Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH sốt rét và yếu tố LIÊN QUAN đến THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG sốt rét của NGƯỜI dân xã QUẢNG TRỰC, HUYỆN TUY đức, TỈNH đắk NÔNG năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRỊNH THỊ LAN ANH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT
RÉT VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH PHÒNG
CHỐNG SỐT RÉT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ QUẢNG TRỰC,
HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2019

Đề cương luận văn thạc sĩ chuyên ngành Y tế công cộng
Mã số: 8720701

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRỊNH THỊ LAN ANH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT
RÉT VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH PHÒNG
CHỐNG SỐT RÉT CỦA NGƯỜI DÂN XÃ QUẢNG TRỰC,
HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2019

Đề cương luận văn thạc sĩ chuyên ngành Y tế công cộng
Mã số: 8720701

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Văn Chuyên


2. PGS.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh

Hà Nội - 2019


MỤC LỤC
DANH

MỤC

CÁC

CHỮ

VIẾT

TẮT

………………………………………………iii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................5
1.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh sốt rét vùng biên giới..........................................5
1.1.1. Tình hình mắc và chết do sốt rét trên thế giới..................................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về sốt rét ở các dân tộc thiểu số vùng biên giới............5
1.1.3. Tình hình nghiên cứu và phòng chống sốt rét tại vùng biên giới Việt Nam......7
1.2. Kiến thức về PC SR............................................................................................8
1.3. Thực hành về PC SR...........................................................................................9
1.4. Các yếu tố liên quan đến thực hành PC SR.......................................................10

1.5. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu..........................................................................13
1.6. Khung lý thuyết................................................................................................15
1.6.1. Khung lý thuyết gốc áp dụng nghiên cứu.......................................................15
1.6.2. Khung lý thuyết nghiên cứu...........................................................................17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.......................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................19
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................19
2.3.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu:........................................................................................19
2.3.3. Các biến số nghiên cứu..................................................................................20

i


2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá .......................................................................................25
2.3.5. Công cụ thu thập số liệu................................................................................26
2.3.6. Phương pháp phân tích số liệu......................................................................26
2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu.............................................................................27
2.3.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số.....................27
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ........................................................................29
3.1. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh sốt rét của người dân xã Quảng Trực,
huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông năm 2019.............................................................29
3.1.1. Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...........................................29
3.1.2. Kiến thức phòng chống bệnh sốt rét của người dân xã Quảng Trực, huyện
Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông năm 2019........................................................................31
3.1.3. Thực hành phòng chống bệnh sốt rét của người dân xã Quảng Trực, huyện
Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông năm 2019........................................................................36
3.2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống sốt rét của người
dân xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông năm 2019..............................39

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN.....................................................................44
DỰ KIẾN KẾT LUẬN............................................................................................45
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ....................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................47
PHỤ LỤC 1 PHIẾU PHỎNG VẤN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG
CHỐNG SỐT RÉT..................................................................................................50
PHỤ LỤC 2: BẢNG PHỤ LỤC ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PCSR
................................................................................................................................ .54
PHỤ LỤC 3: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU...............................................................57
PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU..............................................................58
PHỤ LỤC 5: DỰ TRÙ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU................................................60

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACTs

(Artemisinin-based Combine Therapies) Phác đồ thuốc điều trị
sốt rét phối hợp chứa dẫn chất Artemisinin

An.

Anopheles

BĐNR

Bẫy đèn ngoài nhà rẫy

BNSR


Bệnh nhân sốt rét

cs

Cộng sự

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

CT

Can thiệp

DCTD

Di cư tự do

DSC

Dân số chung

DTSR

Dịch tễ sốt rét

ĐC

Đối chứng


ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ELISA

(Enzyme-linked Immunosorbent Assay) Kỹ thuật hấp thụ miễn
dịch liên kết enzyme

HQCT

Hiệu quả can thiệp

KP

Knowledge, Practice (Kiến thức, thực hành)

KSTSR

Ký sinh trùng sốt rét

MNNR

Mồi người ngoài rẫy


MNTR

Mồi người trong rẫy

MT-TN

Miền Trung và Tây nguyên

NXB

Nhà xuất bản

iii


PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi cao phân tử)

PCSR

Phòng chống sốt rét

SCT

Sau can thiệp

SR

Sốt rét


SR-KST-CT

Sốt rét Ký sinh trùng-Côn trùng

SRLH

Sốt rét lưu hành

SRLS

Sốt rét lâmsàng

TCT

Trước ca thiệp

TB

Trung bình

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới

TDSR

Tiêu diệt sốt rét

TTGD


Truyền thông giáo dục

TTSR

Thanh toán sốt rét

TVSR

Tử vong sốt rét

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

WHOPES

WHO Pesticide Evaluation Scheme (Cơ quan đáng giá hóa chất
diệtcôn trùng của Tổ chức Y tế thế giới)

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.3. Một số đặc điểm xã hội của các thôn biên giới, xã Quảng Trực..............13
Bảng 1.2. Số liệu sốt rét tỉnh Đắk Nông 9 tháng đầu năm 2018.............................. 14
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu............................................... 28
Bảng 3.2. Tỷ lệ các nguồn tác động hỗ trợ tư vấn, nhắc nhở phòng bệnh sốt rét mà
người dân nhận được............................................................................................... 29
Bảng 3.3. Tỷ lệ tiếp cận thông tin truyền thông về phòng bệnh SR.........................30

