Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

ĐÁNH GIÁ tỷ lệ TIÊM bổ SUNG vắc XIN sởi RUBELLA CHO TRẺ từ 1 5 TUỔI và một số yếu tố LIÊN QUAN tại ĐỐNG đa, hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HOÀNG THỊ KIM OANH

ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN SỞI RUBELLA
CHO TRẺ TỪ 1-5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HOÀNG THỊ KIM OANH

ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN SỞI RUBELLA
CHO TRẺ TỪ 1-5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

HÀ NỘI, 2019



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................ii
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................3
Chương 1.................................................................................................................. 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................4
1.1. Đặc điểm về bệnh Sởi và bệnh Rubella..........................................................4
1.2. Tình hình mắc sởi và rubella..........................................................................7
1.3. Tình hình tiêm chủng vắc xin trên thế giới và Việt Nam..............................13
1.4. Chiến lược phòng chống Sởi – Rubella........................................................15
1.5. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho
trẻ:....................................................................................................................... 16
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu.......................................................................19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................22
2.1 Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................22
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:................................................................22
2.3 Thiết kế nghiên cứu:......................................................................................22
2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu:....................................................................23
2.5 Phương pháp chọn mẫu.................................................................................23
2.6. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin..................................................24
2.7. Các biến số nghiên cứu.................................................................................24
2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................................24
2.9. Định nghĩa và khái niệm sử dụng trong nghiên cứu.....................................24
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu...........................................................................25
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số..........................................................26
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................27
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..............................................................27
3.2 Thực trạng tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi tại quận Đống

Đa........................................................................................................................ 29
3.3. Đặc điểm cung cấp dịch vụ tiêm chủng........................................................35
3.4. Đặc điểm nguồn thông tin, truyền thông về bệnh sởi và tiêm vắc xin sởirubella.................................................................................................................. 37


ii

3.5 Một số yếu tố liên quan đến tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-5
tuổi...................................................................................................................... 39
3.5.1 Các yếu tố từ phía trẻ..................................................................................39
3.5.2 Các yếu tố từ phía người chăm sóc trẻ và dịch vụ......................................40
Chương 4................................................................................................................ 44
BÀN LUẬN............................................................................................................44
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..............................................................44
4.6. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ
1-5 tuổi tại Đống Đa, Hà Nội năm 2018..............................................................48
KẾT LUẬN............................................................................................................54
1.Thực trạng tỷ lệ tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi tại Đống
Đa, Hà Nội năm 2018..........................................................................................54
2.Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-5
tuổi tại Đống Đa Hà Nội năm 2018.....................................................................54
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................56
PHỤ LỤC............................................................................................................... 57
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn trực tiếp...................................................................57
............................................................................................................................. 68
Phụ lục 3: Bảng biến số.......................................................................................71
Phụ lục 4: Các cụm đánh giá tại quận Đống Đa..................................................78

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCG
CDC
CBYT
DTP
DPT– VGB – Hib

IgG
MCV1

Vắc xin phòng lao
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
Cán bộ Y tế
Vắc xin Bạch hầu – Uốn ván – Ho gà
Vắc xin phối hợp 5 thành phần phòng bệnh Bạch hầu –
Ho gà – Uốn ván – viêm gan B – viêm màng não mủ,
viêm phổi do Haemophilus influenza týp B
Kháng thể Immuno Globulin G
Tỷ lệ bao phủ mũi 1 vắc xin sởi


iii

MCV2
MMR
MR
MSD
OPV
Pentaxim

PVS

PV
TC
TCĐĐ
TCMR
TTYT

Tỷ lệ bao phủ mũi 2 vắc xin sởi
Vắc xin sởi – quai bị – rubella
Vắc xin sởi – rubella
Công ty dược phẩm Merck Sharp and Dohme – Hoa Kỳ
Vắc xin Bại liệt uống
Vắc xin phối hợp 5 thành phần phòng bệnh Bạch hầu –
Ho gà – Uốn ván – Bại liệt – viêm màng não mủ, viêm
phổi do Haemophilus influenza týp B
Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn
Tiêm chủng
Tiêm chủng đầy đủ
Tiêm chủng mở rộng
Trung tâm Y tế

UNICEF
VGB
VX
WHO

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Viêm gan B
Vắc xin
Tổ chức Y tế thế giới



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sởi là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do vi rút gây ra, đây là một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ (với 89.780 ca tử vong trên thế
giới vào năm 2016) mặc dù có một loại vắc xin an toàn và hiệu quả . Tiêm phòng
sởi đã làm giảm 84% số ca tử vong do sởi giữa năm 2000 và 2016 trên toàn thế giới.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ em phải được tiêm đủ hai mũi vắc xin
sởi. Khi tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng cao, sẽ làm ngăn chặn sự lưu hành của vi
rút sởi, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95% trong nhiều năm liên tục sẽ tiến tới loại
trừ bệnh sởi .
Bệnh sởi là một bệnh phổ biến, tuy nhiên những biến chứng của bệnh đối với
trẻ nhỏ là rất nguy hiểm. Việc tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ lúc 9 tháng tuổi là rất
quan trọng để phòng bệnh sớm cho trẻ do tỷ lệ mắc sởi ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi ở
miền Bắc nước ta ngày càng tăng (giai đoạn 2008 – 2012, nhóm 18-26 tháng tuổi là
nhóm có số ca mắc lớn nhất chiếm 39,8%, nhóm dưới 1 tuổi có số ca mắc thấp nhất
chiếm dưới 10%; đến giai đoạn 2013 – 2014 nhóm trẻ dưới 1 tuổi lại là nhóm có lỷ
lệ mắc cao nhất) . Việc bổ sung mũi 2 cho trẻ là cần thiết để lấp đầy khoảng trống
miễn dịch ở những trẻ chưa có miễn dịch khi tiêm mũi 1 .
Vi rút rubella có khả năng qua nhau thai, lây nhiễm cho thai nhi, làm ngừng sự
phát triển của tế bào hoặc phá hủy chúng. Thai phụ nhiễm vi rút rubella trong thời
gian mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sẩy thai, thai chết
lưu và dị tật bẩm sinh . Rubella là nguyên nhân quan trọng gây ra các dị tật trầm
trọng cho trẻ sơ sinh. Khi người phụ nữ bị nhiễm vi rút rubella trong 3 tháng đầu
mang thai, có tới 90% số trường hợp người mẹ có thể truyền vi rút sang thai nhi.
Hậu quả thai nhi bị chết hoặc có thể gây hội chứng Rubella bẩm sinh (Congenital
Rubella Syndrome - CRS) với những dị tật nặng nề: điếc, dị tật ở mắt, tim và não.
Ước tính hàng năm trên thế giới có 700.000 trẻ em bị chết vì CRS .

