B ộ T ư PH Á P
B ộ• G IÁ O D Ụ• C VÀ ĐÀ O TẠO
•
T R Ư Ờ N G Đ Ạ• I H Ọ• C LUẬ
T H À NỘI
•
•
Đ Ê T À I N G H IÊ N
cứu
K HO A HỌC CẤP TRƯỜNG
TỔ CHỨC DẠY
VÀ HỌC
NGOẠI
NGỮ TẠI
•
•
•
•
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
LUẬT
HÀ NỘI
•
•
•
•
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
M Ả SÓ: L H -
Chủ nhiêm đề tài:
/Đ H L -H N
T h s. T R ỊN H TH Ị T H Ũ Y H O A
B ộ M ÔN NGOẠI NGỮ
T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C L U Ậ T HÀ NỘ I
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG OAI HỌC LUÂT HÀ NỘI
PHÒNÍÌ onr,.. ẨỵỈQ-------
H À N Ộ I - 2014
Các tác giả tham gia đề t à i:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Ths. Trịnh Thị Thúy Hoa ( chủ nhiệm để tài)
TS. Nguyễn Thị Khảnh Vân
ThS. Phạm Phương Nhung
Ths. Nguyễn Thu Trang
Ths. Nguyên Hương Lan
Th.s. Lã Nguyễn Bình Minh
Th.s. Nhạc Thanh Hương
Cử nhân Trần Thị Tuyết
Cử nhân Trần Minh Phương
Các chuyên đề :
1. Tổng quan việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật
Hà Nọi
2. Định hướng cho sinh viên trong việc học ngoại ngữ tại trường Đại học
Luật Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
3. To chức đăng ký học ngoại ngữ của sinh viên tại trường ĐH Luật HN:
Thực trạng và giải pháp
4. Phân loại đầu vào của lớp học ngoại ngữ tại trường Đại học Luật Hà
Nội - Thực trạng và giải pháp
5. Điều kiện vật chất cần thiết đảm bảo việc to chức tối ưu các lớp học
ngoại ngữ tại trường Đ ại học Luật Hà Nội
6. Tổ chức các lớp học theo chương trình 150 tiết cho tiếng Anh, Nga,
Pháp, Trung tại Trường Đ ại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
7. To chức các lớp tiếng Anh chuyên ngành luật thương mại quốc tế tại
Trường Đại học Luật Hà N ội - Thực trạng và giải pháp
8. Tổ chức các lớp tiếng Anh theo chuẩn TOEIC tại trường Đ H Luật Hà
Nôi - Thực trạng và giải pháp
9. To chức các lớp học tự chọn sau chương trình 150 tiết cho tiếng Anh,
Nga, Pháp, Trung tại Trường Đại học Luật Hà Nội - thực trạng và giải
pháp
10. Kiểm tra, đảnh giá sinh viên giữa các ngoại ngữ trong trường Đại học
Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
11. Mô hình tổ chức lớp học ngoại ngữ tại một số cơ sở đào tạo chuyên ngữ
và không chuyên ngữ
12. Đa dạng hóa mô hình đào tạo ngoại ngữ trong trường Đ H Luật Hà Nội
1
PHẦN THỦ NHÁT
TÓNG THUẬT KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
1. S ự CẦN THIÉT CỦA VIỆC NGHIÊN c ứ u ĐÈ TÀI
1.1. Lý do của việc nghiên cứu
Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định sổ 1400/QĐ - TTg
về việc Phê duyệt Đe án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
giai đoạn 2008 - 2020”, trong đó xác định mục tiêu chung của Đề án là “Đổi mới
toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai
chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhàm đến
năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của
nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh
niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử
dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa
ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” 1. Trên cơ sở mục tiêu
chung đó, Đề án xác định mục tiêu cụ thể là: (c) Triển khai chương trình đào tạo tăng
cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục đại học (cả các cơ sở đào tạo chuyên ngữ và
không chuyên ngữ) cho khoảng 10% số lượng sinh viên cao đẳng, đại học vào năm
học 2010 - 2011; 60% vào năm học 2015 - 2016 và 100% vào năm 2019 - 2020; (d)
Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong chương trình giáo dục thường xuyên với nội
dung, chương trình đào tạo phù hợp với các cấp học, trình độ đào tạo góp phần tích
cực vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội
ngũ cán bộ, viên chức; thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu
người học. Phấn đấu có 5% số cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà
nước có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên vào năm 2015 và đạt 30% vào năm 2020.
Với các mục tiêu đó, Đề án đặt ra nhiệm vụ đối với đào tạo đại học là “Xây dựng và
ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết gồm 6 bậc, tương
1Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020"
2
thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng để làm căn cứ biên soạn
chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấp
học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp
học. Khung trình độ năng lực ngoại ngữ cần xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực
nghe, nói, đọc, viết tương thích với các tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổ
chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành (viết tắt là KNLNN) trong đó bậc 1 là
bậc thấp nhất và bậc 6 là bậc cao nhất”2.
Việc dạy và học ngoại ngữ đang ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng trong quá
trình phát triển, hội nhập và toàn cầu hóa. Tổ chức dạy và học ngoại ngữ như thể nào
để đạt hiệu quả cao nhất, nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội đang là một thách
thức to lớn đối với các cơ sở đào tạo ở bậc đại học, trong đó có Trường Đại học Luật
Hà Nội. Phân tích, nghiên cứu về việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại
học Luật Hà Nội trong những năm qua cho thấy còn nhiều bất cập trong việc tổ chức
các lớp học ngoại ngữ, trong việc kiểm tra đánh giá, xây dựng chuẩn đầu vào và
chuẩn đầu ra cho các ngoại ngữ. Việc phân lớp, bố trí giờ học có phần khiên cưỡng,
áp đặt thiếu tính linh hoạt, sáng tạo. Việc lên lớp của sinh viên mang tính hình thức,
miễn cưỡng: học ngoại ngữ chỉ để cho xong nhiệm vụ. Phương pháp dạy và học
ngoại ngữ chưa bắt nhịp được với các phương pháp tiên tiến trên thế giới. Vì các lý
do trên dẫn đến chất lượng dạy và học ngoại ngữ chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu
chung của xã hội. Ngày 04 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết
định số 549/QĐ - TTg, Phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật
Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng
điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”. M ột trong những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản là
nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó có nhiệm vụ “Tiếp tục chuẩn hóa và nâng cao
trình độ ngoại ngữ cho sinh viên (ưu tiên đào tạo tiếng Anh pháp lý), đảm bảo sinh
viên tốt nghiệp có chất lượng và khả năng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của hội nhập
quốc tế”3. Có thể nhận thấy việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ trong Trường Đại học
2Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020"
3Đề án tổng thể "Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh thành các trư ờng trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật".
3
Luật Hà Nội dường như chưa đáp ứng được yêu cầu của trường trọng điểm cũng như
mục đích đào tạo mà nhà trường đặt ra trong chiến lược phát triển cán bộ ngành tư
pháp giai đoạn 2010 - 2020.
Việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp hữu hiệu để đổi mới việc tổ chức
các lớp học ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội trong giai đoạn hiện nay sẽ là
cơ sở cho việc hoàn thiện tổ chức dạy và học ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo nói chung và môn ngoại ngữ nói riêng tại trường Đại học Luật Hà Nội.
Với lí do này, việc nghiên cứu đề tài được đặt ra có tính cấp thiết về lý luận và thực
tiễn.
