B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
VIN O TO Y HC D PHềNG V Y T CễNG CNG
B MễN DCH T HC
***
MC NG TUN
THựC TRạNG KIếN THứC Và HàNH VI
Về TAI NạNTHƯƠNG TíCH CủA NGƯờI DÂN
Xã THI SƠN HUYệN KIM BảNG, TỉNH Hà NAM NĂM 2012
KHểA LUN TT NGHIP C NHN Y T CễNG CNG
Khúa 2009-2013
H Ni 2013
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
VIN O TO Y HC D PHềNG V Y T CễNG CNG
B MễN DCH T HC
***
MC NG TUN
THựC TRạNG KIếN THứC Và HàNH VI
Về TAI NạNTHƯƠNG TíCH CủA NGƯờI DÂN
Xã THI SƠN HUYệN KIM BảNG, TỉNH Hà NAM NĂM 2012
Chuyờn ngnh: Y t Cụng cng
KHểA LUN TT NGHIP C NHN Y T CễNG CNG
Khúa 2009-2013
Ngi hng dn khoa hc
Ts. ng c Nhu
H Ni - 2013
DANH MC T VIT TT
BHL Bo h lao ng
C - H Cao ng - i Hc
CDC Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ)
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
HS - SV Học sinh – sinh viên
NC Nghiên cứu
PPS Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với xác suất tỷ lệ với kích
thước
TNTN Tai nạn thương tích
VMIS Điều tra liên trườn về chấn thương tại Việt Nam
VSATLĐ Vệ sinh an toàn lao động
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
!
""#$%&'(
""$)#*
""$+$'
#$%&'
,%-
(./$0%$12345'67-
CHƯƠNG 2 9
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
85'494%$6:$;'7<
85'497
8%$6:7
;'7
!67=
#$#7
>#0%?&'$
@ABA
(1C$$D0%
EF$)"$$D
GHIJK0%
LM'0%NC0'0%
-8477
CHƯƠNG 3 16
KẾT QUẢ 16
8O49P'4%$6:7G
Q$)#$73P'4%$6:7 E
Q$)3P'4%$6:7 -
CHƯƠNG 4 33
BÀN LUẬN 33
(Q$)3R"$'$6KP'4%$6:7
KẾT LUẬN 36
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 1
DANH MỤC BẢNG
>S!%$TU$VP'6;5
> SWX)'
>S!%4%$6:5$T
U$V
>(S!%4%$6:5$T
*
>ESW9#$P'4%$6:73
,$)
>GSW6;T3,%
$T*$V3BY
>LSWZQ,$6K[$)\T
>-SWZQ,$)\T
><SWZQ,$6K[$)\T&'
$*$V
>=SW$Q4PZQ,
Z/4/$7]
>S^Q,Z_>++&'$**
> SW$;'4$%
>S89$Q/'4/4
$%
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
>94`SW6;5
>94` S!%*KP'6;5
>94`S!%3P'6;5
>94`(S)"4/BYP'6;5
>94`ES!%
>94`GSWXI$)J5
>94`LSW6;46:T3,
$)
>94`-SW`$124%
$6:74aT
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nạn thương tích (TNTT) là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên
toàn cầu. Hiện nay trên thế giới, tình hình tai nạn thương tích đang ngày là một vấn
đề nan giải không chỉ riêng đối với các nước đang phát triển mà còn là cả vấn đề
của mọi quốc gia, đòi hỏi toàn thế giới cần phải chung tay hành động để thực hiện
công tác phòng chống TNTT.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàng năm có khoảng 5 triệu người tử
vong do các nguyên nhân liên quan đến TNTT, chiếm tới 9% tỷ lệ tử vong toàn cầu.
Phòng chống TNTT cũng được đề cập đến trong nhiều chương trình nghị sự cũng
như mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới[13].
