Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của VIÊN NANG CỨNG TD0019 TRONG điều TRỊ ĐAU VAI gáy DO THOÁI hóa cột SỐNG cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRƯƠNG THỊ THÚY VÂN

§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA VI£N NANG CøNG
TD0019 TRONG §IÒU TRÞ §AU VAI G¸Y DO THO¸I
HãA CéT SèNG Cæ

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


HÀ NỘI – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRƯƠNG THỊ THÚY VÂN

§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA VI£N NANG CøNG
TD0019 TRONG §IÒU TRÞ §AU VAI G¸Y DO THO¸I
HãA CéT SèNG Cæ
Chuyên ngành Y học cổ truyền
Mã số: 6072 0201
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:


PGS. TS. Dương Trọng Nghĩa


HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý - Đào tạo Sau Đại học,
Khoa Y học cổ truyền, các Phòng Ban của Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo
điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
PGS.TS. Dương Trọng Nghĩa – Trưởng Khoa Châm cứu dưỡng sinh,
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn,
giảng dạy và chỉ bảo em trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề cương, Hội đồng chấm
luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Y Hà Nội, những người thầy, người cô đã
đóng góp cho em nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành nghiên cứu.
Các thầy cô trong Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội,
những người đã luôn dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại
trường cũng như hoàn thành luận văn.
Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp, lãnh đạo khoa cùng toàn
thể nhân viên khoa Nội, khoa Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Y học cổ
truyền Trung Ương đã tạo điều kiện cho em học tập, thu thập số liệu và thực
hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, những
người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên trong quá trình học
tập và nghiên cứu. Cảm ơn các anh chị, các bạn, các em, những người luôn
đồng hành cùng em, động viên và chia sẻ trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu đã qua.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018


Trương Thị Thúy Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trương Thị Thúy Vân, Học viên Cao học khóa 25 chuyên ngành Y
học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Dương Trọng Nghĩa.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Người viết cam đoan

Trương Thị Thúy Vân


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
D0
D15
D30
n

NDI
VAS
YHCT
YHHĐ
WHO

Tiếng Việt
Ngày trước điều trị
Ngày điều trị thứ 15
Ngày điều trị thứ 30
Số bệnh nhân

Tiếng Anh

Neck Disability Index
Visual Analogue Scale
Y học cổ truyền
Y học hiện đại
Tổ chức Y tế Thế giới

World Health Organization


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………..…………………1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1. Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ theo y học hiện đại..............................3
1.1.1. Giải phẫu cột sống cổ.......................................................................3
1.1.2. Chức năng cột sống cổ.....................................................................4
1.1.3. Định nghĩa thoái hóa cột sống cổ.....................................................6

1.1.4. Cơ chế bệnh sinh..............................................................................6
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng.......................................................................6
1.1.6. Triệu chứng cận lâm sàng................................................................7
1.1.7. Chẩn đoán xác định..........................................................................8
1.1.8. Điều trị.............................................................................................8
1.2 Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ theo y học cổ truyền............................9
1.2.1. Bệnh danh........................................................................................9
1.2.2. Bệnh nguyên bệnh cơ.......................................................................9
1.2.3. Phân thể lâm sàng và điều trị.........................................................10
1.3 Tổng quan về viên nang cứng TD0019.......................................................11
1.3.1. Cơ sở khoa học sự hình thành bài thuốc nghiên cứu.....................11
1.3.2. Các vị thuốc sử dụng trong nghiên cứu.........................................12
1.4 Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về đau vai gáy do thoái
hóa cột sống cổ............................................................................................25
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới................................................................25
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam...............................................................26
Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................28
2.1 Chất liệu nghiên cứu...................................................................................28


2.1.1. Viên nang cứng TD0019................................................................28
2.1.2. Giả dược viên nang cứng TD0019.................................................28
2.1.3. Meloxicam.....................................................................................28
2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................29
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................29
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................29
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................30
2.2.4. Phương pháp đánh giá kết quả.......................................................33
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................38

