Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG của bài THUỐC “bổ não THÔNG MẠCH HV” TRÊN BỆNH NHÂN THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 94 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM

NGUYN THU TRANG

ĐáNH GIá TáC DụNG
CủA BàI THUốC Bổ NãO THÔNG MạCH HV
TRÊN BệNH NHÂN THIểU NĂNG TUầN HOàN NãO

LUN VN THC S Y HC

H NI 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM

NGUYN THU TRANG

ĐáNH GIá TáC DụNG
CủA BàI THUốC bổ NãO THÔNG MạCH hv
TRÊN BệNH NHÂN THIểU NĂNG TUầN HOàN NãO
Chuyờn ngnh Y hc c truyn
Mó s: 872 0115
LUN VN THC S Y HC


Ngi hng dn khoa hc:
PGS. TS. Phm Thỳc Hnh

H NI 2018


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc,
tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng đào tạo Sau
Đại học, các Bộ môn, Khoa phòng Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, là
nơi trực tiếp đào tạo và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
để hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Thúc
Hạnh, Trưởng Phòng Đào tạo Sau Đại học – Học viện Y dược học cổ truyền
Việt Nam, người thầy hướng dẫn trực tiếp luôn theo sát, thường xuyên giúp đỡ,
cho tôi nhiều ý kiến quý báu, sát thực trong quá trình học tập, nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc, Bệnh viện Tuệ Tĩnh
đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong việc thu thập, hoàn thiện số
liệu và nghiên cứu để hoàn thành đề tài.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô trong Hội đồng thông
qua đề cương luận văn đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình hoàn
thiện luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp và tập thể
học viên lớp cao học 9 khóa 2016 – 2018 chuyên ngành Y học cổ truyền đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thu Trang



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thu Trang, Học viên Cao học khóa 9 chuyên ngành Y học
cổ truyền Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của Thầy PGS.TS. Phạm Thúc Hạnh.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên
cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2018
Người viết cam đoan

Nguyễn Thu Trang


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

D0

Ngày nhập viện


D20

Ngày thứ 20

D30

Ngày thứ 30

NĐC

Nhóm đối chứng

NNC

Nhóm nghiên cứu

SGOT

Chỉ số men gan

Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase

SGPT

Chỉ số men gan

Serum Glutamic Pyruvic Transaminase

TB


Trung bình

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………….………………..1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Tổng quan thiểu năng tuần hoàn não do thoái hóa cột sống cổ theo y học
hiện đại .......................................................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................... 3
1.1.2. Chức năng của cột sống cổ .............................................................. 3
1.1.3. Giải phẫu, sinh lý động mạch sống nền và hệ động mạch nuôi não 4
1.1.4. Sự điều hòa lưu lượng máu não ....................................................... 7
1.1.5. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thiểu năng tuần hoàn não do thoái
hóa cột sống cổ .......................................................................................... 8
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng .................................................................... 10
1.1.7. Triệu chứng lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não do thoái hóa cột
sống cổ ..................................................................................................... 11
1.1.8. Chẩn đoán xác định ....................................................................... 12
1.1.9. Điều trị ........................................................................................... 14
1.2. Tổng quan thiểu năng tuần hoàn não do thoái hóa cột sống cổ theo y học
cổ truyền ...................................................................................................... 15
1.2.1. Bệnh danh ...................................................................................... 15

1.2.2. Bệnh nguyên bệnh cơ .................................................................... 16
1.2.3. Phân loại thể bệnh và điều trị ........................................................ 17
1.3. Tổng quan về bài thuốc “Bổ não thông mạch HV” sử dụng trong nghiên
cứu ............................................................................................................... 18
1.3.1. Xuất xứ .......................................................................................... 18


1.3.2. Thành phần bài thuốc..................................................................... 19
1.3.3. Phân tích bài thuốc......................................................................... 19
1.4. Các nghiên cứu có liên quan ................................................................ 20
1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 20
1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................... 20
Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

22

2.1. Chất liệu nghiên cứu............................................................................. 22
2.1.1. Thành phần bài thuốc “Bổ não thông mạch HV” sử dụng trong
nghiên cứu................................................................................................ 22
2.1.2. Thủ thuật xoa bóp bấm huyệt ........................................................ 23
2.1.3. Bài tập vận động cột sống cổ ......................................................... 24
2.1.4. Thuốc đối chứng ............................................................................ 24
2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 25
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu ........................................ 25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu .................................... 25
2.3. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu ........................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 26
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 26
2.4.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu ..................................................................... 26

2.4.3. Chỉ tiêu theo dõi............................................................................. 26
2.4.4. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ..................................... 26
2.4.5. Công cụ sử dụng trong nghiên cứu ................................................ 28


