Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.47 MB, 223 trang )

BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG

BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015

Chủ nhiệm đề tài : TS. Trần Phƣơng Thảo
Thƣ ký đề tài : GV. Phan Thanh Dƣơng

HÀ NỘI - 2017


Danh sách những ngƣời thực hiện đề tài

Họ và tên

Nơi công tác

Nội dung viết

1.

TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề 5

2.

TS. BÙI THỊ HUYỀN



Trƣờng Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề 3

3.

TS. TRẦN PHƢƠNG THẢO

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề 1,4

4.

PGS.TS. TRẦN ANH TUẤN

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề 2


Bảng chữ viết tắt
BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLTTDS năm 2011

: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm
2011)

BLTTDS năm 2015

: BLTTDS năm 2015


HĐXX

: Hội đồng xét xử

HĐTPTANDTC

: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

LHNGĐ

: Luật hôn nhân và gia đình

LTCTAND

: Luật tổ chức Tòa án nhân dân

LTCVKSND

: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

Nghị
quyết
số : Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm
06/2012/NQ-HĐTP 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hƣớng dẫn thi hành một số quy định về “Thủ tục giải quyết
vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS đã
đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của BLTTDS năm 2011
Nghị
quyết

số : Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của
04/2016/NQ-HĐTP HĐTPTANDTC hƣớng dẫn thi hành về gửi, nhận đơn khởi
kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản
tố tụng bằng phƣơng tiện điện tử
TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

TTDS

: Tố tụng dân sự

VADS

: Vụ án dân sự

VDS

: Việc dân sự

VVDS

: Vụ việc dân sự

VKS


: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

: Viện kiểm sát nhân dân tối cao


MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT

BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3


1.3. Mục đích nghiên cứu

5

1.4. Nội dung nghiên cứu

6

1.5. Phạm vi nghiên cứu

7

1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu

7

2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN

9
9

CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời

9

2.1.2. Ý nghĩa của BPKCTT

17


2.1.3. Các yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng pháp luật về biện pháp

19

khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trong tố tụng dân sự
2.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN

30

SỰ VIỆT NAM 2015 VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG
2.2.1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời và thực tiễn áp dụng

30


2.2.3. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và

54

thực tiễn áp dụng
2.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN BỘ LUẬT TỐ TỤNG

59

DÂN SỰ VIỆT NAM 2015 VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
2.3.1. Sửa đổi tên của Chƣơng VIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

59


2.3.2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

60

về các biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể và điều kiện áp dụng
2.3.3. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự

71

2015 về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
2.3.4. Sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của các chủ thể do áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

81


PHẦN THỨ HAI
CÁC CHUYÊN ĐỀ
Trang
1.

Một số vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp khẩn cấp tạm thời

85

trong tố tụng dân sự
2.

Yêu cầu đối với việc xây dựng và hoàn thiện khi xây dựng và


108

hoàn thiện pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng
3.

dân
Quysự
định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về các

124

biện pháp khẩn cấp tạm thời
4.

Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về thủ tục áp dụng

153

biện pháp khẩn cấp tạm thời
Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về trách nhiệm do áp

178

dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
Danh mục tài liệu tham khảo

197



PHẦN THỨ NHẤT
BÁO CÁO TỔNG THUẬT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Mở rộng dân chủ, tăng cƣờng pháp chế để thực sự bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân luôn đƣợc xác định là nhiệm vụ, là mục tiêu phấn
đấu của Đảng và nhà nƣớc ta. Để làm đƣợc điều này, một trong những yêu cầu
cơ bản đặt ra là nhà nƣớc ta phải xây dựng đƣợc một hệ thống các quy phạm
pháp luật chặt chẽ, bảo vệ hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Hiến pháp hiện nay của Việt Nam, một văn bản pháp luật đƣợc xem là đạo luật
gốc, có tính chất làm nền tảng để ban hành ra các văn bản pháp luật khác đã
khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” (Điều 14).
Bảo vệ quyền con ngƣời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
không chỉ đơn thuần là việc quy định, ghi nhận các quyền đó mà nhà nƣớc ta
còn tạo các điều kiện thuận lợi cho mỗi công dân, mỗi chủ thể có thể thực hiện
đƣợc các quyền và lợi ích đã đƣợc công nhận, đặc biệt còn tạo ra các phƣơng
thức giải quyết tranh chấp giúp các chủ thể này bảo vệ các quyền và lợi ích đó
khi chúng bị xâm phạm, tranh chấp. Trong các phƣơng thức mà nhà nƣớc cho
phép các chủ thể áp dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì
phƣơng thức tìm đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tòa án giải
quyết là phƣơng thức đƣợc lựa chọn nhiều và tƣơng đối có hiệu quả. Với các
quy định của pháp luật hiện nay mà cụ thể nhất là trong Bộ luật tố tụng dân sự

Việt Nam 2015 (BLTTDS 2015), vai trò của tòa án trong việc bảo vệ các quyền
và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đã thể hiện trong suốt quá trình tố tụng giải
quyết vụ việc, ngay cả trƣớc khi tòa án ra bản án, quyết định. Một minh chứng
điển hình cho điều này là việc tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để
kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quá trình giải
1


quyết vụ việc dân sự (VVDS). Thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự tại tòa án
nhân dân (TAND) cho thấy trong quá trình giải quyết VVDS có thể xảy ra khả
năng tòa án chƣa ra bản án, quyết định về giải quyết nội dung vụ việc nhƣng cần
thiết phải áp dụng ngay một biện pháp khẩn cấp để giải quyết nhu cầu cấp bách
của đƣơng sự, ngăn chặn tình trạng tẩu tán tài sản, hủy hoại bằng chứng hoặc
nhằm đảm bảo thi hành án. Việc áp dụng khẩn cấp các biện pháp tạm thời trong
quá trình giải quyết VVDS là rất cần thiết, giúp tòa án kịp thời bảo vệ đƣợc các
quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Các quy định về BPKCTT hay còn gọi
là chế định BPKCTT trong pháp luật tố tụng dân sự nói chung hay trong
BLTTDS 2015 đƣợc xem là một chế định không thể thiếu và đáp ứng đƣợc đòi
hỏi đó của thực tiễn xét xử đặt ra.
Kế thừa và phát triển các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004
(BLTTDS 2004), BLTTDS Việt nam năm 2015 cũng giành hẳn một chƣơng
(Chƣơng VIII) quy định về BPKCTT, vẫn bao gồm 28 điều luật nhƣng nội dung
một số điều luật đã đƣợc sửa đổi, bổ sung. Có thể coi đây là một bƣớc tiến mới
trong lịch sử phát triển của chế định BPKCTT. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các
quy định của BLTTDS 2015 về BPKCTT vẫn bộc lộ những vƣớng mắc, bất cập
cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Nhiều quy định vẫn chƣa phù hợp với
thực tiễn xét xử, một số quy định còn dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, từ đó
mỗi tòa lại xác định, áp dụng khác nhau. Ngoài ra vẫn còn có tình trạng nhận
thức chƣa đúng, chƣa đầy đủ về tầm quan trọng của việc áp dụng BPKCTT nên
chậm ra quyết định áp dụng BPKCTT hoặc áp dụng BPKCTT không phù hợp.

