BỘ TƢ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨ U SO SÁNH
PHÁP LUẬT PHÒ NG, CHỐ NG THAM NHŨNG
CỦA MỘT SỐ QUỐ C GIA CHÂU Á
ĐÁP ỨNG YÊ U CẦU SỬA ĐỔI NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌ NG TÂM
CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VIỆT NAM
MÃ SỐ: LH - 2016 - 41/ĐHL - HN
Chủ nhiệm đề tài:
TS. Đào Lệ Thu
Thư ký đề tài:
NCS. Đặng Thị Hồng Tuyến
HÀ NỘI - 2017
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật Hình sự
BLHS
C ng ƣớc Liên h p qu c về ph ng ch ng Tham nh ng
UNCAC
Cơ quan ch ng tham nh ng của Philippines
OBM
Cơ quan Điều tra tham nh ng Singapore
CPIB
Doanh nghiệp nhà nƣớc
DNNN
Khu vực c ng
KVC
Khu vực tƣ
KVT
Ph ng, ch ng tham nh ng
PCTN
Pháp lệnh Ph ng ngừa h i lộ của Hồng K ng
POBO
Tổ chức h p tác và phát triển kinh tế
OEDC
Ủy ban ch ng tham nh ng và quyền c ng dân Hàn Qu c
ARCR
Uỷ ban độc lập ch ng tham nh ng Hàn Qu c
KICAC
Ủy ban độc lập về ch ng tham nh ng Hồng K ng
ICAC
Ủy ban diệt trừ tham nh ng Indonesia
KPK
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ƣơng của Đảng Trung Qu c
CCDI
M ỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨ NHẤT
BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ
1
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
I
PHẦN M Ở ĐẦU
2
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊ N CỨU ĐỀ TÀI
10
NHỮ NG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU SO
SÁNH
PHÁP
LUẬT
PHÒNG,
CHỐNG
THAM
NHŨNG CỦA M ỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á TRONG
BỐI CẢNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
CỦA VIỆT NAM
II
10
SO SÁNH NHỮ NG CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN VỀ PHÒNG
NGỪ A VÀ XỬ L Ý T HAM NHŨNG TRONG PHÁP
LUẬT CỦA M ỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á
III
18
NHỮ NG ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC SỬ A ĐỔI, BỔ
SUNG LU ẬT PHÒNG, CHỐNG T HAM NHŨNG C ỦA
VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ NGHIÊ N CỨU SO SÁNH
47
KẾT LUẬN
64
PHẦN THỨ HAI
CÁC CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề 1
65
Những vấn đề chung về nghiên cứu so sánh pháp luật
ph ng, ch ng tham nh ng của một s qu c gia Châu Á
trong b i cảnh sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam
Chuyên đề 2
So sánh quy định về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu
nhập trong pháp luật của một s qu c gia Châu Á và đề
66
xuất sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam
Chuyên đề 3
85
So sánh quy định về kiểm soát xung đột l i ích trong
pháp luật của một s qu c gia Châu Á và đề xuất sửa đổi
Luật PCTN của Việt Nam
Chuyên đề 4
So sánh quy định về xử lý tham nh ng trong pháp luật
của một s
qu c gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật
PCTN của Việt Nam
Chuyên đề 5
126
153
So sánh mô hình tổ chức cơ quan ch ng tham nh ng theo
pháp luật một s qu c gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật
PCTN của Việt Nam
Chuyên đề 6
189
So sánh quy định về ph ng, ch ng tham nh ng trong khu
vực tƣ của một s qu c gia Châu Á và đề xuất sửa đổi
Luật PCTN của Việt Nam
229
PHẦN THỨ BA
BÀI VIẾT TẠP CHÍ
274
PHẦN THỨ NHẤT
BÁO CÁO TỔNG THUẬT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I.
Tính cấp thiết của đề tài:
Luật Phòng, chống tham nhũng (Luật PCTN) của Việt Nam được ban hành năm
2005 và đã có hiệu lực thi hành gần 10 năm. Năm 2016 là dịp tổng kết 10 năm thi hành
Luật và xem xét việc sửa đổi, bổ sung toàn diện đạo luật quan trọng này. Việc rà soát
những quy định của Luật cần được tiến hành trên cơ sở đánh giá những khiếm khuyết nội
tại của Luật, chỉ ra những hạn chế trong thực tiễn áp dụng luật, đánh giá tính tương thích
của Luật so với UNCAC mà Việt Nam là quốc gia thành viên, đồng thời so sánh với quy
định của pháp luật PCTN của các quốc gia khác, trong đó có một số quốc gia Châu Á có
nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước
hoặc điều kiện kinh tế, xã hội như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore,
Indonesia, Phillipines...Những yêu cầu trên đặt ra nhu cầu nghiên cứu so sánh pháp luật
về PCTN của một số quốc gia Châu Á. Kết quả nghiên cứu so sánh này có thể trở thành
một trong những cơ sở thực tiễn cho việc sửa đổi Luật PCTN.
Bên cạnh đó, thực tiễn đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam cho thấy việc áp
dụng Luật PCTN (Luật PCTN) còn chưa hiệu quả và còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Luật
PCTN của Việt Nam còn bị đánh giá là nặng tính hình thức, chủ yếu là những chế định
mang tính hành chính, những quy định về phòng ngừa tham nhũng chưa cụ thể và khả thi,
tính cưỡng chế chưa cao, chưa tạo được nhiều cơ chế đấu tranh chống tham nhũng hiệu
quả (đặc biệt là cơ chế bảo đảm trách nhiệm và sự hợp tác của các cơ quan tham gia vào
công tác PCTN), chưa có quy định về PCTN ở khu vực ngoài nhà nước để bảo đảm sự
bình đẳng và tính đồng bộ trong PCTN, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế ở nhiều khía
cạnh.
Một trong những định hướng sửa đổi Luật PCTN 2005 là sửa đổi toàn diện Luật
PCTN nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng và
coi đây là nhiệm vụ then chốt, cơ bản và lâu dài; sửa đổi, bổ sung những quy định mà qua
thực tiễn công tác PCTN cho thấy đã rõ việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa
hiệu quả; lựa chọn các vấn đề sửa đổi, bổ sung có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo bước
2
chuyển thực chất trong công tác PCTN như: kiểm soát xung đột lợi ích; kiểm soát hiệu
quả biến động tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và có cơ chế phát hiện
và thu hồi tài sản tham nhũng; củng cố hệ thống cơ quan PCTN; đặc biệt là từng bước mở
rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài nhà nước...1
Chính vì vậy, việc nghiên cứu so sánh một số hệ thống pháp luật về PCTN ở các
quốc gia Châu Á đã có những thành công nhất định trong việc sử dụng pháp luật đấu
tranh chống tham nhũng để rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc sửa đổi Luật
PCTN của Việt Nam là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
II.