Tại Việt Nam, Chương trình TCMR được chính thức triển khai từ năm 1985
với 6 mũi vắc xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới một tuổi, trong đó có vắc xin phòng
bệnh sởi. Ở nước ta, sởi cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong cho trẻ nhỏ. Năm 2008, tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ do nhóm 5 bệnh thời ấu thơ
(sởi, ho gà, bại liệt, bạch hầu, uốn ván) chiếm 0,9% thì riêng sởi đã là 0,6%. Từ năm
1985, Việt Nam bắt đầu triển khai tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ em từ 9 - 12 tháng


2
tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Liên tục từ năm 1989 đến 2014, tỷ lệ
tiêm vắc xin sởi luôn được duy trì trên 90% .
Sử dụng vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Sau khi tiêm 1
mũi vắc xin sởi, hiệu quả bảo vệ đạt từ 80-85%, sau khi tiêm phòng đủ 2 mũi vắc
xin sởi thì hiệu lực bảo vệ đạt từ 90-95%, vì vậy vẫn có khoảng 5-15% số trẻ đã
tiêm vắc xin sởi nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch và có thể mắc bệnh khi bị nhiễm
vi rút sởi. Để chủ động không để xảy ra dịch bệnh, cần phải tổ chức chiến dịch tiêm
bổ sung vắc xin sởi cho trẻ em 1 - 5 tuổi trên địa bàn toàn thành phố, để đảm bảo
100% trẻ em có đủ miễn dịch phòng bệnh. Tiêm bổ sung là việc tiêm thêm một mũi
vắc xin cho trẻ dù cho trẻ đó đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa đầy đủ, hay chưa
được tiêm mũi vắc xin nào.
Tại Hà Nội, vụ dịch sởi gần nhất xảy ra năm 2014 đã làm 1.741 ca mắc với
14 ca tử vong. Đến 2017, số ca mắc có xu hướng tăng so với 2 năm trước, có 85 ca
mắc trong đó 1 ca tử vong . Năm 2018, số ca mắc sởi tăng vọt lên 571 ca phân bố
tại 24/30 quận, huyện .
Trước tình hình cấp bách trên, UBND thành phố Hà Nội cùng với Sở Y tế Hà
Nội, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Hà Nội tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin
Sởi-Rubella cho đối tượng trẻ em từ 1-5 tuổi trên toàn thành phố từ ngày
26/11/2018 tới ngày 20/12/2018 nhằm nâng cao và lấp đầy khoảng trống miễn dịch
trong cộng đồng, để góp phần giảm gánh nặng bệnh Sởi và Rubella, hội chứng
Rubella bẩm sinh .

Theo báo cáo kết quả tiêm chủng của CDC Hà Nội tính tới ngày 31/12/2018,
Đống Đa là 1 trong 3 quận nội thành có tỷ lệ tiêm bổ sung sởi-rubella thấp nhất toàn
thành phố (đạt tỷ lệ 60% - thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu đề ra 95%). Do đó
chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tỷ lệ tiêm bổ sung vắc xin Sởi - Rubella
cho trẻ từ 1-5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại quận Đống Đa, Hà Nội năm
2018” nhằm mong muốn đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa tỷ
lệ tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi - rubella cho trẻ, đưa ra những khuyến nghị phù hợp để
tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi trong thời gian sớm nhất.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả tỷ lệ tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi tại quận
Đống Đa, Hà Nội năm 2018.
2. Xác định mối liên quan giữa kiến thức của cha mẹ/người chăm sóc trẻ,
nguồn thông tin tiếp cận của cha mẹ trẻ đến tỷ lệ tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella
cho trẻ từ 1-5 tuổi tại quận Đống Đa, Hà Nội năm 2018.
3. Xác định mối liên quan giữa việc cung cấp dịch vụ y tế đến tỷ lệ tiêm bổ
sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi tại quận Đống Đa, Hà Nội năm 2018.
4. Xác định mối liên quan giữa việc giữ sổ/phiểu tiêm chủng đến tỷ lệ tiêm bổ
sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi tại quận Đống Đa, Hà Nội năm 2018.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm về bệnh Sởi và bệnh Rubella
1.1. Một số đặc điểm của bệnh sởi:

Vi rút sởi thuộc họ Paramyxoviridae chi Morbillivirus là tác nhân gây ra bệnh
sởi, bệnh nhiễm trùng dễ lây thành dịch và hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ
độ tuổi trước khi đi học chưa được chủng ngừa sởi .
Vi rút có tính đề kháng yếu, dễ bị diệt bằng các thuốc khử trùng thông thường,
ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao (ở 56 độ C sau 30 phút vi rút mất khả năng lây
nhiễm); ngược lại ở nhiệt độ lạnh -70 độ C vi rút tồn tại nhiều năm .
Khi mắc bệnh sởi, vi rút kích thích cơ thể sinh kháng thể từ ngày thứ 2-3 sau
khi bắt đầu mọc ban và tồn tại lâu dài. Miễn dịch trong sởi là miễn dịch bền vững.
Nguồn truyền nhiễm duy nhất là bệnh nhân mắc bệnh sởi, bệnh có thể lây từ ngày
2-4 trước khi mọc ban cho đến ngày thứ 5-6 sau khi mọc ban. Bệnh rất dễ lây theo
đường hô hấp thông qua các hạt nhỏ bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi và nói chuyện
hay tiếp xúc; lây gián tiếp ít gặp.
Tỷ lệ mắc bệnh 100% ở người chưa có miễn dịch. Tỷ lệ tử vong: 0,02% ở các
nước tiên tiến, 0,3-0,7% ở các nước đang phát triển.
-

Khối cảm thụ: là những người chưa có miễn dịch (chưa được tiêm chủng hoặc
chưa từng mắc bệnh sởi). Đối tượng có nguy cơ cao là trẻ em độ tuổi từ 1-5 tuổi

-

chưa được chủng ngừa sởi.
Phòng bệnh:
+ Phòng bệnh không đặc hiệu: khi phát hiện trẻ có tiếp xúc với nguồn lây bệnh

nên cách ly trẻ ở bệnh viện từ ngày thứ 7 sau khi tiếp xúc đến ngày thứ 5 sau khi
xuất hiện ban sởi bởi giai đoạn này là giai đoạn lây lan mạnh.
+ Phòng bệnh đặc hiệu bằng biện pháp sử dụng vắc xin: Sử dụng vắc xin Sởi
đơn hoặc vắc xin kết hợp Sởi – Rubella/ Sởi – Quai bị - Rubella (MR/MMR) theo
lịch tiêm chủng của từng quốc gia.