Tại Việt Nam, TNTT cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu. Mặc dù trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách,
công tác về tuyên truyền, giám sát, đào tạo nhân lực, mô hình phòng chống TNTT
…đạt được những kết quả nhất định nhưng tình hình TNTT vẫn rất phức tạp. Theo
thống kê của ngành Y tế, trung bình hàng năm có đến 34.000 trường hợp tử vong do
TNTT, chiếm 11-12% tổng số tử vong. Trong đó tai nạn giao thông là một trong
những nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp mắc và tử vong. Đặc biệt nhóm đối
tượng có tỷ lệ mắc và tử vong khá cao là nhóm tuổi 15-19. Ngoài nguyên nhân chủ
yếu là tai nạn giao thông thì còn có các nguyên nhân khác cũng rất quan trọng như:
ngộ độc, bỏng, chết đuối, điện giật…[2]. Tuy vậy, thực trạng tử vong này chỉ là
phần nổi của tảng băng gánh nặng bệnh tật do TNTT. Hàng năm vẫn có hàng nghìn
người phải nhập viện, phải chịu hậu quả lâu dài về sức khỏe, tâm lý hay thậm chí là
những khuyết tật suốt đời. Ngoài ra TNTT sẽ làm mất đi cơ hội việc làm cũng như
tạo thu nhập và góp phần đẩyhọ vào cuộc sống đói nghèo. Đó không chỉ là gánh
nặng của mỗi cá nhân, gia đình mà còn là gánh nặng của toàn thể cộng đồng, xã hội.
Xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là một xã bao gồm 8420 nhân
khẩu, 1952 nóc nhà trải dài trên địa bàn 4km có quốc lộ 21A và sông Đáy đi qua.
2
Đây là một xã trọng điểm của tỉnh, được chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và
phát triển kinh tế. Trên địa bàn xã có trên 100 cơ sở kinh doanh ăn uống, có khu
công nghiệp với trên 20 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác đá. Cùng với
chuyển mình mạnh về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện song việc nhận
thức, hiểu biết về TNTT của người dân địa phương vẫn còn hạn chế. Tuy chính
quyền và y tế địa phương đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm nâng cao kiến
thức, hành vi của người dân để phòng chống TNTT nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.
Nhận thấy TNTT là một trong những vấn đề bức thiết, ưu tiên hàng đầu của xã,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức và hành vi về tai nạn
thương tích của người dân xã Thị Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm
2012” với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tai nạn thương tích của người dân tại xã Thi Sơn, huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012.
2. Mô tả thực trạng kiến thức và hành vi của người dân về tai nạn thương tích
tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm cơ bản, phân loại và nguyên nhân TNTT
1.1.1. Khái niệm
- Tai nạn:Theo WHO đã định nghĩa: Tai nạn là một sự kiện không định
trước gây ra thương tích có thể nhận thấy được.
Ví dụ:
Một người tham gia giao thông bị xe cán
Trẻ em chạy, va vào phích nước nóng và bị bỏng
Thợ xây leo dàn dáo và bị ngã gãy chân
- Thương tích: là tổn thương cơ thể do có sự va đập mạnh hoặc cọ sát hay
bị các vật sắc nhọn đâm gây ra hậu quả.
- Tai nạn thương tích: là những thương tổn thực thể trên cơ thể con người
do tác động của năng lượng (bao gồm cơ học, nhiệt điện, hóa học hoặc phóng xạ)
với những mức độ tác động khác nhau quá sức chịu đựng của cơ thể con người.
Ngoài ra tai nạn thương tích còn là những sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự
sống (ví dụ như thiếu oxy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giảm nhiệt trong
môi trường cóng lạnh) [14].
1.1.2. Phân loại
- Về cơ bản TNTT được chia ra làm 3 loại chủ yếu sau [14]:
o TNTT không chủ định: thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó có thể
đoán trước được như: ngã, bỏng, ngộ độc…
o TNTT có chủ định (cố ý):
- Bạo lực giữa các cá nhân: hành hung, giết người, bạo lực bạn tình…
- Bạo lực hướng vào bản thân hay tự làm hại bản thân: như tự tử, tự làm tổn
thương thân thể, cố uống thuốc, uống rượu quá liều.