2.4.6. Phương pháp tiến hành .................................................................. 28
2.4.7. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả .......................................................... 29
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 30
2.6. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................. 30
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 33
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu .......................................................... 33
3.2. Hiệu quả của bài thuốc “Bổ não thông mạch HV” .............................. 36
3.3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Bổ não thông mạch HV”
trong quá trình sử dụng................................................................................ 41
Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 43
4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu .......................................................... 43
4.2. Hiệu quả của bài thuốc “Bổ não thông mạch HV” trên bệnh nhân thiểu
năng tuần hoàn não do thoái hóa cột sống cổ.............................................. 47
4.3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Bổ não thông mạch HV”
trong quá trình sử dụng................................................................................ 57
KẾT LUẬN…………………………………………………………………58
KIẾN NGHỊ…………………………...……………………………………59
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần bài thuốc “Bổ não thông mạch HV” ........................... 19
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc “Bổ não thông mạch HV” ........................... 22
Bảng 2.2. Bảng điểm Khadjev chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não ............. 27
Bảng 2.3. Phân loại hiệu quả điều trị chung ................................................... 30

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi bệnh nhân nghiên cứu ............................................. 33
Bảng 3.2. Đặc điểm giới tính bệnh nhân nghiên cứu ...................................... 33
Bảng 3.3. Đặc điểm thời gian mắc thoái hóa cột sống cổ ............................... 34
Bảng 3.4. Đặc điểm thời gian mắc thiểu năng tuần hoàn não ........................ 35
Bảng 3.5. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng chính trước-sau điều trị ...... 36
Bảng 3.6. Sự thay đổi điểm đau đầu theo thang điểm VAS trước và sau 20 ngày
điều trị ............................................................................................................. 37
Bảng 3.7. Sự thay đổi điểm đau đầu theo thang điểm VAS trước và sau 30 ngày
điều trị ............................................................................................................. 37
Bảng 3.8. Sự thay đổi điểm Khadjev trước và sau 20 ngày điều trị ............... 39
Bảng 3.9. Sự thay đổi điểm Khadjev trước và sau 30 ngày điều trị ............... 39
Bảng 3.10. Hiệu quả điều trị của bài thuốc “Bổ não thông mạch HV” trên từng
thể bệnh y học cổ truyền ................................................................................. 40
Bảng 3.11. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ................................. 41
Bảng 3.12. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn trước-sau điều trị........................... 41
Bảng 3.13. Sự thay đổi chỉ số công thức máu trước và sau điều trị ............... 42
Bảng 3.14. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu trước và sau điều trị .................. 42


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm nghề nghiệp bệnh nhân nghiên cứu ........................... 34
Biểu đồ 3.2. Phân bố thể bệnh YHCT của bệnh nhân nghiên cứu ................. 36
Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi mức độ đau đầu theo thang VAS qua các thời điểm
điều trị ở bệnh nhân nhóm nghiên cứu............................................................ 38
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi mức độ đau đầu của bệnh nhân nhóm đối chứng qua
các giai đoạn điều trị ....................................................................................... 38
Biểu đồ 3.5. Hiệu quả điều trị chung của bài thuốc “Bổ não thông mạch HV”
sau 30 ngày điều trị ......................................................................................... 40

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................... 32

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống nối thông của tuần hoàn não .................................... 5
Hình 2.1. Thuốc đối chứng Piracetam sử dụng trong nghiên cứu .................. 24
Hình 2.2. Thang đau VAS ............................................................................... 29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng
phổ biến nhất là ở người cao tuổi [26]. Tỷ lệ mắc thiểu năng tuần hoàn não rất
cao, theo thống kê khoảng 2/3 người cao tuổi mắc bệnh này, chiếm 9-25% tổng
số các tai biến mạch máu não. Theo tổ chức Y tế Thế giới, người bị thiểu năng
tuần hoàn não ở các nước chiếm từ 0,2% đến 2,5% dân số [14]. Tỷ lệ tử vong
của bệnh mạch máu não chiếm 12-14% so với tỷ lệ tử vong chung [26].
Thiểu năng tuần hoàn não là một dạng bệnh lý mạch máu não, có nhiều
biểu hiện lâm sàng khác nhau nhưng có chung một cơ chế bệnh sinh là thiếu
máu nuôi não. Nguyên nhân chính là do vữa xơ mạch máu não và các nguyên
nhân khác gây giảm lưu lượng tuần hoàn não [22]. Một nguyên nhân rất hay
gặp gây thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống - thân nền là tình
trạng thoái hoá cột sống cổ, tuỳ mức độ thoái hoá khớp, mấu gai bên đốt sống
gây chèn ép động mạch đốt sống [18],[19]. Nhìn chung, các số liệu trong y văn
đều xác định có khoảng 25-30% của tất cả các rối loạn tuần hoàn não có kèm
theo thoái hoá cột sống cổ. Các thống kê còn cho thấy những rối loạn tuần hoàn
ở động mạch đốt sống bao gồm 37% do vữa xơ động mạch, 27% do huyết khối,
còn 36% là do động mạch bị chèn ép bởi các mỏ xương [38],[57].
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt do tư thế nghề
nghiệp kéo dài mà thoái hoá cột sống cổ gia tăng và cũng làm tăng thiểu năng

tuần hoàn não mạn tính ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và chất lượng
cuộc sống. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các bệnh lý mạch máu não
(nhồi máu não, xuất huyết não, sa sút trí tuệ…). Do vậy, điều trị thiểu năng
tuần hoàn não do thoái hoá cột sống cổ đang là mối quan tâm của nhiều chuyên
ngành như: thần kinh, phục hồi chức năng, dược học, y học cổ truyền
[1],[14],[29].