Tình hình nghiên cứu
Trong vòng 10 năm trở lại đây những nghiên cứu về về PCTN đã được thực hiện
với số lượng đáng kể và ở các góc độ khác nhau như: xã hội học, kinh tế học, tội phạm
học, khoa học luật hình sự, v.v...và ở nhiều cấp độ cũng như phạm vi khác nhau. Từ góc
độ luật học, có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình sau:
1. Các nghiên cứu trong nước:
- TSKH Đào Trí Úc (chủ nhiệm), Đề tài độc lập cấp nhà nước “Luận cứ khoa học
cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống
tham nhũng đến năm 2010”, mã số đề tài: ĐTĐL.2005/17G, nghiệm thu năm 2005.
Đề tài chủ yếu đề cập đến vấn đề đường lối, chính sách đấu tranh chống tham
nhũng từ góc độ lý luận và ở cấp độ vĩ mô. Một vài dẫn chứng so sánh về pháp luật
chống tham nhũng của quốc gia khác được đưa ra nhưng không có tính hệ thống,
xuyên suốt và không phải là nội dung có tính trọng tâm của đề tài.
- TS. Đào Lệ Thu (2014), Phân tích so sánh mô hình cơ quan độc lập chống tham
nhũng trên thế giới – Góc nhìn Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu thực hiện trong
Chương trình hợp tác giữa Ban Nội chính Trung ương và UNDP. Trong nghiên
cứu này, tác giả đã phân tích mô hình cơ quan độc lập chống tham nhũng của một
số nước trên thế giới, đồng thời có những so sánh để làm nổi bật những đặc trưng
trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan này của từng quốc gia nghiên
1
Xem: Thanh tra Chính phủ, Tờ trình Dự thảo Luật PCTN sửa đổi, Hà Nội
3
cứu. Tuy nhiên, có thể thấy, công trình này nghiên cứu mô hình cơ quan độc lập
chống tham nhũng của một số quốc gia nằm ở nhiều châu lục mà không tập trung
nghiên cứu mô hình của các quốc gia châu Á. Hơn nữa, công trình này cũng chỉ
quan tâm đến khía cạnh mô hình cơ quan độc lập chống tham nhũng mà không
nghiên cứu những khía cạnh khác của pháp luật PCTN, như: vấn đề kiểm soát
xung đột lợi ích, vấn đề minh bạch và kiểm soát tài sản, vấn đề xử lý hành vi tham
nhũng...
- Ban Nội chính Trung ương (2015), Thu hồi tài sản tham nhũng – Thực tiễn Việt
Nam và kinh nghiệm quốc tế, Báo cáo nghiên cứu. Đây là công trình phân tích quy
định pháp luật cũng như việc thi hành trong thực tiễn về thu hồi tài sản tham nhũng
ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số
quốc gia trên thế giới về vấn đề này. Có thể thấy, công trình này chỉ giải quyết một
nội dung nhỏ mà không nghiên cứu bao quát nhiều vấn đề cơ bản khác nhau liên
quan đến quy định pháp luật và hoạt động PCTN.
- Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ (2011), Công khai, minh bạch trong
hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của Luật PCTN - thực trạng
và giải pháp, Đề tài cấp bộ. Công trình này chỉ nghiên cứu về một nội dung nhỏ,
vấn đề công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong
Luật PCTN, mà không nghiên cứu tổng thể các vấn đề liên quan đến luật PCTN.
Bên cạnh đó, công trình cũng không đi sâu vào các nghiên cứu so sánh luật.
Có thể thấy các nghiên cứu này đã phân tích pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực khác
nhau của công tác PCTN, ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, hoặc các nghiên
cứu này không tiếp cận nội dung vấn đề từ góc độ so sánh luật, hoặc nếu có cũng chỉ
dừng ở từng mảng vấn đề mà không đặt phạm vi tiếp cận toàn bộ các nội dung cơ bản của
pháp luật về PCTN, hoặc tuy đề cập đến kinh nghiệm quốc tế nhưng thực chất chỉ thuần
túy nghiên cứu pháp luật nước ngoài chứ không phải là một nghiên cứu so sánh luật đúng
nghĩa. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chưa đặt trong bối cảnh sửa đổi toàn diện Luật
PCTN Việt Nam năm 2005. Tương tự như vậy, có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu sau:
4
- Cục Chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ (2013), Một số vấn đề về quản lý
nhà nước trong PCTN, Đề tài cấp bộ.
- Viện Khoa học thanh tra (2015), Tham nhũng và PCTN trong khu vực tư ở Việt
Nam, Đề tài cấp bộ.
- Viện Khoa học thanh tra (2015), PCTN trong các cơ quan thực hiện chức năng
PCTN, do ThS. Tạ Thu Thủy, Viện Khoa học thanh tra làm chủ nhiệm đề tài, Đề
tài cấp cơ sở.
- Viện Khoa học Thanh tra (2015), Vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội doanh
nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong trong PCTN ở Việt Nam hiện nay, do ThS.
Phạm Thị Huệ, Phó Trưởng phòng Thông tin – Tư liệu & Thư viện, Viện Khoa học
thanh tra làm chủ nhiệm đề tài, Đề tài cấp cơ sở.
- Thanh tra Chính phủ (2014), Một số kinh nghiệm quốc tế về công tác PCTN, Nxb
Lao Động 2014.
