Tải bản đầy đủ (.pdf) (359 trang)

Thực hiện luật hợp tác xã (2012) theo định hướng phát triển kinh tế tập thể tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.5 MB, 359 trang )

'.*■

:>-



B ộ TỪ PHÁP
' • n ư ờ y o BẠĨ HỌC EuaT Hà V Ọ Ĩ

Ir i

>SÍV,

• ?•"£

-

'V -

’ ÍổặíỊr
ỉ 1.... •>■VềMBpSp|ÊN!l»
i

- , - ' -r-v

"-«* .

............ ,

;


T Ệ N I U Ậ í H v ’T' T '
<,r55S' /

’ĩ' ' - 1

' í '%ỵ4 ,

1v,)ẩ*



•'i"‘ * ẩsẵ

su

s ấ (2 ộ i
V'

:Ịfr ĩ ? r T ỊiỊV Ịị p T - , > i - i ĩ i p Ẵ T

* JẺ ĨI

Ế T i . - H Ể T A -n ’ C TN

M

a

lllllPÌpllR-iSstỊSÈ'ỉiíỊRăpi|t vỀ ^ ù 'r -M ^ 4 :-ữ '\>■■'■■'■■ ■
4


s,ú

-

r'i í

ji^.«sEs3Ị&sị£

V-

§;§&#

'

-



«:TỔ':VỠ WỨOỈ n'G ĐÒN

■'

HẢ ĨS



W .a -K » l

.


m m

HI


|Ị]

..

lgj
B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MÃ SỐ: LH- 2015- 399/ĐHL-HN

THựC HIỆN LUẬT HỢP TÁC XÃ (2012)
THEO ĐINH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TỂ TẢP THẺ TAI VIẼT NAM






Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Phưong Đông
Phó Trưởng Bộ môn Luật Thương mại,
Khoa Pháp luật kinh tế


Thứ ký đề tài: ThS. Lê Hương Giang
Bộ môn Luật Thương mại, Khoa Pháp luật kinh tế
TRUNG TÂM THÕNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÂT HÀ NỘI
PHÒNG DỌC
__ L

HÀ NỘI, NĂM 2016

m


NHŨNG NGƯỜI THAM GIA THỤC HIỆN ĐÈ TÀI

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Vũ Phương Đông
Phó Trưởng Bộ môn Luật Thương mại- Khoa Pháp luật Kinh tế

Thư ký đề tài:

ThS. Lê Hương Giang
Bộ môn Luật Thương mại- Khoa Pháp luật Kinh tế

Các tác giả chuyên đề khoa học
1. PGS.TS. Nguyễn Viết Tý

- Khoa Pháp luật Kinh tế


Chuyên đề 1

2. PGS.TS. Trần Ngọc Dũng

- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề 2

3. TS. Nguyễn Thị Yến

- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề 5

4. TS. Trần Thị Bảo Ánh

- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề 12

5. TS. Vũ Phương Đông

- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề tổng quan

6. Ths. Nguyễn Như Chính

- Khoa Pháp luật Kinh tế


Chuyên đề 9,

7. Ths. Lê Hương Giang

- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề 3
Chuyên đề 10

8. Ths. Nguyễn Ngọc Anh

- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề 7

9. ThS Lê Ngọc Anh

- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề 4
Chuyên đề 11

10. ThS. Vũ Thị Hòa Như

- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề 12

11. ThS. Nguyễn Huyền Trang


- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề 8
Chuyên đề 14, 15, 16

12. ThS. Phạm Thị Huyền

- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề 14, 15, 16

13. ThS. Cao Thanh Huyền

- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề 13

14. HVCH. Trần Trọng Đại

- Khoa Pháp luật Kinh tế

Chuyên đề tổng quan,
chuyên đề 14, 15, 16


MỤC LỤC

HẰN 1- BÁO CÁO TỔNG QUAN

1


HẦN MỞ ĐẦU

2

1. Tính cấp thiết của đề tài

2

2. Tình hình nghiên cứu

4

2.1. Đề tài nghiên cứu

4

2.2. Sách chuyên khảo

4

2.3. Luận án, luận văn

5

2.4. Tài liệu nước ngoài

5

3. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu của đề tài


6

HẦN NỘI DUNG

7

1. Nội dung chủ yếu thi hành Luật hợp tác xã năm 2012

7

1.1. Quy chế thành lập hợp tác xã

7

1.2. Quy chế thành viên hợp tác xã

11

1.3. Quy chế tài sản và tài chính hợp tác xã

12

1.4. Quy chế về tổ chức quản lý nội bộ hợp tác xã

16

1.5. Quy chế về các hình thức liên kết hợp tác xã

19


1.6. Quy chế về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt
ộng của Hợp tác xã

20

2. Công cu thưc hiên và thi hành Luât Hơp tác xã năm 2012

26

2.1. Công cụ chính sách thực thi Luật Họp tác xã năm 2012

26

2.2. Công cụ hỗ trợ thực thi Luật Hợp tác xã năm 2012

28

2.3. Công cụ kiểm tra giám sát hoạt động của họp tác xã

30

o












MT

3. Thực tiễn thi hành Luật Họp tác xã năm 2012, những vướng
lắc và nguyên nhân

31


3.1. Những vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Hợp tác xã

31

năm 2012
3.2. Nguyên nhân của những tồn tại hiện nay

33

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong triển khai Luật Họp tác xã
năm 2012

36

4.1. Định hướng phát triển kinh tế tập thể và vai trò của mô hình hợp
tác xã tại Việt Nam

36


4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Luật Hợp
tác xã năm 2012

38

PHẦN KẾT LUẬN

43

PHÀN 2- CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN c ứ u

44

Chuyên đề 1: Bản chất pháp lý của mô hình họp tác xã trong điều kiện phát

45

triển kinh tế tập thể ở nước ta
Chuyên đề 2: Lược sử quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về hợp tác

64

ịẵ ở Việt Nam
Chuyên đề 3: Địa vị pháp lý của thành viên hợp tác xã theo quy định Luật Họp