+ Phòng ngừa sau phơi nhiễm: trong vòng 6 ngày từ khi tiếp xúc nguồn lây,
việc sử dụng globuline miễn dịch có thể phòng hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi;


5
được khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng miễn dịch kém và dễ bị biến chứng khi
mắc bệnh: phụ nữ có thai chưa được miễn dịch với sởi, trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi
sinh ra từ mẹ không có miễn dịch chống sởi.
- Sởi biểu hiện trên lâm sàng qua bốn giai đoạn:
+ Thời kỳ ủ bệnh: thường kéo dài từ 11 đến 12 ngày, ở trẻ sơ sinh phần lớn kéo dài
14 -15 ngày.
+ Thời kỳ khởi phát: Kéo dài khoảng 3 – 5 ngày, biểu hiện là sốt và viêm long
(niêm mạc mắt, mũi). Đôi khi giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng những triệu
chứng nặng nề như sốt cao, co giật hoặc thậm chí viêm phổi.
+ Thời kỳ toàn phát: Là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng phát
ban tuần tự trên da. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai,
sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24-48 giờ. Ban
dạng dát - sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn, không đau, ít ngứa, không mủ .
+ Thời kỳ lui bệnh: Ban bắt đầu bay sau khi đã mọc khắp người, ban cũng nhạt
dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện. Sau khi ban bay để lại vết thâm
trên da, trên mặt có phủ phấn trắng làm cho da trông giống vết vằn da hổ.
- Các thể lâm sàng khác:
+ Sởi ở trẻ sơ sinh: rất hiếm gặp vì trẻ dưới 6 tháng tuổi thường vẫn còn miễn dịch
thụ động từ mẹ truyền sang.
+ Sởi ác tính: Ngoài biểu hiện của sởi còn có biểu hiện suy hô hấp, rối loạn tri
giác, rối loạn đông máu. Bệnh cảnh nặng, tiến triển nhanh và dễ tử vong.
+ Sởi không điển hình: Một số trường hợp bệnh sởi biểu hiện không giống như
miêu tả ở trên như trong trường hợp người lớn chưa có miễn dịch, người có
miễn dịch thụ động yếu như bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân AIDS,
hội chứng thận hư, điều trị thuốc ức chế miễn dịch .


1.1.2. Một số đặc điểm bệnh Rubella
-

Mầm bệnh:

Vi rút rubella thuộc họ Togavirus, lây truyền qua đường hô hấp và cư trú tại
vòm họng và các hạch bạch huyết. Vi rút được tìm thấy trong máu bệnh nhân từ 5
đến 7 ngày sau khi nhiễm và lây lan khắp cơ thể. Vi rút rubella có sức đề kháng kém


6
với môi trường ngoại cảnh, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường.
-

Nguồn truyền nhiễm, đường lây truyền

Ổ chứa vi rút gây bệnh Rubella duy nhất là người đang mắc bệnh. Khả năng
lây lan của rubella không mạnh mẽ như lây lan của sởi. Trẻ em mắc CRS sẽ đào thải
nhiều vi rút trong dịch tiết hầu họng, nước tiểu và đó là nguồn truyền nhiễm với
người tiếp xúc .
Thời gian ủ bệnh khoảng 16 -18 ngày, có thể dao động từ 14 – 23 ngày. Thời
kỳ lây truyền khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày saukhi bắt đầu phát ban. Trẻ
mắc CRS có thể đào thải vi rút trong nhiều tháng sau khi đẻ .
-

Khối cảm thụ và tính miễn dịch:

Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với rubella (chưa mắc hoặc chưa được
tiêm chủng) đều có khả năng nhiễm vi rút này. Đối tượng nguy cơ cao là trẻ nhỏ và

đặc biệt là phụ nữ có thai . Trẻ sơ sinh có kháng thể mẹ thường được bảo vệ trong
khoảng 6 – 9 tháng tùy thuộc vào số lượng kháng thể mẹ truyền .
Khi mắc bệnh, hiệu giá kháng thể kháng rubella tăng nhanh sau 1-3 tuần,
kháng thể IgM xuất hiện trước và có giá trị để chẩn đoán bệnh. Kháng thế IgG xuất
hiện sau và tồn tại suốt đời.
-

Phòng bệnh:

Phòng bệnh không đặc hiệu: cách ly người bệnh, vệ sinh ngoại cảnh và thông
thoáng phòng ở, phòng làm việc tốt.
Phòng bệnh đặc hiệu: sử dụng vắc xin sống giảm độc lực được khuyến cáo
cho trẻ em và người trưởng thành, nhất là nữ giới. Vắc xin tạo ra kháng thể tồn tại ít
nhất 16 năm hoặc có thể suốt đời .
Có thể tiêm gama globulin (IG) đặc hiệu liều cao (20 ml) cho thai phụ ngay
sau khi bị phơi nhiễm với vi rút rubella, tiêm càng sớm càng tốt đặc biệt là người có
thai trong 3 tháng đầu .
-

Lâm sàng: Bệnh do vi rút Rubella diễn ra qua 3 giai đoạn chính:

+ Thời kỳ ủ bệnh: từ 12-23 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Người bệnh
đã nhiễm vi rút nhưng chưa có biểu hiện bệnh.
+ Thời kỳ phát bệnh với 3 biểu hiện chính: sốt, phát ban, nổi hạch:


7
Sốt nhẹ 38 độ C, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi trong, đôi khi
đỏ mắt, thường xuất hiện 1-4 ngày. Phát ban: đây là dấu hiệu chính của bệnh gặp ở
50-80% bệnh nhân, ban mọc không tuần tự như sởi, sau khi phát ban thì giảm sốt.

Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính khoảng 1-2 mm, các nốt có thể hợp
thành mảng, phai dần sau 1-3 ngày và gây ngứa. Triệu chứng đau và viêm khớp
thường xảy ra ở người trưởng thành mắc Rubella, không xảy ra ở trẻ em. Nổi hạch:
thường ở vùng xương chẩm, bẹn, cổ, sờ hơi đau; thường nổi trước phát ban và tồn
tại vài ngày sau khi ban bay hết.
+ Thời kỳ lui bệnh: triệu chứng trên kéo dài 3-4 ngày rồi tự hết, đau khớp có
thể kéo dài lâu hơn.
- Chẩn đoán xác định: Xét nghiệm ELISA dương tính; phân lập được vi rút
Rubella hoặc xét nghiệm PCR xác định đoạn gen Rubella trong dịch hầu họng hoặc
trong máu người bệnh .
1.2. Tình hình mắc sởi và rubella
1.2.1. Tình hình dịch sởi
- Thế giới
Năm 1982, Paul E M Fine và Jacqueline A Clarkson đã chỉ ra rằng ở Anh và
xứ Wale giai đoạn 1950-1968, thời điểm trước khi có chương trình TCMR bệnh Sởi
có chu kỳ 2 năm một vụ dịch lớn và 1 năm 1 vụ dịch nhỏ, số lượng ca bệnh thấp
trùng với thời điểm các trường tiểu học đóng cửa và tăng lên đúng vào thời điểm
đầu năm học .
Ở Mỹ, 1987-2000, 14% trẻ dưới 5 tuổi mắc Sởi có biến chứng viêm tai giữa,
viêm phổi là 9%. Viêm thanh quản là lý do của 9-32% trẻ nhập viện cùng với nhiễm
sởi, chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi. Tiêu chảy là lý do nhập viện của 30-70% trường hợp
mắc sởi nhập viện nhưng chỉ chiếm 8% trên tổng số trường hợp mắc Sởi. Người lớn
có biến chứng viêm phổi tỷ lệ cao nhất 49-57% .
Từ năm 2000-2011 số trường hợp tử vong do sởi trên toàn thế giới đã giảm
71% (từ 548,000 ca xuống còn 158,000 ca). Đó là nhờ hơn 1,1 tỷ liều vắc xin đã
được chuyển giao cho các nước trong các chiến dịch, hơn 150 quốc gia đã thực hiện
tiêm chủng bổ sung vắc xin sởi liều 2. Tới năm 2013, trên thế giới đã có 183 quốc