1.2. Tình hình nghiên cửu
Tổ chức dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt trong các
trường đại học là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu được công bố như các bài đăng trên các tạp chí khoa học, các tham luận
tại các hội thảo khoa học.
- Vũ Thị Phương Anh “Khung trình độ chung Châu Âu và việc nâng cao hiệu
quả đào tạo tiếng Anh tại Đại học Quốc gia Thành phố HÒ Chí Minh ” - Tạp chí Phát
triển Khoa học và Công nghệ - Tập 9, số 10 - 2006;
- Hoàng Văn Vân “Những yếu tổ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh
không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà N ộ i” - Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia
Hà Nội. Ngoại ngữ 24 (2008);
- Bùi Hiền “Những vấn đề giáo dục ngoại ngữ trong quả trình hội nhập” - Tạp
chí Nga ngữ học Việt nam, sổ 10 - 2006;
- Nguyễn Văn Tư “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học
ngoại r.gữ trong các trường đại học không chuyên” — Kỷ yếu hội thảo khoa học
“Phươr.g pháp dạy- học ngoại ngữ” - Học viện Kỹ thuật Quân sự. Tháng 12 - 2007;
- Trịnh Thị Thúy Hoa và Phạm Thu Nguyệt “Dạy và học ngoại ngữ tại các
trường đại học không chuyên ngữ” - Tạp chí Hoạt động Khoa học - Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường, số 4 - 2008.
4
Có thể nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu chưa mang tính chất tổng quát
chung mà mang tính chất cá biệt, chỉ đề cập tới một vài khía cạnh của việc dạy và học
ngoại ngữ ở các trường đại học không chuyên ngữ.
Trong phạm vi Trường Đại học Luật Hà Nội, việc dạy và học ngoại ngữ cũng đã
được quan tâm nghiên cứu. Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Bộ môn ngoại ngữ Trường Đại học Luật Hà Nội (tháng 3 năm 2012) có nhiều tham luận tập trung vào
việc dạy và học ngoại ngữ tại trường như: “Dạy và học ngoại ngữ tại trường Đại học
Luật Hà nội- Thực trạng và giải pháp
nghệ thông tin
“Dạy và học ngoại ngữ trong thời đại công
“Những yếu tổ ảnh hưởng tới quá trình đào tạo tiếng Anh cơ bản tại
trường Đại học Luật Hà N ộ i”; “Thực trạng và một vài đề xuất trong việc dạy và học
ngoại ngữ tại trường Đại học Luật Hà Nội
‘‘Đôi điều suy nghĩ về việc dạy và học
ngoại ngữ tại trường Đại học Luật Hà Nội
Như vậy, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện đến vấn đề
đổi mới tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường đại học không chuyên ngữ như Đại
học Luật Hà Nội. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này không trùng lặp với bất kỳ công
trình khoa học nào đã công bố.
1.3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sau:
- Tìm ra các giải pháp để tổ chức lớp học ngoại ngữ sao cho việc dạy và học
ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn hiện
nay;
- Góp phần hoàn thiện việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại học
Luật Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và môn
ngoại ngữ nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đe tài tập trung nghiên cứu việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại học
Luật Hà Nội. Việc tìm hiểu cách tổ chức dạy và học ngoại ngữ ở một số cơ sở đào tạo
giáo dục đại học công lập khác (như Khoa Luật của Trường Đại học Thương mại và
Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà N ội...) mang tính chất tham khảo, có thể học hỏi
kinh nghiệm tốt cho Trường Đại học Luật Hà Nội.
5
1.4. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường đại học Luật
Hà Nội trong những năm qua;
So sánh việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường đại học Luật Hà Nội với các mô
hình tổ chức dạy và học ngoại ngữ của một số cơ sở đào tạo khác;
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường
đại học Luật Hà Nội.
1.5. Phưong pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu với các phương pháp: Điều tra xã hội học; phân
tích, so sánh; tổng họp. Trong đó phương pháp phân tích và điều tra xã hội học được
sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp phân tích được chúng tôi áp
dụng trong việc phân tích thực trạng việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại Trường
Đại học Luật Hà Nội và một vài trường đại học khác. Kết quả của phương pháp
nghiên cứu này là đã đánh giá được những điểm tiến bộ và hạn chế của việc tổ chức
dạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội trong những năm qua.
Phương pháp điều tra xã hội học được chúng tôi thực hiện dưới nhiều hình thức như:
phỏng vấn, quan sát, khảo sát... Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi, phỏng vẩn
Hiệu trưởng Trường Đại học Thương Mại Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ
quốc tế CILA của Trường Đại học Thương Mại Hà Nội, Trưởng bộ môn tiểng Pháp
của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trưởng bộ môn Nga - Pháp của Trường Đại
học Giao thông Vận tải Hà Nội; Lãnh đạo và các giảng viên Bộ môn ngoại ngữ của
Trường Đại học Luật Hà Nội. Thông qua phỏng vấn những người làm công tác quản
lý và những người trực tiếp giảng dạy ngoại ngữ tại một số trường đại học không
chuyên ngữ trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi đã có được cái nhìn bao quát và toàn diện
về vấn đề dạy và học ngoại ngữ tại các trường đại học không chuyên ngữ. Điều đỏ
giúp cho chúng tôi có thêm cơ sở cho những đề xuất về giải pháp tổ chức dạy và học
ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của Trường. Đặc biệt, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng
phiếu hỏi trong hầu hết các chuyên đề nghiên cứu. Với 11 mẫu phiếu, rất nhiều câu
hỏi được đặt ra cho cả người dạy (giảng viên) và người học (sinh viên). Ket quả xử
6
lý thông tin qua phiếu hỏi ý kiến đã giúp chúng tôi nắm được cụ thể hơn về thực
trạng, nhận thức, nguyện vọng của người dạy và người học ngoại ngữ tại Trường Đại
học Luật Hà Nội.
1.7. Giá trị sử dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị sau:
- Đe tài có giá trị tham khảo cao trong việc hoạch định và tổ chức việc dạy và
học ngoại ngữ tại trường Đại học Luật Hà Nội.
- Đe tài có giá trị trong nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng nội dung chương
trình, kiểm tra đánh giá, mục tiêu môn học của bộ môn ngoại ngữ.
- Đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho những người làm công tác thực tiễn
về dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học không chuyên ngữ.
2. KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u CỦA ĐÈ TÀI
2.1. Thực trạng của việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường Đại học Luật
Hà Nội
2.1.1. Tổng quan việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại Đại học Luật Hà Nội
Kể từ khi thành lập cho đến nay, ngoại ngữ luôn là môn học bất buộc trong chương
trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội. Do sự phát triển về mọi mặt của Việt
Nam và quan hệ quốc tế trong từng thời kỳ khác nhau nên các ngoại ngữ cũng như
cách thức tổ chức lớp học, thời lượng giảng dạy, hình thức tổ chức kiểm tra đánh gia
đối với môn ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội có nhiều thay đổi nhằm đáp
ứng nhiệm vụ chính trị và yêu cầu dạy và học ngoại ngữ. Việc tổ chức dạy và học
ngoại ngữ tại Trường Đại học Luật Hà Nội được đánh giá tổng quan qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1979-1996
Với tiền thân là tổ tiếng Nga, bộ môn ngoại ngữ của trường đã được thành lập với 3
ngôn ngữ được đưa vào chương trình đào tạo của trường : tiếng Nga, Anh, Pháp.
