Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

KIẾN THỨC, THÁI ðộ, THỰC HÀNH về SÀNG lọc UNG THƯ cổ tử CUNG và yếu tố LIÊNQUAN của PHỤ nữ êðê ðộ TUỔI 30 50 tại 2 xã HUYỆN KRÔNG pắk TỈNH ðắk lắk năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.35 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ LAN

KIẾN THỨC, THÁI ÐỘ, THỰC HÀNH VỀ SÀNG LỌC
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA PHỤ NỮ ÊÐÊ ÐỘ TUỔI 30-50 TẠI 2 XÃ HUYỆN
KRÔNG PẮK TỈNH ÐẮK LẮK NĂM 2019

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số YTCC: 60.72.03.01

Hà Nội, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THỊ LAN

KIẾN THỨC, THÁI ÐỘ, THỰC HÀNH VỀ SÀNG LỌC
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA PHỤ NỮ ÊÐÊ ÐỘ TUỔI 30-50 TẠI XÃ HUYỆN
KRÔNG PẮK TỈNH ÐẮK LẮK NĂM 2019

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số YTCC: 60.72.03.01

Hướng dẫn khoa học: PGS-TS Trần Hữu Bích



Hà Nội, 2019


3

MỤC LỤC


4

DANH MỤC VIẾT TẮT

BCS

Bao cao su

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CBYT

Cán bộ y tế

CNVC

Công nhân viên chức

CSYT


Cơ sở y tế

CTC

Cổ tử cung

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

HPV

Human Papilloma Virus

KTC

Khoảng tin cậy

KTPV

Kết thúc phỏng vấn

LTQĐTD

Lây truyền qua đường tình dục


PAP

Phết tế bào cổ tử cung

QHTD

Quan hệ tình dục

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UTCTC

Ung thư cổ tử cung

VIA

Visual Inspection with Acetic acid

VSDTTW


Vệ sinh dịch tễ Trung ương

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Kiến thức về bệnh ung thư cổ tử cung
Bảng 3.3. Kiến thức về khám sàng lọc VIA
Bảng 3.4. Điểm tổng hợp kiến thức sàng lọc ung thư cổ tử cung
Bảng 3.5. Bảng mô tả thái độ về khám phát hiện sớm UTCTC
Bảng 3.6. Điểm tổng hợp thái độ về sàng lọc ung thư cổ tử cung
Bảng 3.7. Mô tả thực hành khám sàng lọc VIA
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa các yếu tốcá nhân (tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, thu nhập, nơi ở) và kiến thức về sàng lọc ung thư cổ tử cung
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân vớisố lần sàng lọc VIA
Bảng 3.10. Mối liên quan của các yếu tố kiến thức, thái độ của phụ nữ với thực
hành VIA
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa sự hỗ trợ của người chồng với kiến thức của phụ nữ
Bảng 3.12. Bảng 2x2mối liên quan giữa sự hỗ trợ của người chồng vàthực hành
VIA của phụ nữ


6


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên
thế giới với khoảng 14 triệu ca mới mắc hàng năm – theo số liệu của năm 2012[55]
Theo Tổ chức Y tế thế giới số ca mới mắc dự báo sẽ tăng khoảng 70% trong
vòng 2 thập kỷ tới. Khoảng 70% số trường hợp tử vong do ung thư là ở các nước có
thu nhập thấp và trung bình. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ung thư,
chiếm khoảng 22% số ca tử vong do căn bệnh này[56]. Viêm nhiễm mạn tính gây ung
thư như viêm gan, viêm cổ tử cung do HPV (một trong những vi-rút lây nhiễm qua
đường tình dục) gây ra khoảng 25% các ca mắc ung thư ở các nước có thu nhập thấp
và trung bình[57]. Đến khám muộn và không được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán và
điều trị là rất phổ biến. Năm 2015, chỉ 35% các nước thu nhập thấp cho biết là có dịch
vụ giải phẫu bệnh tại các cơ sở y tế công lập. Hơn 90% nước thu nhập cao có dịch vụ
điều trị ung thư trong khi đó tỷ lệ này ở các nước có thu nhập thấp chỉ chưa tới 30%.
Tác động kinh tế của ung thư rất lớn và ngày càng tăng. Tổng chi phí kinh tế hàng
năm do ung thư năm 2010 ước tính xấp xỉ 1,16 nghìn tỉ đô-la [58].
Ung thư CTC là bệnh phổ biến đối với phụ nữ chỉ sau ung thư vú, nó là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư cho phụ nữ. Các số liệu thống kê về UTCTC
cho thấy hàng năm có khỏang 466.000 trường hợp UTCTC mới được phát hiện trên
toàn cầu.Gần 80% các trường hợp này là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam.
Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ ai và đặc biệt, bệnh thường tấn công
vào phụ nữ ở 35-40 tuổi trở đi. Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư
phụ khoa rất phổ biến và gây tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ hiện nay[59]. Trên toàn
cầu mỗi năm có khoảng 270 ngàn bệnh nhân ung thư cổ tử cung tử vong.


7

Tại Việt Nam, ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở Việt Nam với