92

ỉác xã năm 2012
Chuyên đề 4: Quy chế pháp lý về vốn và tài sản của hợp tác xã theo quy


105

linh pháp luật hiện hành
Chuyên đề 5: Quy chế pháp lý về đăng ký thành lập hợp tác xã và thực tiễn

114

Ịiển khai
Chuyên đề 6: Quy chế pháp lý về tổ chức quản lý nội bộ hợp tác xã

128

Chuyên đề 7: Tổ chức thực hiện quy định pháp luật về các hình thức liên kết

139

;ủa hợp tác xã
Chuyên đề 8: Chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với họp tác xã
:heo quy địiih pháp luật hiện hành

148


Chuyên đề 9: Mô hình tổ chức hợp tác xã kiểu mới và thực tiễn hoạt động

171

của một số hợp tác xã ở Việt Nam theo Luật Hợp tác xã năm 2012
Chuyên đề 10: Bài học kinh nghiệm triển khai mô hình hợp tác xã tại Đức,


200

Canada, Australia
Chuyên đề 11: Bài học kinh nghiệm triển khai mô hình họp tác xã một số

206

quốc gia Châu Á
Chuyên đề 12: Định hướng triển khai tổ chức thực hiện các quy định mới

221

của Luật Hợp tác xã năm 2012 để áp dụng vào mô hình hợp tác xã hiện nay
Chuyên đề 13: Một số kiến nghị để triển khai hiệu quả Luật Hợp tác xã năm

237

2012 phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trong điều kiện nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Chuyên đề 14: Xây dựng Điều lệ mẫu Hợp tác xã

259

Chuyên đề 15: Xây dựng Điều lệ mẫu Hợp tác xã thương mạidịch vụ

284

Chuyên đề 16: Xây dựng Điều lệ mẫu Hợp tác xã nông nghiệp


311

Danh mục tài liệu tham khảo

340


PHẦN 1
BÁO CÁO TỔNG QUAN


BAO CAO TÕNG QUAN
ĐỀTÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
“Thực hiện Luật Họp tác xã năm 2012 theo định hướng phát triển kinh tế
tập thể tại Việt Nam”
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó
khăn từ hệ quả của suy thoái kinh tế toàn cầu. Chưa khi nào, nhu cầu đổi mới
phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở nước ta lại trở nên bức thiết như
hiện nay. Việc phát triển mô hình kinh doanh tập thể, tập trung và phát huy
những nguồn lực cơ bản đang trở thành hướng đi phù hợp vừa giải quyết vấn đề
của nền hoạt động sản xuất hàng hóa, vừa giải quyết các vấn đề an sinh xã hội,
việc làm, nâng cao đời sống của người dân. Mô hình hợp tác xã đang là sự lựa
chọn phù hợp. Nghị quyết 13-NQ/TƯ' về nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã
khẳng định: “kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã kiểu mới dưới nhiều hình
thức, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, nhất là trong nông nghiệp,
nông thôn đã đáp ứng một phần nhu cầu của những người lao động, hộ sản xuất
kinh doanh, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất
nước


Tuy nhiên việc xây dựng và vận hành hiệu quả mô hình hợp tác xã kiểu

mới tại khu vực sản xuất tập thể vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Mô hình hợp tác xã được áp dụng tại Việt Nam từ những năm năm mươi
của thế kỉ XX, đến năm 1955, Việt Nam đã có 45 họp tác xã. Sau 30 năm triển
khai, đến trước năm 1986, số lượng hợp tác xã tại Việt Nam đã lên đến 73.470.
Tuy nhiên, sau đại hội Đảng VI với những chuyển biến cơ bản về chế độ kinh tế,
mô hình hợp tác xã “kiểu cũ” mang tính áp đặt, đã bộc lộ rõ những yếu điểm và
không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường, số lượng hợp tác xã giảm mạnh
1 Nghị quyết số 13-NQ /TW , ngày 18 tháng 03 năm 2 0 0 2 , N ghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
Ư ơng Đ àng khóa IX về tiếp tục đổi m ới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập tể


trorg giai đoạn 1987-1996. Đến năm 1996, chỉ còn 18.607 hợp tác xã tồn tại2.
Luật Hợp tác xã (1996), Luật Hợp tác xã (2003) ban hành không làm gia tăng số
lượng Hợp tác xã, tính đến hết năm 2011 số lượng hợp tác xã tại Việt Nam chỉ là
13.338 hợp tác xã3. Điều này cho thấy, mô hình hợp tác xã đang rất khó khăn
trong việc tìm lại chỗ đứng của mình đối với nhà đầu tư. Luật Hợp tác xã (2012)
được thông qua và có hiệu lực chính thức từ 01 tháng 07 năm 2013 với mục tiêu
khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hợp tác xã mới; định hướng phát
triển cho các họp tác xã hiện đang hoạt động theo đúng bản chất hợp tác xã4.
Mặc dù \ậy, hiệu quả triển khai vẫn còn hạn chế. Như vậy, sau nhiều năm, với
nhiều lần sửa đổi luật, các nhà hoạch định vẫn loay hoay đi tìm lời giải cho bài
toán hóc lúa “đưa hợp tác xã trở về đúng vai trò của mình”. Mô hình hợp tác xã
kiểu mới với nhiều ưu điểm vẫn chưa được người dân hưởng ứng. Nguyên nhân
có thể xác định từ: tâm lý của người dân vẫn còn nặng nề sau “thất bại” của mô
hình hợp tác xã kiểu cũ; người dân chưa thực sự nắm bắt được các quy định
pháp luật mới; chưa hiểu được những lợi thế của mô mình hợp tác xã hiện nay;
chưa có nô hình hợp tác xã điển hình đế học tập kinh nghiệm từ quá trình thành