Đôi khi việc tòa án áp dụng BPKCTT chỉ là khiên cƣỡng, hình thức vì do đƣơng
sự yêu cầu. Những thực tế này đã làm giảm đáng kể hiệu quả của việc áp dụng
các quy định của pháp luật về BPKCTT, dẫn đến chƣa kịp thời bảo vệ đƣợc
quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Trƣớc tình hình này, việc nghiên cứu
các quy định của BLTTDS 2015 và thực tiễn áp dụng các quy định đó để từ đó
đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định về
BPKCTT trong tố tụng dân sự là rất cần thiết. Hơn nữa, việc nghiên cứu đề tài “
Biện pháp khẩn cấp trong tố tụng dân sự” còn nhằm đáp ứng một trong những
2


nhiệm vụ của công cuộc cải cách tƣ pháp đã đƣợc đề ra trong Nghị quyết số 49NQ-TƢ ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm
2020: “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự..., đảm bảo tính đồng bộ, công
khai, dân chủ, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời”.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
BPKCTT trong tố tụng dân sự là một vấn đề nghiên cứu tƣơng đối khó. Có
thể do trƣớc khi có Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS 2004) pháp luật
về BPKCTT còn rất sơ sài, chỉ là một, hai điều luật tƣơng đối đơn giản trong các
văn bản pháp lý dƣới luật nhƣ trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân
sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các tranh chấp lao động. Khi có BLTTDS 2004, số điều luật quy định về
BPKCTT đã tăng đáng kể, bao gồm 28 điều luật nhƣng nhiều quy định chƣa thật
sự hợp lý dẫn đến thực tiễn áp dụng không nhiều, thậm chí là rất ít khi tòa án áp
dụng. Đến 2011, BLTTDS 2004 đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều nhƣng các
quy định về BPKCTT không đƣợc sửa đổi, bổ sung bất cứ điều nào, vì thế hiệu
quả của việc áp dụng các quy định về BPKCTT vẫn chƣa đƣợc cải thiện. Trong
thời gian gần đây, vấn đề này đã phần nào thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu
của một số nhà khoa học và một số cán bộ làm công tác thực tiễn nên đã có một
số công trình nghiên cứu về BPKCTT trong tố tụng dân sự nhƣ sau:
- Trong Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Học viện Tƣ pháp do nhà xuất

bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007 có Chƣơng 6 viết về BPKCTT. Tác
giả chƣơng này đã đƣa ra những nghiên cứu của mình về BPKCTT trong tố tụng
dân sự thông các nội dung nhƣ khái quát chung về BPKCTT, các BPKCTT cụ
thể và thủ tục áp dụng BPKCTT theo quy định của BLTTDS 2004. BLTTDS
2004 hiện nay không còn hiệu lực nên các nghiên cứu này chỉ dừng ở mức độ
tham khảo pháp luật đã có về BPKCTT.
- Trong Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Trƣờng Đại học luật Hà Nội do
nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2014 có Chƣơng 5, trong đó có
phần đầu viết về BPKCTT. Vì là giáo trình nên BPKCTT trong cuốn sách này
đƣợc viết mang tính đại cƣơng, chung nhất giứoi thiệu về BPKCTT nên các vấn
3


đề lý luận, đặc biệt là những vƣớng mắc, hạn chế khi áp dụng pháp luật về
BPKCTT trong thực tiễn tố tụng gần nhƣ chƣa đƣợc đề cập, làm rõ.
- Trong cuốn sách “Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
của nhà xuất bản Lao động in năm 2016 do Tiến sĩ Bùi Thị Huyền chủ biên có
phần bình luận các quy định về BPKCTT tại Chƣơng VIII BLTTDS 2015. Phần
bình luận này đã phân tích, đánh giá tƣơng đối toàn diện tất cả các quy định của
BLTTDS 2015 về BPKCTT. Tuy nhiên do đƣợc viết dƣới góc độ bình luận nên
các vấn đề lý luận về BPKCTT chƣa thực sự đƣợc quan tâm nghiên cứu.
- Luận án tiến sĩ “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt
Nam” của tác giả Trần Phƣơng Thảo, bảo vệ thành công năm 2012 đã phác họa
những nét quan trọng về BPKCTT. Các vấn đề liên quan đến BPKCTT trong tố
tụng dân sự đẫ đƣợc tác giả chỉ ra và phân tích khá chuyên sâu, toàn diện. Tuy
nhiên vào thời điểm đó luận án đƣợc viết theo tinh thần của BLTTDS 2004 nên
nhiều nội dung không còn phù hợp so với hiện nay khi chúng ta đã có BLTTDS
2015.
- Đề tài nghiên cứu cấp trƣờng “Hoàn thiện các quy định về thời hạn tố
tụng” do Tiến sĩ Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài cũng có một chuyên đề