2

“Bổ não thông mạch HV” là bài thuốc kinh nghiệm của PGS.TS. Phạm
Thúc Hạnh, từ lâu được sử dụng để điều trị các trường hợp thiểu năng tuần
hoàn não nói chung và thiểu năng tuần hoàn não do thoái hóa cột sống cổ nói
riêng có hiệu quả khá tốt. Dựa trên cơ sở lý luận về bệnh nguyên bệnh cơ, với
mong muốn phát triển các bài thuốc YHCT của dân tộc, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Bổ não thông mạch HV”
trên bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả của bài thuốc “Bổ não thông mạch HV” trên bệnh
nhân thiểu năng tuần hoàn não do thoái hóa cột sống cổ.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan thiểu năng tuần hoàn não do thoái hóa cột sống cổ theo y
học hiện đại
1.1.1. Định nghĩa
Từ năm 1950, thiểu năng tuần hoàn não đã được nhiều tác giả quan tâm

nghiên cứu như Denny Brown (1950), Corday và cộng sự (1953), Millikan và
Sieckert (1955). Các tác giả này cho rằng tất cả các loại thiếu máu não cục bộ
cấp tính hoặc mạn tính không có tổn thương thần kinh khu trú có thể được gọi
là thiểu năng tuần hoàn não [26].
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh cột sống mạn tính, đau và biến dạng, không
có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn
khớp và đĩa đệm, phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng
hoạt dịch [8].
1.1.2. Chức năng của cột sống cổ
Chức năng vận động: cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột
sống thắt lưng là do khớp đốt sống cổ có góc nghiêng phù hợp, do khả năng
đàn hồi của đĩa đệm, do đốt sống C1 có thể quay quanh C2, vì vậy đảm bảo cho
đầu chuyển động nhanh và dễ dàng [62].
Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tuỷ: ở cột sống cổ các thân đốt
sống nhỏ, đĩa đệm không chiếm toàn bộ bề mặt thân đốt, do đó tải trọng tác
động lên đĩa đệm cột sống cổ lớn hơn các phần khác của cột sống. Tải trọng
dẫn tới sự giảm chiều cao gian đốt. Khoang gian đốt C5  C6, C2 – C3 là những
nơi chịu tải trọng nhất ở cột sống cổ, do đó hay gặp thoái hoá ở những đoạn đốt
sống cổ này [62].
Cột sống cổ tham gia vào sự phối hợp của mắt, đầu, thân mình; đồng thời
tham gia vào việc định hướng trong không gian và điều khiển tư thế. Cột sống


4

cổ là nơi chịu sức nặng của đầu và bảo vệ tủy sống nằm trong ống sống. Các
đĩa đệm vùng cột sống cổ có nhiệm vụ nối các đốt sống, nhờ khả năng biến
dạng và tính chịu nén ép mà phục vụ cho sự vận động của cột sống, giảm các
chấn động lên cột sống, não và tủy [62].
Cột sống cổ mặc dù nằm ở phần quan trọng của cơ thể lại phải chịu áp

lực của cả hộp sọ nhưng vẫn có chức năng vận động tương đối thoải mái bao
gồm các động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay. Cúi và ngửa tổng cộng một góc
1270, nghiêng bên tối đa 720, xoay tối đa 1420. Khi cúi phần trước của đốt sống
sẽ nghiêng ra trước so với bờ dưới của thân đốt sống, khoảng đĩa phía trước thu
hẹp và khoảng đĩa phía sau mở rộng, còn khi ngửa thì ngược lại [62].
1.1.3. Giải phẫu, sinh lý động mạch sống nền và hệ động mạch nuôi não
Não được nuôi dưỡng bởi các mạch chính: hai động mạch cảnh trong và
hai động mạch đốt sống [34],[35].
Động mạch cảnh trong: hai động mạch cảnh trong cung cấp máu cho
khoảng 2/3 trước bán cầu đại não. Mỗi động mạch cảnh trong có 4 nhánh tận,
mỗi nhánh lại chia ra 2 ngành nông và sâu. Hai hệ thống động mạch ở nông và
sâu của các nhánh tận hoàn toàn độc lập với nhau, không có hệ thống nối thông.
Hệ động mạch đốt sống- thân nền: cung cấp máu cho khoảng 1/3 sau
bán cầu đại não, thân não và tiểu não. Động mạch đốt sống tách ra từ động
mạch dưới đòn qua lỗ của mỏm ngang 6 đốt sống cổ trên, ra phía sau khối bên
của đốt đội, qua lỗ lớn của xương chẩm vào hộp sọ hợp với động mạch đốt
sống bên đối diện tạo thành động mạch nền. Động mạch nền tận kết bằng cách
chia 2 nhánh tận: hai động mạch não sau, nối với hệ động mạch cảnh trong qua
động mạch thông sau ở đa giác Willis.
Động mạch đốt sống trước khi vào não phải đi qua một vùng rất bất lợi
giữa các cơ thang và ống động mạch chật hẹp, ngay cả một số động tác vận
động cổ quá mức cũng có thể gây chèn ép động mạch tạm thời, làm hạn chế
dòng máu lên não. Nếu có thêm các bệnh lý về đốt sống cổ hoặc có bất cứ