2.4. Xử lý số liệu.........................................................................................38
2.5. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................38
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................40
3.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu................................................................40
3.1.1. Đặc điểm tuổi bệnh nhân nghiên cứu............................................40
3.1.2. Đặc điểm giới bệnh nhân nghiên cứu............................................41
3.1.3. Đặc điểm thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu.............41
3.2 Kết quả nghiên cứu.....................................................................................42
3.2.1. Sự thay đổi thang đau VAS............................................................42
3.2.2. Sự thay đổi tầm vận động cột sống cổ...........................................45
3.2.3. Sự thay đổi chỉ số NDI...................................................................49
3.2.4. Sự thay đổi các hội chứng lâm sàng..............................................52
3.2.5. Kết quả điều trị chung....................................................................55
3. Tác dụng không mong muốn......................................................................56
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng...................................56
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng............................57
Chương 4 BÀN LUẬN..............................................................................58
4.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu...............................................58


4.1.1. Đặc điểm tuổi bệnh nhân nghiên cứu............................................58
4.1.2. Đặc điểm giới của bệnh nhân nghiên cứu......................................58
4.1.3. Đặc điểm thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu.............59
4.2 Kết quả nghiên cứu.....................................................................................61
4.2.1. Sự thay đổi điểm đau VAS.............................................................61
4.2.2. Sự thay đổi tầm vận động cột sổng cổ...........................................63
4.2.3. Sự thay đổi chỉ số NDI...................................................................66
4.2.4. Sự thay đổi các hội chứng lâm sàng..............................................68
4.2.5. Hiệu quả điều trị chung..................................................................69
4.3 Tác dụng không mong muốn......................................................................70

4.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng...................................70
4.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng............................70
KẾT LUẬN……………………………………………………………...….67
KIẾN NGHỊ……………………………………………………..………….68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Thành phần viên nang cứng TD0019..........................................28

Bảng 2.2.

Thang điểm đau VAS..................................................................33

Bảng 2.3.

Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý.............................35

Bảng 2.4.

Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ.................................35

Bảng 2.5.

Đánh giá co cứng cơ...................................................................36


Bảng 2.6.

Đánh giá hội chứng rễ.................................................................36

Bảng 2.7.

Đánh giá hội chứng tủy cổ..........................................................36

Bảng 2.8.

Đánh giá hội chứng động mạch sống nền...................................37

Bảng 2.9.

Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày (NDI)................37

Bảng 2.10. Đánh giá kết quả điều trị chung..................................................38
Bảng 3.1.

Đặc điểm tuổi bệnh nhân nghiên cứu..........................................40

Bảng 3.2.

Đặc điểm thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu...........41

Bảng 3.3.

Sự thay đổi điểm đau VAS sau 15 ngày điều trị..........................42

Bảng 3.4.


Sự thay đổi điểm đau VAS ở thời điểm 15 và 30 ngày điều trị...43

Bảng 3.5.

Sự thay đổi điểm đau VAS sau 30 ngày điều trị..........................43

Bảng 3.6.

Sự thay đổi tầm vận động cột sống cổ sau 15 ngày điều trị........45

Bảng 3.7.

Sự thay đổi tầm vận động cột sống cổ ở thời điểm 15 ngày và 30
ngày sau điều trị..........................................................................46

Bảng 3.8.

Sự thay đổi tầm vận động cột sống cổ sau 30 ngày điều trị........47

Bảng 3.9.

Sự thay đổi chỉ số NDI sau 15 ngày điều trị...............................49

Bảng 3.10. Sự thay đổi chỉ số NDI ở thời điểm 15 ngày và 30 ngày điều trị49
Bảng 3.11. Sự thay đổi chỉ số NDI sau 30 ngày điều trị...............................50
Bảng 3.12. Tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.................56
Bảng 3.13. Dấu hiệu sinh tồn........................................................................56
Bảng 3.14. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu.................................................57
Bảng 3.15. Sự thay đổi chỉ số công thức máu...............................................57




DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Phân bố giới tính bệnh nhân nghiên cứu.................................41

Biểu đồ 3.2.

