Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

Pháp luật quốc tế về quyền lập hội và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 320 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------*------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN LẬP HỘI VÀ
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hồng Yến
Thư ký đề tài: ThS. Phạm Hồng Hạnh

Hà Nội – 2018


DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
TƯ CÁCH
STT

HỌ TÊN

NƠI CÔNG TÁC

THAM
GIA

1.

TS. Nguyễn Thị Hồng Yến

Trường Đại học Luật Hà Nội



Chủ nhiệm

2.

ThS. Phạm Hồng Hạnh

Trường Đại học Luật Hà Nội

Thư Ký

3.

Chuyên gia Vũ Ngọc Bình

Viện dân số, gia đình và trẻ em

Tác giả

4.

ThS. Nguyễn Tiến Đức

Viện Nhà nước và Pháp luật

Tác giả

5.

ThS. Đỗ Quí Hoàng


Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác giả

6.

TS. Nguyễn Thị Kim Ngân

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác giả

7.

ThS. Nguyễn Hữu Phú

Bộ Ngoại Giao

Tác giả

Khoa Luật

Tác giả

8.

TS. Nguyễn Thị Xuân Sơn
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Luật Hà Nội


Tác giả

10. ThS. Lã Minh Trang

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tác giả

11. ThS. Ngô Thị Trang

Học Viện Ngoại Giao

Tác giả

9.

ThS. Trần Thị Thu Thủy


DANH SÁCH HỆ CHUYÊN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI
TÊN CHUYÊN ĐỀ

STT

TÁC GIẢ

Chuyên đề 1: Một số vấn đề lý luận về quyền
1.


TS. Nguyễn Thị Kim Ngân
lập hội
Chuyên đề 2: Pháp luật quốc tế về quyền lập

TS. Nguyễn Thị Hồng Yến

hội

& ThS. Trần Thị Thu Thủy

2.
Chuyên đề 3: Pháp luật của một số quốc gia
ThS. Phạm Hồng Hạnh
3.

châu Âu và châu Mỹ về quyền lập hội và
& ThS. Đỗ Quí Hoàng
kinh nghiệm đối với Việt Nam
Chuyên đề 4: Pháp luật của một số quốc gia
Chuyên gia Vũ Ngọc Bình

4.

châu Á về quyền lập hội và kinh nghiệm đối
& ThS. Nguyễn Tiến Đức
với Việt Nam
Chuyên đề 5: Pháp luật Việt Nam về quyền

ThS. Ngô Thị Trang


5.
lập hội

& ThS. Lã Minh Trang

Chuyên đề 6: Thực tiễn bảo đảm quyền lập
hội và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
TS. Nguyễn Thị Xuân Sơn

6.
quả trong đảm bảo quyền lập hội tại Việt
Nam
Chuyên đề 7: Một số góp ý xoay quanh nội
7.

ThS. Nguyễn Hữu Phú
dung Dự thảo Luật về hội của Việt Nam


MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: BÁO CÁO TỔNG HỢP CỦA ĐỀ TÀI .............................. 5
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 5
I. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ................................................................................. 5
II. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài..................................................... 7
III. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 9
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 10
CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 12
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN LẬP HỘI .................................... 12
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của quyền lập hội ....................................... 12
1.2. Định nghĩa và đặc điểm của quyền lập hội ....................................................... 16

1.3. Mối quan hệ giữa quyền lập hội với các quyền dân sự, chính trị khác ............. 25
II. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN LẬP HỘI ........................................... 30
2.1. Nội dung các văn kiện pháp lý quốc tế phổ cập về quyền lập hội .................... 30
2.2. Các thiết chế quốc tế bảo vệ quyền lập hội ....................................................... 41
III. PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN LẬP HỘI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM.................................................................................. 54
3.1. Pháp luật về quyền lập hội của một số quốc gia trên thế giới ........................... 54
3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................... 61
IV. PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN LẬP HỘI CỦA VIỆT NAM .............................. 64
4.1. Sự hình thành và phát triển các quy định về quyền lập hội ở Việt Nam ........... 64
4.2. Chủ trương, chính sách của Đảng về hội và quyền lập hội ............................... 68
4.3. Quyền lập hội trong các bản Hiến pháp của Việt Nam .................................... 71
4.4. Quy định về quyền lập hội trong các văn bản pháp luật hiện hành ................... 75
4.5. Một số nhận xét về quy định hiện hành của Việt Nam về quyền lập hội .......... 80
V. QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ QUYỀN LẬP HỘI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ... 86
5.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hội của Việt Nam ...................................... 86
5.2. Một số giải pháp cụ thể ..................................................................................... 87

1


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG HỆ CHUYÊN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI………95
CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN LẬP HỘI .......... 96
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUYỀN LẬP HỘI 96
1.1. Khái lược lịch sử hình thành và phát triển của quyền con người ...................... 96
1.2. Sự hình thành và phát triển của quyền lập hội gắn với các quyền dân sự, chính
trị…………………………………………………………………………………...99
2. QUYỀN LẬP HỘI DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG
DÂN........................................................................................................................ 102

2.1. Quyền lập hội – một trong các quyền con người cơ bản ................................. 102
2.2. Quyền lập hội trong pháp luật quốc gia với tư cách là quyền công dân ......... 110
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUYỀN LẬP HỘI VỚI CÁC QUYỀN DÂN SỰ,
CHÍNH TRỊ KHÁC ............................................................................................. 114
3.1. Cơ sở của mối quan hệ giữa quyền lập hội với các quyền dân sự, chính trị
khác…………………………………………………………………….…………114
3.2. Nội dung của mối quan hệ giữa quyền lập hội với các quyền dân sự, chính trị
khác ......................................................................................................................... 115
CHUYÊN ĐỀ 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN LẬP HỘI................. 120
1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN LẬP HỘI ........... 121
1.1. Quyền thành lập và gia nhập hội .................................................................... 125
1.2. Quyền tự do hoạt động, điều hành hội và được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô lý...130
1.3. Các giới hạn đối với quyền tự do lập hội ........................................................ 132
2. CÁC THIẾT CHẾ QUỐC TẾ BẢO VỆ QUYỀN LẬP HỘI ....................... 136
2.1. Thiết chế trong khuôn khổ Liên hợp quốc ...................................................... 137
2.2. Thiết chế trong khuôn khổ ILO ....................................................................... 143
CHUYÊN ĐỀ 3: PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU ÂU, CHÂU
MỸ VỀ QUYỀN LẬP HỘI VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ....... 151
1. PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU ÂU VỀ QUYỀN LẬP HỘI
................................................................................................................................ 151
1.1. Pháp luật về quyền lập hội của Phần Lan ........................................................ 151
1.2. Pháp luật về quyền lập hội của Ba Lan ........................................................... 159
1.3. Pháp luật về quyền lập hội của Croatia ........................................................... 165