Trong giai đoạn này, ngoại ngữ được đào tạo theo mô hình niên chế. Sinh viên được
xếp lớp theo khoa chuyên ngành. Việc học ngoại ngữ nào là do nhà trường qui định
cho từng khoa. Thời lượng qui định cho môn ngoại ngữ là 450 tiết, trong đó 350 tiết
dành cho ngoại ngữ cơ bản, 100 tiết cho ngoại ngữ chuyên ngành pháp lí. Sinh viên
7
học ngoại ngữ liên tục trong 9 kỳ kì, từ năm thứ nhất đến năm cuối. Ngoài các bài
kiểm tra thường xuyên, cuối mỗi kì, sinh viên thi kết thúc học phần và thi hết môn
vào cuối khóa học. Đề thi được soạn thảo dưới hình thức tự luận, nội dung chủ yếu
tập trung vào kiến thức từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng đọc hiểu, viết hoặc dịch một đoạn
văn ngắn. Sinh viên khi tốt nghiệp ra trường có trình độ ngoại ngữ tương đương với
trình độ B. Điều này đã giúp nhiều sinh viên có thể tham gia các kì thi tuyển công
chức, thi tuyển nghiên cứu sinh, cao học. Rất nhiều cán bộ giáo viên của trường hiện
nay được đào tạo trong thời kỳ này có trình độ ngoại ngữ tương đối tốt, đặc biệt là kỹ
năng đọc hiểu. Song với số lượng sinh viên quá đông trong một lớp (35-45 sinh viên),
với trang thiết bị dạy học còn khiêm tốn (chưa có đài casette, giáo trình lỗi thời,
không cập nhật), nên việc phát triển các kỹ năng nghe, nói hầu như bị bỏ qua.
Giai đoạn 1996-2002
Ở giai đoạn này, thời lượng dành cho môn ngoại ngữ rút xuống còn 350 tiết trong đó
300 tiết cho chương trình cơ sở và 50 tiết chuyên ngành. Sinh viên học ngoại ngữ từ
năm thứ nhất và học liên tục trong 7 học kì, mỗi kì 50 tiết. Lóp học vẫn được tổ chức
theo mô hình truyền thống. Sinh viên được chọn 1 trong 3 ngoại ngữ (Anh, Nga,
Pháp) và đăng kí học tại phòng Đào tạo. Cuối mỗi kỳ, sinh viên làm bài thi viết dưới
hình thức tự luận. Kết quả bài thi được tính 80% điểm tổng kết môn, 20% còn lại
dành cho các bài kiểm tra thường xuyên. Tuy cơ sở vật chất cho việc dạy và học
ngoại ngữ của trường được cải thiện hơn : bộ môn đã có 1 phòng học tiếng, các tổ
được trang bị cát-sét, tài liệu tham khảo, từ điển, một số sách chuyên ngành, thuật
ngữ pháp lí, song do thiếu phòng học nên lịch học cho môn ngoại ngữ được xếp vào
các tiết 13, 14, 15 (từ 18h đến 20h30). Trình độ ngoại ngữ của sinh viên khi tốt
nghiệp ra trường tương đương với trình độ B. Tuy nhiên theo đánh giá của bộ môn
Ngoại ngữ, trình độ của sinh viên có phần giảm sút so với giai đoạn trước đó.
Giai đoạn 2003-2008
Ở giai đoan này, thời lượng dành cho môn học chỉ còn 150 tiết (theo qui định của Bộ
GD&ĐT về thời lượng tối thiểu cho môn ngoại ngữ trong các cơ sở đào tạo không
chuyên ngữ). Chính vì vậy ngoại ngữ chuyên ngành không còn được dạy trong
chương trình đào tạo bắt buộc của trường, thời lượng 150 tiết chỉ dành cho ngoại ngữ
cơ sở, được chia làm 2 kỳ, mỗi kỳ 75 tiết. Lớp học vẫn tổ chức theo mô hình niên chế
8
với sĩ số trung bình từ 25 đến 35 sinh viên. Sinh viên vẫn tiếp tục được tự chọn ngoại
ngữ cho mình và đăng kí với phòng đào tạo. Đối với sinh viên đăng kí học tiếng Anh,
nhà trường tổ chức thi phân loại đâu vào. Căn cứ kết quả thi, phòng đào tạo xếp các
lớp học theo trình độ A, B, c. Sinh viên đăng kí học tiếng Nga và tiếng Pháp không
phải qua kỳ thi phân loại do chưa học các ngoại ngữ này ở phổ thông. Hình thức kiểm
tra đánh giá vẫn được duy trì như giai đoạn trước: thi viết cuối kỳ theo hình thức tự
luận, điểm thi 80% , kiểm tra thương xuyên 20%. Đa số các lớp học vẫn học vào buổi
tối. Theo đánh giá của các giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ, trình độ của sinh viên sau
khi kết thúc môn học kém hơn nhiều so với các giai đoạn trước đó.
Từ 2009 đến nay
Ở giai đoạn này tiếng Trung được đưa vào chương trình đào tạo cùng với các ngoại
ngữ Anh, Nga, Pháp. Ngoài ra, tiếng Đức và tiếng Nhật còn được giảng dạy trong
chương trình hợp tác quốc tế của trường (Trung tâm pháp luật Đức- Việt và Trung
tâm pháp luật Nhật - Việt). Lớp học được tổ chức theo mô hình đào tạo tín chỉ. Sinh
viên tự chọn ngoại ngữ và đăng kí học qua mạng. Sinh viên đăng kí học Tiếng Anh
phải dự kỳ thi phân loại đầu vào theo chuẩn TOEIC. Kết quả thi được sử dụng để xét
điều kiện học tiếng Anh trong trường và xếp lớp: sinh viên đạt từ 450 điểm TOEIC
trở lên được miễn học và nhận điểm cao nhất cho môn ngoại ngữ, sinh viên đạt từ
200 điểm đến dưới 450 điểm sẽ được xếp lớp học theo 2 trình độ (chương trình tiếng
Anh 1 : từ 200 đến dưới 300 điểm; chương trình tiếng Anh 2 : từ 300 đến dưới 450
điểm). Các sinh viên không đủ điều kiện học tiếng Anh sẽ tự tích lũy kiến thức hoặc
xin chuyển đổi sang các ngoại ngữ khác (Nga, Pháp, Trung). Sinh viên đăng kí học
tiếng Nga, Pháp, Trung được học từ đầu. Sĩ số trung bình mỗi lớp từ 25 đến 35 sinh
viên. Trong quá trình học sinh viên phải tham gia ít nhất 4 bài bài kiểm tra thường
xuyên (trong số 5 bài) trong đó 3 bài phải đạt từ trung bình trở lên. Kết quả kiểm tra
thường xuyên chỉ là điều kiện dự thi kết thúc học phần, không được tính vào điểm
tổng kết môn. Cuối mỗi học phần, sinh viên làm bài thi dưới hình thức trắc nghiệm.
Bài thi được chấm máy. Riêng tiếng Trung, bài thi cuối học phần vẫn được biên soạn
dưới hình thức tự luận. Điểm thi cuối kì được tính 100%. Cơ sở vật chất cho việc dạy
và học ngoại ngữ đã được cải thiện đáng kể, các phòng học tuy chưa được thiết kế
9
theo đúng yêu cầu của lóp học ngoại ngữ nhưng đã có máy chiếu, các phòng học khu
nhà A được thiết kế với kích cỡ nhỏ, phù hợp cho việc học ngoại ngữ. Các giáo trình
giảng dạy ngoại ngữ được thay đổi phù họp hơn với tình hình thực tiễn.