2. Các nghiên cứu quốc tế và ngoài nước:
Nhiều báo cáo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế ở Việt Nam (Chương trình phát
triển Liên Hợp quốc - UNDP, Ngân hàng thế giới - World Bank, Tổ chức hướng tới minh
bạch – Towards Transparency, Cơ quan chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp quốc UNODC) đã được thực hiện liên quan đến cải cách pháp luật về PCTN trên thế giới cũng
như tại Việt Nam. Các nghiên cứu này hoặc hướng tới những vấn đề mang tính vĩ mô
như: đấu tranh chống tham nhũng trong mối quan hệ với xây dựng nhà nước pháp quyền,
đấu tranh chống tham nhũng trong mối quan hệ với cải cách tư pháp, hoặc đi vào các vấn
đề cụ thể của công tác chống tham nhũng như: công khai minh bạch, kê khai tài sản, cơ
chế xử lý tham nhũng, xử lý tài sản tham nhũng. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể
đến như sau:
- UNDP (2005), Institutional Arrangements to Combat Corruption – A Comparative
Study (Các thiết chế chống tham nhũng – Một nghiên cứu so sánh), Keen Publising
(Thailand) Co., Ltd. Công trình này đã nghiên cứu thiết chế chống tham nhũng của
khá nhiều quốc gia, trong đó có một số quốc gia châu Á, đồng thời, cũng rút ra các
bài học từ thiết chế chống tham nhũng của các quốc gia đó. Tuy nhiên, công trình
5
chưa đi sâu vào nghiên cứu so sánh từng nội dung cơ bản của luật PCTN của các
quốc gia này.
- Báo cáo Quốc gia đánh giá thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham
nhũng (UNCAC) của Việt Nam và các nghiên cứu khảo sát khác liên quan: Khảo
sát hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong quá trình tự đánh giá công tác thực thi
UNCAC tại Việt Nam năm 2011, Hà Nội: Minh bạch Quốc tế và Tổ chức Hướng
tới Minh bạch, 2011.
- Painter, M., Đào Lệ Thu, Hoàng Mạnh Chiến, Nguyễn Quang Ngọc (2012). Phân
tích so sánh pháp luật PCTN quốc tế: Bài học về những cơ chế xử lý và thực thi
cho Việt Nam, Hà Nội: UNDP-DFID; UNDP (2005). Đây là công trình nghiên cứu
về các cơ chế xử lý và thực thi pháp luật PCTN. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ
yếu tập trung vào cơ chế phối hợp giữa các chủ thể có trách nhiệm trong công tác
PCTN mà không nghiên cứu toàn bộ những nội dung trọng tâm liên quan đến pháp
luật phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, pháp luật PCTN của các quốc gia
châu Á đặt trong mối liên hệ so sánh với pháp luật PCTN của Việt Nam cũng
không phải là nội dung nghiên cứu chủ đạo của công trình này. Hơn nữa, công
trình này được thực hiện nhằm phục vụ cho việc sửa đổi Luật PCTN vào năm
2012, vì vậy, cho đến nay, ở thời điểm nước ta đang xây dựng Dự thảo Luật PCTN
mới, những nghiên cứu đó không còn mang tính thời sự.
- UNODC (2013), Good practices in ensuring compliance with Article 9 of the
United Nations Convention against Corruption (Những thực tiễn tốt trong việc bảo
đảm thực thi Điều 9 UNCAC), Phòng Xuất bản và Thư viện, Văn phòng Liên Hợp
quốc tại Viên, Áo. Đây là cuốn sách hướng dẫn về chống tham nhũng trong lĩnh
vực mua sắm công và quản trị tài chính công, một lĩnh vực thuộc mảng phòng
ngừa tham nhũng. Những thực tiễn tốt được đề cập bao gồm pháp luật của Georgia,
Slovakia, Áo và Mê-xi-cô. Có thể thấy công trình này không hướng tới nghiên cứu
thực tiễn thực thi Điều 9 UNCAC ở các nước châu Á và đặc biệt không có liên hệ
với pháp luật PCTN Việt Nam.
- Arsema Tamyalew, A Review of the Effectiveness of the Anti-corruption and Civil
6
Rights Commission of the Republic of Korea (Đánh giá hiệu quả của Ủy ban
Chống Tham nhũng và Quyền công dân của Hàn Quốc), Nghiên cứu của Ngân
hàng thế giới (The World Bank). Nghiên cứu này chủ yếu đánh giá về tổ chức và
hoạt động của cơ quan độc lập chống tham nhũng của Hàn Quốc, không đặt mục
tiêu nghiên cứu so sánh với mô hình cơ quan độc lập chống tham nhũng của các
quốc gia khác.
Như vậy mặc dù nghiên cứu pháp luật về PCTN đã được thực hiện ở nhiều phạm
vi và mức độ khác nhau nhưng có thể thấy việc nghiên cứu tổng thể các chế định pháp
luật quan trọng về PCTN theo pháp luật các quốc gia Châu Á trong mối quan hệ so sánh
với Luật PCTN của Việt Nam hướng tới việc sửa đổi toàn diện Luật PCTN vẫn còn bỏ
ngỏ. Vì vậy đề tài nghiên cứu này vẫn thực sự cần thiết và có ý nghĩa lớn về mặt thực
tiễn.
III.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm rút ra những kinh nghiệm lập pháp về đấu tranh chống
tham nhũng từ thực tiễn pháp luật của một số quốc gia Châu Á để tạo một cơ sở cho việc
sửa đổi những vấn đề trọng tâm của Luật PCTN Việt Nam trong thời gian sắp tới.
IV.
Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những chế định quan trọng của pháp luật về PCTN:
minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích; xử lý tham
nhũng; mô hình tổ chức cơ quan chống tham nhũng và PCTN trong khu vực tư của
một số quốc gia Châu Á.
- Nghiên cứu pháp luật về PCTN dưới góc độ so sánh – lấy đối tượng so sánh chính
là pháp luật của một số quốc gia Châu Á như: Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Phillippines,..
V.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh (luật học) được sử dụng là phương pháp nghiên cứu chính
trong quá trình thực hiện đề tài. Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt về pháp luật PCTN của một số quốc gia Châu
Á, trong những nội dung mà phạm vi nghiên cứu đề tài đặt ra.
7
- Một số phương pháp khác được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài là tổng hợp,
phân tích, thống kê,...
VI.
Các sản phẩm của đề tài
Kết quả thực hiện đề tài được thể hiện ở những sản phẩm chủ yếu sau:
1. Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài
2. Các chuyên đề nghiên cứu, gồm 5 chuyên đề:
- Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về nghiên cứu so sánh pháp luật phòng,
chống tham nhũng của một số quốc gia Châu Á trong bối cảnh sửa đổi Luật
PCTN của Việt Nam.
- Chuyên đề 2: So sánh quy định về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập
trong pháp luật của một số quốc gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật PCTN
của Việt Nam.