Phân loại điểm đau VAS ở nhóm nghiên cứu qua các thời điểm
điều trị.....................................................................................44

Biểu đồ 3.3.

Phân loại điểm đau VAS ở nhóm chứng qua các thời điểm điều
trị.............................................................................................45

Biểu đồ 3.4.

Phân loại tầm vận động cột sống cổ qua các thời điểm điều trị
của bệnh nhân nhóm nghiên cứu.............................................47

Biểu đồ 3.5.

Phân loại sự thay đổi tầm vận động cột sống cổ quan các thời
điểm điều trị ở bệnh nhân nhóm chứng..................................48

Biểu đồ 3.6.


Điểm NDI ở nhóm nghiên cứu qua các thời điểm điều trị......51

Biểu đồ 3.7.

Phân loại điểm NDI ở nhóm chứng qua các thời điểm...........51

Biểu đồ 3.8.

Sự thay đổi hội chứng rễ qua các thời điểm điều trị...............52

Biểu đồ 3.9.

Sự thay đổi hội chứng động mạch sống nền qua các thời điểm
điều trị của bệnh nhân nghiên cứu..........................................53

Biểu đồ 3.10. Sự thay đổi dấu hiệu co cứng cơ qua các thời điểm điều trị...54
Biểu đồ 3.11. Hiệu quả điều trị chung sau 15 ngày.......................................55
Biểu đồ 3.12. Hiệu quả điều trị chung sau 30 ngày.......................................55


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................31

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Các đốt sống cổ.................................................................................3
Hình 1.2. Giải phẫu cột sống cổ........................................................................4
Hình 1.3. Các động tác vận động của cột sống cổ............................................5



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hóa cột sống cổ (Cervical spondylosis) là bệnh lý mạn tính khá
phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến
tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp
và/hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ. Có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào nhưng
đoạn C5 – C6 – C7 là thường gặp nhất. Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột
sống cổ rất đa dạng do cấu tạo giải phẫu và sự liên quan tới nhiều thành phần
mạch máu, thần kinh. Đau vai gáy là triệu chứng thường gặp và là một trong
những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân khó chịu phải đi khám [1],[2],[3].
Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên theo tuổi. Tại Rochester - Minnesota - Mỹ,
theo Kurupath Radhakrishnan, từ 1976 - 1990 tỷ lệ mắc các bệnh lý rễ tủy cổ
thấp hơn so với các bệnh lý của thắt lưng hông, ước tính khoảng 83,2 trường
hợp mắc trong 100000 dân (107,3 đối với nam và 63,5 đối với nữ) tỷ lệ cao
nhất là ở lứa tuổi 50 - 54 tuổi (202,9 trường hợp trong 100000 dân) và vị trí
đốt sống bị tổn thương thường là đốt sống cổ 7 (60 %) và đốt sống cổ 6 là
25% [4].
Tại Việt Nam, chưa có con số thống kê cụ thể về tình hình mắc bệnh
thoái hóa cột sống cổ, nhưng theo những nghiên cứu của Trần Ngọc Ân,
tỷ lệ mắc các bệnh lý thoái hóa cột sống cổ đứng hàng thứ hai (sau thoái hóa
cột sống thắt lưng 31%) và chiếm 14% trong các bệnh thoái hóa khớp [5].
Đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ không chỉ ảnh hưởng đến sức
khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chính vì
vậy, nó là mối quan tâm của nhiều chuyên ngành. Theo Y học cổ truyền, thoái
hóa cột sống cổ nằm trong phạm vi chứng Tý (Kiên tý) mà nguyên nhân là do
tổn thương cân mạch, lại cảm nhiễm phải phong hàn thấp xâm nhập, khí
huyết không lưu thông trong mạch lạc gây nên khí hư, huyết trệ, đau mỏi, hạn