2.1.2. Nhữngo ưu điểm và hạn
chế trongo việc
tổ chức dạy
và học
ngoại
ngữ
tại
•
•
■
•
o
•
o
•
J
Đại học Luật Hà Nội.
Ưu điểm
o
về chính sách phát triển ngoại ngữ trong trường Đại học Luật Hà Nội
Trong khi các cơ sở đào tạo không chuyên ngữ đang dần thu hẹp các ngoại ngữ khác
để nhường lại vị trí độc tôn của tiếng Anh trong chương trình đào tạo chính qui thì
trường ĐH Luật Hà Nội hiện là một trong số ít những cơ sở đào tạo ĐH không
chuyên ngữ có nhiều ngôn ngữ cùng được giảng dạy bao gồm tiếng Anh, Nga, Pháp,
Trung, Nhật và Đức. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể lựa chọn
ngôn ngữ phù hợp và giáo viên được tiếp tục phát triển chuyên môn của mình. Riêng
đối với tiếng Anh được nhà trường đặc biệt chú trọng, ngoài việc đào tạo tiếng Anh
theo chuẩn TOEIC đươc áp dụng từ năm học 2010-2011, nhà trường còn mở thêm mã
ngành ngôn ngữ Anh (dự kiến 60 sinh viên cho khóa đầu tiên năm học 2014-2015) và
đào tạo tiếng Anh pháp lí cho khoa thương mại quốc tế.
o
về cơ sở vật chất
Để nâng cao chất lượng dạy dạy và học ngoại ngữ, nhà trường đã từng bước trang bị
cho bộ môn ngoại ngữ phòng học tiếng (phòng lab), đài cassette, từ điển, các tài liệu
tham khảo và bố trí các phòng học có kích cỡ phù hợp với việc học ngoại ngữ kể từ
năm học 2013-2014. Cũng bắt đầu từ năm học này, các lớp học ngoại ngữ trong
chương trình chính qui không còn phải học buổi tối, lớp học được bổ trí vào các ngày
trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7.
o
về đội ngũ giảng viên
Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ không thể đạt hiệu quả cao không thể thiểu một
đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn vững, yêu ngành nghề. Theo điều tra mới
đây của chúng tôi, bộ môn ngoại ngữ hiện gồm 20 giảng viên, trong đó 11 giảng viên,
tiếng Anh, 4 giảng viên tiếng Pháp (1 giảng viên sẽ nghỉ hưu trong năm 2014), 3
giảng viên tiếng Nga và 2 giảng viên tiếng Trung. 100 % giảng viên tốt nghiệp hệ
10
đào tạo chính qui, trong đó 75% được đào tạo tại trường Đại học Sư phạm Ngoại ngừ
(nay là trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH QG HN); 55 % giảng viên có trình độ thạc
sĩ; 5% có trình độ tiến sĩ; 45% giảng viên đã được đào tạo dài hoặc ngắn hạn tại
nước ngoài (Nga, ú c , Singapour, Pháp, Trung Quốc); 50 % giảng viên có bằng cử
nhân Luật; 40% giảng viên tốt nghiệp đại học những năm 2000, 10% giảng viên tốt
nghiệp năm 2010. Đội ngũ giảng viên của bộ môn ngày càng được trẻ hóa, phần đông
đang ở độ tuổi sung sức nhất. Đa số giáo viên yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác,
gắn bó với trường. Tổng số giờ mà bộ môn ngoại ngữ có thể đảm nhận tối đa trong 1
tuần là 400 tiết (Trung bình mỗi tuần, mỗi giảng viên có thể đảm nhiệm tối đa 20
tiết).
Bên cạnh những ưu điểm trên đây, việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường Đại
học Luật Hà Nội vẫn còn nhiều điểm bất cập từ khâu tuyển sinh đến khâu tổ chức lớp
học và kiểm tra đánh giá.
Những vấn đề hạn chế - nguyên nhân
o Tuyển sinh
Tại Đại học Luật Hà Nội những năm gần đây, việc chọn học ngoại ngữ nào là do sinh
viên tự quyết định. Điều này dẫn tới thực trạng có những ngoại ngữ phải mời giảng
viên thỉnh giảng vì số lượng sinh viên đăng kí quá đông trong khi nhiều giảng viên cơ
hữu của Bộ môn lại không có đủ số giờ chuẩn để giảng dạy, gây dư thừa và lãng phí
nguồn nhân lực tại trường. Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát 110 sinh viên đang học các ngoại ngữ Anh, Nga, Trung tại trường của các khóa
K35, K36 và K37. Kết quả khảo sát thu được cho thấy hơn một nửa số sinh viên tìm
hiểu thông tin về việc học ngoại ngữ qua sinh viên khóa trên hoặc bạn cùng lớp.
Những thông tin được nhiều sinh viên quan tâm hơn cả, đó là: học ngoại ngữ nào dễ,
học ngoại ngữ nào dễ đạt điểm cao hon, giảng viên nào dễ tính hơn; một phần ba số
sinh viên tìm hiểu qua trang web của trường, nhưng những thông tin hiện có về việc
học ngoại ngữ trên trang web , rất sơ sài, thiếu những
thông tin cần thiết đối với sinh viên như tiêu chí để lựa chọn một ngoại ngữ phù hợp,
phương pháp học ngoại ngữ. Đây cũng chính là mong muốn của 66% sinh viên tham
gia khảo sát. Thực tể này đòi hỏi Bộ môn ngoại ngữ cần nghiên cứu nghiêm túc và
11
đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giúp sinh viên lựa chọn được ngoại ngữ phù hợp
với nhu cầu của bản thân, điều kiện thực tế, hoàn thành môn học một cách tốt nhất.
Từ 2009, khi mô hình đào tạo theo tín chỉ được áp dụng tại Đại học Luật Hà Nội, việc
đăng kí học ngoại ngữ đo sinh viên tự thực hiện qua mạng. Tuy nhiên, phần lớn sinh
viên cho rằng việc đăng ký học qua mạng không thuận tiện (62%) đo không vào được
mạng khi đến giờ đăng ký, không đăng ký được lóp theo ý muốn hoặc không đăng ký
thành công. Đa sổ sinh viên năm cuối cho biết các em đã đăng ký nhiều lần từ năm
học thứ 2, nhưng do không đăng ký được nên phải học ngoại ngữ khi chuẩn bị ra
trường. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do tốc độ đường truyền bị quá tải vào
thời điểm sinh viên đăng kí, tình trạng bị nghẽn mạng luôn xảy ra, nhiều sinh viên
cho biết các em thường xuyên phải thức suốt đêm để đăng kí.