- Chuyên đề 3: So sánh quy định về kiểm soát xung đột lợi ích trong pháp
luật của một số quốc gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật PCTN của Việt
Nam.
- Chuyên đề 4: So sánh quy định về xử lý tham nhũng trong pháp luật của
một số quốc gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam.
- Chuyên đề 5: So sánh mô hình tổ chức cơ quan chống tham nhũng theo
pháp luật một số quốc gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật PCTN của Việt
Nam.
- Chuyên đề 6: So sánh quy định về phòng, chống tham nhũng trong khu vực
tư của một số quốc gia Châu Á và đề xuất sửa đổi Luật PCTN của Việt
Nam.
3. Bài báo khoa học: “So sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng một số nước châu
Á trong bối cảnh sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam”, Tạp chí Luật
học, số 5/2017, tr. 58 – 70.
8
VII. Kết cấu của báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài bao
gồm 3 phần nội dung sau:
- Phần 1: Những vấn đề chung về nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của
một số quốc gia Châu Á trong bối cảnh sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam
- Phần 2: So sánh những chế định cơ bản về phòng ngừa và xử lý tham nhũng
trong pháp luật của một số quốc gia Châu Á
- Phần 3: Những đề xuất đối với việc sửa đổi, bổ sung Luật PCTN của Việt
Nam trên cơ sở nghiên cứu so sánh
9
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài “nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của một số quốc gia Châu Á trong bối
cảnh sửa đổi Luật PCTN của Việt Nam” được triển khai nghiên cứu với sáu chuyên đề cụ
thể, bao gồm một chuyên đề mang tính lý luận về nghiên cứu so sánh luật trong bối cảnh
của đề tài, năm chuyên đề nghiên cứu so sánh các nội dung đang được đặt trọng tâm trong
lần sửa đổi, bổ sung Luật này (gồm cả hai mảng phòng ngừa và xử lý tham nhũng). Các
chuyên đề nghiên cứu đã phân tích và làm rõ ý nghĩa và yêu cầu của việc nghiên cứu so
sánh pháp luật PCTN một số quốc gia Châu Á trong bối cảnh sửa đổi Luật PCTN Việt
Nam 2005, những nội dung trọng tâm của việc sửa đổi, bổ sung kết hợp với đánh giá các
giải pháp pháp luật đã được nhiều quốc gia Châu Á lựa chọn để giải quyết cùng vấn đề.
Kết quả cuối cùng của đề tài thể hiện bằng những đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật PCTN
Việt Nam trên cơ sở rút kinh nghiệm các giải pháp pháp luật của các nước Châu Á đã
nghiên cứu so sánh, đặc biệt là trong sự gắn kết với Dự thảo Luật PCTN sửa đổi. Các vấn
đề nghiên cứu của đề tài được khái quát như sau:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU SO SÁNH PHÁP LUẬT
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á
TRONG BỐI CẢNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT
NAM
1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu so sánh pháp luật phòng, chống tham nhũng của
một số nước Châu Á trong bối cảnh sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng
của Việt Nam
Luật PCTN của Việt Nam 2005 đang được sửa đổi, bổ sung toàn diện. Thực tiễn
đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam cho thấy việc áp dụng Luật PCTN (Luật PCTN)
còn chưa hiệu quả và còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Luật PCTN của Việt Nam còn bị
đánh giá là nặng tính hình thức, chủ yếu là những chế định mang tính hành chính, những
quy định về phòng ngừa tham nhũng chưa cụ thể và khả thi, tính cưỡng chế chưa cao,
chưa tạo được nhiều cơ chế đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả (đặc biệt là cơ chế bảo
đảm trách nhiệm và sự hợp tác của các cơ quan tham gia vào công tác PCTN), chưa có
quy định về PCTN ở khu vực ngoài nhà nước để bảo đảm sự bình đẳng và tính đồng bộ
10
trong PCTN, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế ở nhiều khía cạnh.2 Như vậy, việc rà soát
những quy định của Luật cần được thực hiện trên cơ sở đánh giá những khiếm khuyết nội
tại của Luật, chỉ ra những hạn chế trong thực tiễn áp dụng luật, đánh giá tính tương thích
của Luật so với UNCAC mà Việt Nam là quốc gia thành viên, đồng thời so sánh với quy
định của pháp luật PCTN của các quốc gia khác, trong đó có một số quốc gia Châu Á có
nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước
hoặc điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa như Trung Quốc (trong đó có Hồng Kông), Hàn
Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Phillipines...Những yêu cầu trên đặt ra nhu cầu
nghiên cứu so sánh pháp luật về PCTN của một số quốc gia Châu Á. Kết quả nghiên cứu
so sánh này có thể trở thành một trong những cơ sở thực tiễn cho việc sửa đổi Luật
PCTN.
2. Những vấn đề về phương pháp nghiên cứu so sánh luật trong bối cảnh của đề
tài
Để thực hiện việc nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của một số quốc gia Châu Á
đặt trong bối cảnh sửa đổi, bổ sung Luật PCTN của Việt Nam một cách có trọng tâm và
hiệu quả, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu so sánh luật đặt trong mối liên hệ với
nội dung và phạm vi của đề tài cần được giải quyết đầu tiên. Những vấn đề về phương
pháp nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của các quốc gia bao gồm cấp độ nghiên cứu so
sánh, cách thức nghiên cứu so sánh, tiêu chí so sánh, yêu cầu về lựa chọn hệ thống pháp
luật để so sánh, nội dung cần nghiên cứu so sánh.
Trước hết, vì việc nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ
sung các quy định của Luật PCTN Việt Nam nên có thể thấy cấp độ nghiên cứu so sánh là
cấp độ vi mô, đó là cấp độ so sánh các quy phạm, chế định pháp luật PCTN có chức năng
tương đương. Cụ thể nghiên cứu so sánh này tìm hiểu các chế định pháp luật ở những
quốc gia khác nhau cùng có chức năng điều chỉnh các vấn đề về phòng ngừa và xử lý
tham nhũng. Trên cơ sở nguyên tắc so sánh chức năng, nguyên tắc cơ bản nhất về mặt
2
Xem: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN của Chính phủ tháng 7/2016.