khoảng 95.000 ca tử vong mỗi năm. Hàng năm có khoảng 125.000 trường hợp mới
mắc ung thư. Ung thư phổ biến nhất ở nữ giới là ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan,
ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày[21]. Một số lý do dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh UTCTC
cao bao gồm số phụ nữ tham gia khám phụ khoa định kỳ để được tầm soát ung thư còn
thấp, các chương trình tầm soát cũng chưa được bao phủ rộng, ý thức phòng bệnh ung
thư cổ tử cung ở phụ nữ còn hạn chế do thiếu những chương trình tuyên truyền giáo
dục[20].
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đắk Lắk,
năm 2017 toàn tỉnh có 131 trường hợp được chẩn đoán mắc mới UTCTC, 107 phụ nữ
chết vì căn bệnh này [8]. Số người mắc và chết vì UTCTC tại địa phương tăng lên hàng
năm. Tình trạng cơ sở y tế chuyên khoa dành cho việc chẩn đoán và điều trị ung thư tại
địa phương ngày càng quá tải, trong khi đó công tác dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm
cho cộng động để phát hiện sớm, điều trị kịp thời nhằm giảm gánh nặng bệnh tật vẫn
còn hạn chế vì nguồn lực địa phương có hạn[8].
Nhờ vào các nỗ lực cho hoạt động ngăn ngừa có hiệu quả, một số bệnh có giảm
về tỷ lệ như ung thư phổi (nam giới ở bắc Âu và bắc Mỹ), ung thư cổ tử cung (ở đa số
các nước trừ vùng hạ vị Sahara ở châu Phi).Việc truyền thông phổ biến các biện pháp
dự phòng ung thư sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng và
giúp người dân có cơ hội phòng ngừa hoặc tiếp cận sớm các phương pháp điều trị. Các
chuyên gia y tế đã khẳng định UTCTC nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và có thể
điều trị thành công nếu được phát hiện sớm, Vì vậy, việc tiêm truyền vắc xin, khám
tầm soát UTCTC sàng lọc ung thư và điều trị tổn thương tiền ung thư là các phương
pháp dự phòng cần được khuyến khích áp dụng rộng rãi cho mọi phụ nữ trong cộng
đồng. Trong chương trình tầm soát ung thư CTC, làm tế bào học hàng loạt là xét
nghiệm đã được sử dụng để sàng lọc phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư nhưng
còn nhiều điểm hạn chế khi thực hiện ở các nước đang phát triển, nơi đang còn thiếu


8


thốn hạ tầng kỹ thuật và nhân lực được huấn luyện. Vì vậy, khám tầm soát UTCTC
sàng lọc ung thư và điều trị tổn thương tiền ung thư là các phương pháp dự phòng cần
được khuyến khích áp dụng rộng rãi cho mọi phụ nữ trong cộng đồng, đặc biệt là việc
sàng lọc phát hiện sớm UTCTC bằng phương pháp VIA đây là phương pháp đơn giản,
rẻ tiền, dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi, có độ chính xác khá cao và mọi cán bộ y tế có thể
thực hiện được khi đã qua tập huấn bài bản. Trong những năm gần đây phương pháp
quan sát cổ tử cung sau bôi acid acetic (Visual Inspection with Acetic acid – VIA) được
Bộ y tế khuyến khích thực hiện, đây là phương pháp dễ thực hiện và có nhiều triển
vọng trong việc áp dụng tầm soát và phòng chống ung thư cổ tử cung theo hướng cộng
đồng, đảm bảo tính hiệu quả và độ chính xác cao. VIA là biện pháp sàng lọc sớm vừa
phù hợp với điều kiện nguồn lực y tế địa phương, vừa thuận tiện dễ dàng thực hiện, đặc
biệt phù hợp với những nơi có điều địa lý khó khăn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
Tại huyện Krông Pắc, số liệu báo cáo năm 2018 của Trung tâm Y tế huyện đã
ghi nhận việc triển khai các hoạt động phát hiện, quản lý và theo dõi các ca bệnh ung
thư chủ yếu là qua tư vấn và chưa chú trọng việc sử dụng VIA trong phát hiện sớm
UTCTC. Chương trình sàng lọc UTCTC bằng quan sát cổ tử cung sau bôi acid acetic
(Visual Inspection with Acetic acid – VIA) đã được Dự án tình chị em hỗ trợ triển khai
tại 10/16 xã thuộc huyện, trong đó có 2 xã Ea Phê và tân Tiến từ 3 năm nay. Thế
nhưng, tỉ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số trong đó có phụ nữ Ê đê tham gia sàng lọc UTCTC
bằng VIA chỉ chiếm 10,3%[16]. Cụ thể là đa số phụ nữ Ê đê tiếp cận các dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình nhận nhận thuốc tránh thai, bao cao su và khám chữa bệnh bằng
bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã khi cảm thấy sức khỏe có vấn đề là chủ yếu. Liệu kiến
thứcthái độ về sàng lọc của phụ nữ Ê đê có liên quan đến việc khám sàng lọc phát hiện
sớm UTCTC bằng VIAcủa họ? có hay không sự hỗ trợ hoặc là ngăn cản từ người
chồng và gia đình và những yếu tố liên quan hay không đến việc đi khám sàng lọc
UTCTC bằng VIA của phụ nữ Ê đê? Để tìm được câu trả lời cho vẫn đề này, tôi chọn


9


nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc ung thư cổ tử cung và yếu tố liên
quan của phụ nữ Ê Đê độ tuổi 30-50 tại 2 xã của huyện Krông Pắk tỉnh Đắk Lắk năm
2019”. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược truyền thông
và can thiệp phù hợp với đối tượng là cộng đồng dân tộc người Ê đê trong sàng lọc
sớm UTCTC bằng VIA nói riêng và phòng ngừa UTCTC.


10

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ

Ê Đê độ tuổi 30-50
2. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ của phụ nữ Ê Đê vể sàng lọc

ung thư cổ tử cung với sử dụng dịch vụ VIA trong phát hiện sớm của phụ nữ
Ê Đê.
3. Xác định mối liên quan giữa sự hỗ trợ của người chồng với thực hành đi

khám phát hiện sớm UTCTC của phụ nữ Ê đê.


