Tải bản đầy đủ (.pdf) (407 trang)

Nghiên cứu so sánh các quy định chung trong luật hợp đồng của một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.47 MB, 407 trang )


B ộ T ư PHÁP
T R Ư Ờ N G Đ Ạ• I h ọ• c l u ậ• t h à n ộ• i

ĐÈ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU SO SÁNH
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LUẬT HỢP ĐÒNG
CỦA MỘT SÓ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

-rpt



TU.
PHÒKú L ..

'i
3 ^ 2

B an chủ nhiêm đề tài
C hủ nhiệm : PG S. TS. N guyễn Thị Á nh Vân
T h ư ký: T h S. Đ ặng T hị H ồng T uyến

M Ã SỐ: L H -2 0 13-2772/Đ H L -H N

H à N ội,2014


NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THựC HIỆN ĐÈ TÀI
TƯ CÁCH THAM



SO
HỌ VÀ TÊN

N Ơ I CÔNG TÁC

GIA

TT

Chủ nhiệm đê tài, tác
1

TS. Nguyễn Thị Ánh Vân

Trường ĐH Luật Hà Nội

giả CĐ 01, 02, 03, 06,
10.

2

ThS. Phạm Quý Đạt

Trường ĐH Luật Hà Nội

3

ThS. Kiều Thị Thanh


Trường ĐH Luật Hà Nội

Tác giả CĐ 04, 05
Đông tác giả CĐ 07,
11.
Đông tác giả CĐ 07

4

ThS. Phạm Minh Trang

Trường ĐH Luật Hà Nội
và 12.
Tác giả CĐ 08, 14 và

5

ThS. Đỗ Thị Ánh Hồng

Trường ĐH Luật Hà Nội

6

ThS. Nguyên Đức Ngọc

Trường ĐH Luật Hà Nội

Tác giả CĐ 09, 13.

7


Gv. Bùi Thị Minh Trang

Trường ĐH Luật Hà Nội

Đông tác giả CĐ 12.

đồng tác giả CĐ 12

Tác giả CĐ 15, 16 và
8

ThS. Đặng Thị Hồng Tuyến

Trường ĐH Luật Hà Nội

đồng tác giả chuyên
đề 12.


MỤC LỤC
Trang
BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU

1
1

PHẦN I: KHÁI QUÁT VÈ LUẬT HỢP ĐỒNG s o SẢNH VÀ CÁC
XU HƯỚNG NGHIÊN c ứ u s o SÁNH LUẬT HỢP ĐỒNG TRÊN

THÉ GIỚI

7

I.

Luật hợp đồng trong thực tiễn và trong tư duy của con người:
Nguồn cảm hứng cho khoa học Luật So sánh

II.

7

Một số xu hướng tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu so sánh luật
hợp đồng trên thế giới

17

PHẦN II: NGHIÊN c ứ u NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
TRONG LUẬT HỢP ĐỒNG CỦA ANH, MỸ, PHÁP VÀ ĐỨC
I.

II.

22

Nguồn Luật hợp đồng của Anh, Mỹ, Pháp và Đức dưới góc độ so
sánh

22


Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết họp đồng

23

III- Hình thức của hợp đồng

30

IV. Năng lực giao kết hợp đồng

34

V.

38

Họp đồng giao kết vì lọi ích của người thứ ba

VI. Giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền

41

VII. Nội dung họp đồng

43

VIII. Các trường họp hợp đồng vô hiệu

46


IX. Kỷ kết hợp đồng theo mẫu

53

X.

56

Thực hiện hợp đồng

XI.

Giải thích họp đồng

62

XII.

Thực hiện hợp đồng thông qua đại diện theo uỷ quyền

65

XIII. Vi phạm hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

67

XIV. Chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng

70



PHẦN III
S ự TƯƠNG ĐÒNG VÀ KHÁC BIỆT ĐIẺN HÌNH
GIỮA CÁC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LUẬT HỢP ĐÒNG
CỦA ANH, MỸ, PHÁP VÀ ĐỨC
76
I.

v ề đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết họp đồng

76

II.

v ề hình thức của họp đồng

77

III.

v ề năng lực giao kết hợp đồng

78

IV. v ề hợp đồng giao kết vì lọi ích của người thứ ba

82

V.


85

v ề giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền

VI.

v ề nội dung hợp đồng

89

VII.

v ề các trường hợp hợp đồng vô hiệu

91

VIII. v ề ký kết họp đồng theo mẫu

98

IX. v ề thực hiện hợp đồng

101

X.

103

v ề giải thích hợp đồng


XI.

v ề thực hiện họrp đồng qua đại diện theo uỷ quyền

105

XII.

v ề vi phạm hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm họp đồng

108

XIII.

v ề chấm dứt, huỷ bỏ họp đồng

111

KÉT LUÂN

t1 117

PHẢN CÁC CHUYÊN ĐÈ
Chuyên đề 1: Luật hợp đồng trong thực tiễn và trong tư duy của con
người: nguồn cảm hứng cho khoa học luật họp đồng so sánh PGS.TS. Nguyễn Thị Ảnh Văn.

118

Chuyên đề 2: Một số xu hướng tiếp cận chủ yếu trong nghiêncứu so

sánh luật hợp đồng trên thế giói - PGS. TS. Nguyễn Thị Ảnh Vân.

129

Chuyên đề 3: Nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng ở Anh, Mỹ,
Pháp và Đức dưới góc độ so sánh - PGS. TS. Nguyễn Thị Ảnh Vân.

134

Chuyên đề 4: Đề nghị và chấp nhận - ThS. Phạm Quỷ Đạt.

151

II


Chuyên đè 5: Hình thức hợp đồng - ThS. Phạm Quỷ Đạt.

168

Chuyên đề 6: Năng lực giao kết hợp đồng - PGS.TS. Nguyễn Thị Ảnh
Văn.

176

Chuyên đề 7: Họp đồng giao kết vì lợi ích của bên thứ ba - ThS. Kiểu
Thị Thanh, ThS. Phạm Minh Trang.

193


Chuyền đề 8: Giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền ThS. ĐỖ Thị Ảnh Hồng

212

Chuyên đề 9: Nội dung hợp đồng - ThS. Nguyễn Đức Ngọc.

223

Chuyên đề 10: Các trường hợp hợp đồng vô hiệu - PGS. TS. Nguyễn
Thi Ảnh Vân.

240

Chuyên đề 11: Ký kết hợp đồng theo mẫu - ThS. Kiều Thị Thanh,
ThS. Đ ỗ Thị Ảnh Hồng.

278

Chuyên đề 12: Thực hiện hợp đồng - ThS. Đặng Thị Hồng Tuyến,
ThS. Đ ỗ Thị Ảnh Hồng, ThS. Phạm Minh Trang, Bùi Thị Minh Trang.

294

Chuyên đề 13; Giải thích họp đồng - ThS. Nguyễn Đức Ngọc.

317

Chuyên đề 14: Thực hiện hợp đồng qua đại diện theo uỷ quyền -ThS.
Đô Thị Ảnh Hồng.'


331

Chuyên đề 15: Vi phạm hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng - ThS. Đặng Thị Hồng Tuyến

343

Chuyên đề 16: Chấm dứt họp đồng - ThS. Đặng Thị Hồng Tuyến.

366



III


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIÉT TẮT

IV

BLDS

Bộ luật Dân sự

BPĐHĐ

Bộ pháp điên hợp đông




H ợp đông

HĐ TM QT

H ợp đông thương m ại quôc tê

HTPL

Hệ thông pháp luật

LHĐ

L uật H ọp đông

NVTN

N gười vị thành niên

PLTV

Pháp luật thành văn


BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng (HĐ) chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con
người và luật HĐ (LHĐ), vì vậy, cũng trở thành một bộ phận quan trọng trong đời
sống dân sinh do khả năng tạo nền tảng pháp lý cho việc cưỡng chế thực hiện những
cam kết giữa các bên chủ thể giao kết HĐ. Cũng chính vì vậy, LHĐ còn là lĩnh vực