8

gia loại trừ được sởi .
Bảy tháng đầu năm 2012 ghi nhận có 18,856 ca sởi được báo cáo, Ucraina cao
nhất với 11,086 ca[17] [15].
Bảng 1: Tình hình mắc sởi trên thế giới năm 2014 [16]

Khu vực

Châu Phi
Châu Mỹ
Địa Trung
Hải
Châu Âu
Đông
Nam Á
Tây Thái
Bình
Dương
Tổng

Tổng số
ca nghi
ngờ

Tổng số
ca sởi

42/47
30/35
20/21


71.574
19.898
28.031

42.125
2.310
9.499

Số ca
xác
Số ca
nhận
dịch tễ
lâm
học
sàng
12.601 21.383
0
0
1.198
2.141

50/53
11/11

16.899
112.418

16.160
93.748


6.917
63.292

1.133
27.216

8.106
3.240

15/07
15/07

27/27

213.366

128.746

39.932

13.406

75.408

15/07

180/194

462.186


292.558 123.940

65.279

103.365

Báo cáo
của
quốc
gia

Dữ liệu
nhận
được
ngày/thá
ng
8.141
15/07
3.310
15/07
6.160
15/07

Số ca
xác
định
PTN

Bảng 2: Tình hình mắc Sởi trên thế giới năm 2015


Khu vực

Báo cáo
của
quốc
gia

Châu Phi
40/47
Châu Mỹ
28/35
Địa Trung
19/21
Hải
Châu Âu
48/53
Đông
9/11
Nam Á
Tây Thái
27/27
Bình
Dương
Tổng
171/194

Tổng số
ca nghi
ngờ


Tổng số
ca sởi

30.986
9.106
17.735

20.799
533
7.732

1.937
55.660

1.757
48.443
32.587
32.587

76.167
191.591

Số ca
xác
Số ca
nhận
dịch tễ
lâm
học

sàng
7731
9.598
0
0
129
3.046

Dữ liệu
nhận
được
ngày/thá
ng
3.470
15/07
533 15/07
4.557 15/07

Số ca
xác
định
PTN

432
38.158

127
9562

1.197 15/07

696 15/07

3.657

201

28.729 15/07

111.851 50.134

22.534

39.182


9
- Việt Nam:
Tình hình bệnh Sởi ở Việt Nam thời kỳ trước khi tiêm 1 liều vắc xin sởi trong
chương trình TCMR cũng tương tự như ở các nước trên thế giới. Số trẻ nhỏ mắc
sởi rất cao, chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hàng năm đều có trường hợp mắc và lưu
hành ở mọi nơi trên cả nước. Ở miền Bắc, tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 65/100.000
dân (năm 1981)1981, tỷ lệ mắc cao nhất là 138/100.000 dân (năm 1979) và
126/100.000 dân (năm 1983). Đây là 2 đỉnh của một chu kỳ dịch sởi cách nhau
khoảng từ 4 - 5 năm. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng thường xảy ra dịch và phát
triển nhiều vào mùa đông - xuân. Khí hậu thời điểm này rét, ẩm, bởi vậy bệnh nhân
sởi dễ bị biến chứng, phổ biến là biến chứng đường hô hấp dẫn đến tử vong.
Từ khi vắc xin sởi được áp dụng để chủng ngừa tạo miễn dịch thụ động cho trẻ
nhỏ thì số ca mắc sởi giảm rõ rệt và độ tuổi mắc sởi dịch chuyển lên lứa tuổi cao
hơn. Vắc xin sởi đã đóng góp một vai trò to lớn trong nhiệm vụ cứu trẻ nhỏ khỏi
căn bệnh truyền nhiễm này. Đây là một trong những vắc xin có khả năng tạo kháng

thể cao lên tới 95%, miễn dịch thu được lại bền vững. Tác giả Đặng Thanh Huyền,
Phạm Ngọc Đính cùng các cộng sự tiến hành nghiên cứu so sánh tỷ lệ có được
kháng thể miễn dịch với sởi của 160 trẻ độ tuổi 18 tháng ở hai thời điểm: trước và
sau khi tiêm liều 2 vắc xin sởi. Hiệu giá kháng thể được đo tại thời điểm 1 tháng sau
khi tiêm. Kết quả là tỷ lệ trẻ có nồng độ kháng thể đủ để bảo vệ trước khi tiêm liều
2 vắc xin sởi là 75% và sau khi tiêm là 100%. Tỷ lệ biến động huyết thanh ở nhóm
huyết thanh 1 âm tính là 8,5 lần cao hơn so với nhóm huyết thanh 1 dương tính là
2,2 lần. Trung bình hiệu giá kháng thể sau liều tiêm thứ hai là 1.444mUI/ml. Như
vậy việc tiêm liều 2 sởi có vai trò trong việc tăng khả năng miễn dịch của quần thể
lên tới ngưỡng an toàn và hạn chế số lượng tích lũy các cá thể nhạy cảm – nguy cơ
tiềm ẩn cho sự bùng phát dịch sau này .
Các tác giả Hitoshi Murakami, Nguyễn Văn Cường, Hồng Văn Tuấn phân tích
các số liệu về bệnh sởi ở hai thời điểm trước và sau chiến dịch tiêm chủng bổ sung.
Nhận định trên từng miền thấy: ở miền Bắc dịch sởi thường xảy ra vào thời điểm
đầu năm, từ tháng 2-5. Sau khi thực hiện chủng ngừa bổ sung mũi 2 vắc xin sởi cho
trẻ dưới 10 tuổi vào năm 2002, số lượng ca mắc sởi trong năm đó giảm và duy trì


10
tiếp tục tới năm 2003. Độ tuổi có tỷ lệ mắc cao trước chiến dịch là từ 6-14 tuổi, còn
sau chiến dịch là dưới 1 tuổi .
Từ cuối năm 2013 hết tháng 7/2014 cả nước đã ghi nhận 4.608 trường hợp
mắc Sởi xác định trong số 22.741 trường hợp Sốt phát ban nghi Sởi tại 62/63 tỉnh,
thành phố. Các trường hợp mắc chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi (chiếm 76,0%).
-