Bảng 3.4. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh sốt rét............................................. 30
Bảng 3.5. Kiến thức về đường lây truyền bệnh sốt rét............................................. 31
Bảng 3.6. Kiến thức về nguồn lây truyền bệnh sốt rét............................................. 31
Bảng 3.7. Kiến thức về triệu chứng bệnh sốt rét...................................................... 31
Bảng 3.8. Kiến thức về cách phát hiện bệnh sốt rét................................................. 32
Bảng 3.9. Kiến thức về hậu quả của bệnh và khả năng điều trị khỏi bệnh sốt rét....32
Bảng 3.10. Kiến thức về khả năng phòng bệnh sốt rét............................................. 33
Bảng 3.11. Kiến thức về biện pháp phòng bệnh sốt rét............................................ 33
Bảng 3.12. Tỷ lệ kiến thức chung về phòng bệnh sốt rét......................................... 33
Bảng 3.13. Phân bố tỷ lệ kiến thức chung không đạt theo một số yếu tố chung của
đối tượng nghiên cứu
............................................................................................... 33
Bảng 3.14. Thực hành ngủ màn của ở người dân..................................................... 34
Bảng 3.15. Thực hành phun hóa chất diệt muỗi....................................................... 35
Bảng 3.16. Thực hành cải tạo môi trường của ở người dân.....................................35
Bảng 3.17. Thực hành khám chữa bệnh của người dân khị bị sốt, nghi ngờ mắc SR
................................................................................................................................ .36
Bảng 3.18. Thực hành khi giao lưu biên giới........................................................... 36
Bảng 3.19. Tỷ lệ thực hành chung về phòng bệnh sốt rét........................................36

v


Bảng 3.20. Phân bố tỷ lệ thực hành chung không đạt theo một số yếu tố chung của
ĐTNC....................................................................................................................... 37
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân đến thực hành chung về phòng bệnh
sốt rét của người dân xã Quảng Trực....................................................................... 38
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa yếu tố tác động hỗ trợ tư vấn, nhắc nhở về phòng
bệnh sốt rét của người dân xã Quảng Trực.............................................................. 39
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa yếu tố nhận thông tin truyền thông về bệnh sốt rét

với thực hành chung của người dân xã Quảng Trực................................................ 39
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức chung về bệnh sốt rét với thực hành chung
của người dân xã Quảng Trực.................................................................................. 40
Bảng 3.25. Xác định mối liên quan hiệu chỉnh của một số yếu tố với thực hành
phòng

bệnh

sốt

rét

của

người

...................................................41

vi

dân



Quảng

Trực


vii



ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt rét là căn bệnh truyền nhiễm xuất hiện lâu đời nhất, gây nguy hiểm và đe
dọa tới sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, số bệnh nhân mắc sốt rét vẫn ở mức cao.
Hàng năm, ghi nhận trung bình khoảng 30.000 trường hợp mắc sốt rét, trên 100 ca
sốt rét ác tính và khoảng 10 người tử vong do sốt rét. Năm 2017, cả nước ghi nhận
4.548 bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét với 6 trường hợp tử vong.
Chương trình phòng chống sốt rét (PCSR) ở Việt Nam, từ trước đến nay, mặc
dù có những thành công đáng kể trong việc khống chế sự gia tăng của bệnh cũng
như giảm thiệt hại do ảnh hưởng của bệnh SR đến nền kinh tế xã hội và sức khỏe
con người, tuy nhiên công tác PCSR vẫn còn tiếp tục đối mặt với một số khó khăn
và thách thức (KSTSR kháng thuốc điều trị có nguy cơ lan rộng, muỗi Anopheles
kháng hóa chất diệt, di biến động dân số, sự biến đổi của khí hậu, thiếu nguồn kinh
phí…).
Mỗi năm có hàng triệu người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo
vệ bằng biện pháp phòng chống muỗi gây sốt rét, phun tồn lưu và tẩm màn bằng
hóa chất diệt muỗi và hàng chục nghìn bệnh nhân được cấp thuốc điều trị sốt rét
miễn phí.
Tuy nhiên, nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại và gây dịch ở nhiều nơi, nhiều
vùng ở nước ta vẫn còn cao. Nguyên nhân là do Việt Nam nằm trong khu vực khí
hậu nhiệt đới gió mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài côn trùng gây bệnh tồn
tại và phát triển. Muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết có mặt ở khắp các tỉnh,
thành phố trên cả nước. Đặc biệt, bệnh sốt rét thường tập trung tại các tỉnh thuộc
khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ như: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Kon Tum, Bình Phước…
Các xã biên giới thuộc khu vực Tây Nguyên điều kiện giao thông đi lại khó
khăn, dân cư thưa thớt, điều kiện kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao từ 45 –
70%. Đây là nơi tập trung chủ yếu người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 65 – 100%,
trình độ dân trí thấp, nhiều phong tục tập quán lạc hậu, điều kiện CSSK, KCB và

tiếp cận với cơ sở y tế, dịch vụ y tế có chất lượng gặp nhiều khó khăn. ,

1


Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có hơn 70% dân số sống trong vùng
nguy cơ sốt rét với biến động dân cư lớn, tình hình sốt rét phức tạp nhất Việt Nam:
hàng năm số bệnh nhân sốt rét và ký sinh trùng sốt rét chiếm gần 75%; sốt rét ác
tính và tử vong sốt rét chiếm trên 80% so với cả nước. ,
Đắk Nông là một trong những tỉnh có tỷ lệ bệnh sốt rét lưu hành cao nhất và
cũng là tỉnh có đường biên giới dài nhất với Campuchia. Toàn tỉnh có 7 xã biên giới
thuộc 4 huyện và có 10 đồn biên phòng. Các xã biên giới điều kiện giao thông đi
lại khó khăn, dân cư thưa thớt, tản mạn, điều kiện kinh tế chậm phát triển và đây
cũng là nơi tập trung chủ yếu người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, nhiều
phong tục tập quán lạc hậu, mê điều kiện CSSK, KCB và tiếp cận với cơ sở y tế,
dịch vụ y tế có chất lượng gặp nhiều khó khăn. Do đặc thù về địa hình, kinh tế và
đặc điểm tự nhiên, công tác kiểm soát bệnh sốt rét, nơi có sự giao lưu biên giới, dân
di cư biến động rất lớn nên bệnh sốt rét vẫn duy trì ở mức lưu hành cao.
Trong các khu vực biên giới tỉnh Đắk Nông, xã Quảng Trực, Tuy Đức, Đắk
Nông là xã có sốt rét lưu hành nặng nhất. Theo báo cáo kết quả hoạt động 9 tháng
đầu năm 2018 của Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, số ca mắc sốt rét tại huyện Tuy Đức tăng
10 ca so với năm 2017 (60/50). Qua thu thập và điều tra cho thấy đa số bệnh nhân
mắc sốt rét chủ yếu là dân đi rừng và bảo vệ rừng Quốc gia Bù Gia Mập, bảo vệ
rừng thác Mơ…. Toàn xã quảng Trực có 3 thôn có đường biên giới với 34 km biên
giới Việt Nam-Cambodia (tỉnh Mondulkiri) và có diện tích tương ứng diện tích của
tỉnh Thái Bình. Có dân giao lưu qua lại biên giới của người dân 2 nước nên tình
hình sốt rét luôn luôn biến động phức tạp. Xã gồm 9 thôn, dân số 4.846 người, dân
tộc M’Nông chiếm phần lớn, ngoài ra còn có người kinh, Tày, Nùng, Dao. Mặt
khác, điều kiện địa hình, kinh tế, tập quán canh tác ở địa phương nên nhiều người
phải đi rừng, làm rẫy và ngủ lại qua đêm trong rừng nên dễ mắc bệnh sốt rét, tỷ lệ