nghiên cứu về các thời hạn trong các quy định về BPKCTT. Do góc độ nghiên
cứu chỉ là về thời hạn, mặt khác đề tài đƣợc thực hiện dựa trên BLTTDS 2004,
đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2011 nên so hiện tại, một số nội dung mới của
BLTTDS 2015 chƣa đƣợc đề cập đến.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Phƣơng Anh bảo vệ năm 2014 nghiên cứu
về “Áp dụng các BPKCTT trong tố tụng dân sự”. Trong luận văn này tác giả đã
có ý thức nghiên cứu một cách có hệ thống từ lý luận đến luật thực định, thực
tiễn áp dụng luật thực định đó có vƣớng mắc gì và đƣa ra một số kiến nghị, tuy
nhiên do tác giả viết về BPKCTT theo quy định của BLTTDS 2004 nên kết quả
nghiên cứu này cũng chỉ là tài liệu tham khảo phần lý luận là chủ yếu.
- Một số bài viết trên các tạp chí chuyên nghành có nghiên cứu về
BPKCTT nhƣ bài viết “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân
sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng” của tác giả Trần Anh Tuấn (Tạp chí Dân chủ
4


và pháp luật, số 12 năm 2005); bài viết của Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Phạm Duy
Nghĩa “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài” đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 23 tháng 12 năm 2010; “Vƣớng mắc trong thực tiễn áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự” của tác giả Nguyễn
Thành Duy (Tạp chí Kiểm sát, số 7/2013); “Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời trong giải quyết án dân sự” của tác giả Đặng Thị Phƣợng – Phan Thị Vân
Hƣơng (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 4/2014); “Một số quy định về các
BPKCTT trong bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga” của tác giả Nguyễn
Thị Thúy Hằng (Tạp chí kiểm sát, số 15/2014); “Thực trạng áp dụng BPKCTT
và kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLTTDS” của tác giả Nguyễn Phƣơng Anh (Tạp
chí Luật học số 8/2015); Các BPKCTT – Thực tiễn áp dụng và kiến nghị sửa
đổi, bổ sung pháp luật” của tác giả Hoàng Thùy Trang (Tạp chí Tòa án Nhân
dân, số 22/2015). Vì trong khuôn khổ một bài viết tạp chí nên các bài viết này
mới chỉ đề cập tới một hoặc một số khía cạnh, nội dung của BPKCTT và cũng

đƣợc viết theo BLTTDS 2004.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu về
BPKCTT trong tố tụng dân sự Việt Nam theo BLTTDS 2004 đã đạt đƣợc những
kết quả nhất định, đã nghiên cứu về BPKCTT với những mức độ, khía cạnh
khác nhau. Tuy nhiên, với thực tế nƣớc ta đã ban hành BLTTDS mới năm 2015
thì việc nghiên cứu để nhận ra những nội dung đã đƣợc sửa đổi, bổ sung về biện
pháp khẩn cấp tạm thời, từ đó đánh giá đƣợc những nội dung đã đƣợc sửa đổi,
bổ sung đã đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thực tiễn áp dụng hay chƣa, những nội
dung gi cần đƣợc tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa quy định của
Bộ luật về BPKCTT là rất cần thiết.
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về BPKCTT trong tố tụng dân sự.
- Tìm hiểu các quy định của BLTTDS 2015 hiện hành về BPKCTT, từ đó
tìm ra những điểm bất cập, hạn chế trong những quy định đó khi áp dụng chúng
trong thực tiễn.
5


- Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của BLTTDS
2015 về BPKCTT trong tố tụng dân sự.
Để thực hiện đƣợc những mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài phải thực
hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đƣa ra khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong tố tụng dân sự, chỉ ra đƣợc đặc điểm, ý nghĩa của BPKCTT và
các yêu cầu đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về BPKCTT trong tố
tụng dân sự .
- Nêu và phân tích đƣợc các quy định của BLTTDS Việt Nam 2015 hiện
nay về BPKCTT, so sánh với các quy định trƣớc đây, với quy định của pháp luật
tố tụng dân sự một số nƣớc trên thế giới, từ đó đánh gía đƣợc những ƣu điểm

cũng nhƣ hạn chế cần khắc phục của các quy định trong BLTTDS 2015 hiện nay
về BPKCTT trong thực tiễn thi hành .
- Đề xuất đƣợc một số kiến nghị về hoàn thiện các quy định của BLTTDS
Việt Nam 2015 và một số kiến nghị khác .
1.4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về biện pháp khẩn cấp tạm thời
trong tố tụng dân sự
- Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của BPKCTT thời trong tố tụng dân sự.
- Cơ sở của việc quy định về BPKCTT trong pháp luật tố tụng dân sự.
- Các yêu cầu đối với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về BPKCTT
trong tố tụng dân sự
Phần 2: Những nội dung của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về biện pháp
khẩn cấp tạm thời và thực tiễn áp dụng
- Những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt nam 2015 về các
BPKCTT và thực tiễn thực hiện.
- Những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt nam 2015 về thủ tục áp
dụng BPKCTT và thực tiễn áp dụng.

6


- Những quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt nam 2015 về trách nhiệm
do áp dụng BPKCTT không đúng và thực tiễn áp dụng.
Phần 3: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự Việt Nam 2015 về biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
Việt Nam 2015 về các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
Việt Nam 2015 về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

- Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
Việt Nam 2015 về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự là một vấn đề có phạm vi
nghiên cứu rộng và tƣơng đối phức tạp. Với định hƣớng nghiên cứu là một chế
định pháp luật quy định về BPKCTT nên phạm vi nghiên cứu của đề tài nghiên
cứu đƣợc xác định nhƣ sau
- Trong phần lý luận: nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về BPKCTT
trong tố tụng dân sự nói chung và pháp luật BPKCTT nói riêng.
- Trong phần nghiên cứu quy định của BLTTDS Việt Nam 2015 về
BPKCTT chỉ tập trung làm rõ những vƣớng mắc, bất cập cần khắc phục sau khi
có so sánh, đối chiếu với pháp luật trƣơcs đó và pháp luật một số nƣớc trên thế
giới.
- Khi nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS Việt Nam
2015 về áp dụng BPKCTT chỉ tập trung làm rõ khi vận dụng các quy định của
BLTTDS 2015 sẽ đƣa đến thực trạng nhƣ thế nào, có hệ quả gì xảy ra.
- Trong phần kiến nghị, nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu và đƣa ra
kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLTTDS 2015, coi đó là một biện pháp
quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng BPKCTT trong thực tiễn
tố tụng dân sự Việt Nam.
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu

7


Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phƣơng pháp luận: Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đƣờng lối, chủ trƣơng
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về hoạt động tƣ pháp.

- Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện đề tài là
phƣơng pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lịch sử, tƣ duy logic,
khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên sâu…v.v.
Các phƣơng pháp trên đƣợc áp dụng linh hoạt tuỳ vào từng nội dung của đề
tài. Đặc biệt đề tài có sử dụng phƣơng pháp khảo sát thực tế tại một số các Tòa
án nhằm xác định hiệu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo
quy định của BLTTDS 2015.

8


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN
CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của biện pháp khẩn cấp tạm thời
2.1.1.1.Khái niệm
Trong nghiên cứu khoa học luật tố tụng dân sự, biện pháp khẩn cấp tạm
thời (BPKCTT) đƣợc giải thích, định nghĩa theo nhiều phƣơng diện khác nhau.
Nếu giải thích về mặt ngôn ngữ, “Biện pháp” là một danh từ chỉ cách làm,
cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề cụ thể1, “Khẩn cấp” là một tính
từ chỉ sự gấp gáp, cần kíp, phải giải quyết ngay, không thể trì hoãn đƣợc2 (trong
Từ điển Hán – Việt còn giải thích “Khẩn” là khẩn cầu, cầu ngƣời khác một cách
cần thiết3, “cấp” là sự cần kíp4) và “Tạm thời” là một tính từ, có nghĩa là tạm
trong một thời gian ngắn trƣớc mắt, không có tính lâu dài, ổn định5. Từ những
giải thích trên, thì có thể hiểu BPKCTT là cách thức giải quyết rất gấp gáp, tạm
trong thời gian trƣớc mắt về một vấn đề nào đó. Vì “Tố tụng dân sự” là những
việc kiện cáo nhau về các quan hệ dân sự ra trƣớc tòa án và yêu cầu tòa án giải
quyết để bảo vệ quyền, lợi ích dân sự, là quy trình giải quyết vụ việc dân sự gồm
nhiều giai đoạn tiếp nối nhau nhƣ giai đoạn khởi kiện, lập hồ sơ, hòa giải, xét
xử, xét lại bản án, quyết định của tòa án, thi hành bản án, quyết định của tòa án6

nên BPKCTT trong tố tụng dân sự có thể đƣợc hiểu dƣới góc độ là cách thức
giải quyết gấp gáp, tạm thời vụ việc dân sự của tòa án trong quy trình giải quyết
vụ việc dân sự.
Trong nghiên cứu khoa học luật tố tụng dân sự, BPKCTT cũng đƣợc một
số nhà nghiên cứu nhìn nhận dƣới góc độ là một biện pháp, tức là cách thức giải
quyết vụ án dân sự. Cách thức giải quyết này khá khác biệt cách thức giải quyết
thông thƣờng do đây là cách giải quyết nhanh, gấp, giải quyết tạm tình thế khẩn
1

Nguyễn Nhƣ Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, trang 161.
Viện ngôn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, trang 447.
3
Thiều Châu (2004); Hán Việt tự điển, Nhà xuất bản Thanh niên, trang 451.
4
Thiều Châu (2004); Hán Việt tự điển, Nhà xuất bản Thanh niên, trang 559.
5
Nguyễn Nhƣ Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, trang
1489..
6
Học viện Tƣ pháp (2007), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Nhà xuất bản Công an nhân dân, trang 21.
2

9


cấp của vụ việc dân sự trƣớc, sau đó mới giải quyết chính thức vụ việc dân sự
sau. Cách thức giải quyết này chỉ đƣợc tòa án quyết định áp dụng cho những vụ
việc có tình thế khẩn cấp, với mục đích giải quyết tình thế khẩn cấp trƣớc để
ngăn chặn thiệt hại xảy ra, sau đó mới giải quyết chính thức nội dụng vụ việc
dân sự. Nhà nghiên cứu Lê Tài Triển đã chỉ ra rằng: Tiêu chí để nhận định sự

khẩn cấp của vụ việc dân sự là đƣơng sự sẽ bị thiệt hại một cách không chính
đáng nếu việc giải quyết yêu cầu khẩn cấp của đƣơng sự bị kéo dài với thủ tục
thƣờng tụng, hay nói cách khác thủ tục thƣờng tụng không thích ứng vì quá trì
chậm để ngăn chặn thiệt hại không chính đáng7. Vì là một cách thức giải quyết
vụ việc dân sự nên cách thức này muốn đƣợc các tòa án áp dụng một cách thống
nhất, công bằng thì cần đƣợc pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể, hợp lý về
thủ tục áp dụng BPKCTT.
Tƣơng đồng với cách nhìn nhận BPKCTT trong tố tụng dân sự là một cách
thức giải quyết vụ việc dân sự của tòa án hay còn gọi là một thủ tục giải quyết
vụ việc dân sự, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã chỉ ra rằng BPKCTT
trong tố tụng dân sự thực chất là một công đoạn tố tụng nhằm giúp cơ quan tài
phán can thiệp nhanh chóng, kịp thời nhằm bảo vệ chứng cứ, tài sản hoặc các
bảo đảm thiết yếu khác cho thi hành nghĩa vụ trong khi phiên tranh tụng chính
chƣa kết thúc. Phân tích một cách sâu hơn, ông khẳng định: là một công đoạn tố
tụng trong quy trình giải quyết vụ việc dân sự nói chung nhƣng thực chất
BPKCTT là một trình tự quy định về quyền yêu cầu, thẩm quyền xem xét và ban
hành các quyết định tố tụng, các bảo đảm, quyền khiếu nại và yêu cầu đền bù
thiệt hại nếu có. Quy trình này là một phần phụ, phái sinh, có tính chất chuẩn bị,
bổ trợ cho thủ tục tố tụng chính đang đƣợc cơ quan tài phán thụ lý8.
Từ những nghiên cứu trên, dƣới góc độ là một cách thức, một thủ tục tố
tụng dân sự thì BPKCTT là “một thủ tục tố tụng dân sự đặc biệt được tòa án áp
dụng theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhằm giải quyết tình thế khẩn

7

Lê Tài Triển (1968), Nhiệm vụ của Chánh thẩm tòa hộ, Nhoàm nghiên cứu và dự hoạch, Sài Gòn trang 110.
Phạm Duy Nghĩa (2010), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
(23), trang 77.
8