11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Khái niệm và đặc điểm bệnh học của ung thư cổ tử cung


Khái niệm sàng lọc:Sàng lọc là quá trình áp dụng một biện pháp kỹ thuật để phát
hiện những trường hợp đang có nguy cơ phát triển thành bệnh, hoặc đã có biểu hiện
bệnh nhưng ở giai đoạn tiền lâm sàng hoặc một bệnh ở thời kỳ sớm chưa có triệu
chứng

lâm

sàng. Thông qua việc áp dụng các kỹ thuật sàng lọc sẽ giúp tìm ra
những trường hợp có nguy cơ.Những trường hợp đó tiếp tục được áp dụng những
quy trình chẩn đoán lâm sàng để xác định khả năng phát triển thành bệnh, làm căn
cứ cho việc điều trị sớm. Do đó việc áp dụng biện pháp sàng lọc một bệnh trong
cộng đồng sẽ góp phần làm giảm gánh nặng do bệnh tật đó gây nên.
Khái niệm và đặc điểm bệnh học của ung thư cổ tử cung
Theo WHO, ung thư là sự tăng trưởng không được kiểm soát và sự xâm lấn lan
rộng của tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác
nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không tuân theo các cơ chế
kiểm soát về mặt phát triển của cơ thể [3].
UTCTC là ung thư xảy ra tại vị trí CTC, thường xuất phát từ vùng chuyển tiếp
giữa biểu mô trụ và biểu mô vảy, bắt đầu từ tổn thương tiền ung thư tiến triển thành
ung thư tại chỗ, sau đó là ung thư vi xâm nhập và cuối cùng kết thúc bằng ung thư xâm
lấn [17].
Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung [5]:
Giai đoạn 0: Ung thư chỉ được tìm thấy ở các tế bào trong lớp mô mỏng phủ bề
mặt CTC. Giai đoạn 0 còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.
Giai đoạn I: Ung thư đã xâm nhập vào CTC dưới lớp tế bào phủ bề mặt CTC
nhưng nó chỉ được tìm thấy ở CTC.


12


Giai đoạn II: Ung thư đã lan tràn ra ngoài CTC vào các mô ở gần. Ung thư đã
lan tràn vào phần trên của âm đạo. Ung thư không xâm nhập vào một phần ba dưới của
âm đạo hoặc thành khung chậu.
Giai đoạn III: Ung thư đã lan tràn vào phần thấp hơn của âm đạo (IIIA). Nó
cũng đã có thể lan tràn vào thành khung chậu hoặc các hạch bạch huyết ở gần (IIIB).
Giai đoạn IV: Ung thư đã lan tràn tới bàng quang, trực tràng hoặc các phần khác
của cơ thể.
Triệu chứng: [6]
Bệnh UTCTC diễn biến rất âm thầm và triệu chứng thường không cụ thể và khó
xác định. Các triệu chứng lâm sàng gắn liền với mức độ tiến triển của bệnh.
Giai đoạn tại chỗ, giai đoạn vi xâm nhập: Bệnh thường không có biểu hiện lâm
sàng gì đặc biệt, chỉ có thể được chẩn đoán xác định bằng mô bệnh học.
Giai đoạn ung thư xâm nhập: Triệu chứng đầu tiên đó là ra máu âm đạo bất
thường: ra máu sau giao hợp, ra máu sau mãn kinh, ra dịch nhầy âm đạo màu vàng,
hoặc lẫn máu, có mùi hôi. Khi ung thư lan rộng, người bệnh có các triệu chứng chèn
ép: đau hông, đau thắt lưng, phù chi; khi ung thư xâm lấn bàng quang, có triệu chứng
đái ra máu; xâm lấn trực tràng sẽ đi ngoài ra máu. Triệu chứng toàn thân là mệt mỏi,
gầy sút, thiếu máu.
1.2.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung

Nhiễm virus HPV được xác định là nguyên nhân tiên phát và phổ biến nhất của
bệnh UTCTC. Các virus này lây truyền qua QHTD, bao gồm cả QHTD bằng miệng
hoặc hậu môn. Bất kỳ phụ nữ nào đã từng QHTD đều có nguy cơ. Khoảng 80% phụ nữ
nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, tỷ lệ lây nhiễm cao xảy ra ở độ tuổi 20-30. Trong
đó các type HPV có nguy cơ cao bao gồm: HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 56, 58
và 59. 70% các trường hợp UTCTC được xác nhận là type HPV 16 và 18 [32].
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm [15]:
-


QHTD sớm (trước 20 tuổi);

-

Quan hệ với nhiều người;


13

-

Tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục;

-

Từng quan hệ với người có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục
và QHTD ngoài hôn nhân;

-

Từng quan hệ với người có bạn tình từng bị UTCTC cũng được xem là có nguy cơ;

-

Hút thuốc lá là một yếu tố có liên quan với việc tăng tỷ lệ mắc UTCTC.
1.3.
1.3.1.

Tình hình mắc ung thư cổ tử cung trên thế giới và Việt Nam:

Tình hình ung thư cổ tử cung trên thế giới:

Ngày nay, UTCTC xếp thứ 2 trong số các ung thư ở phụ nữ trên thế giới.
UTCTC hiện là mối quan tâm đặc biệt của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân vì đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của phụ
nữ, đặc biệt là phụ nữ ở các nước đang phát triển. Với ước tính khoảng 530.000 trường
hợp mắc mới trong năm 2012 chiếm 7,5% các ca tử vong do ung thư ở phụ nữ. Trong
số ước tính gần 270.000 người tử vong do ung thư mỗi năm, hơn 85% trong số này xảy
ra ở các nước kém phát triển [37]. Trong cùng một năm, 266.000 phụ nữ chết vì
UTCTC trên thế giới, khoảng 231.000 phụ nữ ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình, chỉ 35.000 phụ nữ ở các nước có thu nhập cao. UTCTC cao nhất ở các nước đang
phát triển như các quốc gia ở châu Phi cận Sahara, nhiều người ở châu Á (Ấn Độ) và
một số nước ở Trung và Nam Mỹ.
Trong tiểu vùng Sahara châu Phi hàng năm, 38,4/100.000 phụ nữ được chẩn
đoán UTCTC, có 22,5/100.000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Những con số này
tương ứng ở Bắc Mỹ là 6,6/100.000 và 2,5/100.000 [51]. Sự khác biệt mạnh mẽ có thể
được giải thích bởi thiếu tiếp cận với sàng lọc hiệu quả và các dịch vụ để tạo điều kiện
phát hiện sớm và điều trị. Ở các nước phát triển, các chương trình được đưa ra cho
phép phụ nữ sàng lọc, hầu hết các tổn thương tiền ung thư ở giai đoạn nhận dạng có thể
dễ dàng điều trị. Điều trị sớm ngăn chặn đến 80% các ca UTCTC ở các nước này.
Trong các nước kém phát triển, 450.000 trường hợp UTCTC xảy ra vào năm
2008, ước tính đến năm 2030 các trường hợp mắc mới UTCTC sẽ tăng lên 730.000, tỷ
lệ tử vong do UTCTC ở các nước kém phát triển sẽ tăng từ 59% lên 63%.


