Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.52 MB, 240 trang )

B ộ T ư PHÁP

'RƯỜNG ĐẠI HỌC LU.

HNH S ự TRONG

THự<

ỉ X Ẩ M P H Ạ M S Ở ĩ l f j 'ư

ỉỆẾỉặ ĐOẠT



ulỉỉệaa đề tài ? i.g,

Tfe| Oanh

MẲ SỐ; .UĨ-2m4^.90ĐữL~EN


= 3 g

B ộ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
LUẬT
HÀ NỘI





03900310

ĐÈ TÀI NGHIÊN c ử u KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

ÁP DỤNG
PHÁP LƯẶT
HÌNH s ụ• TRONG


THựC
TIÊN XÉT x ử CÁC TỘI
XÂM PHẠM



SỞ HỮU CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT

Mã số đề tài

: LH-2014-196/ĐHL-HN

Chủ nhiêm đề tài : TS. Cao Thi Oanh


Thu’ ký




: Phạm Tài Tuệ
TRUNG TÂM TUỔNG ỉ'ỈN THƯ Vi ẺN
TRƯỜNG DẠ: HỌC lU A T h à mội
PHÒNG DỰC _

J / 4 __

HÀ NỘI, 2015


DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN

STT

Fo• và tên

Đon vị

Chuyên đề

công tác
1

PGS..T5. Trần Văn Độ

Tòa án quân sự

Những vấn đề chung về áp dụng

Trung ương


pháp luật hình sự trong xét xử các
tội xâm phạm sờ hữu có tính
chiếm đoạt

2

ThS. Plạm Văn Báu

Khoa pháp luật
hình sự - Trường
Đại học Luật

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự trong xét xử tội cướp tài sản

Hà Nội
o3

TS. Cao Thị Oanh

Khoa pháp luật
hình sự - Trường
Đại học Luật

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự trong xét xử tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản

Hà Nội

4

ThS. Nguyễn Việt
Khánh Hòa

Khoa pháp luật
hình sự - Trường
Đại học Luật

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự’trong xét xử tội cưỡng đoạt tài
sản

Hà Nội
5

Đào Phương Thanh

Khoa pháp luật
hình sự - Trường
Đại học Luật

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự trong xét xử tội cưóp giật tài
sản

Hà Nội
6

TS. Nguyễn Mai Bộ


Tòa án quân sự
Trung ương

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự trong xét xử tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản

7

Phạm Tài Tuệ

Khoa pháp luật
hình sự - Trường
Đại học Luật
Hà Nội

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự trong xét xừ tội trộm cắp tài
sản


8

TS. Lê Đăng Doanh

Khoa pháp luật

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình


hình sự - Trường
Đại học Luật

sự trong xét xử tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản

Hà Nội
9

ThS. Vũ Hải Anh

Khoa pháp luật

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình

hình sự - Trường

sự trong xét xử tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản

Đại học Luật
Hà Nội


BẢNG CÁC TỪ VIÉT TẮT

CTTP

Cấu thành tội phạm


Nxb

Nhà xuất bản

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tôi cao

TNHS

Trách nhiệm hình sự

VKS

Viện kiểm sát

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tà i............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tà i .................................................................................... 2
3. PhươnR pháp nghiên cứu đê tài.............................................................................. 4

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...............................................................5
5. Đối tưọng và phạm vi nghiên c ứ u ......................................................................... 5
6. Tổ chức triển khai đề t à i ..........................................................................................5
PHẦN I: BÁO CÁO TỎNG THUẬT KÉT QUẢ NGHIÊN c ử u ........................ 7
1. Khái quát vê áp dụng pháp luật trong xét xử các tộixâm phạm sở hừu có
tính chiếm đoạt................................................................................................................... 7
2. Khái quát thực tiễn xét xử từng tội trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu
có tính chiếm đoạt............................................................................................................... 9
3. Một số kiến nghị liên quan đến kết quả nghiên cứu đề tà i...............................52
PHẦN II: CÁC CHUYÊN Đ Ề ........................................................................................59
CHUYÊN ĐẺ I: NIỈŨNG VÁN DÊ CHUNG VÊ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ụ
TRONG XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỎ HỮU CÓ TÍNH CHIÉM ĐOẠT
(PGS,TS. Trần Văn Đ ộ ) .........................!............................................................................................59

1. Đặt vấn đ ề ............................................................................................................... 59
2. Khái quát về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trong Luật hình
sự Việt Nam.......................................................................................................................60
3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về các tội chiếm đoạt tài sản và những bất
cập, vướng m ắc................................................................................................................. 66
4. Một số vấn đề đặt ra cần nghiên cứu giải quyết................................................ 70
CHUYÊN ĐÈ II: THỤC TIẼN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ự TRONG XÉT x ử
TỘI CƯỚP TÀI SẢN (Ths. Phạm Văn B áu) ..................................................................................73

1. Tội cưóp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm1999........73
2. Việc định tội danh và định khung hình phạt trong thực tiễn xét xử tội
cướp tài sản........................................................................................................................75
3. Việc quyêt định hình phạt trong thực tiễn xét xử đôi với tội cưóp tàisán.... 78
4. Một 3ổ thiếu sót trong thực tiễn xét xử tội cưóp tài s ả n ...................................80



CHUYÊN ĐÉ III: THỤ C TI ẺN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ự TRONG XÉT x ử
TỘI BẮT CÓC NHẦM CHIÊM ĐOẠT TÀI SẢN (TS. Cao Thị O anh) ................................ 92

1. Thực tiễn áp dụntí pháp luật trong định tội danh tội băt cóc nhăm chiêm
đoạt tài sả n ......................................................................................................................... 92
2. Thực tiễn quyết định hình phạt đổi với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sả n ....102
CHUYÊN ĐÈ IVĩTHựC TỈẺN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ự TRONG XÉT x ử
TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN (Tỉts. Nguyễn Việt Kltánlt H ò a ) ........................................... 106