Tại Hà Nội:

Năm 2009 Hà Nội ghi nhận 837 bệnh nhân Sởi, năm 2010 là 20 ca, 2011 là 6
ca, cho đến tháng 11/2013, Hà Nội không ghi nhận được trường hợp bệnh nhân mắc

sởi, tuy nhiên từ tháng 12/2013, Hà Nội liên tiếp ghi nhận những vụ dịch sởi qui mô
nhỏ và các ca bệnh tản phát nhập viện.
Năm 2014, trên địa bàn toàn thành phố đã ghi nhận 6.457 trường hợp Sốt phát
ban nghi sởi. Bệnh nhân phân bố tại 558/584 (95%) xã/phường của 30/30
quận/huyện trên toàn thành phố. Trong đó, 1.741 bệnh nhân Sởi phân bố rải rác tại
390/584 (66,8%) xã, phường của tất cả các quận, huyện .
Năm 2015, cả thành phố ghi nhận 39 bệnh nhân Sởi, năm 2016 là 03 ca, năm
2017 là 63 ca.

Biểu đồ 1.2: Tình hình bệnh sởi tại Hà Nội từ năm 2000 – 2017
Năm 2018, Hà Nội tiếp tục ghi nhận 882 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 571
ca sởi và 01 ca rubella .
1.2.2. Tình hình mắc rubella trên thế giới và tại Việt Nam
-

Trên thế giới:


11
Bệnh Rubella lưu hành rộng rãi trên thế giới và trở thành một bệnh lưu hành ở
nhiều nơi. Bệnh thường xuất hiện trong mùa đông – xuân. Ở Mỹ đã có những vụ
dịch năm 1935, 1943, 1964 và ở Australia năm 1940.
Trước năm 1969, khi chưa có vắc xin, dịch Rubella bùng nổ ở Mỹ có tính chu
kỳ khoảng 6 – 9 năm, số trẻ em mắc rubella còn cao hơn bệnh sởi và thủy đậu, số
mắc hằng năm 58/100.000 dân. Năm 1969, vắc xin Rubella sống giảm độc lực được
cấp phép, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm nhanh chóng. Đến năm 1983, số mắc dưới
0,5/100.000 dân. Năm 1990-1991 có sự quay lại của Rubella ở Mỹ chủ yếu là do sự
bùng phát dịch ở California (1990) và nhóm người Amish ở Pennsylvania (1991)
đều là những người chưa được tiêm phòng. Từ năm 2003, số mắc hàng năm rất
thấp, năm cao nhất chỉ có 7 trường hợp mắc . Sau nhiều năm thực hiện tốt việc gây

miễn dịch bằng vắc xin rubella thì bệnh xuất hiện nhiều ở người lớn và tỷ lệ mắc
CRS giảm xuống ở Mỹ, Canada .
CRS lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1941 bởi bác sĩ nhãn khoa Úc,
Norman Gregg, người đã nhận thấy một số bất thường của trẻ sơ sinh bị đục thủy
tinh thể sau dịch rubella năm 1940. Nếu nhiễm rubella xảy ra ở những phụ nữ mang
thai không có miễn dịch, CRS có thể xảy ra. Trong đại dịch rubella toàn cầu 19621965, ước tính có khoảng 12,5 triệu trường hợp rubella xảy ra ở Mỹ, kết quả là
2.000 trường hợp mắc bệnh viêm não, 11.250 ca nạo phá thai, 2.100 trường hợp tử
vong ở trẻ sơ sinh, và 20.000 trẻ sinh ra với CRS [3, 24][18] .
Mục tiêu của chương trình tiêm chủng rubella đã và tiếp tục là để ngăn ngừa
nhiễm Rubella bẩm sinh, sau khi có vắc xin số lượng các trường hợp báo cáo của
CRS tại Mỹ giảm mạnh. Trong số 28 trường hợp/33 trường hợp CRS xảy ra từ
1998-2011, người mẹ sinh ra ngoài nước Mỹ nên chưa được tiêm phòng rubella.
Năm 2004, Mỹ được công nhận đã loại bỏ bệnh Rubella .
Nhưng tại những nước khác bệnh Rubella tiếp tục bệnh lưu hành ở nhiều nơi
trên thế giới. Người ta ước tính rằng hơn 100.000 trẻ được sinh ra với CRS hàng
năm trên toàn thế giới. Các nước khu vực Tây Thái Bình Dương đã thành lập các
mục tiêu kiểm soát và phòng ngừa rubella và CRS mục tiêu dưới 1 trường hợp/
100.000 dân vào năm 2015 .


12
- Tại Việt Nam: Trước năm 2014, vắc xin phòng bệnh rubella chưa được đưa
vào tiêm chủng mở rộng, số ca mắc rubella hàng năm được thống kê là hàng trăm
đến hàng nghìn ca. Năm 2011, dịch rubella xảy ra ở hầu hết các tỉnh với số mắc lên
đến 7.259 ca chiếm 55% số ca sốt phát ban nghi sởi . Năm 2012, toàn quốc ghi nhận
185 ca và có xu hướng giảm nhưng vẫn chưa thể khống chế .
- Tại Hà Nội: Năm 2015 ghi nhận 02 ca Rubella, năm 2016 có 02 ca, năm
2017 có 02 ca và 2018 ghi nhận 01 ca.
1.2.3. Về vắc xin Sởi và Rubella
Vắc xin Sởi là một thành công lớn góp phần kiểm soát và giảm gáng nặng tử

vong, bệnh tật do Sởi gây ra trên toàn cầu. Miễn dịch thu được từ chủng ngừa là bền
vững. Vi rút sởi chỉ tạo 1 týp huyết thanh duy nhất vì vậy bệnh Sởi hoàn toàn có thể
phòng ngừa hiệu quả trên toàn cầu nếu tất cả trẻ nhỏ được tiêm chủng đúng, đủ. Tuy
nhiên, thế giới cũng đã phải trải qua nhiều lần thay đổi chiến lược: đối tượng tiêm
chủng, độ tuổi tiêm chủng, số mũi tiêm… để cho phù hợp với mỗi quốc gia, mỗi
khu vực, giai đoạn và thời điểm.
Vắc xin Rubella là vắc xin sống giảm độc lực được nghiên cứu từ năm 1965
và bắt đầu được cấp phép sử dụng tại Mỹ từ năm 1969. Sau đó tiếp tục được triển
khai tại một số nước châu Âu, từ dạng vắc xin liều đơn đã có dạng vắc xin kết hợp
dưới dạng vắc xin Sởi – Rubella (MR) hoặc Sởi – Quai bị - Rubella (MMR) .
Các nước thành viên của khu vực Châu Âu đều đã thực hiện chương trình bao
phủ 2 mũi vắc xin sởi kết hợp rubella cho trẻ, nhờ đó đã kiểm soát tốt bệnh cho tới
thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, dịch vẫn xảy ra ở một số nước như Pháp, Bulgaria,
Ucraina liên quan tới những cộng đồng dân tộc thiểu số, người di cư, nhóm tôn giáo
và triết học. Khu vực Tây Thái Bình Dương gồm nhiều nước ở Châu Á trong đó có
Việt Nam và các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Malaysia, Philippin,
Singapo…đã giảm 86% số ca bệnh vào năm 2011 (145,935 ca) so với năm 2008
(21,054 ca), tỷ lệ mắc từ 81,6/1,000,000 dân xuống 11,6/1,000,000 dân. Tháng
11/2011 Cambodia xác nhận trường hợp mắc sởi cuối cùng. Thành công này đã
chứng minh rằng loại trừ bệnh sởi có thể đạt được ngay ở nước đối mặt với nhiều
khó khăn thử thách như Cambodia, chỉ cần xác định chiến lược hiệu quả và thực