14


15


Tình hình ung thư cổ tử cung tại Việt Nam

1.3.2.

UTCTC là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong
độ tuổi 35 trở lên. Tại Việt Nam, ước tính năm 2010 cả nước có 5.644 phụ nữ mắc
UTCTC, tỷ lệ mới mắc UTCTC chuẩn hóa theo tuổi là 13,6/100.000 phụ nữ. Tỷ lệ này
thấp hơn so với khu vực Đông Nam Á (15,8/100.000) [13]. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang
có xu hướng gia tăng. Theo kết quả sàng lọc UTCTC tại 7 tỉnh/ thành trên cả nước
(2008-2010), cho thấy tỷ lệ phát hiện UTCTC xấp xỉ 19,9/100.000 phụ nữ, trong đó
28,6% ở giai đoạn 1 và 21,4% ở giai đoạn 2 [11].
Phân bố theo tuổi mắc UTCTC cả nước theo xu hướng chung của thế giới, số
trường hợp mắc tập trung cao nhất ở nhóm 15-44 tuổi chiếm 40,9%, nhóm 45-54 tuổi
chiếm 27,7%, nhóm 55-64 tuổi chiếm 18,5% và thấp nhất ở nhóm trên 65 tuổi là
12,9%. Tỷ lệ mắc phân bố chênh lệch giữa 2 miền Nam - Bắc, trong đó tỷ lệ mắc ở
miền Nam là 28,8/100.000 phụ nữ, miền Bắc 6,8/100.000 phụ nữ. So sánh tỷ lệ mắc
UTCTC trong các loại ung thư giữa TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì tỷ lệ mắc
UTCTC có sự khác biệt, ở Hà Nội, UTCTC chiếm 7,7% xếp thứ 3 sau ung thư vú và
ung thư dạ dày, ở TP. Hồ Chí Minh, UTCTC chiếm 28,6%, cao nhất trong các loại ung
thư ở phụ nữ [7].
Tỷ lệ tử vong có sự khác nhau theo nhóm tuổi, trong đó các trường hợp tử vong
phổ biến ở nhóm phụ nữ trên 65 tuổi chiếm 34,1%. Ước tính đến năm 2025, số trường
hợp mắc mói UTCTC của cả nước tăng lên khoảng 40% so với 2008, tỷ lệ tử vong so
UTCTC tăng lên từ 62% (ở nhóm phụ nữ dưới 65 tuổi) và 75% (ở nhóm phụ nữ trên 65
tuổi) so với năm 2008 [7].
1.4.

Phòng bệnh ung thư cổ tử cung

UTCTC là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nhưng hoàn toàn có thể phòng

bệnh, ngăn ngừa được các yếu tố nguy cơ cao. Ví dụ như tiêm vaccine phòng nhiễm
HPV, khám sàng lọc UTCTC, khám phụ khoa định kỳ, QHTD an toàn, không sinh con
quá sớm (tuổi đang dậy thì), không hút thuốc lá (chủ động và thụ động…)[6]


16

Tiêm chủng
Sử dụng vaccine phòng ngừa nhiễm HPV, là loại virus dễ gây UTCTC (type 16,
18). HPVchủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy, để việc phòng ngừa có hiệu
quả cao nên tiêm ngừa trên những người chưa QHTD.
Vaccine Gardasil: Chủng ngừa HPV, giúp hệ miễn dịch cơ thể nhận diện và tiêu
hủy virus HPV trước khi virus xâm nhập vào CTC gây bệnh, hoặc trước khi bệnh tiến
triển hoàn toàn. Có hơn 100 chủng virus HPV khác nhau, trong đó 2 chủng HPV
(HPV16 và HPV18) là nguyên nhân chính gây ra khoảng 70% các trường hợp UTCTC.
Hiện nay, có 2 loại vaccine phòng HPV được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được
cấp phép lưu hành sử dụng tại Việt Nam.Các loại vaccine HPV này được đánh giá là có
khả năng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến nhiễm HPV.Gardasil là vaccine được chỉ
định để phòng ngừa HPV nguy cơ gây UTCTC, âm hộ và âm đạo gây ra bởi HPV type
16 và 18. Vaccine được chỉ định cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi. Trên thế giới
vaccine được cấp phép tiêm cho cả nam và nữ, tuy nhiên tại Việt Namvaccine được cấp
phép chỉ định tiêm phòng cho nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi.
Cervarix là một vaccine phòng ngừa HPV gây các tổn thương tiền ung thư ác
tính và UTCTC gây ra bởi type 16 và 18 có khả năng gây ung thư ở người. Vaccine
được chỉ định cho bé gái và phụ nữ từ 10 đến 25 tuổi.
Sinh đẻ có kế hoạch và quan hệ tình dục an toàn
Không đẻ sớm dưới 20 tuổi, không đẻ nhiều con sẽ làm giảm tỷ lệ UTCTC.
QHTD an toàn, không QHTD với nhiều người nhằm giảm nguy cơ UTCTC.
Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm PAP – phết tế bào CTC, còn được gọi là Pap-smear, là một xét

nghiệm sàng lọc UTCTC. Xét nghiệm này có thể tìm thấy các tế bào bất thường trong
CTC có thể biến thành ung thư nếu chúng không được điều trị. Phết tế bào CTC được
chỉ định cho những trường hợp sau: Khi có yếu tố nghi ngờ UTCTC như: xuất huyết
âm đạo bất thường... Khi khám phụ khoa phát hiện thấy những tổn thương ở
CTC.Kiểm tra định kỳ cho tất cả các phụ nữ đã có QHTD. Đây là một xét nghiệm đơn