2


2. PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU MỸ VỀ QUYỀN LẬP HỘI
................................................................................................................................ 173
2.1. Pháp luật về quyền lập hội của Hoa Kỳ .......................................................... 173

2.2. Pháp luật về quyền lập hội của Mexico ........................................................... 178
3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ............................................... 181
CHUYÊN ĐỀ 4: PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á VỀ
QUYỀN LẬP HỘI VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ..................... 187
1. PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN LẬP HỘI CỦA CÁC NƯỚC ASEAN .............. 187
2. PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á KHÁC VỀ QUYỀN LẬP
HỘI ........................................................................................................................ 197
2.1. Pháp luật về quyền lập hội của Nhật Bản ........................................................ 197
2.2. Pháp luật về quyền lập hội của Trung Quốc ................................................... 205
3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ............................................... 213
CHUYÊN ĐỀ 5: QUYỀN LẬP HỘI TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT
NAM ....................................................................................................................... 217
1. SỰ HÌNH THÀNH HỘI VÀ QUYỀN LẬP HỘI Ở VIỆT NAM ................. 217
2. CƠ SỞ PHÁP LÝ GHI NHẬN QUYỀN LẬP HỘI Ở VIỆT NAM ............. 223
2.1. Quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng về hội và quyền lập hội ở Việt
Nam…………………………………………………………………………….…224
2.2. Quy định về quyền lập hội trong các bản Hiến pháp của Việt Nam .............. 229
2.3. Quy định của các văn bản pháp luật về quyền lập hội .................................... 238
3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN
LẬP HỘI Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 246
CHUYÊN ĐỀ 6: THỰC TIỄN BẢO ĐẢM QUYỀN LẬP HỘI VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG ĐẢM BẢO VÀ THI
HÀNH QUYỀN LẬP HỘI TẠI VIỆT NAM ..................................................... 253
1. CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN LẬP HỘI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
................................................................................................................................ 254
2. THỰC TIỄN ĐẢM BẢO QUYỀN LẬP HỘI Ở VIỆT NAM ...................... 261
2.1. Thực tiễn quản lý nhà nước về thành lập hội tại Việt Nam............................. 261
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước về hoạt động hội tại Việt Nam ........................... 265

3



3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ ĐẢM BẢO
QUYỀN LẬP HỘI TẠI VIỆT NAM .................................................................. 269
CHUYÊN ĐỀ 7: MỘT SỐ GÓP Ý XOAY QUANH DỰ THẢO LUẬT VỀ HỘI
CỦA VIỆT NAM .................................................................................................. 274
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG LUẬT VỀ HỘI ...................................... 274
2. QUY ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP HỘI .................................................................. 276
3. QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP HỘI ............................................... 281
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CỦA NHÀ NƯỚC .................... 284
5. QUY ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH CỦA HỘI ........................................................... 287
6. CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI ................................................. 289
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 291

4


PHẦN THỨ NHẤT: BÁO CÁO TỔNG HỢP CỦA ĐỀ TÀI
---------------------------------------------------------------------

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
I. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Cùng với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp…tự do lập
hội cũng là một trong những quyền dân sự, chính trị cơ bản của con người đã
được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế và pháp luật của các quốc
gia.
Tại Việt Nam, để đảm bảo quyền lập hội của công dân, ngay sau khi nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban
hành Sắc lệnh số 52 ngày 22 tháng 4 năm 1946 về hội và Sắc lệnh số
102/SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 về “Luật quy định quyền lập hội”;

Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản quy
định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Tính cho đến nay, Việt Nam cơ bản đã có một hệ thống các văn
bản dưới luật ghi nhận về quyền lập hội của người dân.
Hiện nay, các hội ở nước ta phát triển khá đa dạng với quy mô, phạm vi
và tính chất hoạt động khác nhau. Tính đến tháng 12/2014, cả nước có 52.565
hội, trong đó có 483 hội hoạt động trên phạm vi cả nước, 52.082 hội hoạt động
trên phạm vi địa phương. Đối với hội đặc thù thì số lượng là 8792 hội (28 hội
hoạt động trên phạm vi cả nước, 8764 hội hoạt động ở phạm vi địa phương)1.
Một số hội đã được xác định là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã
hội - nghề nghiệp và 10 hội được thành lập đảng đoàn để lãnh đạo hoạt động;
các hội còn lại được xác định là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nhân đạo.. Nhiều hội đã phát huy tốt vai trò tập hợp, đoàn kết
hội viên, có đóng góp tích cực vào việc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên. Tuy nhiên,

1

Tờ trình của Chính phủ trình quốc hội về Dự thảo Luật về Hội tháng 9/2015

5


đến nay qua tổng kết công tác quản lý nhà nước về hội và tình hình tổ chức,
hoạt động của hội cho thấy còn có những bất cập như: chưa có Luật điều chỉnh
về tổ chức và hoạt động của hội; vấn đề quản lý nhà nước về hội, thành viên
tham gia hội, vai trò của hội trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước...
Bên cạnh đó, việc các quy định về hội vẫn còn nằm rải rác trong các văn bản
pháp luật khác nhau cũng là một trở ngại đối với công tác quản lý của Nhà nước
về các hội ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế thế giới thay đổi, quá trình hội nhập
vào sân chơi toàn cầu của các quốc gia ngày càng sâu sắc cũng đặt ra những
thách thức mới cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy, khi
các hiệp định thương mại thế hệ mới, trong đó có siêu Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái BÌnh Dương (CPTPP) có hiệu lực, Việt Nam và các
quốc gia sẽ bắt đầu đón nhận những luồng gió mới về đầu tư và phát triển
thương mại mà Hiệp định này mang lại, tuy nhiên, một trong những thách thức
phải giải quyết chính là sự xuất hiện của các tổ chức/hội bên ngoài Công đoàn
Việt Nam. Điều này tạo ra không ít áp lực cho tổ chức đại diện người lao động
truyền thống của Việt Nam cũng như các quy định hiện hành về hội ở nước ta.
Chính vì vậy, rà soát các quy định về hội và xây dựng Luật về hội là một trong
những hoạt động quan trọng nhằm cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp,
đồng thời cũng là để Việt nam thực thi các cam kết của mình trong các văn kiện
quốc tế có liên quan.
Thực tế này đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu một cách tổng thể về
quyền lập hội trong pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia; đồng thời trên
cơ sở đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam, các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền lập hội để đề xuất những giải pháp
cho việc hoàn thiện pháp luật về quyền lập hội của Việt Nam nhằm thể chế hóa
đường lối, chủ trương của Đảng và cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013,
bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân, phát huy vai trò của hội và tăng
cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hội là cần thiết.

