Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại hai xã thuộc huyện krông pắc tỉnh đắk lắk nãm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC


TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI HAI XÃ THUỘC
HUYỆN KRÔNG PẮC -TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC


TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI HAI XÃ THUỘC
HUYỆN KRÔNG PẮC -TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA

Người hướng dẫn đề tài: Thạc sĩ–Bác sĩ .Trần Thị Thanh



MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................01
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................03
1.1. Sơ lược về lịch sử bệnh suy dinh dưỡng protein- năng lượng.......................03
1.2. Tình hình SDD trên thế giới, ở khu vực Châu Á, và Việt Nam.....................04
1.2.1.Tình hình SDD trên thế giới..................................................................04
1.2.2.Tình hình SDD trong khu vực Châu Á và các vùng lân cận..................04
1.2.3.Tình hình SDD tại Việt Nam.................................................................05
1.3. Các nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây SDD ở Việt Nam...................08
1.3.1. Các nguyên nhân gây SDD...................................................................08
1.3.2. Các yếu tố thuận lợi..............................................................................09
1.4. Các phương pháp đánh giá SDD...................................................................09
1.4.1. Các phương pháp đánh giá trên lâm sàng.............................................09
1.4.2. Các phương pháp đánh giá SDD ở trẻ em trong cộng đồng..................13
1.5. Mục tiêu và các biên pháp phòng chống SDD..............................................17
1.5.1. Mục tiêu phòng chống SDD quốc gia...................................................17
1.5.2. Các biện pháp phòng chống SDD.........................................................18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................20
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu................................................................20
2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu.....................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................20
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu....................................................................20
2.3.2.1. Cỡ mẫu...................................................................................20
2.3.2.2. Phương pháp lấy mẫu.............................................................21
2.3.2.3. Tiêu chí chọn vào mẫu............................................................22
2.3.2.4. Tiêu chí loại trừ.......................................................................23



2.3.2.5.Các biến số chính.....................................................................23
2.4. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................23
2.4.1. Thu thập số liệu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ.................................23
2.4.1.1. Phương pháp tính tuổi.............................................................23
2.4.1.2. Xác định chỉ số cân nặng........................................................23
2.4.2. Thu thập số liệu về các yếu tố liên quan tới tình hình SDD..................24
2.5. Kỹ thuật chẩn đoán SDD..............................................................................24
2.6. Xử lý và phân tích số liệu.............................................................................25
2.6.1.Công cụ và lựa chọn thống kê xử lý số liệu...........................................25
2.6.2. Khống chế các sai số thường gặp..........................................................25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................26
3.1. Tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở 2 xã Hòa Đông và EaKnuêc.....................26.
3.1.1. Tình hình dinh dưỡng chung tại 2 xã khảo sát......................................26
3.1.2. Tỉ lệ SDD chung ở 2 xã........................................................................27
3.1.3. Tỉ lệ SDD theo dân tộc.........................................................................28
3.1.4. Tỉ lệ SDD theo mức độ.........................................................................29
3.1.5. Tỉ lệ SDD theo nhóm tuổi.....................................................................30
3.1.6. Tỉ lệ SDD theo nhóm tuổi giữa dân tộc kinh và dân tộc thiểu số..........30
3.1.7. Tỉ lệ SDD theo giới tính.......................................................................31
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ SDD.........................................................32
3.2.1. Độ tuổi của mẹ lúc sinh với tỉ lệ SDD..................................................32
3.2.2. Cân nặng của trẻ lúc sinh với tỉ lệ SDD................................................33
3.2.3. Yếu tố sinh thiếu tháng với tỉ lệ SDD...................................................34
3.2.4. Tình hình nuôi con 6 tháng đầu với tỉ lệ SDD......................................35
3.2.5. Thời điểm bắt đầu ăn bổ sung với tỉ lệ SDD.........................................36
3.2.6. Loại thực phẩm ăn bổ sung với tỉ lệ SDD.............................................37
3.2.7. Kiêng ăn khi bị bệnh với tỉ lệ SDD.......................................................38
3.2.8. Tiêm chủng với tỉ lệ SDD.....................................................................39
3.2.9. Trình độ học vấn của mẹ với tỉ lệ SDD.................................................40

3.2.10. Được nghe về SDD với tỉ lệ mắc bệnh...............................................41


3.2.11. Kinh tế gia đình với tỉ lệ SDD...........................................................41
3.2.12. Số con trong gia đình với tỉ lệ SDD....................................................42
3.2.13. Thứ tự con trong gia đình với tỉ lệ SDD.............................................42
3.3 Một số chỉ tiêu kiến thức của bà mẹ về SDD ở trẻ em...................................43
3.3.1. Tỷ lệ các bà mẹ hiểu về nguyên nhân gây SDD....................................43
3.3.2. Tỷ lệ các bà mẹ biết tác hại SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi.........................44
3.3.3. Hiểu biết của các bà mẹ về phòng ngừa SDD của trẻ em.....................44
3.3.4. Tỷ lệ các cách tiếp cận GDSK của những bà mẹ được nghe SDD........44
Chương 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................45
4.1. Tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở 2 xã Hòa Đông và EaKnuêc.....................45
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ SDD.........................................................48
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................56
5.1. Kết luận.........................................................................................................56
5.1.1. Tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở 2 xã Hòa Đông và EaKnuêc.............56
5.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ SDD.................................................56
5.2. Kiến nghị.....................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số thứ

Tên bảng.

