Tải bản đầy đủ (.pdf) (226 trang)

Quyền sở hữu tài sản với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong điều kiện kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 226 trang )

MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI

3

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4
I. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài .............................................................................. 4
II. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................... 4
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................ 11
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài………………………………12
V. Phương pháp nghiên cứu đề tài………………………………………..……13
PHẦN THỨ HAI: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI .... 14
I. Một số vấn đề lý luận về vật quyền .................................................................... 15
II. Quyền sở hữu theo quy định pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế
giới............................................................................................................................. 21
III. Tài sản trong doanh nghiệp và quyền sơ hữu tài sản trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp ........................................................................................ 23
IV. Quyền sở hữu tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một số
doanh nghiệp cụ thể . .............................................................................................. 33
V. Một số nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật về Quyền sở hữu tài
sản trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. .............................................. 42
VI. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về Quyền sở hữu tài sản trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…47
PHẦN THỨ BA: CÁC CHUYÊN ĐỀ ................................................................... 52

1


Chuyên đề 1: CÁC LOẠI VẬT QUYỀN VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA VẬT
QUYỀN SỞ HỮU VỚI CÁC LOẠI VẬT QUYỀN KHÁC ............................ 5653


Chuyên đề 2: QUYỀN SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT
SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................ 76
Chuyên đề 3: DOANH NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG…………………………………. ………………………………….100
Chuyên đề 4: QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ
TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC .......................................................... 139
Chuyên đề 5: QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY ..................... 156151
CHUYÊN ĐỀ 6: QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN187
Chuyên đề 7: QUYỀN SỞ HỮU CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI ...................................................................................................... 201
PHẦN THỨ TƯ: TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 216
PHẦN THỨ NĂM: BÀI VIẾT TẠP CHÍ............................................................. 221

2


PHẦN THỨ NHẤT
BÁO CÁO TỔNG THUẬT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể như doanh nghiệp, Hợp tác
xã, cá nhân kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp được ví như huyết mạch của nền
kinh tế. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật được xác lập đối với tài sản

trong trường hợp như: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do
hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; ,….. Về lý thuyết, quyền đối
với tài sản (đối vật) là một vật quyền dù tài sản đó là tài sản thuộc sở hữu của mình
hay thuộc sở hữu của người khác. Vật quyền bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau
về tài sản, quyền sở hữu tài sản, quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng
dụng, quyền bề mặt quyền công nghệ, kỹ thuật,,,Trong đó, quyền sở hữu tài sản là
một quyền vô cùng quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Khung pháp lý điều chỉnh tài sản, quyền sở hữu tài sản với hoạt động kinh
doanh hoạt động của các chủ thể bao gồm hai nhóm văn bản quy phạm pháp luật
chủ yếu: các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản, quyền sở hữu tài
sản và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp.
Nhằm đảm bảo sự thống nhất, minh bạch và hiệu quả về tài sản, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự ra đời của Bộ luật Dân
sư năm 2015, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,.. đã thể hiện tinh thần đổi mới
nhằm tạo ra và bảo đảm một môi trường kinh doanh lành mạnh, phát huy sức mạnh
và lợi thế của các chủ thể kinh doanh. Trên cơ sở quy định của các văn bản pháp
luật, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Nhìn chung, hệ
thống pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản, quyền sở hữu tài sản với chủ thể đã tạo
được khung pháp lý cơ bản, hành lang pháp lý cho hoạt động của các chủ thể, đặc
4


biệt là các doanh nghiệp như nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay
doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, ở phương diện nhất định các quy định hiện
hành của pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế cũng như của
các nhà đầu tư. Sự thiếu minh bạch, không đồng bộ giữa các văn bản pháp luật dẫn
đến tình trạng khó xác định và các bảo đảm thực hiện quyền sở hữu tài sản trong
hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có rất

nhiều trường hợp doanh nghiệp được xác lập tài sản của chủ thể khác nhưng quyền
sở hữu của doanh nghiệp không thể thực hiện được/và hoặc thực hiện hạn chế đã
gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Quyền sở hữu tài sản với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể,
doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường là một vấn đề khá phức tạp, mang
tính thực tiễn cao. Trong khi đó, việc nghiên cứu về tài sản và quyền sở hữu tài sản
đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu được tiếp cận
dưới góc độ dân sự và chưa thật sự thống nhất, phù hợp giữa quy định của luật dân
sự với các luật chuyên ngành khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật
Đầu tư, Luật Nhà ở…..Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài (cấp trường): “Quyền sở hữu
tài sản với hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong điều kiện kinh
tế thị trường” nhằm chỉ rõ vai trò, cách thức thực hiện quyền sở hữu tài sản – một
loại vật quyền đặc biệt gắn liền với hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các chủ thể,
của doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết hiện nay và có tính thời sự cao trong bối
cảnh hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng phục
vụ cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy lĩnh vực luật thương mại, dân sự và là
một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những tổ chức, cá nhân quan tâm.