1. Thực tiễn định tội danh đôi với tội cưỡng đoạt tài sản..................................106
2. Thực tiễn quyêt định hình phạt đôi với tội cưỡng đoạt tài sản.....................115
CHUYÊN ĐÈ V: THỤC TIẺN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ụ TRONG XÉT x ú
TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN (Đào Phương Thanh) .................................................................... 124

1. Thực tiễn định tội danh...................................................................................... 124
2. Thực tiễn định khung hình phạt đôi với tội cướp giật tài sản....................... 132
3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản........................ 137
CHUYÊN ĐÈ VI: THỤC TIẺN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ụ TRONG XÉT x ử
TỘI CÔNG NHIÊN CHIÊM ĐOẠT TÀI SẢN (TS. Nguyễn M ai B ộ) ...................................147

1. Tình hình xét xử các vụ án hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản... 147
2. Thực tiễn định tội danh, quyết định hình phạt đối với tội công nhiên
chiếm đoạt tài sả n ............................................................................................................149
CHUYÊN ĐÈ VII:THỤC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ụ TRONG XÉT x ử
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN (Phạm Tài Tuệ) ................................................................................. 167

1. Thực tiễn định tội danh........................................................................................ 167
2. Thực tiễn định khung hình phạt.......................................................................... 173
3. Thực tiễn quyêt định hình phạt........................................................................... 176
CHUYÊN ĐÈ VIII: T H Ụ C TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ụ ' TRONG XÉT


XỨ TỘI LỪA ĐẢO CHI ÉM ĐOẠT TÀI SẢN (TS. Lê Đ ăng D oanh) .................................. 185

1. Thực tiễn xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thờigian q u a ............ 187
2. Một sổ kiến nghị về việc áp dụng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản..................20C
CHUYÊN ĐÈ IX: THỤC TIẺN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH s ụ TRONG XÉT x ử
TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIÉM ĐOẠT TÀI SẢN (Ths. Vũ H ải A n h) ..................204

1. v ề định tội danh....................................................................................................205
2. v ề quyết định hình phạt.......................................................................................223
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................23C


M Ở ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn xét xử là hoạt động chuyền tải
các quy định của pháp luật hình sự vào thực tiễn cuộc sông. Hoạt động này vừa
giữ vai trò kiếm nghiệm tính khoa học, tính phù hợp của pháp luật hình sự vừa
giữ vai trò quyêt định đôi với việc phát huy giá trị thực tiễn của các quy định
này. Nói cách khác, áp dụng pháp luật hình sự là hoạt động đặc biệt quan trọng
gắn liền với hoạt động lập pháp hình sự.
Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt được quy định khá sớm
trong pháp luật hình sự nước ta và cũng được sửa đổi nhiều nội dung cùng với
sự phát triển của lịch sử lập pháp hình sự nhàm đáp ứng yêu cầu phòng chống
các tội phạm này trong thực tiễn. Song song với những nghiên cứu về lý luận
thì những nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định này chính là hoạt động
để đánh giá đời sống thực tế của các quy định này để từ đó có nhũng tác động
đúng hướng.
Mặc dù về mặt pháp lý, các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt chỉ

được quy định tại 8 điều luật trong Bộ luật hình sự nhung tính chất phổ biến
cũng như tác động tiêu cực đến đời sống xã hội của nhóm tội này lại rất đáng
kể. Số liệu thổng kê xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2005
đến nay cho thấy tỷ lệ số vụ án và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm sở
hữu có tính chiếm đoạt luôn dao động trong khoảng từ 35% đến trên 40% số vụ
và số bị cáo nói chung. Những sổ liệu này cho thấy áp dụng pháp luật hình sự
đúng trong thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt giữ vai
trò quan trọng trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự cũng như phòng,
chống tội phạm ở nước ta.
Cùng với những nghiên cứu về lý luận và nghiên cứu về pháp luật thực
định, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử các tội xâm
phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là việc làm cần thiết để có cơ sở thực tiễn cho


việc đánh giá tính phù họp trong các quy định cua pháp luật hình sự, trên cơ sở
đó xác định giải pháp hoàn thiện pháp luật tương ứng đặc biệt là trong điêu
kiện chúng ta đang tiên hành sửa đôi các quy định của Bộ luật hình sự năm
1999. Kết quả nghiên cứu này trong một chừng mực nhất định cũng có thể cho
phép đánh giá mức độ tác động của các yểu tô tiêu cực đôi với hoạt động áp
dụng pháp luật hình sự trong xét xử các vụ án hình sự nói chung, các vụ án
xâm phạm sở hừu có tính chiếm đoạt nói riêng để từ đó xác định hướng giải
quyết cần thiết.
Bên cạnh đó, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xét
xử các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nói riêng, thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự trong xét xử hình sự nói chung có ý nghĩa thiết thực đổi với
mục tiêu tạo sự kết nối chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn nhằm góp phần hoàn
thiện nhận thức về lý luận, pháp luật cũng như góp phần tăng cường ý thức
pháp luật của mọi cá nhân trong đó có những cán bộ làm công tác áp dụng pháp
luật hình sự. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình
sự cũng cung cấp tài liệu quý báu cho đội ngũ giảng viên và những người

nghiên cứu pháp luật hình sự, góp phần nhận thức sâu sắc hơn quy định của
pháp luật hiện hành từ đó thực hiện tốt hơn mục tiêu đào tạo gắn với đòi hỏi
của thực tiễn xã hội trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Cần phải khẳng định rằng nhiều nội dung liên quan đến lý luận về áp
dụng pháp luật hình sự nói chung và một số vấn đề vướng mắc trong thực tiễn
xét xử một số tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt ở nước ta đã được đề
cập đến ở các mức độ khác nhau trong sách báo pháp lý hình sự.
Trước hết, đó là các giáo trình viết về lý luận định tội danh và quyết định
hình phạt như Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà
Nội (GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên), Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, năm 2010; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của Khoa Luật
Đại học quốc gia Hà Nội (GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên), Nxb. Đại học quốc gia