Trang


tự.
Bảng 3.1

Tỉ lệ SDD chung ở 2 xã.

27

Bảng 3.2

Tỉ lệ SDD theo dân tộc.

28

Bảng 3.3

Tỉ lệ SDD theo mức độ.

29

Bảng 3.4

Tỉ lệ SDD theo nhóm tuổi.

30

Bảng 3.5

Tỉ lệ SDD theo nhóm tuổi giữa dân tộc Kinh và dân tộc


30

thiểu số.
Bảng 3.6

Tỉ lệ SDD theo giới tính.

31

Bảng 3.7

Độ tuổi của mẹ với tỉ lệ SDD.

32

Bảng 3.8

Cân nặng lúc sinh với tỉ lệ SDD.

33

Bảng 3.9

Yếu tố sinh thiếu tháng với tỉ lệ SDD.

34

Bảng

Tình hình nuôi con trong 6 tháng đầu với tỉ lệ SDD.


35

Thời điểm ăn bổ sung với tỉ lệ SDD.

36

Loại thực phẩm ăn bổ sung với tỉ lệ SDD.

37

Kiêng ăn khi bị bệnh với tỉ lệ SDD.

38

Mối quan hệ giữa tiêm chủng với tỉ lệ SDD.

39

Trình độ học vấn của mẹ với tỉ lệ SDD.

40

Được nghe về bệnh SDD với tỉ lệ mắc ở trẻ.

41

3.10
Bảng
3.11

Bảng
3.12
Bảng
3.13
Bảng
3.14
Bảng
3.15
Bảng
3.16


Bảng

Tình hình kinh tế gia đình với tỉ lệ SDD.

41

Số con trong gia đình với tỉ lệ SDD.

42

Số thứ tự của con trong gia đình với tỉ lệ SDD.

42

Tỉ lệ các bà mẹ hiểu về nguyên nhân gây SDD.

43


Tỉ lệ các bà mẹ hiểu về tác hại của SDD.

44

Hiểu biết của các bà mẹ về phòng ngừa SDD cho con.

44

Bảng

Tỉ lệ các cách tiếp cận GDSK của những bà mẹ được nghe

44

3.23

về SDD.

3.17
Bảng
3.18
Bảng
3.19
Bảng
3.20
Bảng
3.21
Bảng
3.22



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.

Số thứ tự.

Tên bảng.

Trang.

Biểu đồ 3.1

Tình hình dinh dưỡng chung tại 2 xã khảo sát.

26

Biểu đồ 3.2

Tỉ lệ SDD chung cho 2 xã.

27

Biểu đồ 3.3

Tỉ lệ SDD theo dân tộc.

28

Biểu đồ 3.4

Tỉ lệ SDD theo mức độ.


29

Biểu đồ 3.5

Tỉ lệ SDD theo nhóm tuổi giữa dân tộc Kinh và dân tộc

31

thiểu số.
Biểu đồ 3.6

Độ tuổi của mẹ với tỉ lệ SDD.

32

Biểu đồ 3.7

Cân nặng lúc sinh với tỉ lệ SDD.

33

Biểu đồ 3.8

Yếu tố sinh thiếu tháng với tỉ lệ SDD.

34

Biểu đồ 3.9


Tình hình nuôi con trong 6 tháng đầu với tỉ lệ SDD.

35

Biểu đồ 3.10

Thời điểm ăn bổ sung với tỉ lệ SDD.

36

Biểu đồ 3.11

Loại thực phẩm ăn bổ sung với tỉ lệ SDD.

37

Biểu đồ 3.12

Kiêng ăn khi bị bệnh với tỉ lệ SDD.

38

Biểu đồ 3.13

Mối quan hệ giữa tiêm chủng với tỉ lệ SDD.

39

Biểu đồ 3.14


Trình độ học vấn của mẹ với tỉ lệ SDD.

40

Biểu đồ 3.15

Số con trong gia đình với tỉ lệ SDD.

42

Biểu đồ 3.16

Số thứ tự của con trong gia đình với tỉ lệ SDD.

43


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số thứ

Tên hình

Trang

tự
Hình 1.1

Diễn biến SDD qua các năm 1999-2009.


07

Hình 1.2

Mối quan hệ giữa SDD và nhiễm khuẩn.

09

Hình 1.3

SDD thể phù KWASHIOKOR.

11

Hình 1.4

SDD thể teo dét MARASMUS.

12

Hình 1.5

Phân loại dinh dưỡng TE theo VCT.

17

Hình 2.1

Kỹ thuật cân trẻ ở hai tư thế đứng và nằm.


24


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

ABS

: Ăn bổ sung.

2

Cs

: Cộng sự

3

GDP

: Gross Domestic -Tổng sản phẩm quốc nội.

4

GDSK

: Giáo dục sức khỏe

5


H/A

: Height for age-Chiều cao theo tuổi.

6

IFPRI

: International Food Policy Research Insitute-Viện
Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Dinh dưỡng quốc
tế

7

MDB

: Millennium Development- Goals Mục tiêu thiên niên
kỷ

8

NCBSM

: Nuôi con bằng sữa mẹ

9

NCHS

: National Center for heath statistics-Quần thể tham khảo

của Hoa Kỳ

10 NXB

: Nhà xuất bản

11 PEM

: Protein Energy Malnutrition-Thiếu Protein năng lượng

12 SD

: Standard devitation-Độ lệch chuẩn.

