Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại việt nam lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 244 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG

TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ RA NƢỚC NGOÀI TRONG
GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
- LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

MÃ SỐ: LH - 2017 - 32//ĐHL - HN
Chủ nhiệm đề tài:
Thƣ ký đề tài:

TS. NGUYỄN HỒNG BẮC
GV. NGÔ THỊ NGỌC ÁNH

HÀ NỘI - 2018


NHỮNG NGƢỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. NGUYỄN HỒNG BẮC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THƢ KÝ ĐỀ TÀI
GV. NGÔ THỊ NGỌC ÁNH



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TẬP THỂ TÁC GIẢ
1. TS. NGUYỄN HỒNG BẮC

Chuyên đề IV

2. Th.S TRẦN THÚY HẰNG

Chuyên đề III

3. GV. NGÔ THỊ NGỌC ÁNH

Chuyên đề I, II


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Tên đầy đủ

1

Bộ luật tố tụng dân sự

2

Ủy thác tư pháp


3

Luật Tương trợ tư pháp

4

Công văn số 33/TANDTC- HTQT về việc tống đạt
văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các

Viết tắt
BLTTDS
UTTP
Luật TTTP
Công văn số
33/TANDTCHTQT

vụ việc dân sự, vụ án hành chính
5

Công ước La Hay 1965 về tống đạt ra nước ngoài
giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân
sự hoặc thương mại

Công ước tống
đạt

6

Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNGTANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ

Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao quy định trình
tự, thủ tục tương trợ tư pháp về dân sự

Thông tư liên
tịch số
12/2016/TTLT
-BTP-BNGTANDTC

7

Hiệp định/Thỏa thuận song phương về tương trợ tư
pháp trong lĩnh vực dân sự

Hiệp định
TTTP


MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................... 1
I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài........................................................ 1
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................... 4
III. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ............................................................................. 7
IV. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 7
V. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................ 7
VI. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 8
PHẦN II: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......... ………9
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ RA NƢỚC
NGOÀI TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI ...............................................................................................................9
1.1. Khái quát chung về tống đạt giấy tờ ra nƣớc ngoài trong giải quyết vụ

việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài……………………………………………...9
1.1.1. Khái niệm tống đạt………………………………………………………...9
1.1.2. Các vụ việc dân sự cần UTTP tống đạt giấy tờ ra nước ngoài…………..10
1.1.3. Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp về tống đạt...................12
1.1.4. Ý nghĩa của UTTP về tống đạt trong hoạt động tương trợ tư pháp……...12
1.1.5. Áp dụng pháp luật trong ủy thác tư pháp về dân sự..................................13
1.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động uỷ thác tƣ pháp về tống đạt giấy tờ ra
nƣớc ngoài ở Việt Nam……………………………………………………… 16
1.2.1. Pháp luật trong nước…………………………………………………… 16
1.2.2. Điều ước quốc tế…………………………………………………………20
II. TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ RA NƢỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ
Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƢỚC LÀ THÀNH VIÊN CỦA CÔNG ƢỚC
ỐNG ĐẠT....................................................................................................22
2.1. Tống đạt giấy tờ ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự ở Việt Nam.........22


2.1.I. Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam…..23
2.1.2. Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo điều ước quốc
tế Việt Nam là thành viên……………………………………………………...30
2.2. Tống đạt giấy tờ ra nƣớc ngoài trong lĩnh vực dân sự ở một số nƣớc là
thành viên của Công ƣớc tống đạt và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.33
2.2.1. Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự ở một số nước là
thành viên của Công ước tống đạt.....................................................................33
2.2.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam……………………………………………..42
III. THỰC TIỄN ỦY THÁC TƢ PHÁP VỀ TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ RA
NƢỚC NGOÀI TẠI CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CỦA VIỆT
NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỦY THÁC TƢ
PHÁP VỀ TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ RA NƢỚC NGOÀI ...............................44
3.1. Thực tiễn ủy thác tƣ pháp về tống đạt giấy tờ ra nƣớc ngoài trong lĩnh
vực dân sự tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.............................44

3.1.1. Thực tiễn UTTP tại Bộ Tư pháp ……………………………………… 44
3.1.2. Thực tiễn UTTP tại Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài...................................................................................................................46
3.1.3. Thực tiễn UTTP tại Toà án nhân dân..............................................................47
3.2. Đánh giá chung thực tiễn UTTP tống đạt giấy tờ ra nƣớc ngoài tại các
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam............................................................49
3.2.1. Những thuận lợi của UTTP về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài…………49
3.2.2. Khó khăn, vướng mắc khi UTTP tống đạt giấy tờ ra nước ngoài............54
3.2.3. Nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc…………………………………..60
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả UTTP tống
đạt giấy tờ ra nƣớc ngoài của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam…… 62


