 phút ở bến B rồi quay lại bến A. Kể từ lúc khởi hành đến khi về tới
bến A hết tất cả 6h. Hãy tìm vận tốc của ca nô trong nước yên lặng, biết rằng vận
tốc của nước chảy là 3km/h Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường
THCS Ninh Hải 12 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn
Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh Đối với bài toán này giáo viên
cần chú ý cho học sinh tính thực tế của hai đại lượng đó là vận tốc thực của ca nô
phải lớn hơn vận tốc dòng nước từ đó học sinh đặt điều kiện của ẩn cho chính xác.
Tăng cường khai thác các bài toán cực trị vì việc tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ
nhất của dạng toán này chính là việc tìm những cái tối ưu được đặt ra trong đời
sống và kỹ thuật. Tối ưu hóa các hoạt động là một hệ thống tri thức mà người lao
động cần được trang bị nhằm thích ứng kịp thời với tốc độ tiến bộ như vũ bão của
khoa học, kỹ thuật và sản xuất hiện đại. Vì vậy, trong dạy học nói chung và dạy
học Toán nói riêng, cần phải tập dượt và rèn luyện cho học sinh thói quen và ý thức
tối ưu trong suy nghĩ cũng như trong việc làm. Nói cách khác, làm cho học sinh có
ý thức luôn tự tìm cách thức để đạt tới "cực trị" trong học tập, lao động sản xuất và
đời sống. Chẳng hạn tìm cách để tiết kiệm nguyên vật liệu nhất, giá thành thấp
nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất, ... Các kiến thức thường dùng để giải các bài
toán cực trị đó là: sử dụng quan hệ vuông góc, đường xiên, hình chiếu; quan hệ
giữa đường thẳng và đường gấp khúc; các bất đẳng thức trong tam giác, trong
đường tròn; bất đẳng thức Cosi … Ví dụ 6: Trong chương III – Hình học 7 “Quan

hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác” có rât nhiều
các bài toán cực trị mà giáo viên không được bỏ qua như: Bài 21/SGK-trang 64:
Một trạm biến áp và một khu dân cư được xây dựng cách xa hai bên bờ sông tại hai
địa điểm A và B (hình 1). Hãy tìm trên bờ sông gần khu dân cư một địa điểm C để
dựng một cột mắc dây điện từ trạm biến áp về cho khu dân cư sao cho độ dài
đường dây dẫn là ngắn nhất. Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường
Tải bản đầy đủ Thích 2 Chia sẻ 6/6/2019 skkn một số BIỆN PHÁP đưa các bài
TOÁN THỰC TIỄN vào GIẢNG dạy môn TOÁN cấp THCS - Tài liệu text
7/12 Hình 1
THCS Ninh Hải 13 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn


Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh Bài 43/SGK-trang 73: Có hai
con đường cắt nhau và cùng cắt một con sông tại hai địa điểm khác nhau (hình 2).
Hãy tìm một địa điểm để xây dựng đài quan sát sao cho các khoảng cách từ đó đến
hai con đường và đến bờ sông bằng nhau? Có tất cả mấy địa điểm như vậy. Hình 2
Bài 49/SGK - trang 77: Hai nhà máy được xây dựng bên bờ một con sông tại hai
địa điểm A và B (hình 3). Hãy tìm cạnh bờ sông một địa điểm C để xây dựng một
trạm bơm đưa nước về cho hai nhà máy sao cho độ dài đường ông dẫn nước là
ngắn nhất. Hình 3 Bài 50/SGK-trang 77: Một con đường quốc lộ cách không xa hai
điểm dân cư (hình 4). Hãy tìm bên đường đó một địa điểm để xây dựng một trạm y
tế sao cho trạm y tế này cách đều hai điểm dân cư. Hình 4 1.1.2 Có thể thay bài tập
trong sách giáo khoa bằng một bài tập có lời giải không đổi nhưng mang tính thực
tế hoặc thay bài toán có nội dung thực tế này bằng bài toán có nội dung thực tế
khác. Có những bài tập nguyên bản của nó là nội dung thuần túy toán học nhưng
nếu sửa đổi một chút thì có thể trở thành một nội dung gần gũi với cuộc sống
chúng ta và vấn đề đó được các em quan tâm hơn. Sau đây là một vài ví dụ Ví dụ
1: (Bài 37/ SBT - trang 101 - toán 6 tập I) Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn
Thị Hường THCS Ninh Hải 14 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào
giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh Cho bốn điểm