2

chế vận động vùng cổ vai gáy. Phép chữa là khu phong, tán hàn, trừ thấp,
thông kinh hoạt lạc, bổ can thận [6].
Viên nang cứng TD0019 được xây dựng từ thành phần của bài thuốc
“Độc hoạt tang ký sinh thang” cùng với Cao đậu tương lên men (Nattokinase)
hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng vừa trị tiêu bản vừa phù chính khu tà,
là một bài thuốc thường được dùng để điều trị các chứng phong hàn thấp tý
kèm can thận hư, mệnh môn hỏa hư, khí huyết lưỡng hư, khí trệ huyết ứ. Bài
thuốc này thường được sử dụng trên lâm sàng. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có
nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và khoa học để khẳng định hiệu quả
của bài thuốc này trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ. Chính
vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mong muốn kế thừa, bảo tồn
và phát triển y dược học cổ truyền, tìm ra một phương thuốc mới có nguồn
gốc thảo dược có hiệu quả và tính an toàn cao với một dạng bào chế hiện đại
hơn để điều trị đau vai gáy. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá tác dụng của viên nang cứng TD0019 trong điều trị đau vai
gáy do thoái hóa cột sống cổ” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị của viên nang cứng TD0019 trên bệnh
nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ thể phong hàn thấp kèm can
thận hư.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên nang cứng TD0019
trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ thể phong hàn thấp
kèm can thận hư ở một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ theo y học hiện
đại
1.1.1. Giải phẫu cột sống cổ

Hình 1.1. Các đốt sống cổ [7]
Cột sống cổ có 7 đốt, từ C 1 đến C7, có đường cong ưỡn ra trước, đốt C 1
(đốt đội) không có thân đốt, đốt C 7 có mỏm gai dài nhất sờ thấy rõ, lồi ngay
dưới da nhất là khi ta cúi cổ, nên được dùng để làm mốc xác định các đốt
sống cổ. Đặc điểm của xương cột sống:
- Thân đốt sống: đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau, mặt
bên có hai phình bên gọi là mỏm móc hay mấu bán nguyệt. Mặt dưới có hai
mỏm bên ứng với phần bên của đốt sống dưới, phần trước dầy hơn phần sau.
- Cuống: tròn và dầy, dính ở phần sau mặt bên thân đốt sống.
- Mảnh: rộng bề ngang hơn bề cao.


4

- Mỏm ngang: dính vào thân và hai cuống bởi hai rễ, trong đó lỗ ngang
cho động mạch đốt sống đi qua (trừ đốt C7). Đỉnh của mỏm ngang tách làm
hai củ: củ trước và củ sau.
- Mỏm khớp: diện khớp phẳng rộng, diện của mỏm trên nhìn lên trên, ra
sau, diện của mỏm dưới nhìn xuống dưới, ra trước.
- Gai sống: đỉnh của gai sống tách ra làm hai củ, gai sống dài dần từ C 2
đến C7
- Lỗ đốt sống: to dần từ đốt C1 đến C5 và nhỏ dần ở đốt C6 đến C7. Khi
khớp gian đốt sống bị thoái hoá, các gai xương thường làm hẹp lỗ gian đốt
sống và chèn ép vào rễ thần kinh [8],[9],[10].

Hình 1.2. Giải phẫu cột sống cổ [7]