3.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý……………………………………………… 63
3.3.2. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ trực tiếp thực hiện UTTP về
tống đạt tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam……………………… 65
3.3.3. Các giải pháp khác …………………………………………………… 66
Kết luận……………………………………………………………………… 67
PHẦN III: CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………………………… 69
Chuyên đề 1: Một số vấn đề lý luận về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.................................................70
Chuyên đề 2: Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo quy
định của pháp luật Việt Nam............................................................................104
Chuyên đề 3: Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo điều ước
quốc tế Việt Nam là thành viên.................................................................156
Chuyên đề 4: Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài ở một số nước là thành viên Công
ước tống đạt và kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................198
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..238



PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối
ngoại và chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, cho đến nay,
Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thổ và
quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham gia các tổ
chức khu vực và quốc tế quan trọng1. Số lượng người Việt Nam sinh sống, lao
động và học tập tại nước ngoài trong những năm qua đã lên tới 4,5 triệu người2.
Cùng với đó, lượng khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam cũng tăng lên đáng kể.
Theo thống kê của Tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong
tháng 5/2018 ước đạt 1.161.114 lượt, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2017. Tính
chung 5 tháng năm 2018 ước đạt 6.708.428 lượt khách, tăng 27,6% so với cùng
kỳ năm 20173.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Theo báo
cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến ngày
20/6/2018, cả nước có 1.366 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với
tổng vốn đăng ký là 11,8 tỷ USD, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2017; có 507
lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là
4,43 tỷ USD, bằng 86,2% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung trong 6 tháng

1

Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế
Số liệu thống kê đưa ra tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai với chủ đề “Tầm nhìn
đến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Hội nhập và phát triển cùng đất nước” do Bộ Ngoại
giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
3
Vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/26586 ”Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 5 và 5 tháng năm
2.


2018”. Truy cập ngày 2/7/2018

1


đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần
của nhà ĐTNN là 20,33 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 20174.
Mở cửa và tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam, bên cạnh những
mặt tích cực, cũng đem lại những vấn đề không mong muốn đó là ngày càng
nhiều các vụ việc tranh chấp về dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài ngày
càng tăng. Tòa án Việt Nam khi giải quyết tranh chấp đó cần sự hỗ trợ, hợp tác
giữa các nước có liên quan để thực hiện các công việc như tống đạt giấy tờ, thu
thập chứng cứ… Những năm gần đây, số lượng yêu cầu uỷ thác tư pháp (UTTP)
về dân sự nói chung và UTTP về tống đạt giấy tờ nói riêng của Việt Nam gửi đi
ngày càng tăng nhưng kết quả không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải
quyết dứt điểm các vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài. Số lượng vụ án
dân sự mà các Tòa án nhân dân cấp tỉnh vẫn phải ra quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án để chờ kết quả UTTP ra nước ngoài vẫn còn nhiều. Tình trạng này
xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân
chủ quan, trong đó có nguyên nhân về thể chế pháp luật chưa được hoàn thiện.
Hiện nay, để điều chỉnh hoạt động tố tụng nói chung và tống đạt giấy tờ
nói riêng, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ
họp thứ 10 đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) ngày 25/11/2015 (Bộ
luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016). BLTTDS số 24/2004/QH11 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ
luật này có hiệu lực thi hành. Bộ luật đã có nhiều quy định mới về tống đạt giấy
tờ ra nước ngoài, khắc phục những hạn chế của Luật tương trợ tư pháp (Luật
TTTP) năm 2007, BLTTDS năm 2004 và về cơ bản đã tương thích với điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa và chủ trương
chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, ngày 10/3/2016, Việt Nam đã

“Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp

4

nước ngoài 6 tháng đầu năm 2018”.Truy cập ngày 02/07/2018.