5


II. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Trên phương diện lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu về quyền sở hữu tài
sản với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể, doanh nghiệp luôn là vấn
đề mang tính thời sự vì mô hình doanh nghiệp đã, đang phát triển mạnh mẽ không
chỉ trên phương diện quốc tế mà còn phát triển ở Việt Nam về số lượng, quy mô và
tốc độ,…Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của Việt Nam và nước ngoài ở
nhiều mức độ và dưới những hình thức thể hiện khác nhau, chủ yếu thông qua sách
tham khảo và các bài báo khoa học, đã đề cập những vấn đề pháp lý về quyền sở
hữu tài sản với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể và doanh nghiệp.

Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài như:
Borzaga, Carlo and Jacques Defourny (Eds), The Emergence of Social
Enterprise, Routledge Studies in the Management of voluntary and Non-Profit
Organizations; London, Routledge, 2004;
H. Toward: “A theory of property right”, “American Economic Review”
Evers, A. &Laville, J.-L.(eds), The Third Sector in Europe, Cheltenham,
Edward Elgar, 2004;
Nyssens, M. (ed.), Social Enterprise. At the crossroads of market, public
policies and civil society, London and New York: Routledge, 2006;
Pestoff, V. & Brandsen, T. (eds), Co-production: The Third Sector and the
Delivery of Public Services, London and New York, Routledge, 2007;
OECD, The changing boundaries of social enterprises, Paris, OECD
Publishing, 2009; Pestoff, V., Brandsen, T. & Verschuere, B. (eds), New Public
Governance, the Third Sector, and Co-Production, London and New York,
Routledge, 2010;

6


European Commission, A Map of Social Enterprises and Their Eco-systems
in Europe, 2014;
Anna Triponel & Natalia Agapitova, Legal frameworks for social enterprise:
Lessons from a comparative study of Italia, Malaysia, South Korea, United
Kingdom and United States, World Bank Group, 2016.
Các công trình nghiên cứu của Việt Nam cũng đã đề cập và phân tích về tài
sản và quyền sở hữu tài sản. Có thể nêu ra một số sách và các bài báo tiếp cận liên
quan đến quyền sở sữu tài sản:
+ Trần Văn Biên (2016) (Chủ nhiệm đề tài): “Bảo đảm quyền tài sản trong
nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Đề tài
cấp Bộ.

+

Ngô Huy Cương (chủ biên):”Giáo trình Luật thương mại phần chung và

thương nhân”, Nbx Đại học Quốc gia Hà Nội,(2013), tr 262
+ Trương Thanh Đức (2017) (Chủ biên): “Luận giải về Luật Doanh nghiệp
năm 2014”, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
+ Đại học tổng hợp Warszawa – Ba Lan, Witold Wolodkiewicz và GS.TS
Maria Zablocka, Giáo trình luật La Mã (1999), (Lê Nết dịch), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh
+ Nguyễn Ngọc Điện (2005) “Cần xây dựng lại khái niệm “quyền tài sản”
trong luật dân sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 3.
+ Hoàng Ngọc Thỉnh (2001), “Quyền sở hữu của cá nhân và phương thức
bảo vệ”. Luận án tiến sĩ luật học.
+ Nguyễn Thị Hòa (2011), “Xác định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học.
7


+ Tưởng Duy Lượng (2007): “Bảo vệ quyền sở hữu trong bộ luật Dân sự
năm 2005”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 6/2007. Nội dung bài viết trình bày khái
quát về các biện pháp ảo vệ quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2005;
+ TS. Đoàn Quang Thiệu (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa),
cập
ngày 20/3/2018.
+ TS. Nguyễn Minh Tuấn (2013): “Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong
chế định quyền sở hữu của Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Luật học số 3/2013.
+ Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế (Chương trình sau đại
học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Thương mại, tập 1,
Nxb Tư Pháp.
+ PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Bài phát biểu tại Hội nghị phổ biến hướng dẫn
các nội dung liên quan đến việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa
đổi) cho báo cáo viên pháp luật, do Bộ Tư pháp tổ chức vào ngày 17/01/ 2015 tại
Hà Nội, đăng báo Pháp luật Việt Nam.
+ Các bài tham luận tại Hội thảo tại trường Đại học Luật Hà Nội về sửa đổi
Bộ Luật dân sự năm 2005.
Bên cạnh những công trình khoa học nêu trên, việc tiếp cận về tài sản, quyền
sở hữu tài sản của các chủ thể còn được nhiều học giả nghiên cứu ở các công trình
khác trên nhiều phương diện.
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu đề cập một số vấn đề chủ yếu sau:

8


Thứ nhất, những vấn đề lý luận về tài sản, quyền sở hữu tài sản được nhiều
tác giả tiếp cận theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, có nhiều cách tiếp cận ở
những góc độ kinh tế, pháp lý, xã hội nhưng các công trình nghiên cứu đã đề cập
việc nhận diện về tài sản, quyền sở hữu tài sản và mối quan hệ giữa các quyền về
tài sản. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã đưa ra những gợi mở
cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tài sản và quyền
sở hữu tài sản.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu phân tích và làm rõ các qui định về quyền
sở hữu của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam cũng như các phương thức
bảo vệ quyền sở hữu cá nhân. Bên cạnh đó, việc tiếp cận về căn cứ xác lập quyền
sở hữu tài sản chung của vợ chồng, những tài sản được xác định là thuộc tài sản
chung của vợ chồng cũng được đề cập trong các công trình nghiên cứu.
Thứ ba, nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật về tài sản, quyền sở hữu
tài sản cho thấy đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập đó thể