17

giản, thường được thực hiện ở các phòng khám phụ khoa, để tìm những tế bào bất
thường trong lớp biểu mô CTC. Mục đích của việc này là để phát hiện sớm UTCTC.
Xét nghiệm ADN HPV là một cách rất chính xác để biết chủng HPV có nguy cơ
cao có xuất hiện trong CTC của phụ nữ hay không. Kết quả xét nghiệm dương tính có
nghĩa là một phụ nữ nhiễm HPV có nguy cơ cao, nên được theo dõi chặt chẽ để đảm
bảo nhiễm trùng biến mất và không phát triển các tế bào bất thường. Kết quả xét
nghiệm HPV dương tính không có nghĩa là phụ nữ bị ung thư.
Quan sát CTC với axit acetic (VIA): Phương pháp quan sát CTC với axit
acetic hay còn gọi là VIA là phương pháp chấm cổ tử cing bằng dung dịch axit acetic
3-5% và quan sát bằng mắt thường để phát hiện những bất thường bao gồm các tổn
thương tiền ung thư.
Quan sát CTC sử dụng Lugol (VILI): Phương pháp quan sát CTC sử dụng
Lugol dựa trên nguyên lý bắt màu của glycogen biểu mô vảy của CTC khi tiếp xúc với
dung dịch Lugol chứa iốt và quan sát bằng mắt thường. Trong trường hợp CTC có biểu
mô dị sản vảy, mô viêm, mô tiền ung thư hoặc mô UTCTC, các biểu mô này chứa các
glycogen nên không bắt màu dung dịch Lugol. Do đó, chỉ thấy màu vàng nhạt của
dung dịch Lugol nằm trên biểu mô nơi được chấm dung dịch.
Điều trị ung thư cổ tử cung
Khoảng 9/10 phụ nữ (85%) sẽ sống từ 5 năm trở lên nếu phát hiện ung thư sớm
trước khi nó lan ra ngoài CTC và được điều trị kịp thời.
Đối với ung thư tiền xâm lấn, có thể điều trị bằng cách cắt bỏ khu trú phần niêm

mạc bất thường trong CTC bằng các thủ thuật cắt bỏ khu trú hoặc các thủ thuật nạo hay
bóc tách. Các kỹ thuật cắt bỏ khu trú bao gồm sinh thiết khoét chóp hoặc thủ tục cắt
vòng điện. Các kỹ thuật nạo hay bóc tách bao gồm hơi laser hoặc đông lạnh. Việc lựa
chọn phương pháp điều trị phải được thảo luận với bác sĩ.Tuy nhiên, điều trị thành
công tiền UTCTC gần như chắc chắn có thể ngăn ngừa UTCTC xảy ra.


18

Đối với ung thư xâm lấn CTC giai đoạn đầu, bệnh có thể được chữa lành bằng
cách phẫu thuật (cắt bỏ tử cung, hysterectomy, và các mô xung quanh bao gồm cả các
hạch bạch huyết) hoặc xạ trị, thường kèm với hóa trị.
Đối với bệnh giai đoạn cuối khi không thể phẫu thuật, có thể điều trị bằng xạ hóa trị kết hợp hoặc chỉ xạ trị. Xạ trị thường có 2 cách, xạ trị tia bên ngoài và xạ trị tia
bên trong. Xạ trị tia bên ngoài tiến hành hàng ngày vào các ngày làm việc trong tuần
trong khoảng 5-6 tuần. Xạ trị tia bên trong được tiến hành trong 2-5 lần.
1.5.

Kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung:

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc
UTCTC bao gồm các vấn đề chính sau:
Kiến thức về bệnh UTCTC:
-

Bệnh UTCTC là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở phụ nữ;

-

UTCTC có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm;


-

HPV là nguyên nhân chính dẫn đến UTCTC;

-

Các triệu chứng của UTCTC: ra máu âm đạo bất thường, ra nhiều khí hư, khí hư có
mùi hôi, đau bụng dưới, đau khi QHTD, rối loạn kinh nguyệt…

-

Độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh UTCTC trên 30 tuổi;

-

Bệnh UTCTC có thể phòng được
Kiến thức về sàng lọc sớm UTCTC bằng VIA:

-

Các biện pháp phát hiện sớm UTCTC: soi CTC, sinh thiết CTC, xét nghiệm PAP, xét
nghiệm chủng HPV; trong nghiên cứu này áp dụng biện pháp phát hiện sớm UTCTC
bằngquan sát cổ tử cung sau bôi acid acetic (Visual Inspection with Acetic acid – VIA)
cho cộng đồng.

-

Lợi ích của khám sàng lọc UTCTC: phát hiện sớm, điều trị sớm;

-


Độ tuổi nên đi khám sàng lọc UTCTC: trên 21 tuổi hoặc sau 3 năm có QHTD lần đầu;

-

Định kỳ khám sàng lọc: 3 năm/ lần.


19

Thái độ đối với sàng lọc phát hiện sớm UTCTC bằng VIA:
-

Thái độ của người chồng đối với việc đi khám phát hiện sớm VIA của vợ.
Thực hành sàng lọc phát hiện sớm UTCTC bằng VIA:

1.6.

-

Đã từng khám sàng lọc UTCTC bằng VIA

-

Khám sàng lọc UTCTC định kỳ 3 năm/ lần;

-

Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần;
Các nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sàng lọc ung thư cổ tử cung và

yếu tố liên quan
Kiến thứcvề phòng bệnh và sàng lọc ung thư cổ tử cung:
Kiến thức chung về bệnh UTCTC, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ
phụ nữ nghe nói đến bệnh UTCTC dao động từ 9,59% đến 93%. Năm 2009, Serena
Donati và cộng sự khảo sát trên 667 phụ nữ 18-26 tuổi tại Italia cho thấy 83% phụ nữ
nghe nói đến bệnh này. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Chantal Sauvageru và cộng sự
(2006) trên 471 phụ nữ 18-69 tuổi tại Quebec, Canada là 93% [27]. Nghiên cứu của
Sandeep Singh và cộng sự (2010) trên 812 phụ nữ đã kết hôn tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ
này là 9,59% [35]. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của F.M Al- Meer và cộng sự (2008)
trên 500 phụ nữ với 57,8% có trình độ đại học hoặc tương đương tại 5 cơ sở chăm sóc
sức khỏe ban đầu tại Qatar là 85 % [28]. Đối với triệu chứng của UTCTC, nghiên cứu
Nguyễn Toàn Trần tại Hàn Quốc (2009) cho biết dưới 50% phụ nữ biết được các triệu
chứng của UTCTC như chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu khi QHTD, đau bụng
dưới [30].
Tỷ lệ biết đến virus HPV tương đối thấp qua một số nghiên cứu, dao động từ 0%
đến 59 % [42], [32], [25]. Một nghiên cứu định tính trên 50 phụ nữ gốc Somali tại
nước Anh cho thấy không ai biết virus HPV là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh
UTCTC [42] . Tỷ lệ này trong nghiên cứu tại 4 nước châu Á của Song-nan Chow và
cộng sự năm 2008 cũng chỉ là 19% trong số 1.617 bà mẹ [33]. Azadeh Stark và cộng sự
năm 2003 tại Mỹ và Serena Donati và cộng sự 2012 tại Italia đưa ra các tỷ lệ lần lượt là
19% và 59% [25], [40].