13
hiện thật tốt theo chiến lược đó .
Vắc xin Sởi – Rubella (MR) là vắc xin phối hợp 2 kháng nguyên sống, giảm
độc lực sởi và rubella được sản xuất tại Ấn Độ được cấp phép lưu hành từ năm 2000
và đã được Bộ Y tế kiểm định và cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam theo quy
định. Năm 2011, TCYTTG khuyến cáo cho tất cả các nước đang cung cấp hai liều
vắc-xin sởi nên xem xét đưa rubella vào chương trình tiêm chủng của mình. Năm

2013, tổ chức Gavi bắt đầu triển khai cung cấp nguồn kinh phí cho tiêm chủng vắc
xin MR tại các nước đang phát triển .
1.3. Tình hình tiêm chủng vắc xin trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình tiêm chủng vắc xin trên thế giới
Tháng 5/1974, TCYTTG đã giải quyết thành công bệnh đậu mùa và thành lập
Chương trình TCMR để đảm bảo rằng tất cả trẻ em trên thế giới đều được hưởng lợi
từ vắc xin. Tại thời điểm đó, 6 loại vắc xin được đưa vào Chương trình là: Lao,
bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT), bại liệt và sởi. Chương trình đạt tỷ lệ bao phủ
trên 80% trên thế giới. Hiện tại, đã có nhiều loại vắc xin mới được đưa vào chương
trình tiêm chủng để phòng chống các bệnh khác nhau, có ý nghĩa y tế công cộng
quan trọng trên toàn cầu .
Năm 1980, tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu cho vắc xin DPT 1 là 30% và 20% cho
DTP3. Đến năm 1990, phủ sóng toàn cầu hai mũi tiêm chủng đã đạt 88% và 76% và
đến năm 2012 đã đạt 91% và 83% . Năm 2013, tỷ lệ tiêm sởi mũi 2 là 35% đến 53%
tùy theo khu vực .
1.3.2. Chương trình TCMR tại Việt Nam
Chương trình TCMR bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ
Y tế khởi xướng dưới sự hỗ trợ của TCYTTG và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.
Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ
em dưới 1 tuổi, bảo vệ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong
cao. Chương trình trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn thí điểm (1981 – 1984): Chương trình chủ yếu sử dụng hình thức
tiêm chủng chiến dịch trên một số địa bàn có nguy cơ cao.
- Giai đoạn mở rộng dịch vụ tiêm chủng trong cả nước (1985 – 1990): Ngày


14
05/12/1985, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng ký chỉ thị số 373 – CT
về việc đẩy mạnh Chương trình TCMR cho trẻ em trong cả nước.
- Giai đoạn xóa xã trắng về TCMR (1991 – 1995):

Mặc dù số xã chưa triển khai TCMR trong năm 1990 chỉ chiếm khoảng 3,6%
tổng số xã trong cả nước song đây lại là những địa bàn rất khó khăn do thiếu điều
kiện giao thông, cơ sở y tế, lưới điện,… là vùng sinh sống của nhiều đồng bào dân
tộc ít người, của những người nghèo, thiếu cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế do vậy việc
xóa trắng về tiêm chủng là một mục tiêu cấp bách song hết sức khó khăn.
- Giai đoạn duy trì và nâng cao chất lượng Chương trình (1996 đến nay):
Trên cơ sở thành quả đã đạt được, từ năm 1996 Chương trình TCMR phấn đấu
duy trì diện bao phủ thường xuyên trên toàn quốc, đồng thời tập trung hoạt động để
nâng cao các mặt chất lượng tiêm chủng.
Các hình thức tiêm chủng áp dụng ở Việt Nam: Căn cứ vào điều kiện thực tế
về địa lý, giao thông, xã hội và kinh tế, Chương trình TCMR đã triển khai ba loại
hình thức tổ chức tiêm chủng thích hợp:
- Tiêm chủng thường xuyên: Là hình thức có hiệu quả, thích hợp với hầu hết
vắc xin trong TCMR cho trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ. Đối với các loại vắc xin cần được tiêm theo lịch tiêm chủng ngay sau khi
sinh (BCG, VGB sơ sinh) sẽ phối hợp với bệnh viện và nhà hộ sinh để trẻ có thể
được tiêm vắc xin ngay sau khi sinh trong vòng 24 giờ đầu.
Hình thức tiêm chủng này tạo cơ hội người dân đến với dịch vụ tiêm chủng
cao hơn, tiết kiệm vắc xin, vật tư, kinh phí cũng như nhân lực tiêm chủng.
- Tiêm chủng định kỳ: Là hình thức tiêm chủng áp dụng cho các địa bàn khó
khăn về giao thông, cơ sở y tế, lưới điện thuộc các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa,
hải đảo không thể tổ chức tiêm chủng thường xuyên hàng tháng. Vào một số tháng
nhất định trong năm, y tế địa phương sẽ tổ chức tiêm chủng trong một số ngày cho
trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai, nữ tuổi sinh đẻ.
- Tiêm chủng chiến dịch: Là hình thức tổ chức tiêm chủng đồng loạt một loại
vắc xin cho một lượng lớn đối tượng đích, thường diễn ra trong một thời gian ngắn
(một vài ngày tới một vài tuần) triển khai trên phạm vi rộng, hẹp khác nhau (toàn