2


chính thức nộp Văn kiện hồ sơ gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt
ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc
thương mại (Công ước tống đạt). Công ước này có hiệu lực đối với Việt Nam,
kể từ ngày 01/10/2016. Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành cải cách tư
pháp và cải cách pháp luật, việc gia nhập Công ước tống đạt sẽ góp phần giúp
Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tư pháp quốc tế thông qua
việc áp dụng những chuẩn mực quốc tế về tương trợ tư pháp, đưa hệ thống pháp
luật, quy trình tố tụng của Việt Nam đến gần và phù hợp với hệ thống pháp luật
quốc tế. Bên cạnh đó, việc gia nhập Công ước tống đạt có ý nghĩa thiết thực
nhằm giải quyết những tồn đọng, khó khăn trong việc giải quyết các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam, qua đó đảm bảo quyền lợi chính
đáng cho cả công dân Việt Nam và người nước ngoài.
Để hài hòa các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của điều ước
quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý khi thực hiện Công ước tống đạt, một số quy
định của pháp luật Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến: Các kênh tống
đạt, các mẫu yêu cầu tống đạt, Giấy xác nhận kết quả tống đạt và đặc biệt là bổ
sung cơ chế thu chi phí thực hiện tống đạt. Do đó, ngày 19/10/2016, Bộ Tư
pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao đã ký Thông tư liên tịch số

12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC (Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLTBTP-BNG-TANDTC) quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh
vực dân sự. Ngoài các văn bản pháp luật trên, Nhà nước ta còn ban hành nhiều
văn bản pháp luật khác điều chỉnh hoạt động UTTP về dân sự.
Các văn bản pháp luật Việt Nam ban hành cùng với các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên sẽ tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh hiệu quả hoạt
động UTTP nói chung và UTTP về tống đạt giấy tờ trong lĩnh vực dân sự nói
riêng trong tố tụng. Tuy nhiên, trong điều kiện Luật TTTP năm 2007 đã bộc lộ
nhiều hạn chế, bất cập; BLTTDS năm 2015, các văn bản hướng dẫn và Công
ước tống đạt mới có hiệu lực thi hành, do đó, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ
những quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan về
3


tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự là hết sức cần thiết.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Vấn đề tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự đã được đề
cập đến trong chuyên đề nghiên cứu khoa học, giáo trình, bài viết đăng trên tạp
chí, Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ luật học, bài tham luận trong các hội thảo
khoa học, tọa đàm của nhiều nhà nghiên cứu. Điển hình có một số công trình
nghiên cứu đã được công bố sau:
- Chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập,
thực hiện Công ước La Hay về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài
tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại”5, do Ths. Phạm Hồ Hương,
Trưởng phòng Tư pháp quốc tế, Vụ Pháp luật Quốc tế - Bộ Tư pháp thực hiện,
thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Hội nghị La Hay về tư pháp quốc
tế - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng
01/2016.
Chuyên đề đã cung cấp thông tin chung về kinh nghiệm của các nước
trong việc thực hiện một số nội dung chính của Công ước tống đạt. Bên cạnh
đó, chuyên đề cũng giới thiệu thêm về kinh nghiệm cụ thể của ba nước là

Australia, Hoa Kỳ và Hungary trong việc tổ chức thực hiện Công ước tống đạt.
- Giáo trình Tư pháp quốc tế (2017), Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo
trình Tư pháp quốc tế (2012), Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo trình Tư pháp
quốc tế (2010), Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo trình Tư pháp quốc
tế (2016), Viện Đại học Mở Hà Nội. Ngoài ra, còn có các giáo trình Tư pháp
quốc tế của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước. Trong các giáo trình nêu trên
đều có Chương về tố tụng dân sự quốc tế đều cập đến UTTP. Tuy nhiên, tất cả
các giáo trình này đều không phân tích chuyên sâu về tống đạt giấy tờ ra nước
ngoài trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

5

Chuyên đề 13, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế - Một số vấn

đề lí luận và thực tiễn”

4


- Bài viết: “Việt Nam chính thức nộp văn kiện gia nhập Công ước La Hay
về tống đạt giấy tờ”6, đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư Pháp. Bài
viết đã đề cập đến một số nội dung cơ bản của Công ước tống đạt và cam kết
của Viện Nam khi tham gia công ước này.
- Bài viết “Kinh nghiệm gia nhập và thực hiện các công ước của Hội nghị
La Hay về tư pháp quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức”7, Phòng Tương trợ tư
pháp, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp;
- Bài viết: “Kinh nghiệm của các quốc gia thành viên Hội nghị LaHay về
Tư pháp Quốc tế và các Công ước LaHay” của Alison Playford, Trợ lý Thư ký,
Phòng Pháp luật Hành chính và Thủ tục Dân sự Văn phòng Tổng Chưởng lý Cục Tư pháp Dân sự Australia;
- Tọa đàm về các Công ước La Hay trong lĩnh vực tư pháp quốc tế8, do Bộ