Hà Nội,năm 2003; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần chung (TS. Cao Thị
Oanh chỉ biên), Nxb. Giáo dục, Hà nội, năm 2013; Giáo trình luật hình sự Việt
Nam qu/ển 1 (TS. Phạm Văn Beo chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 2009; Giáo trình lý luận chung về định tội danh do GS.TS. Võ Khánh
Vinh chủ biên, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2011... Đây là các tài
liệu cung câp kiên thức lý luận nên tảng vê định tội danh và quyêt định hình
phạt nói chung, làm cơ sở cho việc áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn
xét xửcic vụ án hình sự.
Bèn cạnh đó, áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử các tội xâm phạm
sở hữu có tính chiếm đoạt được đề cập trong một số sách chuyên khảo và bài
viết tạp chí về các tội xâm phạm sở hữu như: “Trần Văn Minh có phạm tội
cướp khòng?”, Đinh Văn Quế, Tạp chí Luật học, sổ 1 năm 1994; Suy nghĩ về
bài “Trầi Văn Minh có phạm tội cướp không?”, Nguyễn Văn Hương, Tạp chí
Luật học, số 1 năm 1995; Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm

1999, rs. Trương Quang Vinh, Tạp chí Luật học, số 4 năm 2000; Sự khác
nhau giũa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 Bộ luật hình sự) với tội lạm
dụng tm nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ luật hình sự), ThS. Lê Đăng
Doanh. Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 11 năm 2005; v ấn đề định tội danh đối
với hành vi làm, sử dụng thẻ tín dụng giả hay các loại thẻ khác đế mua hàng
hóa hoặc rút tiền tại máy trả tiền tự động của các ngân hàng, ThS. Lê Đăng
Doanh. Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 3 năm 2006; Tội cướp tài sản trong luật
hình sụ Việt Nam, ThS. Phạm Văn Báu, Tạp chí luật học, số 10/2010; Định tội
danh đSi với các tội xâm phạm sở hữu, TS. Lê Đăng Doanh, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, nảm 2013... Các nội dung liên quan đến đề tài cũng được thể hiện ở các
mức đó lthác nhau trong một số luận án, luận văn, khóa luận tại các cơ sở đào
tạo luậ: như Trường Đại học luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội,
Học viện khoa học xã hội như Đâu tranh phòng, chông tội trộm căp tài sản ở
Việt Nirn, Hoàng Văn Hùng, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội, 2003; Đấu tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam,
Lê Đărg Doanh, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009;


Đấu tranh phòng, chống tội cướp giật tài sản ở nưó'c ta hiện nay, Đặng Thúy
Quỳnh, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, 2013; Tội cướp giật
tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phô Hô Chí Minh,
Nguyễn Hiền Hà, luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, 2013...
Các tài liệu này đề cập đến lý luận định tội danh và trực tiếp hoặc gián tiếp đề
cập đến một số vướng mắc trong thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt cũng như hirớng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các
tội này.
Nghiên cứu các công trình nói trên tôi nhận thấy đây là những tài liệu có
ý nghĩa đôi với hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung cũng như áp
dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt. Tuy nhiên, các công trình nói trên chủ yếu là những công trình

cung cấp kiến thức lý luận chung trong khoa học pháp lý hình sự hoặc nghiên
cứu về từng tội cụ thể trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
dưới góc độ luật hình sự hoặc tội phạm học, qua đó có một số nội dung nghiên
cứu liên quan đến thực tiễn xét xử tội danh tương ứng. Cũng có công trình
nghiên cứu dưới góc độ pháp lý hình sự về cả nhóm các tội xâm phạm sở hữu
có tính chiếm đoạt nhưng chỉ tập trung nghiên cứu trên một địa bàn nhất định.
Trong tất cả các công trình đó, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống về thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử các tội xâm phạm
sở hữu có tính chiếm đoạt ở nước ta trong những năm gần đây, để từ đó đánh giá
đúng thực trạng, chỉ ra hạn chế, vướng mắc và xác định đúng nguyên nhân của
chúng trong hoạt động này với mục tiêu tìm ra các giải pháp khẳc phục phù họp.
3. Phưong pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được thực hiện bàng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu
đặc thù của khoa học xã hội như phương pháp thống kê, phương pháp phân
tích, phương pháp tổng họp, phương pháp so sánh.
Phương pháp phân tích được sử dụng trong việc phân tích bản án hình sự
về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Trên cơ sở kết quả phân tích


này, các phương phápthống kẽ, so sánh, tống hợp được sử dụng đê đánh giá
thực tiễn xét xử từng, loại tội trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt cũng như đánh giá chung đổi với cả nhóm tội này.
4. Muc đích và nhiêm vu nghiên cứu đề tài







o

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích đề xuất các giải pháp
hoàn thiện pháp luật hình sự và hướng tác động đên các yêu tô bảo đảm hiệu
quả xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính chiêm đoạt.
Đẻ đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định sẽ triển khai
thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, thu thập các bản án và tham khảo các luận văn do các thẩm
phán thực hiện về thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt đe đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn xét xử
các tội này.
Thứ hai, tìm ra nguyên nhân của các vướng mắc, bất cập trong thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm doạt thông qua nghiên cứu bản án và tham khảo ý kiến các cán bộ
trực tiếp áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này để từ đó đề xuất các giải pháp
khắc phục tương ứng.
5. Đối tưọng và phạm vi nghiên cứu

Đe tài nghiên cứu bản hình sự về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm
đoạt được thu thập ngẫu nhiên ở cả ba miền trong cả nước, gồm cả các bản án
sơ thẩm và các bản án phúc thẩm.
Đề tài nghiên cứu thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt trong 10 năm gần đây ở một số địa phương đại diện cho ba miên
của đất nước như Hà Nội, Đà Nang, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương...
6. Tổ chức triển khai đề tài