nhiễm sốt rét cao. Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Văn Chuyên “Thực trạng và
một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh sốt rét ở xã biên giới Campuchia, huyện Tuy Đức,
tỉnh Đắk Nông năm 2018”: Số người thực hành nhận thuốc điều trị khi giao lưu
biên giới 87/175 (49,71%); Tỷ lệ người/ màn 2,36 thấp hơn so với quy định chương
trình PCSR là 2; Tỷ lệ ngủ màn 72,10% thấp <80%.

2


Từ những vấn đề trên tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thực hành
phòng chống bệnh sốt rét và yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống sốt rét
của người dân xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông năm 2019”.

3


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức, thực hành phòng chống bệnh sốt rét của người dân xã
Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống sốt rét của
người dân xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông năm 2019.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về bệnh sốt rét vùng biên giới
1.1.1. Tình hình mắc và chết do sốt rét trên thế giới
Theo số liệu thống kê của TCYTTG đến năm 2009, bệnh SR vẫn lưu hành ở
108 quốc gia. Ước tính có khoảng 225 triệu người mắc và 781 nghìn người chết do

sốt rét, riêng châu Phi chiếm 91%; Đông Nam Á 6% . Châu Mỹ có khoảng 1 triệu
người mắc và khoảng 1 nghìn người chết. Khu vực Đông Nam Á sốt rét lưu hành ở
hầu hết các nước với 88% dân số trong tổng số 1.320 triệu người. Sốt rét trầm trọng
hơn ở các nước tiểu vùng sông Mê Kông như Trung Quốc, Lào, Myanmar,
Campuchia, Thái Lan và Việt Nam ; có khoảng 24 triệu người mắc và khoảng 40
nghìn người chết, tính trung bình có 3.000 trẻ chết do sốt rét ở Châu Phi mỗi năm,
ước tính 125 trẻ chết trong 1 giờ và 2 đứa trẻ chết trong vòng 1 phút. Khu vực Tây
Thái Bình Dương có khoảng 2 triệu người mắc và khoảng 3 nghìn người chết do SR
.
Mặc dù bệnh sốt rét đã được thanh toán ở nhiều nơi trên thế giới như Châu
Âu, Bắc Mỹ, một số nước Bắc Á và bệnh SR cũng đã giảm nhiều ở một số nước
trong đó có cả Việt Nam. Tuy vậy cho đến năm 2010 vẫn có 216 triệu người mắc
sốt rét, 655.000 người chết do bệnh sốt rét, đặc biệt ở châu Phi (91%), Đông Nam Á
(6%), Địa Trung Hải (3%), khoảng 86% trẻ em dưới 5 tuổi chết do sốt rét . Ở các
nước Châu Phi như Kenya, Uganda, Tanzania... bệnh sốt rét luôn ở mức cao .
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về sốt rét ở các dân tộc thiểu số vùng biên giới
Vấn đề sốt rét biên giới đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên
cứu. Đã có nhiều vụ dịch sốt rét được ghi nhận ở các vùng biên giới như ở các
huyện của Uganda nơi có biên giới với Tanzania và Rwanda, vùng biên giới của các
nước Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan . Trong khu vực, vùng biên giới giữa các nước
Thái Lan - Campuchia, Thái Lan - Myanmar luôn có tình hình sốt rét phức tạp, tỷ lệ
mắc sốt rét trong nhóm dân di cư và gia tăng tỷ lệ P. falciparum kháng thuốc khi họ
trở lại Campuchia để điều trị và cũng đã có nhiều vụ dịch sốt rét xảy ra. Những
nghiên cứu về tình hình sốt rét của vùng biên giới giữa Thái Lan và Myanmar cho
thấy tỷ lệ mắc sốt rét cao ở những người dân di cư đến làm việc ở vùng biên giới
giữa 2 nước này đồng thời sốt rét là một vấn đề nghiêm trọng đối với 39,6% số hộ