5

nguyên nhân gì gây co cứng cơ thang thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới động mạch
đốt sống làm giảm lưu lượng máu lên não, quá trình này kéo dài sẽ gây thiếu
máu mạn tính ở não [18],[50],[63].


Hin
̀ h 1.1. Sơ đồ hệ thống nối thông của tuần hoàn não [61]


6

Giữa các khu vực trung tâm và ngoại vi của nhu mô não có rất ít (hoặc
không có) những mạch nối có tầm quan trọng về lâm sàng, nhưng giữa ngoài
sọ và trong sọ mạng nối các mạch lại rất phát triển, có thể đảm bảo cho não
được cung cấp đủ máu ngay cả khi có một sự tắc mạch.
Các mạch máu não có sự nối tiếp phong phú, đảm bảo cho sự tưới máu
được an toàn. Mạng nối thông của hệ thống tuần hoàn não có thể chia làm 3
mức khác nhau.
- Mức 1: sự nối thông giữa động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài
- Mức 2: sự nối thông giữa động mạch cảnh trong và động mạch thân nền qua
đa giác Willis.
- Mức 3: sự nối thông giữa động mạch tận thuộc hệ động mạch cảnh trong và
động mạch thân nền vùng vỏ não. Mạng nối này được coi là nguồn tưới máu
bù quan trọng giữa khu vực động mạch não trước và não giữa, động mạch não
giữa và động mạch não sau, động mạch não trước và não sau.
Tuy nhiên, giá trị chức năng điều hoà tuần hoàn não của ba hệ thống trên
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: áp lực động mạch, khẩu kính lòng mạch,
sự đàn hồi của thành mạch [34],[38].
Thần kinh chi phối hoạt động của các động mạch não gồm: đám rối thần
kinh của các động mạch cảnh và đám rối thần kinh của động mạch đốt sống thân nền. Giống như các động mạch khác trong cơ thể, mạch máu não chịu mọi
tác động của các yếu tố thần kinh và thể dịch [21].
Có nhiều yếu tố liên quan tới hoạt động chức năng của não như: lưu
lượng máu não, tốc độ tuần hoàn não, sự tiêu thụ oxy và glucoza ở não, các
thành phần trong máu. Trong đó, lưu lượng máu não là yếu tố cơ bản nhất.

- Lưu lượng máu não: là lượng máu qua não trong một đơn vị thời gian
(phút). Bình thường có khoảng 700-750ml máu qua não trong một phút. Nếu
tính theo phương pháp của Kety và Schmid (1977) thì lưu lượng máu não là
50-55ml/100g/phút [34],[38].


7

Lưu lượng máu não có đặc điểm là rất ổn định, ít thay đổi trên cùng một
người và giữa người này với người khác, nhưng lưu lượng máu não giảm dần
theo tuổi. Ở người trên 60 tuổi lưu lượng máu giảm rõ và có thể xuống tới
36ml/100g/phút [34],[38].
- Tốc độ tuần hoàn não: Thời gian máu chảy qua não rất nhanh, khoảng 3
giây. Thời gian máu chảy qua màng não lâu hơn, khoảng 9 giây. Tốc độ tuần
hoàn não phụ thuộc vào áp suất động mạch cảnh [34],[38].
- Mức tiêu thụ oxy của não: Não tiêu thụ 18% tổng số oxy của toàn bộ cơ
thể. Trong 18% này thì 95% là để nuôi tế bào não. Não có khả năng dự trữ oxy
rất kém, có bao nhiêu oxy dùng hết bấy nhiêu, vì thế cần phải cung cấp cho
não một lượng máu không đổi [34],[38],[53].
1.1.4. Sự điều hòa lưu lượng máu não
Cơ chế tự điều hoà (Hiệu ứng Bayliss): Nếu tim đưa máu lên não nhiều
thì các mạch máu co lại, làm máu lên não ít hơn; nếu tim đưa máu lên não ít
thì các mạch máu giãn ra, làm máu lên não nhiều hơn. Đây là phản xạ thần
kinh điều hoà vận mạch não mà bộ phận nhận cảm là các cảm thụ quan về áp
suất nằm ở xoang động mạch cảnh, nơi xuất phát của động mạch cảnh trong.
Khi huyết áp động mạch trung bình dưới 70 mmHg hoặc trên 140 mmHg thì
lưu lượng máu não sẽ bị rối loạn do mất hiệu ứng Bayliss.
Sự điều hòa về chuyển hóa: Dựa trên áp lực một phần của CO2 và PaO2.
Nếu PaO2 tăng trong máu sẽ làm giãn mạch và nếu giảm thì gây co mạch và
cũng chỉ tác động ở các mạch nhỏ. Nếu PaO2 tăng sẽ làm giảm lưu lượng tuần