Lực lượng thực hiện đề tài được gồm các giảng viên của khoa Pháp luật
hình sự và một số thẩm phán.
5



Sau khi ký họp đôníĩ, ban chủ nhiệm đê tài xúc tiên thu thập các bản án
hình sự, luận văn viết về thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong xét xử các
tội xâm phạm sở hữu có tính chiêm đoạt nhât là những luận văn do các thâm
phán có nhiêu kinh nghiệm thực tiễn viêt đê lây tư liệu thực tiễn thực hiện đê
tài. Công việc này được duy trì nhiều tháng sau khi triển khai vì có những loại
án ít được xét xử như án về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, án về tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đầu tháng 3 năm 2014, với những tư liệu cơ bản đã thu thập được (gồm
đủ 600 bản án về các điều 133, 135, 136, 137, 138, 139, và 140 và một sổ bản
án về Điều 134 và Điều 137 Bộ luật hình sự), ban chủ nhiệm đề tài đã họp triển
khai thực hiện đề tài, thống nhất đề cương, yêu cầu và tiến độ nộp chuyên đề.
Giữa tháng 10 năm 2014, ban chủ nhiệm đề tài tiến hành thu các chuyên
đề. Sau khi đọc và có ý kiến chỉnh sửa, ban chủ nhiệm đề tài tổ chức họp yêu
cầu các tác giả hoàn thiện chuyên đề.
Giữa tháng 12 năm 2014 ban chủ nhiệm đề tài thu đủ các chuyên đề và
tiến hành xây dựng báo cáo tổng thuật và hoàn thiện đề tài.

6


PHẦN I: BÁO CẢO TỐNG THUẬT KÉT QUẢ NGHIÊN
1.

cứu

Khái quát về áp dụng pháp luật trong xét xủ’ các tội xâm phạm sỏ'

hữu có tính chiếm đoạt


Áp dụng pháp luật nói chung được hiểu là hình thức thực hiện pháp luật,
trong đó, Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có
thâm quyên tô chức cho các chủ thê pháp luật thực hiện những quy định của
pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật đê tạo ra các
quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp
luật cụ thế. Là một hình thức cụ thể của áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật
hình sự trong thực tiễn xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là
việc Tòa án sử dụng quy định của Bộ luật hình sự đê giải quyêt các vụ án xâm
phạm sở hữu có tính chiêm đoạt. Các quy định mà Tòa án sử dụng đê đưa ra
các phán quyết về tội danh cũng như trách nhiệm hình sự của người phạm tội
gồm quy định tại điều luật về tội chiếm đoạt tương ứng và các quy định có liên
quan đến vụ án được quy định ở phần chung Bộ luật hình sự như: hệ thống
hình phạt, quyết định hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt...
Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt được quy định khá cụ thể,
rõ ràng từ Điều 133 đến Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999. Một số nội dung
liên quan trực tiếp đến các điều luật này được giải thích, hướng dẫn tại Nghị
quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 3 năm 2001 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều
139, 193, 194, 278, 279 và 289 Bộ luật hình sự năm 1999; Nghị quyết số
02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự; Nghị
quyết sổ 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm

1
T h ự c h iệ n v à á p d ụ n g p h á p lu ật ở V iệt N a m . TS. N íiu v ễn M i n h Đ o a n , sách th a m k h á o , N x b. C h i n h trị
q u ố c gia, H à N ộ i, 2 0 1 0 , tr. 17.

7



phán Tòa án nhân dân tối cao hưóng dẫn áp dụng một sổ quy định của Bộ luật
hình sự; Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCABTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tổi cao, Bộ Công an,
Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm
phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, những quy định và hướng dẫn
này vẫn chi mang tính chung, khái quát, việc chúng được các cán bộ làm công
tác xét xử chuyển tải một cách phù hợp vào thực tiễn để giải quyết tốt các vụ án
hình sự tương ứng chính là phần tiếp theo đê bảo đảm giá trị thực sự của các
quy định này.
Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 kế thừa truyền thống lập pháp
tương đôi ôn định của nước ta và phát triên trong tình hình mới. Các quy định
của Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử và nhìn chung được nhận thức và áp dụng tương đối thống nhất trong
những năm qua, góp phần đẩu tranh phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu
quả. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trong những năm gần đây, quy
định của Bộ luật hlnh sự và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền đã tạo
cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động xét xử các tội xâm phạm sở hữu có tính
chiếm đoạt. Vận dụng các quy định này, theo sổ liệu thống kê của phòng Tổng
hợp Tòa án nhân dân tối cao, năm 2011 Tòa án cả nước đã xét xử 3191 vụ với
4610 bị cáo về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, năm 2012 xét xử
3259 vụ với 4712 bị cáo và năm 2013 xét xử 3183 vụ với 4542 bị cáo về các tội
xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.

về cơ bản, việc định tội, định khung hình phạt trong xét xử các tội chiếm
đoạt tài sản được thực hiện đúng pháp luật. Đặc biệt, sau khi quy định về tội
lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được hoàn thiện cụ thể hơn về các dấu
hiệu cấu thành và Thông tư liên tịch sổ 02/2004 hướng dẫn áp dụng các quy
định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu được ban hành, tình trạng
hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế đã cơ bản được khắc phục. Việc xét xử