hiện trên phương diện lý luận cũng như trên phương diện thực thi pháp luật. Đồng
thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự bất cập, hạn chế của những quy định về
quyền sở hữu tài sản do nhiêu nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân chủ quan
và có nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật về tài sản và
quyền sở hữu tài sản.
Thứ tư, Các công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, phương diện
khác nhau và có kết quả nghiên cứu khác nhau nhưng đều quan tâm đến việc đề
xuất những giải pháp cơ bản để hoàn thiện những quy định của pháp luật về tài sản,
quyền sở hữu tài sản của các cá nhân, tổ chức trong quá trình xác lập, thay đổi hay
hủy bỏ các quyền, nghĩa vụ liên quan trong các giao dịch dân sự.
Như vậy, vấn đề quyền sở hữu tài sản đã được nhiều công trình nghiên cứu ở
những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập một cách
9


tổng thể về vấn đề này và đặt trong mối tương quan gắn liền với hoạt động sản
xuất, kinh doanh của chủ thể, của doanh nghiệp. Vì vậy, có thể nói đề tài được thực
hiện (công trình khoa học cấp trường) là một đề tài với hướng nghiên cứu hoàn
toàn mới, đặc biệt trong bối cảnh sự ra đời của Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn
bản pháp luật mới điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các chủ thể gắn liền với tài
sản và quyền sở hữu tài sản.
Với bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu đề tài xuất phát từ một số lý do cấp
thiết sau:
Một là, vấn đề hội nhập quốc tế và bài toán cho doanh nghiệp Việt Nam.
Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam vẫn
tiếp tục có những bước đi mạnh mẽ theo hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
khu vực và thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và thực thi
12 hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang tiếp tục đàm phán 4 hiệp định
thương mại tự do. Việc ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA),
đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(CPTPP) trong những năm gần đây ở cấp song phương và đa phương đã và đang
đem đến những cơ hội và thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước.
Để điều chỉnh vấn đề tài sản, quyền sở hữu tài sản gắn liền với hoạt động của
chủ thể và các doanh nghiệp, Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản
pháp luật. Có thể nhận thấy, nhiều văn bản pháp luật giai đoạn “tiền WTO” (Việt
Nam chưa trở thành viên chính thức của WTO) liên quan đến tài sản, quyền sở hữu
tài sản như BLDS năm 2005, LDN năm 2005, LĐT năm 2005,..không còn phù hợp
với pháp luật quốc tế và khu vực. Vì vậy, để đảm bảo sự tương thích với pháp luật
quốc tế và phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam
trong thời kỳ mới, sự ra đời của các văn bản pháp luật nói chung, trong đó có các
10


văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản, quyền sở hữu tài sản cảu các chủ thể
thời kỳ “hậu WTO” là hết sức cần thiết.
Hai là: Xuất phát môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam.
Báo cáo “Doing Business 2017” của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam
xếp hạng 82/189 nền kinh tế, tăng 08 bậc so với năm trước. Báo cáo năng lực cạnh
tranh toàn cầu 2016-2017 Việt Nam có sự thụt lùi so với năm trước, xếp hạng thứ
60/138 nền kinh tế. Theo Sách trắng 2017, các vấn đề thương mại đầu tư và kiến
nghị của EuroCham, Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh trong
nước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Châu Âu vẫn gặp phải một số thách thức
trong quá trình hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Năm 2016, số doanh nghiệp
đăng ký thành lập tăng cao với 110,1 nghìn doanh nghiệp (tăng 16,2 %, tổng số vốn
đăng ký là 891,1 nghìn tỷ đồng, tăng 48,1 % so với năm 2015. Số vốn đăng ký bình
quân của một doanh nghiệp năm 2016 đạt 8,1 tỷ đồng, tăng 28,6 % so với năm
2015. Số lao động ước tính được tạo việc làm trong các doanh nghiệp được thành
lập năm 2016 là 1.268 nghìn người, bằng 86,1% so với năm 20151.
Nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2007-2015 với tổng nguồn vốn tăng

gần 5 lần, từ 4,8 triệu tỷ đồng năm 2007 lên 23,6 triệu tỷ đồng năm 2015 với tốc độ
tăng trưởng bình quân khoảng 22,6% năm. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tổng
nguồn vốn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của số lượng doanh nghiệp cho thấy sự
phát triển về quy mô của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế. Xét về các ngành
kinh tế, hầu hết các ngành đều có sự tăng trưởng về quy mô vốn bình quân của
doanh nghiệp trong giai đoạn 2007-2015, trừ ngành thông tin và truyền thống.
Những ngành có tăng trưởng mạnh mẽ nhất về quy mô vốn bình quân của doanh
1

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016/2017”, Nxb
Thông tin và truyền thông, tr 19