được đặc biệt quan tâm trong khoa học pháp lý ở nhiều nước trên thế giới; các nhà
khoa học luật nói chung và các nhà làm luật nói riêng đều có xu hướng muốn tìm hiểu
và hoàn thiện mảng pháp luật này nhàm bảo vệ thoả đáng lợi ích của các bên giao kết
HĐ. Đồng thời ở nhiều nước phát triển trên thế giới, LHĐ được coi là kiến thức cơ bản
và tối thiểu mà các luật gia phải có.
Nếu như khoa học LHĐ đóng vai trò quan trọng đến như vậy trong đời sống
dân sinh ở mỗi quốc gia thì khoa học LHĐ so sánh cũng đóng một vai trò tương tự
trong các giao lưu thương mại vượt qua khuôn khổ biên giới quốc gia. Trong xu thế tất
yếu của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế như hiện nay, giao lưu thương mại giữa các
quốc gia ngày càng phát triển và trong bối cảnh đó, HĐ là công cụ không thể thiếu để
thiết lập các quan hệ thương mại này. Nhu cầu nghiên cứu và nắm bắt được những vấn
đề cốt lõi không chỉ của LHĐ trong nước mà còn cần nắm bắt được cả mảng pháp luật
tương ứng của một số hệ thống pháp luật (HTPL) khác trên thế giới, vì vậy, đã và đang
trở nên cấp thiết và là kiến thức không thể thiểu cho các luật gia trong bổi cảnh toàn
cầu hoá mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực kinh tế, thương mại...
Bên cạnh đó, đề tài khoa học: "Nghiên cứu so sánh các quy định chung trong
LHĐ của một sổ nước trên thế giới" sau khi hoàn tất sẽ là một nguồn tư liệu quan
trọng cho các giảng viên, sinh viên luật, và tất cả những ai quan tâm tìm hiểu về LHĐ
của một số quốc gia trên thế giới dưới góc độ so sánh luật học. Trong điều kiện các cơ
sở đào tạo luật ở Việt Nam đều chưa biên soạn giáo trình về lĩnh vực này, các loại sách
tham khảo, chuyên khảo về lĩnh vực LHĐ so sánh bằng tiếng Việt cũng hầu như rất
hiểm hoi; mặt khác khả năng nghiên cứu tài liệu luật nói chung và tài liệu LHĐ nói
riêng bằng tiếng nước ngoài của độc giả, nói chung còn hạn chế, đề tài nghiên cứu này
hy vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích.
Với những lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh các quy định
chung trong LHĐ của một số nước trên thế giới ” làm đề tài nghiên cứu khoa học trong
bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay là việc làm thiết thực
và cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Ngoài nước:

1


Có một số công trình nghiên cứu so sánh về LHĐ được công bố dưới dạng một
mục nhỏ trong cuốn sách viết về Luật so sánh nói chung:
1.1. Konrad Zweigert & Hein Kotz, “Introduction to Comparative Law '\ 1998,
Clarendon Press Oxford.
Phần II của cuốn sách viết về HĐ dưới góc độ so sánh giữa pháp luật của một
vài nước đại diện cho truyền thống Civil Law và Common Law nhưng cuốn sách đã ra
đời cách đây hơn hai thập kv, vì vậy nhiều vấn đề được bàn luận trong cuốn sách
không còn mang tính thời sự.
1.2. Piter De Cruz, “Comparative Law in a Changing W orlđ\ 1999, Cavendish
Publishing Company.
Mục 10 của cuốn sách viết về luật nghĩa vụ trong đó có một phần nhỏ của mục
này tập trung vào so sánh LHĐ của Anh và của Lamã, với những thông tin không còn
nhiều tính thời sự.
1.3. Mathias Reimann, Reihard Zimmermann, “The Oxford Handbook o f Comparative
Law”, 2006, Oxíòrd University Press.
Mục 28 Phần III của cuốn sách viết về LHĐ so sánh tuy nhiên đây là một cuốn
sách viết về quá nhiều lĩnh vực luật so sánh chuyên ngành, vì vậy, các lác già không đi
sâu vào tùng lĩnh vực cụ thể mà chỉ lướt qua một số điểm như đề nghị và chấp thuận
trong giao kết họp đồng, cưỡng chế thi hành HĐ, vi phạm HĐ vá các giái pháp pháp lý
một cách hết sức khái quát.
. ,

Bèn, cạnh, đó -cũng-có mệt 'Sổ'Oiiốn> sách- về LHĐ so sáfrf> de một' sổ họe 'giả ÍIUỚC'

ngoài viết tuy nhiên cách đây đã khá lâu, hoặc gàn đây nhưng lại quá tập trung vào
khía cạnh kinh tế của HĐ. Ví dụ: Sách dịch “Những quy định chung về LHĐ ở Pháp,
Đức, Anh, M ỹ \ Người dịch: Phạm Thái Việt; NXB Chính trị quốc gia, 1993. Cuốn

sách này đã được chuyển tải sang tiếng Việt, bình luận về xu hướng phát triển chung
của LHĐ các nước Pháp, Đức, Anh, Mỹ; các văn bản pháp luật của Pháp, Đức, Anh,
Mỹ về HĐ. Tuy nhiên, cuốn sách ra đời cách đây hai thập kỷ, vì vậy những thông tin
về pháp luật HĐ ở các quốc gia này có phần lỗi thời; và thậm chí xu hướng phát triển
được dự đoán trong cuốn sách không còn là dự đoán mà đã đi vào quá khứ. Ngoài ra
còn một vài tác phẩm khác cũng rơi vào một trong hai trạng thái đã đề cập: P.D.V.
Marsh, “Comparative Contract Law: Engỉand, France & Gemany”, 1994, Gower;
Mitja Kovac, “Comparative Contract Law & Economics”, 2011, Echvard Elgar
Publisher; Thomas Kadner Graziano,^Comparative Contract Law,\ 2009, Palgrave
Macmillan Limited....
Ngoài ra, một số tác phẩm của thập kỷ đầu của thế kỷ XXI đã nghiên cứu so
sánh vê LHĐ của một số nước nhưng không bao quát hết các vấn đề chung của LHĐ
mà chủ yếu đi vào tìm hiếu về thiết lập HĐ, các giải pháp pháp lý và quyền của bên
2


thứ ba. Ví dụ gần đây nhất là tác phẩm của Martin Hogg: "Promises and Contract
Law: Comparative Perspectives'\ 2011, Cambridge University Press.
2.2. Trong nước:
Cho tới nay, các công trình nghiên cứu so sánh về LHĐ đã xuất bản trong nước
mới dừng lại ở con số hết sức khiêm tốn. Chỉ có một vài bài tạp chí, và một con số
thậm chí còn nhỏ nhoi hơn dưới dạng luận văn. Các bài tạp chí chủ yếu mô tả lại một
số vấn đề về LHĐ của một quốc gia nào đó với nội dung hết sức cơ bản như khái
niệm, đặc điểm và nguồn LHĐ của Mỹ, của Đức; hoặc nghiên cứu về một lĩnh vực
nào đó của LHĐ của Việt Nam có liên hệ với lĩnh vực có liên quan trong LHĐ của
một quốc gia nào đ ó ... Cụ thể, các công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước
có ít nhiều liên quan tới LHĐ so sánh gồm:
2.2.1. “Hiệu lực của chấp nhận giao kết HĐ theo Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005
- Nhìn từ góc độ so sánh ”, TS. Ngô Huy Cương - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội - Tạp chí nghiên cứư lập pháp.

Bài viết tập trung vào một mảng nhỏ của LHĐ, đó là hiệu lực của chấp nhận
giao kết HĐ (bao gồm: thời điểm chấp nhận giao kết, phương thức giao kết, thời hạn
chấp nhận, trả lời chấp nhận) theo pháp luật Việt Nam, Đức, Canada và Nga.
2.2.2. “Bàn về khái niệm và các điều kiện của chấp nhận giao kết HĐ theo
BLDS 2005” TS. Ngô Huy Cương - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội - Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật số 1/2010.
Bài viết bàn về khái niệm k‘Chấp nhận đề nghị giao kết HĐ” và các điều kiện để
chấp nhận giao kết HĐ theo pháp luật Việt Nam (trước năm 1975 và hiện hành), pháp
luật Pháp. Pháp luật liên bang Nga.
2.2.3. “Pháp luật HĐ Hoa Kỳ và những điểm khác biệt cơ bản so với pháp luật
Việt N a m ”, TS. Vũ Thị Lan Anh - Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội. sổ
12/2010, tr. 11 - 17.
2.2.4. “So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp
luật Hoa K ỳ ”. Luận văn ThS. Luật: 60 38 50. Nguyễn Thị Mai Hương; Nghd. : TS.
Ngô Huy Cương-H. :.Khoa Luật, .2009
2.2.5. “Chế định HĐ theo pháp luật Cộng hoà liên bang Đ ứ c”, TS. Vũ Thị Lan
Anh, Tạp chí Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội. số đặc san 9/2011, tr. 89 - 94.
2.2.6. “Một số điểm khác nhau trong chế độ trách nhiệm đoi với vi phạm HĐ
theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Australia”, Nguyễn Thị Minh, Luật học, số
2/1999, tr.49-52.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
-

Làm rõ vị trí, vai trò của LHĐ so sánh trong khoa học pháp lý và trong thực
tiễn đời sống;
3


-


Tổng kết các xu hướng tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu so sánh LHĐ;

-

Làm rõ sự tương đồng và khác biệt điển hình giữa các quy định chung trong
LHĐ của một số quốc gia trên thế giới trên các lĩnh vực:
+ Giao kết HĐ (đề nghị, chấp thuận; thủ tục giao kết HĐ; hình thức của
HĐ; năng lực giao kết HĐ; HĐ giao kết vì quyền lợi của bên thứ ba;
giao kết HĐ thông qua đại diện theo uỷ quyền; ký kết HĐ theo mẫu);
+ Nội dung HĐ;
+ HĐ vô hiệu;
+ Thực hiện HĐ;
+ Chấm dứt HĐ.