- Can thiệp hợp pháp: hành động của cảnh sát hoặc những người thi hành
pháp luật.
- Chiến tranh, gây rối: biểu tình, bạo loạn, xung đột sắc tộc, chính trị…
o Chủ ý không xác định: nghĩa là trong các trường hợp khó xác định chấn
thương là do chủ định hay do tai nạn.
4
Ngoài ra cũng có một phương pháp khác dùng để phân loại chấn thương
dựa trên cơ chế gây ra chấn thương. Các cơ chế bao gồm:
Va chạm giao thông đường bộ
Ngộ độc
Cháy/bỏng
Đuối nước
Điện giật
Súc vật cắn
Súng bắn, bom mìn
1.1.3. Nguyên nhân gây TNTT
- Nguyên nhân gây TNTT thường sắp xếp theo thứ tự giảm dần ở mức độ
trầm trọng:
Trên thế giới: Tai nạn giao thông, ngã, ngộ độc, chết đuối, bỏng, tự tử,
giết người, chiến tranh.
Tại Việt Nam: Chết đuối, tai nạn giao thông, ngã, ngộ độc, các vật sắc
nhọn, cháy bỏng, điện giật, các loại súc vật cắn,bạo lực…
1.2. Tình hình TNTT và các yếu tố liên quan
1.2.1. Tình hình TNTT trên Thế giới
Trên thế giới TNTT vẫn đã, đang và sẽ là một vấn đề y tế công cộng quan
trọng. Đó không chỉ là các vấn đề nan giản ở các nước chậm phát triển mà cũng
ngay ở cả các nước đang phát triển. Khi mà kinh tế, công nghệ, máy móc ngày càng
phát triển thì nguyên nhân, mức độ TNTT ngày càng trầm trọng. Hàng năm trên thế
giới, TNTT vẫn cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, thậm chí hàng tỷ người
lâm vào cảnh đói nghèo, sang chấn tâm lý, sức khỏe, tinh thần. Nó đã để lại gánh
nặng bệnh tật, kinh tế nặng nề cho toàn gia đình, cộng đồng, xã hội.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tại
Hoa Kỳ năm 2007, tổng số người bị chấn thương do tất cả các nguyên nhân gây
thương tích không chủ ý và các yếu tố bạo lực liên quan chiếm 51% tất cả các ca tử
vong ở những người trong độ tuổi từ 1-44, nhiều hơn tỷ lệ tử vong do các bệnh
truyền nhiễm và không truyền nhiễm cộng lại [11].
5
Nguồn dữ liệu: CDC
Mỗi năm có hơn 2,8 triệu người nhập viện do chấn thương, trong đó có
180.000 ca tử vong do chấn thương tức cứ khoảng 3 phút lại có 1 người. Theo
thống kê của CDC thì mỗi năm, thương tích chiếm khoảng 406 tỷ USD trong chi
phí y tế và mất công việc. Tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
ở nhóm tuổi 5-34 tại Hoa Kỳ [12]. Đó thực sự là những con số khiến chúng ta phải
quan tâm nhiều hơn nữa tới TNTT.
Ở Châu Á, tình hình TNTT cũng hết sức bất cập.
Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và được coi là
công xưởng lớn nhất toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế vượt bâc đó thì vấn đề
TNTT cũng ngày càng phức tạp. Theo một nghên cứu “Injury status and
perspectives on developing community safety promotion in China” của tác giả
Zhongtang Zhao và Leif Svanström thực hiện năm 2003 [16], ở Trung Quốc hàng
năm có ít nhất 800.000 trường hợp tử vong liên quan đến chấn thương, chiếm 11%
trong tổng số tất cả các trường hợp tử vong; khoảng 2,3 triệu trường hợp dẫn đến
khuyết tật hay thay đổi tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong do chấn
thương ở nam giới là 80/100.000, trong khi đó tỷ lệ này ở nữ giới là 51/100.000.