A,B,C,D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng có đầu
mút là hai trong bốn điểm đó. Vẽ được mấy đoạn thẳng? Thay vì tìm số đoạn thẳng
đi qua 4 điểm không thẳng hàng, ta có thể thay đổi nội dung bài toán như sau: Bài
toán: Bảng A của giải bóng đá AFF Suzuki Cup 2014 được tổ chức tại Việt Nam
gồm bốn đội Việt Nam, Inđônêxia, Philippin, Lào. Hỏi có bao nhiêu trận bóng đá
trong bảng A, biết các đội thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt? Câu hỏi này
hấp dẫn học sinh hơn mà nội dung thì không hề thay đổi vì mỗi đội phải đá với tất
cả các đội khác, nên số trận đấu chính là số đoạn thẳng đi qua bốn điểm không
thẳng hàng Giáo viên cũng có thể cung cấp cho học sinh biết công thức tính số trận
đấu của một bảng gồm n đội tham gia là : n.(n − 1) 2 Ví dụ 2: (§1. Khái niệm về
biểu thức đại số - Bài 2/SGK trang 26 Toán 7 tập II) Viết biểu thức đại số biểu thị
diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h (a, b và h có cùng
đơn vị đo). Giáo viên có thể thay bằng một bài toán phức tạp hơn nhưng cũng phải
viết biểu thức biểu thị diện tích hình thang. Bài toán: Một thửa ruộng hình thang có
đáy lớn là a, đáy nhỏ là b và đương cao h. Người ta muốn chia mảnh đất để diện
tích thửa ruộng trồng ngô, diện tích trồng khoai còn lại trồng đậu. Hãy tính diện
tích trồng ngô, diện tích trồng khoai theo a, b và h. Cũng có thể thay đổi nội dung


bài tập mang tính thực tế này bằng một thưc tế khác, để nâng cao vai trò của kiến
thức. Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 15 Một
số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm
phát triển năng lực học sinh Ví dụ 3: (§6. Đối xứng trục - Bài 39b /SGK trang 88
Toán 8 tập I) Bạn Tú đang ở vị trí A, cần đến bờ sông d lấy nước rồi đi đến vị trí B
Tải bản đầy đủ Thích 2 Chia sẻ 6/6/2019 skkn một số BIỆN PHÁP đưa các bài
TOÁN THỰC TIỄN vào GIẢNG dạy môn TOÁN cấp THCS - Tài liệu text
8/12 (Hình 5).
Con đường ngắn nhất mà bạn Tú nên đi là con đường nào? B A d Hình 5 Có thể
thay nội dung bài tập trên bằng bài tập sau: Hai làng A và B nằm cùng phía đối với
dòng sông (như hình vẽ). Cần xây dựng một trạm bơm nước M ở bờ sông để phục

vụ cho cả hai làng. Nếu em là kỹ sư xây dựng thì em sẽ xác định vị trí của trạm
bơm ở đâu để cho tổng chi phí xây dựng các đường ống từ M đến A và B là thấp
nhất? Gọi A’ là điểm đối xứng của A qua d. Để tổng chi phí thấp nhất thì tổng chiều
dài B A d đường ống phải ngắn nhất M khi đó AM + MB nhỏ nhất A’ <=> A’M +
MB nhỏ nhất <=> A’, M ,B thẳng hàng Rõ ràng bài toán như thế này có thể xảy ra
trong thực tế, do vậy, học sinh thích thú hơn và ý thức được rằng để giải quyết tốt
các vấn đề gặp trong cuộc sống thì toán học sẽ là một công cụ không thể thiếu
được. Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 16 Một
số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm
phát triển năng lực học sinh 1.1.3 Vận dụng các câu hỏi Pisa vào dạy từng bài cho
phù hợp Trong quá trình dạy học giáo viên cần giúp học sinh thấy được nhu cầu
vận dụng toán học vào thực tế nói cách khác là giúp học sinh thấy được tầm quan
trọng, tính hữu ích của Toán học trong cuộc sống hàng ngày. Để làm được điều đó,
bên cạnh những bài tập sách giáo khoa, giáo viên cần bổ sung thêm những tình
huống, bài tập có nội dung thực tế vào chương trình giảng dạy. Qua tìm hiểu,
nghiên cứu các tài liệu về PISA tôi thấy rằng một đặc điểm nổi bật trong đánh giá
của PISA là nội dung đánh giá được xác định dựa trên các kiến thức, kĩ năng cần
thiết cho tương lai, không dựa vào các chương trình giáo dục quốc gia. Đây chính
là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông”. Trong PISA, các tình huống được
đưa ra để đánh giá năng lực này có liên quan mật thiết đến những vấn đề trong
cuộc sống của cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và toàn cầu. Những
kiến thức trong PISA được xây dựng bởi một đội ngũ chuyên gia hàng đầu về giáo
dục nên đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính chính xác. Kiến thức Toán học