hoàn não. Người bình thường, nếu thở gấp và kéo dài sẽ có một sự giảm áp lực
CO2 (PaCO2) do CO2 máu bị đào thải ra nhiều và cung lượng máu não giảm
30%. Nếu cho thở O2 nguyên chất không làm hạ cung lượng máu não quá 12%
pH máu giảm cũng làm tăng PaCO2.
Sự điều hòa thần kinh: cơ chế này rất yếu và không dẫn đến sự thay đổi
quan trọng của tuần hoàn não. Nếu kích thích thần kinh giao cảm cổ sẽ làm


8

giảm lưu lượng máu não cùng bên (tác dụng qua động mạch ngoài não) đồng
thời làm giảm sự hoạt hóa của các mạch liên quan với sự biến đổi PaCO2. Tuy
nhiên cắt bỏ thần kinh giao cảm sẽ không làm thay đổi đường kính các động
mạch nội sọ [34],[38].
Các thuốc tác dụng vận mạch (Papaverin, Nitrit) gây tăng lưu lượng tuần
hoàn não nhẹ khi não không có tổn thương khu trú do thiếu máu não hoặc xuất
huyết não [34],[38],[63].
1.1.5. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thiểu năng tuần hoàn não do thoái
hóa cột sống cổ
Cột sống cổ mang trọng lượng của đầu trong toàn bộ thời gian hoạt động
của mỗi cá nhân trừ khi nghỉ. Trọng lượng của đầu trung bình khoảng 6,5 kg.
Cột sống cổ có đường cong lõm ra trước, đỉnh của đường cong là giữa đốt sống
C4-C5. Trong một tư thế lao động bắt buộc, cố định không thay đổi, hoặc các tư
thế sai lệch kéo dài cũng như diễn biến tuổi tác, một số điểm chịu áp lực trọng
tải thường xuyên dễ hình thành các gai xương hoặc các biến đổi phì đại làm
thay đổi cấu trúc của các bờ tận cùng thân đốt sống, khớp đốt sống, các dây
chằng, đĩa đệm được gọi chung là thoái hóa cột sống [38],[60]. Đây là kết quả
của sự thoái hóa tổng hợp của 2 quá trình: thoái hóa sinh học theo tuổi và thoái
hóa bệnh lý mắc phải [27]. Thoái hóa cột sống cổ tiến triển theo tuổi liên quan
đến yếu tố vi chấn thương và các yếu tố khác: rối loạn chuyển hóa, nội tiết, dị

dạng cột sống, thừa cân…thúc đẩy thêm làm quá trình thoái hóa tiến triển nhanh
và biến đổi về hình thái đa dạng hơn. Quá trình thoái hóa này có thể khởi phát
từ bất kỳ khớp nào trong các khớp của đơn vị chức năng cột sống. Thoái hóa
thường bắt đầu từ biến đổi thân đốt đến biến dạng thân đốt. Khoang gian đốt
còn giữ được chiều cao của nó khá lâu sau đó mới dần dần đóng vôi dây chằng
đĩa đệm [16],[17].


9

Trong thoái hóa đĩa đệm xương khớp của cột sống cổ, quá trình sản
xương đã làm chồi lên những gai xương, mỏ xương, gồ dầy xương có thể chèn
đẩy động mạch đốt sống tại lỗ ngang đốt sống thường xuyên hay tạm thời ở
một vài tư thế cột sống cổ. Nguyên nhân, vị trí, kích thước động mạch bị chít
hẹp của động mạch đốt sống thường thấy trên quãng đường đi của động mạch
đốt sống phần lớn do mỏ xương thoái hóa, còn hẹp hay tắc ở gốc động mạch
đốt sống chủ yếu là do vữa xơ động mạch [32]. Biến đổi thoái hóa xương khớp,
đĩa đệm cột sống cổ làm đè ép vào động mạch đốt sống gây thiểu năng tuần
hoàn hệ động mạch đốt sống - nền (chiếm khoảng 26,6 %) [28],[36]. Kết quả
nghiên cứu của Strek.P và cộng sự cho thấy có 79,1% số bệnh nhân có thoái
hoá cột sống cổ có biến đổi lưu huyết não [38],[58]. Trong thoái hoá cột sống
cổ, khi làm các động tác quay cổ đột ngột, động mạch đốt sống có thể bị kẹt
cũng gây thiếu máu tạm thời cho não [18],[59].
Bệnh cảnh lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn hệ động mạch đốt sốngthân nền được Schott mô tả đầy đủ từ năm 1965 và được nghiên cứu qua các
công trình Wiliam và Wilson (1967), E.V.Charukine (1978), Phạm Khuê [26],
Hồ Hữu Lương [28], Nguyễn Xuân Thản [34]. Thiểu năng tuần hoàn não hệ
sống - nền chiếm 20-30% rối loạn tuần hoàn não nói chung, thường gặp ở lứa
tuổi từ 40-60 [26],[34].
Về nguyên nhân của hội chứng thiểu năng tuần hoàn sống nền, trước đây
người ta chỉ công nhận một căn nguyên phổ biến đứng hàng đầu là vữa xơ động