11
phương pháp luận của luật so sánh,3 việc so sánh các chế định, các quy phạm pháp luật có
cùng chức năng điều chỉnh các vấn đề về PCTN không tập trung vào cấu trúc của điều
luật hay ngôn ngữ văn bản mà tập trung vào các giải pháp pháp luật được sử dụng trong
các nhà nước khác nhau để giải quyết cùng vấn đề phòng ngừa và xử lý tham nhũng.
Về mặt cách thức, việc nghiên cứu so sánh có thể được tiến hành trên cơ sở tìm
hiểu, rà soát, tổng hợp các quy định của pháp luật PCTN của từng quốc gia được lựa chọn
nghiên cứu, sau đó đưa ra những đánh giá, kết luận so sánh về từng vấn đề trong pháp luật
mỗi quốc gia đó và pháp luật PCTN của Việt Nam. Tuy nhiên, cách so sánh này đi cùng
với yêu cầu về việc nghiên cứu một cách đầy đủ các chế định về PCTN khác nhau trong
luật của mỗi quốc gia có thể dẫn đến có sự lặp lại nội dung trong từng chuyên đề nghiên
cứu. Do đó, nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của các quốc gia theo chủ đề, theo vấn
đề là cách hấp dẫn hơn.
Những vấn đề tiếp theo liên quan đến các bước để thực hiện nghiên cứu so sánh
luật.4 Các bước đó có thể được khái quát bao gồm: (1) Xác định chế định, quy phạm pháp
luật về PCTN cần so sánh và xây dựng giả thuyết để nghiên cứu so sánh; (2) Lựa chọn hệ
thống pháp luật phù hợp của các quốc gia Châu Á có những điểm tương đồng về quan
điểm PCTN hoặc bối cảnh PCTN hoặc cơ chế PCTN để so sánh; (3) Mô tả các giải pháp
pháp luật về PCTN của các hệ thống pháp luật được lựa chọn về vấn đề nghiên cứu so
sánh; (4) Xác định những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định về PCTN giữa
các hệ thống pháp luật trên cơ sở hệ thống tiêu chí so sánh; (5) Giải thích nguồn gốc của
những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định của pháp luật về PCTN giữa các hệ
thống pháp luật, đồng thời phân tích đánh giá ưu điểm và hạn chế của các giải pháp pháp
luật về PCTN của các hệ thống pháp luật được so sánh.
3
Về vấn đề phương pháp chức năng của luật so sánh và chức năng tương đương của các chế định hoặc các quy phạm
pháp luật ở các hệ thống pháp luật khác nhau, xem: Ralfs Micheals, The Functional Method of Comparative Law,
trong sách “The Oxford Handbook of Comparative Law”, Reimann, Mathias, Zimmermann và Reinhard (chủ biên),
Oxford University Press, 2006.
4
Về các bước để thực hiện một công trình so sánh luật, xem: Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội – 2015, tr.32-44.
12
3. Những vấn đề của pháp luật phòng, chống tham nhũng cần nghiên cứu so
sánh trong bối cảnh sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam
Trên cơ sở các vấn đề được nêu ra trong Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật PCTN
sửa đổi,5 có thể xác định những nội dung trọng tâm sau cần được nghiên cứu so sánh với
pháp luật PCTN của một số nước Châu Á để tham khảo và học tập kinh nghiệm:
Nội dung đầu tiên là quy định về biện pháp minh bạch và kiểm soát tài sản, thu
nhập trong PCTN.
Biện pháp minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập được coi là công cụ hữu hiệu
cho cả công tác phòng ngừa và xử lý tham nhũng. Quy định về biện pháp này trong Luật
PCTN 2005 còn đang bị đánh giá là nặng tính hình thức hoặc thiếu rõ ràng, ví dụ quy
định về đối tượng kê khai, về nghĩa vụ kê khai, về cách thức kê khai và cơ quan quản lý
bản kê khai tài sản, thu nhập, về thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập, việc xác minh tài
sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai ít được thực hiện do việc quản lý bản kê khai
lại do chính cơ quan đơn vị/ bộ phận phụ trách công tác tổ chức nhân sự của cơ quan, tổ
chức nơi người kê khai công tác chịu trách nhiệm (thiếu tính khách quan, độc lập, tập
trung)…6 Bên cạnh đó, các biện pháp được quy định này cũng chưa bắt kịp với những
biện pháp hiệu quả của nhiều quốc gia trên thế giới về kiểm soát tài sản, thu nhập của
công chức. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật PCTN đã dành một chương riêng với
nhiều quy định mới, thực chất nhằm kiểm soát được tài sản, thu nhập của cán bộ, công
chức, viên chức và những người có chức vụ, quyền hạn khác. Tuy nhiên, những quy định
mới này có thực sự khắc phục được những hạn chế của luật hiện hành, đồng thời phù hợp
với xu thế quốc tế hay không sẽ được đánh giá phần nào qua nghiên cứu so sánh với chế
định kiểm soát tài sản, thu nhập trong pháp luật của một số quốc gia châu Á.
Nội dung trọng tâm thứ hai của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung là vấn đề kiểm soát
xung đột lợi ích.
Khái niệm xung đột lợi ích và việc kiểm soát xung đột lợi ích còn khá mới mẻ ở
Việt Nam. Trong khi đó, nhìn trên bình diện quốc tế đây lại là vấn đề được quan tâm
5
6
Thanh tra Chính phủ, Tờ trình Dự thảo Luật PCTN sửa đổi, tháng 7/2016.
Xem: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN của Chính phủ tháng 7/2016.
13
trong PCTN. Kiểm soát xung đột lợi ích được coi là biện pháp phòng ngừa tham nhũng
hiệu quả, bởi nó giúp hạn chế ở mức cao nhất nguyên nhân của tham nhũng. Xuất phát từ
tầm quan trọng của việc kiểm soát xung đột lợi ích trong phòng ngừa tham nhũng, Dự
thảo Luật đã quy định thành một chế định riêng bao gồm các điều về khái niệm; trách
nhiệm thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích; trách nhiệm xử lý thông tin, báo cáo, thẩm
quyền quy định và thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị.Nghiên cứu so sánh những quy định cụ thể trong pháp luật của nhiều nước châu Á về
xung đột lợi ích và kiểm soát xung đột lợi ích sẽ góp phần đánh giá những điểm mới trong
quy định về nội dung này của Dự thảo Luật PCTN Việt Nam.