15

quốc, toàn khu vực, tỉnh, từng địa bàn dân cư có yêu cầu), nhằm đạt mục tiêu cụ thể
phòng chống dịch chủ động, loại trừ, thanh toán một bệnh.
Hình thức này áp dụng cho uống bại liệt để thanh toán bệnh bại liệt, tiêm nhắc
vắc xin sởi nhằm tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi, tiêm vắc xin uốn ván cho phụ
nữ 15 – 35 tuổi ở các huyện có nguy cơ uốn ván sơ sinh cao để loại trừ bệnh uốn
ván sơ sinh, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1- 5 tuổi,…
1.3.3. Quá trình triển khai TCMR tại Hà Nội
Chương trình TCMR của Hà Nội được triển khai rất sớm so với các tỉnh,
thành phố trong cả nước. Ngay từ những năm đầu triển khai, chương trình nhận
được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng chính quyền từ Thành phố đến cơ
sở, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành nên 30 năm qua chương trình TCMR của
Thành phố luôn được Bộ Y tế đánh giá cao, tỷ lệ đối tượng được tiêm chủng luôn
đạt và vượt chỉ tiêu.
Hà Nội là địa phương triển khai chương trình sớm nhất với những thành tựu
nổi bật, chương trình bao phủ 100% xã, phường, thị trấn với tỷ lệ đối tượng được
tiêm chủng đầy đủ năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 1992 đến nay tỷ lệ bao phủ
trong nhóm trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 99%.
1.4. Chiến lược phòng chống Sởi – Rubella
1.4.1. Kế hoạch phòng chống Sởi – Rubella trên thế giới
Tháng 4 năm 2012, Hội đồng Y tế Thế giới thông qua Kế hoạch Hành động
Toàn cầu vắc xin bao gồm chiến lược toàn cầu Sởi – Rubella với những mục tiêu
loại bỏ sởi vào năm 2015: (1) Tăng phủ sóng thường xuyên với liều vắc xin sởi đầu
tiên cho trẻ em 1 tuổi tại ≥90% toàn quốc và ≥80% trong mỗi quận, huyện; (2)
Giảm và duy trì tỷ lệ mắc sởi hàng năm <5 trường hợp/1.000.000 dân; và (3) Giảm
95% số tử vong do sởi trên toàn cầu so với năm 2000 . Đến cuối năm 2020, Đạt
được mục tiêu loại bỏ bệnh sởi và rubella trong ít nhất năm khu vực của TCYTTG.
Chiến lược Tập trung vào việc thực hiện năm thành phần cốt lõi: Thực hiện đạt tỷ lệ
tiêm chủng cao và duy trì 2 liều vắc xin sởi chứa rubella; theo dõi bệnh sử dụng
giám sát hiệu quả, và những nỗ lực để đánh giá chương trình, đảm bảo tiến độ và



16
tác động tích cực của hoạt động tiêm chủng; Xây dựng và duy trì chuẩn bị sẵn sàng,
phản ứng nhanh với sự bùng phát và điều trị hiệu quả các trường hợp; Thực hiện kế
hoạch chiến lược có thể bảo vệ và cải thiện cuộc sống của trẻ em và bà mẹ khắp thế
giới, nhanh chóng và bền vững. Kế hoạch Cung cấp chiến lược rõ ràng cho các nhà
quản lý về tiêm chủng, làm việc với các đối tác trong nước và quốc tế, để thực hiện
đạt được mục tiêu năm 2015 và 2020 bệnh sởi và rubella kiểm soát và loại bỏ. Nó
được xây dựng dựa trên nhiều năm kinh nghiệm trong thực hiện và các chương trình
tiêm chủng, kết hợp những bài học từ tăng tốc kiểm soát sởi và các sáng kiến thanh
toán bại liệt .

1.4.2. Chiến lược phòng chống Sởi – Rubella tại Việt Nam
Trước năm 1999, mặc dù độ bao phủ vắc xin sởi trên toàn quốc đã đạt tỷ lệ
trên 93% từ năm 1993-2000, gần với ngưỡng khuyến cáo để duy trì kiểm soát bền
vững sởi là 95% nhưng thực tế dịch sởi vẫn xảy ở nước ta với chu kỳ 7-8 năm một
vụ dịch lớn. Do đó, năm 1999, Bộ Y tế đã ra chỉ thị về việc lập kế hoạch chuẩn bị
cho việc tiến hành chiến dịch tiêm bổ sung mũi 2 vắc xin sởi cho những trẻ từ tuổi 9
tháng tới 9 năm tuổi . Chiến dịch bắt đầu thực hiện năm 2002 ở miền Bắc và tại
miền Nam diễn ra sau đó 1 năm. Đến năm 2010, Việt Nam mới triển khai tiêm 2
mũi vắc xin Sởi đơn trong chương trình TCMR với lịch tiêm mũi 1 cho trẻ từ 9
tháng tuổi, mũi 2 cho trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi.
Tháng 9/2012, vắc xin Rubella được Thủ tướng chính phủ phê duyệt đưa vào
chương trình TCMR . Trước tình hình dịch sởi xảy ra từ cuối năm 2013 đến đầu
năm 2014; khuyến cáo tiêm phòng vắc xin MR phối hợp của TCYTTG và góp phần
đạt được mục tiêu loại trừ Sởi và khống chế Rubella của khu vực.
1.5. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella
cho trẻ:
Kiến thức của cha mẹ trẻ và cộng đồng về bệnh sởi/rubella về việc tiêm chủng
phòng bệnh cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ

ra rằng kiến thức của cha mẹ và thái độ đối với bệnh tật và tiêm chủng ảnh hưởng


17
tới việc tiêm chủng phòng ngừa cho con. Họ lo lắng về các tai biến sau khi tiêm
chủng và sự an toàn của vắc xin là những yếu tố chính khiến họ do dự không đưa
con em mình đi tiêm chủng trong nghiên cứu của Úc và quốc tế .
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những mũi vắc xin sau của trẻ thường có tỷ lệ
giảm dần. Nguyên nhân chính là do các bà mẹ/người chăm sóc trẻ không được dặn
dò, nhắc nhở cho lần tiêm chủng tiếp theo. Kiến thức của bà mẹ, các thành viên
trong gia đình về tiêm chủng hạn chế cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc trẻ
không được tiêm chủng nói chung cũng như tiêm vắc xin sởi/rubella. Nghiên cứu
tại Pakistan trên 209 bà mẹ cho thấy chỉ có 72,7 % số bà mẹ biết đến tiêm chủng
phòng bệnh cho trẻ, có tới 11,5 % số bà mẹ cho rằng tiêm chủng là có hại. Nghiên
cứu cũng chỉ rõ là có mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ với việc tiêm chủng
đầy đủ của trẻ, những bà mẹ có kiến thức tốt về tiêm chủng sẽ thực hành tốt việc
tiêm chủng đủ cho con .
Tại Việt Nam, nghiên cứu Đinh Thị Diễm Thúy năm 2010 về kiến thức phòng
ngừa bệnh sởi của thân nhân bệnh nhi tại khoa truyền nhiễm bệnh viện nhi đồng 2
cho thấy: trong 247 thân nhân của bệnh nhi sởi chỉ có 5,3% đối tượng được phỏng
vấn có kiến thức chung đúng về bệnh sởi, trong đó chỉ có 2% trả lời đúng về cách
phòng bệnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra trong số 119 trẻ chưa được tiêm phòng sởi
(48%) có đến 29,4% lý do là do cha mẹ quên, 13,4% là do cha mẹ bận việc không
có thời gian đưa trẻ đi tiêm chủng .
Phí Thị Hương Liên, Nguyễn Nhật Cảm nghiên cứu về Thực trạng tiêm chủng
đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và yếu tố liên quan tại khu vực
thành thị thành phố Hà Nội, năm 2016 chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa
loại hình tiêm chủng với tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của trẻ. Nhóm chỉ
TCMR có khả năng TCĐĐ đúng lịch cao hơn 4,31 lần (OR: 3,12-5,95) nhóm chỉ
tiêm chủng dịch vụ .

Nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh, Nguyễn Nhật Cảm năm 2015 về Một số
nhận xét về triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella tại Hà Nội, 2014 –
2015 cũng cho thấy có mối liên quan giữa việc quản lý đối tượng của cán bộ y tế cơ
sở ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ văcxin sởi/rubella của trẻ .


18

Lưu trữ thông tin
tiêm chủng:
- Giữ sổ/phiếu tiêm
chủng của trẻ
- Lưu trữ thông tin
tiêm chủng của trẻ
trên phần mềm hệ
thống thông tin
tiêm chủng quốc
gia
- Lưu trữ thông tin
tiêm chủng của trẻ
trong sổ sách tại
TYT

Thực hành tiêm bổ
sung vắc xin sởirubella cho trẻ từ 15 tuổi

Kiến thức bà mẹ
- Về bệnh và biến chứng của bệnh sởi
- Về vắc xin và lịch tiêm chủng sởi,
lợi ích của tiêm chủng

- Về các trường hợp tạm hoãn, chống
chỉ định
- Về phản ứng sau tiêm chủng

Truyền thông
Tiếp cận các nguồn thông tin
về tiêm chủng

Cung cấp dịch vụ
của cơ sở y tế:
- Khoảng cách đến
nơi tiêm
- Thời gian chờ đợi
- Loại hình tiêm
chủng (miễn phí,
dịch vụ)
- Sự sẵn có của vắc
xin
- Quy trình tiêm vắc
xin sởi-rubella của
TYT
- Tư vấn của cán bộ
y tế


19

Hình 1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu
Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên đặc điểm tình hình thực tế tại Hà
Nội và khung lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ

tiêm chủng ở Colombia của nhóm tác giả thuộc trường đại học Jevariana cũng như
kết quả của một số nghiên cứu về đánh giá tỷ lệ tiêm vắc xin sởi-rubella trong tổng
quan tài liệu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu trọng tâm các yếu tố từ
phía người mẹ và gia đình trẻ, việc lưu trữ thông tin tiêm chủng của trẻ, một số
nguồn truyền thông mà bà mẹ tiếp nhận và yếu tố về phía cung cấp dịch vụ y tế là
thái độ của cán bộ y tế (thông qua việc khai thác gián tiếp từ phía bà mẹ).
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Hà Nội là thành phố lớn với 30 quận, huyện, thị xã, 584 xã, phường, thị trấn;
diện tích 3.344km2; dân số đông (7,1 triệu dân – năm 2012), phân bố không đồng
đều tập trung nhiều tại nội thành chiếm 47 % (năm 2012) với mật độ dân số cao
nhất là ở quận Đống Đa (39.307 người/km2 vào năm 2012). Số đối tượng trong
chương trình TCMR hàng năm rất lớn (trung bình 160.000 trẻ). Đây là thách thức
rất lớn đối với ngành y tế trong việc để đảm bảo tốt công tác TCMR nhất là không
bỏ sót đối tượng .
Chương trình TCMR của Hà Nội được triển khai rất sớm so với các tỉnh,
thành phố trong cả nước. Ngay từ những năm đầu triển khai, chương trình đã nhận
được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Thành phố đến cơ
sở, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành nên 30 năm qua chương trình TCMR của
Thành phố luôn được Bộ Y tế đánh giá cao, tỷ lệ đối tượng được tiêm chủng luôn
đạt và vượt chỉ tiêu.
Chương trình TCMR của Hà Nội được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Bộ Y tế, trực
tiếp là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Văn phòng TCMR Quốc gia, Văn phòng
TCMR miền Bắc trong tổ chức triển khai, trong hướng dẫn chuyên môn, đào tạo
cán bộ...


20
Mạng lưới y tế cơ sở của Thành phố với 584 Trạm y tế xã, phường, thị trấn
được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối hoàn chỉnh đáp ứng cho việc
triển khai các điểm tiêm chủng. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác TCMR có

trình độ chuyên môn và liên tục được đào tạo, đào tạo lại, tập huấn chuyên môn,
nghiệp vụ, đảm bảo có đủ nhân lực để thực hiện tốt công tác TCMR.
Thủ đô Hà Nội là điểm đến của du khách trong và ngoài nước, trong khi tình
hình bệnh truyền nhiễm gây dịch tại Việt Nam và trên Thế giới liên tục có những
diễn biến phức tạp, khó lường gây ra nhiều khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh
nhất là những dịch bệnh xâm nhập từ các vùng có dịch.
Trong những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dân cư
di biến động nhiều (có khoảng 2,5 triệu dân tạm cư) nên việc quản lý đối tượng tiêm
chủng và công tác giám sát các bệnh có vắc xin tiêm chủng trên địa bàn Thành phố
rất khó khăn.
Hiện nay tiêm chủng mở rộng đang triển khai 9 loại vắc xin miễn phí: viêm
gan B; lao; bạch hầu; ho gà; uốn ván; bại liệt; viêm màng não mủ; viêm đường hô
hấp do Heamophilus Influenza typ B; sởi; viêm não Nhật Bản trong khi có tới 28
bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm. Vì vậy, thực tế cũng có hình thức tiêm
chủng thu phí, hoạt động này cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc phòng
bệnh nhưng cũng đặt ra nhiều yêu cầu trong quản lý để đảm bảo tiêm chủng an toàn
hiệu quả .
Trên thực tế việc tổ chức tiêm chủng có sự khác biệt nhiều do đáp ứng với nhu
cầu khác nhau của người dân, yêu cầu về quản lý và khối lượng công việc của từng
trạm y tế rất khác nhau.
Trong thời gian qua xảy ra nhiều sự việc liên quan đến tiêm chủng đã gây tâm
lý hoang mang, nhiều gia đình đã không cho con em đi tiêm chủng ảnh hưởng
không nhỏ đến tỷ lệ tiêm chủng cũng như nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới.
Việc cung cấp vắc xin và vật tư tiêm chủng từ Chương trình TCMR quốc gia có lúc
chưa kịp thời nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và tỷ lệ tiêm chủng của chương
trình .
Tại Hà Nội, các ca mắc sởi đa số ở khu vực nội thành. Trong nghiên cứu dịch



×