Sau khi đăng kí, sinh viên sẽ được xếp lớp, không có kiểm tra đầu vào đối với sinh
viên đăng kí học tiếng Nga, Pháp, Trung. Riêng với tiếng Anh, trước khi xếp lớp,
sinh viên phải qua kỳ thi phân loại đầu vào. Việc qui định kỳ thi phân loại đầu vào
đổi với sinh viên học tiếng Anh đã gây nên nhiều tranh luận và thắc mắc trong sinh
viên và nhiều giảng viên của bộ môn. 40% sinh viên tham gia khảo sát cho rằng việc
ấn định 200 điểm TOEIC để xét điều kiện học tiếng Anh ở trường là chưa hợp lí bởi
nhiều em muốn được học tiếng Anh nhưng lại không đạt được 200 điểm TOEIC,
trong khi đó nếu họ đăng kí những ngoại ngữ khác thì sẽ được chấp nhận ngay, không
cần có bất cứ điều kiện nào. Đây chính là điều mà nhiều sinh viên cũng như giảng
viên tiếng Anh cho rằng không có sự bình đẳng giữa các ngoại ngữ trong trường. Tuy
nhiên, dưới góc độ của người làm công tác nghiên cứu, chúng tôi cho rằng việc nhà
trường qui định chuẩn đầu vào đối với tiếng Anh là hoàn toàn phù họp với thực tế bởi
98% sinh viên đều đã học tiếng Anh ở phổ thông ít nhất là 3 năm trước khi vào
trường, có nhiều em đã học 7 năm, thậm chí 12 năm tiếng Anh. Với thời lượng trung
bình 4 tiết /tuần thì sau 3 năm ở phổ thông trung học, học sinh phải đạt được trình độ
A2, tương đương 300-350 điểm TOEIC. Chính vì vậy bộ giáo dục và đào tạo mới qui
định chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH là BI theo khung tham chiếu châu
Âu hoặc 450 điểm TOEIC. Điểm đầu vào đối với tiếng Anh là 200 điểm TOEIC mà
nhà trường qui định chỉ tương đương với trình độ AI (200-250 điểm TOEIC). Nếu
12
đầu vào quá thấp, sau 150 tiết học, sinh viên không thể đáp ứng chuẩn đầu ra TOEIC
450. Đối với các ngoại ngữ Nga, Pháp, Trung, do sinh viên chưa từng được học ở phổ
thông nên không thể có thi phân loại đầu vào. Mặt khác, theo chúng tôi hiểu, đây
cũng là một trong những hình thức để khuyến khích phát triển các ngôn ngữ khác khi
mà tiếng Anh luôn chiếm vị trí độc tôn trên thế giới.
o
Tổ chức lớp học
Các lớp học ngoại ngữ hiện nay tại ĐH Luật Hà Nội vẫn được tổ chức theo khóa, mô
hình lớp học phần với sĩ số trung bình từ 30-35 sinh viên. Với số lượng sinh viên hiện
tại trong 1 lớp, việc phát triển các kỹ năng giao tiếp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
là việc luyện phát âm và diễn đạt nói.
Với thời lượng 150 tiết, sinh viên học ngoại ngữ trong 2 kỳ (tương ứng với 2 học
phần), mỗi kỳ 75 tiết. Thông thường, sinh viên phải học xong học phần 1 mới được
học tiếp học phàn 2, tuy nhiên vẫn có những trường họp sinh viên chưa hoàn thành
học phần 1 nhưng vẫn học học phần 2. Điều này thực sự chưa hợp lí vì học phần 1
chính là môn học tiên quyết để sinh viên có thể học tiếp học phần 2. Lịch học ngoại
ngữ được bố trí từ học kỳ II trở đi. Tuy nhiên việc tổ chức lớp học còn phụ thuộc chủ
yếu vào việc sinh viên đăng ký được môn học, trên cơ sở đó phòng đào tạo xếp lớp.
Đa số sinh viên chọn giờ học vào tiết 3,4 hoặc 9,10. Vì thế, có những lớp quá đông
sinh viên trong khi có lớp lại quá ít, thường là những lớp có lịch học vào tiết 1,2; tiết
11,12 hoặc tiết 13,14,15. Do vậy, để đảm bảo sỹ số lớp học, phòng đào tạo buộc phải
điều chỉnh nên nhiều sinh viên đã phải học lớp mà họ không mong muốn. Hiện tại,
thời điểm đăng ký học ngoại ngữ của sinh viên không thống nhất : 45% sinh viên
đăng ký học theo thời gian quy định của trường; 55% sinh viên đăng ký học theo thời
gian biểu cá nhân. Chính vì vậy, mặc dù đa số sinh viên cho rằng nên học ngoại ngữ
ngay từ những kỳ đầu tiên nhưng trên thực tế, chỉ có 22.2% sinh viên bắt đầu học
ngoại ngữ từ học kỳ II; 43% bắt đầu từ học kỳ III; số còn lại học bắt đầu học ngoại
ngữ từ học kỳ IV, V, VI và thậm chí có 7% sinh viên mới bắt đầu học ngoại ngữ từ
học kỳ VII, ngay trước khi chuẩn bị ra trường và điều này khiến cho việc xét điều
kiện tốt nghiệp của sinh viên sẽ gặp khó khăn, v ấ n đề này cho thấy nếu khâu tuyển
13
sinh (định hướng và tổ chức đăng kí) thực hiện tốt thì việc tổ chức lớp, sắp xếp lịch
học sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn nhiều cho cả sinh viên và người làm công tác quản lí.
Tổ chức các lớp học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC tại Trường hiện cũng đang tồn tại
những vấn đề cần được xem xét. Thứ nhất, đó ỉà việc nhiều sinh viên đủ điều kiện để
học tiếng Anh tại trường nhưng lại không đăng kí học mà chỉ đăng kí dự thi TOEIC
cho đến khi đạt điểm đầu ra, và nhiều sinh viên đang theo học lóp tiếng Anh theo
chuẩn TOEIC cũng đăng kí dự thi TOEIC với hy vọng may mắn đạt điểm đầu ra để
được miễn học dù rằng trình độ chưa đủ để dự thi. Cứ mỗi lần có kỳ thi TOEIC được
tổ chức tại trường, lớp học lại bị xáo trộn, sinh viên thường không tập trung học tập,
sĩ số lớp học thay đổi, gây tâm lí không ổn định trong sinh viên. Nguyên nhân của
vấn đề này, theo chúng tôi, có thể đến từ nhiều phía : Một mặt, do sinh viên nói
chung có tâm lí ngại học, chỉ mong sớm hoàn thành môn học nên việc dự kỳ thi
TOEIC vừa là để thử sức và nếu may mắn, sẽ được miễn học. Mặt khác, có thể do giờ
học trên lớp chưa thực sự cuốn hút, giáo viên cũng chưa giúp sinh viên tự đánh giá
được trình độ của mình, giúp họ hiểu được khối lượng kiến thức cần tích lũy đủ để đi
thi.
Đối với lớp tiếng Anh chuyên ngành pháp lí, việc tổ chức dạy và học cũng gặp một số
khó khăn, chủ yếu là do trình độ tiếng Anh cơ sở của sinh viên chưa tốt, trình độ sinh
viên trong cùng lớp không đồng đều. Các phòng học tiếng Anh chưa được trang bị
các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính có nối mạng Internet, sĩ sổ
lớp học tương đối đông.
o Cơ sở vật chất
Phòng học : Hiện tại nhà trường đã có số lượng phòng học nhỏ đảm bảo điều kiện về
ánh sáng và độ cách âm phù hợp cho hoạt động dạy học ngoại ngữ, đủ để đáp ứng
được nhu cầu của hoạt động giảng dạy ngoại ngữ của nhà Trường. Tuy nhiên, bàn
ghế trong phòng học vẫn phổ biến sắp xếp theo cách truyền thốngphù hợp với các
môn học lý thuyết (người học tập trung vào bài giảng của người thầy và ghi chép),
chưa phù hợp với các giờ học mang tính chất thực hành, gây hạn chế trong di chuyển
14
và trao đổi giữa người học trong hoạt động giao tiếp, ảnh hưởng tới chất lượng của
việc dạy và học ngoại ngữ.