13 SDD

: Suy dinh dưỡng

14 TC

: Tiêm chủng

15 Tr

: Trang

16 UNICEFF

: United Nations Children’s Fund- Quỹ bảo trợ nhi đồng
của Liên Hợp Quốc.


17 VAC

: Vườn ao chuồng.

18 VCT

: Vòng cánh tay

19 VDDQG

: Viện Dinh Dưỡng quốc gia

20 W/A

: Weight for age-Cân nặng theo tuổi.

21 W/H

: Weight for height-Cân nặng theo chiều cao

22 WHO

: World Heathy Organization- Tổ chức Y tế thế giới.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


D

inh dưỡng là một yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe

con người nói chung và trẻ em nói riêng, đặc biệt là giai đoạn từ 0 đến 60

tháng tuổi, giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh
hưởng tới quá trình phát triển thể chất, tinh thần, vận động của trẻ làm cho trẻ dễ
mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng và có nguy cơ dẫn tới tử vong. Suy dinh dưỡng
(SDD) là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi do thiếu các
chất dinh dưỡng đặc biệt là protein, và chất béo. SDD đang là một trong số các
vấn đề sức khỏe được ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt
là các nước kém và đang phát triển. Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước ta luôn coi
trọng nhân tố con người là nhân tố hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội do đó, vấn đề cải thiện tình trạng SDD và giảm tỉ lệ SDD ở trẻ em là một
mục tiêu được ghi nhận trong Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Chính vì thế
mà trong suốt những năm qua, ngành Y tế đã và đang chú trọng triển khai các
hoạt động phòng chống, làm giảm tỉ lệ SDD ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi.
Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế thế giới (WHO), qua phân tích các
trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển thì có đến 54
% có liên quan tới SDD (1995), và thậm chí đến 60% (2004). Cũng theo WHO
(2007) có khoảng 500 triệu trẻ em bị SDD ở các nước đang phát triển gây tử
vong đến 10 triệu ca mỗi năm [1], [10], [28].
Tại nước ta trong những năm qua nhờ sự nỗ lực của chương trình phòng
chống SDD chúng ta đã làm thấp tỉ lệ này đến mức đáng kể. Thực vậy, nếu vào
năm 1999 là 36.7% và năm 2000 là 33,8%, tới năm 2005 là 25.2% và hai năm
gần đây là 19.9% (2008) và 18.9% (2009) [32].
Tuy nhiên, chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam về dinh dưỡng đã
cảnh báo rằng “Tỉ lệ SDD và thiếu vi chất ở trẻ em Việt Nam vẫn được xếp vào
loại cao nhất thế giới”. Đối với khu vực Tây Nguyên tỉ lệ SDD năm 2009 là

28.8%, riêng tỉnh Đắk Lắk là 29.1% (2008) và 28.4 % (2009). Tỉ lệ này so với
mục tiêu y tế quốc gia “Phấn đấu đến năm 2010 giảm tỉ lệ SDD ở tất cả các tỉnh


2
trong nước xuống ngưỡng 30%” thì con số trên đã ghi nhận sự cố gắng của
ngành Y tế tỉnh. Nhưng thực chất tỉ lệ này còn giảm chậm, và so với mặt bằng
chung của cả nước thì tỉ lệ này còn khá cao [7], [13], [32].
Krông Pắc là một huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk cách trung tâm thành phố
Buôn Ma Thuột 30 Km về phía đông, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 32.4 %
tổng dân số, đời sống vật chất, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, dân trí còn
thấp, văn hóa đa dạng. Sự quan tâm, kiến thức hiểu biết và kỹ năng thực hành
chăm sóc nuôi dưỡng con cái của người dân còn hạn chế [15].
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, đồng thời nhận thấy rằng
trong những năm qua chưa có nhiều nghiên cứu cho huyện Krông Pắc. Vì vậy để
góp phần vào việc đánh giá tình hình SDD, tìm hiểu các vấn đề liên quan và giúp
cho nhà lãnh đạo có thêm cơ sở để hoạch định chiến lược can thiệp nhằm giảm tỉ
lệ SDD ở địa bàn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Tỉ lệ Suy Dinh Dưỡng
ở trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng tại 2 xã thuộc huyện Krông
Pắc –Tỉnh Đắk Lắk năm 2010.”
Đề tài nghiên cứu gồm 2 mục tiêu chính:
1. Khảo sát tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã EaKnuêc và
Hòa Đông tại huyện Krông Pắc -Tỉnh Đắk Lắk năm 2010.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng tới tình hình SDD đó.