-

Cung cấp nguồn tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn LHĐ so
sánh ở bậc đào tạo cử nhân luật tại trường Đại học Luật Hà Nội.

4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu theo bổn nội dung lớn:
4.1. Phần nghiên cứu khải quát về LHĐ so sánh và các xu hướng nghiên cứu so
sánh LHĐ trên thế giới
- Nghiên cứu vai trò và vị trí của LHĐ so sánh và lý do hình thành khoa học
LHĐ so sánh;
- Chỉ ra các xu hướng chinh trong nghiẽn cứu LHĐ so sánh.
4.2. Phần nghiên cứu so sánh về nguồn LHĐ


'Nghiên-oứu s 0 'sánh nguồn luật'điều oh-ỈPih quan'hệ 'HĐ'ở'bổn' quốc gia 'Anh,'

Mỹ, Pháp và Đức.

4.3. Phần nghiên cứu so sánh những quy định pháp luật về thiết lập HĐ cùa Anh,
Mỹ, Pháp và Đức
- So sánh và đánh giá các quy định về đề nghị và chấp thuận;
- So sánh và đánh giá các quy định về hình thức HĐ;
- So sánh và đánh giá các quy định về năng lực giao kết HĐ;
- So sánh và đánh giá các quy định về HĐ giao kết vì quyền lợi của bên thứ ba;
- So sánh và đánh giá các quy định về giao kết HĐ thông qua đại diện theo uỷ
quyền;
- So sánh và đánh giá các quy định về nội dung HĐ;
- So sánh và đánh giá các quy định về ký kết HĐ theo mẫu;
- So sánh và đánh giá các quy định về các trường hợp HĐ vô hiệu.
4.4. Phần nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật về thực hiện và chấm dứt HĐ
Đi sâu nghiên cứu về sự tương đồng và khác biệt điển hình giữa các quy định
chung trong LHĐ của một số nước, từ khâu giao kết cho tới khâu thực hiện vè chấm
dứt HĐ. Cụ thể là:
4


-

Nghiên cứu so sánh

các quy định về thực hiện HĐ;

Nghiên cứu so sánh

các quy định về giải thích HĐ;


Nghiên cứu so sánh và đánh giá các quy định về thực hiện HĐ thông qua đại
diện theo uỷ quyền;

-

Nghiên cứu so sánh và đánh giá các quy định về vi phạm HĐ và trách nhiệm
do vi phạm HĐ;

-

Nghiên cứu so sánh và đánh giá các quy định về chấm dứt

HĐ.

5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài không bao quát hết pháp luật HĐ của các quốc gia trên thế giới mà chỉ
tập trung nghiên cứu về LHĐ của một vài quốc gia tiêu biểu, đại diện cho hai truyền
thống pháp luật lớn trên thể giới là Civil Law và Common Law. Trong mỗi truyền
thống pháp luật, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu nghiên cứu so sánh giữa LHĐ của hai
quốc gia: Anh, Mỹ đại diện cho truyền thống Common Law, và Pháp, Đức đại diện
cho truyền thống Civil Law.
- Đe tài không nghiên cứu toàn bộ các quy định của LHĐ của những quốc gia
nói trên mà chỉ đi vào nghiên cứu so sánh những quy định chung trong LHĐ ở những
quốc gia này.
- Đề tài nghiên cứu này không hướng tới việc sử dụng kết quả nghiên cứu để
hoàn thiện mảng pháp luật có liên quan trong nước mà chỉ nhàm tìm hiểu về pháp luật
HĐ của những quốc gia được lựa chọn và xây dựng nguồn tư liệu về LHĐ so sánh,
phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn LHĐ so sánh của sinh viên
luật nói riêng và những ai quan tâm. Tuy nhiên, các tác giả cũng không hạn chế độc
giả tiếp cận và khai thác kết quả nghiên cứu từ đề tài khoa học này nhằm hoàn thiện

pháp luật HĐ trong nước.
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu dự định sử dụng để nghiên cứu đề tài:
Phương so sánh luật học được sử dụng như phương pháp chủ đạo
nhằm nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt giữa LHĐ của một vài
HTPL trong cùng một truyền thống pháp iuật; và giữa các HTPL thuộc
hai truyền thống pháp luật lớn trên thế giới (Civil Law và Common
Law).
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, hệ thống hoá, và những chỗ
cần thiết còn dung cả phương pháp lịch sử để thấy được những bước
phát triển trong LHĐ của các nước được đưa vào nghiên cứu.
7. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu

5


7.1. Nhóm chuyên đề thứ nhất: Khái quát về LHĐ so sánh và các xu hướng nghiên
cứu so sánh LHĐ trên thế giới (gồm 2 chuyên đề):
Chuyên để l: LHĐ trong thực tiễn và trong tư duy của con người: nguồn càm
hứng cho khoa học LHĐ so sánh;
Chuyên đề 2: Một số xu hướng tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu so sánh LHĐ
trên thế giới;
7.2. Nhóm chuyên đề th ứ hai: Nghiên cứu so sánh nguồn LH Đ (gồm 1 chuyên đề):
Chuyên đề 3: Nguồn luật điều chỉnh quan hệ HĐ ở Anh, Mỹ, Pháp và Đức dưới
góc độ so sánh;
7.3. Nhóm chuyên đề thứ ba: Nghiên cứu so sánh những quy định pháp luật về thiết
lập HĐ (gồm 7 chuyên đề):
Chuyên đề 4: Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết HĐ;
Chuyên đề 5: Hình thức HĐ

Chuyên đề 6: Năng lực giao kết HĐ
Chuyên đề 7: HĐ giao kết vì lợi ích của người thứ ba
Chuyên đề 8: Giao kết HĐ thông qua đại diện theo uỷ quyền
Chuyên đề 9: Nội dung HĐ
Chuyên đề 10: Các trường hợp HĐ vô hiệu
Chuyên để 77. Ký kết HĐ theo mẫu
7.4. Nhóm chuyên đề thứ tư: Nghiên cứu so sánh cức quy định pháp luật về thực
kiện và ehấm dứt H Đ {gồm 5 chuyên-đề'):' • ' ' .. ................................................................
Chuyên đề 12: Thực hiện HĐ
Chuyên đề 13: Giải thích HĐ
Chuyên đề 14: Thực hiện HĐ thông qua đại diện theo uỷ quyền
Chuyên đề 15: Vi phạm HĐ và trách nhiệm do vi phạm HĐ
Chuyên đề 16: Chấm dứt, huỷ bỏ HĐ
8. Cơ cấu của báo cáo phúc trình về kết quả nghiên cứu của đề tài
Bản báo cáo gồm 5 phần:
Phần m ở đầu
Phần I: Khái quát về LHĐ so sánh và các xu hướng nghiên cứu so
sánh LHĐ trên thế giới
Phần II: Nghiên cứu những quy định chung trong LHĐ của bổn nước
Anh, Mỹ, Pháp và Đức
Phần III: Nghiên círu về sự tương đồng và khác biệt giữa các quy định
chung trong LHĐ của Anh, Mỹ, Pháp và Đức
Kết luận