5



gia đình được điều tra, người dân ở vùng này còn nghèo nên còn khó khăn, thiếu
thốn các nguồn phòng chống SR vì vậy người dân còn có nguy cơ mắc sốt rét cao.
Ở Thái Lan, sốt rét là một vấn đề nghiêm trọng ở biên giới . Nghiên cứu cũng cho
thấy nơi ở của người dân ở trong rừng có nguy cơ mắc sốt rét cao 6,29 lần, không ở
trong nhà trong vòng 7 ngày trước thời điểm xét nghiệm máu có nguy cơ mắc sốt
rét cao 4,34 lần.
Một nghiên cứu của Xu J (1996) về sốt rét biên giới ở Trung Quốc cho thấy
vùng biên giới của tỉnh Vân Nam với Việt Nam, Lào và Myanmar có một số lượng
lớn bệnh nhân sốt rét ngoại lai là người dân tộc thiểu số với tỷ một tỷ lệ lớn bệnh
nhân nhiễm P. faciparum là do kết quả của việc di biến động dân cư đi lại làm ăn
giữa các tỉnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy còn tồn tại rất nhiều khó khăn, phức
tạp trong vấn đề quản lý sốt rét vùng biên giới do thói quen, tập quán lao động, sinh
hoạt, người dân giao lưu qua lại biên giới nhiều. Giao thông đi lại tới các vùng biên
giới còn nhiều khó khăn nên việc tiếp cận với các dịch vụ y tế còn rất hạn chế và sự
khác nhau về việc áp dụng các biện pháp phòng chống trong Chương trình PCSR
giữa các nước có đường biên giới chung.
Những kết quả và khó khăn trong phòng chống sốt rét tại vùng biên giới giữa
các nước trên thế giới hiện nay như sau:
Tình hình người dân nhập cư và tỷ lệ mắc SR do qua lại vùng biên giới vẫn
không giảm do nhu cầu làm ăn kinh tế, buôn bán hàng lậu qua biên giới . Vùng biên
giới lại là vùng rừng núi, sinh địa cảnh thuận lợi cho bệnh SR phát triển .
Việc phối hợp điều tra và phòng chống sốt rét (PCSR) tại vùng biên giới là
rất cần thiết tuy nhiên hiện nay việc phối hợp PCSR tại vùng biên giới giữa các
nước gặp phải khó khăn do nhiều nguyên nhân: thủ tục xuất nhập cảnh để thực hiện
các hoạt động chuyên môn về y tế; chính sách thực hiện các chương trình y tế,
mạng lưới y tế khác nhau ở mỗi nước; vấn đề kinh phí chi trả cho các hoạt động y tế
ở nước khác... và nhiều khó khăn về chính trị, an ninh biên giới... đã làm cho việc
phối hợp điều tra, đặc biệt việc phối hợp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới gần
như không thể thực hiện được. Việc phối hợp phòng chống sốt rét tại vùng biên giới
giữa các nước bị thất bại với các lý do nêu trên.

1.1.3. Tình hình nghiên cứu và phòng chống sốt rét tại vùng biên giới Việt Nam

6


Việt Nam hiện nay có 25 tỉnh có biên giới đất liền với 3 nước là Trung Quốc,
Lào và Campuchia. Hàng năm, số bệnh nhân mắc và chết do sốt rét tại các tỉnh có
biên giới đều cao hơn so với các tỉnh khác trong toàn quốc, trong đó tỷ lệ mắc sốt
rét ở các tỉnh giáp Campuchia là cao, sau đó đến các tỉnh giáp Lào . Theo số liệu
thống kê năm 2007 của chương trình Quốc gia PCSR cho thấy số BNSR của các
tỉnh biên giới tỷ lệ 63,7% tổng số BNSR của toàn quốc (45.191/70.910). Số bệnh
nhân chết do sốt rét ở các tỉnh này khoảng 70% tổng số chết do sốt rét toàn quốc
(14/20).
Một nghiên cứu của Lê Xuân Hùng (2007) về thực trạng, các yếu tố ảnh
hưởng và biện pháp can thiệp sốt rét ở biên giới Việt Nam từ năm 2002 đến 2006
cho thấy tỷ lệ mắc sốt rét hàng năm ở các tỉnh biên giới cao hơn so với các tỉnh
không có biên giới và so với cả nước, tỷ lệ hiểu biết của người dân về bệnh sốt rét
chỉ từ 63,3 đến 64,5% và số hộ dân có đủ màn nằm còn thấp từ 57% đến 65%. Tại
các vùng biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, giao lưu biên giới làm
cho nguy cơ lan truyền sốt rét tiếp diễn và phức tạp, việc kiểm dịch biên giới tập
trung tại các cửa khẩu, nhưng sự giao lưu và nhiễm bệnh lại chủ yếu thông qua
nhiều đường tiểu ngạch dọc theo biên giới nên rất khó khăn trong việc quản lý
BNSR.
Hoàng Hà (2014) tại 2 xã biên giới của huyện Hướng Hoá tỉnh Quảng Trị
cho thấy tỷ lệ hiện mắc ký sinh trùng sốt rét tại xã Xy còn cao 10,8% . Kết quả
nghiên cứu của Đoàn Hạnh Nhân (2007) về thực trạng sốt rét dai dẳng ở 2 huyện
Hướng Hoá, Đakrông tỉnh Quảng Trị cho thấy bệnh sốt rét lan truyền quanh năm
đặc biệt tại các xã biên giới có lan truyền mạnh vào mùa mưa và tỷ lệ mắc sốt rét
hàng năm luôn cao từ 17,1 - 38,7/1.000 dân .
Những khó khăn trong phòng chống sốt rét tại vùng biên giới của Việt Nam

với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia
Hầu hết dân có nguy cơ mắc sốt rét của nước ta, gần 16 triệu người (khoảng
40% dân số nguy cơ của cả nước) đều sống ở các vùng rừng núi và có biên giới với
Trung Quốc, Lào và Campuchia . Cũng như trên thế giới, việc nghiên cứu và phòng
chống SR do qua lại biên giới, tại vùng biên giới ở Việt Nam cũng gặp phải những
khó khăn, thất bại nói trên. Các kết quả nghiên cứu cũng mới chỉ dừng ở mức báo