Nội dung tiếp theo được xác định là trọng tâm của lần sửa đổi này là quy định về
xử lý tham nhũng.
Tổng kết 10 năm thi hành Luật PCTN cho thấy quy định về việc xử lý kỷ luật đối
với người có hành vi tham nhũng chưa mang tính khả thi, thiếu tính răn đe. Bên cạnh đó
Luật cũng chưa thể hiện được mối liên hệ rõ nét với những quy định về xử lý tội phạm
tham nhũng trong BLHS (BLHS). Dự thảo Luật sửa đổi lần này đã quy định một chương
riêng về xử lý tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN. Mục đích của việc
sửa đổi có tính tổng thể này là nhằm thể hiện sự nghiêm minh trong việc xử lý tham
nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN, tăng cường hiệu quả thực thi Luật
PCTN và hiệu quả của công tác PCTN. Việc nghiên cứu những quy định mang tính
cưỡng chế cao, tính toàn diện với nhiều biện pháp đồng bộ về xử lý tham nhũng trong
pháp luật PCTN của nhiều nước châu Á sẽ có ý nghĩa làm cơ sở cho những đánh giá so
sánh với Luật PCTN của Việt Nam, đặc biệt là Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung lần này.
Nội dung thứ tư được đặc biệt chú trọng trong Dự thảo Luật PCTN sửa đổi là quy
định về cơ quan PCTN.
Có thể thấy Luật PCTN 2005 chưa tạo ra được một cơ chế pháp lý đầy đủ cho việc
tăng cường sức mạnh và trách nhiệm của các cơ quan này. Bên cạnh đó, Luật PCTN 2005
chưa xác lập cơ chế rõ ràng (bao gồm cả cơ chế chịu trách nhiệm) để bảo đảm sự phối
hợp hoạt động giữa các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng với nhau và với các cơ
quan khác có trách nhiệm trong công tác này. Dự thảo Luật PCTN sửa đổi một mặt đã có
14
một số sửa đổi, bổ sung theo hướng củng cố sự đồng bộ của hệ thống cơ quan PCTN, mặt
khác ghi nhận vai trò chỉ đạo và tiên phong trong công tác PCTN của cơ quan Ủy ban
kiểm tra Đảng. Hoạt động đánh giá tính hợp lý của việc tiếp tục duy trì mô hình đa cơ
quan PCTN và của việc luật hóa vai trò của cơ quan Đảng trong PCTN sẽ khách quan và
toàn diện hơn khi được thực hiện dựa trên nghiên cứu so sánh kinh nghiệm của những
quốc gia Châu Á về cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trong sự liên hệ với bối cảnh
chống tham nhũng trong nước. So sánh cũng cần chỉ ra những khả năng áp dụng mô hình
cơ quan chống tham nhũng độc lập tại Việt Nam.
Nội dung trọng tâm cuối cùng là vấn đề mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật
PCTN tới tham nhũng thuộc khu vực tư.
Đây là vấn đề hết sức mới mẻ trong nhận thức về PCTN ở Việt Nam. Vấn đề này
được đặt ra trong Dự thảo Luật vì một số lí do: thứ nhất là để bảo đảm tương thích với
Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp quốc; thứ hai là bảo đảm yêu cầu về tính
thống nhất Luật PCTN và Bộ luật Hình sự (BLHS): vì BLHS 2015 đã tội phạm hóa một
số hành vi tham nhũng ở khu vực ngoài Nhà nước nên Luật PCTN cần bảo đảm tính
thống nhất với BLHS bằng việc ghi nhận loại hình tham nhũng này cũng như có những
quy định cụ thể về chủ thể, hành vi tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước để định hướng
cho việc hướng dẫn thi hành những quy định liên quan trong BLHS; thứ ba là để bảo đảm
tính liêm chính trong kinh doanh và bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh của Việt
Nam trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; thứ tư là để kịp thời phòng ngừa và xử lý hiện
tượng tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước đã trở nên tương đối phổ biến trong lĩnh vực
kinh doanh tại Việt Nam. Vì đây là những nội dung còn rất mới mẻ đối với pháp luật về
PCTN của Việt Nam nên việc nghiên cứu so sánh với pháp luật của các quốc gia châu Á
sẽ góp phần quan trọng vào việc đánh giá, hoàn thiện chế định PCTN trong kinh doanh
của Dự thảo Luật PCTN sửa đổi.
4. Những yêu cầu về kết quả nghiên cứu so sánh đáp ứng yêu cầu sửa đổi
Trước hết, cần nhận thức rằng kết quả nghiên cứu so sánh cần được thể hiện bằng:
(i) những phát hiện về điểm tương đồng và khác biệt trong quy định về những nội dung
trọng tâm nêu trên của pháp luật về PCTN; (ii) những đánh giá về giá trị và hiệu quả của
15
những giải pháp pháp luật của các quốc gia được nghiên cứu so sánh trong công tác
PCTN; (iii) những liên hệ với thực tiễn của Việt Nam về PCTN để luận giải cho sự cần
thiết học hỏi kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài cũng như sự phù hợp của những giải
pháp pháp luật đó trong bối cảnh Việt Nam; (iv) kết quả cuối cùng và quan trọng nhất
chính là những đề xuất mang tính nguyên tắc kết hợp với những đề xuất cụ thể cho các
quy định trong Dự thảo Luật PCTN sửa đổi, chính vì vậy các quy định được đưa ra trong
Dự thảo cần phải được bám sát để bình luận, so sánh.
Trên cơ sở những nghiên cứu so sánh quy định của pháp luật PCTN nước ngoài về
một số nội dung trọng tâm được đặt ra trong Dự thảo Luật PCTN sửa đổi, các chuyên đề
so sánh luật trong phạm vi đề tài này cần đạt được những kết quả sau phục vụ việc sửa
đổi, bổ sung Luật PCTN Việt Nam 2005:
Thứ nhất, đối với quy định về kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập
Việc nghiên cứu so sánh cần tập trung đưa ra những đề xuất quy định các vấn đề:
(1) Kê khai tài sản, thu nhập: đối tượng kê khai tài sản, thu nhập, về hình thức và thời
điểm kê khai, về công khai bản kê khai tài sản; (2) Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập,
trình tự, thủ tục tiếp nhận bản kê khai, cung cấp thông tin bản kê khai, xây dựng cơ sở dữ
liệu về bản kê khai; (3) Theo dõi biến động về tài sản, thu nhập; (4) Xác minh tài sản, thu
nhập: căn cứ tiến hành xác minh, thẩm quyền xác minh; (5) Xử lý tài sản, thu nhập không
được kê khai, kê khai không trung thực: cách thức xử lý, phương thức xử lý, cơ quan xử
lý.