6


PHÀN I
KHÁI QUÁT VÈ LUẬT HỢP ĐỒNG s o SÁNH VÀ CÁC x u HƯỚNG
NGHIÊN CỨU SO SÁNH LUẬT HĐ TRÊN THÉ GIỚI

I. LUẬT HỢP ĐỒNG TRONG T H ựC TIỄN VÀ TRONG T ư DUY CỦA CON
NGƯỜI: NGUỒN CẢM HỨNG CHO KHOA HỌC LUẬT HỢP ĐỒNG s o SÁNH
LHĐ có vai trò to lớn trong thực tiễn cuộc sống và chính vì vậy cũng giữ một vị
trí quan trọng tương ứng không chỉ khoa học pháp lý mà còn cả trong tư duy của con
người nói chung và của giới những người học tập, nghiên cứu khoa học luật cũng như
những người hành nghề luật nói riêng. Chính những vai trò và vị trí quan trọng đó của
LHĐ đã và đang là những nhân tố kích thích giới nghiên cứu khoa học pháp lý đầu tư
công sức tìm tòi, khám phá trong một “rừng” bạt ngàn các quy phạm pháp luật HĐ của
các nước hoặc nhóm nước khác nhau trên thế giới, để phát hiện ra những điểm tương
đồng và khác biệt giữa các quy phạm pháp luật đó của các nước khác nhau, phục vụ
nhiều mục đích khác nhau của người nghiên cứu.
Phần dưới đây sẽ đi sâu phân tích những vai trò to lớn đó của LHĐ trong thực
tiễn cũng như tìm hiểu về vị trí của LHĐ trong tư duy của con người, từ đó minh
chứng rằng LHĐ đã và đang truyền cảm hứng cho các nhà khoa học pháp lý, làm cho
họ tự nguyện dấn thân nghiên cứu một lĩnh vực khoa học tương đối mới, khoa học
LHĐ so sánh.
1. Luật hợp đồng trong thực tiễn
1.1. LHĐ là công cụ để xây dựng và duy trì một nền KTTT công bằng
Lý do cần có LHĐ là vì lời hứa cần có sự ràng buộc. Tuy nhiên trên thực tế, PL
chỉ cưỡng chế những lời hứa nhất định, đặc biệt những lời hứa liên quan tới một hình
thức trao đổi nào đó. Một lời hứa mà không có gì được trao đổi trở lại được coi là lời
hứa vu vơ (gratuitous promise) và thường ko được PL cưỡng chế, trừ khi lời hứa đó
được viết thành văn bản chính thức, gọi là chứng thư (deed).
Vậy tại sao cần thiêt kế những quy phạm pháp luật đặc biệt để cưỡng chế những
lời hứa có liên quan tới một sự trao đổi nào đó? Dường như lý do chính là do sự tồn tại
của một loại XH được biết đến với cái tên “XH tư bản thị trường” mà ở đó con người
mua bán khá tự do, việc mua bán hàng hóa của những người mua trong siêu thị hoặc
việc mua bán thông qua những dự án lớn như xây dựng kênh đào ngầm qua biển...
thường có sự tham gia của nhiều bên mua hoặc bán hàng hoá, dịch vụ. Tất nhiên, có
những lĩnh vực mua bán hàng hóa, dịch vụ chính phủ sẽ can thiệp nhưng nhìn chung,

con người thường lựa chọn những gì họ muốn mua, mua từ đâu và mua với mức giá
bao nhiêu.

7


Có thể thấy, quản lý một XH sẽ trở nên khó khăn nếu lời hứa không bị ràng
buộc. Không khó để có thể hình dung trong tình huống thứ nhất rằng sẽ không ai dám
đặt mua vé đi du lịch nếu công ty du lịch có quyền tự do và đơn phương quyết định
không đưa khách hàng quay trở về nơi xuất phát sau khi đã đưa họ đến điểm du lịch;
hoặc trong tình huống thứ hai là làm thế nào để nhà sản xuất có thể quản lý kinh doanh
nếu khách hàng có thể đơn phương huỷ bỏ đơn đặt hàng ngay cả khi hàng hóa đã được
sản xuất theo đơn đặt hàng của họ; hoặc trong tình huống thứ ba, ở các dự án dài hạn
như xây dựng cầu đường, bên thi công sẽ khó có thể đầu tư tiền và thời gian vào dự án
nếu bên chủ đầu tư một ngày nào đó có thể nói không với việc thanh toán cho dịch vụ
xây dựng đã được cung ứng...
Như vậy, một nền KTTT chỉ có thể hoạt động hiệu quả nếu các thành viên tham
gia vào nền kinh tế đó có thể lên kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh của mình và
họ chỉ có thể làm điều đó nếu họ biết chắc ràng họ có thể tin tưởng vào những lời hứa
nhận được từ các đối tác hoặc khách hàng của họ trong quá trình kinh doanh.
Trên thực tế, LHĐ hiếm khi cưỡng chế một bên thực hiện cam kết của mình mà
thường cố gắng bồi thường tổn thất về tài chính cho bên không có lỗi, thường là bằng
cách đặt họ vào vị thế mà đáng nhẽ họ có nếu HĐ được thực hiện như đã cam kết.
LHĐ vì vậy có chức năng kép: một mặt, giúp các bên nhận thức được ràng họ sẽ được
hay mất gi nếu HĐ ko được thực hiện; và mật khác, LHĐ khuyến khích các bên thực
hiện HĐ bằng cách chỉ ra ràng nếu không thực hiện cam kết, họ không thể đon giản bỏ
đi' bàng cảeh 'VĨ'phạm'Hĩ> m à khí đó; họ- sẽ phải đối 'mặt' với- một' toại -ché tài 'tương'
ứng.
1.2. LHĐ là công cụ góp phần làm nên mội trật tự thị trường thành công, giúp cho
trao đổi hàng hoá và dịch vụ diễn ra suôn sẻ

Trao đổi hàng hóa thường không bắt buộc nhưng đối với những ai muốn trao
đổi hàng hóa, LHĐ cố gắng đưa họ vào một khuôn khổ an toàn, để họ có thể giao dịch
trong sự tin tưởng và tín nhiệm lẫn nhau. LHĐ sẽ đặt ra những quy tắc giao dịch nền
tảng; các bên giao kết HĐ sẽ biết vị trí của mình trong giao dịch; liệu các bên đang
giao dịch với bạn hữu hay với người lạ, tại nhà hay tại công sở, hay ở bất kỳ một nơi
nào khác; liệu giao dịch của họ được tiến hành dưới sự bảo vệ của hệ thống chế tài mà
pháp luật quy định... Với cách hiểu đó, LHĐ đóng vai trò quan trọng trong việc hướng
các bên giao kết HĐ vào việc thực hiện những gì đã cam kết trong HĐ.
Mặc dù thị trường nói chung và các quan hệ HĐ nói riêng đều có thể vận hành
mà không có sự hỗ trợ của LHĐ, tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy LHĐ góp phần làm
nên một trật tự thị trường thành công. Pháp luật củng cố quyền và nghĩa vụ HĐ giúp
định rõ những nguyện vọng hợp pháp và hợp lý theo HĐ. Trong các quan hệ mua bán
hàng hóa trên thị trường, pháp luật bảo vệ kỳ vọng của người mua về chất lượng hàng
8


hóa, theo đó HH sẽ có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của họ. Pháp luật còn bảo vệ
những kỳ vọng của người mua bằng cách quy định các giải pháp pháp lý áp đặt đối với
nhà sản xuất nếu HH sản xuất ra và cung ứng tới tay người tiêu dùng không đủ tiêu
chuẩn về chất lượng sản phẩm mà họ đã cam kết.
Mặc dù các giao dịch diễn ra trên thị trường có thể được tiến hành vắng bóng
PL, nhưng khi có tranh chấp, pháp luật trở nên hữu ích vì có những quy định có hiệu
lực về các chuẩn mực xử sự các bên cần phải tuân thủ để làm cơ sở giải quyết tranh
chấp.
Pháp luật còn định ra những chế tài như bồi thường thiệt hại đối với những tổn
thất về kinh tế kéo theo do vi phạm HĐ. Sự sẵn sàng của những giải pháp pháp lý này
có thể tạo nhân tố kích thích thực hiện HĐ vì các bên chủ thể HĐ nhận thức được
rằng, vi phạm HĐ sẽ bị áp đặt chế tài theo quy định của pháp luật và không có con
đường nào để thoát khỏi những chế tài đó.
1.3. LHĐ là công cụ bảo vệ lợi ích chung, bảo vệ bên yếu thế và bảo vệ bên có