Chương 1


3


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về lịch sử bệnh suy dinh dưỡng protein-năng lượng [5], [12], [35].
Suy dinh dưỡng Protein –Năng lượng là một bệnh lý xảy ra khi chế độ ăn
nghèo protein và năng lượng kèm theo tác động của bệnh nhiễm trùng. Bệnh rất hay
gặp ở trẻ em các nước đang phát triển.
Bệnh đã xuất hiện và đã được tìm hiểu, mô tả rất lâu trong lịch sử bệnh của Y
khoa.
Từ năm 1908 Correa gọi SDD là “bệnh rắn nhỏ” vì những đứa trẻ mắc bệnh
có cơ thể nhỏ bé và da lằn màu sậm lẫn màu nhạt như da rắn.
Vào năm 1926 Normet đã mô tả rất sớm căn bệnh này với tên Bouffisure
(mắt trẻ bị phù trông bạnh ra) ở An Nam, bệnh gặp rất nhiều ở Trung bộ Việt Nam
trước những công trình nghiên cứu của người Anh ở Biển Vàng (Ghana 1930-1933).
Năm 1931, một bác sĩ người Anh Cicely Williams đã dùng thuật ngữ
Kwashior (từ một bộ lạc ở Ghana, có nghĩa là bệnh của đứa trẻ khi mẹ có em bé) để
mô tả hội chứng mà trước đó nhầm với Pellagra.
Nhưng mãi sau các khảo sát của Brock và Autret ở nhiều nước Châu Phi
(1951) và Trowell, Davies, Dean ở Uganda (1954) thuật ngữ Kwashior mới được sử
dụng rộng rãi .
Đến năm 1959, Jelife D.B đã dùng thuật ngữ “Thiếu dinh dưỡng proteinnăng lượng” (PEM: protein-Energy-Malnutrition) vì thấy mối liên quan chặt chẽ với
các thể bệnh trên lâm sàng là phù và teo dét.
Tuy nhiên ngày nay, người ta cho rằng tình trạng bệnh lý do thiếu nhiều chất
dinh dưỡng hơn là chỉ đơn thuần là protein và năng lượng. Do đó có thể định nghĩa
một cách đầy đủ rõ ràng như sau:
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi
(nhất là trẻ em dưới 3 tuổi) do thiếu nhiều các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm
và chất béo làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất-tầm thần-trí tuệ của trẻ [6],[28].
1.2. Tình hình về SDD trên thế giới, ở khu vực Châu Á và Việt Nam.


4

1.2.1. Tình hình SDD trên thế giới.
Theo WHO năm 2004, trên thế giới có 842 triệu người bị SDD trong đó có
10 triệu người ở các nước phát triển, 34 triệu người ở các nước trung gian và 798
triệu ở các nước đang phát triển. Đồng thời theo thống kê này, có khoảng 60 % các
trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi liên quan tới SDD [1].
Ngày 03/02/2006, ngân hàng thế giới World Bank đã đưa ra báo cáo mang
tên “Hãy đặt vấn đề SDD vào trung tâm của sự phát triển” đã khẳng định hơn một
nửa số trẻ em trên thế giới tử vong vì không có đủ dinh dưỡng. Báo cáo cũng chỉ ra
rằng 50% trẻ em ở Nam Á đang trong tình trạng SDD nghiêm trọng, còn ở Châu Phi
thì con số này là 25%, và các nước khác như Indonesia, Urbekistan, Peru cũng nằm
trong tình trạng trên. Theo các chuyên gia kinh tế khẳng định SDD đã làm chậm tốc
độ tăng trưởng GDP hằng năm ở các quốc gia nghèo là 3% và đối với nền kinh tế
của các quốc gia đang phát triển là khoảng 2-3%/năm. Do đó cải thiện được SDD sẽ
giúp các nước này tăng GDP [2].
Năm 2007, thông báo của WHO xác định rõ tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở
các nước đang phát triển là 500 triệu trẻ em, gây tử vong trung bình là 10 triệu/ năm
[28], [38].
Và gần đây nhất ngày 11/11/2009, theo lời của giám đốc điều hành
UNICEFF bà Anna M.Venman đã cảnh báo “nếu chúng ta không xem xét một cách
nghiêm túc các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng SDD ở bà mẹ và trẻ em trong giai
đoạn hiên nay thì cái giá phải trả trong tương lai là rất cao”. Thực vậy, vào năm
2009 có khoảng 200 triệu trẻ em đang sống ở các nước đang phát triển trong đó có
hơn 90% sống tại Châu Phi, Châu Á không được cung cấp dinh dưỡng. Và hơn 1/3
tổng số ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là do SDD, nguyên nhân ở đây chính là do
những trẻ này không đủ sinh lực, thiếu năng lượng, và sức đề kháng để chống bệnh
[18], [37].
1.2.2. Tình SDD trong khu vực Châu Á và các vùng lân cận.
Trong thời gian gần đây cộng đồng thế giới đã ghi nhận các tiến bộ tương đối
khả quan trong việc giảm tỉ lệ SDD ở trẻ em trong khu vực Châu Á. Nếu vào năm
1990 là 44 %, thì tới năm 2008 là 30%. Trong khi đó ở Châu Phi tỉ lệ SDD giảm