lập đến vin hành kinh doanh.
Việỉ tiến hành n ghiên cứu đề tài “Thực hiện Luật Hợp tác xã (2012)
theo địnl hướng phát triển kinh tế tập thể tại Việt Nam” đáp ứng những đòi
hỏi và nhi cầu thực sự cần thiết của sự phát triển kinh tế tập thể, kinh tế cộng
đồng tại Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm giải pháp để triển khai
hiệu quả lơn Nghị quyết 13-NQ/TƯ, đồng thời tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trưmg định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần của Nghị quyết 21NQ/TƯ5
2 ủ y ban kin] tế của Q uốc Hội, S ự p h á t triển cùa H ợp tác x ã và va i trò của H ợp tác x ã đ ổ i v ớ i an sinh x ã hội,
N X B Tri T he
3 Bộ Kê hoạci và Đầu tư, Sự p h á t triển của H ợp tác x ã G ia i đoạn 2 0 0 8 -2 0 1 1, N X B Thống kê, 2013
4 Tờ trinh số 2/TTr-Cp về dự án Luật Hợp tác xã (Sửa đồi) ngày 30 tháng 03 năm 2012
5 N ghị quyêt ố 21-NỌ /TƯ , ngày 30 tháng 01 năm 2008, N ghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung
Ư ơng Đàng hóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định huớng xã hội chủ nghĩa


Đê tài nghiên cứu cũng là một nội dung quan trọng trong môn học Luật
Thương mại module 1 (Pháp luật về chủ thể kinh doanh), việc nghiên cứu đề tài
là cơ sở lý luận, học thuật quan trọng, là tài liệu để học viên, sinh viên tham
khảo khi đề tài này hiện nay được ít nhà luật học quan tâm.
2.

Tình hình nghiên cứu

Pháp luật về hợp tác xã là chủ để không mới, được nghiên cứu nhiều, đặc
biệt là trong giai đoạn trước những năm 90 của thế kỉ trước. Mặc dù vậy, trong
giai đoạn hiện nay, khi mô hình doanh nghiệp đang chiếm ưu thế trên thị trường
và dành được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, thì mô hình hợp tác xã ít
nhận được sự đầu tư có hệ thống của các học giả. số lượng các công trình
nghiên cứu mới còn hạn chế.


2.1. Đe tài nghiên cứu
- Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Bản chất của Hợp tác xã- Thực tiễn Việt Nam,
kỉnh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng ở Việt Nam, 2007;
- Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Hoàn thiện mô hình pháp lý kinh tế tập thể ở
nước ta, 2008;
- ủ y ban kinh tế của Quốc Hội và UNDP Việt Nam, Sự phát triển của hợp
tác xã và vai trò của hợp tác xã với an sinh xã hội, 2012.

2.2. Sách chuyên khảo
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Kinh nghiệm của một sổ
hợp tác xã tiêu biểu trong các ngành kinh tế, 1996;
- Nguyễn Hữu Chắt, Hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, kiểm soát
trong liên minh hợp tác xã và hợp tác xã; NXB Chính trị quốc gia, 2001;
- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Kinh nghiệm hoại động
của một số hợp tác xã sau sáu năm thực hiện luật hợp tác xã ở Việt Nam, NXB
Chính trị quốc gia, 2003;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Một sổ nội dung cơ bản chủ trương và chính
sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể, NXB Chính trị quốc gia, 2008;


- Nguyễn Minh Tú, Mô hình tổ chức hợp tác xã kiểu mới : Góp phần xây
dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quản lý một cách
dân chủ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2010;
- Tổng cục thống kê, Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Sự phát triển của hợp tác xã
giải đoạn 2008-2011, NXB Thống Kê, 2013.
2.3. Luận án, luận văn

- Luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Thị Kiều Phương, Nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của Hợp tác xã một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam,
2005;

- Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Hải Yến, Nhũng điểm mới của
Luật Hợp tác xã năm 2012; 2014;
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Mạnh Hùng, Phát triển hợp tác xã thương
mại dịch vụ trong hội nhập kỉnh tế quốc tế, 2012;
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Phùng Quốc Chí, Phát triển hợp tác xã trong
quá trình công nghiệp hoá đến năm 2020 ở Việt Nam, 2010.
2.4. Tài liêu nước ngoài
- Cobia, David, Cooperatives in Agriculture, Prentice-Hall, Englewood
Cliffs, NJ 1989;
- Nippierd, A. (2002), "Gender issues in cooperatives.", Geneva,
Switzerland: International Labour Organization;
- Andrew McLeod, Types o f Cooperatives, Northwest Cooperative
Development Centre, December 2006;
- Ridley-Duff, R. J, Social Enterprise as a Socially Rational Business,
International Joumal of Entrepreneurial Behaviour and Research, 14(5), 2008 :
pg291-312;
- International Cooperative Alliance, Statement on the Cooperative
Identity.
Qua việc tìm kiếm và tham khảo nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình
đánh giá tình hình nghiên cứu, có thể thấy, số lượng công trình nghiên cứu về


mô hình hợp tác xã trong thời gian gần đây không nhiều, đặc biệt là dưới góc độ
pháp lý. Các công trình nghiên cứu chủ yếu đánh giá thực trạng triển khai mô
hình hợp tác xã từ góc độ kinh tế hoặc những công trình được công bố trước thời
điểm Luật Hợp tác xã (2012) được thông qua để đóng góp cho dự thảo, nhưng
khá rời rạc, không có tính hệ thống và thiếu tính khoa học.
3. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu của đề tài
Đe tài nghiên cứu có những mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình họp tác xã

và pháp luật hợp tác xã, xác định những điểm khác biệt về bản chất giữa mô
hình hợp tác xã và mô hình công ty.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng cấu trúc pháp luật và thực trạng pháp luật
về hoạt động của mô hình họp tác xã trong bối cảnh Luật Hợp tác xã năm 2012
đã có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới đáng chú ý;
Thứ ba, đánh giá quá trình thực thi pháp luật hợp tác xã trên cơ sở xem
xét tính khả thi của các quy định pháp luật, khả năng triển khai mô hình hợp tác
xã trên thưc tế;


1

Thứ tư, đánh giá những quy định về hỗ trợ, ưu đãi cho mô hình hợp tác xã
với vai trò là mô hình tổ chức kinh tế chiến lược phát triển kinh tế tập thể, kinh
tế cộng đồng;
Thứ năm, trên cơ sở xem xét kinh nghiệm một số quổc gia trên thế giới,
đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm triển khai hiệu quả các quy định pháp luật về
hợp tác xã trong giai đoạn sắp tới, bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện quy định của
pháp luật về hợp tác xã, trong đó, đặc biệt chú ý tới các giải pháp hỗ trợ, ưu đãi.
Thứ sáu, xây dựng hệ thống học liệu cho học viên, sinh viên có nhu cầu
nghiên cứu về vấn đề này.


PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung chủ yếu thi hành Luật hợp tác xã năm 2012

1.1. Quy chế thành lập hợp tác xã
1.1.1. Điều kiện thành lập hợp tác xã
Thứ nhất, đối tượng có quyền thành lập hợp tác xã
Theo điều 13 Luật Hợp tác xã năm 2012, các đối tượng sau có quyền

thành lập hợp tác xã khi thỏa mãn điều kiện, cụ thể:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp
tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật
- Cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân
Như vậy, người vị thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp; cơ quan, tổ chức không phải là
pháp nhân Việt Nam không có quyền thành lập hợp tác xã. Đối tượng có quyền
thành lập họrp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 mở rộng hơn so với đối
tượng có quyền thành lập hợp tác xã hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2003,
vì Luật này quy định người nước ngoài không có quyền thành lập hợp tác xã ở
Việt Nam. Việc mở rộng này tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài cư
trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh phù
hợp với mong muốn, nguyện vọng của mình; đồng thòi thu hút được nhiều hơn
các đối tượng góp vốn, góp sức, sử dụng dịch vụ của hợp tác xã Quy định về đối
tượng có quyền thành lập hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 Việt Nam
cũng tương đồng với Luật Hợp tác xã chuyên nông nghiệp Trung Quốc 2006 khi
Luật này quy định: “Cá nhân, tổ chức tham gia vào những hoạt động có liên
quan đến hợp tác xã đều có thể trở thành thành viên, miễn là họ sẽ sử dụng


những dịch vụ của hợp tác xă, ngoại trừ các tổ chức có chức năng quản lý công”
(điều 14)6
Thứ hai, điều kiện về vổn
Những chủ thể muốn thành lập hay trở thành thành viên hợp tác xã phải
góp vốn vào họp tác xã. Việc góp vốn của thành viên theo thỏa thuận và theo
quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác x ã 7 (Luật
Hợp tác xã năm 2003 quy định tỷ lệ này là không quá 30%)8. Với tỷ lệ vốn góp
như vậy, một thành viên sẽ không được góp quá nhiều vào hợp tác xã, để tạo

điều kiện cho nhiều chủ thể đủ điều kiện có thể trở thành thành viên hợp tác xã.
Tuy nhiên, tỷ lệ này là khá cao so với các hợp tác xã tại Cộng hòa Liên bang
Đức nói chung và các họp tác xã nông nghiệp tại Đức nói riêng, khi “phần lớn
các hợp tác xã quy định tỷ lệ vốn góp tối thiểu (thường khoảng 100 đến 500
Euro) và tối đa (thường gấp 5 đến 10 lần mức tối thiểu). Như vậy, mỗi thành
viên hợp tác xã thường chỉ góp 0,1% đến 0,5% vốn điều lệ, cao nhất cũng chỉ
khoảng 1% đến 3%9. Quy định này cũng khiến việc góp vốn của thành viên hợp
tác xã khác so với việc góp vốn của cổ đông hay thành viên công ty theo Luật
Doanh nghiệp 2014, vì Luật này (và kể cả Luật Công ty 1990, Luật Doanh
nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005) đều không quy định tỷ lệ tối thiểu, tối đa
một thành viên được góp vốn vào công ty.
Thứ ba, điều kiện hợp tác với các thành viên và sử dụng sản phẩm, dịch
vụ của họp tác xã
Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân muốn thành lập hợp tác xã phải có nhu
cầu hợp tác với các thành viên khác trong hợp tác xã và nhu cầu sử dụng sản
phẩm, dịch vụ của hợp tác xã. Đây là điểm đặc trưng của việc thành lập hợp tác
xã so với việc thành lập công ty, khi các loại hình công ty đều không quy định
6 “Những bình luận về L uật H ợp tác x ã chuyên nông nghiệp 2 0 0 6 được Đ ạ i hội Đ ạ i biểu Nhăn dân Trung Q uốc
thông qua tạ i ph iên h ọp thứ 24 ngày 3 1 .1 0 .2 0 0 6 ’’, do giáo sư, tiến sĩ Hans - H.Mukner, trường Đại học
Marburg, Đức chuẩn bị. Tập tư liệu của Vụ Họp tác xã - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
7 Khoản 1 điều 17 LHTX 2012
8 Khoản 2 điều 19 LHTX 2003
9 "Kinh nghiệm từ mô hình hợp tác x ã nông nghiệp của C ộng hòa Liên bang Đ ứ c ”, Phạm Quang Vinh, Giám
đôc dự án hô trợ phát triên hợp tác xã tại V iệt Nam của DRGV


các thành viên phải hợp tác với nhau và phải sử dụng sản phẩm do công ty sản
xuất. Điều này xuất phát từ mục tiêu cơ bản của hợp tác xã là đáp ứng nhu cầu
của thành viên về sản phấm, dịch vụ do hợp tác xã cung cấp; tạo công ăn việc
làm cho người lao động khi trở thành thành viên và tăng lợi nhuận đối với phần