quyền lợi bị vi phạm trong qhệ HĐ
LHĐ đóng vai trò là công cụ bảo vệ, thể hiện ở ba khía cạnh:
Một là LHĐ bảo vệ lợi ích chung của toàn XH, các quy định của LHĐ nói
chung phải phù hợp với lợi ích công cộng. Vì vậy, các bên giao kết không được phép
hoặc không được khuyến khích để trông cậy vào hệ thống chế tài của LHĐ nếu HĐ
của họ bất hợp pháp hoặc đi ngược lại lợi ích công cộng. Vai trò này của LHĐ được
thừa nhận khá rộng rãi.
Hai là LHĐ hiện đại còn có mục tiêu cơ bản là bảo vệ các bên yếu thế trong
quan hệ HĐ. Một trong những vai trò đặc biệt của LHĐ hiện đại là tạo ra chế độ bảo
vệ lợi ích của các bên, ví dụ, trong những quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa
người tiêu dùng với nhà sản xuất. Rất nhiều trường hợp trong loại quan hệ này, HĐ
được lập sẵn và người tiêu dùng chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận giao kết
HĐ mà không có cơ hội đàm phán trước khi ký kết. Vì vậy, trong quan hệ HĐ loại
này, người tiêu dùng được coi là bên yếu thế; ngược lại, nhà sản xuất là bên có thế
mạnh vì không chỉ được chủ động đưa vào nội dung HĐ những điều khoản mong
muốn và có lợi cho mình mà còn hơn ai hết, biết rõ ưu và nhược điểm của hàng hóa,
dịch vụ sẽ bán cho khách hàng. Trong bối cảnh đó, LHĐ được thiết kế để bảo vệ bên
yếu thế và hạn chế tới mức tối đa khả năng lạm dụng những lợi thế của nhà sản xuất
trong quan hệ HĐ với người tiêu dùng.
Ba là LHĐ bảo vệ lợi ích của bên có quyền lợi bị vi phạm. LHĐ tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho việc giữ lại tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nếu bên có nghĩa vụ
không thực hiện đúng HĐ hoặc vi phạm HĐ. Trong tình huống đó, tài sản đảm bảo có
thể bị xử lý để bù đắp tổn thất cho bên có quyền lợi bị vi phạm. Dùng tài sản đảm bảo
9


trong trường hợp này được coi là biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nảy sinh từ
HĐ. Tài sản bảo đảm bao gồm cả các quyền tài sản như thế chấp, cầm cố hoặc đặt cọc.
Những quyền tài sản này có thể được thực hiện đơn phương mà không cần sự hợp tác
của bên vi phạm HĐ, nhàm trừng phạt hoặc bồi thường cho bên có quyền khi bên có

nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết trong HĐ.
1.4. LHĐ cũng tạo điều kiện làm tăng thêm cơ hội thiết lập những quan hệ HĐ
đáng tin cậy
LHĐ thừa nhận sự bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ từ người thứ ba có tài sản, từ đó
tạo nhiều cơ hội hơn cho các chủ thể thiết lập quan hệ HĐ. Bằng cách đó, ngay cả
những chủ thể không đủ uy tín và tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ vẫn có thể
giao kết HĐ nếu được bên thứ ba bảo lãnh.
Từ xa xưa, hoạt động thương mại quốc tế đã dựa vào các ngân hàng thương mại
để thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền hàng đã mua, dịch vụ đã hưởng. Khi ngân hàng
đóng vai trò là trung gian thanh toán, ngân hàng đứng ra đảm bảo khả năng chi trả cho
bên mua hàng hóa, dịch vụ, với tư cách là bên thứ ba (bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ). Trong quan hệ này, ngân hàng cũng đồng thời là
người đại diện cho bên mua được bên bán tin tưởng.
1.5. LHĐ khuyến khích và củng cố thói quen xã hội trong việc giao kết HĐ
LHĐ, mặc dù, không làm nên trật tự thị trường theo nghĩa là các giao dịch trên
thị trường không thể diễn ra trong sự thiếu vắng pháp luật, nhưng không thể phủ nhận
rằng' pháp luật'đóng vai trò- quan trcmg' trong'VÌệe 'khuyến'khích'và củng 'Cố' thói quen*
xã hội trong việc giao kết HĐ. Để làm được điều đó, pháp luật định rõ những chuẩn
mực cụ thể của công bằng xã hội ữong quan hệ thị trường mà dựa vào đó con người có
thể phán xét hành vi của mình và phê phán hành vi của người khác.
Không chỉ định ra hệ thống chuẩn mực xử sự cho các chủ thể trong quan hệ HĐ
mà LHĐ còn có cả hệ thống chế tài có thể sử dụng khi cần để bảo vệ lợi ích của bên có
quyền lợi bị vi phạm đã làm cho các bên yên tâm hơn và nhận thức được quyền và lợi
ích hợp pháp của mình sẽ được pháp luật bảo vệ nếu giao kết HĐ. Như vậy, thông qua
việc thiết lập HĐ, các bên giao kết không chỉ có cơ sở vững chắc để thực hiện những
điều đã cam kết với nhau mà còn có bằng chứng pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình
khi quyền lợi đó bị vi phạm và sử dụng bằng chứng này để nhờ cậy tới các giải pháp
pháp lý của LHĐ. Chính việc nhận thức được những lợi ích có được từ sự bảo vệ mà
LHĐ đem lại cho các chủ thể giao kết HĐ đã thiết lập, thúc đẩy và củng cố hơn nữa
thói quen xã hội trong việc giao kết HĐ.

1.6. LHĐ là công cụ để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ
Khi có tranh chấp HĐ, mọi người đều thừa nhận rộng rãi ràng một trong những
mục tiêu của LHĐ là tạo ra cơ chế giải quyết những tranh chấp đó.
10


Ngày nay toà án (TA) có xu hướng coi LHĐ là công cụ giải quyết tranh chấp
tư chứ không chỉ đơn thuần là một tập hợp các quy tắc

hoặc định hướng chung, và vì

vậy, một xu hướng mới cho sự phát triển của LHĐ đã xuất hiện, phản ánh sự thay đổi
nhận thức mới này. Điều đó thể hiện ở việc xây dựng LHĐ theo hướng mềm dẻo hơn,
kết cấu mở hơn và tăng thêm quyền tự do thỏa thuận cho các bên đang diễn ra ở nhiều
quốc gia.
Các chuẩn mực xử sự mà LHĐ đề ra sẽ là thước đo tính hợp pháp của quan hệ
HĐ, là thước đo mức độ đúng, sai trong hành vi của các chủ thể hữu quan trong suốt
quá trình thực hiện HĐ. Vì vậy dựa vào các quy định của LHĐ, thẩm phán có thể ra
phán quyết đúng đắn và công bàng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ được đem
đến tòa. Bên có quyền lợi bị vi phạm sẽ được bồi thường thích đáng, đồng thời bên vi
phạm HĐ sẽ bị áp đặt chế tài luật định.
1.7. LHĐ có tác dụng tích cực đối với các giao dịch

dân sự trong thực tiễn cuộc

sổng
LHĐ còn được cho là có ba mối quan tâm lớn, có tác dụng tích cực đối với các
giao dịch dân sự:
Một là LHĐ bảo vệ niềm tin của mỗi bên chủ thể HĐ vào những cam kết của
chủ thể kia. Mỗi chủ thể giao kết HĐ đều muốn hy vọng và tin tưởng chắc chắn hơn

rằng chủ thể còn lại sẽ thực hiện cam kết của mình. Trong cuộc sống, các cá nhân
thường xuyên có những cam kết với nhau nhưng hầu như luôn luôn buộc phải tin rằng
bên kia sẽ thực hiện cam kết của họ. Thường thì các cá nhân không có quyền cưỡng
chế bằng cách tìm kiếm giải pháp pháp lý để áp đặt cho bên kia nếu bên kia không
thực hiện cam kết. HĐ sẽ làm tăng khả năng của mỗi bên chủ thể giao kết trong việc
đặt lòng tin vào cam kết của người khác bằng cách tạo ra quyền cưỡng chế bằng pháp
luật đối với cam kết đó nếu một bên không thực hiện. Vì vậy một trong những mối
quan tâm của LHĐ là bảo vệ sự tin tưởng của mỗi bên vào những cam kết của bên kia.
Mặt khác, trong quá trình kinh doanh, các nhà sản xuất hàng hóa - dịch vụ
thường có xu hướng quảnh bá uy tín cho thương hiệu hay sản phẩm của mình bằng
cách quảng cáo. Thực tế cho thấy không loại trừ khả năng các cơ sở kinh doanh đã có
những quảng cáo gây nhầm lẫn hoặc thậm chí gian lận để thu hút khách hàng. Những
hành vi quảng cáo kiểu này có thể bị giám sát và nghiêm cấm nhờ có pháp luật nói
chung và LHĐ nói riêng. Chính phủ không thể gắn danh hiệu trung thực và chính trực
cho bất kỳ một thương nhân nào vì vậy để đảm bảo mức độ trung thực hợp lý của các
nhà sản xuất, cần có bàn tay vô hình của pháp luật. Pháp luật sẽ góp phần kiểm soát,
tiến tới triệt tiêu những hành vi gian lận trong kinh doanh nói chung và trong quan hệ
HĐ nói riêng. Như vậy, nhờ có LHĐ, người tiêu dùng có thể tin tưởng hơn vào thông
tin do các cơ sở kinh doanh cung cấp và công bố. Đây là vai trò quan trọng của LHĐ,
11


góp phần bảo vệ người tiêu dùng trong các quan hệ HĐ mua bán các hàng hóa, dịch vụ
thiết yếu trong đời sống hàng ngày.
Hai là LHĐ nhận diện những mong muốn hay dự định của các bên giao kết HĐ.
Mọi HĐ đều có nhiều hơn 1 chủ thể tham gia giao kết, thường là 2 chủ ihể, và trong 1
số trường hợp có thể có nhiều hơn 2 chủ thể. Thông thường, mỗi chủ thể khi đưa ra
cam kết sẽ hy vọng được nhận lại sự cam kết từ chủ thể kia.
Với cách hiểu chức năng chính của HĐ là cho phép các bên chủ thể HĐ đạt
được mục đích của mình bằng cách thỏa thuận lại các quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