7


cáo số liệu tỷ lệ mắc sốt rét của mỗi nước, không được nghiên cứu cùng một thời
điểm, hoàn cảnh và cùng một nội dung, phương pháp; không thực hiện việc phối
hợp PCSR tại vùng biên giới, chính vì vậy tình hình sốt rét tại các vùng này vẫn cứ
diễn biến phức tạp và dai dẳng không giải quyết được. Việc phối hợp phòng chống
sốt rét vùng biên giới cũng thực hiện ở Việt Nam và trên thế giới.
1.2. Kiến thức về PC SR
Theo Johan (2008) nghiên cứu tại miền Bắc của Ethiopia cho thấy số người
biết muỗi là nguyên nhân gây bệnh SR chỉ có 48,8% và 92,7% số phụ nữ nhận biết
ít nhất một triệu chứng điển hình của bệnh .
Nghiên cứu của Khumbulani (2009) tại Swaziland lại cho thấy có 99,7% số
người biết bệnh SR có liên quan đến muỗi đốt và trên 70% số người biết sốt cao,
rét run và đau đầu là triệu chứng của bệnh, 78,1% người dân tin tưởng bệnh SR có
thể phòng chống được . Nghiên cứu của Peter (2008) và Carren (2011) ở Kenya,
Khumbulani (2009) tại Swaziland đều nhận xét: hầu hết người dân đều tìm đến các
cơ sở y tế trong 24 giờ đầu khi có triệu chứng SR khởi phát và không liên quan đến
trình độ học vấn, khoảng cách hay mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Theo nghiên cứu của Axel (1996) tại Ecuador, Colombia và Nicaragua đã
cho thấy sau khi áp dụng biện pháp TTGD sức khỏe PCSR: kiến thức về nguyên
nhân và triệu chứng đã tăng từ 33% lên 61% ở nhóm can thiệp . Tác giả Sharma
(2000) đã tiến hành đánh giá tại 4 huyện thuộc BangGujarat, ẤnĐộ nhận thấy biện

pháp TTGD có tác động thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của người dân địa
phương từ 2,18%-30% .
Nguyễn Quý Anh (2005) nghiên cứu kiến thức, thái độ thực hành dân tộc
Raglai huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa cho thấy kiến thức về bệnh SR là 85,93%,
biết muỗi truyền bệnh SR 80,74%, 73,83% người thực hành ngủ màn PCSR .
Nghiên cứu của Lê Xuân Hùng (2008) tại Hà Giang và Gia Lai cũng cho
thấy: sau 2 năm can thiệp, người dân có kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh
sốt rét và biện pháp phòng chống từ 55% tăng lên 70%; 95,8% số hộ mang màn đi
rẫy so với 90,3% trước can thiệp. Tỷ lệ BNSR ở 4 huyện nghiên cứu giảm thấp
đáng kể từ 45%-50% và hầu như không ai cúng ma hay không làm gì khi ốm .

8


Theo nghiên cứu của Võ Trung Hoàng (2016) tại 3 nhóm người Ca-dong,
Xơ- đăng, Mnông ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam năm 2012-2013 cho thấy
tỷ lệ trả lời đúng bệnh SR có thể phòng chống được chung cho 3 nhóm người khá cao
(83,75%), cao nhất là người Xơ-đăng (89,62%), theo sau là người Ca-dong (88,29%) và
người Mnông (72,82%).
Nguyễn Quý Anh, Trần Thanh Dương, Lê Ngọc Tuyến, Lê Xuân Hùng
(2016), “Thực trạng mắc sốt rét ở nhóm dân di biến động tại một số xã vùng sốt rét
lưu hành nặng tỉnh Đắc Nông năm 2015” kết quả điều tra cắt ngang được thực hiện
tại 4 xã Đăk Wil, Cư Knia huyện Cư Jút và xã Quảng Trực, Đăk Buk So huyện Tuy
Đức trong tháng 10 năm 2015, cho thấy tỷ lệ hiện mắc sốt rét là 0,13%. Tỷ lệ người
dân biết về bệnh sốt rét là 78% và nguồn thông tin chủ yếu là từ cán bộ y tế. Hiểu
biết về muỗi truyền bệnh sốt rét chiếm tỷ lệ 67,24%, biết ngủ màn để phòng bệnh
sốt rét là 56,71%.
Như vậy các nghiên cứu trên cho thấy, kiến thức PCSR giữa các dân tộc và
các điểm điều tra khác nhau thường thay đổi theo thời gian và phụ thuộc nhiều vào
công tác truyền thông tại các địa phương.

1.3. Thực hành về PC SR
Nghiên cứu của Nguyễn Quí Anh, Lê Xuân Hùng, Lê Khánh Thuận, Nguyễn
Ngọc Thụy (2005), “Kiến thức, hành vi, thực hành của người dân và công tác truyền
thông phòng chống sốt rét trong cộng đồng dân tộc Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh
Khánh Hoà” cho thấy kết quả điều tra cắt ngang xác định hiểu biết, hành vi, thực
hành (KAP) của người dân Raglai và tìm hiểu các hoạt động truyền thông về phòng
chống sốt rét (PCSR) tại huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hoà vào tháng 8/2003. Kết
quả: 94,57% đến cơ sở y tế khi mắc bệnh, 82,22% biết cách phòng bệnh sốt rét,
73,83% người thực hành ngủ màn PCSR.
Theo Trần Đỗ Hùng, Đinh Văn Thiên (2010) tại xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai cho thấy tỷ lệ thực hành ngủ màn vào ban đêm là 98,5%, ban ngày là
1%, không chấp nhận ngủ màn là 0,5%.
Theo nghiên cứu của Võ Trung Hoàng (2016) tại 3 nhóm người Ca-dong,
Xơ- đăng, Mnông ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam năm 2012-2013 cho thấy