6
Cũng theo nghiên cứu thì các nguyên nhân phổ biến là: tai nạn giao thông, tự tử,
chết đuối, chất độc, bỏng… và tai nạn giao thông vẫn là nguyên nhân hàng đầu.[16]
Theo bản báo cáo của WHO có văn phòng đại diện tai Đông Nam Á, tại Thái
Lan mỗi năm, tỷ lệ tử vong do chấn thương cho tất cả các nhóm tuổi là
29,3/100.000. Tai nại giao thông là nguyên nhân hàng đầu, ngoài ra cũng có các
nguyên nhân phổ biến khác như: tự tử, tai nạn lao động, bạo lực… [15]
Các nghiên cứu đã đều cho thấy TNTT là một vấn đề hết sức nan giản và
đáng được quan tâm nhiều hơn nữa trong các chương trình phát triển quốc gia cũng
như trên toàn cầu
1.2.2. Tình hình TNTT tại Việt Nam
Theo Bộ Y tế, TNTT là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật
hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Tại Viêt Nam, TNTT đang có xu hướng gia tăng trong những năm qua. Cụ
thể, theo thông kê của ngành y tế, trung bình hằng năm có khoảng 900.000 trường
hợp mắc TNTT, trong đó có trên 34.000 trường hợp tử vong, chiếm 11-12% tổng số
tử vong trên toàn quốc. Nguyên nhân chính của những trường hợp tử vong này là tai
nạn giao thông (46%), đuối nước, ngộ độc, bỏng, ngã, tai nạn lao động. Tỷ lệ TNTT
ở nam cao gấp 3 lần so với nữ và tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi lao động từ 15-49.
Đặc biệt ở trẻ em TNTT là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất với 75%, trong khi tử
vong do bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 12% và do bệnh mạn tính là 13%. Theo ước
tính của các cơ quan chức năng, thiệt hại về người và vật chất chỉ tính riêng cho tai
nạn giao thông ở Việt Nam đã chiếm tới 885 triệu USD chưa kể đến nguồn lực lớn
của ngành y tế cho việc cứu chữa, phục hồi chức năng cũng như gánh nặng về tâm
lý, xã hội, kinh tế cho các gia đình có người tàn tật, cho cộng đồng và xã hội [10].
Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Y tế về tình hình TNTT,năm 2011 tại 55
tỉnh/thành phố có1.247.209 trường hợp mắc TNTT với tỉ suất là 1.645/100.000
người, tăng 0,16% so với năm 2010. Nhóm tuổi 15-19 có tỉ suất mắc TNTT cao
nhất là 2.402/100.000 người; tiếp theo là nhóm 20-60 tuổi với tỉ suất 1.840/100.000;
7
thấp nhất là nhóm 0-4 với tỉ suất 949/100.000 người. Địa điểm tai nạn: Tỉ lệ mắc
TNTT trên đường đi chiếm tỉ lệ cao nhất (44,27%), chiếm tỉ lệ cao thứ hai là tai nạn
thương tích tại nhà với 23,65%. TNTT tại trường học có tỉ lệ mắc thấp nhất
(3,39%). Tai nạn giao thơng là ngun nhân hàng đầu chiếm 40,06%, tiếp đến là tai
nạn lao động, ngã, bạo lực [1]
Trong bản báo cáo trên cũng nói rằng, trong giai đoạn 2005-2010, tỷ suất tử
vong trung bình một năm do TNTT là 44,3/100.000 dân. Nam giới có nguy cơ tử
vong do TNTT cao gấp 3 lần so với nữ giới. Ngun nhân tử vong chính là tai nạn
giao thơng, tiếp đến là đuối nước và tự tử. Đối với trẻ em và vị thành niên dưới 17
tuổi, đuối nước là ngun nhân gây tử vong hàng đầu.
TNTT là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam và đã được ghi nhận
trước đây trong cuộc điều tra quốc gia đầu tiên về TNTT (Điều tra cơ bản tình hình
chấn thương tại Việt Nam) do trường Đại học Y tế cơng cộng và các đối tác thuộc
Mạng lưới Nghiên cứu y tế cơng cộng Việt Nam thực hiện vào năm 2002. Báo cáo
của nghiên cứu cũng cho thấy chấn thương đang trở thành ngun nhân hàng đầu
gây tử vong ở Việt Nam, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em [6].