LHĐ vì vậy quan tâm tới việc nhận diện dự định của mỗi bên chủ thể HĐ. Những dự
định này xác định phạm vi sự thay đổi những quyền đã thỏa thuận trước đây của các
chủ thể nảy sinh từ thời điểm ngay sau khi HĐ được giao kết. Vì vậy mối quan tâm
trước tiên của LHĐ là liệu các bên có dự định khi giao kết HĐ, từ đó giúp xác định
liệu HĐ có thực sự tồn tại hay không. Sở dĩ có điều đó vì dự định giao kết HĐ là 1
trong 5 yếu tố để thiết lập 1 HĐ mà thiếu yếu tố đó, HĐ không tồn tại.
Ba là LHĐ đảm bảo cam kết của các bên được thực hiện, làm tăng giá trị cho cả
hai bên. Vì chức năng chính của HĐ là cho phép con người thay đổi các quyền và nghĩ
vụ đối với nhau để mỗi người đều có thể đạt được mục đích của mình một cách hiệu
quả hơn. Khi đó, nếu HĐ được thực hiện, thường sẽ giúp hoàn thiện tình trạng của cả
hai bên chú thể giao kết. Neu một người thích sớ hữu 1 chiếc ôtô hơn là sở hữu vài
trăm triệu đồng trong khi người khác lại muốn sở hữu vài trăm triệu đồng hom là sở
hữu-chiếc ôíô thì'H Đ mua bán -chiếc xe'ĩĩói'trên giữa hai người v ớ i'g iá 'Vài'trăm'triệuđồng sẽ đáp ứng nguyện vọng của cả hai bên và làm cho cả hai bên ở vào tình thế tốt
hơn trước đó. Việc làm này được gọi là “trao đổi tăng giá trị”. Vì vậy mối quan tâm
thứ 3 của LHĐ là đảm bảo hay ít ra cũng là làm tăng cơ hội ký kết HĐ, giúp tăng giá
trị cho cả hai bên chủ thể.
LHĐ gồm những nguyên tắc hay quy phạm nhằm giải quyết 1 trong 3 mối quan
tâm nói trên, tuy nhiên, ba mối quan tâm này thường không thể luôn luôn được thỏa
mãn cùng một lúc. Ví dụ: 1 HĐ có thể phản ánh chính xác dự định của các bên ở thời
điểm ký kết HĐ và 1 bên có thể tin tưởng vào HĐ nhưng sau khi ký, bên còn lại cảm
thấy hối tiếc vì vậy HĐ không còn làm tăng giá trị cho bên thứ hai. Trừ những tình
huống đặc biệt, sự hối tiếc của 1 bên không đủ để cho phép bên đó rút khỏi HĐ ngay
cả khi HĐ đó không còn làm tăng giá trị cho cả hai bên mà cần có sự thương lượng lại.
Tương tự, việc bảo vệ sự tin tưởng của 1 bên đôi lúc có thể mâu thuẫn với dự định chủ
quan của bên kia và ngược lại.
Vì những mối quan tâm trên có thể đổi lập hoặc xung đột với nhau, LHĐ có thể
xem là phương tiện để hòa giải hay thỏa hiệp những đối lập, xung đột của những mối
quan tâm này.
12



1.8. LHĐ là công cụ điều chỉnh hữu hiệu những quan hệ HĐ có yếu tố nước ngoài
Trong thực tiễn, một HĐ có những yếu tố nước ngoài thường phải chịu sự điêu
chỉnh của pháp luật của nhiều hơn một quốc gia. Ví dụ pháp luật của những quốc gia,
nơi mà mỗi bên giao kết HĐ có trụ sở kinh doanh; pháp luật của những quốc gia nơi
mà HĐ được thực hiện; rồi pháp luật của những quốc gia, nơi mà các giao dịch nhằm
thực hiện HĐ có thể liên quan tới. Pháp luật của quốc gia nào sẽ điều chỉnh quan hệ
HĐ trong trường hợp này là một vấn đề được giải đáp bởi tư pháp quốc tế, một ngành
luật cung cấp các nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng trong số những luật xung đột nhau.
Nhờ có sự lựa chọn các quy phạm pháp luật, một HĐ sẽ được điều chỉnh chủ yếu bởi
một HTPL đơn lẻ vì vậy loại trừ những xung đột lớn có thể nảy sinh nếu bị nhiều
HTPL cùng điều chỉnh.
Việc lựa chọn chủ yếu các quy phạm pháp luật trong LHĐ (nhưng không phải
chỉ một LHĐ) là thuộc quyền tự do ý chí của các bên, cho phép các bên lựa chọn luật
điều chỉnh quan hệ HĐ của mình. Tuy nhiên, cũng có tình thế ở đó cùng một HĐ được
điều chỉnh bởi nhiều hơn một HTPL. Điều này có thể xảy ra do sự lựa chọn của các
bên hoặc theo quy định của pháp luật. Các bên có thể quyết định phần này của HĐ sẽ
được điều chỉnh bởi luật của một nước, trong khi đó, phần khác sẽ được điều chỉnh bởi
luật của nước thứ hai.
Nếu giao dịch nền tảng của HĐ phức tạp và có thể tách ra thành nhiều giao dịch
nhỏ, các bên có thể lựa chọn luật áp dụng cho từng giao dịch cụ thể. Hoặc nếu một
lĩnh vực cụ thể nào đó của HĐ phải tuân thủ theo nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng
khác với những nguyên tắc chọn luật áp dụng đối với phần còn lại của HĐ, các bên
cũng có thể áp dụng nguyên tắc lựa chọn pháp luật cho từng phần của HĐ đó.
Rõ ràng, tình huống thực tiễn này cho thấy không chỉ vai trò quan trọng của
LHĐ trong thực tiễn giao lưu dân sự và thương mại mà còn cho thấy nghiên cứu LHĐ
của nhiều hơn một quốc gia trong mối tương quan so sánh với nhau đã và đang trở nên
hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
2. ... Và luật hợp đồng trong tư duy của con người: nguồn cảm hứng cho các nhà
khoa học nghiên cứu luật hợp đồng so sánh

HĐ được coi là những công cụ kỳ diệu giúp con người sống được trong một thế
giới dễ đổi thay. HĐ cho phép chúng ta dự kiến nhiều hoạt động kể cả những hoạt
động mạo hiểm như đầu tư trong một tương lai không xác định. Các luật sư khắp thế
giới đã truyền cảm hứng cho dân luật nói chung và LHĐ nói riêng và đã đóng góp cho
sự tiến hóa của LHĐ; đồng thời họ cũng đã nhận thức rõ ràng sự cần thiết phải bảo vệ
chế định HĐ. Trong chừng mực có liên quan tới các cá nhân, HĐ là công cụ dự báo tốt
nhất đem lại sự an toàn về mặt pháp lý và con đường thuận lợi vươn tới tự do và áp đặt
trách nhiệm cần thiết lên các chủ thể có liên quan trong xã hội.
13