6


II. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Ở Việt Nam, hiện nay có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đề cập
đến vấn đề quyền lập hội như: Lã Khánh Tùng, Nghiêm Hoa, Vũ Công Giao
(Chủ biên), Hội và tự do hiệp hội – một cách tiếp cận dựa trên quyền, Nxb

Hồng Đức, 2015; PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên), Pháp luật về quyền
tự do lập hội, hội họp hòa bình trên thế giới và của Việt Nam, Nxb Hồng Đức,
2015; PGS. TS. Tào Thị Quyên, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Các quy định pháp luật về tổ chức xã hội của một số nước trên thế giới và giá
trị có thể thảm khảo đối với Việt Nam, Tạp chí Tổ chức Nhà nước tháng 8/2016;
TS. Ngô Hữu Phước, Quyền lập hội trong luật quốc tế và pháp luật một số
nước, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, ngày 18/11/2016; PGS.TS. Vũ Công Giao
(chủ biên), Bảo đảm quyền tự do lập hội theo Hiến pháp 2013 - lý luận và thực
tiễn, Nxb Hồng Đức, 2016; PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm, Góp ý về định hướng xây
dựng Luật về hội và một số vấn đề khác, Tạp chí Khoa học và pháp lý số tháng
2/2017; ThS. Nguyễn Văn Huệ, Chính sách, pháp luật về hội và những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện Dự thảo Luật về hội, Tạp chí Khoa
học và pháp lý số tháng 2/2017; TS. Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh, Luật
về hội – cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện quản lý nhà nước về hội, Tạp
chí Khoa học và pháp lý số tháng 2/2017; TS. Phan Nhật Thanh, Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng của Dự thảo Luật về Hội, Tạp chí Khoa học và
pháp lý số tháng 2/2017; ThS. Nguyễn Tú Anh, Bàn về nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của hội trong Dự thảo Luật về hội, Tạp chí Khoa học và pháp lý số
tháng 2/2017; PGS.TS. Nguyễn Văn Vân, Quy chế pháp lý về tài chính, tài sản
của hội trong Dự thảo Luật về Hội, Tạp chí Khoa học và pháp lý số tháng
2/2017; TS. Đỗ Minh Khôi, Địa vị pháp lý của hội trong hoạt động xây dựng
pháp luật, Tạp chí Khoa học và pháp lý số tháng 2/2017; TS. Lê Minh Hùng,
Bàn về quyền và nghĩa vụ của hội có đăng ký trong Dự thảo Luật về hội, Tạp
chí Khoa học và pháp lý số tháng 2/2017…Ngoài ra, vấn đề về quyền lập hội
cũng đã trở thành chủ đề nghiên cứu, trao đổi của một số hội thảo được tổ chức
bởi các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của các công trình

7



kể trên chủ yếu tập trung vào khai thác những khía cạnh riêng lẻ liên quan đến
quyền lập hội như quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật các quốc gia về
quyền lập hội, cơ chế bảo đảm quyền lập hội…
Ở nước ngoài, vấn đề hội và quyền lập hội, cơ chế đảm bảo quyền lập
hội cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới. Đã có
khá nhiều công trình nghiên cứu (chủ yếu là các bài viết tạp chí) về các khía
cạnh khác nhau của quyền lập hội như: Alan Bogg, Freedom of Association,
University of Oxford, 2015; Leon E. Irish & Karla W. Simon, Freedom of
Association: Recent Developments Regarding the “Neglected Right”, the
American Society of International Law Human Rights Interest Group
Newsletter, Volume 9, No. 1 and 2, p.37, 2015; Craig D Bavis, The Freedom
of Association: The Emerging Right to Strike Consensus in International and
Domestic Labour Law, Victory Square Law Office, July 17, 2015; Lee
SWEPSTON, Human rights law and freedom of association: Development
through ILO supervision, International Labor Review, Vol 137 (1998), No.2;
Thomas I. Emerson, Freedom of Association and Freedom of Expression, The
Yale Law Journal, Vol 74, 1964…
Nhìn chung, nghiên cứu các công trình trên có thể rút ra một số nhận xét:
Thứ nhất, nhìn chung, đã có những nghiên cứu bước đầu khá cụ thể về
các quy định liên quan đến hội và quyền lập hội trong pháp luật quốc tế và pháp
luật quốc gia. Những kết quả nghiên cứu này rất hữu ích, cần được kế thừa và
tiếp tục làm sâu sắc hơn. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, chưa có công trình nào dưới
dạng đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tổng thể cả góc độ lý luận, pháp lý và
thực tiễn về quyền lập hội trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài chỉ làm rõ quyền
lập hội trong lĩnh vực lao động, chứ chưa đi vào nghiên cứu rõ mối quan hệ
giữa quyền lập hội với các quyền dân sự- chính trị khác như quyền tự do hội
họp, quyền tự do biểu đạt, ngôn luận…
Thứ ba, việc xây dựng pháp luật nói chung và quy định về quyền lập hội
nói riêng cần tính đến yếu tố đặc thù về kinh tế - văn hóa và truyền thống pháp