vốn góp của thành viên từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hợp tác
xã. Đó cũng là mục tiêu chung của các hợp tác xã được thành lập ở các nước
trên thế giới, các dịch vụ mà tự thân những ngườinông dân, các hộ gia đình,
trang trại không thể thực hiện được hoặc phải thực hiện với chi phí cao hơn dịch
vụ của hợp tác xã, hiệu quả thấp hơn so với sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, như
ở Đức10,Nhật Bản", Hàn Quốc12.
Ngoài ra, nếu họp tác xã kinh doanh trong ngành nghề đòi hỏi chứng chỉ
hành nghề, đòi hỏi vốn pháp định hay các điều kiện kinh doanh trong ngành
nghề kinh doanh có điều kiện, thành viên, các thành viên theo quy định hoặc
hợp tác xã phải đáp ứng điều kiện. Tuy nhiên, những điều kiện này hợp tác xã
phải đáp ứng sau khi đã được thành lập và được quản lý bởi các cơ quan quản lý
chuyên ngành.
1.1.2. Thủ tục thành lập hợp tác xã
Thứ nhất, khởi xướng thành lập họp tác xã
Theo khoản 1 điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012, hợp tác xã được thành
lập khi có ít nhất 7 sáng lập viên khởi xướng thành lập. Các sáng lập viên sẽ tiến
hành vận động, tuyên truyền thành lập hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất,
kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành
lập hợp tác xã. Số lượng sáng lập viên thành lập hợp tác xã lớn hơn số lượng
sáng lập viên thành lập công ty, khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
10 Phạm Quang Vinh, Giám đốc dự án hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại V iệt N am cùa D R G V , “Kinh nghiệm từ mô
hình h ợp tác x ã nông nghiệp của C ộn g hòa Liên bang Đ ức ”
11 Phan Trọng An - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đ à Nằng, “Kinh nghiệm p h á t triển h ợp tác x ã nông nghiệp
tại
Nhật
Bàn

kinh
nghiệm
rút

ra
cho
Việt
Nam ”,
http://www.m pi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=8218& idcm =61
12 TS Đ ặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, “Kinh
nghiệm p h á t triển hợp tác x ã ở Nhật Bàn, Đ ài Loan, Hàn Q u ố c”. Tổng hợp tư liệu và dịch thuật: Vụ Hợp tác xã
Bộ Kế hoạch và Đầu tư


công ty cô phân do tôi thiêu 3 sáng lập viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên và công ty hợp danh do tối thiểu 2 sáng lập viên, công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do 1 sáng lập viên thành lập.
Thứ hai, tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã.
Thành phần tham gia hội nghị thành lập bao gồm sáng lập viên là cá nhân,
người đại diện hợp pháp của sáng lập viên; người đại diện hợp pháp của hộ gia
đình, pháp nhân và cá nhân khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã. Hội nghị
thảo luận về dự thảo Điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, dự
kiến danh sách thành viên và thông qua Điều lệ họp tác xã. Những người tán
thành Điều lệ và đủ điều kiện theo Luật định sẽ trở thành thành viên hợp tác xã.
Các thành viên thảo luận và quyết định các nội dung sau đây: (i) Phương án sản
xuất, kinh doanh; (ii) Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết
định việc lựa chọn giám đốc/tổng giám đốc trong số thành viên hoặc thuê giám
đốc/tổng giám đốc; (iii) Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát
viên; (iv) Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt
động của hợp tác xã. Nghị quyết của hội nghị thành lập phải được biểu quyết
thông qua theo nguyên tắc đa số.
Thứ ba,đăng ký hợp tác xã
Trước khi hoạt động, hợp tác xã tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính. Cụ thể:

- Liên hiệp họp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại Phòng đăng ký
kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh
- hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc ủ y ban nhân
dân cấp huyện (điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21.11. 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã).
Quy định này khác với Luật Hợp tác xã năm 2003 vì trước đây, hợp tác xã
được quyền lựa chọn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi
hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính tùy theo điều kiện cụ thể của hợp tác xã
(khoản 1 điều 14). Tuy nhiên, trên thực tế, các sáng lập viên đều lựa chọn đăng


ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nên Luật Hợp tác xã
năm 2012 đã có sự thay đổi để phù hợp với thực tiễn thành lập hợp tác xã. Quy
định này cũng khác so với Luật Doanh nghiệp năm 2014, vì các doanh nghiệp
đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp
đặt trụ sở chính

1.2. Quy chế thành viên hợp tác xã
Triết lý “lấy lợi ích của thành viên làm trọng” là nền tảng hoạt động và phát
triển của hợp tác xã. hợp tác xã cũng không phải là một loại tổ chức xã hội, từ
thiện bởi nền tảng hoạt động của hợp tác xã cũng vẫn dựa trên cơ chế góp vốn,
tài sản và hướng đến việc sản xuất, kinh doanh để đem về lợi ích kinh tế cho
thành viên của mình. Xuất phát từ bản chất đó của hợp tác xã, vị trí của thành
viên hợp tác xã là những người làm chủ hợp tác xã, quyết định các vấn đề của
hợp tác xã, triển khai thực hiện các quyết định đó và thụ hưởng kết quả là sản
phẩm, dịch vụ của họp tác xã.
Từ vị trí của thành viên hợp tác xã, các quy định của Luật Hợp tác xã
(2012) đã làm rõ vai trò của thành viên trong hợp tác xã; Thành viên là người
góp vốn, người lao động, khách hàng.
Luật Họp tác xã (2012) đã coi hành vi “góp vốn” là điều kiện bắt buộc để

trở thành thành viên họp tác xã mà không còn để Điều lệ hợp tác xã tự quyết
định. Do đó, Luật cũng đã có sự quan tâm hơn tới chế độ vốn góp của thành viên
bằng các quy định cụ thể về: Bổ sung quy định cấp giấy chứng nhận vốn góp
cho thành viên khi thành viên đã góp đủ vốn (Khoản 4 Điều 17 Luật Hợp tác xã
năm 2012); bổ sung một điều khoản riêng về việc trả lại vốn góp, thừa kế vốn
góp (Điều 18 Luật Hợp tác xã năm 2012).
Thông qua quy định về nguyên tắc phân phối thu nhập, Luật hợp tác xã
(2012) đề cao vai trò khách hàng, người lao động của các thành viên hợp tác xã.
Luật hợp tác xã (2012) đã chỉ rõ nguyên tắc phân phối thu nhập đối với thành
viên hợp tác xã. Theo đó, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và trích lập
các quỳ, hợp tác xã phải ưu tiên phân phối thu nhập theo căn cứ mức độ góp sức