HĐ, tuy nhiên, còn xa mới có thể là những công cụ thần diệu vì nếu HĐ làm
cho cuộc sổng dễ dàng hơn thì HĐ không nhất thiết làm cho cuộc sống dễ dàng. Vì
tương lai không báo trước, một hoặc cả hai bên chủ thể HĐ có thể bị cám dồ, bị ép
buộc để vi phạm những gì đã hứa. Tuy nhiên, chỉ thực tế là HĐ gặp phải khó khăn thì
cũng không thể buộc pháp luật phải làm gì đó. Chỉ khi một trong các bên giao kết HĐ
không thực hiện nghĩa vụ HĐ thì toà án và pháp luật mới rat ay bằng cách dùng quyền
cưỡng ép, đưa ra ý kiến, quan điểm và quyết định vụ việc. Để làm được điều đó, cần
có một vài nguyên tắc, lý lẽ thuyết phục để quyết định tốt nhất nên làm gì.
Xuất phát từ tính ưu việt của HĐ trong thực tiễn cuộc sống và từ những lợi ích
thiết thực mà LHĐ đem lại cho các chủ thể giao kết HĐ, LHĐ ngày càng khẳng định
được vị trí và vai trò của mình trong các đánh giá, nhìn nhận của con người. Có lẽ
chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng đối với sinh viên luật, sẽ không quá cường điệu khi
nói rằng không có sinh viên nào tới trường mà lại không muốn tìm hiểu về LHĐ1.
Thậm chí, ở “thế giới” Common Law, có học giả đã cho rằng LHĐ có một sức hấp
dẫn mãnh liệt đối với những ai ước muốn khám phá bản chất của án lệ (common law).
Theo truyền thống, ở các nước Common Law, LHĐ là một bộ phận cốt lõi của chương
trình giảng dạy cho những sinh viến luật mới nhập học và thực tiễn đã cho thấy là khá
phù hợp và có lợi cho những ai dự định dấn thân vào nghiên cứu những lĩnh vực phức
tạp hơn nữa như so sánh luật, lịch sử pháp luật, pháp luật vả kinh tế học.2

Ở nhiều nước Common Law, sinh viên thường háo hức với chương trình học
- - * - - Hăm-thứ-nhất'vì- sự hiện diện của-môn-UHĐ và-obo rằng giờ học-LHĐ sẽ'trở tiên-hết'
sức thú vị! Nhiều sinh viên còn thậm chí cho rằng thực ra LHĐ là môn học hay, đòi
hỏi trí tuệ và là thách thức đói với người học. Cách nghĩ này không chỉ hiện diện trong
giới sinh viên luật mà thậm chí còn cỏ thể tìm thấy trong cả giới hành nghề luật. Thực
tế cho thấy, có những luật sư, sau một thời gian hành nghề trong lĩnh vực luật chuyên
ngành khác, cũng đã chuyển sang lựa chọn LHĐ để nghiên cứu nhằm chuyển hướng
hành nghề.3 Một vấn đề đặt ra là điều gì đã làm cho giao kết HĐ trở nên thú vị?
Trước tiên, HĐ chứa đựng nhứng tình huống đa dạng và thú vị nảy sinh từ
chính thực tiễn cuộc sống. Ví dụ đối với người Anh, những vụ án như ‘‘con bò chửa”,
“viên thuốc chữa cúm carbolic”, “ca sỹ opera” ... đều có những tình tiết hấp dẫn đối
với giới nghiên cứu và hành nghề luật cho tới tận ngày nay. Những vụ án cổ được
phân tích mổ xẻ trong lĩnh vực HĐ không chỉ hấp dẫn mà còn nảy sinh những vấn đề
cơ bản về bản chất của pháp luật và mối quan hệ với công bình (equity). Và những vụ
án này đã nhận diện cũng như làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi
hành ngày nay.
1 Xem R andi E. B am ett, “T h e O x fo rd Introduction to us Lavv: C o n lra c t” , O x íb r d U n iversity Press, 2010, at xiii.
2 X em E. A llan F am s w o rth , “ U nited States C o n tra c t Lavv” , Juris P ublishing, 1999 Revised Edition, at ix.
’ X em R an d y E. Bam ett, Sđd, at xiii.

14


Vì những lý do trên, những vụ án điến hình này làm hình thành nên nên tảng cơ
bản của LHĐ. Thẩm phán ở các nước Common Law ngày nay thường liên kết các vụ
việc hiện tại với những vụ việc đã thiết lập nên án lệ trong quá khứ khi giải quyết việc
kiện tụng tại tòa. Không có luật sư và giáo sư LHĐ có học thức nào mà lại có thê
không biết đến những án lệ này.
Tiếp theo, LHĐ chứa đựng rất nhiều quy phạm pháp luật. Có những quy phạm
cổ điển và có cơ sở thực tiễn vững chắc để học và áp dụng giải quyết vụ việc ở thời

điểm hiện tại. Ở các nước Common Law, ngoài luật tố tụng dân sự, LHĐ là tập hợp
những quy phạm pháp luật mà sinh viên luật sẽ học trong năm thứ nhất. Sự thách thức
về mặt trí tuệ là hiểu làm thế nào để những quy phạm pháp luật đó phù hợp với một
bức tranh lớn, từ đó sinh viên có thể nắm bắt được nội dung và nhìn nhận được mối
liên hệ giữa chúng với những quy phạm pháp luật khác.
Một cách để trả lời câu hỏi trên là thông qua lịch sử. Cội rễ của lịch sử là “câu
chuyện” và câu chuyện của LHĐ khá hấp dẫn. Học thuyết về HĐ của ngày nay đã có
tuổi đời hàng thế kỷ. Luật gian lận của Anh được ban hành lần đầu năm 1677. Không
phải ngẫu nhiên mà học thuyết về lợi ích (consideration doctrine) trong giao kết HĐ
lại phát triển trong cùng giai đoạn đỏ. Để hiểu tại sao những phát triển này lại diễn ra
thực sự là sự trợ giúp để hiểu các học thuyết hiện đại về HĐ. Tại sao học thuyết lợi ích
lại chuyển biến trong thế kỷ XIX? Những chuyển biến đó đã đem lại sự phát triển như
thế nào đối với sự phát triển của việc ngăn chặn sự nuốt lời hứa (promissory estoppelỴỈ
Câu chuyện về LHĐ cung cấp những lời giải đáp cho những câu hỏi này. Và những
câu trả lời này làm sáng rõ học thuyết hiện tại về HĐ.
Cách thử hai để nắm bắt được bức tranh lớn nói trên là làm việc với lý thuyết.
Nhiều sinh viên do dự trước từ “lý thuyết”. Lý thuyết có thể thú vị với các giáo sư
nhưng với sinh viên, họ cho rằng mình chỉ muốn học luật. Một khi lý thuyết đã được
giảng giải cho sinh viên, lý thuyết đó sẽ chỉ là cách thức lạ lùng để tìm đến lý lẽ tại sao
luật lại được quy định như vậy, và rồi luật trở nên kém huyền bí, và dường như thích
đáng hơn. Học thuyết lợi ích hay Đạo luật Gian lận phục vụ cho mục đích gì? Liệu học
thuyết ngăn chặn nuốt lời hứa có thay thế được cho học thuyết lợi ích trong khuôn khổ
khiếu kiện vi phạm HĐ? Hay nó thực sự là một loại khiếu kiện riêng kiểu như bồi
thường trách nhiệm dân sự ngoài HĐ? Các nhà nghiên cứu về HĐ đã vật lộn với
những vấn đề này hơn 100 năm qua. Một tập hợp những tác phẩm cổ điển của Morris
Cohen, Lon Fuller và Grant Gilmore đã được phát triển để ca tụng các án lệ cổ điển;
và các học giả đương thời đã làm nên những bước tiến quan trọng đối với những công
trình cổ điển này.
Tuy nhiên, những vấn đề dường như nổi cộm và gây tranh cãi nói trên ở các
nước Common Law dường như lại không được biết đến ở các nước Civil Law. Chính

15


vì sự khác biệt này giữa LHĐ của hai truyền thống pháp luật này đã đem lại sự hứng
khởi cho các nhà khoa học pháp lý để dấn thân, nghiên cứu LHĐ của một sổ nước
dưới góc độ so sánh.
Mặt khác, LHĐ còn trở thành đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu luật do sự
phong phú, đa dạng của những vụ việc nảy sinh từ quan hệ HĐ mà PL phải điều chỉnh
đã và đang diễn ra trên thực tế; và cũng do những sự khác biệt đầy thú vị giữa nội
dung LHĐ của các quốc gia trên thế giới ngay cả khi các quốc gia này thuộc cùng một
truyền thống pháp luật. Và cũng vì lẽ đó, LHĐ so sánh, một lĩnh vực luật chuyên
ngành so sánh đã ra đời.
Những nghiên cứu so sánh này sẽ thiết lập nên cơ sở khoa học vững chắc giúp
cho quá trình hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật HĐ giữa các quốc gia diễn ra trôi
chảy, từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy quan hệ giao lưu thương mại
xuyên quốc gia.
3. Vị thế của luật hợp đồng so sánh vói tư cách một bộ phận của khoa học pháp lý
ngày càng được khẳng định
Có thể nói do vai trò lớn lao của LHĐ trong thực tiễn cuộc sống, do sức hấp
dẫn của LHĐ trên thực tế cũng như trong tư duy cùa mỗi người mà những nghiên cứu
về LHĐ nói chung và những nghiên cứu so sánh LHĐ giữa các nước hữu quan nói
riêng đã va đang trở nên hết sức bức bách.
Trong thực tiễn, khoa học LHĐ so sánh đã được các học giả đặc biệt quan tâm
----- 'trong khoảng-nửa thế kỷ'gần đây.' Gó nhiều công trmh' nghiên* eứu về' ỉĩnh vực -khoahọc mới mẻ này, thậm chí từ thập kỷ thứ 7 và thứ 8 của thế kỷ XX, khi các nhà khoa
học Đức và Mỹ nghiên cứu so sánh về các truyền thống pháp luật trên thế giới, đã
dành ra một chương nghiên cứu về LHĐ của một vài nước tiêu biểu cho hai truyền
thống pháp luật lớn trên thế giới (Civil Law và Common Law), ví dụ tác phẩm của K.
Zweigert & H. Kotz với tiêu đề “An Introduction to Comparative Law”; hay tác phẩm
của p. De Cruz với tiêu đề “Comparative Law in a Changing World” ... Cuổi thế kỷ
XX và đầu thế kỷ XXI, nhiều tác phẩm đồ sộ của các học giả Anh, Mỹ, Pháp và Đức