9


tỷ lệ ngủ màn còn ở mức thấp khoảng 44,56% (504/1.131), trong đó ngủ màn thấp
nhất là nhóm người Xơ-đăng 26,46% (104/393) rồi đến nhóm người Mnông
41,51% (154/371) cao hơn là nhóm người Ca-dong 67,03% (246/367).
Theo nghiên cứu của Hoàng Hà (2014) về thực trạng sốt rét và đánh giá kết
quả can thiệp phòng chống sốt rét tại một số xã biên giới của huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị cho thấy Tỷ lệ thực hành đúng: ngủ màn thường xuyên 50,5%; Tỷ
lệ thực hành không đúng: không ngủ màn: 49,5%. Tỷ lệ người dân có ngủ màn
mắc sốt rét thấp hơn không ngủ màn (4,7% so với 28,5%). Tỷ lệ 4,5% người dân đi
rừng, ngủ rẫy mắc sốt rét; không đi rừng, ngủ rẫy mắc sốt rét 2,3%; Người dân có
đi sang Lào ngủ lại mắc sốt rét 5,6%; không đi sang Lào mắc sốt rét 4,3%. Người
dân sống gần rừng mắc sốt rét tỷ lệ 3,7%, người dân ở xa rừng mắc sốt rét tỷ lệ
2,1%. Truyền thông giáo dục vệ sinh môi trường ở phòng chống sốt rét thường quy

chỉ hoạt động bình thường, người dân chỉ được truyền thông trực tiếp trung bình 1
đợt/năm nên kết quả vẫn còn hạn chế, tỷ lệ ngủ màn chống muỗi qua điều tra hộ gia
đình còn thấp 57,1%; đặc biệt khi đi rừng, ngủ rẫy, qua lại biên giới ít ngủ màn.
Theo Nguyễn Quý Anh, Trần Thanh Dương, Lê Ngọc Tuyến, Lê Xuân Hùng
(2016), “Thực trạng mắc sốt rét ở nhóm dân di biến động tại một số xã vùng sốt rét
lưu hành nặng tỉnh Đắc Nông năm 2015” kết quả điều tra cắt ngang được thực hiện
tại 4 xã Đăk Wil, Cư Knia huyện Cư Jút và xã Quảng Trực, Đăk Buk So huyện Tuy
Đức trong tháng 10 năm 2015, cho thấy tỷ lệ hiện mắc sốt rét là 0,13%. Khi bị sốt,
sốt rét có 80,0% chọn đến Trạm y tế xã để được khám và điều trị. Tỷ lệ ngủ màn
thường xuyên là 74,87% nhưng số người ngủ màn đêm trước điều tra là 85,53%.
1.4. Các yếu tố liên quan đến thực hành PC SR
Nghiên cứu thực hiện tại 2 huyện Hướng Hoá và ĐaKrông tỉnh Quảng Trị
được điều tra, hồi cứu trong 10 năm(1997-2006) cho thấy sốt rét lan truyền cao. Ký
sinh trùng (KST) sốt rét lan truyền cả năm, cao vào các tháng 9,10,11 trong năm,
KSTchiếm từ 30,6%-79,8% so với tổng số toàn tỉnh .P.falciparum gây sốt rét kháng
thuốc chiếm tới 95%. Bệnh nhân sốt rét cao chiếm từ 60,7% đến 71,3% số bệnh
nhân sốt rét của tỉnh. Chỉ số mắc sốt rét trên 1000 dân/năm từ 17,1%o- 38,7%o, tỷ
lệ này cao hơn gấp 3-4 lần so với toàn tỉnh . Các yếu tố xã hội liên quan đến sốt rét

10


ở hai huyện: - Di biến động dân: Dân đến làm kinh tế mới và giao lưu qua lại hai
bên biên giới Việt Lào có tỷ lệ mắc sốt rét cao. Năm 2006 có 5036 người đến
Hướng Hoá bị sốt rét là 2,5% , 2801 người đi lại qua Lào có 9,8% bị mắc sốt rét,
dân tại chỗ chỉ có 0,78% mắc sốt rét. Dân qua lại biên giới hàng ngày do quan hệ
anh em họ hàng, bạn bè, người Lào thường sang Việt Nam điều trị sốt rét tại cơ sở y
tế ở các xã biên giới và bệnh viện Hướng Hoá.
Nghiên cứu của Vũ Đức Chính, Trần Quang Phục, Bùi Lê Duy, Hoàng Thị Ánh
Tuyên (2016), “Tình hình sốt rét tại 2 xã Đắk Nhau và Đắk Ơ giai đoạn 2012 - 2015 và

sự liên quan giữa sốt rét với đi rừng, ngủ rẫy”: Nghiên cứu đã đánh giá được tình hình
sốt rét ở xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng và xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình
Phước năm 2012 đến năm 2015 diễn biến phức tạp và không ổn định. Hàng năm ký
sinh trùng sốt rét thường tăng cao từ tháng 11 đến tháng 4, có đỉnh vào tháng 1. Cụ
thể tỷ lệ người đi rừng, rẫy năm 2015 nhiễm ký sinh trùng sốt rét của xã Đắk Nhau
là 4,55% và Đắk Ơ là 21,66%. Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét nhiễm do đi rừng rẫy so
với tổng số của toàn xã Đắk Nhau là 97,68% và Đắk Ơ là 94,74%. Tỷ lệ ký sinh
trùng sốt rét năm 2015 ở xã Đắk Nhau nhiễm tại rừng rẫy của địa phương là
59,68%, (trong đó có 20,16% nhiễm người nơi khác đến); tại xã lân cận tỉnh Đăk
Nông là 17,74%; tại Căm pu chia là 20,16%; tại thôn bản 2,42%. Khả năng mắc sốt
rét đối với người đi rừng ngủ rẫy ở Đắk Nhau cao hơn so với người không đi rừng
ngủ rẫy là 128,64 lần. Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét năm 2015 ở xã Đắk Ơ nhiễm tại
rừng rẫy của địa phương là 78,39%, (trong đó có 17,23% nhiễm người nơi khác
đến); tại Căm pu chia là 16,35%; tại thôn bản 5,26%. Khả năng mắc sốt rét đối với
người đi rừng ngủ rẫy ở Đăk Ơ cao hơn so với người không đi rừng ngủ rẫy là
71,72 lần.
Những khó khăn và thách thức của chương trình PCSR hiện nay: Dân số
sống ở vùng SRLH chủ yếu là dân nghèo, sống ở các vùng rừng núi, vùng các dân
tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới. Di biến động dân giữa các địa
phương theo mùa vụ từ vùng không còn bệnh SR vào vùng SRLH nặng để làm kinh
tế hàng năm rất lớn, ngoài tầm kiểm soát của Y tế làm cho tình hình SR không ổn
định và có nguy cơ bùng phát dịch SR. Tập quán của người dân đi làm rừng, làm