của thành viên trên cơ sở mức độ sử dụng sản phấm, dịch vụ của thành viên,
theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
phần còn lại mới được chia theo vốn góp (Điều 46 Luật Hợp tác xã năm 2012).
Luật hợp tác xã (2012) cũng đưa ra các “chế tài” đối với các thành viên
không tuân thủ nguyên tắc hợp tác với hợp tác xã, nhằm đồng bộ hoá các quy
định của pháp luật. Theo đó, thành viên sẽ bị khai trừ khỏi hợp tác xã nếu không
sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục 3 năm (hoặc ít hơn theo quy
định tại Điều lệ hợp tác xã); không lao động liên tục 2 năm (hoặc ít hơn theo quy
định tại Điều lệ hợp tác xã) trong hợp tác xã tạo việc làm; không góp vốn hoặc
góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu theo quy định tại Điều lệ tại thời điểm cam
kết góp đủ vốn (Điều 16 Luật Hợp tác xã năm 2012).
Luật Hợp tác xã năm 2012 đã làm rõ các quyền và nghĩa vụ của thành
viên hợp tác xã. về Quyền, thành viên hợp tác xã có các quyền: quyền sở hữu,
quyền quản lý, quyền hưởng thu nhập và các phúc lợi ,quyền được đảm bảo
cung ứng sản phẩm, dịch vụ, quyền được ưu tiên góp vốn trong trường hợp hợp
tác xã huy động thêm vốn, quyền được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và thông tin
về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, quyền được tự nguyện ra khỏi hợp tác xã.

v ề nghĩa vụ, thành viên hợp tác xã nghĩa vụ đóng góp công sức vào hoạt
động chung của hợp tác xã, nghĩa vụ góp vốn và chịu rủi ro, nghĩa vụ tuân thủ
Điều lệ, các quy chế nội bộ.

1.3. Quy chế tài sản và tài chính hợp tác xã
1.3.1. Tài sản Hợp tác xã
Tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã được hình thành từ các nguồn sau:
Nguồn vốn góp của thành viên
Nguồn vốn góp của thành viên là nguồn vốn góp quan trọng bởi bên cạnh
ý nghĩa xác nhận tư cách thành viên hợp tác xã, nó còn là nguồn cơ bản hình
thành nên tài sản của hợp tác xã.
Vốn huy động của thành viên và vốn huy động khác


Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã được quyên huy động vôn đê phục
vụ sản xuất, kinh doanh. Các nguồn vốn huy động là một trong những nguồn tài
chính chủ yếu của hợp tác xã. Hợp tác xã có quyền chủ động sử dụng nguồn vốn
do mình huy động để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh đồng thời có trách
nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó.
Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã sẽ thu được
những khoản lợi nhuận nhất định. Một phần trong số đó có thể được hợp tác xã
sử dụng để mua sắm tài sản của hợp tác xã, do đó khối tài sản của hợp tác xã sẽ
ngày càng được mở rộng. Đây được coi là nguồn vốn tự có của hợp tác xã và nó
chính là thước đo đế đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã.
Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác
Thành phần kinh tế tập thể nói chung, hợp tác xã nói riêng đóng vai trò
ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Nhận thức rõ điều đó, Nhà nước luôn

sách hỗ trợ, ưu đãi cho hợp tác xã như: hỗ trợ về tài chính, nguồn nhân lực,

chính sách ưu đãi về thuế,

V .V ..

Sự hỗ trợ của Nhà nước còn được thể hiện ở việc

Nhà nước cung cấp nguồn vốn cho họp tác xã bằng đất đai, nhà xưởng, kho
tàng,

V .V ..

Nguồn vốn này hợp tác xã có quyền tự chủ sử dụng vào hoạt động sản

xuất, kinh doanh của mình.
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, hợp tác xã có thể nhận nguồn vốn trợ
cấp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước dưới hình thức tặng, cho trên
cơ sở thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật.
Trong khối tài sản của họp tác xã có một bộ phận tài sản là tài sản không
chia. Tài sản không chia là đặc trưng mang tính bản chất của hợp tác xã khác với
doanh nghiệp, là “chất kết dính” các thành viên với nhau và các thành viên với
hợp tác xã tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển bền vững. Mặt khác, tài sản
không chia là một trong những nguồn lực quan trọng để hợp tác xã khai thác, sử
dụng, tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Tài sản không chia


của họp tác xã được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Quyền sử
dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất; Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn
lại của Nhà nước; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết
định đưa vào tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài

sản không chia. Luật Hợp tác xã năm 2012 đã mở rộng hơn quyền của hợp tác
xã trong việc quyết định đưa các tài sản khác vào khối tài sản không chia. Các
tài sản không chia này sẽ không được chia cho thành viên khi chấm dứt tư cách
thành viên hoặc khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động.
1.3.2. Tài chính Hợp tác xã
Vốn hoạt động của hợp tác xã được hình thành từ nhiều nguồn, trong đó
nguồn cơ bản nhất là nguồn vốn do thành viên đóng góp. Nguồn vốn này tạo
thành vốn điều lệ của hợp tác xã. Bên cạnh đó, còn có nguồn vốn huy động, vốn
tích luỹ, các quỹ của hợp tác xã. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh
doanh, hợp tác xã sẽ tự tích lũy vốn từ lợi nhuận thu được. Hợp tác xã sẽ thực
hiện việc trích lập các loại quỹ khác nhau từ thu nhập có được đó. Theo quy
định của Luật Hợp tác xã năm 2012, hợp tác xã phải trích lập hai loại quỹ đó là
quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập và quỹ dự
phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hon 5% trên thu nhập. Ngoài ra, các khoản
trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài; các khoản được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác.

về phân phối thu nhập
Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, trích lập các quỹ của hợp tác
xã, thu nhập còn lại được hợp tác xã phân phối cho thành viên với tỷ lệ và
phương thức cụ thể quy định tại điều lệ họp tác xã, theo nguyên tắc:
-

Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên; theo

công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;
- Phần còn lại được chia theo vốn góp.