20

Trong nghiên cứu của Serena Donati và cộng sự (2008), kiến thức được đánh
giá thông qua 14 câu hỏi về virus HPV, PAP và vaccine HPV. Một người có kiến thức
đạt nếu trả lời được ít nhất 7 trong 14 câu hỏi liên quan đến virus HPV (10 câu), PAP (3
câu) và vaccine HPV (1 câu) [40].
Đối với nhận thức về các yếu tố nguy cơ của UTCTC, nghiên cứu của F.M AlMeer và cộng sự (2011) tại Qatar cho thấy tỷ lệ biết đến các yếu tố nguy cơ của

UTCTC gồm QHTD 32,9%, QHTD trước 18 tuổi 49,7%, mắc bệnh LTQĐTD 46,2%,
hút thuốc lá 77,7% [28].
Một nghiên cứu khác của A.Saha và cộng sự (2010) trên 630 sinh viên nữ trong
độ tuổi 17-24 của các trường Cao đẳng Premier ở Kolkata, Ấn Độ. Chỉ có 20% sinh
viên xác định chính xác là ung thư phụ nữ phổ biến nhất ở Ấn Độ, trong khi 43% đã
nhận thức được độ tuổi xuất hiện. 41% cho rằng hoạt động tình dục có liên quan đến
UTCTC, các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, có nhiều bạn tình, viêm nhiễm CTC,
QHTD sớm đã được công nhận lần lượt là 29%, 3%, 4%, 13% và 15%. Thuật ngữ xét
nghiệm PAP và virus HPV đã được nghe thấy lần lượt là 11% và 15% sinh viên, và
75% sinh viên muốn được chủng ngừa bảo vệ [23].
Các nghiên cứu chưa tìm hiểu về sự khám sàng lọc nói chung mà chủ yếu là về
xét nghiệm PAP, vì đây là biện pháp phổ biến nhất để sàng lọc UTCTC. Tỷ lệ phụ nữ
nghe đến PAP có sự chênh lệch qua các nghiên cứu [28], [53], [45], [49]. Tỷ lệ nghe
đến PAP trong các nghiên cứu của Peter A. Aboyeji và cộng sự (2001), Mona Al
Sairafia và cộng sự (2006) và Camen Justina Gamarra và cộng sự (2003) lần lượt là
68,9%; 76,9% và 92,5%. Trong các nghiên cứu này, kiến thức đạt thỏa mãn hai điều
kiện: nghe đến PAP và biết lợi ích của biện pháp này là phòng bệnh UTCTC. Tỷ lệ kiến
thức đạt thấp hơn nhiều, tương ứng là 46,1%; 52,3% và 49,5% [49], [53], [45]. Gần
90% phụ nữ tham gia nghiên cứu của SU Mbamara và cộng sự tại Đông Nam Nigeria
“không biết” về PAP [48].
Tại Việt Nam, Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu trên
đối tượng cha mẹ có con gái từ 11-14 tuổi tại 5 tỉnh, kết quả có 77% cho biết đã nghe


21

đến UTCTC, có 55,9% bà mẹ liệt kê được ít nhất một triệu chứng của UTCTC [12]. Tỷ
lệ này trong nghiên cứu của Bùi Diệu và cộng sự (2008-2010) tại 10 tỉnh/thành thấp
hơn với 51,3% [11]. Về các yếu tố nguy cơ của UTCTC, nghiên cứu của Lê Thị
Phương Mai và cộng sự (2010) cho thấy yếu tố được ĐTNC nhắc đến nhiều nhất là

viêm nhiễm đường sinh dục (84,6%), vệ sinh sinh dục kém (82,2%), sinh nhiều con
(70,1%). Một số yếu tố khác như nhiều bạn tình, nhiễm HIV, QHTD sớm, sử dụng
thuốc tránh thai cũng được ĐTNC đề cập đến [12]. Nghiên cứu của Viện VSDTTW và
MSD (2009) so sánh kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến UTCTC giữa nhóm 1
gồm phụ nữ 22-32 tuổi và nhóm 2 gồm phụ nữ 34-45 tuổi có con gái 9-18 tuổi. Kết quả
cho thấy 88,6% nhóm 1 và 94,3% nhóm 2 biết viêm nhiễm bộ phận sinh dục là yếu tố
nguy cơ của bệnh UTCTC [9]. Tuy virus HPV là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh
UTCTC, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thi Thơ và cộng sự 2008 cho thấy chỉ có 20-30%
cha mẹ các em gái 11-14 tuổi nghe nói về virus HPV và dưới 5% cha mẹ biết đầy đủ về
đường lây của virus HPV [3]. Theo Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2010), những bà
mẹ nghe đến HPV là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh UTCTC chiếm 22,6% và biết
đường lây của HPV chiếm 2,2% [12].
Kiến thức về triệu chứng của UTCTC được những người tham gia một số
nghiên cứu nhắc đến gồm ra máu âm đạo bất thường, khí hư bất thường, tiểu ra máu và
đau khung chậu. Tuy nhiên, tỷ lệ biết ít nhất một triệu chứng của bệnh còn thấp.
Nghiên cứu của tổ chức PATH (2010) tại Việt Nam cho thấy chỉ 50% số cha mẹ và các
em gái 11-14 tuổi có thể kể đúng 1 triệu chứng của bệnh UTCTC. Dưới 25% cha mẹ
biết triệu chứng của bệnh UTCTC là ra máu âm đạo bất thường, khí hư bất thường
[52]. Nguyễn Thị Thi Thơ và cộng sự (2008) cho thấy cha mẹ của các em gái 11-14
tuổi kể được triệu chứng của bệnh UTCTC là ra máu âm đạo bất thường (27,9%), khí
hư bất thường 31,6, kinh nguyệt bất thường là 31% [14]. Các triệu chứng như đau khi
tiểu ra máu, ra huyết âm đạo, ra khí hư, kinh nguyệt bất thường, đau khung chậu bất
thường trong Lê Thị Phương Mai và cộng sự (2008) được ĐTNC nhắc đến với các tỷ lệ
là 3,8% đến 24,9% [12].