11


nghiệp có thể kể đến như sản xuất kinh doanh và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước,..(tăng 4,56 lần), hoạt động dịch vụ khác (3,28 lần), hoạt động kinh
doanh bất động sản (2,84 lần). Ngành có quy mô vốn bình quân cao nhất là hoạt
động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với khoảng 2.911 tỷ đồng/doanh nghiệp2.
Ba là, Xuất phát từ xu hướng chuyển dịch doanh nghiệp theo hình thức sở
hữu và loại hình kinh doanh..
Về hình thức sở hữu, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ngày càng
tăng về số lượng và tỷ trọng. Nếu năm 2007, doanh nghiệp nhà nước chỉ có khoảng
140.627 doanh nghiệp, chiếm 94,33% tổng số doanh nghiệp cả nước thì đến năm
2015 theo ước tính của Tổng cục Thống kê đã có 427.709 doanh nghiệp ngoài nhà
nước, tăng 3 lần và chiếm 96,66%. Các doanh nghiệp FDI dù vẫn tăng về số lượng
doanh nghiệp từ gần 5000 doanh nghiệp năm 2007 lên gần 12.000 doanh nghiệp
năm 2015 nhưng tỷ trọng loại hình doanh nghiệp này luôn có xu hướng giảm dần
từ 3,33% (2007) xuống chỉ còn 2,7% (2015). Doanh nghiệp nhà nước đã giảm
mạnh về số lượng và tỷ trọng trong nền kinh tế từ 3.494 doanh nghiệp, chiếm

2,34% (2007) xuống còn khoảng 2.835 doanh nghiệp, chiếm 0,64% (2015). Hiện
nay, số lượng doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty TNHH và CTCP
ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Nếu năm 2007 chỉ có 52,08% doanh nghiệp hoạt động
theo hình thức công ty TNHH thì đến năm 2015 loại hình doanh nghiệp này đã
chiếm 65,04% tổng số doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Tỷ trọng của CTCP
tăng từ 15,06% (2007) lên 20,70% (2015). Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp tư
nhân và doanh nghiệp nhà nước lại có chiều hướng suy giảm. .3
Bốn là, xuất phát từ thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu tài sản.
Vấn đề quyền sở hữu tài sản được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau
2
3

VCCI: “Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016/2017”, Nxb Thông tin và truyền thông, tr 32.
VCCI: “Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016/2017”, Nxb Thông tin và truyền thông, tr 33.

12


như Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật
Thương mại 2005,…Thực tế cho thấy, về mặt lý luận đã có sự không thống nhất
trong các quy định của các văn bản pháp luật, có nguy cơ tạo ra các xung đột pháp
luật. Về phương diện thực tiễn áp dụng cho thấy đã tạo ra các rào cản pháp lý cho
hoạt động của các chủ thể, chủ yếu là các doanh nghiệp trên các phương diện như:
xác lập, thay đổi, chuyển đổi quyền sở hữu tài sản, giải quyết tranh chấp liên quan
đến tài sản và quyền sở hữu tài sản,…
Năm là, Xuất phát từ nhu cầu của đào tạo của Trường và đảm bảo sự thống
nhất trong quá trình giảng day các môn học liên quan đến vấn đề quyền sở hữu tài
sản.
Hiện nay, các chương trình đào tạo hệ cử nhân, hệ sau đại học của trường
Đại học Luật Hà Nội, cụ thể là môn học Luật doanh nghiệp, luật Thương mại, luật

Dân sự, chế định tài sản, quyền sở hữu tài sản là một nội dung quan trọng và đang
thu hút sự quan tâm nhiều sinh viên, học viên cao học và NCS. Hơn nữa, thực trạng
pháp luật về quyền sở hữu tài sản cho thấy vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế tạo
nên sự thiếu tính thống nhất, logic và kết dính giữa các môn học như môn học Luật
dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại,.. Do vậy, việc nghiên
cứu đề tài là cơ sở lý luận, học thuật quan trọng là tài liệu để học viên, NCS, sinh
viên tham khảo khi đề tài này hiện còn khá mới trong giới luật học Việt Nam.
III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1. Mục đích nghiên cứu: nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành
của Việt Nam về tài sản, quyền sở hữu tài sản để chứng minh rằng quyền sở hữu tài
sản là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.

13


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được xác định là:
+ Nhận diện bản chất pháp lý của tài sản, quyền sở hữu tài sản trong khoa
học pháp lý hiện nay.
+ Nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt giữa quyền sở hữu tài sản và các
quyền khác liên quan đến tài sản.
+ Doanh nghiệp và vai trò quan trọng của quyền sở hữu tài sản đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
+ Nghiên cứu những quy định pháp luật về quyền sở hữu đối với các doanh
nghiệp như DNNN, công ty, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài về quyền sở hữu tài sản và đúc
rút một số kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam.

IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận về tài sản, quyền sở hữu
tài sản của chủ thể theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong mối
tương quan với các quy định của một số nước trên thế giới. Thực trạng áp dụng
pháp luật về quyền sở hữu tài sản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh cảu các
chủ thể, các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Vấn đề quyền sở hữu tài sản đối với các chủ thể là một đề tài có nội hàm rất
rộng xét về đối tượng, phạm vi, không gian và thời gian. Vì vậy, để đảm bảo dung
14


lượng và chất lượng của một đề tài nghiên cứu khoa học (cấp trường) nhóm tác giả
chủ yếu tiếp cận, nghiên cứu về tài sản và quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp –
với tư cách là một chủ thể pháp luật chủ yếu trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ
sở đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định về mặt không gian và thời gian.
Về mặt không gian, đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện
hành được quy định trong BLDS, LDN, LTM, LĐT và các văn bản pháp luật liên
quan về tài sản, quyền sở hữu tài sản. Về mặt thời gian, đề tài nghiên cứu từ thời
điểm năm 1990 (khi LDNTN và LCT ra đời) đến nay.
V. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm của Đảng và
Nhà nước về quyền sở hữu tài sản nhằm ghi nhận và bảo đảm lợi ích của các cá
nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Đề tài vận dụng các nguyên tắc, phương pháp duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Lý luận nhà nước và pháp luật trong
điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trong đó, đề tài chú ý vận dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, thống kê, so sánh; phương pháp hệ
thống và phân tích tổng hợp; phương pháp quy nạp; phương pháp suy luận logic.