sử dụng trong PISA có nhiều điểm tương đồng với nội dung chương trình sách giáo
khoa hiện đang sử dụng ở nước ta. Nội dung các bài toán trong PISA đều đề cao
tính ứng dụng của Toán học vào thực tiễn vừa giúp học sinh thấy được vai trò quan
trọng của Toán học trong cuộc sống vừa hấp dẫn, kích thích được ham muốn tìm
tòi, khám phá của các em. Những bài tập trong PISA cho thấy nhiều mặt những

ứng dụng của toán học trong cuộc sống có thể là nguồn cung cấp tư liệu hữu ích
cho hoạt động học tập và giảng dạy. Các câu hỏi phân ra nhiều mức độ giúp đánh
giá đầy đủ được năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ, năng lực vận dụng toán học
vào thực tiễn của HS. Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS
Ninh Hải 17 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán
cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh Theo tôi có thể vận dụng những bài
toán của PISA vào rất nhiều khâu trong qua trình dạy học theo ba hướng sau: + Sử
dụng nguyên văn một số bài toán PISA vào dạy học. + Sử dụng một số bài toán sau
khi có điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh đời sống xã hội và thực tiễn dạy học ở
Việt Nam. + Đề xuất những bài toán tương tự hoặc sáng tác những bài toán mới có
cách hỏi như các bài toán PISA dựa trên các tình huống, bài tập liên hệ thực tế đã
có trong sách giáo khoa, bổ sung vào chương trình dạy học môn Toán ở nước ta. Ví
dụ 1: Chiếc đồng hồ có hai kim (Trích câu hỏi Pisa) (Dạy trong bài “ Số đo góc “ –
Toán 6 – Tập II) Một chiếc đồng hồ gồm có hai kim: Một kim giờ và một kim phút.
Hiện tại kim giờ chỉ số 3 và kim phút chỉ số 12 Câu hỏi 1: Hỏi sau 10 tiếng đồng
hồ góc giữa hai kim đồng hồ là bao nhiêu? A. 300 B. 150 C. 00 Tải bản đầy đủ
Thích 2 Chia sẻ 6/6/2019 skkn một số BIỆN PHÁP đưa các bài TOÁN THỰC
TIỄN vào GIẢNG dạy môn TOÁN cấp THCS - Tài liệu text
9/12 D. 100
Câu hỏi 2: Hỏi sau 10 tiếng hai kim đồng hồ gặp nhau bao nhiêu lần. Ví dụ 2: Sau
khi học bài “Phép cộng và phép nhân” - Toán 6 / Tập 1 giáo viên có thể đưa ra bài
toán: Đầu năm học bố mẹ cho em mua bộ SGK lớp 6. Tính tổng số tiền bố mẹ đã
cho em để mua bộ SGK đó. (Trích câu hỏi PISA) Mặc dù bài toán rất đơn giản
nhưng học sinh sẽ phải tìm hiểu xem, toàn bộ sách giáo khoa lớp 6 là bao nhiêu
cuốn, giá tiền mỗi cuốn, rồi mới làm phép cộng để tính tổng số tiền mua sách. Ví
dụ 3: Diện tích lục địa (Trích câu hỏi PISA) (Đưa vào khi dạy bài Ôn tập chương
II: Đa giác. Diện tích đa giác - Toán 8, tập I) Dưới đây là bản đồ của Châu Nam
Cực (hình 6) Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải
18 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS



nhằm phát triển năng lực học sinh Hình 6. Bản đồ Châu Nam Cực Câu hỏi: Ước
tính diện tích của Châu Nam Cực bằng cách sử dụng tỉ lệ bản đồ. Hãy trình bày và
giải thích cách em thực hiện ước tính (có thể vẽ trên bản đồ nếu điều đó giúp ích
cho việc tính toán). Giáo viên để học sinh suy nghĩ, nêu ý kiến của mình trước sau
đó có thể gợi ý, hướng dẫn học sinh cách ước tính một hình “không tiêu chuẩn”
bằng cách chọn ra một hoặc nhiều hình “tiêu chuẩn” (hình có công thức tính diện
tích cụ thể trong chương trình) như hình chữ nhật, hình tam giác, … có thể bao phủ
toàn bộ hình đã cho sau đó chỉ phải tính diện tích hình này từ đó suy ra cách tính
diện tích phải tìm. Ở bài này học sinh có thể ước tính diện tích theo nhiều cách
khác nhau: Cách 1: So sánh ước lượng diện tích cần tìm với hình vuông hoặc hình
chữ nhật. Cách 2: So sánh ước lượng diện tích hình cần tìm với một hình tròn.
Cách 3 : Sử dụng lưới ô vuông. Trên bản đồ ta kẻ lưới ô vuông theo đơn vị đã cho
ở đầu bài. Đếm số ô vuông nằm trọn trong bản đồ. Với số ô vuông mà diện tích chỉ
chiếm một phần ta cộng và chia đôi. Việc cộng các kết quả trên lại sẽ cho kết quả
gần đúng về diện tích bản đồ. Cách 4: So sánh và ước lượng diện tích hình đã cho
bằng cách cộng diện tích một vài hình tiêu chuẩn. Giáo viên: Phạm Như Quỳnh Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 19 Một số biện pháp đưa các bài toán thực
tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh Để tăng
tính hấp dẫn giáo viên có thể thay thế bản đồ trong đề bài bằng bản đồ địa phương.
Các em sẽ rất thích thú khi tự mình khám phá tìm hiểu được thông tin thực tế về
nơi mình sinh sống. Bản thân tôi đã sưu tầm được một số bài tập theo câu hỏi của
Pisa để vận dụng vào dạy toàn cấp THCS ( Phụ lục 2 ) 1.2. Một số biện pháp tăng
cường các bài toán thực tiễn trong quá trình dạy học. Sau khi giáo viên đã nghiên
cứu bài dạy thì việc lựa chọn và đưa các bài toán thực tiễn vào trong từng hoạt
động giảng dạy của một bài cho phù hợp là hết sức quan trọng. Các bài toán đưa
vào phải nhẹ nhàng, tự nhiên tránh làm rối tiết học và không làm ảnh hưởng đến
thời gian giảng dạy của bài đó. 1.2.1 Biện pháp 1: Sử dụng các bài toán thực tiễn
vào khâu đặt vấn đề và chuyển ý trong tiết dạy. Hướng đích và gợi động cơ là một
trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm kích thích hứng thú học
tập cho học sinh, làm cho việc học tập trở nên tự giác, tích cực, chủ động. Gợi

động cơ không phải là việc đặt vấn đề một cách hình thức mà phải giúp biến những
mục tiêu sư phạm thành mục tiêu của cá nhân học sinh nhằm tạo ra động lực bên
trong thúc đẩy học sinh hoạt động. Kinh nghiệm cho thấy không có động lực nào
thúc đẩy mạnh mẽ động cơ học tập của học sinh bằng các tình huống thực tế. Rõ
ràng cách gợi động cơ này dễ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tạo điều kiện để các em