8



oan người không có tội vê các tội chiêm đoạt tài san hâu như không còn xảy ra.
Việc xác định khung hình phạt cũng được thực hiện tương đổi tốt, không có
nhiều bất cập, vướng mắc...
Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy, sổ vụ án và sổ bị cáo bị xét xét xử về
các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trong những năm gần đây khá
nhiều, hình phạt được áp dụng mang tính phân hóa cao, trong đó, bên cạnh
những bản án áp dụng hình phạt không tước tự do hoặc phạt tù cho hưởng án
treo thì nhiều bản án thể hiện hình phạt khá nghiêm khắc với mức hình phạt
cao. Hình phạt phố biến được áp dụng đổi với các tội này là phạt tù đến dưới 7
năm (chiếm khoảng 86,6%). Hầu như hình phạt chính cải tạo không giam giữ,
hình phạt bổ sung như phạt tiền, tịch thu tài sản không được áp dụng trong thực
tiễn. Hình phạt tù chung thân, tử hình chỉ được áp dụng trong một số ít trường

Kết quả nghiên cứu khoảng 660 bản án về các tội xâm phạm sở hữu có
tính chiếm đoạt trong những năm gần đây cho thấy trong đại đa số các bản án
này việc định tội danh và quyết định hình phạt được thực hiện đúng và phù
hợp, các Tòa án đã áp dụng đúng các cấu thành tội phạm tương ứng để xét xử
người phạm tội phù hợp với tính chất của hành vi phạm tội đã được thực hiện.
Đối với hầu hết các vụ án xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, các Tòa án
cũng thể hiện sự đánh giá mang tính thống nhất cao đối với tính chất của tội
phạn, về cơ bản, chúng tôi cũng đánh giá các Tòa án đã vận dụng đúng quy
định về hình phạt và quyết định hình phạt đe quyết định hình phạt hợp lý đối
với các bị cáo trong các bản án này.
2.

Khái quát thực tiễn xét xử từng tội trong nhóm các tội xâm phạm

sỏ’ hữu có tính chiếm đoạt


2.1. Thực tiễn xét xử tội cướp tài sản
Nghiên cứu 100 bản án về tội cướp tài sản, trong đó (30 bản án) do
TAND cấp huyện và cấp tỉnh tại Hà Nội xét xử và (70 bản án) do Tòa án một


sô tỉnh phía Nam xét xử có kháng cáo và do Tòa phúc thâm Tòa án nhân dân
tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử, chúng tôi rút ra một sổ kết luận sau:
Thứ nhất, về thủ đoạn phạm tội, đa số người phạm tội có thủ đoạn dùng
vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong số 100 bản án về tội cướp tài sản thì có
đến 89 vụ phạm tội người phạm tội dùng vũ lực đổi với nạn nhân, trong đó có
một số vụ người phạm tội ban đầu là đe dọa dùng vù lực ngay tức khắc nhung
nạn nhân không chấp nhận yêu cầu chiếm đoạt tài sản nên người phạm tội
chuyển sang dùng vũ lực (vừa đe dọa dùng vũ lực vừa dùng vũ lực). Có 07 vụ
người phạm tội đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và có 04 vụ người phạm tội
có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không the chống
cự được. Có 01 vụ chuyên hóa từ tội cướp giật tài sản thành tội cướp tài sản
(bản án sổ 562/2011/HSST ngày 28/11/2011 của TAND Quận Đổng Đa). Có
01 vụ chuẩn bị phạm tội thì bị phát hiện và bắt giừ (bản án số 148/2014/HSST
ngày 24/06/2014 của TAND Quận c ầ u Giấy). Trong sổ 70 bản án do Tòa phúc
thẩm TANDTC tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử do có kháng cáo, kháng
nghị thì có 60 vụ án người phạm tội giêt người và cướp tài sản và có 10 vụ chỉ
bị xử về tội cướp tài sản. Từ thực tế này cho thấy tính chất nguy hiểm của tội
cướp tài sản là vừa xâm phạm quan hệ nhân thân (tính mạng, sức khỏe, tự do
thân thể) của nạn nhân vừa xâm phạm quan hệ sở hữu về tài sản.
Thứ hai, về công cụ, phương tiện phạm tội. Đa số các trường hợp người
phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện đế thực hiện tội phạm. 85/100 bản án
về tội cướp tài sản người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện đe thực hiện
tội phạm. Trong đó có 60 bản án người phạm tội dùng công cụ, phương tiện
nguy hiểm giết nạn nhân để cướp tài sản; có 25 vụ người phạm tội sử dụng

phương tiện nguy hiểm như dao găm, dao phay, dao bầu, dao Thái Lan, mã tấu,
thanh sắt hoặc ống dẫn nước bằng kim loại, gậy tầm vông... để đánh hoặc đe
dọa đánh nạn nhân đê cướp tài sản; 04 vụ người phạm tội sử dụng thuôc ngủ
đầu độc nạn nhân để cướp tài sản. Từ thực tể này cho thấy hầu hết các trưòng

10


họp phạm tội cướp tài sản, người phạm tội có sử dụng công cụ, phương tiện
phạm tội (89/100 bản án chiếm 89%).
Ket quả nghiên cứu việc định tội danh ở các bản án cướp tài sản cho thấy
vẫn có trường hợp định tội danh sai do xác định sai hành vi thái quá của người
thực hành. Đây là vụ án ba bị cáo bàn nhau kế hoạch đe dọa tố giác quan hệ bất
chính của người bị hại với người khác đê buộc người bị hại đưa tiên. K.hi một
trong ba bị cáo đại diện nhóm đồng phạm đến thực hiện kể hoạch đã bàn bạc
thì người bị hại từ chổi đưa tiền. Bất ngờ, bị cáo rút dao giấu trong người ra
khổng chế người bị hại, buộc phải giao tiền. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử cả ba bị
cáo này về tội cướp tài sản. Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng việc xác
định tội danh đối với hai bị cáo không đến gặp người bị hại về tội cướp tài sản
là không đúng vì đây chỉ là hành vi thái quá của người thực hành, hai bị cáo
còn lại chí phạm tội cưỡng đoạt tài sản.2
Nghiên cứu việc định khung hình phạt trong 100 bản án về tội cưcýp tài
sản cho thấy:
-

Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự ở 48/100 bản án; áp

dụng khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự ở 45/100 bản án; áp dụng khoản 3 Điều
133 Bộ luật hình sự ở 04/100 bản án; áp dụng khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình
sự ở 03/100 bản án.