15


PHẦN THỨ HAI
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

16


I. Một số vấn đề lý luận về vật quyền.
1. Quan niệm về vật quyền.
Lý thuyết về vật quyền bắt nguồn từ khái niệm vật quyền được sử dụng trong
luật La Mã cách đây đã hơn 1500 năm và trong nền pháp luật hiện đại, Bộ luật dân
sự của nhiều quốc gia trên thế giới đã tiếp tục sử dụng và phát triển nên không phải
là khái niệm mới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khái niệm này hầu như mới chỉ được các
nhà nghiên cứu luật pháp quan tâm khiến cho các nhà làm luật trăn trở mãi khi
quyết định có sử dụng nó trong Bộ luật dân sự 2015 hay không?.
Muốn hay không cũng cần thấy rằng lý thuyết về vật quyền rất quan trọng trong
cơ cấu của một BLDS bởi nó ảnh hưởng và chi phối đến nhiều chế định của bộ luật
này.“Tại sao lại xuất hiện khái niệm vật quyền? Khái niệm vật quyền không phải cái
mà người ta “nghĩ ra cho vui” mà nó đòi hỏi từ thực tiễn. Nó là sản phẩm tất yếu
của lịch sử chứ không phải tư duy ngẫu hứng của các luật gia.”4, “Đến thời hiện đại,
Bộ luật dân sự của Nhật Bản cũng quy định vật quyền tại phần hai, trái quyền tại
phần ba. Bộ luật dân sự của Đức, quy định chung về vật quyền tại phần một, phần
thứ hai là trái quyền. Tóm lại, đã có Bộ luật dân sự, thì không thể thiếu bộ phận thiết
thân của nó: Vật quyền và trái quyền.”5
Thuật ngữ vật quyền được xem xét dười góc độ là nội dung của quan hệ pháp
luật được hiểu là quyền đối với vật/tài sản, và vì vậy tất cả những quyền mà chủ thể
được thực hiện đối với vật đều được gọi là vật quyền. “Vật quyền (jus in re), theo

định nghĩa được chấp nhận trong học thuyết pháp lý ở các nước chịu ảnh hưởng
của luật La Mã, là quyền được thực hiện trực tiếp và ngay lập tức trên một vật.
Người có vật quyền thực hiện các quyền của mình mà không cần sự hợp tác của
4

PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Bài phát biểu tại Hội nghị phổ biến hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc tổ chức
lấy ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa đổi) cho báo cáo viên pháp luật, do Bộ Tư pháp tổ chức vào ngày 17/01/
2015 tại Hà Nội, đăng báo Pháp luật Việt Nam. Nguồn: Thế Anh
5
PGS.TS. Dương Đăng Huệ, Tlđd

17


người khác. Chẳng hạn, người có quyền sở hữu nhà cư trú trong nhà, sửa chữa
nhà, đem nhà cho thuê, bán nhà… mà không cần hỏi ý kiến bất kỳ ai.”6Như vậy,
vật quyền với tư cách là quyền đối với vật thường là nội dung của quyền sở
hữu(nói đến quyền của chủ sở hữu là nói đến các quyền của chủ sở hữu đối với vật
sở hữu.
Như vậy, cần hiểu tách biệt giữa vật quyền với ý niệm là một quan hệ pháp luật
và vật quyền với ý niệm là quyền dân sự (vốn là nội dung của các quan hệ pháp
luật). Các cách hiểu này cho thấy, vật quyền và quyền sở hữu là hai phạm trù hoàn
toàn khác nhau, quyền sở hữu cũng là vật quyền nhưng không đồng nghĩa với vật
quyền bởi ngoài quyền sở hữu còn có nhiều loại vật quyền khác. Vật quyền với góc
độ là quyền đối với vật là một thuật ngữ để chỉ về một tập hợp tất cả các quyền đối
với tài sản còn quyền sở hữu là thuật ngữ chỉ các quyền năng của chủ sở hữu đối
với tài sản của họ. Nói cách khác, quyền sở hữu chỉ xác định quyền của chủ sở hữu
đối với vật (các vật quyền) trong phạm vi sở hữu của họ mà không bao hàm quyền
đối với vật trong các trường hợp khác. “Không có một quan niệm nào về quyền sở
hữu có thể bao trùm được tất cả. Thay vào đó, sẽ là các mối quan hệ pháp lý khác

nhau mà con người có thể có được liên quan đến những lợi ích có giá trị.”7
PGS.TS.Dương Đăng Huệ quan niệm vật quyền chính là quyền sở hữu và các
quyền khác đối với tài sản: “Như vậy, trong Bộ luật dân sự, thì toàn bộ phần “Tài
sản và quyền sở hữu” tại Bộ luật dân sự hiện hành và phần “Quyền sở hữu và các
vật quyền khác” ở phần thứ II của Dự thảo Bộ luật dân sự chính là vật quyền.”8
Theo quan niệm trên thì vật quyền được hiểu theo nghĩa rộng. Đó chính là pháp
luật về sở hữu và tài sản và là quyền đối với tài sản nói chung.Về phần mình, chúng