10


cấp của vụ việc dân sự, thể hiện cách thức tòa án giải quyết nhanh chóng tình
thế khẩn cấp của vụ việc dân sự”.
Ngoài việc đƣợc nhìn nhận rất khái quát dƣới góc độ là một cách thức, một
thủ tục tố tụng dân sự đặc biệt, BPKCTT còn đƣợc nhìn nhận dƣới một góc độ
khác, trực diện và cụ thể hơn, đó là BPKCTT trong tố tụng dân sự bao gồm các
giải pháp tạm thời đƣợc tòa án quyết định áp dụng trong thời gian trƣớc mắt giải
quyết tình thế khẩn cấp của vụ việc dân sự. Sở dĩ phải nhìn nhận rất cụ thể nhƣ
vậy bởi theo quan điểm của Thẩm phán ngƣời Pháp - Thẩm phán Thierry Gallais
không thể đƣa ra một giải pháp để áp dụng cho tất cả9. Trong tố tụng dân sự, các
vụ việc dân sự phát sinh tại tòa án là rất đa dạng. Mỗi vụ việc dân sự khác nhau
lại có thể nảy sinh tình thế khẩn cấp khác nhau nên mỗi tình thế khẩn cấp khác
nhau sẽ đòi hỏi tòa án phải có một giải pháp giải quyết phù hợp khác nhau.
Thẩm phán Tƣởng Duy Lƣợng khi nghiên cứu về BPKCTT cũng đã khẳng định
“BPKCTT thực ra chỉ là một giải pháp tình thế10 đƣợc tòa án áp dụng để giải
quyết tình thế khẩn cấp của vụ việc dân sự. Tình thế khẩn cấp xuất hiện trong
mỗi vụ việc dân sự là khác nhau hiểu một cách cụ thể nhất thì BPKCTT là các
biện pháp (các giải pháp) do pháp luật quy định đƣợc tòa án đƣợc áp dụng để
giải quyết tình thế khẩn cấp của vụ việc dân sự. Đồng tình với góc nhìn này, tác
giả Tống Quang Cƣờng cũng khẳng định “BPKCTT theo đúng tên gọi của nó là
các biện pháp do tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án…”11.
Nhƣ vậy, dƣới góc độ là các biện pháp cụ thể, BPKCTT trong tố tụng dân
sự là “các biện pháp do pháp luật quy định mà tòa án áp dụng để tạm thời giải
quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo
đảm cho việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc
dân sự”.
Dù BPKCTT đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ là một cách thức, một thủ tục tố
tụng dân sự hay là các biện pháp cụ thể thì một yêu cầu chung đặt ra là

9

Nhà pháp luật Việt – Pháp (2001), Nội dung trao đổi về một số điểm của Bộ luật tố tụng dân sự, Tài liệu tham
khảo hội thảo tổ chức vào ngày 27/6/2001 tại Hà Nội, trang 12.
10
Trƣờng cán bộ tòa án – Tòa án nhân dân tối cao (2004), Tài liệu tập huấn Bộ luật tố tụng dân sự, trang 54.
11
Tống Quang Cƣờng (2007), Luật tố tụng dân sự Việt Nam – Nghiên cứu so sánh, Nhà xuất bản Đại học quốc
gia, trang 279.

11


BPKCTT cần phải đƣợc pháp luật quy định để từ đó tòa án mới có cơ sở pháp lý
hợp pháp khi quyết định áp dụng BPKCTT, đồng thời cũng là để tránh tình trạng
tòa án và các chủ thể liên quan lạm quyền khi áp dụng BPKCTT. Vì vậy, nghiên
cứu về BPKCTT trong tố tụng dân sự không thể không nhìn nhận BPKCTT
dƣới góc độ là các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về BPKCTT hay nói
một cách khác là chế định BPKCTT trong pháp luật tố tụng dân sự.
Chế định BPKCTT trong tố tụng dân sự là tổng hợp các quy định của pháp
luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tòa án
xem xét, quyết định áp dụng BPKCTT. Pháp luật về BPKCTT trong tố tụng dân
sự phải quy định đƣợc các vấn đề liên quan đến áp dụng BPKCTT nhƣ ngƣời có
quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT, thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng
BPKCTT, các BPKCTT cụ thể đƣợc phép áp dụng, thủ tục quyết định, thay đổi,
hủy bỏ BPKCTT, trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến áp dụng BPKCTT,
khiếu nại, tố cáo về việc áp dụng BPKCTT… Các vấn đề liên quan này cũng
chính là những nội dung cơ bản của chế định BPKCTT trong tố tụng dân sự và
nhƣ vậy thủ tục áp dụng BPKCTT hay các BPKCTT cụ thể chỉ là hai trong số
các nội dung cơ bản của chế định BPKCTT. Điều này cho thấy BPKCTT đƣợc

nghiên cứu dƣới góc độ pháp luật hay còn gọi chế định pháp lý sẽ là hƣớng
nghiên cứu toàn diện nhất, có khả năng tiếp cận vấn đề rộng nhất. Các nội dung
cơ bản của chế định BPKCTT sẽ là cơ sở để phân biệt chế định BPKCTT với
các chế định khác trong pháp luật tố tụng dân sự. Các nội dung cơ bản này đƣợc
pháp luật tố tụng dân sự quy định dựa trên các nguyên tắc của luật tố tụng dân
sự, vừa nhằm bảo vệ kịp thời, công bằng quyền, lợi ích của đƣơng sự, vừa bảo
đảm vai trò quan trọng của cơ quan nhà nƣớc (nhất là tòa án) trong việc giải
quyết kịp thời để ổn định trật tự trong lĩnh vực dân sự.
Nhƣ vậy dƣới góc độ là một chế định pháp luật, chế định BPKCTT trong tố
tụng dân sự là “hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình tòa án áp dụng, hủy bỏ BPKCTT, nhằm tạo cơ sở pháp
lý phù hợp cho việc giải quyết tình thế cấp bách của vụ việc dân sự, từ đó bảo vệ
kịp thời, hiệu quả quyền, lợi ích hợp của đương sự trong tố tụng dân sự”.
12