Trong những nămqua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách
quốc gia về phòng chống TNTT. Ngành y tế cũng đã phối hợp các ban thực hiện
cơng tác tun truyền, giáo dục, phòng chống TNTT. Bước đầu cơng tác phòng
chống cũng đã thu được một số kết quả đáng khích lệ nhưng tỷ lệ người nhận thức,
hiểu biết về phòng chống TNTT là chưa cao. Kèm theo đó vẫn tồn tại nhiều hành vi
trong cộng động chưa tốt để phòng chống TNTT.
1.2.3. Các yếu tố liên quan
Có 3 yếu tố liên quan chính là:
• Yếu tố xã hội: Ngày nay xã hội ngày càng phát triên thì hệ thống giao
thơng, nhà máy, các cơ sở xí nghiệp, máy móc, các chất đơc, chất thải…cũng ngày
càng nhiều. Bên cạnh đó các hệ thống quy chế luật pháp, hình thức xử phạt, hệ
thống an tồn lao động cũng ngày được hồn thiện.
8
• Yếu tố môi trường: Bao gồm môi truờng vật chất và phi vật chất:
+ Môi trường vật chất: bao gồm các điều kiện làm việc, nhà ở, máy móc trang
thiết bị sử dụng trong sản xuất, lao động và sinh hoạt…. Một nguy cơ về môi trường
vật chất gây gia tăng tai nạn giao thông là cơ sở hạ tầng, đường sá không bảo đảm.
+ Môi trường phi vật chất: bao gồm các văn bản pháp luật có liên quan đến
quy định an toàn chưa đồng bộ; việc thực thi các quy định về an toàn, luật an toàn
chưa tốt; chưa kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; chưa có các biện pháp xử
phạt rõ ràng; ngoài ra việc giáo dục an toàn chưa được tiến hành đầy đủ.
• Yếu tố con người: các đặc trưng về giới, tuổi, tình trạng sức khỏe, học vấn,
nhận thức, hành vi… liên quan đến các vấn đề phòng chống TNTT.
1.3. Các biện pháp phòng chống TNTT
WHO đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, phòng chống TNTT cũng
như gánh nặng mà nó để lại. WHO đã đưa ra các biện pháp cụ thể như sau [13]:
- Thực hiên các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông như: đội mũ bão
hiểm, thắt lưng an toàn, không uống rượu bia khia tham gia giao thông…
- Hoàn chỉnh và thực hiện các biện pháp an toàn lao động
- Phòng chống TNTT cho trẻ em
- Xây dựng, thiết kế nhà ở, đồ đạc phù hợp với trẻ nhỏ và người cao tuổi
- Đặt cảnh báo những nơi nguy hiểm như: nơi hồ bơi nước sâu, nơi điện áp
cao…
- Điều trị trầm cảm để ngăn ngừa tự tử
- Chương trình giáo dục tuyên truyền cho mọi ngươi cùng hiểu biết về
TNTT và đưa vào giáo dục trong trường học
- Thành lập các trung tâm kiểm soát, phòng chống TNTT ở nhiều nước trên
thế giới…
Tuy các nước đã đạt được những thành quả nhất định trong công tác phòng
chống TNTT nhưng tỷ lệ mắc và tử vong do TNTT vẫn gia tăng hằng năm. TNTT
không chỉ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà nó còn là gánh nặng bệnh tật,
kinh tế…cho toàn thể xã hội, cộng đồng.
1.4. Một số thông tin về địa phương nghiên cứu
9
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía bắc
tỉnh tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía
nam giáp với tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp với Nam Định và phía tây giáp với
tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh thuộc Hà Nội.
Xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là một xã bao gồm 8420 nhân
khẩu, 1952 nóc nhà nằm trải dài trên đìa bàn 4km. Xã có lợi thế về mặt địa chính
khi có trục giao thông chính (Quốc lộ 21A) và sông Đáy đi qua. Là một xã trọng
điểm của tỉnh, ưu tiên thí điểm xây dựng nông thôn mới, xã được chú trọng đầu tư
cơ sở vật chất và phát triên kinh tế. Đặc biệt, xã có nguồn tài nguyên đá vôi phong
phú vì vậy có rất nhiều khu công nghiệp hoạt động khai thác đá vôi với hàng trăm
công nhân lao động. Trên địa bàn xã cũng có trên 100 cơ sở kinh doanh ăn uống.
Việc phát triển kinh tế đã giúp nâng cao đời sống nhân dân nhưng nó cũng
đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho công tác phòng chống TNTT, đòi hỏi cần có
sự tham gia của các ban ngành cũng như chính người dân địa phương nơi đây.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
10
Nguồn: Google.maps.com
Xã có quốc lộ 21A và sông Đáy đi qua. Xã bao gồm 8420 nhân khẩu, 1952
nóc nhà nằm trải dài trên đìa bàn 4km.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ dân đang sinh sống tại xã Thị Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam.Trong gia đình có hoặc không có người bị TNTT.
- Tiêu chí tuyển chọn: Những đối tượng >18 tuổi là chủ hộ hoặc đại diện cho
gia đình, hợp tác điều tra, có tâm thần bình thường, minh mẫn, có khả năng giao tiếp.
- Tiêu chí loại trừ: loại trừ những đối tượng ≤18 tuổi, không phải là chủ hộ gia
đình, không hợp tác điều tra, không có khả năng giao tiếp và tâm thần bất bình thường
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2012.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
11
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh được sử dụng trong nghiên cứu này.
2.2.2. Biến số cần quan tâm
Các biến số cần quan tâm:
Nội dung Biến số Loại biến
Đặc điểm đối tượng
Tuổi Rời rạc
Giới Nhị phân
Nghề nghiệp Danh mục
Trình độ học vấn Danh mục
Nguyên nhân TNTT Danh mục
Nơi xảy ra TNTT Danh mục
Kiến thức của đối tượng
nghiên cứu về TNTT
Phòng tránh TNTT Thứ hạng
Đội mũ bảo hiểm có thể giảm nhẹ
chấn thương, TNTT
Thứ hạng
Không uống rượu bia khi lái xecó thể
tránh được TNTT
Thứ hạng
Sử dụng bảo hộ lao động phòng tránh
TNTT
Thứ hạng
Giám sát trẻ 1-5 tuổi phòng tránh
TNTT
Thứ hạng
Nghe phòng tránh TNTT Thứ hạng
Nghe ở đâu Danh mục
Thực hành của đối tượng
nghiên cứu về TNTT
Thực hành của đối tượng
nghiên cứu về TNTT
Giám sát trông coi trẻ
Nhị phân
Kiếm soát vui chơi của trẻ
Kiểm soát trẻ chạy đường trơn, gồ
ghề, sàn trơn trượt
Nguồn nhiệt dễ bỏng để xa tầm tay
trẻ em
Rửa sạch sẽ thức ăn trước khi nấu
Thực hiện ăn chín uống sôi
Để chung HCBVTV với thức ăn,
nước uống
HCBVTV đựng trong chai lọ, bao kín
Chai, bao thuốc HCBVTV để riêng
nơi khô ráo, thoáng mát
Thời gian phun thuốc HCBVTV Danh mục
Loại phương tiện bảo hộ lao động sử
dụng khi đi phun thuốc
Danh mục
12
Nội dung Biến số Loại biến
Để phụ nữ có thai, cho con bú đi
phun thuốc HCBVTV
Nhị phân
Bơi, tắm ở vùng nước có cảnh báo
nguy hiểm
Được hướng dẫn xử trí khi gặp người
bị đuối nước
Sử dụng đồ điện để hở dây dẫn, cầu
dao
Tránh xa những nơi có dòng điện
nguy hiểm
Được hướng dẫn xử trí khi gặp người
bị điện giật
Trú mưa ở dưới gốc cây to