Thứ hai, đối với quy định về xung đột lợi ích và kiểm soát xung đột lợi ích
Nghiên cứu so sánh pháp luật về PCTN thông qua kiểm soát xung đột lợi ích cần
tập trung vào các vấn đề: việc xây dựng khái niệm xung đột lợi ích trong pháp luật của
các nước (định nghĩa khái quát, chỉ ra bản chất của khái niệm hay là định nghĩa kiểu liệt
kê những tình huống có xung đột lợi ích); quy định về biện pháp kiểm soát xung đột lợi
ích (tính hợp lý của các biện pháp kiểm soát); trách nhiệm thông tin, báo cáo về xung đột
lợi ích (cá nhân công chức hay cả những người khác); thẩm quyền quy định và thực hiện
việc kiểm soát xung đột lợi ích (cơ quan quản lý công chức hay cơ quan chuyên trách); xử
lý vi phạm về xung đột lợi ích.
16
Thứ ba, đối với quy định về xử lý tham nhũng
Việc nghiên cứu so sánh pháp luật PCTN của các nước ở góc độ này cần giải quyết
được những vấn đề: nguyên tắc xử lý, cơ chế xử lý tham nhũng và trách nhiệm pháp lý
đối với hành vi tham nhũng. Cụ thể, chuyên đề về vấn đề này cần đề xuất được: (i)
nguyên tắc xử lý tham nhũng; (ii) quy định về trách nhiệm của người có hành vi tham
nhũng và trách nhiệm của người có hành vi liên quan (ví dụ: trách nhiệm của người lãnh
đạo để xảy ra tham nhũng); (iii) quy định về phương thức xử lý tài sản tham nhũng.
Thứ tư, đối với quy định về cơ quan PCTN của Việt Nam
Theo quy định của Luật PCTN 2005, cơ quan PCTN của Việt Nam đang được tổ
chức theo mô hình đa cơ quan PCTN. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung cũng đang giữ
nguyên mô hình này, bên cạnh việc quy định thêm vai trò của Ủy ban kiểm tra Đảng. Đây
là nội dung đang rất được chú ý trong lần sửa đổi, bổ sung luật này.
Chuyên đề nghiên cứu so sánh về nội dung này cần chỉ ra được kinh nghiệm lập
pháp của các nước châu Á trong việc quy định cơ chế bảo đảm tính hiệu quả của mô hình
đa cơ quan PCTN; quy định tăng cường sức mạnh và cơ chế bảo đảm tính độc lập trong
hoạt động của các cơ quan PCTN, đặc biệt là cơ quan xử lý tham nhũng; quy định về cơ
chế đối trọng trong việc kiểm soát quyền lực của các cơ quan PCTN... Bên cạnh đó,
những điểm hạn chế trong mô hình đa cơ quan mà các hệ thống pháp luật khác gặp phải
cũng cần được phân tích, bình luận để làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc
khắc phục nhược điểm của mô hình này trong bối cảnh sửa đổi luật.
Chuyên đề cũng cần chỉ ra được những xu thế lập pháp về mô hình cơ quan PCTN
của pháp luật các nước châu Á, những ưu điểm của việc quy định một cơ quan độc lập
(chuyên trách) về PCTN. Đây sẽ là cơ sở cho việc đề xuất những sửa đổi về mô hình cơ
quan PCTN của Việt Nam trong tương lai.
Thứ năm, đối với quy định về tham nhũng trong kinh doanh (khu vực tư)
Nghiên cứu so sánh luật về vấn đề này cần đánh giá và rút ra kinh nghiệm lập pháp
của các quốc gia khác trong việc quy định về phạm vi của tham nhũng trong khu vực tư
(hành vi, chủ thể), yêu cầu của phòng ngừa, kiểm soát và xử lý tham nhũng trong khu vực
tư. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu chuyên đề cần phản ánh được thực tiễn trong đó pháp
17
luật PCTN của các quốc gia châu Á tạo dựng và duy trì một môi trường kinh doanh lành
mạnh, liêm chính, phi tham nhũng bằng quy định về các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn
về xây dựng các chính sách, biện pháp phòng ngừa và xử lý tham nhũng. Một nội dung
khác cần được thể hiện trong kết quả nghiên cứu so sánh là kinh nghiệm quy định về xử
lý vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng trong khu vực tư.
II. SO SÁNH NHỮNG CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ
THAM NHŨNG TRONG PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á
1. So sánh chế định minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập
Liên hợp quốc đã xây dựng Bộ quy tắc quốc tế và Hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện
Công ước Liên hợp quốc về phòng chống Tham nhũng (UNCAC), trong đó có đưa ra
những quy tắc về vấn đề kê khai tài sản. Dựa vào đó, các nước Châu Á là thành viên của
Công ước đã xây dựng những quy định về minh bạch và kiểm soát kê khai tài sản, thu
nhập ở những nội dung sau đây:
Thứ nhất, chủ thể có trách nhiệm kê khai tài sản
Những quyết sách về phạm vi, đối tượng cần kê khai tài sản phải liên hệ với mục
tiêu của hệ thống (chẳng hạn như khả năng phát hiện và thu thập thông tin về những
người có địa vị), cũng như phải có đủ nguồn lực và năng lực thực hiện. Đi sâu tìm hiểu
những quy định ở các quốc gia sẽ thấy rằng không tồn tại một phạm vi chủ thể có nghĩa
vụ kê khai tài sản giống nhau hoàn toàn giữa các nước. Việc quy định những ai buộc phải
công khai minh bạch tài sản, thu nhập của mình phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của
từng quốc gia. Tại Việt Nam, những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được
Luật PCTN hiện hành quy định tại Điều 44 và những đối tượng này được cụ thể hoá tại
Điều 1 Thông tư Số 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ Hướng dẫn thi hành các
quy định về Minh bạch tài sản, thu nhập, bao gồm 9 nhóm. Điều 2 của Thông tư này cũng
nêu rõ người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai cả tài sản, thu nhập của vợ/chồng và
con chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành bản kê khai tài sản, thu nhập. Dưới góc độ
so sánh, có thể thấy rằng Việt Nam cũng giống với một số quốc gia châu Á như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… ở chỗ chủ yếu bắt buộc các quan chức cấp cao phải kê khai
tài sản, mà không bắt buộc tất cả các cán bộ, công chức phải khai báo tài sản, thu nhập
18
như pháp luật Philippine, Ấn Độ, Kyrgyzstan... Quy định này nhằm tập trung vào những
người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, những người được trao quyền hành đặc biệt – thuộc
các đối tượng cần được kiểm soát mạnh mẽ phải khai báo tài sản, thu nhập của mình;
đồng thời cũng giúp tinh giản đội ngũ quản lý việc kê khai tài sản cũng như chi phí để
duy trì hệ thống này. Bên cạnh đó, phạm vi đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản của Việt
Nam lại rộng hơn các quốc gia chỉ yêu cầu một số chủ thể đặc biệt, những cán bộ, công
chức thuộc nhánh lập pháp hay tư pháp phải minh bạch tài sản, thu nhập (ví dụ
Taijikistan, Bangladesh…). Quy định này của Việt Nam đảm bảo được sự công bằng,
nhằm tránh bỏ sót các đối tượng có nguy cơ tham nhũng đến từ cả ba nhánh quyền lực.