11


nương rẫy và ngủ lại qua đêm tại nơi làm việc. Những đối tượng này có tỷ lệ sử
dụng màn và các biện pháp bảo vệ cá nhân khác rất thấp dẫn đến nguy cơ mắc bệnh
SR cao . Đi rừng, ngủ rẫy là thói quen hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số để
tiện việc làm ăn hoặc thu hoạch trong mùa rẫy. Nhà trong rẫy thường làm tạm bợ,

sơ sài, vách có nhiều khe hở... nên tác dụng tồn lưu của hóa chất phun trên vách
thấp, màn tẩm hóa chất theo phương pháp truyền thống cũng ít hiệu quả, vì màn bị
bẩn nhanh nên thường xuyên phải giặt, tác dụng diệt tồn lưu của hóa chất trên màn
thấp, diện tích nhà rẫy nhỏ không có chỗ treo màn, biện pháp quản lý điều trị cũng
rất khó thực hiện vì nhà rẫy rải rác khắp nơi trong rừng sâu.
Theo nghiên cứu của Hồ Đắc Thoàn (2018) cho thấy Khánh Vĩnh có tỷ lệ
BNSR vào tháng 10/2014: 3,19%, tháng 6/2015: 3,23%, tháng 9/2015: 3,78% và
tháng 12/2015: 3,31% không có sự khác biệt so với KrôngPa tương ứng là 2,59%,
1,97%, 2,12% và 2,76% (p >0,05). Số BNSR tại 2 huyện chủ yếu ở nhóm từ 15 tuổi
trở lên và nam giới, bệnh sốt rét lưu hành quanh năm. Kiến thức và thực hành
phòng chống sốt rét của người dân ngủ rẫy 2 huyện đạt trên 60%, tuy nhiên tỷ lệ
kiến thức đúng về nguyên nhân gây bệnh là 44,4% và thực hành ngủ màn khi ngủ
rẫy chỉ đạt 42,1%. Các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của người ngủ rẫy là thường
xuyên ngủ rẫy, không ngủ màn khi ngủ rẫy, nam giới và trên 15 tuổi.
Nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng, Đinh Văn Thiên (2010) tại xã Phú Lý, huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho thấy tỷ lệ thực hành đúng theo nhóm tuổi với việc
ngủ màn thường xuyên về ban đêm PCSR nhóm tuổi >40 (99,3%) cao hơn nhóm
tuổi 18 - 40 (98,4%); thực hành đúng ngủ màn ở nữ là 100% cao hơn nam (98,4%);
thường xuyên ngủ màn vào ban đêm PCSR ở nhóm dân tộc kinh (99,4%) cao hơn
nhóm dân tộc khác (95,3%).
1.5. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
Huyện Tuy Đức nằm ở phía tây nam tỉnh Đắk Nông có 112.327 ha diện tích
tự nhiên và 23.238 người. Nằm trong huyện có 6 đơn vị hành chính cấp xã gồm
Đắk Ngo, Quảng Tân, Đắk Búk So, Đắk R'Tíh, Quảng Tâm, Quảng Trực.
Huyện Tuy Đức giáp huyện Đắk Song ở phía Đông, giáp tỉnh Bình Phước ở
phía Tây, huyện Đắk R'Lấp ở phía Nam, Vương quốc Campuchia ở phía Bắc.

12



Quảng Trực là một xã thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Xã này nằm
giáp các xã: Đắk Búk So, Quảng Tín, Đăk Nhau, Bù Gia Mập.
Xã Quảng Trực, Tuy Đức, Đak Nông: có sốt rét lưu hành nặng; 3 thôn có
đường biên giới với 34 km biên giới Việt Nam-Cambodia (tỉnh Mondulkiri). có dân
giao lưu qua lại biên giới của người dân 2 nước nên tình hình sốt rét luôn luôn biến
động phức tạp. Xã có gồm 9 thôn, dân số 4.846 người, dân tộc M’Nông chiếm phần
lớn, ngoài ra còn có người kinh, Tày, Nùng, Dao.
Bảng 1.3. Một số đặc điểm xã hội của các thôn biên giới, xã Quảng Trực.

TT

Thôn

Số km bi
Dân số
ên giới

Dân tộc

Cửa khẩu/Đ Tên của khẩu/Đ
ồn
ồn

1

Bu Dar

6

650


M’Nông, Ki
nh, Tày

0

2

Dak Huyt

25

1082

Kinh, Tày,
M’Nông

3

3

Bu Lum

3

726

Kinh, Tày
M’Nông,


0

34

2458

Tổng

Bu Prăng,
769, 771, 775

3

* Sốt rét tại Đắk Nông
Theo thống kê, trong năm 2016, các chỉ số sốt rét của tỉnh đều giảm mạnh.
Toàn tỉnh có 179 trường hợp mắc bệnh sốt rét, giảm 49,58% so với năm trước; ký
sinh trùng sốt rét cũng giảm 49,72%.
Theo báo cáo của sở Y tế tỉnh Đăk Nông, tình hình sốt rét năm 2017 trên địa
bàn so với cùng kỳ giảm đáng kể (79/100). Không có ca sốt rét ác tính và tử vong.
Qua thu thập số liệu và điều tra cho thấy đa số bệnh nhân mắc sốt rét chủ yếu là dân
đi rừng và bảo vệ rừng Quốc gia Bù Gia Mập, bảo vệ rừng thác Mơ, không được
trang bị kiến thức phòng chống sốt rét đầy đủ …
Tình hình sốt rét trong 9 tháng đầu năm 2018 mắc 60 ca, có xu hướng tăng
so với năm 2017.Qua thu thập và điều tra cho thấy đa số bệnh nhân mắc sốt rét chủ
yếu là dân đi rừng và bảo vệ rừng Quốc gia Bù Gia Mập, bảo vệ rừng thác Mơ…