5

1.1.2. Chức năng cột sống cổ
Chức năng vận động: cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột
sống thắt lưng là do: khớp đốt sống cổ có góc nghiêng phù hợp, do khả năng
đàn hồi của đĩa đệm, do đốt sống C 1 có thể quay quanh C2, vì vậy đảm bảo
cho đầu chuyển động nhanh và dễ dàng [11].
Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tuỷ: ở cột sống cổ các thân đốt
sống nhỏ, đĩa đệm không chiếm toàn bộ bề mặt thân đốt, do đó tải trọng tác
động lên đĩa đệm cột sống cổ lớn hơn các phần khác của cột sống. Tải trọng
dẫn tới sự giảm chiều cao gian đốt. Khoang gian đốt C 5  C6, C2 – C3 là những
nơi chịu tải trọng nhất ở cột sống cổ, do đó hay gặp thoái hoá ở những đoạn
đốt sống cổ này [11].
Cột sống cổ tham gia vào sự phối hợp của mắt, đầu, thân mình; đồng
thời tham gia vào việc định hướng trong không gian và điều khiển tư thế. Cột
sống cổ là nơi chịu sức nặng của đầu và bảo vệ tủy sống nằm trong ống sống.
Các đĩa đệm vùng cột sống cổ có nhiệm vụ nối các đốt sống, nhờ khả năng
biến dạng và tính chịu nén ép mà phục vụ cho sự vận động của cột sống, giảm
các chấn động lên cột sống, não và tủy [11].
Cột sống cổ mặc dù nằm ở phần quan trọng của cơ thể lại phải chịu
áp lực của cả hộp sọ nhưng vẫn có chức năng vận động tương đối thoải mái
bao gồm các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay. Cúi và ngửa tổng cộng một
góc 1270, nghiêng bên tối đa 72 0, xoay tối đa 142 0. Khi cúi phần trước của
đốt sống sẽ nghiêng ra trước so với bờ dưới của thân đốt sống, khoảng đĩa
phía trước thu hẹp và khoảng đĩa phía sau mở rộng, còn khi ngửa thì ngược
lại [11].



6

Hình 1.3. Các động tác vận động của cột sống cổ
1.1.3. Định nghĩa thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh cột sống mạn tính, đau và biến dạng,
không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa
của sụn khớp và đĩa đệm, phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn
và màng hoạt dịch [1].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh
Phần lớn các tác giả đều cho rằng thoái hóa cột sống cổ là kết quả của
sự thoái hóa tổng hợp của 2 quá trình: thoái hóa sinh học theo tuổi và thoái
hóa bệnh lý mắc phải.
Thoái hóa cột sống cổ tiến triển theo tuổi liên quan đến yếu tố vi chấn
thương và các yếu tố khác : rối loạn chuyển hóa, nội tiết, dị dạng cột sống,
thừa cân…thúc đẩy thêm làm quá trình thoái hóa tiến triển nhanh và biến đổi
về hình thái đa dạng hơn. Quá trình thoái hóa này có thể khởi phát từ bất kỳ
khớp nào trong các khớp của đơn vị chức năng cột sống. Thoái hóa thường
bắt đầu từ biến đổi thân đốt đến biến dạng thân đốt. Khoang gian đốt còn giữ
được chiều cao của nó khá lâu sau đó mới dần dần đóng vôi dây chằng đĩa
đệm [14],[15].
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng, biểu hiện ở
nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Gồm 5 hội chứng [12],[16],[17]:


7

1.1.5.1. Hội chứng cột sống cổ
- Đau cột sống cổ: đau mỏi cột sống cổ, đau kèm theo co cứng cơ cạnh
sống cổ, cảm giác cứng gáy, đau ê ẩm cột sống cổ sau khi ngủ dậy.

- Có điểm đau cột sống cổ: thường có xu hướng nghiêng đầu về bên đau
và vai bên đau nâng lên cao hơn bên lành.
- Hạn chế vận động cột sống cổ.
1.1.5.2. Hội chứng rễ thần kinh cổ
Chủ yếu là tổn thương rễ C 5 và C6. Bệnh nhân đau vùng gáy âm ỉ, tăng
từng cơn, có thể lan lên vùng chẩm, xuống vai, cánh tay kèm theo tê một vùng
ở cánh tay, cẳng tay, ngón tay…Nguyên nhân do các gai xương ở mỏm móc
hoặc mỏm khớp trên của gian đốt sống làm hẹp lỗ gian đốt sống, chèn ép vào
rễ thần kinh ở đó.
1.1.5.3. Hội chứng động mạch đốt sống (Hội chứng giao cảm
cổ Barré - Lieou)
Đau đầu vùng chẩm và chóng mặt từng cơn do thiếu máu ở động mạch
đốt sống và động mạch sống nền, có thể có ù tai, ve kêu trong tai, rung giật
nhãn cầu, mờ mắt, giảm thị lực, dị cảm ở hầu họng…
1.1.5.4. Hội chứng thực vật dinh dưỡng
Tùy mức độ thoái hóa mà biểu hiện lâm sàng khác nhau: đau thường
xuất phát từ tổ chức dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh khớp. Có
thể có biểu hiện: đau đĩa đệm cổ (đau vùng gáy liên tục hoặc từng cơn, co
cứng gáy, hạn chế vận động cột sống cổ…), hội chứng cơ bậc thang (co cứng
các cơ ở cổ, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến ngón 4,5),
viêm quanh khớp vai - cánh tay, hội chứng vai bàn tay hoặc các hội chứng nội
tạng khác…