Tư pháp có tổ chức ngày 13-14/02/2012. Tọa đàm về Công ước La Hay về miễn
hợp pháp giấy tờ công nước ngoài và Công ước tống đạt. Tọa đàm có sự tham
gia của chuyên gia dự án EU từ Áo - GS.TS. Marianne Roth…
Từ việc nghiên cứu các công trình của các học giả trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài, cho thấy, những công trình nêu trên đã được những kết quả
nhất định:
Thứ nhất, đã đề cập được một số vấn đề cơ bản về UTTP trong giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài như: Khái niệm vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài, cách thức UTTP…Kết quả nghiên cứu của các công trình này sẽ
được đề tài tiếp thu để làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu vào nội dung chính
của đề tài là tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
6

nguồn: />
Truy

cập

ngày

20/12/2016
7
Truy cập ngày
20/12/2016
8
/>4969374&item_id=90010912&p_details=1.Truy cập ngày 20/12/2016

5



Thứ hai, một số công trình nghiên cứu cũng đã phân tích được những nội
dung cơ bản của Công ước tống đạt. Điều này là một lợi thế lớn cho đề tài khi
nghiên cứu tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài tại Việt Nam dưới góc độ so sánh với pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã đánh giá
thực tiễn tống đạt và chia sẻ những kinh nghiệm trong thực hiện điều ước quốc
tế về tống đạt là tài liệu quý báu cho đề tài trong việc đề xuất các giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.
Mặc dù, các công trình nghiên cứu nêu trên của các học giả trong và ngoài
nước đã đạt được những giá trị lí luận và thực tiễn nhất định. Tuy nhiên, các
công trình nghiên cứu nêu trên vẫn còn một số hạn chế nhất định:
Thứ nhất, BLTTDS năm 2015 ra đời và chính thức có hiệu lực vào ngày
01/07/2016 nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề tống đạt giấy tờ ra
nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt
Nam theo quy định của BLTTDS năm 2015. Đây là vấn đề mới, lần đầu tiên
được quy định trong BLTTDS năm 2015;
Thứ hai, các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến một vài vấn đề cụ thể
mà không nghiên cứu sâu và toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam, có
đối chiếu với pháp luật nước ngoài và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự. Các vấn đề về tống
đạt giấy tờ ra nước chưa được đánh giá và nhìn nhận dưới góc độ so sánh, đối
chiếu trong xu thế hội nhập.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn" là vấn đề mới, chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống và toàn diện từ trước đến nay, nhất là sau khi BLTTDS năm 2015
có hiệu lực.
III. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ:

6


- Những vấn đề lý luận về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài;
- Đánh giá thực trạng pháp luật về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam;
- Đánh giá thực tiễn tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về tống đạt giấy tờ ra nước
ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
IV. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận: Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:
- Tiếp cận từ chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế;
- Tiếp cận từ cơ sở lý luận về UTTP trong Tư pháp quốc tế;
- Tiếp cận từ thực tiễn về hoạt động UTTP tại Việt Nam;
- Tiếp cận từ những định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm
2020.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu: Tổng hợp, phân tích, thống kê, khái quát hóa… Đây là phương pháp truyền
thống, đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Đặc biệt đề tài sử dụng phương
pháp so sánh. Phương pháp so sánh được sử dụng trong các chuyên đề của đề tài
nhằm làm rõ những điểm mới của pháp luật Việt Nam hiện hành, đối chiếu quy
định của pháp luật Việt Nam với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
điều chỉnhvề tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài.
V. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vấn đề tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo quy
định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;


7


- Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài ở một số nước là thành viên của Công
ước tống đạt, từ đó, rút ra bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong hoạt
động tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự;
- Thực tiễn tống đạt giấy tờ trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài tương đối rộng, do vậy, đề tài không có tham vọng nghiên cứu
tất cả các vấn đề về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài, mà chỉ nghiên cứu:
- Vấn đề tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự khi tòa án
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài;
- Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài từ năm
2015 đến nay;
- Nghiên cứu pháp luật và kinh nghiệm của một số nước áp dụng thành
công Công ước tống đạt và phát sinh nhiều UTTP tống đạt với Việt Nam: Cộng
Hòa Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
VI. Nội dung nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu những vấn đề chung về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài;
- Nghiên cứu, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành với điều
ước quốc tế Việt Nam là thành viên điều chỉnh UTTP về tống đạt, để làm rõ
điểm mới, sự tương thích, sự hội nhập của pháp luật Việt Nam điều chỉnh tống
đạt giấy tờ ra nước ngoài;
- Nghiên cứu pháp luật và kinh nghiệm của một số nước áp dụng thành
công Công ước tống đạt và rút ra bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tống đạt giấy tờ ra nước ngoài.