Thu nhập đã phân phối cho thành viên là tài sản thuộc sở hữu của thành

viên hợp tác xã. Thành viên có thể giao thu nhập đã phân phối cho hợp tác xã
quản lý, sử dụng theo thỏa thuận với hợp tác xã.
Nguyên tắc phân phối thu nhập quy định như trên là một trong những
điểm khác biệt của Luật Hợp tác xã năm 2012 so với Luật Hợp tác xã năm 2003.
Theo Luật Hợp tác xã năm 2003, hợp tác xã khi chia lãi ưu tiên chia theo tỷ lệ
vốn góp, phần còn lại của lãi không còn hoặc rất thấp để có thể phân phối theo
mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã13. Do vậy, không khuyến khích xã viên
sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, mà khuyến khích xã viên tăng vốn, từ đó dần
định hướng tổ chức hợp tác xã chuyển sang bản chất tổ chức doanh nghiệp với
việc chia lãi chủ yếu theo vốn góp và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường
đại chúng. Khắc phục hạn chế đó, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã quy định
nguyên tắc phân chia thu nhập trước hết chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm,
dịch vụ của thành viên, theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với
hợp tác xã tạo việc làm; phần còn lại mới được chia theo vốn góp. Điều này có
nghĩa là việc phân chia thu nhập theo tỷ lệ vốn góp cũng chỉ ở vị trí thứ yếu.
v ề xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã
Kết thúc năm tài chính, nếu phát sinh lỗ thì hợp tác xã phải xử lý giảm lỗ
theo quy định của pháp luật. Trường họp đã xử lý giảm lỗ nhưng vẫn không đủ
thì sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp, nếu vẫn chưa đủ thì khoản lỗ còn
lại được chuyển sang năm sau, khoản lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế.
Thời gian được chuyển các khoản lỗ thực hiện theo quy định của pháp luật về
thuế. Nhà nước không hỗ trợ việc trả nợ với các họp tác xã.
v ề xử lý tài sản và vốn của họp tác xã khi giải thể
Trong trường hợp họp tác xã chấm dứt hoạt động mà vốn, tài sản của hợp
tác xã đủ để thanh toán các khoản nợ thì tài sản không chia sẽ được xử lý theo
13 Kết quà dự án Khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sờ dữ liệu về hợp tác xã: đa số các hợp tác xã chia lãi
chủ yếu theo vốn góp (60,8% ) trong khi việc chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ chi chiếm 5,8% tổng số hợp
tác xã có lãi trong hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho xã viên hợp tác xã.



quy định trên. Đối với trường hợp họp tác xã chấm dứt hoạt động mà vốn, tài
sản của hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã mới được
đem tài sản không chia ra đe trả nợ. Tuy nhiên, hợp tác xã chỉ được sử dụng các
loại tài sản không chia mà không phải là khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại
của Nhà nước để trả nợ. Việc xử lý tài sản không chia cũng là một điểm mới của
Luật Hợp tác xã năm 2012 hợp lý hơn, theo đó khi hợp tác xã chấm dứt hoạt
động những tài sản không chia (trừ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà
nước) sẽ do đại hội thành viên quyết định nhưng quyết định chuyển giao cho
chính quyền địa phương hay một tổ chức khác nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu
phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn.

1.4. Quy chế về tổ chức quản lý nội bộ hợp tác xã
1.4.1. Nguyên tắc quản lý hợp tác xã
Hợp tác xã một tổ chức kinh tế nhưng mục tiêu cao nhất của hợp tác xã
không phải là lợi nhuận mà tạo ra một mô hình quy tụ đông đảo thành viên tham
gia. Trên cơ sở đó, hợp tác xã được quản lý trên 02 nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc quản lý dân chủ. Nguyên tắc quản lý dân chủ là
gốc rễ, cội nguồn của hoạt động quản lý nội bộ trong hợp tác xã, được hầu hết
các quốc gia trên thế giới công nhận và là tư tưởng chủ đạo chi phối nội dung
quy định pháp luật về tổ chức quản lý nội bộ họp tác xã. Biểu hiện của nguyên
tắc này như sau:
Thứ nhất, Nhà nước phải tôn trọng quyền tự do quản lý nội bộ của hợp tác
xã và không can thiệp vào hoạt động quản lý nội bộ của hợp tác xã. Họp tác xã
được đặt đúng vị trí là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ tronạ kinh doanh và
không phải là đơn vị kinh tế thực hiện các kế hoạch của Nhà nước. Các quyết
định của hợp tác xã do thành viên của hợp tác xã biểu quyết thông qua. Nhà
nước hạn chế tối đa sự can thiệp mang tính mệnh lệnh hoặc có tác động đến các
quyết định nội bộ của hợp tác xã.