5
xuống còn rất chậm 1990 (38%) tới 2008 (34%). [18]
Vào ngày 3/5/2006 tại Hà Nội, báo cáo của UNICEFF với tên gọi “Tiến bộ
cho trẻ em” đã nhận định hai khu vực đó là: Đông Nam Á, Thái Bình Dương (khu
vực1), Châu Mỹ La Tinh, CariBe (khu vực 2) đã đạt được mục tiêu Thiên Niên Kỷ
(MDG) về giảm tỉ lệ SDD. Cụ thể tỉ lệ SDD ở khu vực 1 giảm là 15% và khu vực 2
giảm là 7%. Báo cáo trên cũng khẳng định Việt Nam giảm tỉ lệ SDD/ năm đứng thứ
3 trong khu vực Châu Á sau Trung Quốc và Malayxia. Tuy nhiên tỉ lệ SDD của Việt
Nam còn rất cao trong khu vực: 23.4% (2006), trong khi đó là 8% ở Trung Quốc,
11% ở Malayxia, và 13% ở Mông Cổ [4].
1.2.3. Tình hình SDD tại Việt Nam.
Năm 2006, theo đánh giá của UNICEFF trong khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương, Việt Nam là quốc gia duy nhất có tỷ SDD giảm nhanh nhất mỗi năm trung
bình khoảng 2%, tỉ lệ SDD ở Việt Nam đã giảm một cách đáng kể trong 2 thập kỷ
từ 51.2% năm 1985 xuống 25.2% năm 2005. [4],[32]
Tuy vậy, vào ngày 17/1/2008 tại Hà Nội các chuyên gia hàng đầu về dinh
dưỡng quốc tế và Việt Nam đã đưa ra những cảnh báo về tình trạng SDD bà mẹ và
trẻ em Việt Nam hiện nay. Theo TS Jennifer Bryce-Trường ĐH Johns Hopkin
Blooberg: “Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ em VN xếp vào loại cao nhất
thế giới, 90% trẻ SDD thấp còi trên thế giới tập trung ở các nước nghèo, trong đó
có VN” [13].
Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng quốc gia tình hình SDD trẻ em dưới 5
thể nhẹ cân ở các khu vực trong cả nước theo các mức độ năm 2009 và 2010 như
sau [32].

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ - 2009
Prevelence of undernutrition by severity, 2009, by 7 ecological region.



6

Tỉnh, thành phố

Toàn quốc
ĐB sông Hồng
Đông Bắc
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long

N

SDD cân/tuổi (%)-Underweight
Độ III
Chung
Độ I
Độ II
Very
Total Moderate Severe
severe

93469

18.9

16.7


2.1

0.1

13128

16.7

15.7

1.0

0

19684

22.3

19.9

2.3

0.1

9053

22.9

21.2


1.6

0.1

8520

19.3

17.4

1.8

0.1

4500

28.5

25.6

2.8

0.1

15753

16.4

14.7


1.6

0.1

18418

18.7

16.8

1.9

0

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ - 2010
Prevelence of undernutrition by severity, 2010, by 6 ecological region.
Tỉnh, thành phố

Toàn quốc

N

SDD cân/tuổi (%)-Underweight
Độ III
Chung
Độ I
Độ II
Very
Total Moderate Severe

severe

94256

17.5

15.4

1.8

0.3

16682

14.6

13.2

1.3

0.1

21081

22.1

19.7

2.1


0.3

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
Tây Nguyên

20920

19.8

17.6

2.0

0.2

7207

24.7

20.6

3.6

0.5

Đông Nam Bộ

8929

10.7


9.5

1.0

0.2

19437

16.8

14.5

2.1

0.2

ĐB sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc

ĐB sông Cửu Long

Qua các bảng thống kê Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo các mức độ
năm 2009 và 2010, chúng ta thấy: tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi cả nước năm 2008
là 19.9%, 2009 là 18.9% và năm 2010 là 17.5%.


7
Như vậy so với mục tiêu đã đặt ra của “Chiến lược quốc gia dinh dưỡng giai
đoạn 2001-2010” của Bộ Y Tế, chúng ta không những đã đạt mà còn vượt chỉ tiêu

làm hạ SDD trước 2 năm. Qua 10 năm nhờ thực hiện tốt chương trình phòng chống
SDD (2000-2009), mỗi năm gần 2% trẻ em thoát khỏi tình trạng SDD.

Hình 1.1. Diễn biến SDD qua các năm 1999-2009
(Nguồn )

Tuy nhiên, tỉ lệ SDD ở trẻ em vẫn còn có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng.
Cụ thể, tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ở khu vực Tây Nguyên là cao
nhất nước trong cả 2 năm 28.5% (2009) và 24.7% (2010), trong khi đó tỉ lệ này ở
khu vực Đông Nam Bộ là 16.4% (2009) và 10.7% (2010) là khu vực có tỉ lệ SDD
thấp nhất nước. Ngay ở các tỉnh khác nhau, nhất là giữa khu vực nông thôn và thành
thị cũng có sự chênh lệch khá lớn về tỉ lệ SDD.
Năm 2009, tỉ lệ SDD thấp nhất nước tập chung ở các thành phố lớn như Hà
Nội: 12.6%, Đà Nẵng: 9.9%, Tp.HCM: 12.6%, vẫn còn rất cao ở KonTum: 29.5%,
Đắk Nông: 29.4%, Lào Cai: 27.5% [32].
Năm 2010, sự chênh lệch này vẫn không thay đổi cụ thể Hà Nội: 10.8%, Đà
Nẵng: 7.8%, Tp.HCM: 6.8%, và KonTum vẫn là 28.3%, Đắk Nông: 26.9%, Lào
Cai: 26% [32].
Mặc dù tỉ lệ SDD ở khu vực Tây Nguyên hiện nay vẫn là cao nhất nước
28.5% (2009) và 24.7% (2010) song để đạt được con số như trên đã là sự nỗ lực rất
lớn của các ban ngành đặc biệt là là ngành Y tế. Nhờ triển khai các chương trình
phòng chống SDD, chúng ta đã làm hạ thấp tỉ lệ này từ các con số rất cao 49.1% (1999),
40.2% (2002), 34.5% (2005), 28.5% (2009), 24.7% (2010). Riêng đối với tỉnh Đắk Lắk
tỉ lệ SDD cũng còn khá cao: 28.4% (2009), 27% (2010) đứng sau Kon Tom: 29.5%
(2009), 28.3% (2010) [32].