Nghiên cứu 45 bản án Tòa án xét xử theo khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình
sự chúng tôi nhận thây việc áp dụng các dâu hiệu định khung quy định tại
khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự không đều, cụ thể là: Tòa án áp dụng điểm a
khoản 2 UCÓ tổ chức” ở 17/45 bản án; điểm b khoản 2 “Có tính chất chuyên
nghiệp''’ ở 01/45 bản án; điêm c khoản 2 “ Tái phạm nguy kiêm” ở 02/45 bản án;
điểm d khoản 2 “Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn rtguv hiêm” ở

2
Định tội danh đổi với các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh, Lê Hoàng Tấn, Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, tr.47-48.


25/45 hản án; điêm đ khoán 2 “Gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%” ở 01/45 bản án; điêm e
khoan 2 “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đòng đến dưới hai
trăm triệu đồng” ở 03/45 bản án; điểm g khoản 2 “Gây hậu quả nghiêm trọng■

khôr.g được áp dụng.
Nghiên cứu 04 bản án Tòa án xét xử theo khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình
sự cho thây: Tòa án áp dụng điêm a khoản 3 “Gây thương tích hoặc tôn hại cho
sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đên 60% ” là 01/04 bản án;
điểm b khoản 3 “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng'' là 03/04 bản án; điểm c khoản 3 “Gây hậu quả rất nghiêm
trọng ” không được áp dụng.
Nghiên cứu 03 bản án Tòa án xét xử theo khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình
sự cho thấy: điểm a khoản 4 “Gảy thương tích hoặc tôn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người ” và điểm c
khoản 4 “Gậy hậu quả đặc biệt nghiêm trọng’’’ không được áp dụng; điêm b
khoản 4 “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên” 03/03.
Tổng hợp kết quả việc áp dụng các dấu hiệu định khung tăng nặng trên

đây cho thấy có những dấu hiệu định khung tăng nặng được áp dụng nhiều như
dấu hiệu “có tổ chức” ở 17 vụ/45 vụ xét xử theo khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình
sự; dấu hiệu “sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiêm” ở 25
vụ/45 vụ xét xử theo khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự; dấu hiệu “chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng” ở 03
vụ/04 vụ xét xử theo khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự; dấu hiệu “chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên” ở 03 vụ/03 vụ xét xử theo
khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự. Có những dấu hiệu định khung tăng nặng ít
được áp dụng như dấu hiệu “có tính chất chuyên nghiệp” ở 01 vụ/45 vụ; dấu
hiệu “tái phạm nguy hiểm” ở 02 vụ/45 vụ; dấu hiệu “gây thương tích hoặc gây
tôn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đên 30%” ở 01


vụ/45 vụ xét xử theo khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự. Có những dấu hiệu
định khung tăng nặng không được áp dụng lần nào như các dấu hiệu “gây hậu
quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng” (điểm g khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 133 Bộ
luật hình sự). Các dấu hiệu định khung được áp dụng là chính xác và phù hợp
với quy định của Bộ luật hình sự và các hướng dẫn áp dụng của các cơ quan có
thẩm quvền.
Nghiên cứu việc quyết định hình phạt ở 100 bản án về tội cướp tài sản
cho thấy:
- Tòa án áp dụng khoản 1 Điêu 133 Bộ luật hình sự xử phạt các bị cáo
phạm tội cướp tài sản ở 48 vụ/100 vụ và mức xử phạt thấp nhất là 01 năm tù,
mức xử phạt cao nhất là 08 năm tù, trong đó có 13 bị cáo được xử dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt do điều

luật quy định là dưới

03năm tù theo


Điều 47 Bộ luật hình sự; có 03 bị cáo bị xử phạt tù nhung cho hưởng án treo.
Cụ thể: xử phạt 01 năm tù 03 bị cáo; 02 năm tù 10 bị cáo; 03 năm tù 15 bị cáo;
4 năm tù 14 bị cáo; 05 năm tù 06 bị cáo; 06 năm tù 02 bị cáo; 07 năm tù 04 bị
cáo 08 năm tù 01 bị cáo.
- Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự xử phạt các bị cáo
phạm tội cướp tài sản ở 45 vụ/100 vụ và mức xử phạt thấp nhất là 03 năm tù,
mức xử phạt cao nhất là 11 năm tù, trong đó có 17 bị cáo được xử dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt do điều

luật quy định là dưới

07năm tù theo

Điều 47 Bộ luật hình sự; có 01 vụ phạt

tù cho hưởng án treo.

Cụ thể: xử phạt

03 năm tù 06 bị cáo; 04 năm tù 04 bị cáo; 05 năm tù 05 bị cáo; 06 năm tù 02 bị
cáo; 07 năm tù 14 bị cáo; 08 năm tù 10 bị cáo; 09 năm tù 08 bị cáo; 10 năm tù
02 bị cáo; 11 năm tù 01 bị cáo; 12 năm tù 0 bị cáo; 13 năm tù 0 bị cáo; 14 năm
tù 0 bị cáo; 15 năm tù 0 bị cáo.
- Tòa án áp dụng khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự xử phạt các bị cáo
phạm tội cướp tài sản ở 04 vụ/100 vụ và mức xử phạt thấp nhất là 07 năm tù,


mức xử phạt cao nhât là 20 năm tù; trong đó có 05 bị cáo được xử dưói mức
thấp nhất của khung hình phạt do điều luật quy định là dưới 12 năm tù theo