22

Trong một số nghiên cứu có thể thấy phụ nữ biết các biện pháp phòng bệnh
UTCTC tương đối thấp. Trần Thị Minh Tâm (2009) cho thấy tuy phụ nữ biết các biện

pháp quan trọng như giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, QHTD an toàn, không QHTD với
nhiều người, không hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng và lao động hợp lý và khám
phụ khoa định kỳ nhưng chỉ dao động từ 20,5% đến 36,3% [2]. Đặc biệt, biện pháp
quan trọng nhất đối với phụ nữ có gia đình hoặc đã QHTD độ tuổi 21-70, đặc biệt là độ
tuổi 30-50 có thể mắc UTCTC cao, là làm PAP định kỳ thì cũng chỉ đạt 18,8%. Phan
Hồng Vân và cộng sự (2008) cho thấy gần 70% không biết UTCTC có thể phát hiện
sớm qua khám phụ khoa định kỳ [18]. Một biện pháp khác được nhắc đến trong nghiên
cứu của Viện VSDTTW và MSD (2010) là tiêm vaccine (45,7%) [9].
Thực hành về sàng lọc ung thư cổ tử cung
Ở các quốc gia với hệ thống sàng lọc có tổ chức, tỷ lệ khám sàng lọc cao hơn so
với ở những nước kém phát triển. E.Gakidon và cộng sự 2002 trong nghiên cứu 57
nước với đối tượng là phụ nữ 25-64 tuổi cho thấy tỷ lệ khám sàng lọc trung bình ở các
ở các nước đang phát triển. Trong đó, tỷ lệ thấp nhất ở Bangladesh 1% so với 73 % ở
Brazil [44]. Nghiên cứu của Jose Verissimo Femandes và các cộng sự Brazil 2007,
Carmen Justina Gamana và cộng sự 2003 tại Argentina, Mona Al Sairafia và cộng sự
2006 tại Kuwait đưa ra các tỷ lệ tương ứng la 85%, 46,5 %, 53,2% [43], [45], [49].
Thực hành đạt trong các nghiên cứu này là có làm PAP trong vòng 3 năm trước thời
điểm thu thập số liệu trong nghiên cứu của họ. Tỷ lệ thực hành đạt ở ba nghiên cứu
trước trong tương ứng là 64,4%, 30,5% và 23,8% [43], [49], [45].
Phụ nữ đưa ra nhiều lý do về việc họ không khám sàng lọc UTCTC chẳng hạn
không được bác sĩ khuyến cáo [49], [45]. Sợ phát hiện ra bệnh và không có triệu
chứng của bệnh Những lý do khác gồm ngại, sợ đau, sợ nhiễm trùng [45]. Không biết
về sàng lọc và không có thời gian do bận [49].
Dự định khám sàng lọc UTCTC của phụ nữ qua các nghiên cứu cũng có sự khác
biệt, F.M Al- Meer và cộng sự 2008 cho thấy 85 % ĐTNC cho biết có dự định khám
sàng lọc bằng PAP nêu quy trình khám không gây đau và đơn giản [28]. Theo nghiên


23


cứu của Mbamera tại Nigeria 2011, chỉ có 57,1 % phụ nữ cho biết có dự định khám
sàng lọc [48]. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm cho thấy 24,1% phụ nữ
không khám phụ khoa thường xuyên. Tỷ lệ định làm PAP là 35,7% [2]. Nguyễn Thị
Thi Thơ và cộng sự (2008) cho thấy chỉ có 70% phụ nữ ở Củ Chi và 80% ở Từ Liêm
từng khám phụ khoa và 50% khám phụ khoa định kỳ 6-12 tháng/lần [14]. Nghiên cứu
của C.Ponlos và cộng sự (2011) cho thấy có 83% trong số 236 bà mẹ từng khám phụ
khoa, 12% trong số 236 bà mẹ cho biết đã từng khám sàng lọc bằng một xét nghiệm
nào đó. 24/35 bà mẹ từng làm PAP chưa từng nghe đến xét nghiệm này [26]. Các
nghiên cứu ít phân tích các yếu tố liên quan đến thực hành sàng lọc.
Yếu tố liên quan đến kiến thức:
Tuổi
Nghiên cứu của Y.Rodvall và cộng sự (2005) tại Thụy Điển, phụ nữ thuộc nhóm
tuổi 25-29 ít khàm sàng lọc UTCTC hơn phụ nữ ở nhóm tuổi ngoài 30[34]. Nghiên cứu
của Mona A Sairafia và cộng sự (2006) cho thấy phụ nữ thuộc nhóm tuổi 20-29 thực
hành không đạt (không làm PAP trong vòng 3 năm trước thời điểm nghiên cứu) cao
gấp 7,76 lần so với nhóm phụ nữ 30-49 tuổi[49]. Ngoài ra, nghiên cứu của S.Luengo
Matos và cộng sự (2007) tại Zimbaque, phụ nữ tuổi 40-50 làm PAP trong vòng 5 năm
trước thời điểm nghiên cứu cao hơn 1,45 lần so với nhóm từ 51 tuổi trở lên [41].
Trình độ học vấn
Serena Donati và cộng sự (2008), tại Italia chỉ ra các yếu tố liên quan đến kiến
thức đạt là số năm đi học, từng làm PAP, số con và chắc chắn về việc tiêm vaccine.
Những phụ nữ có thời gian đi học ít nhất 8 năm có kiến thức đạt gấp 1,54 lần và từng
làm PAP gấp 1,4 lần. Trái lại, phụ nữ có ít nhất 1 con và không chắc về việc tiêm
vaccine phòng bệnh UTCTC thì có kiến thức về phòng bệnh cấp 1 và cấp 2 chỉ bằng
0,4 và 0,38 lần [40].
Theo một số nghiên cứu, những phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn có kiến
thức tốt hơn [28], [45], [49], [53]. Nghiên cứu của Mona Al Sairafia và cộng sự (2006)
tại Kuwait chỉ ra rằng phụ nữ có học vấn từ cấp hai trở lên có kiến thức đạt về PAP cao