8
Vào ngày 28/02/2009 tại xã EaYông, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Krông
Pắc tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động triển khai “Dự án Dinh dưỡng Việt Nam –

Hà Lan giai đoạn 2006 – 2009”. Từ năm 2006, huyện Krông Pắc được chọn làm
điểm triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực triển khai có hiệu quả hoạt
động cải thiện bền vững tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em ở 10 tỉnh khó
khăn” tại 5 xã Ea Yông, Hòa An, Ea Hiu, Hòa Tiến và Ea Yiêng do chính phủ Hà
Lan tài trợ từ 2006 -2009. Qua 3 năm triển khai thực hiện Dự án, tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 30% xuống 28,8%. Mặc dù tỉ lệ có giảm nhưng
còn khá chậm và còn cao so với mặt bằng chung trên cả nước [22].
Để làm giảm sự khác biệt tỉ lệ SDD giữa các vùng trong nước, các tỉnh thuộc
khu vực Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, vẫn còn nhiều thách thức, đòi
hỏi các nhà quản lý cần phải nghiên cứu và phân tích tìm giải pháp can thiệp tiếp
theo.
1.3. Các nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây SDD ở trẻ em.
1.3.1. Nguyên nhân.
Nguyên nhân SDD ở trẻ em có rất nhiều nhưng theo Hội Nghị Dinh Dưỡng
Quốc Tế nhận đinh có 2 yếu tố chính sau [6], [20], [27], [28].
1.3.1.1. Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng.
-

Suy dinh dưỡng bào thai do mẹ ăn kiêng quá mức khi mang thai.

-

Mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa phải nuôi nhân tạo bằng sữa bò pha loãng
hoặc nuôi bằng nước cháo có đường.

-

Cho trẻ ăn quá sớm hay quá muộn, nuôi trẻ với thức ăn không cân đối với ô
vuông thức ăn.
o Ăn bổ sung quá sớm (trước 4 tháng), trẻ sẽ không hấp thu được gây

rối loạn tiêu hóa, đồng thời không tận dụng được nguồn sữa mẹ.
o Ăn bổ sung quá muộn (sau 6 tháng), trẻ sẽ dễ bị xanh xao, còi cọc vì
lúc này dinh dưỡng từ mẹ đưa vào bắt đầu giảm và không đủ nhu cầu
dinh dưỡng của trẻ.

-

Trẻ bị ốm không ép cho trẻ ăn, mà kiêng ăn quá mức.

1.3.1.2.Các nguyên nhân do nhiễm khuẩn.


9
-

SDD thường gặp ở những trẻ sau khi bị các bệnh nhiễm khuẩn như: Viêm
Phổi, tiêu chảy, Lao, nhiễm giun…

-

Trẻ không được chủng ngừa theo lịch, nhất là đối với các bệnh bắt buộc.

 Hiện nay đã thấy rõ SDD và nhiễm khuẩn có mối liên hệ trong cộng đồng.
SDD làm tăng tính cảm thụ đối với nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn làm nặng hơn
mức độ SDD.

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa SDD và nhiễm khuẩn
(Nguồn )

1.3.2. Các yếu tố thuận lợi.

-

Trẻ non tháng.

-

Dị tật bẩm sinh
o Hệ tiêu hóa: Sứt môi, hở hàm ếch, hẹp hay phì đại môn vị, phình đại
tràng bẩm sinh.
o Hệ tim mạch: Tim bẩm sinh.
o Hệ thần kinh: Não úng thủy (Hydrocephalie), tật đầu nhỏ
(Microcephalie), bãi não.
o Bệnh nhiễm sắc thể: Hội chứng Down.

-

Gia đình đông con.

-

Dịch vụ chăm sóc y tế kém.

1.4. Các phương pháp đánh giá SDD ở trẻ em [20], [27], [28].
1.4.1. Các phương pháp đánh giá SDD trên lâm sàng.
1.4.1.1. Suy dinh dưỡng bào thai.
Định nghĩa: Suy dinh dưỡng bào thai là hiện tượng trẻ sinh đủ tháng mà cân nặng
dưới 2500 gram.


10

Nguyên nhân:
-

Mẹ tăng cân ít trong thời gian mang thai do chế độ dinh dưỡng kém.

-

Mẹ mắc các bệnh mãn tính trong thời gian mang thai (tim mạch, phổi, thiếu
máu, suy dinh dưỡng …)

Lâm sàng: Suy dinh dưỡng bào thai có 3 mức độ
-

Nhẹ: Cận nặng giảm <2500g, chiều cao và vòng đầu bình thường. (CC: 4850 cm, VĐ:34-35 cm).

-

Vừa: Cân nặng giảm, chiều cao giảm, vòng đầu bình thường.

-

Nặng: Giảm cả 3 chỉ số: Cân nặng, chiều cao, vòng đầu, cuống rốn teo nhỏ,
vàng.

1.4.1.2. Thể phù KWASHIORKOR.
Là hiện tượng trẻ bị SDD do ăn quá nhiều bột, gọi là “no giả tạo”. Trẻ được
nuôi dưỡng bằng chế độ ăn mà khối lượng thức ăn tuy nhiều nhưng mất cân bằng về
các chất, thừa đường (glucid) nhưng lại thiếu chất béo (lipid) và đặc biệt là thiếu
chất đạm. Ở trẻ này lúc đầu không có hiện tượng sụt cân nhưng chủ yếu là xanh, cơ
nhão (Sugar baby).