Điều 47 Bộ luật hình sự. Cụ thể: xử phạt 07 năm tù 01 bị cáo; 08- năm tù 02 bị
cáo; 09 năm tù 01 bị cáo; 10 năm tù 01 bị cáo; 11 năm tù 0 bị cáo; 12 năm tù
01 bị cáo; 13 năm tù 0 bị cáo; 14 năm tù 04 bị cáo; 15 năm tù 02 bị cáo; 16
năm tù 0 bị cáo; 17 năm tù 0 bị cáo; 18 năm tù 0 bị cáo; 19 năm tù 0 bị cáo; 20
năm tù 01 bị cáo.
-

Tòa án áp dụng khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự xử phạt các bị cáo

phạm tội cướp tài sản ở 03 vụ/100 vụ và xử phạt thấp nhất là 14 năm tù, cao
nhất là tử hình; trong đó có 03 bị cáo được xử dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt do điều luật quy định là dưới 18 năm tù. Cụ thể: xử phạt 14 năm tù
01 bị cáo; xử phạt 15 năm tù 01 bị cáo; 17 năm tù 01 bị cáo; 20 năm tù 01 bị
cáo; tử hình 01 bị cáo.
Như vậy, nghiên cứu việc quyêt định hình phạt đôi với người phạm tội
cướp tài sản trong 100 bản án cho thấy các Tòa án đã xử phạt nghiêm đổi với
những bị cáo phạm tội cướp tài sản, thê hiện ớ việc trừ 01 bị cáo bị xử tử hình,
tất cả các bị cáo đều bị xử phạt tù có thời hạn, không có bị cáo nào được xử
phạt cải tạo không giam giữ, chỉ có 04 bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng
án treo. Việc xử phạt nghiêm khắc người phạm tội cướp tài sản là hoàn toàn
cần thiết và phù hợp với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này như đã
phân tích ở mục 2 trên đây 89/100 vụ cướp tài sản người phạm tội dùng vũ lực
đối với nạn nhân; 89/100 vụ cưóp tài sản người phạm tội sử dụng công cụ,
phương tiện phạm tội đê thực hiện tội phạm, trong đó có 25 vụ sử dụng công
cụ, phương tiện có tính nguy hiêm.
Một sô sai sót trong thực tiên xét xử tội cướp tài sản:
Nghiên cứu việc định tội danh, định khung hình phạt và quyêt định hình
phạt trong 100 bản án xét xử về tội cướp tài sản chúng tôi nhận thấy còn một sổ
thiếu sót sau:
14



Thứ nhất, sai sót trong việc định tội danh đối với trường họp bị cáo sau
khi giết chết nạn nhân đã có hành vi “lấy tài sản” của nạn nhân. Tòa án không
xác định rõ bị cáo có ý định chiếm đoạt tài sản của nạn nhân trước khi giết chết
nạn nhân hay sau khi giết chết nạn nhân và đều xác định bị cáo phạm nhiều tội
là tội giết người và tội cướp tài sản. Việc xử lý này có thể nói là gò ép, khiên
cưỡng, tùy tiện, thiếu cơ sở khoa học và pháp lý. Bởi vì, đối với tội cướp tài
sản theo quy định của Bộ luật hình sự, cách hiêu phô biến hiện nay và các tài
liệu giảng dạy luật hình sự, chỉ có thê phạm tội cướp tài sản khi người phạm tội
có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc... nhàm chiếm đoạt
tài sản. Điều này có nghĩa người phạm tội phải có ý định (mục đích) chiếm
đoạt tài sản của người khác và đe thực hiện mục đích này người phạm tội có
hành vi dùng vũ lực... (có the là giết người), đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không the
chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hay nói một cách khác là ý thức (mục
đích) chiếm đoạt tài sản của người phạm tội phải có trưóc (chúng tôi nhẩn
mạnh) khi người này thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc... mới phạm tội cướp tài sản. Vì vậy, chúng tôi đồng tình với ý kiến
“Tóm lại, nếu có đủ bằng chứng để khẳng định: sau khi giết người, bị cáo mới
có ỷ định chiếm đoạt thì vô luận thế nào, chúng ta cũng không thế x ử bị cảo
thêm tội cướp được... muốn xử bị cáo thêm tội cướp thì phải thỏa mãn điều
kiện là: sau khi bị cảo có ỷ định chiếm đoạt, bao giờ cũng phải có hành vi dùng
vũ lực... rồi mới chiếm đoạt. Hay nói một cách khác, nó phải đầy đủ dấu hiệu
cấn thành tội cướp ”3.
Theo chúng tôi, hành vi “lấy” tài sản của người đã chết chỉ có thể phạm
tội chiêm giữ trái phép tài sản hoặc một tội khác mà không thê phạm tội cướp
tài sản. Bởi trước khi và trong khi thực hiện hành vi dùng vũ lực (giết người),

3 Đinh Văn Quế, Pháp luật, thực tiễn và ớn lệ, Nxb. Đà Nang, 1999, tr. 129.


15


người phạm tội không có ý định chiêm đoạt tài sản của nạn nhân mà chỉ mong
muốn hoặc có ý thức đê mặc hậu quả chết người vì các động cơ khác nhau. Chỉ
khi nạn nhân chết mới thấy nạn nhân có tài sản và mới nảy sinh lòng tham (có
ý định lấy) và đã “lấy” tài sản đó. Việc người phạm tội thấy và có được tài sản
này là một dạng đặc biệt của việc “bắt được” quy định tại Điều 141 Bộ luật
hình sự và người phạm tội đã cố tình không trả lại cho người quản lý họp pháp
(người thân của nạn nhân) tài sản đó. Câu hỏi đặt ra là người bị hại của hành vi
“lây” tài sản của người đã chết là ai? Chẳc chan không phải là người đã chết
bởi người phạm tội không có ý định chiếm đoạt tài sản của nạn nhân trước khi
và trong khi xâm hại tính mạng của họ. Và khi nạn nhân đã chết thì cũng không
the nói người phạm tội công khai hay lén lút đổi với họ. Khi nạn nhân chết thì
tài sản của họ về nguyên tắc là thuộc về người thân thiết (cha, mẹ, vợ, chồng,
con...) và như vậy người bị hại trong trường hợp này chỉ có thê là người thân
của người đã chết. Lấy tài sản của người đã chết mà cố tình không trả lại tài sản
đó cho người quản lý hợp pháp (cha, mẹ, vợ, chồng, con...) của họ là hành vi
chiếm giữ trái phép tài sản và hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi tài sản
chiếm giữ trái phép đó có giá trị mười triệu đồng trở lên.
Thứ hai, sai sót trong việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành. Theo
quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự, tội cướp tài sản được coi là
hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi dùng vũ lực
hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị
tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản
mà không đòi hỏi người phạm tội phải đã có hành vi chiếm đoạt cũng như
chiếm được tài sản hay chưa. Dấu hiệu “chiếm đoạt” trong CTTP của tội cướp
tài sản chỉ được phản ánh là mục đích chiếm đoạt “nhằm chiếm đoạt tài sản”.
Một số bản án, Tòa án đã nhận thức không đúng quy định của luật xác định bị