được công bố, đã dành trọn vẹn cả công trình để nghiên cứu LHĐ của một số quốc gia
Civil Law và Common Law dưới góc độ so sánh. Vì vậy có thể thấy, từ chỗ chỉ giữ vị
trí khiêm tốn với tư cách là một chương trong một tác phẩm nghiên cứu so sánh các
HTPL trên thế giới cách đây vài thập kỷ, tới nay LHĐ so sánh đã giành được chỗ đứng
của riêng mình, đã thu hút các nhà nghiên cứu tập trung vào chủ đề này để cho ra mắt
độc giả những tác phẩm trọn vẹn, với tiêu đề có thể được diễn đạt theo những, cách
đơn giản hay hoa mỹ khác nhau nhưng tựu chung đều xoay quanh cái gọi là “LHĐ so
sánh”.

16


Các khoa luật ở các trường đại học cũng lần lượt thiết kế môn học LHĐ so sánh
đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc cử nhân luật và thậm chí nhiều chế định quan
trọng trong LHĐ được xây dựng thành những chuyên đề chuyên sâu để giảng dạy cho
bậc đào tạo thạc sỹ. Ket quả giảng dạy cho thấy đây là môn học hữu ích cho các luật
gia thời hội nhập.
Tất cả những gì đã và đang diễn ra cho thấy sự phát triển của khoa học LHĐ so
sánh là tất yếu do đòi hỏi của thực tiễn, một thực tiễn toàn cầu hóa các hoạt động động
giao lưu thương mại trong một thế giới hội nhập đang diễn ra không gì có thể ngăn
cản. Cho dù có bị phủ nhận ở đâu đó, vì bất cứ lý do nào (khoa học hay phi khoa học)
thì cá thể sự phủ nhận đó cũng chưa có đủ lý lẽ thuyết phục để có thể làm lu mờ hay
gây ảnh hưởng theo hướng bất lợi cho vị thế của khoa học LHĐ so sánh trong thế giới
đương đại, khi mà các giao lưu kinh tế, thương mại và thậm chí dân sự đều có xu
hướng vượt qua khuôn khổ biên giới quốc gia.

II. MỘT SÓ XU HƯỚNG TIẾP CẬN CHỦ YỂU TRONG NGHIÊN c ứ u s o SÁNH
LUẬT HỢP ĐỒNG TRÊN THẾ GIỚI
Các công trình nghiên cứu về LHĐ trên thế giới hết sức phong phú, đa dạng: từ
những nghiên cứu về LHĐ của một quốc gia đơn lẻ cho đến những nghiên cứu về

LHĐ của một số nước với tư cách là một mảng pháp luật của nước ngoài và rồi cả
những nghiên cứu về LHĐ của một số nước dưới góc độ so sánh...
Chỉ xét riêng những công trình nghiên cứu về LHĐ dưới góc độ so sánh, ngoài
những tác phẩm đi sâu tìm hiểu nền tảng lịch sử của LHĐ hiện đại, các công trình
nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể chia thành sáu xu hướng nghiên cứu chính. Ba
hướng đàu thiên về nghiên cứu cách tiếp cận nhằm tìm ra những điểm chung, điểm
tương đồng trong LHĐ của một số quốc gia hữu quan và nội dung cơ bản của LHĐ
của từng quốc gia đó. Hướng thứ tư gồm những công trình nghiên cứu học thuyết về
HĐ đã và đang vận hành trong các HTPL. Hướng thứ năm nghiên cứu so sánh đặc
điểm của LHĐ giữa một số quốc gia hữu quan. Và hướng thứ 6 nghiên cứu so sánh kết
quả cuối cùng của việc thực thi LHĐ ở những quốc gia khác nhau.
1. Hướng thứ nhất:
Trong xu hướng này, các học giả cố gắng tìm kiếm những điểm chung trong
LHĐ của các HTPL khác nhau.
-

Công trình nghiên cứu đầu tiên thuộc loại này có phạm vi nghiên cứu
rộng và được coi là công trình nghiên cứu so sánh tầm cỡ nhất về LHĐ,
hầu như bao quát LHĐ ở hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới.
Trong những năm 60 của thế kỷ XX, Rudolf Schlesinger ở Trường Luật
Comell đã tổ chức nghiên cứu trên phạm vi rộng nhằm tìm ra “điểm cốt
c

T O I »• I

i HL/U C

'

3 4 2


17


lõi chung1' của những quy tấc về thiết lập quan hệ HĐ giữa hầu hèt các
HTPL của các nước phát triển trên thế giới.
Mặc dù kết quả tìm được trên thực tế của công trình nghiên cứu này đã
được xuất bản thành hai tập sách lớn (Rudolí Schlesinger, „Formation of
Contracts: A Study of the Common Core of Legal SysterrT gồm hai tập,
xuất bản năm 1968) nhưng nhiều học giả4 cho rằng, những phát hiện đó
ít có liên quan tới nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ HĐ
hay vận dụng vào việc hoàn thiện pháp luật HĐ ngày nay. Nói cách
khác, kết quả nghiên cứu của dự án đầu tiên này ít có giá trị thực tiễn.
-

Công trình lớn thứ hai thuộc xu hướng nghiên cứu này được cho là có
cách tiếp cận tiên phong trong nghiên cứu so sánh LHĐ của các học giả
Ý. Thành công chính của cách tiếp cận này là sáng kiến giới hạn phạm vi
nghiên cứu so sánh trong pháp luật của Châu Âu. Đây là công trình nối
nghiệp công trình lớn thứ nhất, được nhóm học giả của đại học Trento
(của Ý) tiến hành nghiên cứu so sánh một phạm vi rộng lớn luật tư của
các nước Châu Âu từ năm 1994. Tuy nhiên, nhóm tác giả dường như đã
dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu so sánh về LHĐ của các nước
Châu Âu, và chính vì vậy, số lượng sách về LHĐ so sánh được xuất bản
với tư cách là kết quả nghiên cứu của nhóm chiếm con số đáng kể trong
số sách được nhóm tác giả này công bổ sau khi dự án nghiên cứu kết

- • 'thúc.' Một số euốn 'tiêư biểu phải 'kể' đến'như:- ‘‘Thiệnr chí trong LrHĐ'
Châu Ẩu„ do Reihard Zimmermann và Simon Whittaker làm chủ biên,
xuất bản năm 2000; “Tính có thể cưỡng chế lời hứa trong LHĐ Châu

Âu„ do James Gordley làm chủ biên, xuất bản năm 2001; “Nhầm lẫn,
Gian lận và Nghĩa vụ công bố thông tin trong LHĐ Châu Âu„ do Ruth
Seữon-Green chủ biên, xuất bản năm 2005... Mỗi tác phẩm trên đều
nghiên cứu, đánh giá sự tồn tại của những điểm cốt lõi chung trong LHĐ
của các nước Châu Âu trong ngữ cảnh cụ thể.
Một dự án có liên quan, mặc dù hoàn toàn khác biệt, đã được tiến
hành nghiên cứu phải kể đến là bản chuyên luận đầu tiên về LHĐ Châu
Âu của Hein Kotz. Tác giả đã mô tả và phân tích chủ đề này theo hướng
chạy dọc theo những khúc mắc và những điểm chung, điểm thông dụng
của LHĐ.

4 X em M ath ias R e im a n n & R einhard Z im m e r m a n n , "T h e O x fo rd H a n d b o o k o f C o m p a ra tiv e L a w ”, 2 0 0 6 O xford
U niversity Press, at 902.


×