Nguyên nhân.
-

Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, phải ăn bằng cháo đặc hay bột đặc.

-

Sau khi dứt sữa mẹ chế độ nuôi chỉ toàn bột.

Lâm sàng.
-

Cân nặng còn khoảng 60 đến 80%.

-

Trẻ phù từ chân tới mặt rồi phù toàn thân, phù trắng, mền ấn lõm. Trong các
trường hợp nặng gây tràn dịch các màng.

-

Cơ nhẽo đôi khi che lấp do phù.

-

Lớp mỡ dưới da còn được giữ lại nhưng không chắc.

-

Rối loạn sắc tố da: Thường gặp ở nếp gấp cổ, nách, háng, khuỷu tay, khuỷu

chân mông… với đặc điểm.


Có thể là chấm hoặc nốt hoặc tập chung thành từng mảng to, nhỏ
không đồng đều.



Thay đổi từ màu: Đỏ nâu  nâu  đen.


11


Đây là những vùng da có nhiều sắc tố melanin, do da thiếu dinh
dưỡng bị khô, bong vẩy dễ bị hăm đỏ, lở loét.

-

Tóc thưa dễ rụng có màu hung đỏ, móng tay mền, dễ gẫy.

-

Trẻ ăn kém, nôn trớ, ỉa phân sống, lỏng và có nhầy mỡ.

-

Gan to thoái hóa mỡ, loãng xương do thiếu Vitamin D và Calci và có thể tổn
thương nhiều cơ quan khác…


Hình 1.3. SDD thể phù KWASHIORKOR.
(Nguồn />
1.4.1.3. Thể teo dét MARASMUS.
Ở thể này trẻ bị SDD trầm trọng, đói thật sự, thiếu tất cả các chất dinh
dưỡng: đạm, glucid, chất béo ở mức độ cao. Năng lượng hầu như không có, phải
huy động toàn bộ chất dự trữ và biểu hiện lâm sàng chính là mất hết lớp mỡ toàn
thân. Thể này nếu điều chỉnh chế độ ăn kịp thời, giải quyết được nguyên nhân trẻ sẽ
nhanh chóng hồi phục, tiên lượng trước mắt tốt hơn thể phù.
Nguyên nhân:

-

Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, phải nuôi bằng cháo loãng hay bột loãng
thay sữa.

-

Trẻ được bú bằng sữa mẹ nhưng từ tháng thứ 4, không được ăn bổ sung hoặc
ăn bổ sung nhưng không đúng cách thiếu dinh dưỡng.

-

Trẻ mắc các bệnh như sởi, tiêu chảy… mà mẹ bắt ăn kiêng.

-

Trẻ bị sốt kéo dài tiêu hao nhiều năng lượng.

Triệu chứng lâm sàng.



12

-

Cân nặng còn dưới 60 % (-4SD).

-

Trẻ gầy đét, da bọc xương, vẻ mặt như cụ già do mất toàn bộ lớp mỡ dưới da
bụng, mông, chi má.

-

Cơ nhẽo làm ảnh hưởng tới sự phát triển vận động của trẻ.

-

Tinh thần mệt mỏi, ít phản ứng với ngoại cảnh, hay quấy khóc không chịu
chơi.

-

Trẻ kém ăn, rối loạn tiêu hóa, ỉa phân sống.

-

Gan to hoặc bình thường.

Hình 1.4. SDD thể teo dét MARASMUS.

(Nguồn />
1.4.1.4. Thể phối hợp giữa KWASHIORKOR & MARASMUS.
-

Trọng lượng còn < 60 % (< -4SD)

-

Trẻ phù nhưng cơ thể là gầy đét.

-

Kém ăn hay rối loạn tiêu hóa.

-

Các triệu chứng kèm theo trong SDD nặng là :
 Thiếu máu.
 Thiếu vitamin, đặc biệt vitamin A làm cho trẻ khô mắt dễ mù vĩnh
viễn.

1.4.2. Các phương pháp đánh giá SDD ở trẻ em trong cộng đồng. [20], [27], [28].
Để đánh giá, phân loại SDD trong cộng đồng, theo WHO nên sử dụng các
chỉ số nhân trắc học, đó là cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), và


13
cân nặng theo chiều cao (W/H).
Các chỉ số này được hình thành từ các số đo cân nặng, chiều cao, tuổi, cụ thể
của một trẻ và sẽ được thể hiện bằng các giá trị bách phân (Percetile) hoặc giá trị độ

lệch chuẩn SD (Standard Dervation).
Sau đó để nhận định các kết quả này, ta chọn một quần thể tham chiếu để so
sánh. Thực tế đã có nhiều bằng chứng cho rằng trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi
dưỡng tốt thì có thể đạt được các kích thước gần như nhau mà không phụ thuộc vào
giống nòi, chính vì vậy mà WHO khuyến nghị dùng quần thể tham khảo NCHS
(National Center of Health Statiscics) của Hoa Kỳ để nhận định tình trạng SDD của
trẻ em. Điều này không có nghĩa đây là một quần thể đạt chuẩn mà chỉ là công cụ
đối chiếu để lượng giá tình hình và so sánh trên phạm vi quốc tế. Cụ thể trong cộng
đồng chúng ta, đánh giá tình trạng SDD như sau:
1.4.2.1. Cân nặng theo tuổi (W/A): Là chỉ số được dùng sớm và phổ biến nhất. Trẻ
có W/A thấp là trẻ bị SDD chung, không phân được SDD mãn tính hay cấp tính,
trường hợp này còn được gọi trẻ nhẹ cân (Underweight)  thể nhẹ cân. Ta có các
đánh giá
- Theo tác giả GOMEZ (1956).
W/A
80 % chuẩn
71- 80 % chuẩn
61- 70 % chuẩn
60 % chuẩn
- Dựa vào phân bố thống kê:

Đánh giá
Trẻ bình thường
Trẻ SDD nhẹ.
Trẻ SDD vừa.
Trẻ SDD nặng.