8


luật của các quốc gia, chính vì vậy khi đề xuất những kinh nghiệm của các nước
cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội của Việt Nam cần lưu ý đến
những đặc thù này để đảm bảo tính hợp lý, khả thi.
Thứ tư, các đề xuất hoàn thiện pháp luật về quyền lập hội của Việt Nam
còn dàn trải, nhiều quan điểm.
III. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài hướng tới một số mục tiêu cơ bản sau:
- Thứ nhất, cung cấp những kiến thức lý luận về quyền lập hội.
- Thứ hai, làm rõ những quy định về quyền lập hội và đảm bảo quyền lập
hội trong pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
- Thứ ba, nghiên cứu, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền lập hội tại Việt
Nam trên các phương diện
- Thứ tư, cung cấp nguồn học liệu cho sinh viên, học viên đang theo học
tại trường hoặc những người làm công tác nghiên cứu về các vấn đề của quyền
con người nói chung và quyền lập hội nói riêng.
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền lập hội, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập
và mở cửa như hiện nay; đồng thời tiếp cận về quyền lập hội dưới góc độ tính
phổ biến, đặc thù của quyền con người.
Để thực hiện những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, Đề tài sẽ
được tiếp cận theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin. Đối với từng
nội dung cụ thể, đề tài sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học
khác nhau như: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp lịch sử, phương
pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp

so sánh luật học, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải
pháp cụ thể và khả thi. Trong đó:

9


- Phương pháp phân tích, thống kê, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực
tiễn là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chuyên đề của đề
tài.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành
và phát triển của quyền lập hội trong hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật
Việt Nam.
- Phương pháp hệ thống được sử dụng để xâu chuỗi và tìm ra sự nhất quán
giữa các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến quyền lập hội. Qua
đó, đề tài đánh giá, kiến nghị một cách hệ thống và toàn diện các giải pháp hoàn
thiện pháp luật và tăng cường bảo đảm quyền lập hội cho người dân.
- Phương pháp so sánh: Đây cũng là một phương pháp quan trọng nhằm
phân tích và đối chiếu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
về quyền lập hội; ngoài ra phương pháp này cũng được sử dụng hiệu quả trong
việc so sánh các quy định về quyền lập hội của các quốc gia khác với Việt Nam
nhằm đưa ra những đánh giá, bình luận cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về vấn đề nghiên cứu…
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, ngoài những vấn
đề lý luận chung về quyền con người và quyền lập hội, nhóm tác giả sẽ đi vào
nghiên cứu các quy định về quyền lập hội trong các điều ước đa phương phổ
cập về quyền con người, liên hệ pháp luật một số quốc gia và rút ra một số kinh
nghiệm cho việc hoàn thiện khung pháp lý về quyền lập hội ở Việt Nam.
Với phạm vi này, nhóm tác giả sẽ không đi sâu nghiên cứu về quyền lập
hội trong các điều ước tế khu vực và song phương, đặc biệt là quy định trong

các hiệp định thương mại thế hệ mới (ví dụ: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)).
VI. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, những vấn đề pháp lý và thực tiễn được nêu ra trong đề tài có ý
nghĩa khoa học và là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong quá
trình xây dựng các chủ trương, chính sách về vấn đề quyền lập hội, góp phần

10


thể chế hóa và củng cố hơn nữa quan điểm nhất quán của Nhà nước ta về vấn
đề quyền lập hội, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
như hiện nay.
Thứ hai, những đề xuất được nêu ra trong đề tài là những đóng góp khoa
học thiết thực phục vụ quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền lập
hội và tiến trình chỉnh sửa Dự thảo Luật về hội.
Thứ ba, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tham khảo hữu ích
cho các cơ quan, các chuyên gia trong việc bổ sung vào báo cáo quốc gia về
quyền con người mà Việt Nam sẽ phải đệ trình lên Hội đồng nhân quyền Liên
hợp quốc năm 2017 - 2018.
Thứ tư, cung cấp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy của
giảng viên và sinh viên trong Trường Đại học Luật Hà Nội, các cơ sở đào tạo,
viện nghiên cứu cũng như các cá nhân, tổ chức có quan tâm.

11


CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
------------------------------------------------------------I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN LẬP HỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của quyền lập hội

1.1.1. Sự phát triển của quyền lập hội với tư cách là một trong các quyền
dân sự, chính trị cơ bản của con người
Hội nói chung và quyền lập hội nói riêng xuất phát từ những nhu cầu,
đặc tính tự nhiên và cơ bản của con người.2 Bản tính của đời sống nhân loại
không phải nằm ở sự tách biệt như thường gặp ở một số loài động vật mà luôn
có xu hướng quần cư, liên kết. Một trong những nhu cầu cơ bản của con người
theo Maslow là cảm giác được thuộc về (sense of belonging). 3 Vì vậy, xu
hướng liên kết dựa trên những đặc tính gần gũi của con người là điều mang tính
phổ biến và luôn được bắt gặp ở bất kỳ cộng đồng cư dân nào.
Từ thời sơ khai, con người đã biết tụ họp và hình thành nên các cộng
động nguyên thuỷ như thị tộc, bộ lạc. Plato đã mô tả một vài “câu lạc bộ” là
nơi các thị dân Hy Lạp lui tới để thưởng thức nghệ thuật, nghe giảng về thiên
văn học và khoa học.4 Dưới thời Đế chế La Mã, các đoàn hội phải xin phép
chính quyền để thành lập và hoạt động; nếu không có thể bị trừng phạt về mặt
hình sự. Sau này, sự trỗi dậy của phong trào đấu tranh vì quyền con người đã
củng cố hơn vị trí của quyền lập hội (hay hiệp hội). Điều này cho thấy lập hội
là nhu cầu tự nhiên và tất yếu của con người trong một xã hội, nó được hình
thành khá sớm và thuộc thế hệ quyền con người thứ nhất – thế hệ quyền dân
sự, chính trị. Cùng với quyền lập hội, thế hệ này bao gồm các quyền và tự do
cá nhân, tiêu biểu như quyền sống, quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo tín
ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền được bầu cử, ứng cử, quyền được xét xử công
bằng… Các quyền này gắn liền với tự do cá nhân – một phạm trù mà ở góc độ
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2012), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con
người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3
Theo tháp nhu cầu của Maslow, lần đầu tiên được công bố tại A.H. Maslov (1943), “A Theory of Human
Motivation”, Psychological Review 50 (1943):370-96
4
Plato, Protagoras, trong Roderick Long, Civil Society in Ancient Greece: The Case of Athens.
2