2.1.1.2. Đặc điểm của BPKCTT
Dù đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ nào thì BPKCTT trong tố tụng dân sự cũng
thể hiện những đặc điểm đặc trƣng, riêng biệt không thể nhầm lẫn, đó là tính
khẩn cấp và tính tạm thời.
* Tính khẩn cấp: Tính khẩn cấp của BPKCTT được thể hiện qua những
dấu hiện sau:
- BPKCTT được áp dụng đối với những vụ việc dân sự có tình thế khẩn cấp
BPKCTT không áp dụng đối với tất cả các vụ việc dân sự mà chỉ áp dụng
đối với những vụ việc có tình thế khẩn cấp. Những vụ việc có tình thế khẩn cấp
là những vụ việc đòi hỏi tòa án phải “can thiệp, bảo vệ ngay”12, hay nói cách
khác là những vụ việc mà “nhu cầu áp dụng biện pháp này là rất cấp bách”13.
Thông thƣờng, nhu cầu “cấp bách” này xuất phát từ đơn yêu cầu của một bên
đƣơng sự. Ở những nƣớc theo hệ thống luật án lệ mà điển hình là Mỹ, Giáo sƣ
Jamrer Clauuse khẳng định “Tòa án Mỹ không thể tiến hành BPKCTT nếu như

không có nguyên đơn yêu cầu”14. Còn đối với những nƣớc theo hệ thống luật
dân sự, do cho rằng thẩm phán “có trong tay hồ sơ vụ án, họ biết rõ đương sự
đã nói gì, họ đã nghiên cứu hồ sơ vụ việc”15 nên tòa án có thể nhận biết đƣợc
tình thế khẩn cấp của đƣơng sự. Việt Nam là một nƣớc theo hệ thống luật dân sự
nên các nhà làm luật cũng quan niệm BPKCTT là biện pháp đƣợc áp dụng khi
vụ việc dân sự có sự khẩn cấp, sự khẩn cấp đó đƣợc xác định theo khẩn cầu của
đƣơng sự hoặc do chính tòa án nhận thấy tình thế khẩn cấp. Nhà nghiên cứu
Tống Quang Cƣờng khẳng định: trong một số trƣờng hợp cần thiết, với tƣ cách
là một cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, một cơ quan đƣợc sử dụng quyền lực
nhà nƣớc, có quyền chủ động giải quyết các vụ việc dân sự, tòa án có quyền
12

Phạm Duy Nghĩa (2003); Từ xiết nợ đến cầu viện công lý: tố tụng vì thời đại dân doanh”; trang 77.
Nguyễn Bích Thảo (2008); “Các BPKCTT trong giải quyết tranh chấp về quyền sở hữ trí tuệ tại tòa án”; Tạp
chí Nhà nƣớc và pháp luật; trang 50.
14
Star-Viêt Nam (2004; Các bài bình luận của Star Kèm theo bình luận về từng điều khoản của Star về Dự thảo
Bộ luật tố tụng dân sự trình tòa án nhân dân tối cao ngày 12/4/2004, trang 20
15
Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp (1994) Phân tích sơ sánh hai hệ thống luật Mỹ và Pháp;
Thông tin kho học pháp lý Bộ Tƣ pháp tháng 10 năm 1994; Trang 11.
13

13


quyết định áp dụng BPKCTT mà không cần dựa vào yêu cầu của đƣơng sự. Nhƣ
vậy, tình thế khẩn cấp có thể do đƣơng sự chỉ ra, có thể do tòa án chủ động nhận
thấy nhƣng nhìn chung BPKCTT là biện pháp chỉ áp dụng cho những vụ việc
dân sự có tình thế khẩn cấp.

- BPKCTT được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ rất nhanh chóng, gấp
rút
Thông thƣờng để ra quyết định giải quyết vụ việc dân sự, tòa án cần phải
có đủ thời gian để nghiên cứu, phân tích, đánh giá yêu cầu, chứng cứ của các
bên đƣa ra. Tuy nhiên với những vụ việc dân sự có tình thế khẩn cấp, nếu tòa án
không quyết định áp dụng ngay BPKCTT thì quyền, lợi ích của đƣơng sự sẽ
không thể bảo vệ đƣợc nữa, đƣơng sự sẽ bị thiệt hại, chứng cứ sẽ bị hủy hoại, tài
sản để thi hành án bị tẩu tán và khi đó dù tòa án có giải quyết đƣợc, giải quyết
đúng vụ việc dân sự thì cũng không còn ý nghĩa thực tế. Chính vì khả năng bảo
vệ ngay, bảo vệ tức thì quyền, lợi ích cho đƣơng sự nên BPKCTT đƣợc cơ quan
có thẩm quyền của nhà nƣớc là tòa án quyết định áp dụng rất nhanh, không thể
chậm chễ. Về đặc điểm này, có ý kiến cho rằng chỉ cần đƣơng sự cho rằng có
tình thế khẩn cấp, yêu cầu tòa án can thiệp bằng BPKCTT thì tòa án cần nhanh
chóng ra quyết định áp dụng BPKCTT16. Có ý kiến lại cho rằng mặc dù đƣơng
sự có yêu cầu khẩn cấp nhƣng tòa án cũng chỉ quyết định áp dụng BPKCTT sau
khi đã có thời gian cần thiết để xem xét kỹ yêu cầu khẩn cấp của đƣơng sự là có
căn cứ, tòa án có toàn quyền xét, quyết định chứ không theo ý kiến của đƣơng
sự17. Mỗi ý kiến đều có những lập luận khoa học của mình nhƣng để vừa giải
quyết kịp thời tình thế khẩn cấp của vụ việc dan sự, vừa đảm bảo vai trò của một
cơ quan nhà nƣớc hạn chế đƣợc tình trạng lạm quyền của đƣơng sự khi yêu cầu
áp dụng BPKCTT, tòa án vẫn cần thiết phải nhanh chóng đánh giá có hay không
có tính khẩn cấp để từ đó nhanh chóng quyết định áp dụng BPKCTT. Đó cũng là
lý do giải thích tại sao các thời hạn đƣợc pháp luật quy định để xem xét, ra quyết

16
17

Lê Tài Triển (1968) Nhiệm vụ của Chánh thẩm tòa hộ; Nhóm nghiên cứu và dự hoạch Sài Gòn; Trang 111.
Nguyễn Huy Đẩu (1962); Luật tố tụng dân sự Việt Nam; Xuất bản dƣới sự bảo trợ của Bộ Tƣ pháp, trang 282.