Thường lấy âm 2 lần độ lệch chuẩn -2SD chỉ số trung bình của quần thể tham chiếu
làm giới hạn ngưỡng (Cut off point). Khi số liệu điều tra thấp hơn -2SD so với giá
trị của trẻ cùng tuổi, cùng giới thì gọi là SDD. Từ đó ta có thang phân độ SDD như

sau:
Chỉ số
Từ dưới -2SD đến -3SD
Từ dưới -3SD đến -4SD

Mức độ
SDD độ I
SDD độ II


14
Dưới -4SD

SDD độ III

- Ngoài ra, có thể tính theo độ lệch chuẩn (Z score hay SD score)

Z score hay SD score = (Kích thước đo được – Số trung bình của quần thể
tham chiếu) / Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu.
1.4.2.2. Chiều cao theo tuổi (H/A): Chiều cao theo tuổi phản ảnh sự tăng trưởng về
chiều cao, H/A thấp chỉ sự thiếu sức khỏe hay thiếu dinh dưỡng đã kéo dài và tích
lũy. Trẻ có H/A thấp gọi là trẻ SDD cũ hay mãn tính (Past or chronic Protein Energy
Malnutrition) hoặc trẻ bị còi cọc (Stunting). Thể thấp còi
- Theo tác giả GOMEZ (1956)
H/A
90 % chuẩn
86-90% chuẩn
81- 85% chuẩn
80 % chuẩn


Đánh giá
Trẻ bình thường
Trẻ SDD nhẹ.
Trẻ SDD vừa.
Trẻ SDD nặng.

- Dựa vào phân bố thống kê.
Chỉ số

Mức độ

Từ dưới -2SD đến -3SD SDD độ I
(Thể vừa )
Từ dưới -3SD
SDD độ II
(Thể
nặng)
1.4.2.3. Cân nặng theo chiều cao (W/H): Cân nặng theo chiều cao phản ánh trọng
lượng với cơ thể, chỉ số này thấp là hậu quả của một quá trình cấp tính và nặng dẫn
tới mất cân bằng đáng kể, thường là đói cấp tính hoặc bệnh nặng. Trẻ có W/H thấp
gọi trẻ SDD cấp (Current Protein Energy Malnutrition) hay gầy mòn (Wasting). Thể
gầy mòm.
-Theo tác giả GOMEZ (1956)
W/H

-Tính theo SD

Đánh giá

71-80 % chuẩn Trẻ SDD nhẹ.

61-80% chuẩn Trẻ SDD vừa
60 % chuẩn
Trẻ SDD nặng.
Chỉ số

Mức độ

Từ dưới -2SD đến -3SD SDD độ I

(Standard Dervation)


15

Từ dưới -3SD

(Thể vừa )
SDD độ II
(Thể
nặng)

1.4.2.4. Phân loại theo WHO.
Theo WHO có thể phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi
theo bảng sau đây để nhận định ý nghĩa sức khỏe trong cộng đồng.
Chỉ tiêu

Mức độ thiếu dinh dưỡng theo tỷ lệ %

Nhẹ cân


Thấp
< 20

Trung bình
20-29

Cao
30-39

Rất cao
40

Thấp còi

< 10

10-19

20-29

30

Gầy còi

<5

5-9

10-14


15

4.2.5. Phân loại theo WATERLOW.
Để có thể sắp xếp ưu tiên trước sau trong điều trị, WATERLOW đã phối hợp
2 chỉ số nhân trắc là cân năng/chiều cao, và chiều cao/tuổi để chia SDD thành 3
nhóm như sau.
 80%

< 80%

H/A
90%

Trẻ bình thường

Suy dinh dưỡng cấp

< 90%

SDD mãn, di chứng

SDD mãn, tiến triển

W/H

Suy dinh dưỡng cấp: Trẻ được nuôi bằng chế độ ăn không đáp ứng với nhu cầu
do đó W/H <80 % gây SDD, nhưng chưa ảnh hưởng tới chiều cao, H/A 90% đạt
chuẩn. Vì vậy nếu được điều chỉnh chế độ ăn kịp thời trẻ sẽ phục hồi. Trường hợp
này cần giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ.
Suy dinh dưỡng mãn, tiến triển: Trẻ được nuôi bằng chế độ ăn không đầy đủ,

kéo dài nhiều ngày, gây sụt cân và giảm chiều cao: W/H <80 % và H/A < 90%. Đây
là đứa trẻ bị đói thật sự, cần giúp đỡ bà mẹ cả về kiến thức dinh dưỡng và kinh tế
gia đình.
Suy dinh dưỡng mãn, di chứng: Trẻ đã được điều chỉnh chế độ ăn do đó cân
nặng đã được phục hồi: W/H 80%, nhưng chiều cao thì không phục hồi, đây là đứa
trẻ có di chứng lùn: H/A< 90%. Những trẻ SDD mãn di chứng là những trẻ thiếu ăn


×