12


nhất định, mang tính đối trọng với phạm trù quyền lực của Nhà nước. Mục đích
của thế hệ quyền này về cơ bản là để hạn chế, ngăn chặn sự lạm quyền và sự
tùy tiện xâm hại đến cuộc sống tự do của cá nhân con người từ phía các quan
chức và cơ quan Nhà nước.
Cùng với hệ thống quyền con người nói chung, các quyền dân sự, chính
trị (trong đó có quyền lập hội) được chính thức pháp điển hóa trong luật quốc
tế kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt với việc Liên hợp quốc
thông qua Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người vào năm 1948 và Công
ước về các quyền dân sự, chính trị vào năm 1966. Điều 20 Tuyên ngôn quy
định: “Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính chất hoà bình. Không
ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn”. Ngoài ra, trong bản Tuyên ngôn
này, quyền lập hội cũng đã được quy định gắn kết với quyền tự do hội họp như
một thể thống nhất. Cũng trong năm 1948, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã
thông qua Công ước số 87 về tự do lập hội và bảo vệ quyền lập hội. Công ước
số này một lần nữa khẳng định quyền lập hội với tư cách là một trong những
quyền dân sự, chính trị không thể thiếu của mỗi cá nhân, cụ thể là của người
lao động và người sử dụng lao động, đồng thời các quốc gia có trách nhiệm
phải bảo đảm các quyền đó của công dân5.
Phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn bảo đảm và thúc đẩy các quyền
con người, trong đó có quyền lập hội, đến Công ước về quyền dân sự, chính trị
năm 1966, quyền lập hội đã được quy định tách riêng tại Điều 22: “Mọi người
có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các
công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các
quyền dân sự, chính trị là trọng tâm trong cuộc vận động về quyền con người
của các nước tư bản chủ nghĩa. Điều này bắt nguồn từ thực tế là một số quyền
dân sự, chính trị, trong đó có quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự


Điều 2 Công ước số 87 quy định: “Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ
hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự
lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó”. Nguồn
truy cập ngày 5/8/2018.
5

13


do tín ngưỡng, tôn giáo... từ lâu đã được coi là những giá trị nền tảng, bất khả
xâm phạm trong đời sống và nền văn hóa ở các nước tư bản6. Tuy nhiên, điều
này không có nghĩa là các nước xã hội chủ nghĩa phản đối và phủ nhận các
quyền dân sự, chính trị. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, quyền dân sự, chính trị
cùng với quyền kinh tế, xã hội, văn hoá được bảo đảm và tôn trọng như nhau.
Cho đến hiện nay, quyền lập hội vẫn tiếp tục được ghi nhận và bảo đảm
thực hiện. Khác với tính chất ban đầu chỉ là quyền của từng cá nhân riêng lẻ,
quyền lập hội phát triển và dần đã trở thành không chỉ là quyền cá nhân mà còn
là quyền của nhóm người có chung mục đích, ý tưởng, nghề nghiệp, sở thích,
quan điểm chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng…
1.1.2. Sự phát triển của quyền lập hội với tư cách là một trong các quyền
cơ bản của công dân trong hệ thống pháp luật quốc gia
Ở cấp độ quốc gia, ngoài việc được thừa nhận như là một quyền con người
cơ bản, quyền lập hội còn được quy định là một trong các quyền của công dân
với hai xu hướng, đó là:
(i) Xu hướng thứ nhất, quyền lập hội được quy định chỉ dành cho những
người mang quốc tịch quốc gia với tư cách là quyền công dân chứ không dành
cho tất cả các cá nhân cư trú trên lãnh thổ quốc gia. Chẳng hạn, Điều 25 Hiến
pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các

quyền này do pháp luật quy định”. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 2 Nghị định số
45/2010/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam quy định về tổ chức, hoạt động và
quản lý hội cũng giải thích: “Hội ... được hiểu là tổ chức tự nguyện của công
dân, tổ chức Việt Nam…”
(ii) Xu hướng thứ hai, quyền lập hội được quy định dành cho tất cả các cá
nhân cư trú trên lãnh thổ quốc gia không phân biệt cá nhân đó là công dân quốc
gia hay người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Chẳng hạn, Điều 30 Hiến
pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định: “Mọi người đều có quyền lập hội, bao

6

Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Sđd, tr. 70.

14


gồm cả quyền gia nhập công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình…”7. Hay Điều 64
Hiến pháp Thái Lan năm 2007 quy định: “Mọi người được tự do liên kết và hình
thành hiệp hội, liên minh, nghiệp đoàn… hoặc bất kỳ nhóm nào khác”8 . Trong
những trường hợp này, đối với công dân của quốc gia, quyền lập hội là quyền
công dân; còn đối với các cá nhân khác quyền lập hội là quyền con người.
Mặc dù có những cách quy định khác nhau, nhưng điều đó không có nghĩa
là quyền lập hội với tư cách là quyền con người hoàn toàn độc lập với quyền lập
hội với tư cách là quyền công dân (kể cả khi pháp luật quốc gia quy định quyền
lập hội chỉ dành cho công dân quốc gia). Trước hết, quyền lập hội với tư cách là
quyền công dân chính là quyền con người trong một xã hội cụ thể với một hệ
thống pháp luật cụ thể do Nhà nước thừa nhận và quy định. Mỗi cá nhân công
dân khi thực hiện quyền lập hội, đồng thời là chủ thể của hai loại quyền: quyền
con người và quyền công dân. Hơn nữa, quyền lập hội với tư cách là quyền con
người đã trở thành những chuẩn mực pháp lý quốc tế được ghi nhận trong các

điều ước quốc tế về quyền con người. Các điều ước quốc tế này xác lập các
nghĩa vụ khá cụ thể với quốc gia thành viên, trong đó có nghĩa vụ xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về quyền con người, quyền công dân
phù hợp với quy định của điều ước quốc tế. Xuất phát từ sự tận tâm thiện chí
thực hiện điều ước quốc tế, quốc gia thành viên sẽ chuyển hóa nội dung các
chuẩn mực pháp lý quốc tế về quyền con người (trong đó có quyền lập hội) vào
hệ thống pháp luật quốc gia và thể hiện trước tiên thông qua các quyền công
dân mà quốc gia dành cho những người mang quốc tịch nước mình, sau đó là
những quyền của người nước ngoài hoặc người không quốc tịch đang sinh sống
trên lãnh thổ quốc gia đó. Quốc gia luôn phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm
và thực hiện các quyền này, dù nó là quyền chỉ dành cho công dân quốc gia hay
quyền dành cho tất cả các cá nhân cư trú trên lãnh thổ quốc gia. Chính điều này