13


Bảng 1.2. Số liệu sốt rét tỉnh Đắk Nông 9 tháng đầu năm 2018

BNSR
HUYỆN,

KST

SRAT

So sánh

So sánh

So sánh

Năm Năm tăng (+),

Năm Năm tăng (+),

Năm Năm tăng (+),

2018 2017

2018 2017

2018

THỊ XÃ

giảm (-)
(ca)


giảm (-)

2017

(ca)

giảm (-)
(ca)

Tuy Đức

60

50

10

60

50

10

0

0

0

Đăk Rlấp


10

1

9

10

1

9

0

0

0

Gia Nghĩa

0

0

0

0

0


0

0

0

0

Đăk Glong

0

3

-3

0

3

-3

0

0

0

Đăk Song


2

2

0

2

2

0

0

0

0

Đăk Mil

14

5

9

14

5


9

0

0

0

Cư Jút

29

32

-3

29

32

-3

0

0

0

Krông Nô


0

4

-4

0

4

-4

0

0

0

Tổng cộng

115

97

18

115

97


18

0

0

0

Tổng số ca mắc sốt rét là 115 ca, so với cùng kỳ năm 2017, BNSR và KSTSR
tăng 18 ca (18,56%); Số ca sốt rét tăng tại 03 huyện Tuy Đức (tăng 10 ca), Đăk Mil
(tăng 09 ca), Đăk R’lấp (tăng 09 ca).

Không ghi nhận bệnh nhân SRAT và tử

vong sốt rét .
Huyện Tuy Đức là địa phương có bệnh nhân sốt rét cao nhất tỉnh, với 100%
xã nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng. Các trường hợp mắc bệnh tập trung chủ
yếu ở nhóm đối tượng thường xuyên đi rừng, ở rẫy qua đêm, nhất là tại khu vực
Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, rừng phòng hộ Thủy Điện Thác Mơ và giáp biên giới
với Campuchia. Theo Trung tâm Y tế huyện, từ năm 2016, huyện triển khai thực
hiện Dự án “Phòng, chống sốt rét cho dân di biến động khu vực biên giới Việt NamCampuchia giai đoạn 2016-2020” .
1.6. Khung lý thuyết
1.6.1. Khung lý thuyết gốc áp dụng nghiên cứu

14


Với cách tiếp cận trong các chương trình nâng cao sức khỏe, theo lý thuyết về
hành vi sức khỏe của tác giả Glanz và các cộng sự , hành vi của một cá nhân chịu

ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có 3 nhóm yếu tố chính, đó là: nhóm yếu tố
tiền đề; nhóm yếu tố tăng cường; và nhóm yếu tố tạo điều kiện. Các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi sức khỏe được mô hình hóa như sau:

Hình 1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe
Nhóm yếu tố tiền đề
Nhóm yếu tố tiền đề là những yếu tố bên trong của cá nhân, chúng được hình
thành trên cơ sở kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị, chuẩn mực xã hội của mỗi cá
nhân. Nhóm yếu tố này quyết định cách ứng xử của chúng ta, cho ta những suy
nghĩ, những cảm xúc đối với thế giới xung quanh.
Kiến thức thường bắt nguồn từ sự học tập, trải nghiệm. Kiến thức là sự hiểu
biết, kinh nghiệm được tổng hợp, khái quát hoá. Chúng ta tiếp thu kiến thức từ
trường học, từ cha mẹ, bạn bè, sách vở, báo chí, phim ảnh. Người ta thường có thể
kiểm tra kiến thức của mình đúng hay không đúng.
Thái độ thể hiện một phản ứng, quan điểm của cá nhân đối với một người,
sự kiện, quan điểm nào đó. Nó phản ánh những gì người ta thích hoặc không thích;

15


ủng hộ hoặc không ủng hộ. Chúng bắt nguồn từ những trải nghiệm của chúng ta
hoặc từ những người thân. Chúng làm cho chúng ta thích thú, tin tưởng, ủng hộ điều
này hoặc đề phòng, cảnh giác với điều khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người ta
không thể luôn luôn ứng xử theo thái độ của họ.
Nhóm yếu tố tăng cường/củng cố
Đó là những yếu tố ảnh hưởng từ phía người thân trong gia đình (cha mẹ,
ông bà…), bạn bè, đồng nghiệp, thầy, cô giáo, những người đứng đầu ở địa phương,
những vị lãnh đạo, những người có chức sắc trong các tôn giáo... Đó chính là những
người có uy tín, quan trọng đối với cộng đồng, góp phần tạo nên niềm tin, thái độ,
giá trị của cộng đồng đó. Con người thường có xu hướng nghe và làm theo những gì

mà những người có uy tín, quan trọng đối với họ đã làm.
Nhóm yếu tố tạo điều kiện thuận lợi
Ngoài các yếu tố tiền đề, các yếu tố tăng cường như đã nêu, còn có các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi của con người mà chúng ta cần phải xem xét đến như: nơi
sinh sống, điều kiện về nhà ở, hàng xóm láng giềng xung quanh, việc làm, thu nhập
của họ, cũng như các chính sách chung và môi trường luật pháp. Đó là nhóm các
yếu tố liên quan đến nguồn lực nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi con
người, là nhóm các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và duy trì hành
vi của cá nhân.
1.6.2. Khung lý thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu đã tham khảo và sử dụng có chọn lọc mô hình phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe được đề cập ở phần trên (hình 1) và dựa vào
tổng quan tài liệu để xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu.
Đối với người dân trong cộng đồng thì việc phòng bệnh sốt rét có thể liên
quan đến nhiều yếu tố như kiến thức, thái độ phòng bệnh, sự tác động tư vấn nhắc
nhở phòng bệnh và còn liên quan đến môi trường thuận lợi trong tiếp cận thông tin.
Với nhóm yếu tố tiền đề, nghiên cứu này chỉ tìm hiểu một yếu tố thành phần
là kiến thức PCSR của người dân xã Quảng Trực.
Trong nhóm yếu tố tăng cường, nghiên cứu này tìm hiểu yếu tố gia đình, bạn
bè và nhân viên Y tế cơ sở.

16


×