24

gấp 2,95 lần so với phụ nữ có học vấn thấp hơn [49]. Nghiên cứu của Mona A Sairafia
và cộng sự (2006) cho thấy phụ nữ có trình độ học vấn dưới cấp 2 thực hành không đạt
gấp 2,85 lần so với nhóm có trình độ học vấn cao hơn [49].
Nghề nghiệp
Một số nghiên cứu cho thấy nghề nghiệp có liên quan đến kiến thức về PAP
[28], [24]. Theo F.M.AlMeer và cộng sự (2011), phụ nữ có việc làm có điểm trung bình
kiến thức cao hơn so với những người thất nghiệp [28]. Trong nghiên cứu của N. Hadi
và cộng sự, phụ nữ làm công sở có kiến thức tốt hơn phụ nữ làm nội trợ và buôn bán
[24]. Theo Y Rodvall và cộng sự, phụ nữ có nghề nghiệp làm PAP cao gấp 1,82 lần so
với phụ nữ thất nghiệp [34].
Thu nhập
Mohammed A. Alsaad và cộng sự (2012) cho thấy những bà mẹ có thu nhập cao
hơn, đã từng khám sàng lọc phát hiện sớm UTCTC và có từ 4 con trở xuống có kiến
thức về vaccine HPV tốt hơn gấp 2,3 lần, 2,6 lần và 2,4 lần so với các bà mẹ thuộc
nhóm có thu nhập thấp, chưa từng khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh UTCTC và có từ
4 con trở lên [29].
Số con
Nghiên cứu của F.M.AlMeer và cộng sự (2011) chỉ ra rằng phụ nữ có ít nhất 4
con hoặc có ít nhất 3 lần sảy thai có kiến thức cao hơn so với những phụ nữ khác [28].
Ngược lại, nghiên cứu của N. Hadi và cộng sự (2009) cho thấy phụ nữ có nhiều con có
kiến thức hạn chế về PAP [24].
Tình trạng hôn nhân
Một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng hôn nhân có liên quan đến việc từng làm
PAP, phụ nữ góa, độc thân hoặc ly thân, ly dị không làm PAP nhiều hơn so với những
phụ nữ có chồng [46],[47], [34]. Theo Bo T.Hansen và cộng sự (2004-2005) phụ nữ ly
dị và độc thân không làm PAP nhiều hơn gấp 1,15 lần và 1,38 lần so với phụ nữ có
chồng [46].



25

Trong nghiên cứu của N. Hadi và cộng sự cho thấy, phụ nữ kết hôn lần đầu
muộn có kiến thức tốt hơn [24].
Tiếp cận thông tin truyền thông; khuyến cáo của cán bộ y tế
Nghiên cứu của Lê Thị Yến Phi và Vũ Thị Nhung thực hiện khảo sát trên 206
khách hàng đến tiêm chủng HPV tại bệnh viện Hùng Vương và Viện Pasteur Thành
phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ khách hàng có kiến thức về tiêm phòng HPV được đánh giá tốt
là 37,38%, khá là 39,32%, trung bình là 20,8%, kém là 2,43%. Có 17,96% khách hàng
nghĩ rằng tiêm chủng HPV thì yên tâm 100% không bị UTCTC, 19,9% khách hàng cho
rằng đã tiêm chủng HPV thì không cần thiết phải làm xét nghiệm PAP. Qua phỏng vấn
sâu cho thấy, họ chưa có kiến thức đúng về tiêm chủng HPV do chưa được tư vấn và
truyền thông đầy đủ [10].
Trong một nghiên cứu của Peter N. Abotchie và cộng sự (2006), khảo sát trên
157 sinh viên từ 18 tuổi trở lên tại trường đại học thủ đô Accra – Ghana, 97,1% sinh
viên cho rằng chỉ những phụ nữ đã có con mới cần phải làm xét nghiệm PAP, 7,9%
sinh viên biết về HPV. Chỉ có 5 sinh viên cho biết họ đã làm xét nghiệm PAP là do bác
sĩ tư vấn, khoảng 30% sinh viên đã từng nghe về phòng bệnh UTCTC qua phương tiện
truyền thông đại chúng, 20,2% sinh viên tham gia ít nhất một lần cuộc thảo luận về
bệnh UTCTC tại nhà thờ hoặc trong buổi họp khu phố. Tỷ lệ đã từng làm xét nghiệm
PAP của sinh viên trong nghiên cứu này là 8,3%. Được biết, vào năm 2006, nước
Ghana chương trình sàng lọc quốc gia chưa được phổ biến rộng rãi cho công chúng.
Tác giả cũng khẳng định, việc thiếu chương trình sàng lọc UTCTC cũng là nguyên
nhân dẫn đến sự thiếu kiến thức cơ bản về UTCTC cũng như hành vi khámsàng lọc
UTCTC [53].
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng các khuyến nghị từ các chuyên gia y tế liên
quan chặt chẽ với ý định tiêm phòng vaccine HPV. Trong đó có nghiên cứu của Li Ping
Wong chỉ ra rằng có mối liên quan giữa khuyến cáo của bác sĩ và ý định tiêm phòng, tỷ
lệ cao (74%) người tham gia cho biết sẵn sàng chấp nhận tiêm vaccine nếu bác sĩ



×