8

1.1.5.5. Hội chứng chèn ép tủy cổ
Đây là biểu hiện lâm sàng nặng nhất của thoái hóa cột sống cổ, do các
gai xương mọc ở phía sau thân đốt chèn ép vào phần trước tủy, bệnh nhân có
dấu hiệu liệt cứng nửa người hoặc tứ chi tăng dần [18],[19].

1.1.6. Triệu chứng cận lâm sàng
Chụp X-quang quy ước là xét nghiệm đầu tiên khi lâm sàng có biểu
hiện của thoái hóa cột sống cổ; X-quang chụp ở tư thế thẳng, nghiêng, chếch
¾ phải, trái [5],[20],[21].
- Phim thẳng: Thấy rõ từ C3 đến đốt sống ngực đầu tiên, bờ bên đốt C 5
và C6 có hình chồng lên của sụn giáp trạng, các sụn này đôi khi có vôi hóa, ở
C3 có hình xương móng chồng lên.
- Phim nghiêng: Thấy rõ từ C1 đến C6, C7 hoặc D1. Việc thấy C7 hoặc D1
sẽ phụ thuộc vào sự chồng lên của vai nhiều hay ít. Các mỏm gai có kích
thước khác nhau, mỏm gai C2 và C7 là dài hơn cả.
- Phim chếch: thấy được hình các lỗ liên hợp, các lỗ này bình thường có
hình bầu dục.
Trên phim X-quang quy ước có các hình ảnh thường gặp sau:
- Thay đổi đường cong sinh lý đơn thuần.
- Mọc gai xương, mỏ xương.
- Hẹp lỗ liên đốt.
- Đặc xương dưới sụn.
- Mờ, hẹp khe khớp đốt sống [5],[20],[21].
Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ: có thể phát hiện hầu hết các chi
tiết của đốt sống, hẹp lỗ gian đốt sống, các tổ chức gây hẹp, mức độ hẹp...
1.1.7. Chẩn đoán xác định
Dựa vào:


9

- Tuổi.
- Triệu chứng, hội chứng lâm sàng.
- Hình ảnh X-quang [22].
1.1.8. Điều trị

1.1.8.1. Điều trị bảo tồn
Dùng thuốc: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm non-steroid và
corticoid, thuốc giãn cơ.
Các phương pháp không dùng thuốc [23],[24],[25],[26],[27].
+ Lý liệu pháp: bó paraphin, dùng khay nhiệt điện, đèn hồng ngoại, túi
chườm nóng, tắm suối nước nóng, ngâm nước ấm…
+ Các phương pháp điều trị đặc biệt: tiêm ngoài màng cứng, kéo giãn
cột sống cổ, đeo đai cổ…
1.1.8.2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Là phương pháp điều trị khi thoái hóa gây ra thoát vị đĩa đệm. Phương
pháp này được áp dụng khi điều trị nội khoa không đỡ, đau tăng lên, có triệu
chứng chèn ép tủy rễ [9].
1.2. Tổng quan về thoái hóa cột sống cổ theo y học cổ
truyền
1.2.1. Bệnh danh
Trong các y văn của YHCT không có bệnh danh đau vai gáy do thoái
hóa cột sống cổ, nhưng căn cứ vào những triệu chứng của bệnh thì bệnh thuộc
phạm vi chứng Tý theo YHCT. Tý có nghĩa là bế tắc không thông, chứng Tý
của YHCT với triệu chứng chính là đau, cơ co cứng, hạn chế vận động, các
khớp đau nhức tê dại... Các thầy thuốc xưa đã ghi chép rõ ràng về bệnh này,
như sách Nội kinh có thiên Tý luận làm cơ sở cho đời sau nhận thức về bệnh
Tý. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận thì nói: “Tý là ba thứ tà khí phong hàn