mạch, nhưng trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu xác định
rằng những biến đổi thoái hóa xương khớp, đĩa đệm ở cột sống cổ giữ vai trò
quan trọng trong bệnh sinh của thiểu năng sống nền. Ở những bệnh nhân cao
tuổi, thường hay kết hợp cả hai nguyên nhân làm cho bệnh lý mạch máu não
của người có tuổi trở nên phức tạp [26],[34].


10

1.1.6. Triệu chứng lâm sàng
1.1.6.1. Triệu chứng lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ
Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không có
cảm giác khác thường. Sau đó có các triệu chứng xuất hiện:
- Các động tác ở cổ bị vướng và đau, thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Cơn đau kéo
dài từ gáy lan sang tai có ảnh hướng đến tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu có thể
nhức đầu ở vùng chẩm, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một hoặc hai
bên [26],[34].
- Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp có thể gây rối loạn
tuần hoàn não [12],[13],[52].
* Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế, có cảm giác cứng gáy, có
điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ.
* X-quang cột sống cổ ở các tư thế thẳng, nghiêng, chếch ¾ trái, phải
có thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các
gai xương [7].
- Ở tư thế chụp thẳng, có thể thấy sự biến đổi trục cột sống gây vẹo trong
các trường hợp co cứng một bên.
- Trên phim chụp cột sống cổ nghiêng có thể thấy các hình ảnh gián tiếp
như: Vôi hóa dây chằng gáy: hình ảnh nốt vôi hóa nằm dọc theo phía sau mỏm
gai, vị trí của dây chằng liên mỏm gai; Biến dạng đường cong sinh lý cột sống
cổ trong các hội chứng cổ vai cánh tay thường có đau mỏi ở cổ do các cơ ở cổ

co cứng làm cho cột sống cổ duỗi thẳng, không còn đường cong mềm mại và
hơi ưỡn ra trước nữa, hay gặp ở vị trí đĩa đệm liên đốt C5-C6. Đó là biểu hiện
của sự thoái hóa xảy ra ở thân đốt và sụn đĩa đệm.
- Phim chụp cột sống cổ chếch ¾ cho thấy lỗ tiếp hợp hẹp, thường là có
dày xương, mỏ xương xuất hiện từ bờ trước của lỗ này [7],[49].


11

1.1.7. Triệu chứng lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não do thoái hóa cột
sống cổ
Triệu chứng lâm sàng của thiểu năng tuần hoàn não rất phong phú và
thường xuất hiện sớm. Các triệu chứng này giữ hàng đầu trong các căn cứ để
chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não [18],[26],[56].
Biểu hiện chung:
- Đau đầu: Là triệu chứng hay gặp nhất đồng thời cũng là triệu chứng xuất
hiện sớm nhất, chiếm trên 91% các trường hợp. Đau đầu vùng chẩm và lan tỏa
khắp đầu, có cảm giác căng nặng trong đầu, đau tăng khi căng thẳng thần kinh
hay vận động thể lực.
- Chóng mặt: gặp trên 87%, bệnh nhân luôn có cảm giác bồng bềnh, có khi
thấy mọi vật quay xung quanh mình, nhất là khi thay đổi tư thế, xoay đầu, có
người chóng mặt, tối sầm mặt mày, đứng không vững.
- Dị cảm: Là triệu chứng sớm, bệnh nhân có cảm giác tê bì, kiến bò, tê mỏi
chân tay. Một số người ù tai, có cảm nghe thấy tiếng ve kêu, tiếng xay lúa trong
tai.
- Rối loạn giấc ngủ: Rất hay gặp và có đặc điểm là dai dẳng làm bệnh nhân
khó chịu. Có thể mất ngủ hoàn toàn hoặc rối loạn giấc ngủ.
- Rối loạn chú ý: cũng thường gặp từ giai đoạn đầu của bệnh, giảm khả
năng làm việc, rất khó chuyển sự chú ý từ việc này sang việc khác, về sau nặng
hơn có thể dẫn đến sa sút trí tuệ.

- Rối loạn về trí nhớ: Là biểu hiện sớm nhất và phổ biến nhất, có đặc điểm
là giảm trí nhớ gần. Giảm sút khả năng tư duy và trí tuệ, biểu hiện kém minh
mẫn và sáng tạo.
Ngoài ra, còn rối loạn về tri giác, rối loạn về cảm xúc, thay đổi về nhân
cách và tính tình.