6

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện, Sự cần thiết của việc vận dụng lý thuyết vật quyền bảo đảm vào quá trình sửa đổi Bộ
luật dân sự, Tạp chí Nghiên cứu luật pháp, số 02 + 03/2014. Tr.39.
7
Jay M. Feinman, Luật 101 – Mọi điều cần biết về pháp uật Hoa Kỳ, NXB Hồng Đức, 2015, tr. 350.
8
PGS.TS Dương Đăng Huệ, tlđd.

18


tôi cho rằng quan niệm như vậy là đồng nghĩa tài sản cũng là vật quyền, trong khi vật
quyền là quyền đối với tài sản chứ không phải là bản thân tài sản.
Như đã phân tích, vật quyền phải được xem xét theo hai góc độ, nó đồng nghĩa
với quyền sở hữu nếu xem xét dưới góc độ là quan hệ pháp luật và khác với quyền sở
hữu nếu xem xét dước góc độ là nội dung của quan hệ pháp luật. Khái niệm vật
quyền có nội dung rộng hơn khái niệm quyền sở hữu và vì vậy, vật quyền bao gồm
nhiều loại khác nhau, trong đó quyền đối với vật trong quyền sở hữu được gọi là vật
quyền sở hữu.
2. Đặc điểm của vật quyền.
Với bản chất là các quyền đối với vật/tài sản, vật quyền có một số đặc điểm sau

đây:
- Quyền của chủ thể gắn liền với tài sản, có tài sản mới có quyền;
- Việc thực hiện quyền thông qua hành vi của chính mình, không phụ thuộc vào
người khác;
- Vật quyền/quyền đối với vật là nội dung của các quan hệ pháp luật.
3. Các loại vật quyền.
Trước hết, phải nói rằng có nhiều cách phân loại vật quyền bởi có thể dựa vào quá
nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại và theo mỗi cách phân loại thì các loại vật
quyền lại có những tên gọi khác nhau. Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện thì trong
truyền thống học thuyết pháp lý châu Âu, cách phổ biến nhất để phân loại vật quyền
là thiết lập vật quyền thành hai nhóm là nhóm các vật quyền chính và nhóm các vật
quyền phụ. Đây là cách phân loại vật quyền dựa vào mức độ tác động vật chất mà
chủ thể được phép thực hiện đối với vật trong khuôn khổ tìm kiếm lợi ích. Theo cách
phân loại này thì Vật quyền chính bao gồm: Quyền sở hữu và các vật quyền chính
khác như quyền địa dịch, quyền hưởng dụng… trong đó quyền sở hữu đứng đầu
19


nhóm vật quyền này do tính chất hoàn hảo của quyền năng. Vật quyền phụ, còn gọi là
vật quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chỉ có tác dụng tạo ra sự an toàn cho người có
quyền trong quá trình tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ với tư cách trái chủ. Trong
đó quyền của chủ nợ nhận thế chấp, nhận cầm cố là những ví dụ tiêu biểu cho các vật
quyền thuộc nhóm này.9
Như trên đã nói, các loại vật quyền có thể được gọi theo nhiều tên gọi khác nhau
tùy theo vật quyền được nhìn nhận theo tiêu chí nào. Chẳng hạn, các vật quyền là nội
dung của quyền sở hữu nếu dựa vào mức độ tác động vật chất mà chủ thể được phép
thực hiện đối với vật trong khuôn khổ tìm kiếm lợi ích sẽ được gọi là vật quyền chính,
nhưng nếu dựa vào nguồn gốc hình thành vật quyền sẽ được gọi là vật quyền gốc.
Cũng giống như một vật là tài sản nhưng nếu dựa vào tiêu chí di dời được hay không
thì sẽ được gọi là động sản hoặc bất động sản; nếu dựa vào đặc điểm riêng biệt để

xác định khả năng phân biệt giữa các vật thì sẽ được gọi là vật đặc định hoặc vật
cùng loại.
Chúng tôi thấy rằng, mỗi một cách phân loại về vật quyền theo các quan điểm
như đã nói trên đều có những ưu điểm và những bất cập nhất định và cách phân loại
về vật quyền của chúng tôi trong chuyên đề này chắc cũng không nằm ngoài quy luật
đó. Tuy nhiên, đầu tiên, vật quyền nên hiểu theo một nghĩa chung nhất là quyền của
chủ thể trong việc thực hiện các hành vi để chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, hưởng
dụng, sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, sử dụng bề mặt đối với tài sản tùy theo
mối liên hệ pháp lý giữa họ với tài sản. Cũng chính vì thế, trong phạm vi các quyền
nói trên đối với vật, khi pân loại vật quyền, chúng tôidựa vào mối liên hệ giữa người
có quyền đối với vật mà họ được phép thực hiện quyền trên đó. Mặt khác, theo tinh
thần của Bộ luật dân sự 2015 được thể hiện thông qua tên gọi Phần thứ hai của Bộ
luật là: “Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản” thì các quyền khác là các
9

Nguyễn Ngọc Điện. Sự cần thiết của việc xây dựng các chế định vật quyền và trái quyền trong luật dân
sự.