thực hiện tốt các hoạt động kiến tạo tri thức trong quá trình học tập về sau. Giáo
viên thường thực hiện nhiệm vụ đó ở khâu đặt vấn đề vào bài bài mới hoặc khâu
chuyển ý từ mục trước sang mục sau trong bài học. Khi gợi động cơ giáo viên có
thể đưa ra những thực tế gần gũi xung quanh học sinh; thực tế xã hội rộng lớn
(kinh tế, kĩ thuật, quốc phòng,…); thực tế ở những môn học và khoa học khác. Tuy
nhiên ta cũng cần phải chú ý các bài toán thực tế đưa ra cần đảm bảo tính chân
thực, không đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung, con đường từ lúc nêu Giáo viên:
Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 20 Một số biện pháp đưa
các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực
học sinh cho đến lúc giải quyết vấn đề càng ngắn càng tốt. Ví dụ 1: (Đặt vấn đề
vào bài khi dạy bài : Làm quen với số nguyên âm- Toán 6) * Khi xem truyền hình
ở bản tin thời tiết viết : Mát-xcơ-va: - 100C đến -50C Xơ-un: - 50C đến -10C Bắc
Kinh: -20C đến 30C Tải bản đầy đủ Thích 2 Chia sẻ 6/6/2019 skkn một số BIỆN
PHÁP đưa các bài TOÁN THỰC TIỄN vào GIẢNG dạy môn TOÁN cấp THCS Tài liệu text />10/12 Ta hiểu cách viết đó như thế nào ? Tại sao lại có dấu “ – ” ở đằng trước mỗi
số ? * Khi tham quan du lịch trên biển hoặc trên sông hồ chúng ta gặp biển báo viết
- 15m , các em hiểu như thế nào về biển báo này ? * Trong sách địa lí viết : Dân số
nước Pháp tăng trưởng -0,1 % Dân số nước Đức tăng trưởng -0,15 % Dân số nước
Nhật tăng trưởng -0,05 % Hãy giải thích cách viết này ? Ví dụ 2: (Đặt vấn đề trong
khi dạy ba bài toán cơ bản về phân số - Toán 6) Xoay quanh vấn đề đồ dùng học
tập giảm giá nhân dịp khai giảng năm học mới, giáo viên đặt ra các câu hỏi liên
quan đến giá sau giảm, giá trước giảm, mức giảm giá. Học sinh sẽ thấy một nhu
cầu rất tự nhiên là cần phải làm như thế nào. Sau đó giáo viên sẽ giới thiệu được
các nội dung kiến thức về 3 bài toán phân số ở kì II lớp 6. Cùng một bối cảnh để

đặt vấn đề vào bài mới cho ba bài học khác nhau với cách thức gợi động cơ này
học sinh sẽ thấy được sự hạn chế về kiến thức đã có của mình và tạo ra nhu cầu mở
rộng kiến thức để có thể giải quyết vấn đề. Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn
Thị Hường THCS Ninh Hải 21 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào
giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh Bài toán1: Nhân
dịp khai giảng năm học mới, các hiệu sách thường treo biển giảm giá cho những
loại sách tham khảo và đồ dùng học tập… để hỗ trợ học sinh có điều kiện học tập
tốt hơn. Bạn Nam được mẹ đưa đến một hiệu sách để mua cặp sách và thấy một
chiếc khá đẹp rất phù hợp được ghi với mức giá là 200 nghìn đồng kèm theo nhãn


dán giảm giá 20%. Trong túi mẹ có 170 nghìn đồng, liệu mẹ có đủ tiền mua chiếc
cặp sách ấy cho Nam không? Vì sao? Câu hỏi được đặt ra ở đây sẽ là giá của chiếc
cặp sách sau khi giảm giá là bao nhiêu và vì vậy học sinh sẽ thấy một cách rất tự
nhiên là cần phải biết xem giảm 20% của 200 nghìn đồng là giảm bao nhiêu tiền.
Giáo viên sẽ giới thiệu với học sinh là ta có thể biết được điều đó khi học bài hôm
nay “Tìm giá trị phân số của một số cho trước”. Sau khi học xong quy tắc, giáo
viên có thể quay lại bài toán ban đầu. Học sinh sẽ thấy thú vị khi áp dụng được
kiến thức đang học vào vấn đề thực tế mà các em có thể quan sát hàng ngày và đây
cũng là dịp giáo viên có thể củng cố kiến thức cho HS. Kết thúc tiết học “Tìm giá
trị phân số của một số cho trước” giáo viên có thể đưa ra bài toán để gợi động cơ
sang bài học “Tìm một số biết giá trị một phân số của nó”. Đến tiết học hôm sau
giáo viên sử dụng bài toán này để vào bài học. Bài toán 2: Tại hiệu sách đó Nam
gặp một người bạn đang mua một cuốn sách tham khảo hết 27 nghìn đồng sau khi
đã được giảm giá 10%. Vậy giá ban đầu của cuốn sách đó là bao nhiêu tiền? Tiếp
tục tận dụng tình huống này, trước khi học bài “Tỉ số của hai số”. Giáo viên có thể
đưa ra bài toán sau để đặt vấn đề cho bài học. Bài toán 3: Cũng ở hiệu sách ấy,
nhưng gian hàng bên cạnh có trưng bày một chiếc bàn gấp cá nhân. Nam thấy tấm
biển giảm giá như hình dưới đây: 160 000 đ 120 000đ Giáo viên: Phạm Như
Quỳnh - Nguyễn Thị Hường THCS Ninh Hải 22 Một số biện pháp đưa các bài toán