Các phương tiện ho trợ: Ngoài đài cát-sét, các phòng học nhỏ dành cho việc học
ngoại ngữ chưa có các trang thiết bị cần thiết như hệ thống loa, máy chiếu, máy tính
nối mạng. Đây là những thiết bị hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học ngoại ngữ trong
giai đoạn hiện nay khi công nghệ thông tin đang dần thay đổi phương pháp dạy và
học ngoại ngữ.
Nguồn học liệu: Mặc dù nguồn học liệu dành cho việc học ngoại ngữ đã được nhà
trường trang bị (hệ thống máy tính nối mạng trên thư viện, ngăn sách ngoại ngữ
chuyên ngành pháp lí (Tiếng Anh), song việc khai thác chưa hiệu quả. Phần lớn sinh
viên chưa biết khai thác hệ thống máy tính nối mạng ở thư viện để phục vụ học ngoại
ngữ, cũng như là khai thác nguồn học liệu ngoại ngữ chuyên ngành để bổ sung vốn
từ. Nguyên nhân chính là do sinh viên chưa được hướng dẫn cách thức tiếp cận
những nguồn học liệu này, một số sinh viên không có khả năng tiếp cận, và một
nguyên nhân nữa là do sinh viên chưa ý thức được tính cần thiết của ngoại ngữ đối
với công việc trong tương lai, nên chưa đầu tư thích đáng cho môn học này.
o
Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá luôn là vấn đề gây nhiều tranh luận giữa các tổ chuyên môn. Thứ
nhất, đó là việc đề thi hết học phần/đề kiểm tra thường xuyên chưa phù hợp với mục
tiêu môn học. Nội dung các đề thi đều tập trung chủ yếu vào kiến thức ngữ pháp và từ
vựng, các kỹ năng giao tiếp hầu như bị bỏ qua hoặc chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong
cấu trúc đề thi, trong khi đó mục tiêu môn học là nhằm phát triển các kỹ năng giao
tiếp; thứ hai, việc không thống nhất về nội dung kiểm tra đánh giá và tỷ lệ các mảng
kiến thức, kỹ năng, trong kết cấu của đề thi giữa các tổ chuyên môn đã gây nhiều
tranh luận liên quan tới mức độ dễ/khó của đề thi giữa các ngoại ngữ cũng như độ giá
trị và độ tin cậy của bài thi. Sự không đồng đều này xuất phát từ việc Bộ môn ngoại
ngữ không đề ra được một khung chuẩn về kiểm tra đánh giá cho tất cả các ngoại
ngữ, nội dung kiểm tra hoàn toàn do tổ chuyên môn tự quyết định, do đó kết quả
kiểm tra đánh giá chưa phản ánh đúng thực chất kết quả học tập của sinh viên giữa
các ngoại ngữ. Tuy tổ ngoại ngữ chưa thực hiện một điều tra nào để xác minh một
15
cách chính xác độ tin cậy và giá trị của các đề kiểm tra của các tổ chuyên môn, song
qua phản ánh của sinh viên cũng như của giáo viên trong bộ môn tại các buổi họp
chuyên môn cũng cho thấy sự cần thiết phải có một khung chuẩn chung cho các ngoại
ngữ trong kiểm tra đánh giá.
o Đội ngũ giảng viên
Bên cạnh những ưu điểm mà chúng tôi đã trình bầy (mục 2.1.2.), đội ngũ giảng viên
của bộ môn còn có một số hạn chế sau :
•
50% giảng viên tổt nghiệp ĐH từ những năm 80, tuy có kinh nghiệm giảng
dạy nhưng những kiến thức thu nhận được từ cách đây gần 30 năm nếu không
được cập nhật thường xuyên sẽ trở nên lạc hậu, lỗi thời.
•
Việc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn còn hạn chế. Theo thống kê
của chúng tôi, trong 5 năm trở lại đây, chỉ có 33% giảng viên tham gia các hội
thảo khoa học trong nước và quốc tế, 55% giảng viên có tham gia các lóp tập
huấn dài hoặc ngắn hạn trong và ngoài nước.
•
Việc tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, đặc biệt là việc khai thác
và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngừ vẫn còn là vấn đề xa
lạ với không ít giảng viên trong bộ môn.
•
Nhìn chung bộ môn ngoại ngữ thiếu năng động, chưa thực sự thu hút sinh
viên, tạo động ỉực thúc đẩy việc học ngoại ngữ ở sinh viên, việc sinh viên
không hứng thú học ngoại ngữ cũng có một phần trách nhiệm của người dạy.
•
Đa số giảng viên trong bộ môn có tâm lí ngại thay đổi, tự bằng lòng với vị trí
và công việc hiện tại.
•
Hầu như các tổ chuyên môn không tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ chuyên
môn của giảng viên, nên nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, vấn đề tự
học, tự bồi dưỡng còn hạn chế, trong khi các nguồn học liệu cho phép nâng
cao trình độ luôn dồi dào trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay.
•
Đoàn kết nội bộ yếu, không phát huy được thế mạnh trong hoạt động giảng
dạy của bộ môn, những khó khăn vướng mắc trong bộ môn vì thế rất khó giải
quyết
16
• Ban chủ nhiệm bộ môn ngoại ngữ, tuy nhiệt tình hăng hái với công việc song
chưa thực sự gây được uy tín, thu phục được lòng tin của giảng viên trong tổ,
việc xây dựng một đơn vị vững mạnh, giỏi về chuyên môn, năng động, đoàn
kết vẫn còn là một mục tiêu cần phấn đấu đối với bộ môn ngoại ngữ.
2.2.
Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại một số trường đại học không
chuyên ngữ.
2.2.1. Kết quả khảo sát
Để góp phần hoàn thiện việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường ĐH Luật Hà
Nội, việc tham khảo cách thức tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại các cơ sở đào tạo
khác là cần thiết, cho phép chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, học tập được những
kinh nghiệm quý báu trong việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ, từ đó có thể đề ra
được một mô hình tổ chức dạy và học hợp lý, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực
tiễn của trường ĐH Luật Hà Nội, đáp ứng được yêu cầu của đề án NNQG 2020. Để
thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, giảng viên
phụ trách trực tiếp việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại một số cơ sở đào tạo đại học
không chuyên ngữ, truy cập vào các trang web của một số trường đại học không
chuyên ngữ trên phạm vi cả nước, tập trung chủ yếu vào các cơ sở đào tạo đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu vào các
nội dung sau: tổ chức lớp học theo qui định chung của Bộ GD&ĐT; íổ chức các lớp
ngoại ngữ chuyên ngành; đa dạng hóa mô hình đào tạo (Tổ chức trung tâm ngoại ngữ
; Tổ chức lớp học sau chương trình bắt buộc : lớp tự chọn, nâng cao, luyện th i,...)
Trường Đại Học Thương mại Hà Nội
Tại Trường Đại học Thương mại Hà Nội, việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ do Khoa
Tiếng Anh và Khoa Đào tạo quốc tế đảm nhiệm. Sinh viên bắt buộc phải học 2 ngoại
ngữ: Tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất với thời lượng là 9 tín chỉ; tiếng Trung hoặc
tiếng Pháp là ngoại ngữ thứ hai với thời lượng là 3 tín chỉ. Việc học ngoại ngữ thứ hai
(tiếng Pháp hay tiếng Trung) đều do nhà trường ấn định cho từng khoa, sinh viên
không cần phải lựa chọn. Chuẩn đầu ra của trường là tiếng Anh TOEIC 450 điểm.