12

Các dấu hiệu khi thăm khám: nhìn chung các dấu hiệu thực thể không có
gì đặc hiệu. Đôi khi có dấu hiệu run tay, tăng phản xạ gân gối không đối xứng,
rồi loạn ngôn ngữ, có thể có rối loạn điều phối động tác, rối loạn thăng bằng
[26].
1.1.8. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não là một vấn điều rất quan trọng vì nó
liên quan đến việc đề phòng tai biến mạch máu não và điều trị để đảm bảo hoạt
động tối ưu cho não.
Trong các chỉ tiêu để chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não, những triệu
chứng lâm sàng giữ vị trí hàng đầu. Những triệu chứng này nhiều khi hướng
cho ta sử dụng các phương pháp cận lâm sàng để xác định chẩn đoán [26].
1.1.8.1. Bảng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng thiểu năng tuần hoàn não mạn
tính của Khadjev (1979)
Khadjev và cộng sự đã khám và điều tra cho 25.000 người (1979), từ đó
đưa ra bảng tiêu chuẩn chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não. Bảng tiêu chuẩn
chẩn đoán lâm sàng thiểu năng tuần hoàn não của Khadjev gồm 20 tiêu chuẩn
chính và điểm để đánh giá từng tiêu chuẩn theo mức độ có, không. Nhiều nhà
y học lâm sàng nghiên cứu áp dụng đã khẳng định vị trí hàng đầu của các triệu
chứng lâm sàng có giá trị trong chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não [50].
Tuy nhiên phương pháp khám này bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của
người bệnh, đôi khi cả thầy thuốc. Do đó cần kết hợp các phương pháp cận lâm

sàng để chẩn đoán xác định thiểu năng tuần hoàn não [26].
1.1.8.2. Các phương pháp cận lâm sàng:
X-quang: cột sống cổ các tư thế thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải trái để
đánh giá tình trạng thoái hóa đốt sống cổ: mất đường cong sinh lý, hẹp khe
gian đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ cho biết chính xác vị trí và hình dạng
của các biến đổi bệnh lý do quá trình thoái hóa cột sống cổ gây ra [12],[28].


13

Lưu huyết não: Lưu huyết não đồ là đường ghi sự biến thiên điện trở của
não, khi có một dòng điện xoay chiều, cường độ yếu, tần số cao (40-150kHz)
chạy qua [30]. Lưu huyết não đồ cho phép đánh giá một cách khách quan tình
trạng của thành động mạch, trương lực mạch ở não, thể tích tưới máu và gián
tiếp đánh giá mức độ tổn thương vữa xơ động mạch [12],[28]. Phương pháp
ghi lưu huyết não để nghiên cứu hệ thống mạch máu não được K.Polzer và
F.Schuhfried sử dụng đầu tiên vào năm 1950. Iarullin Kh. (1953,1966) E.A.
Bagrij (1965)...đã nghiên cứu sâu hơn, chỉ ra khả năng to lớn của phương pháp
này trong chẩn đoán các bệnh mạch máu não. E.Jenkner (1959) đã khẳng định
đường ghi lưu huyết não phản ánh tình trạng máu trong hộp sọ và đạo trình
Trán - Chũm phản ánh tình trạng tuần hoàn máu não của hệ thống động mạch
cảnh trong phía bán cầu tương ứng. Iarullin Kh. (1953, 1966) Dunaveva E.M
và Sivukha T.A (1955) đã sử dụng đạo trình Chũm - Chẩm để nghiên cứu tuần
hoàn hệ động mạch đốt sống - thân nền [43]. Nhiều tác giả khác như M.A
Tavchunovskaja, R.A Kyz (1965), Dương Văn Hạng (1993) cũng đã công bố
công trình nghiên cứu biến đổi đường ghi lưu huyết não trong bệnh thoái hoá
cột sống cổ [17]. Phương pháp ghi lưu huyết não được sử dụng rộng rãi trên
lâm sàng, có thể ghi trong thời gian dài theo yêu cầu nghiên cứu, có thể ghi
nhiều lần để theo dõi sự tiến triển của bệnh hoặc tác dụng điều trị [12],[28].