cáo phạm tội cướp tài sản chưa đạt khi bị cáo đã có hành vi dùng vũ lực nhăm
chiếm đoạt tài sản nhưng không chiếm đoạt được tài sản vì nguyên nhân ngoài
ý muốn của người phạm tội.
16


Thứ ba, sai sót trong việc không áp dụng tình tiêt định khung tăng nặng
là uSử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác” (điểm d khoản
2 Điều 133 Bộ luật hình sự) và tình tiết “phạm tội có tổ chức” (điềm a khoản 2
Điều 133 Bộ luật hình sự). Một số trường họp hội đồng xét xử không áp dụng
tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật
hình sự khi công cụ phạm tội được sử dụng là dao phay, dao bấm, gậy tre to
bằng cổ tay..., có 01 trường hợp áp dụng thiếu tình tiết định khung phạm tội có
tổ chức trong khi nhóm bị cáo có sự câu kết chặt chê để thực hiện kế hoạch
phạm tội.
Thứ tư, sai sót trong việc không áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS khi
quyết định hình phạt. Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy có một số trường hợp
phạm tội thỏa mãn nhiều dấu hiệu định khung tăng nặng, có dấu hiệu định
khung quy định tại khoản 2, có dấu hiệu định khung quy định tại khoản 3, có
dấu hiệu định khung quy định tại khoản 4. Gặp trường họp này, về nguyên tắc
người phạm tội phải bị xét xử theo dấu hiệu định khung hình phạt cao nhất, các
dấu hiệu định khung còn lại được coi là tình tiết tăng nặng TNHS theo quy định
tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự (nếu Điều 48 Bộ luật hình sự có quy định).
Tuy nhiên, ở một sổ bản án, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tương ứng
không được áp dụng.
2.2. Thực tiễn xét xử tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản







Trên cơ sở nghiên cứu 36 bản án được Tòa án các cấp xét xử về tội bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tôi nhận thấy nhìn chung, việc định tội danh đổi
với tội phạm này được các Tòa án thực hiện khá tổt, số bản án thể hiện vướng
mắc trong định tội danh không nhiều.
Trong sổ 36 bản án về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, có 07 bản án
xét xử bị cáo theo khoản 1 chiếm 19,4%, 21 bản án xét xử bị cáo theo khoản 2
chiếm 58,3%, 05 bản án xét xử bị cáo theo khoản 3 chiếm 13,9%, 03 bản án xét
xử bị cáo theo khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sựịộHĩếnĩ"8^3%, Như. vậy., trong
17

TRƯỜNG DA: HỌC LUẬT HẢ NỘI
PHÒNG DỌC - 3JA-----------


sổ các bản án mà chúng tôi thu thập ngẫu nhiên, sổ bản án áp dụng khoản 2
Điều 134 Bộ luật hình sự chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là các bản án áp dụng
khoản 1, các bản án áp dụng khoản 4 chiêm tỷ lệ thâp nhât.
Nghiên cứu các bản án xét xử bị cáo theo khoản 1 Điêu 134 Bộ luật hình
sự, các dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm đều được thể hiện đầy đủ
trong các vụ án hình sự tương ứng.
Trong số 21 bản án xét xử theo khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự có 02
bản án áp dụng điếm a (tình tiết phạm tội có to chức) chiếm 9,5%, 05 bản án áp
dụng điểm c (tình tiết tái phạm nguy hiểm) chiếm 23,8%, 04 bản án áp dụng
điêm d (sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiêm khác) chiêm
19%, 14 bản án áp dụng điểm đ (tình tiết đối với trẻ em) chiếm 66,6%, 01 bản
án áp dụng điểm e (tình tiết đổi với nhiều người) chiếm 4,7% và 03 bản án áp
dụng điểm h (tình tiết chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới
200 triệu đồng) chiếm 14,3%. Không có trường hợp phạm tội nào bị áp dụng

điểm b (có tính chất chuyên nghiệp), điểm g (gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%)
hay điểm i khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng). Như
vậy, tình tiết định khung hình phạt được áp dụng phổ biến nhất là phạm tội đối
với trẻ em, điều này cũng phù hợp với việc khi nhằm vào đổi tượng trẻ em thì
người phạm tội có thể dễ thực hiện hành vi và dễ đạt mục đích hơn.
Cả 05 bản án xét xử theo khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự đều áp dụng
điểm b (tình tiết chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500
triệu đồng). Không có trường hợp nào bị áp dụng tình tiết tại điểm a (gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ
thương tật từ 31 % đến 60%) hoặc điểm c (gây hậu quả rất nghiêm trọng).
Cả 03 bản án xét xử theo khoản 4 Điều 134 đều áp dụng điềm b (tình tiết
chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên). Không có trường hợp
nào bị áp dụng tình tiết tại điểm a (gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
18


×