14


định áp dụng BPKCTT thƣờng rất ngắn, thậm chí là ngay lập tức, bởi BPKCTT
có tính khẩn cấp.
- BPKCTT được thi hành rất khẩn trương, nhanh chóng
BPKCTT là giải pháp tạm thời cho tình thế khẩn cấp nên đƣợc quyết định
áp dụng một cách rất nhanh chóng để thi hành một cách nhanh chóng bởi có thi
hành một cách nhanh chóng thì BPKCTT mới phát huy đƣợc hiệu quả của nó.
Thi hành khẩn cấp là hệ quả tất yếu của quyết định khẩn cấp. Nhiều nhà nghiên
cứu đã đồng tình cho rằng “một trong những thuộc tính của BPKCTT trong tố
tụng dân sự là tính có hiệu lực thi hành”18 hay quyết định áp dụng BPKCTT
có“tính cưỡng chế thi hành”19. Quyết định áp dụng BPKCTT có hiệu lực pháp
luật ngay, tạo tiền đề cho nguyên tắc thi hành quyết định áp dụng BPKCTT càng
nhanh càng tốt. Vì cần phải thi hành nhanh chóng nên quyết định áp dụng
BPKCTT thuộc diện chủ động thi hành và thủ tục thi hành rất đơn giản, gấp rút.
Nhƣ vậy, BPKCTT trong tố tụng dân sự có tính khẩn cấp. So với các biện
pháp giải quyết khác của tòa án dùng để giải quyết vụ án nhƣ biện pháp hòa giải,
biện pháp chứng minh…thì tính khẩn cấp này là đặc điểm đặc trƣng, riêng biệt
của BPKCTT mà các biện pháp khác không có.
* Tính tạm thời
Do tình thế khẩn cấp nên giải pháp trƣớc mắt hay còn gọi là BPKCTT mà
tòa án quyết định áp dụng chỉ mang tính tạm thời trong thời gian có tình thế
khẩn cấp. Về đặc điểm này đã có nhiều ý kiến bàn luận khá thú vị. Ở những
nƣớc theo truyền thống án lệ mà điểm hình là Mỹ thì quan niệm quyết định áp
dụng BPKCTT của tòa án thể hiện quyền lực nhà nƣớc, là sự kiểm soát của nhà
nƣớc đối với quá trình tòa án giải quyết vụ việc20. BPKCTT đƣợc tòa án quyết
định áp dụng trong tình thế khẩn cấp và đó chỉ là lệnh tạm thời của tòa án,
không phải là kết quả giải quyết vụ án. Khi tình trạng khẩn cấp đó đã đƣợc giải
quyết thì lệnh áp dụng BPKCTT phải đƣợc hủy bỏ, tòa án lại tiến hành các thủ

18

Nguyễn Thị Hoài Phƣơng (2010) “Áp dụng BPKCTT trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại tại
tòa án: những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện BLTTDS”; Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật (3) trang 74.
19
Star- Việt Nam (2004) Các bài bình luận của Star Kèm theo bình luận về từng điều khoản của Star về Dự thảo
Bộ luật tố tụng dân sự trình tòa án nhân dân tối cao ngày 12/4/2004, trang 50.
20
Tòa án nhân dân tối cao (2000); Về pháp luật tố tụng dân sự; Kỷ yếu Dự án VIE/95/017; Tăng cƣờng năng
lực xét xử tại Việt Nam; Hà Nội; trang 23

15


tục nhƣ thông thƣờng để giải quyết tiếp vụ việc. Còn đối với những nƣớc theo
hệ thống luật dân sự mà điển hình là Pháp thì lại quan niệm khi đƣơng sự có yêu
cầu khẩn cấp thì việc giải quyết yêu cầu khẩn cấp đó phải đƣợc thực hiện bằng
một thủ tục độc lập (thủ tục cấp thẩm), quyết định về BPKCTT cũng là một
phán quyết cần đƣợc tuyên bố tại phiên tòa. Tuy nhiên, phiên tòa này không xét
xử về nội dung vụ kiện mà chỉ xét xử về yêu cầu khẩn cấp của đƣơng sự để có
giải pháp trƣớc mắt, tạm thời đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của đƣơng sự. Quyết
định áp dụng BPKCTT chỉ có tính tạm thời và đƣợc thi hành ngay21.
BPKCTT trong tố tụng dân sự Việt Nam mang nhiều nét giống thủ tục cấp
thẩm của Pháp, tuy nhiên việc quyết định áp dụng BPKCTT không đƣợc thực
hiện bởi một thủ tục tố tụng độc lập mà chỉ là quyết định tạm thời của tòa án khi
đang trong quá trình giải quyết vụ án thì có tình thế khẩn cấp. Nói theo một cách
khác, BPKCC đƣợc tòa án quyết định áp dụng chỉ là giải pháp tạm, xử lý linh
hoạt tình thế khẩn cấp của vụ việc dân sự. BPKCTT chỉ là tạm thời tòa án quyết
định về một giải pháp tình thế để bảo toàn tình trạng hiện có, nó chƣa phải là
quyết định cuối cùng, chƣa phải là quyết định của tòa án về quyền và nghĩa vụ

của mỗi bên đƣơng sự.
Tính tạm thời là hệ quả của tính khẩn cấp của BPKCTT trong tố tụng dân
sự. Vì tình thế khẩn cấp nên tạm thời tòa án ra quyết định giải quyết tình thế
khẩn cấp và cũng vì thế mà quyết định áp dụng BPKCTT phải có hiệu lực pháp
luật ngay nhƣng chỉ có hiệu lực tạm thời đến khi tình thế khẩn cấp đƣợc giải
quyết xong, quyền và nghĩa vụ của các bên đƣơng sự trong quyết định này sẽ bị
thay đổi. BPKCTT này “không tồn tại vĩnh viễn mà chỉ có thể tồn tại trong
khoảng thời gian từ khi ra quyết định cho đến khi xét xử”22.
Từ những phân tích trên, tính tạm thời của BPKCTT đƣợc thể hiện qua các
đấu hiệu cơ bản sau:
- BPKCTT chỉ là giải pháp tình thế, chỉ là cách xử trí tạm của tòa án khi vụ
việc dân sự có tình thế khẩn cấp. BPKCTT chỉ là biện pháp đối phó với tình thế
21

Nhà pháp luật Việt – Pháp; Tài liệu tham khảo Hội thảo pháp luật tố tụng dân sự tổ chức tại Hà Nội ngày
7,8/9/1998; trang 34
22
Trƣờng cán bộ tòa án – Tòa án nhân dân tối cao (2004); Tài liệu tập huấn Bộ luật tố tụng dân sự; Hà nội; trang
54.