10

thấp cùng xâm nhập vào hợp lại mà thành tý, biện chứng là cơ nhục cứng, dày
và đau là do thân thể hư, tấu lý mở ra nên bị tà xâm nhập”.
1.2.2. Bệnh nguyên bệnh cơ
Tuệ Tĩnh bàn về ba tà khí Phong, Hàn, Thấp như sau: “Tê thấp là mình

mẩy, các khớp xương không đỏ không sưng mà tự nhiên phát đau, có khi lại
không cựa được. Nguyên nhân do nguyên khí suy kém, ba khí ấy xâm nhập
vào kinh lạc trước rồi xâm nhập vào gân cốt thì nặng nề không giơ lên được,
vào mạch thì huyết không lưu thông được, vào cân thì co mà không duỗi ra
được, vào cơ nhục thì tê dại cấu không biết đau, vào bì phu thì lạnh. Sách chia
ra nhiều tên gọi mà bệnh thì do ba tà khí” [28],[29],[30],[31].
- Do chính khí cơ thể bị hư yếu, rối loạn chức năng các tạng phủ, đặc
biệt là tạng can, thận, tỳ [32],[33],[34].
- Do dinh dưỡng không tốt làm tổn thương tỳ,vị. Tỳ hư nguồn sinh ra khí
huyết bị suy giảm nên nuôi dưỡng cân cốt không đầy đủ dẫn đến bệnh. Thấp
tà xâm nhập vào cơ thể ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tạng tỳ. Thấp
kéo dài sẽ biến thành đàm, đàm và thấp cùng đưa lên vùng cổ, vai sẽ làm cho
khí huyết bị ngăn trở gây nên đau.
- Do hư yếu của tuổi già. Càng lớn tuổi, xương và các khớp ít được nuôi
dưỡng hơn gây nên đau, khó cử động. Gặp nhiều trong chứng Can huyết hư,
Thận âm hư.
- Do chấn thương làm ảnh hưởng đến cân cơ, khớp vùng cổ gáy [32],
[33],[35].
1.2.3. Phân thể lâm sàng và điều trị
1.2.3.1. Thể phong hàn thấp
Triệu chứng lâm sàng: Đầu, gáy, vai và lưng trên đau; gáy cứng; có
nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn; tay
chân tê, đau, mỏi; chi trên có cảm giác nặng, không có sức; thích ấm; sợ lạnh;


11

lưỡi mỏng, trắng nhợt; mạch phù, hoãn hoặc khẩn [32],[36],[37],[38].
1.2.3.2. Khí trệ huyết ứ
Triệu chứng lâm sàng: Đầu, gáy, vai, vai lưng đau, tê; đau ê ẩm, đau