Thứ hai, tập thể thành viên hợp tác xã tạo thành cơ quan quản lý cao nhất
(Đại hội thành viên). Các cơ quan quản lý, điều hành của hợp tác xã phải do cơ
quan cao nhất bầu ra tức là do Đại hội thành viên bầu ra.
Nguyên tăc 2: nguyên tăc bình đăng. Nguyên tăc này xuât phát từ bản
chất đặc biệt của hợp tác xã, là một tổ chức kinh tế nhưng có tính xã hội sâu sắc.
Tính chất xã hội được thể hiện ở mục tiêu của hợp tác xã là “hợp tác tương trợ
nhau trong sản xuất kinh doanh” và được coi là đặc điểm để định nghĩa hợp tác
xã14. Nguyên tắc này biểu hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, mỗi thành viên đều có một phiếu biểu quyết và không phụ
thuộc vào tỷ lệ vốn góp. Đây là sự thể hiện cao nhất của quyền bình đẳng và
cũng là đặc điểm để phân biệt bản chất hợp tác xã và doanh nghiệp.
Thứ hai,mọi thành viên có quyền tham gia quản lý, giám sát hoạt động
của hợp tác xã. Nếu thành viên thấy mình đáp ứng đủ điều kiện để đảm nhiệm
một chức danh quản lý trong hợp tác xã , họ có quyền ứng cử vào chức danh đó.
Việc ứng cử dành cho toàn bộ thành viên , không phân biệt vốn góp hay địa vị
xã hội. Bên cạnh đó, các chức danh quản lý bị hạn chế thời gian đảm nhận và
nhiệm kỳ. Quy định này nhằm tăng cơ hội ứng cử cho tất cả thành viên hợp tác
xã, đồng thời giảm bớt nguy cơ hợp tác xã bị chi phối bởi một nhóm thành viên
trong suốt thời gian dài.
1.4.2. Mô hình tổ chức quản lý nội bộ hợp tác xã
Hiện nay, quan hệ tổ chức, quản lý nội bộ của hợp tác xã đã có sự thay
đổi đáng kể so với Luật hợp tác xã năm 2003. Sự thay đổi này được đánh giá
theo hướng tích cực bởi sự gọn gàng và hiệu quả mà bộ máy quản lý mới đem
đến. Thay thế sự phức tạp khi phải chọn lựa hai mô hình như Luật hợp tác xã
năm 2003 ( gồm một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành hoặc thành lập riêng
bộ máy quản lý và bộ máy điều hành15, Luật hợp tác xã năm 2012 chỉ quy định
một mô hình quản trị, đó là mô hình đơn nhất, không phân biệt trường hợp.
14 Xem điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012.
15 Xem điều 27 và điều 28 Luật hợp tác xã năm 2003



Quy định mới nói trên bước đầu tạo ra tính thống nhất trong mô hình quản trị
hợp tác xã.
Cơ cấu tổ chức quản lý họp tác xã bao gồm hai loại cơ quan: cơ quan
quản lý điều hành và cơ quan giám sát hoạt động của họp tác xã. Trong đó, tên
gọi của cơ quan quản lý điều hành có sự thay đổi đáng kể so với Luật hợp tác xã
năm 2003. Cụ thể là , đại hội thành viên thay thế cho đại hội xã viên, hội đồng
quản trị thay thế cho ban quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) thay thế cho chức
danh chủ nhiệm hợp tác xã. Tên gọi của các cơ quan này giống với cơ quan quản
lý trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng cách gọi tên các
cơ quan trong bộ máy quản lý hợp tác xã như vậy là mâu thuẫn với bản chất của
hợp tác xã và làm mất đi sự khác biệt giữa hợp tác xã và doanh nghiệp. Tuy
nhiên, việc thay đổi này không đi ngược lại với bản chất hay có ảnh hưởng đến
cách thức quản lý nội bộ đặc thù của hợp tác xã. Thực tế, cách gọi tên như vậy
mang đến nhiều hiệu ứng tích cực mà trước hết là tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa
hợp tác xã kiếu mới với hợp tác xã kiểu cũ. Ở một khía cạnh khác, tên gọi mới
này văn minh và hiện đại hơn, phù hợp với vị thế và định hướng phát triển quy
mô lớn của hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, cơ quan có chức
năng giám sát, kiểm tra hoạt động của hợp tác xã vẫn giữ nguyên tên gọi là ban
kiểm soát hoặc kiểm soát viên16.
Nhóm cơ quan quản lý điều hành nội bộ hợp tác xã bao gồm: Đại hội
thành viên, Hội đồng quản t r ị , hai chức danh quản lý Chủ tịch hội đồng quản trị
và Giám đốc (Tổng giám đốc).
Bên cạnh hệ thống cơ quan có chức năng quản lý điều hành hoạt động,
cơ quan kiểm tra giám sát là một đơn vị không thể thiếu trong cơ cấu tổ
chức của hợp tác xã. Bởi tiền đề hợp tác xã có thể tồn tại và phát triển là
việc sử dụng đúng mục đích vốn và tài sản. Tại Luật hợp tác xã năm 2012,
cơ quan kiểm tra giám sát tồn tại dưới hình thức là Ban kiểm soát hoặc có
thể là Kiểm soát viên.



7.5. Quy chế về các hình thức liên kết hợp tác xã

1.5.1. Liên minh Hợp tác xã
Liên minh hợp tác xã là tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã do các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự nguyện thành lập nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Liên minh hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã
hội có tư cách pháp nhân, được thành lập ở trung ương và tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Liên minh hợp tác xã được tố chức theo ngành, lĩnh vực,
vùng lãnh thổ; được tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và
pháp luật có liên quan.
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn cả nước có 63 Liên minh
Hợp tác xã tỉnh, thành phố với tổng số hợp tác xã là 18.169 hợp tác xã l7. Theo
báo cáo tình hình kinh tế tập thể và hoạt động 6 tháng đầu năm và phương
hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 của 63 Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh ,
những hoạt động chủ yếu của liên minh hợp tác xã tỉnh gồm: tham gia xây dựng
và tổ chức trển khai chính sách, pháp luật; công tác tuyên truyền và đào tạo bồi
dưỡng; công tác tư vấn, hỗ trợ phát triển họp tác xã và chương trình phối hợp;
công tác xây dựng nông thôn mới; công tác tổ chức, cán bộ và đổi mới phương
thức hoạt động.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ của liên minh hợp tác xã với các hợp tác xã thành
viên còn hạn chế. Hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ chưa đáp ứng được đòi hỏi
bức xúc hiện nay của các hợp tác xã, nhất là hỗ trợ về vốn, thông tin thị trường,
tổ chức tiêu thụ sản phẩm, khoa học - công nghệ, các dịch vụ tư vấn pháp lý,
kiểm toán nội bộ. Đó là do những hạn chế, yếu kém trong tổ chức và triển khai
hoạt động của Liên minh hợp tác xã, đồng thời còn có nguyên nhân quan trọng
là liên minh hợp tác xã chưa được quan tâm đúng mức, các điều kiện về vật chất
và cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.
1.5.2. Liên hiệp Hợp tác xã
16 Xem điều 29 Luật hợp tác xã năm 2012.



×