7

The Constitution of The Russian Federation. Nguồn truy
cập 10/8/2018
8
Constitution of the Kingdom of Thailand 2007. Nguồn />truy cập 10/8/2018

15


đã tạo ra sự gắn kết dù quyền lập hội được tiếp cận dưới góc độ quyền con
người hay được tiếp cận dưới góc độ quyền công dân.
Sự gắn kết giữa quyền con người và quyền công dân cùng với cách tiếp
cận quyền lập hội là quyền con người tự nhiên, vốn có và khách quan đặt ra
vấn đề là nếu quy định quyền lập hội chỉ dành cho cá nhân công dân (như cách
quy định hiện nay của Việt Nam) đã thực sự phù hợp? Có thể nói việc quy định
đối tượng áp dụng của hội chỉ là “công dân”, loại bỏ đối tượng “cá nhân người

nước ngoài” là chưa phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về quyền con người,
đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Việc quy định quyền
lập hội chỉ dành cho công dân đã ngăn cản người nước ngoài tham gia và thành
lập hội trên lãnh thổ quốc gia. Điều này trước hết ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân
trong việc thụ hưởng quyền lập hội. Các cá nhân này chỉ có thể trở thành hội
viên liên kết, hội viên danh dự (không phải là hội viên chính thức) của các hội
thành lập trên lãnh thổ quốc gia với các quyền bị hạn chế (không được tham
gia biểu quyết, không được bầu cử, ứng cử vào ban lãnh đạo, ban kiểm tra
hội…). Ngoài ra, thực tiễn đã cho thấy, trong một số trường hợp lợi ích của
quốc gia cũng có thể bị ảnh hưởng. Ví dụ, trường hợp các nhà đầu tư nước
ngoài trong ngành kho vận vẫn chưa thể là hội viên chính thức của Hiệp hội
Giao nhận kho vận Việt Nam, cho dù trong lĩnh vực logistic, các nhà đầu tư
nước ngoài đảm nhận một vai trò rất lớn9.
1.2. Định nghĩa và đặc điểm của quyền lập hội
1.2.1.Định nghĩa hội và quyền lập hội
Trong tiếng Anh, “hội” thường được thể hiện qua hai thuật ngữ là
Association và Society. Trong đó, “Association” là một dạng thức liên kết của
các cá nhân có chia sẻ cùng một mục đích, làm cùng một loại hình công việc...10;
còn “Society” là từ để chỉ một cộng đồng có tổ chức, tại đây mối liên hệ, liên

Nguyễn Văn Quân, Khái niệm về hội trong pháp luật Cộng hoà Pháp và góp ý hoàn thiện khái niệm về hội
của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử. Nguồn
truy cập ngày 10/8/2018
10
Dictionary of Contemporary English (2009), New edition for Advanced learners, Pearson Longman, p. 88
9

16



kết giữa các thành viên đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Sự liên kết này không
đơn giản dựa trên tiêu chí mục đích, sở thích chung, mà còn có thể là những
đặc điểm văn hoá, tôn giáo, văn hoá tương đồng. Cả hai khái niệm này đều có
từ gốc Latin là socius/socielis, hàm ý là sự liên hệ, giao lưu, đồng hành giữa
con người với nhau trong đời sống.11
Trong Từ điển tiếng Việt, danh từ “hội” có hai nghĩa gần nhau dùng để
chỉ: (i) cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người tham dự, theo phong tục
hoặc nhân dịp đặc biệt; hoặc (ii) tổ chức quần chúng rộng rãi của những người
cùng chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt động12. Hay trong Từ
điển hành chính của tác giả Tô Tử Hạ thì“Hội là tổ chức tự nguyện của các
công dân, tổ chức cùng ngành nghề, cùng giới, cùng sở thích,.. tập hợp lại
nhằm đáp ứng nguyện vọng, lợi ích chính đáng của hội viên, không vì mục
đích vụ lợi.”13 Bên cạnh đó, Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 2) cũng đưa ra
một định nghĩa khác về “hội” như sau: “Hội là tổ chức của những người cùng
nghề nghiệp hay cùng chính kiến, tự nguyện và tập hợp lại để tiến hành các
hoạt động kinh tế như buôn bán, sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động văn
hóa, xã hội, hay cũng có thể là chính trị được thành lập theo thể thức do pháp
luật quy định. Hội có điều lệ, quy định tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức hoạt
động.”14
Dưới góc độ pháp lý quốc tế, định nghĩa về “hội” cũng đã được quan tâm
nghiên cứu. Trong Báo cáo A/HRC/20/27 của Báo cáo viên đặc biệt về quyền
tự do hội họp hoà bình và hiệp hội Maina Kiai gửi Hội đồng nhân quyền Liên
hợp quốc năm 2012 thì “hội” được hiểu là bất kỳ nhóm cá nhân hoặc thực thể
pháp lý nào liên kết với nhau để cùng nhau hành động, bày tỏ, thúc đẩy, theo
đuổi hoặc bảo vệ một lĩnh vực quan tâm chung15. Một số loại hội điển hình bao
Lã Khánh Tùng, Nghiêm Xuân Hoa, Vũ Công Giao, Hội và Tự do hiệp hội: Một cách tiếp cận dựa trên
quyền (NXB Hồng Đức, 2015), tr. 11.
12
Trung tâm từ điển học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội, tr.592.
13

Tô Tử Hạ (2008), Từ điển hành chính, Nxb. Lao động-xã hội, Hà Nội, tr. 129.
14
Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), (tập 2), Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002, tr. 363.
15
Report of the Special Rapporteur on the Rights to Freedom of Peaceful Assembly and of Association,
Maina Kiai (A/ HRC/20/27), p.13, para 51. Nguồn
/>2, truy cập ngày 3/8/2018.
11