Đối với Khoa Tiếng Anh thương mại và Khoa Đào tạo quốc tế, thời lượng cho môn
ngoại ngữ chiếm 50% chương trình đào tạo. Chuẩn đầu ra của Khoa tiếng Anh
17
thương mại tương đương trình độ 4 CAE của Đại học Cambridge hoặc 700 điểm
TOEIC hoặc 550 điểm TOEFL của ETS, tương đương với C1 (Khung châu Âu). Đối
với Khoa Đào tạo quốc tế, sinh viên học ngoại ngữ cơ sở (tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Trung căn bản) trong 2 năm đầu. Năm thứ ba, sinh viên học ngoại ngữ chuyên
ngành, thời lượng 200 tiết/kỳ. Chuẩn đầu ra TOEIC 450 hoặc trình độ B l- khung
châu Âu. Đổi với ngoại ngữ thứ hai, yêu cầu sinh viên đạt trình độ A để có thể giao
tiếp thông thường và đọc được các tài liệu đơn giản. Việc kiểm tra đánh giá được tính
với thang điểm 100 trong đó 10% chuyên cần, 30% kiểm tra thường xuyên, 60%
điểm bài thi cuối kỳ.
Ngoài chương trình bắt buộc, Đại học Thương mại còn tổ chức 2 trung tâm ngoại ngữ
: Trung tâm Ngoại Ngữ SmartLearn, trực thuộc khoa tiếng Anh, có nhiệm vụ “ đào
tạo nâng cao kiến thức, các kỹ năng ngoại ngữ cho các tổ chức, cả nhân trong và
ngoài trường, mở các lớp đào tạo kỹ năng và cung ứng dịch vụ tư vấn thi tiếng Anh
theo chuẩn TOEIC và các chuẩn ngoại ngữ khác”', Trung tâm ngoại ngữ quốc tế
CILA, trực thuộc khoa Đào tạo quốc tế với mục tiêu “ bồi dưỡng các kỹ năng ngoại
ngữ ; đảnh giá trình độ ngoại ngữ theo các chuẩn (TCF, DELF, HSK, TOEIC,....)
đáp ứng được yêu cầu tuyên bổ đầu ra cho sinh viên trường đại học Thương mại,” .
Trung tâm mở các lớp học từ cơ bản tới nâng cao, giao tiếp, luyện thi lấy chứng chỉ,
kí cam kết với Rgười học đảm bảo điểm đàu ra TOEIC 450 và người học có quyền
học lại miễn phí đến khi thi đạt chứng chỉ
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội:
Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội do Viện
Ngoại ngữ của trường đảm nhiệm. Viện Ngoại ngữ gồm 5 bộ môn và 1 tổ chuyên
môn: Bộ môn tiếng Anh cơ sở, tiếng Anh chuyên nghiệp, Lí thuyết tiếng và văn
hóa Anh - Mỹ, cơ sở ngôn ngữ học và Việt học, tổ chuyên môn Pháp, Nga, Trung,
Nhật.
Tiếng Anh được giảng dạy cho toàn bộ sinh viên của trường (trừ một số chương trình
đào tạo đặc biệt). Trước khi sinh viên làm khóa luận hay đồ án tốt nghiệp, trình độ
tiếng Anh tối thiểu phải đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương. Để tạo điều kiện tốt
nhất cho sinh viên học ngoại ngữ, Trường tổ chức các lớp tiếng Anh tương ứng với
ị ' :VJi\!b ÍAÌVĨ í HƯNG .
TRƯỜNG ĐAI HỌC LUẬT HÀ i\
PHÒNG eọc
,
18
các trình độ khác nhau cho sinh viên lựa chọn. Khi nhập trường, sinh viên tham gia
kiểm tra phân loại trình độ đầu vào ngoại ngữ. Kết quả kiểm tra là cơ sở để Trường
xếp lóp học cho phù hợp với chương trình đào tạo: TOEIC II, TOEIC I hoặc TOEIC
0. Nếu sinh viên đạt dưới 250 điểm thì phải tự bổ xung kiến thức trước thi theo học
các lóp chính khóa thuộc chương trình đào tạo của trường. Sinh viên đạt từ 450 điểm
trở lên được công nhận đạt chuẩn và miễn học. Thời lượng cho TOEIC II là 3 tín chỉ,
TOEIC I là 3 tín chỉ, TOEIC 0 là 6 tín chỉ. Lớp học có từ 30 đến 35 sinh viên. Trọng
số điểm kiểm tra là 30% , thi cuối kỳ là 70%.
Ngoài chương trình đại trà, ngoại ngữ còn được dạy cho các chương trình đào tạo đặc
biệt. Phần lớn các chương trình này được học bằng tiếng nước ngoài do các giáo viên
nước ngoài trực tiếp giảng dạy. Vì vậy chuẩn đầu ra đối với môn ngoại ngữ cao hơn
so với chương trình đại trà: tiếng Anh 500 điểm TOEFL, tiếng Pháp DELF B2 khung tham chiếu châu Âu. Đối với hệ cử nhân tiếng Anh khoa học-kỹ thuật và công
nghệ, chuẩn đầu ra tiếng Anh tương đương C1 - khung châu Âu; ngoại ngữ 2 (Nga,
Pháp, Trung, Nhật) tương đương A2 - khung châu Âu.
Trường Đại học Giao thông vận tải
Việc dạy ngoại ngữ cho sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải do Bộ môn
tiếng Anh và Bộ môn tiếng Nga - Pháp thuộc khoa Khoa học cơ bản của Trường đảm
nhiệm.
Đổi với chương trình đào tạo đại trà, toàn bộ sinh viên phải học tiếng Anh với thời
lượng là 10 đơn vị học trình được chia làm 2 kỳ. Sinh viên trước khi tốt nghiệp phải
hoàn thành bài thi hết môn. Nhà trường chưa có tuyên bổ chuẩn đầu ra.
Đối với các chương trình đào tạo đặc biệt, sinh viên được học tiếng Anh tăng cường
trong 2 năm đầu và phải đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL 500 điểm. Sau năm thứ 2, sinh
viên học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh. Sinh viên làm đồ án và bảo vệ tổt
nghiệp bằng tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp, trình độ tiếng Anh phải đạt TOEFL 550
hoặc IELTS 6.0 (tương đương trình độ C l- C E F R ); Sinh viên thuộc chương trình do
tổ chức Pháp ngữ (AUF) tài trợ sẽ học tiếng Pháp trong cả quá trình đào tạo. Trước
khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp, sinh viên phải đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu
châu Âu; Sinh viên thuộc Chương trình hợp tác quốc tế sẽ học tiếng Pháp và một sổ
19
môn cơ bản tại Việt Nam trong 3 năm đầu. Sau 3 năm, trình độ ngoại ngữ phải đạt B2
- khung châu Âu.
Đổi với chương trình Tiền du học, sinh viên học ngoại ngữ năm thứ nhất tại Việt
Nam (2 kỳ) nhằm tích lũy kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và một số thuật ngữ khoa học
kỹ thuật phục vụ cho việc học tập tiếp theo tại nước ngoài. Kết thúc khóa học tại Việt
Nam, sinh viên khối tiếng Anh cần đạt IELT 5.5; khối tiếng Pháp cần đạt TCF 400
điểm trở lên đối với chuyên ngành kinh tế, luật / TCF 300 trở lên đối với chuyên
ngành kỹ thuật; khối tiếng Trung HSK (mới) từ bậc 4 trở lên.