Nhà cao tầng có cột thôi lôi
2.2.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.2.3.1. Cỡ mẫu
Sử dụng công thức chuẩn để tính cỡ mẫu phù hợp cho điều tra hộ gia đình,
khi các hộ gia đình được chọn theo phương pháp mẫu cụm:
n =
n: cỡ mẫu cần thiết
4: hệ số để đạt được mức độ tin cậy 95% (sự phản ánh mức độ chắc chắn có
được các kết quả tương tự nếu điều tra được lặp lại)
r: tỷ lệ dự đoán của kết quả đang đo lường
1,1: hệ số cần thiết để tăng cỡ mẫu lên 10% tỷ lệ không tham gia
13
f: hiệu lực thiết kế
e: giới hạn sai số chấp nhận được
p: tỷ lệ của những nhóm nhỏ nhất trong toàn bộ quần thể
: trung bình cỡ hộ gia đình
Trong nghiên cứu này: chọn r = 47; f = 2; ước tính tỷ lệ đối tượng không
tham gia nghiên cứu là 10% và = 4,5; giới hạn sai số ±5%. Dựa vào công thức
chuẩn trên chúng ta sẽ tính được cỡ mẫu cần thiết là 195 hộ gia đình. Vậy theo dự
kiến, nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập số liệu với cỡ mẫu là 195 hộ gia đình tại địa
phương cần điều tra.
2.2.3.2. Cách chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với xác suất tỷ lệ với kích thước
PPS (probability proportional to size) trong giai đoạn đầu tiên. Sử dụng PPS có
nghĩa là xác suất được chọn vào mẫu điều tra của từng đơn vị mẫu trong giai đoạn
đó tỷ lệ kích thước đơn vị trên.
Danh sách các hộ gia đình được lập tại Trạm y tế xã và được lập theo từng
thôn xóm. Số hộ gia đình trong từng thôn, xóm được chọn tỷ lệ với kích thước tổng
số hộ của từng thôn, xóm đó.
Đơn vị mẫu là các hộ gia đình bao gồm 1 hoặc 1 nhóm người ăn chung, ở
chung. Những người này có trong danh sách hộ khẩu của gia đình.
2.2.4. Công cụ thu thập số liệu
- Bộ câu hỏi phỏng vấn thiết kế sẵn bởi các nghiên cứu viên và có sư tham
gia đóng góp của các chuyên gia về lĩnh vực TNTT.
- Bộ câu hỏi gồm 5 phần:
14
• Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
• Tình hình TNTT tại gia đình của đối tượng được phỏng vấn
• Nguyên nhân gây TNTT
• Kiến thức của đối tượng được phỏng vấn về TNTT
• Kỹ năng thực hành dự phòng TNTT của đối tượng được phỏng vấn
2.2.5. Quy trình thu thập
- Giám sát viên được đào tạo, huấn luyện để hiểu tầm quan trọng của việc
bám sát những chỉ dẫn điều tra và đảm bảo điều tra viên thực hiện theo đúng chỉ
dẫn. Giám sát viên sẽ phải làm việc chặt chẽ với điều phối viên và điều tra viên để
đảm bảo chất lượng nghiên cứu. Sẽ là lý tưởng nếu giám sát viên là những người có
kinh nghiệm làm việc thực địa trong những cuộc điều tra được tiến hành tốt.
- Nhóm điều tra gồm các thành viên được lựa chọn và tập huấn về phương
pháp thu thập số liệu.
- Ngoài ra giám sát viên và điều tra viên cần có
Nhanh nhẹn, đọc và viết thành thạo
Sẵn sàng thực hiện chính xác như các chỉ dẫn
Lịch sự và có thể thiết lập quan hệ tốt với đối tương phỏng vấn
Thành thạo không chỉ ngôn ngữ địa phương mà cả ngôn ngữ phổ thông
(điều này rất quan trọng đối với giám sát viên)
- Quá trình điều tra diễn ra trong 5 buổi tại xã Thị Sơn, huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam. Các đối tượng được xác định thông qua lập danh sách tai Trạm y tế xã
Thi Sơn. Sau đó các điều tra viên được cán bộ địa phương đưa đi hoặc tự hỏi địa
điểm các hộ gia đình để phỏng vấn.