17


gồm tổ chức xã hội dân sự, câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ chức phi chính phủ, tổ
chức tôn giáo, đảng phái chính trị, công đoàn, tổ chức và hiệp hội trực tuyến16.
Thuật ngữ “tự do lập hội” (freedom of association ) cũng được đề cập trong văn
bản A/59/401 của Đại diện đặc biệt Tổng thư ký Liên hợp quốc về những người
bảo vệ nhân quyền, theo đó: Tự do lập hội liên quan đến quyền của các cá nhân
được tương tác và tổ chức với nhau để cùng nhau bày tỏ, thúc đẩy, theo đuổi
hoặc bảo vệ lĩnh vực quan tâm chung17.
Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization – ILO)
cũng đã đưa ra định nghĩa về quyền tự do lập hội (freedom of associations) là
quyền của người lao động và người sử dụng lao động được thành lập và tham
gia vào các tổ chức mà họ lựa chọn, đây là quyền không thể tách rời của một
xã hội tự do và cởi mở18.
Tại Việt Nam, định nghĩa “hội“ cũng đã được đề cập đến ngay trong
những văn bản đầu tiên của nước ta, theo đó Sắc lệnh số 52/SL ngày 22/4/1946
về thể thức xin lập hội của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
tại Điều 1 đã nêu: “Hội là một đoàn thể có tính cách vĩnh cửu gồm hai hoặc
nhiều người giao ước hiệp lực mà hành động để đạt mục đích chung; mục đích
ấy không phải để chia lợi tức” 19 . Ngoài ra, Sắc luật 038-TT/SLU ngày

22/12/1972 (Việt Nam Cộng hoà ban hành), sửa đổi Dụ số 10 ngày 6/8/1950
quy định thể lệ lập hội (ban hành dưới chế độ Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại),
Điều 1 đưa ra một định nghĩa về hội như sau: “Hội là giao ước của nhiều người
thỏa thuận góp kiến thức hay hoạt động liên tục để theo đuổi mục đích thuộc
các lãnh vực tôn giáo, tế tự, từ thiện, văn hóa, giáo dục, xã hội, khoa học, mỹ
thuật, giải trí, đồng nghiệp tương tế, ái hữu, thanh niên và thể dục, thể thao
không có tính cách chính trị, thương mại hoặc phân chia lợi tức. Hội do các
16

Report of the Special Rapporteur on the Rights to Freedom of Peaceful Assembly and of Association, Maina
Kiai (A/ HRC/20/27), p.13, para 52.
17
Report of the Special Representative of the Secretary-General on Human Rights Defenders, (A/59/401),
p.12,
para.
46.
Nguồn />truy cập ngày 3/8/2018
18
Freedom of association, truy cập ngày 20/4/2018.
19
Nguồn />
18


nguyên tắc tổng quát của luật pháp chi phối, nhất là luật về khế ước và nghĩa
vụ”20. Từ những quy định này, chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng rõ nét của
Luật về hội năm 1901 của Pháp trong pháp luật về hội của Việt Nam thời kỳ
này. Điều này có thể dễ dàng giải thích bởi ảnh hưởng về mặt học thuật và tư
tưởng pháp lý của người Pháp đối với những người chấp bút lên các văn bản
pháp lý đầu tiên về hội ở Việt Nam. Theo Điều 1 Luật về hội năm 1901 của

Pháp thì Hội là giao kết hai hoặc nhiều người cùng đóng góp, bằng kiến thức
và sinh hoạt thường xuyên, vào việc thực hiện một mục đích không phải là mục
đích để chia lời21.
Hiện nay, quan điểm về hội được quy định cụ thể trong Nghị định số
45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội,
theo đó, hội được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam
cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn
kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả,
góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và
hoạt động theo pháp luật22. Hội có các tên gọi khác nhau như: Hội, liên hiệp
hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên
gọi khác theo quy định của pháp luật23.
Như vậy, với cách hiểu chung nhất thì quyền lập hội có thể hiểu là quyền
tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được thành lập hoặc tham gia
một nhóm người có cùng chí hướng để cùng nhau bày tỏ, thúc đẩy, theo đuổi
hoặc bảo vệ lĩnh vực quan tâm chung.
Quyền lập hội bao gồm cả quyền của một cá nhân tham gia hoặc rời khỏi
nhóm một cách tự nguyện, quyền của nhóm thực hiện hành động tập thể để
Sắc luật số 038-TT/SLU ngày 22/12/1972 sửa đổi một số điều khoản của Dụ số 10 ngày 6/8/1950 quy định
thể lệ lập hội, Quy pháp vựng tập, Quyển XV, Sở Công báo ấn hành, 1972.
21
Nguyễn Văn Quân, Khái niệm về hội trong pháp luật Cộng hoà Pháp và góp ý hoàn thiện khái niệm về hội
của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử. Nguồn
truy cập ngày 10/8/2018
22
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
23
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
20


19


theo đuổi quyền lợi của các thành viên và quyền liên kết để chấp nhận hoặc từ
chối tư cách thành viên dựa trên các tiêu chí nhất định. Quyền lập hội ghi nhận
khả năng của một cá nhân tập hợp với các cá nhân khác để cùng nhau bày tỏ,
thúc đẩy, theo đuổi hoặc bảo vệ lĩnh vực quan tâm chung. Ngoài ra, quyền lập
hội còn bao gồm cả quyền tham gia công đoàn, tham gia tự do ngôn luận hoặc
tham gia vào các cuộc tranh luận xã hội, các đảng phái chính trị, hoặc bất kỳ
câu lạc bộ hoặc hiệp hội nào khác, bao gồm các giáo phái và tổ chức tôn giáo.
Nó được liên kết chặt chẽ với quyền tự do hội họp và các quyền dân sự, chính
trị khác.
1.2.2. Đặc điểm của quyền lập hội
Là một trong những quyền dân sự, chính trị nên quyền lập hội cũng mang
đặc điểm của quyền con người nói chung và nhóm quyền dân sự, chính trị nói
riêng, bao gồm:
Thứ nhất, quyền lập hội vừa có tính phổ biến vừa có tính đặc thù. Tất cả
mọi người, không phân biệt màu da, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi, thành
phần xuất thân cũng như chế độ xã hội hoặc truyền thống văn hóa đều được
hưởng các quyền con người cơ bản trong đó có quyền lập hội. Tuy nhiên, sự
bình đẳng, không phân biệt đối xử không có nghĩa là cào bằng mức độ thụ
hưởng các quyền. Mọi người đều có quyền lập hội nhưng mức độ thụ hưởng
quyền có sự khác biệt giữa các cá nhân phụ thuộc vào đặc thù, năng lực của
từng người, cũng như vào hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… mà
người đó đang sống. Xét về đặc thù và năng lực của cá nhân, cá nhân chỉ có thể
thành lập hội mới, gia nhập các hội có sẵn, và điều hành hội24 khi đã ở một độ
tuổi nhất định, có nhận thức về đời sống xã hội và tự chịu trách nhiệm về hành
vi của mình. Ngoài ra, hoàn cảnh chính trị, truyền thống văn hóa xã hội ở nơi
mà cá nhân đang sống cũng tác động đến quyền lập hội và tạo nên những sắc