8


PHẦN II

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ RA NƢỚC
NGOÀI TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI
1.1. Khái quát chung về tống đạt giấy tờ ra nƣớc ngoài trong giải quyết
vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm tống đạt
Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2006 thì
tống đạt được hiểu là việc chuyển văn bản, giấy tờ đến tận tay người nhận. Theo
nghĩa pháp lý, "tống đạt" là việc chuyển đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ
quan tư pháp.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP9 thì: Tống
đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án
dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo pháp luật tố tụng dân sự, tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có
nghĩa vụ tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người
tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định
của pháp luật tố tụng.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm về tống đạt như sau: Tống đạt là thủ tục
thông báo, giao các văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền cho đương sự,
những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan
theo quy định của pháp luật tố tụng.

9


Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số

điều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 27/4/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

9


Việc tống đạt sẽ trở thành một thủ tục quốc tế khi người tống đạt và đối
tượng nhận tống đạt cư trú tại các quốc gia khác nhau. Tống đạt quốc tế gồm
nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất, tại nước yêu cầu tống đạt, phải thực hiện các thủ tục
là bước khởi đầu cho toàn bộ quá trình chuyển văn bản ra nước ngoài.
- Giai đoạn thứ hai, là chu trình đặc biệt để chuyển văn bản đến nước nơi
nhận tống đạt.
- Giai đoạn thứ ba, là thực hiện thủ tục tống đạt trên lãnh thổ của nước này.
Về nguyên tắc, giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ hai do pháp luật của
nước có tòa án giải quyết vụ việc thực hiện.
1.1.2. Các vụ việc dân sự cần UTTP tống đạt giấy tờ ra nước ngoài
Theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài, Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài.
Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa quy định cụ thể trong trường hợp
nào thì tòa án phải tiến hành UTTP cho cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.
Nhưng căn cứ vào các quy định khác nhau của pháp luật thì thông thường những
vụ việc dân sự phải phải tiến hành UTTP là những vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài.
Tại khoản 2 Điều 464 BLTTDS năm 2015 quy định: “Vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngoài;
b. Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài;
c. Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”.

10


“Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 469 BLTTDS năm 2015. Việc
xác định “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” để xác định tòa án có phải tiến
hành việc UTTP hay không là hết sức quan trọng. Qua thực tiễn giải quyết các
vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân các cấp thì các vụ việc sau đây tòa án sẽ phải
tiến hành UTTP tống đạt cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài:
- Yêu cầu bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải
quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân
sự có yếu tố nước ngoài; Yêu cầu tòa án có thẩm quyền của nước ngoài thực
hiện UTTP của Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam bắt giữ tàu biển.
- Yêu cầu bắt giữ tàu bay, thả tàu bay đang bị bắt giữ tại cảng hàng không,
sân bay để bảo đảm lợi ích của người cú quyền, lợi ích đối với tàu bay hoặc để
thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có yếu tố nước ngoài;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về
dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của
toà án nước ngoài, bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động của tòa án nước ngoài.
- Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài

sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của toà án nước ngoài, bản án,
quyết định về hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của tòa
án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh,
thương mại, lao động của trọng tài nước ngoài.
- Yêu cầu liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam thuộc
thẩm quyền giải quyết của toà án có yếu tố nước ngoài.
- Các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động có yếu tố nước ngoài.

11


1.1.3. Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp về tống đạt
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNGTANDTC thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu UTTP của Việt Nam là Tòa án
nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Như vậy,
khi xét xử sơ thẩm các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Tòa án nhân dân
cấp tỉnh có thẩm quyền yêu cầu UTTP ra nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, pháp
luật quy định mở rộng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện
(khoản 4 Điều 35 và Điều 471 BLTTDS năm 2015)10, do vậy, Tòa án nhân dân
cấp huyện cũng có thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân cấp huyện trong quá trình giải
quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự có phát sinh UTTP ra nước ngoài thì
lập hồ sơ theo quy định gửi tới cơ quan tương ứng cấp tỉnh để thực hiện theo thủ
tục chung (khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNGTANDTC).
1.1.4. Ý nghĩa của UTTP về tống đạt trong hoạt động tương trợ tư pháp
a. UTTP là đòi hỏi khách quan trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
UTTP quốc tế từ lâu đã được coi là một yêu cầu, đòi hỏi hết sức khách
quan, là một xu hướng vận động tất yếu, không thể thiếu được trong bối cảnh
mở rộng quan hệ quốc tế, ngày càng trở thành hoạt động không thể thiếu được

của cơ quan tư pháp bất kỳ quốc gia nào.
Trợ giúp về mặt pháp luật và tư pháp trong quan hệ giữa các quốc gia với
nhau không những chỉ là một hoạt động thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác
10

Khoản 4 Điều 35 BLTTDS2015: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn

trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ,
con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư
trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Điều 471 BLTTDS năm 2015: Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý
giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong
quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho
vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.