thực tiễn vào giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh
Câu hỏi: Vậy chiếc bàn đã được giảm giá bao nhiêu phần trăm so với mức giá ban
đầu? Ví dụ 3: (Gợi động cơ mở đầu của bài: Căn bậc ba - Toán 9) Bài toán: Một
bác thợ muốn xây 1 chiếc bể chứa nước hình lập phương có thể tích là 8m³. Vậy
bác thợ phải đo kích thước móng như thế nào để xây được chiếc bể đó? Nếu thể
tích của bể lần lượt là 27m³, 11m³, và a (m³) thì kích thước móng là bao nhiêu. Đối
với bể có thể tích là 8m³, 27m³ thì học sinh sẽ tìm được ngay kết quả là kích thước
móng hình vuông có cạnh lần lượt là 2m, 3m? Nhưng đối với bể có thể tích 11m³, a
(m³) thì ta làm như thế nào? Kích thước của móng khi đó bằng bao nhiêu. Để trả
lời câu hỏi đó, ta vào bài hôm nay: §9 Căn bậc ba Ví dụ 4: (Vận dụng chuyển ý
trong bài: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu
- hình học lớp 7 tập II) Sau khi học sinh đã được làm quen với các khái niệm mở
đầu là đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên, giáo viên có thể
vừa kết hợp nhận dạng vừa gợi động cơ cho phần tiếp theo “Quan hệ giữa đường
vuông góc và đường xiên” bằng bài tập tình huống: Một người thợ mộc có 32 mét
gỗ và muốn làm một hàng rào xung quanh một khu vườn. Ông ấy cân nhắc hai


mẫu thiết kế sau cho khu vườn của mình (hình 7 Mẫu Thiết kế 1 6m Mẫu Thiết kế
2 6m 10m 10 m Tải bản đầy đủ Thích 2 Chia sẻ 6/6/2019 skkn một số BIỆN PHÁP
đưa các bài TOÁN THỰC TIỄN vào GIẢNG dạy môn TOÁN cấp THCS - Tài liệu
text 11/12 Hình 7
. Mẫu thiết kế khu vườn Câu hỏi: Người thợ mộc có đủ gỗ để rào khu vườn theo
hai thiết kế trên không? Vì sao? Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường
THCS Ninh Hải 23 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào giảng dạy môn
Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh Ở tình huống trên học sinh phải
chuyển được yêu cầu bài toán đưa ra thành một vấn đề toán học đó là : tính chu vi
của một hình cho trước. Ở mẫu thiết kế thứ 1, học sinh dễ dàng tìm được chu vi là
32m nhưng ở thiết kế thứ 2 thì học sinh chưa thể có ngay câu trả lời vì chưa có đủ
dữ kiện cần thiết. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tìm được mối liên hệ giữa cái