vùng nhất định, ban ngày đỡ, ban đêm đau nhiều hơn, ấn vào đau; chân tay tê
mỏi, co rút (đêm bị nhiều hơn ngày); miệng khô; lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ
huyết; mạch sáp, huyền [32],[36],[37],[38].
1.2.3.3. Can thận hư
Triệu chứng lâm sàng: Gáy, vai, vai lưng đau, có khi đau lan lên đầu;
tay chân tê, mất cảm giác; thắt lưng đau; đầu gối mỏi; chóng mặt, hoa mắt; gò
má đỏ; mồ hôi trộm; họng khô; lưỡi đỏ; rêu lưỡi mỏng; mạch tế, sác [32],[36],
[37],[38].
1.3. Tổng quan về viên nang cứng TD0019
1.3.1. Cơ sở khoa học sự hình thành bài thuốc nghiên
cứu
Có nhiều phương pháp để điều trị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ,
hầu hết các trường hợp đáp ứng với điều trị nội khoa và có khoảng 10% phải
phẫu thuật. Tuy nhiên, điều trị ngoại khoa vẫn có những biến chứng. Điều trị
nội khoa bảo tồn được ưu tiên hàng đầu khi bệnh nhân chưa có biến chứng,
tuy nhiên các thuốc hoá dược cũng có nhiều tác dụng không mong muốn như
xuất huyết đường tiêu hóa, tăng tác dụng phụ của các thuốc dùng kèm [1], [2].
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị
đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ khi bệnh nhân chưa có các biến chứng
nặng để vừa làm giảm triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân, vừa hạn chế được các tác dụng không mong muốn do dùng thuốc tân
dược kéo dài luôn được quan tâm nghiên cứu.
Chứng Tý phát sinh chủ yếu là vì chính khí cơ thể không đủ, rồi bị cảm
phong, hàn, thấp, nhiệt mà gây nên, trong đó nội thương là cơ sở phát sinh
của chứng tý “tà chi sở thấu, kỳ chính khí tất hư”, đó là vốn người hư yếu


12

chính khí không đủ, tấu lý không kín, sức bảo vệ ở ngoài không kiên cố, là

nhân tố nội tại gây nên chứng Tý. Vì chính khí không đủ nên tà khí dễ dàng bị
ngoại tà xâm nhập và sau khi bị cảm tà khí phong, hàn, thấp, nhiệt làm cho
khí huyết không lưu thông tắc trở ở cơ nhục, các khớp, kinh lạc mà hình thành
chứng Tý. Các sách Thiên kim yếu phương, Ngoại đài bí yếu đã thu thập
được nhiều phương thuốc chữa bệnh Tý, chẳng hạn như bài Độc hoạt tang ký
sinh thang [32].
Trên cơ sở lý luận nêu trên, viên nang cứng TD0019 được xây dựng từ
bài Độc hoạt tang ký sinh thang kết hợp với Cao đậu tương lên men
(Nattokinase).
Bài thuốc “Độc hoạt tang ký sinh thang” có tác dụng khu phong tán hàn
trừ thấp, bổ can thận, bổ khí huyết. Trong bài thuốc này, các vị Độc hoạt,
Tang ký sinh có tác dụng khu phong trừ thấp, dưỡng huyết hòa vinh, hoạt lạc
thông tý là chủ dược. Ngưu tất, Đỗ trọng, Thục địa bổ ích can thận, cường cân
tráng cốt. Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược bổ huyết, hoạt huyết. Đẳng
sâm, Phục linh, Cam thảo ích khí kiện tỳ, các vị này đều có tác dụng hỗ trợ
cho Độc hoạt, Tang ký sinh trừ phong thấp. Quế chi ôn can kinh. Tần giao,
Phòng phong phát tán phong hàn thấp. Các vị thuốc hợp lại thành một bài
thuốc có tác dụng vừa trị tiêu bản vừa phù chính khu tà. Đây là một bài thuốc
thường được dùng để điều trị các chứng phong hàn thấp tý kèm can thận hư,
mệnh môn hỏa hư, khí huyết lưỡng hư, khí trệ huyết ứ.
Cao đậu tương lên men (Nattokinase) được chiết xuất từ đậu tương lên
men. Đây là một chế phẩm đã được nghiên cứu về tác dụng làm tăng cường
lưu thông máu, làm tan cục máu đông và ổn định huyết áp.
Sự kết hợp của bài Độc hoạt tang ký sinh thang và Cao đậu tương lên
men giúp cho viên nang cứng TD0019 có tác dụng: Khu phong, tán hàn, trừ
thấp, bổ can thận, hành khí hoạt huyết. Bài thuốc rất phù hợp để điều trị


×