Điện não đồ: Ghi điện não đồ là phương pháp nghiên cứu chức năng
của não dựa trên việc ghi lại các điện thế phát sinh trong hoạt động sống của
tế bào thần kinh. Từ khi ra đời cho đến nay, với sự phát triển và hoàn thiện
không ngừng, điện não đồ đóng góp vai trò đáng kể trong chẩn đoán, điều trị,
tiên lượng bệnh của hệ thống thần kinh trung ương [12],[28]. Điện não đồ là
bức tranh chân dung tâm sinh lý của con người, nó phản ánh trạng thái, chức
năng của hệ thần kinh trung ương. Cùng với lưu huyết não, điện não đồ được
nhiều nhà nghiên cứu sử dụng như những chỉ tiêu theo dõi khách quan của não


14

trong lao động trí óc và đánh giá hiệu quả điều trị [12],[28]. Theo Vũ Đăng
Nguyên, dấu hiệu thiếu oxy não trong thiểu năng tuần hoàn não được thể hiện
trên điện não đồ dưới dạng các nhịp chậm trên nền mất tổ chức các nhịp. Trong
trường hợp thiểu năng tuần hoàn não hệ động mạch đốt sống – thân nền do
thoái hóa cột sống cổ có chèn ép động mạch đốt sống, những biến đổi trên điện
não đồ thường mang tính chất lan tỏa trong dạng giảm chỉ số nhịp Alpha, giảm
biên độ tất cả các sóng, xuất hiện sóng chậm Theta không đều đặn [30]. Biên
độ và chỉ số sóng Alpha trên điện não đồ nền giảm. Biên độ và chỉ số sóng
Theta tăng [28].
1.1.9. Điều trị
Hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới điều trị thiểu năng tuần hoàn
não chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Điều trị ngoại khoa chỉ đề cập đến
khi bệnh nhân có tai biến mạch máu não tạm thời hay thực sự [15],[26],[56].
Thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não có nhiều loại khác nhau, công
dụng và kết quả cũng khác nhau. Các thuốc này được chia thành bốn nhóm
[13],[26],[64].
Nhóm 1: Nhóm các chất tổng hợp hữu cơ.
Nhóm 2: Nhóm các chất giống chất sinh học.

Nhóm 3: Nhóm các chất có nguồn gốc thực vật.
Nhóm 4: Nhóm gồm các thuốc có nguồn gốc khác.
Các thuốc này có thể tác động theo những cơ chế khác nhau để khắc phục
tình trạng và hậu quả của thiểu năng tuần hoàn não. Thuốc có thể có tác dụng
giãn mạch, làm mở các mạng nối tuần hoàn bàng hệ, làm trao đổi chất qua
hàng rào máu não dễ dàng hơn, làm cho tổ chức não nhận được nhiều oxy hơn,
cũng như giúp não chịu được tình trạng thiếu oxy tốt hơn [24],[52],[54].
Ngoài ra, còn có thể sử dụng biện pháp không dùng thuốc để điều trị thiểu
năng tuần hoàn não. Phương pháp này vừa mang tính điều trị vừa mang tính


15

dự phòng, an toàn và có hiệu quả. Các phương pháp chủ yếu là chế độ ăn uống,
chế độ luyện tập... được nhiều nhà y học quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao
[23].
1.2. Tổng quan thiểu năng tuần hoàn não do thoái hóa cột sống cổ theo y
học cổ truyền
1.2.1. Bệnh danh
Y học cổ truyền không có bệnh danh “Thiểu năng tuần hoàn não” nhưng
các biểu hiện lâm sàng thường được mô tả trong các chứng Đầu thống (đau
đầu), Huyễn vựng (chóng mặt), Thất miên (mất ngủ)...trong Nam dược thần
hiệu [40], và Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh [43].
Huyễn vựng: Huyễn là hoa mắt, vựng là cảm giác chòng chành ngồi
thuyền, quay chuyển không yên cũng gọi là chóng mặt. Nhẹ thì hết ngay khi
nhắm mắt, nặng thì kèm theo buồn nôn, nôn, ra mồ hôi, có thể ngã. Hai triệu
chứng này kết hợp với nhau gọi là huyễn vựng [5]. Sách Tố Vấn - Chí chân yếu
Đại luận nói rằng “Mọi chứng phong chóng mặt đều thuộc về Can” [33]. Đan
khê tâm pháp viết rằng “Không có đàm thì không chóng mặt”. Sách Cảnh nhạc
toàn thư nói: “Không có hư thì không có chóng mặt”. Hải Thượng y tông tâm

lĩnh cho rằng: “Âm huyết của hậu thiên hư thì hỏa động lên chân thủy của tiên
thiên suy thì hỏa bốc lên gây chứng huyễn vựng” [43]. Đầu là nơi hội tụ của
các đường kinh dương của hai mạch Nhâm, Đốc nên khí thanh dương của các
phủ cũng như huyết tinh hoa của các tạng đều hội tụ ở đây. Khi khí huyết không
lên được đầu hoặc bị trở trệ, nghịch loạn đều có thể gây đau đầu [39].
Thất miên là không ngủ được, có thể là khi đi ngủ không ngủ ngay được,
hoặc trong đêm thức giấc không ngủ lại được, hoặc lúc ngủ lúc tỉnh. Chứng rối
loạn giấc ngủ thường kèm theo các chứng đau đầu, quên, tim hồi hộp. Về chứng
thất miên sách Nội kinh ghi “Vì âm hư nên mắt không nhắm được”. Sách Loại
chứng trị tài nói “Lo nghĩ hại tỳ quanh năm mất ngủ”. Sách Cổ kim y thống


×