Ủy ban Nhân quyền (HRC) hiện chưa có bình luận chung nào đề cập đến nội dung Điều 22 ICCPR quy định
về quyền lập hội. Tuy nhiên, từ nội dung của nó, có thể thấy quyền này bao gồm cả ba khía cạnh: (i) lập ra các
hội mới, (ii) gia nhập các hội đã có sẵn, và (iii) điều hành các hội, bao gồm cả việc tìm kiếm, huy động các
nguồn kinh phí cho hoạt động. Xem thêm: Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2009), Giáo trình Lý luận và
pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 241.
24

20


thái riêng trong việc thực hiện quyền lập hội. Do đó, việc ghi nhận và bảo đảm
quyền lập hội cần tính đến những điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh
tế, xã hội, các giá trị văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi
quốc gia và khu vực.
Thứ hai, quyền lập hội có tính cá nhân và không thể chuyển nhượng. Về
nguyên tắc quyền lập hội là quyền của cá nhân và gắn liền với mỗi cá nhân.
Cá nhân bằng chính hành vi của mình để thực hiện quyền lập hội. Khi các cá
nhân cùng nhau thực hiện quyền lập hội thì quyền này sẽ trở thành quyền
chung của nhóm. Quyền lập hội không thể mang ra mua bán, trao đổi, chuyển
nhượng cũng không thể tuỳ tiện bị tước bỏ hay hạn chế bởi bất kỳ chủ thể nào,
kể cả các cơ quan hay quan chức Nhà nước. Tuy nhiên, tính cá nhân, không
thể chuyển nhượng, không thể bị tước bỏ của quyền lập hội không có nghĩa là
Nhà nước không được quy định những trường hợp đặc biệt, khi cá nhân có
hành vi gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác hoặc ảnh hưởng đến lợi ích
chung của cộng đồng, cá nhân có thể bị hạn chế thụ hưởng quyền lập hội, thậm
chí phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Thứ ba, quyền lập hội được ghi nhận và bảo đảm bởi pháp luật quốc gia
và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Cũng như các quyền con người khác, quyền
lập hội vừa là quyền có tính “tự nhiên, vốn có” vừa là quyền có tính “pháp lý”.

Là quyền có tính “tự nhiên, vốn có”, quyền lập hội dành cho tất cả mọi người,
không phân biệt quốc tịch, nơi cư trú, giới tính, nguồn gốc quốc gia hay dân
tộc, mầu da, tôn giáo, ngôn ngữ ... Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng
quyền lập hội mà không có sự phân biệt đối xử. Tuy nhiên, quyền lập hội của
cá nhân chỉ có thể được bảo đảm và hiện thực hoá nếu nó được ghi nhận và bảo
đảm bởi các quy định của pháp luật, bao gồm cả pháp luật quốc gia và pháp
luật quốc tế. Điều này thể hiện tính “pháp lý” của quyền lập hội giống như các
quyền con người khác.
Trên phương diện pháp lý quốc tế, quyền lập hội được ghi nhận trong
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (Điều 20): “Ai cũng có quyền tự do
hội họp và lập hội có tính cách hoà bình. Không ai bị bắt buộc phải gia nhập

21


một hội đoàn”; Công ước về quyền dân sự, chính trị (Điều 22): “Mọi người có
quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các
công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”; Công ước về chống phân biệt đối xử
với phụ nữ (Điều 7): “Các quốc gia thành viên Công ước phải tiến hành tất cả
các biện pháp thích hợp nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
trong đời sống chính trị và công cộng của đất nước, cụ thể, phải đảm bảo cho
phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, các quyền: … Tham gia các tổ chức
và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công cộng và chính trị của
đất nước”… Các văn kiện pháp lý quốc tế không chỉ ghi nhận mà còn hình
thành cơ chế bảo đảm và thúc đẩy các quyền ghi nhận trong các văn kiện đó,
bao gồm cả quyền lập hội. Quyền lập hội và cơ chế bảo đảm quyền lập hội ở
cấp độ quốc gia cũng được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia, trước
tiên phải kể đến các quốc gia là thành viên của các văn kiện pháp lý quốc tế
nêu trên.
Thứ tư, cùng với các quyền dân sự, chính trị khác, quyền lập hội được

hình thành sớm hơn so với các quyền con người trong những lĩnh vực kinh tế,
văn hoá và xã hội. Trong lịch sử phát triển của quyền con người, quyền lập hội
trong nhóm quyền dân sự chính trị thuộc thế hệ quyền con người đầu tiên. Các
quyền này gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu vào thế kỷ XVII,
XVIII nhằm lật đổ chế độ phong kiến, xác lập và khẳng định những quyền vốn
thuộc về tự do cá nhân đã bị chế độ phong kiến kìm hãm. Từ những nội dung
đầu tiên của quyền công dân được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của các
Nhà nước tư sản, quyền lập hội được chính thức pháp điển hoá trong Luật quốc
tế kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai với việc thông qua hai văn kiện có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng là Tuyên ngôn toàn thế giới về vấn đề nhân quyền
(UDHR) và Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị (ICCPR).
Thứ năm, việc tôn trọng, bảo đảm và thực hiện quyền lập hội không phụ
thuộc nhiều vào nguồn lực vật chất đảm bảo và ít bị ảnh hưởng bởi trình độ
phát triển kinh tế của quốc gia. Để tôn trọng, bảo đảm và thực hiện quyền lập
hội, không đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư nhiều nguồn lực vật chất, cơ sở hạ

22


×