15
- Trước khi thu thập thông tin, các đối tượng nghiên cứu được phổ biến rõ ràng
về mục tiêu nghiên cứu, quyền lợi khi tham gia nghiên cứu, đạo đức nghiên cứu.
Nghiên cứu viên phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi có sẵn.
- Sau mỗi ngày điều tra, nghiên cứu viên tổng hợp và kiểm tra lại các phiếu
phỏng vấn. Nếu phiếu nào không đạt yêu cầu thì điều tra lại. Phiếu được mã hóa và
kiểm tra nhằm để đảm bảo các thông tin không bị bỏ sót.
2.2.6. Xử lí và phân tích số liệu
Số liệu của các đối tượng tham gia phỏng vấn được kiểm tra và làm sạch sẽ,
sau đó được đưa vào máy tính bằng phần mềm EpiData 3.1 với các tệp QES, REC
và CHK để hạn chế sai sót khi nhập liệu.
Phân tích bằng phần mềm thống kê STATA 10. Sử dụng phương pháp thống
kê mô tả.Biến định lượng được mô tả bằng trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị. Biến
định tính được mô tả bằng tần số và tỷ lệ phần trăm.
2.2.7. Sai số và cách khắc phục sai số
- Sai số mắc phải:
• Sai số do điều tra viên: Điều tra viên bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông
tin, sai số khi ghi chép thông tin, sai số do điều tra viên không hiểu rõ về câu hỏi.
• Sai số do người trả lời phỏng vấn: sai số nhớ lại do đặc thù của bộ câu
hỏi là hỏi về các sự kiện khi bị TNTT, do đó đối tượng trả lời có thể trả lời đại khái,
hoặc cố tình vòng vo, không trả lời đúng câu hỏi.
• Sai số do đối tượng trả lời không hiểu câu hỏi.
• Sai số trong quá trình thu thập thông tin: lựa chọn nhầm hoặc bỏ qua
các hộ gia đình được lựa chọn.
• Sai số trong quá trình nhập liệu.
- Cách khắc phục sai số:
• Tập huấn kĩ cho các điều tra viên : huấn luyện kỹ điều tra viên về bộ
câu hỏi cũng như một số ngôn ngữ ở địa phương.
• Đối với sai số do đối tượng trả lời : hỏi chi tiết kỹ hơn, kiểm tra chéo
thông tin bằng cách lập lại câu hỏi
• Đối với sai số trong quá trinh thu thập số liệu: Giám sát, kiểm tra số
liệu tại thực địa
16
• Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: Đọc phiếu
và làm sạch trước khi nhập liệu, Tạo các tệp check của phần mềm nhập liệu nhằm
hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu.
• Làm sạch các số liệu bị thiếu và số liệu vô lý trước khi phân tích
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích mô tả thực trạng kiến thức và hành vi của nguời
dân về TNTT không ảnh hưởng tới sức khỏe, vấn đề kinh tế hay tôn giáo, tập tục
văn hóa của đối tượng. Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên
cứu sẽ được cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên
cứu.Họ sẽ được thông báo là họ tự nguyện quyết định tham gia vào nghiên cứu hay
không. Các thông tin thu thập được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho mục đích
nghiên cứu,hoàn toàn được giữ bí mật. Đối tượng được quyền dừng sự tham gia
hoặc rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
17
Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ người bị TNTT
Qua biểu đồ trên chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ người bị tai nạn thương tích
là 44,1%, tức có 86 trường hợp bị tai nạn thương tích trong tổng số 195 người
đưuọc hỏi. Trong khi đó tỷ lệ người không bị tai nạn thương tích là 55,9%. Như vậy
tỷ lệ người bị tai nạn thương tích trong số những người được hỏi còn khá cao.