20


quyền đối với tài sản nằm ngoài quyền sởhữu, nhưng khi liệt kê các quyền này bằng
các điều luật cụ thể thì các nhà làm luật không liệt kê vật quyền của bên nhận bảo
đảm nên chúng tôi tạm chia vật quyền thành: Vật quyền sở hữu; vật quyền bảo đảm;
vật quyền khác.
4. Mối liên hệ giữa vật quyền sở hữu với các vật quyền khác.
4.1 Mối liên hệ giữa vật quyền sở hữu với vật quyền bảo đảm.
Thông qua bản chất, đặc điểm của vật quyền nói chung cũng như của các vật
quyền nói riêng và và cơ sở hình thành các loại vật quyền, có thể thấy giữa vật quyền
sở hữu với vật quyền bảo đảm có các mối liên hệ sau đây:

Một là, Sự phái sinh sơ cấp mà vật quyền sở hữu là vật quyền gốc, vật quyền bảo
đảm là vật quyền phái sinh. Vật quyền bảo đảm bao giờ cũng phái sinh sơ cấp từ vật
quyền sở hữu bởi theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, tài sản bảo đảm
phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và vật quyền bảo đảm được
chuyển dịch trực tiếp từ người bảo đảm sang bên nhận bảo đảm.
Hai là, Sự dịch chuyển quyền định đoạt đối với tài sản. Khi quyền định đoạt tài
sản đã được chủ sở hữu chuyển giao cho bên nhận bảo đảm thì quyền dịnh đoạt trở
thành là quyền của người nhận bảo đảm đối với tài sản đó. Theo lý thuyết về vật
quyền thì người nhận bảo đảm được thực hiện các hành vi một cách trực tiếp lên tài
sản bảo đảm vì lợi ích của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của ai, kể cả chủ sở
hữu tài sản.
Ba là, Vật quyền bảo đảm là một trong những nội dung của quan hệ luôn được
hình thành theo thỏa thuận (quan hệ bảo đảm) giữa chủ sở hữu tài sản với người có
quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm. Quan hệ bảo đảm luôn được hình
thành từ các giao dịch (hợp đồng) bảo đảm nên yếu tố thỏa thuận là nét đặc trưng và
duy nhất trong quan hệ này. Trong đó, chủ thể của thỏa thuận này thì một bên (bên
21


nhận bảo đảm) bao giờ cũng là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm
bằng giao dịch bảo đảm, còn bên kia (bên bảo đảm) có thể chính là người có nghĩa
vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm hoặc có thể là người khác nhưng bao giờ
cũng phải là chủ sở hữu của tài sản bảo đảm.10
4.2. Mối liên hệ giữa vật quyền sở hữu với vật quyền khác.
Do vật quyền khác và vật quyền bảo đảm đều là vật quyền phái sinh từ vật quyền
sở hữu nên mối liên hệ giữa hai loại vật quyền này với vật quyền sở hữu gần như
tương tự nhau. Tuy nhiên, do tính chất của hai loại vật quyền này khác nhau nên sự
liên hệ giữa giữa chúng với vật quyền sở hữu cũng có nhiều nét khác nhau. Có thể
thấy sự khác nhau này thông qua ba mối liên hệ sau:
Thứ nhất, Sự phái sinh sơ cấp hoặc thứ cấp mà vật quyền sở hữu là vật quyền

gốc, vật quyền khác là vật quyền phái sinh. Vật quyền khác có thể là sự phái sinh sơ
cấp từ vật quyền sở hữu, chẳng hạn như người có quyền hưởng dụng tài sản thuộc
quyền sở hữu của người khác do chính chủ sở hữu tài sản đó trao quyền hưởng dụng;
nhưng cũng có thể là sự phái sinh thứ cấp. Phái sinh thứ cấp được hiểu là sự phái
sinh tiếp nối sau phái sinh sơ cấp, và như vậy, vật quyền khác có thể là sự tiếp nối
liên tục nhiều lần từ phái sinh sơ cấp.
Thứ hai, Sự chuyển dịch quyền sử dụng đối với toàn bộ hoặc một phần tài sản.
Quyền chiếm hữu trong vật quyền bảo đảm cũng là một vật quyền được chuyển giao.
Việc chiếm hữu trong trong vật quyền khác, nếu có, chỉ với mục đích là để người có
vật quyền khác sử dụng, hưởng dụng tài sản là đối tượng của vật quyền nên nó không
phải là vật quyền được chuyển giao. Mặt khác, quyền sử dụng trong vật quyền khác
có thể là đối với toàn bộ tài sản, chẳng hạn, một người được chủ sở hữu trao quyền

10

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chẳng hạn, doanh nghiệp nhà nước được quyền dùng tài sản thuộc
quyền sở hữu nhà nước để thế chấp trong vay vốn tại các tổ chức tín dụng