Tuy nhiên, Thông tư Số 08/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ liệt kê tới 9 nhóm
đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lại cho thấy pháp luật Việt Nam quy định
vấn đề này có phần khá rộng và quá chi tiết so với mặt bằng chung các quốc gia châu Á
và so với yêu cầu thực tiễn cũng như so với khả năng kiểm soát việc kê khai tài sản của
cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, hầu hết pháp luật các quốc gia đều mở rộng đối
tượng kê khai tới các gia đình của cán bộ, công chức. Điểm này cho thấy các nước có cái
nhìn tương đối giống nhau trong việc ngăn chặn và phát hiện việc chuyển giao tài sản.
Thứ hai, thông tin phải kê khai
Mặc dù các quốc gia thường sử dụng thuật ngữ “kê khai tài sản” (assets
declarations” nhưng trên thực tế, người có nghĩa vụ còn phải công bố, kê khai những
thông tin khác nhau không chỉ riêng tài sản. Đó là: thu nhập, tài sản, các khoản nợ, quà
tặng, công tác phí, lợi ích tiền và không phải là tiền, xác định vợ/chồng, người thân và
những người có liên quan khác. Những yêu cầu về thông tin phải kê khai ở các quốc gia
châu Á tương đối đa dạng. Đối với Việt Nam hiện nay, chỉ có một mẫu kê khai tài sản
duy nhất. Trong đó yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ kê khai phải khai báo thông tin về các
loại tài sản như: các loại nhà, công trình xây dựng; quyền sử dụng đất; tiền; ô tô, mô tô,
xe máy, xe gắn máy; kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, vốn góp, giấy tờ có giá; tài sản, tài
khoản ở nước ngoài; các khoản nợ; tổng thu nhập trong năm… Nhìn chung, Việt Nam
tương đối giống với nhiều quốc gia châu Á khác ở chỗ liệt kê khá chi tiết những thông tin
gì cần phải kê khai. Tuy nhiên, một nội dung chưa được quy định trong luật pháp Việt
19
Nam cũng như nhiều nước, đó là kê khai các khoản chi phí lớn của quan chức, ví dụ việc
các quan chức trả được các khoản nợ lớn bất thường so với lương, các sự kiện như cưới
xin, tiệc tùng, chi phí cho con cái đi du học tự túc ở nước ngoài v.v...
Thứ ba, tần suất kê khai tài sản
Thực tiễn pháp luật các nước châu Á chỉ ra các phương thức như sau: kê khai ở
thời điểm đầu và cuối nhiệm kỳ; kê khai định kỳ; kê khai đột xuất; kết hợp chế độ kê khai
lúc bắt đầu và kết thúc nhiệm kỳ, cũng như cập nhật định kỳ trong thời gian đương chức.
Tần suất kê khai của công chức phải được quyết định căn cứ trên một số yếu tố như: giá
trị của những thông tin mới tạo điều kiện cho hệ thống hoàn thành nhiệm vụ; năng lực của
cơ quan quản lý trong xử lý khối lượng thông tin; tránh quy định kê khai phiền hà đối với
công chức làm nảy sinh nguy cơ không tuân thủ. Vì lẽ đó, mức độ thường xuyên của việc
kê khai tài sản ở các quốc gia châu Á cũng có những điểm đặc thù. Đối với Việt Nam,
việc kê khai được thực hiện hàng năm, phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31 tháng 12
hàng năm (khoản 4 Điều 9 Nghị định 78/2013/NĐ-CP). Riêng với những người ứng cử vị
trí đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, việc kê khai tài sản, thu nhập của họ sẽ
được thực hiện theo quy định của hội đồng bầu cử. Như vậy Việt Nam lựa chọn phương
thức kê khai định kỳ, được thực hiện khi cán bộ, công chức còn đang tại chức. Phương
thức này có ưu điểm hơn so với quy định kê khai ở thời điểm đầu, cuối nhiệm kỳ kết hợp
cập nhật định kỳ (áp dụng tại nhiều nước như Ấn Độ, Afghanistan, Indonesia…) đó là:
giảm bớt được lần kê khai khi mới nhậm chức và khi rời vị trí, bởi việc kê khai là bắt
buộc thực hiện hành năm sau khi bắt đầu nhiệm kỳ. Tuy nhiên, việc không kê khai khi bắt
đầu và kết thúc nhiệm kỳ sẽ không có cơ sở để so sánh, đánh giá tình hình thu nhập, tài
sản của cán bộ, công chức trước khi bắt đầu nhiệm vụ và sau khi rời vị trí, bởi có thể có
trường hợp mặc dù không còn tại chức, nhưng cựu cán bộ, công chức vẫn có thể dựa vào
ảnh hưởng từ chức vụ cũ để thực hiện các hành vi làm giàu bất chính. Một vấn đề nữa, đó
là các mẫu kê khai hiện nay tại Việt Nam đều được nộp bằng giấy, khiến việc xử lý thông
tin tốn nhiều thời gian, việc thành lập cơ sở dữ liệu cũng rất khó khăn.
20