đã cho với cái phải tìm đó là đưa về việc so sánh quan hệ chiều dài giữa đường
vuông góc và đường xiên xuất phát từ một điểm. Để có thể trả lời câu hỏi này ta
sang phần hai của bài: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. 1.2.2 Biện
pháp 2: Sử dụng các bài toán thực tiễn vào khâu củng cố kiến thức Khâu củng cố
giúp học sinh nắm vững được hệ thống kiến thức theo mục tiêu dạy học. Không
những thế đây còn là bước quan trọng để giáo viên cũng như học sinh kiểm tra và
đánh giá kết quả dạy-học của mình. Trong khâu này, giáo viên có thể đưa ra các bài
toán thực tế liên quan đến kiến thức toán học vừa xây dựng để học sinh nhớ lâu và
hiểu sâu kiến thức. Cũng qua đó mà học sinh thấy được toán học thật gần gũi với
cuộc sống, giúp các em hứng thú hơn trong học tập, ghi nhớ kiến thức một cách có
chủ đích. Ví dụ 1: (Củng cố sau khi học xong bài “Ước chung lớn nhất” -Toán 6
tập I) Bài 145/SGK trang 56: Lan có một tấm bìa hình chữ nhật kích thước 75cm
và 105cm. Lan muốn cắt tấm bìa thành các mảnh nhỏ hình vuông bằng nhau sao
cho tấm bìa được cắt hết, không thừa mảnh nào. Tính độ dài lớn nhất của cạnh hình
vuông (Số đo cạnh hình vuông nhỏ là một số tự nhiên với đơn vị là xentimet). Ví
dụ 2: (Củng cố sau khi học xong bài “Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam
giác vuông” -Toán 9 - tập I). Bài 42/SGK trang 96: Ở một cái thang dài 3m người
ta ghi: “Để đảm bảo an toàn khi dùng thang, phải đặt thang này tạo với mặt đất một
góc có độ lớn từ 600 đến 700”. Khi dùng thang đó chân thang phải đặt cách tường
khoảng bao nhiêu mét để đảm bảo an toàn? Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn
Thị Hường THCS Ninh Hải 24 Một số biện pháp đưa các bài toán thực tiễn vào
giảng dạy môn Toán cấp THCS nhằm phát triển năng lực học sinh Ví dụ 3: (Củng


cố bài: Quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác – Toán 7)
Hãy giải thích, tại sao khi chôn các cột điện thì người ta phải chôn chúng thẳng
hàng? Hướng dẫn: Giả sử các cột điện không chôn thẳng hàng với nhau thì dây
điện được mắc như hình vẽ. A C B E D Theo bất đẳng thức tam giác ta có: H I G
AB + BC > AC CD + DE > CE EG + GH > EH ...................................... Suy ra AB
+ BC + CD+ DE +EG + GH +... > AC + CE + EH +... Do đó để số dây điện dùng

để mắc ít nhất thì các điểm A,B,C,D,E,G, H... phải thẳng hàng, tức là các cột điện
phải chôn thẳng hàng với nhau Ví dụ 4: (Củng cố sau khi học xong bài tính chất ba
đường trung trực của tam giác ở lớp 7) Tại ngã ba tam giác Thành phố Ninh Bình
có một bồn hoa hình tam giác. Công ty môi trường đô thị thành phố muốn đặt một
cây đèn chiếu sáng toàn bộ khuôn viên đồng thời làm đẹp cảnh quan. Người ta nên
đặt nó ở đâu? Giáo viên có thể dẫn dắt để học sinh hình dung được trong đề bài
bồn hoa được thể hiện như một hình tam giác và quầng sáng từ cây đèn như là một
hình tròn mà cây đèn là tâm của nó. Để cây đèn chiếu sáng được toàn bộ khuôn
viên thì điểm cần tìm phải cách đều ba đỉnh của tam giác (hay chính là tâm đường
tròn ngoại tiếp của tam giác). Từ đó suy ra tìm vị trí đặt cột đèn trong tam giác
Giáo viên: Phạm Như Quỳnh - Nguyễn Thị Hường Tải bản đầy đủ Thích 2 Chia sẻ
6/6/2019 skkn một số BIỆN PHÁP đưa các bài TOÁN THỰC TIỄN vào GIẢNG
dạy môn TOÁN cấp THCS - Tài liệu text
12/12 THCS
Ninh Hải 25 Tài liệu liên quan Một số phương pháp giải các bài toán biên Elliptic
SKKN một số phương pháp giải các bài toán về tỉ lệ thức trong chương trình toán
lớp 7 Một số phương pháp giải các bài toán trong chủ để giải phương trình vô tỷ
SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé 3 đến 4 tuổi tích cực vận động để
phát triển thể chất skkn Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào trong
việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo skkn Một số biện pháp
sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Ngữ Văn THCS Sáng kiến kinh
nghiệm một số biện pháp khai thác bài toán để tìm lời giải cho một bài toán SKKN
Một số phương pháp giải các bài toán về sự tiếp xúc giữa các đường Xây dựng và
sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 nhằm phát triển năng lực
học sinh theo hướng tiếp cận Pisa Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học
phần phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận pisa




×