12


cùng có lợi giữa các nước cùng phát triển, mà thực sự còn là nhu cầu nội tại của
bản thân mỗi nước, thông qua đó, các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức
thực hiện công tác này có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm, mở rộng sự hiểu
biết về công tác chuyên môn này trên các lĩnh vực cụ thể. Điều đó là hoàn toàn
cần thiết và có lợi cho sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và nâng cao
hơn vai trò và vị thế của các cơ quan tư pháp của quốc gia nói riêng trên trường
quốc tế. Chính vì thế, UTTP quốc tế về dân sự là một đòi hỏi khách quan trong
tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế.
b. UTTP là một hoạt động không thể thiếu của Toà án và các cơ quan tư
pháp Việt Nam
Trong quá trình toà án và các cơ quan tư pháp Việt Nam tiến hành các hoạt

động tố tụng liên quan đến các vụ việc có yếu tố nước ngoài, cho dù đó là vụ
việc dân sự, thương mại, hay hình sự, để đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên liên quan trong tố tụng, thì các hoạt động uỷ thác tư pháp
quốc tế đóng một vai trò không thể thiếu. Nó có thể hỗ trợ cho các cơ quan tư
pháp và pháp luật Việt Nam vượt qua được những khó khăn, phức tạp trong giải
quyết những vụ việc tranh chấp dân sự, thương mại có yếu tố quốc tế hiện nay
và thời gian tới. Sẽ thật khó khăn và phức tạp khi tống đạt giấy tờ, tài liệu, thu
thập chứng cứ,... nếu không có sự hợp tác, UTTP giữa các cơ quan tư pháp giữa
các nước liên quan11.
1.1.5. Áp dụng pháp luật trong ủy thác tư pháp về dân sự
Theo quy định tại Điều 3 của Luật TTTP thì tòa án áp dụng pháp luật trong
UTTP về dân sự như sau:
a. Áp dụng điều ước quốc tế trong ủy thác tư pháp
Nguyên tắc chung trong áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài là: Trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài hữu quan có
điều ước quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng điều ước quốc tế đó.
11

Xem Chuyên đề 1- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2011 “Tương trợ tư pháp về dân sự giữa

Việt Nam và các nước- một số vấn đề lí luận và thực tiễn”.

13


Còn trong trường hợp không có điều ước quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền áp
dụng quy định của pháp luật trong nước. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên có quy định khác với quy định pháp luật trong nước thì quy
định của điều ước quốc tế đó được áp dụng. Nguyên tắc này đã được khẳng định
trong Điều 665 BLDS năm 2015 về áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ

dân sự có yếu tố nước ngoài.
Theo nguyên tắc trên, công việc quan trọng đầu tiên của tòa án khi tiến
hành UTTP về dân sự cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đó chính là
việc xác định quốc gia, vùng lãnh thổ dự định ủy thác, từ đó xác định quốc gia,
vùng lãnh thổ đó đã có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp với Việt Nam hay
chưa. Công việc này có ý nghĩa quan trọng vì việc xác định có điều ước quốc tế
về tương trợ tư pháp với Việt Nam sẽ không chỉ đảm bảo cho việc tòa án tiến
hành đúng theo quy định trong điều ước quốc tế mà còn có ý nghĩa trong việc
xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ ủy thác, ngôn ngữ và chi phí UTTP...
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế, một
trong các yêu cầu của tổ chức này là các nước thành viên phải minh bạch, công
khai chính sách, pháp luật. Do vậy, trên trang thông tin điện tử của Chính phủ,
các bộ, ngành đều công khai các văn bản pháp luật trong nước và điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên. Khoản 2 Điều 22 Thông tư liên tịch
số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp
“Cập nhật điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự có hiệu
lực mà Việt Nam là thành viên trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp”.
Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng phải cập nhật quy định về yêu cầu ngôn ngữ đối
với hồ sơ UTTP, phí, chi phí và các quy định khác có liên quan của nước ngoài
đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân
sự và của các nước chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực
dân sự với Việt Nam trên cơ sở thông tin do Bộ Ngoại giao cung cấp. Các thông
tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
b. Áp dụng pháp luật Việt Nam ủy thác tư pháp về dân sự
14


Trong trường hợp giữa Việt Nam và nước hữu quan không có điều ước
quốc tế thì cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam để
thực hiện UTTP.

- Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng Pháp luật Việt
Nam khi thực hiện UTTP của nước ngoài; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp
về dân sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy
định khác.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở
nước ngoài thực hiện UTTP theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ở trong
nước thì áp dụng quy định của Pháp luật Việt Nam, phù hợp với điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại.
- Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện UTTP của nước
ngoài hoặc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự thì áp dụng quy định
của pháp luật về tương trợ tư pháp. Trường hợp pháp luật tương trợ tư pháp
không có quy định thì áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và các quy định khác
của pháp luật Việt Nam có liên quan.
c. Áp dụng pháp luật nước ngoài trong ủy thác tư pháp về dân sự
Khi thực hiện UTTP về dân sự, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng
pháp luật nước ngoài. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định tại
khoản 2 Điều 3 Luật TTTP năm 2007 được thực hiện khi có đầy đủ các điều
kiện sau đây:
- Có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài
quy định về vấn đề này;
- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế;
- Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị áp dụng
pháp luật của nước đó.
Khi pháp luật nước ngoài được áp dụng theo một trong các trường hợp
trên, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao
15


xem xét, quyết định việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Trong trường hợp không

đủ điều kiện để áp dụng pháp luật nước ngoài, Bộ Tư pháp trả lời bằng văn bản
cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài hoặc thông báo để Bộ Ngoại giao trả lời
đối với các yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài được gửi qua kênh ngoại giao
(Điều 4 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC).
1.2. Cơ sở pháp lí điều chỉnh hoạt động uỷ thác tƣ pháp về tống đạt
giấy tờ ra nƣớc ngoài ở Việt Nam
1.2.1. Pháp luật trong nước
Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP quốc tế về tống đạt ở
Việt Nam đòi hỏi phải có sự nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của
nó trong thời gian qua, thực trạng hệ thống pháp luật đó trong giai đoạn hiện nay
và xu thế vận động của nó trong thời gian tới. Nghiên cứu quá trình phát triển
của pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP quốc tế về tống đạt ở Việt Nam cần
phải gắn với quá trình phát triển của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta. Ngoài ra, khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp
luật điều chỉnh hoạt động UTTP quốc tế về tống đạt ở Việt Nam phải tính đến sự
ra đời và quá trình hoàn thiện các BLTTDS, lấy đó làm cơ sở để phân kì lịch sử
sự phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP quốc tế về tống đạt ở
Việt Nam. Trên cơ sở xuất phát điểm như vậy và để phục vụ việc nghiên cứu đề
tài, có thể chia quá trình hình thành và phát triển nội dung pháp luật đó thành ba
giai đoạn lớn:
a. Giai đoạn từ 1945 - 2004
Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP ở Việt Nam trong giai
đoạn 1945 - 2004, có thể thấy:
Thứ nhất, pháp luật trong nước về hoạt động UTTP còn hết sức đơn giản,
chưa tập hợp thành hệ thống. Trong một thời gian dài hoạt động UTTP chủ yếu
được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật, hướng dẫn về đường lối xét xử của
Toà án nhân dân tối cao như Công văn, Thông tư. Đáng chú ý nhất trong giai
đoạn này Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
16



dân sự năm 1989. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hóa những nội
dung căn bản của thủ tục giải quyết vụ án dân sự, trong đó có quy định về
UTTP.
Thứ hai, mặc dù pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP về tống đạt giấy tờ
còn tản mát nhưng đã tạo cơ sở pháp lý để xử lý các yêu cầu tương trợ tư pháp
về dân sự, góp phần để giải quyết các tranh chấp và yêu cầu khác phát sinh trong
quan hệ giữa công dân, pháp nhân của Việt Nam và các nước.
b. Giai đoạn từ 2005 - 2014
Trong giai đoạn này, BLTTDS năm 2004 ra đời thay thế Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. BLTTDS ra đời đã đánh dấu một bước
quan trọng trong hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh về tương trợ tư pháp
quốc tế. Trong đó, dành riêng một Chương - Chương XXXVI quy định về tương
trợ tư pháp trong tố tụng dân sự, gồm 5 Điều (từ Điều 414 đến Điều 418) quy
định các nguyên tắc cơ bản về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự; về UTTP
và thủ tục thực hiện UTTP. Tuy nhiên, BLTTDS cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế
cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và tình hình mới. Trên
cơ sở Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị và trước yêu
cầu của thực tế, ngày 29/03/2011, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ IX đã thông
qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004. Luật này có hiệu
lực từ ngày 01/01/2012. Sau khi BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
có hiệu lực thi hành, HĐTPTANDTC ban hành các Nghị quyết để hướng dẫn thi hành
một số quy định của BLTTDS.
Đến năm 2007, một đạo luật vô cùng quan trọng được Quốc hội thông qua,
đó là Luật TTTP. Luật là bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta
điều chỉnh về hoạt động tương trợ tư pháp, đồng thời cũng đóng góp vai trò to
lớn trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về pháp
luật và tư pháp. Luật gồm 7 Chương với 72 Điều và có hiệu lực từ ngày
01/7/2008. Trong đó, Chương II về Tương trợ tư pháp về dân sự, gồm 7 Điều (từ
Điều 10 đến Điều 16) quy định về: Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự; hồ sơ