16


khẩn cấp của vụ việc dân sự trong khi quy trình giải quyết vụ việc dân sự chƣa
kết thúc.
- Vì BPKCTT chỉ là giải pháp tạm thời mà tòa án quyết định áp dụng để
giải quyết tình thế khẩn cấp nên quyết định áp dụng BKCTT chỉ là quyết định
tạm thời, chƣa phải là quyết định chính thức, cuối cùng cho giải quyết vụ việc
dân sự.
- Quyết định áp dụng BPKCTT thƣờng chỉ có hiệu lực đến khi tòa án xét

xử nên quyết định áp dụng BPKCTT có thể bị thay đổi, hủy bỏ, sau quyết định
áp dụng BPKCTT tòa án sẽ có một quyết định chính thức, cuối cùng giải quyết
vụ việc dân sự.
Nhƣ vậy, BPKCTT trong tố tụng dân sự có hai thuộc tính đặc trƣng, nổi bật
là tính khẩn cấp và tính tạm thời. Hai thuộc tính này tồn tại song hành, bổ trợ
cho nhau để tạo nên sự bình đẳng, công bằng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích
của các bên trong việc áp dụng BPKCTT bởi nếu khả năng xấu nhất xảy ra là
BPKCTT đƣợc quyết định áp dụng không đúng thì tính tạm thời cũng sẽ hạn chế
đƣợc phần nào hậu quả của việc quyết định không đúng.
2.1.2. Ý nghĩa của BPKCTT
Ý nghĩa của BPKCTT trong tố tụng dân sự đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
phân tích, chỉ ra. Ý nghĩa đó có thể là nhằm bảo đảm nguuyên trạng cho đến khi
xét xử chính thức, có thể là nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của đƣơng sự trong
tình trạng khẩn cấp, có thể là nhằm góp phần bảo đảm tính thực tế, thiết thực
cho việc giải quyết vụ án… Tuy nhiên, ý nghĩa cuối cùng mà BPKCTT trong tố
tụng dân sự mang lại là nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng
sự.
Phân tích một cách cụ thể hơn, mỗi BPKCTT đƣợc áp dụng lại thể hiện
một ý nghĩa cụ thể khác nhau. Có những BPKCTT đƣợc áp dụng nhằm bảo quản
hoặc xác lập chứng cứ. Các biện pháp này rất quan trọng bởi muốn bảo vệ đƣợc
quyền, lợi ích của đƣơng sự thì vấn đề quan trọng đầu tiên là phải có chứng cứ
xác thực để chứng minh cho yêu cầu của đƣơng sự. Nếu không có chứng cứ thì
không thể có căn cứ bảo vệ quyền, lợi ích cho đƣơng sự. Ở những nƣớc theo hệ
17


thống luật Anh – Mỹ, BPKCTT nhƣ lệnh Anton Piller23 (hay còn gọi là lệnh tìm
kiếm, khám xét) đƣợc tòa án áp dụng nhằm mục đích cho phép nguyên đơn và
luật sƣ của nguyên đơn tìm kiếm, thu thấp chứng cứ tại các cơ sở của bị đơn mà
không cần thông báo trƣớc nhằm ngăn chặn bị đơn hủy hoại chứng cứ. Cũng

nhƣ các nƣớc Anh, Mỹ, trong quan niệm lập pháp của nhiều nƣớc khác trên thế
giới (trong đó có Việt Nam) thì một trong những mục tiêu của BPKCTT cũng là
phải bảo vệ, tìm kiếm hoặc xác lập chứng cứ.
Trong tố tụng dân sự, có những BPKCTT đƣợc áp dụng để nhằm bảo toàn
tài sản bởi có bảo toàn đƣợc tài sản thì phán quyết của tòa án mới có thể thi hành
đƣợc. Trong luật pháp của Trung Quốc, có hai loại biện pháp đƣợc tòa án sử
dụng trong quá trình giải quyết vụ việc là các biện pháp bảo toàn tài sản và các
BPKCTT. Các biện pháp bảo toàn tài sản nhằm tránh tình trạng không thể hoặc
khó thi hành án dân sự. Theo luật pháp của Nga, BPKCTT cũng cần đƣợc áp
dụng để bảo đảm khả năng thi hành án. Ở Việt Nam, công tác thi hành án dân sự
thời gian qua cũng cho thấy nhiều án của tòa không thi hành đƣợc không phải do
năng lực của cơ quan thi hành án còn nhiều yếu kém mà nguyên nhân chủ yếu là
bên có lỗi đã tẩu tán tài sản bằng nhiều hình thức khác nhau. Để rút ngắn đƣợc
khoảng cách từ khởi kiện đến khi quyền, lợi ích của ngƣời dân đƣợc thực hiện
trên thực tế thì BPKCTT với những giải pháp cụ thể nhƣ kê biên, cấm chuyển
dịch, cấm thay đổi hiện trạng tài sản… sẽ góp phần tích cực thực hiện điều này.
Ngoài ý nghĩa xác lập và bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tài sản để thi hành án,
một số BPKCTT đƣợc quyết định áp dụng còn nhằm đáp ứng ngay nhu cầu cấp
bách của đƣơng sự để tránh cho đƣơng sự những thiệt hại không đáng có về sức
khỏe, tính mạng của đƣơng sự. Trong các khách thể đƣợc pháp luật bảo vệ thì
tính mạng, sức khỏe của con ngƣời là đáng quý nhất, đƣợc pháp luật bảo vệ
nghiêm ngặt nhất nên với tác dụng vốn có của BPKCTT là tòa án có thể can
thiệp, bảo vệ ngay lập tức quyền, lợi ích cho một bên đƣơng sự, một số biện
pháp nhƣ buộc phải thực hiện trƣớc một phần nghĩa vụ cấp dƣỡng, buộc phải

23

Lệnh này xuất phát từ nƣớc Anh và đƣợc đặt theo tên của nguyên đơn trong vụ án Anton Piller KG kiện
Manùacturing Proceses Limited (1976)


18


×