22


hưởng dụng đối với toàn bộ một bất động sản; nhưng cũng có thể chỉ đối với một
phần tài sản là đối tượng của vật quyền.
Thứ ba, Vật quyền khác có thể được xác lập không theo ý chí của chủ sở hữu tài
sản. Vật quyền bảo đảm chỉ được xác lập ở người khác nếu đó là ý chí từ chủ sở hữu
thể hiện qua sự thỏa thuận giữa họ với bên nhận bảo đảm. Nhưng với vật quyền khác,
mặc dù cũng phái sinh từ vật quyền sở hữu nhưng ngoài việc được xác lập theo ý chí
của chủ sở hữu tài sản, còn có thể được xác lập theo quy định của pháp luật mà
không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu tài sản.
II. Quyền sở hữu theo quy định của một số nước trên thế giới và của Việt

Nam.
1. Quyền sở hữu theo quy định pháp luật của một số nước trên thế giới.
Đối với bất kỳ quốc gia nào thì chế độ sở hữu đều là yếu tố quan trọng, là cơ sở
hạ tầng của một thể chế chính trị nhất định. Vì thế, pháp luật của các quốc gia đều
chú trọng đến việc xây dựng hoàn chỉnh một chế định pháp luật về quyền sở hữu.
Quy định của pháp luật về sở hữu càng cụ thể, minh bạch thì tính khả thi của pháp
luật càng cao, càng hạn chế được tình trạng lợi dụng khe hở của pháp luật và hạn chế
các tranh chấp trong đời sống xã hội.
Trong phạm vi giới hạn của đề tài, về nội dung này chúng tôi chỉ tìm hiểu khái
lược về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự của một số quốc gia như Bộ Luật dân sự
và thương mại Thái Lan, Bộ luật dân sự Nhật Bản, Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp,
Bộ luật dân sự Cộng hòa liên bang Đức.
Như vây, nhìn theo góc độ chung nhất thì pháp luật các nước đề xác định
quyền sở hữu là sự ghi nhận và bảo đảm thực hiện của pháp luật về các quyền năng
của chủ thể đối với tài sản. Với góc độ này, quyền sở hữu được hiểu là toàn bộ sự
quy định của pháp luật (chế định sở hữu) về việc xác định ai là người có quyền đối
23


với tài sản, quyền của họ ở phạm vi nào phụ thuộc vào sự liên hệ giữa họ đối với tài
sản (chẳng hạn, quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của họ có phạm vi rộng hơn
so với quyền của người thuê tài sản đối với tài sản thuê), xác định các căn cứ xác
lập quyền sở hữu, xác định các hình thức sở hữu và phương thức bảo vệ quyền sở
hữu. Quyền sở hữu được pháp luật của mỗi quốc gia xác định một cách khác nhau
về hình thức sở hữu và vai trò của các hình thức sở hữu là yếu tố cơ bản của các
chế độ kinh tế khác nhau.
Ở góc độ hẹp thì quyền sở hữu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền
định đoạt đối với tài sản của chủ sở hữu trong phạm vi pháp luật cho phép. Với góc
độ này thì quyền sở hữu chính là các quyền năng cụ thể của chủ sỡ hữu đối với các
tài sản cụ thể của mình được xác định thông qua các quy định của pháp luật.

Mặt khác, quyền sở hữu còn được nhìn nhận ở góc độ là quan hệ pháp luật được
hình thành bởi sự tác động của pháp luật tới các quan hệ sở hữu. Nói cách khác,
quyền sở hữu là hệ quả của sự điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật tới các quan hệ sở
hữu.
Với các góc nhìn trên, quyền sở hữu có những yếu tố cơ bản sau đây:
- Quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật
- Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý
- Quyền sở hữu là một phạm trù lịch sử
2. Quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.
Về lý luận, quyền sở hữu được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên, đề tài này chỉ xem xét quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền
sở hữu với góc độ là quyền năng cụ thể của chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Theo
Điều 158, BLDS 2015 thì “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”
24


Quyền chiếm hữu theo nghĩa chung nhất được xác định như sau: Quyền chiếm
hữu là quyền của chủ thể được thực hiện hành vi nắm giữ, chi phối tài sản theo quy
định của pháp luật hoặc theo ý chí của chủ sở hữu tài sản. Trong đó, chủ sở hữu là
người có quyền thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài
sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; người được chủ sở
hữu ủy quyền quản lý tài sản; người được chủ sở hữu chuyển giao tài sản thông qua
giao dịch dân sự có quyền nắm giữ, chi phối tài sản theo ý chí của chủ sở hữu tài sản;
người khác chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật có quyền nắm giữ, chi phối tài sản
theo quy định của pháp luật trong trường hợp đó.
Quyền sử dụng là quyền được thực hiện hành vi khai thác công dụng, thu hoa
lợi, lợi tức từ tài sản của chủ sở hữu tài sản hoặc người được chuyển giao quyền sử
dụng. Trong đó, chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không
được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công

cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; người không phải là chủ sở hữu
được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp
luật.
Quyền định đoạt là quyền của chủ thể được thực hiện các hành vi chuyển giao
quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Trong đó,
chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu,
tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định
của pháp luật đối với tài sản; người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền
định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
III. Tài sản doanh nghiệp và quyền sơ hữu tài sản trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp và các loại tài sản doanh nghiệp.

25


×