17


UTTP về dân sự; văn bản UTTP về dân sự; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư
pháp về dân sự; thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự; thủ tục
tiếp nhận và xử lý UTTP về dân sự của nước ngoài; chi phí thực hiện tương trợ
tư pháp về dân sự.
Để cụ thể hóa Luật TTTP năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số
92/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật TTTP (Nghị định số 92/2008/NĐ-CP) và liên Bộ Tư pháp, Bộ
Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch số
15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/9/2011 hướng dẫn áp dụng một
số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật TTTP.
Tóm lại, nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP ở Việt Nam
trong giai đoạn 2005 - 2014, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Trong giai đoạn này, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật khá
đầy đủ, đồng bộ, quy định tương đối chi tiết điều chỉnh các vấn đề tố tụng dân
sự nói chung và UTTP nói riêng. Các văn bản này đã góp phần quan trọng vào
việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Nhà nước ta, góp phần tăng
cường củng cố các mối quan hệ hữu nghị, ổn định các quan hệ xã hội phát sinh
hết sức đa dạng và phức tạp trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao. Đây là những cơ
sở pháp lý quan trọng điều chỉnh hiệu quả hoạt động UTTP ở nước ta trong giai
đoạn này.
c. Giai đoạn từ 2015 - nay
Trong giai đoạn này BLTTDS số 92/2015/QH13 được Quốc hội trong kỳ
họp khóa 10 thông qua ngày 25/11/2015 và chính thức có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2016. BLTTDS năm 2015 được ban hành trên cơ sở kế thừa và phát
triển các quy định của BLTTDS năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm
2011), nhưng có bổ sung nhiều quy định mới theo hướng bảo đảm tính công

khai, minh bạch trong tố tụng, bảo đảm quyền tranh tụng và mở rộng thẩm
quyền xét xử của tòa án, không những tạo thuận lợi hơn cho người khởi kiện mà
18


còn tạo cơ sở pháp lý để những người tiến hành tố tụng giải quyết các vụ việc
dân sự một cách nhanh chóng và chính xác.
BLTTDS năm 2015 có tổng số 517 Điều, được bố cục thành 10 Phần, 42
Chương. So với BLTTDS năm 2011, BLTTDS năm 2015 giữ nguyên 63 Điều;
sửa đổi, bổ sung 350 Điều; bổ sung mới 104 Điều; bãi bỏ 07 Điều12. Về tống
đạt, BLTTDS năm 2015 thay đổi căn bản thủ tục thông báo, tống đạt văn bản tố
tụng của tòa án cho đương sự ở nước ngoài nhằm đa dạng hóa các phương thức
tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của tòa án cho đương sự ở nước ngoài, đảm
bảo hiệu quả và rút ngắn thời gian của việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương
sự ở nước ngoài.
Để hài hòa các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của điều ước
quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý khi thực hiện Công ước tống đạt, Thông tư liên
tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp,
Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao được ban hành quy định trình tự, thủ
tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự (Thông tư liên tịch số
12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC)13. Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLTBTP-BNG-TANDTC gồm 5 Chương, 27 Điều về nguyên tắc, trình tự, thủ tục,
thẩm quyền thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự và trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước Việt Nam trong công tác tương trợ tư pháp về dân sự.
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLTBTP-BNG-TANDTC, ngày 21/02/2017 TANDTC ban hành Công văn số
33/TANDTC- HTQT về việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước
ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính (Công văn số 33/TANDTCHTQT)…

12

Những

nội
dung
mới
của
Bộ
luật
tố
tụng
dân
sự
năm
2015,
/>0BLTTDS%202015.pdf
13
Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 12 năm 2016 và thay thế Thông tư liên tịch số
15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Tòa án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp.

19


×