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội:
Việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội do
Trường Đại học Ngoại ngữ của ĐH QG HN đảm nhận. Toàn bộ sinh viên thuộc
chương trình đại trà của hệ chính qui của khoa đều học tiếng Anh (Riêng khối liên kết
đào tạo quốc tế, sinh viên học tiếng Pháp, Nhật, phù hợp với yêu cầu của cơ sở liên
kết hoặc tài trợ). Sinh viên phải dự thi kỳ thi kiểm tra trình độ tiếng Anh theo đề thi
của Đại học Ngoại ngữ. Bài thi được chấm theo thang điểm 9 và xác định năng lực
theo 6 chuẩn trình độ ngoại ngữ ở ĐHQGHN. Căn cứ vào kết quả thi, sinh viên sẽ
được phân loại theo 6 trình độ A l, A2, B l, B2, C l, C2 (tương ứng với 6 bậc của
khung tham chiểu châu Âu). Chuẩn đầu ra đối với sinh viên được quy định như sau:
Sinh viên đạt từ 4.0 đến 4.5 điểm theo thang đánh giá của ĐHNN-ĐHQGHN tương
đương chuẩn B 1, được công nhận đủ điều kiện xét tốt nghiệp về trình độ ngoại ngữ
đối với chương trình đào tạo chuẩn; từ 5.0-5.5 điểm (tương đương B2) đổi với
chương trình đào tạo chất lượng cao; từ 6.0 trở lên (tương đương C l) đối với các
chương trình đào tạo tài năng đạt chuẩn quốc tế.
2.2.2. Đánh giá việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ của các trường đại học không
chuyên ngữ
Từ những thông tin thu được qua việc khảo sát tại một số cơ sở đào tạo nói trên
chúng tôi nhận thấy :
Tiếng Anh là ngôn ngữ được giảng dạy cho tất cả các sinh viên thuộc chương trình
chuẩn, hệ chính qui. Trừ đại học Giao thông vận tải chưa có tuyên bố đầu ra cho
chương trình chuẩn, các trường đại học đều áp dụng chuẩn đầu ra ngoại ngữ tiếng
20
Anh TOEIC 450 hoặc trình độ BI theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung
Châu Âu.
Ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ chính được giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nói trên, các
ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, Trung, Nhật cũng được đưa vào chương trình giảng
dạy với tư cách là ngoại ngữ 2 (bắt buộc) hoặc phục vụ cho các chương trình liên kết
quốc tế về đào tạo như chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, kỹ sư tài
năng, vv.
Trước khi xếp lớp, toàn bộ sinh viên đều tham gia kỳ thi phân loại đầu vào hoặc kỳ
thi đánh giá năng lực ngoại ngữ để phân loại trình độ và được xét miễn học nếu đạt
chuẩn.
Ngoài chương trình bắt buộc, sinh viên tại các cơ sở này đều có thể tham gia các khóa
học tại các trung tâm ngoại ngữ được mở ngay tại cơ sở đào tạo nhằm nâng cao trình
độ ngoại ngữ của bản thân hoặc đáp ứng yêu cầu đầu ra của nhà trường về ngoại ngữ.
Với chế độ tự hạch toán, các trung tâm ngoại ngữ thuộc các cơ sở đào tạo nói trên
một mặt tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội nâng cao trình độ ngoại ngữ, mặt khác
tạo thêm việc ỉàm cho giáo viên trong trường, tăng thêm nguồn thu nhập và góp phần
quảng bá thương hiệu cho nhà trường.
Tất cả các cơ sở đào tạo nói trên đều mở rộng hợp tác với các nước tiên tiến trên thế
giới nhằm đào tạo các thế hệ sinh viên đạt chuẩn quốc tế về chuyên môn và ngoại
ngữ, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, góp phần tích cực vào quá
trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Đối chiếu với trường ĐH Luật Hà Nội, chúng tôi cho rằng những điểm đáng ghi nhận
tại các cơ sở đào tạo này là việc tổ chức được các trung tâm ngoại ngữ tại trường
nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và tuyên bố đầu ra của trường, đa dạng
hóa mô hình đào tạo, phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn
quôc tế. Tuy nhiên, tại các cơ sở đào tạo này, tiếng Anh chiếm vị trí độc tôn trong hệ
đào tạo đại trà của trường, các ngoại ngữ khác hầu như bị loại bỏ khỏi chương trình
đào tạo chính qui, sinh viên không có quyền được lựa chọn ngoại ngữ theo sở thích,
điều mà hiện nay vẫn còn được duy trì tại ĐH Luật Hà Nội.
21
Dầu rằng các ngoại ngữ như tiếng Pháp, Nga, Trung, Nhật không còn được dạy cho
hệ đại trà (trong chương trình bắt buộc 150 tiết) nhưng các ngôn ngữ này vẫn tiếp tục
được duy trì cho các chương trình đào tạo đặc biệt (chất lượng cao, liên kết quốc tế).
Có được điều này phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ giảng viên
ngoại ngữ, bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Điều mà
chúng tôi đánh giá rất cao ở các cơ sở đào tạo này là sự năng động, nhiệt tình, sáng
tạo của các giảng viên ngoại ngữ trước tình hình thực tiễn của việc dạy và học ngoại
ngữ ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
2.3.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ
trong chương trình 150 tiết tại trường Đại học Luật Hà Nội
Xuất phát từ những bất cập trong việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường Đại
học Luật Hà Nội, chúng tôi xin đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ trong trường như sau :
2.3.1. Nhóm giải pháp chung cho các ngoại ngữ và các mã ngành cử nhân Luật
Tổ chức định hướng
Vẩn đề định hướng cần được bộ môn ngoại ngữ quan tâm một cách thích đáng để
tránh tình trạng sinh viên lựa chọn học ngoại ngữ theo cảm tính, theo số đông, để
giúp các em học ngoại ngữ một cách chủ động, tích cực. Việc định hướng cần được
tiến hành sớm, ngay sau khi sinh viên nhập học. Bộ môn ngoại ngữ có thể tiến hành
tổ chức định hướng ngoại ngữ cho sinh viên thông qua các buổi tọa đàm, giao lưu
thầy trò. Tại các buổi gặp gỡ này, bộ môn cần tiến hành khảo sát nhanh (thông qua
phiếu hỏi) việc học ngoại ngữ của sinh viên trước khi vào trường như : ngoại ngữ đã
học ở trường phổ thông, thời lượng, thời gian, trình độ ngoại ngữ, mức độ tiếp xúc và
sử dụng ngoại ngữ, nguyện vọng của cá nhân, w . Các thông tin này cho phép giáo
viên nắm được một cách khái quát trình độ ngoại ngữ ban đầu của sinh viên cũng như
nguyện vọng của họ, làm cơ sở để tư vấn, định hướng cho sinh viên, giúp họ lựa chọn
ngoại ngữ phù họp. Bên cạnh đó, ban chủ nhiệm bộ môn cần giới thiệu một cách khái
quát việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ tại trường, yêu cầu chung đối với sinh viên,
hình thức kiểm tra đánh giá, các ngoại ngữ đang được dạy trong trường, hợp tác quốc
22
tế trong lĩnh vực pháp luật giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực và trên thế
giới, cơ hội tìm việc làm, du học, học bổng. Mỗi tổ chuyên môn sẽ giới thiệu môn
học, nội dung chương trình, giáo trình, yêu cầu cụ thể đối với môn học. Ngoài ra, bộ
môn sẽ trả lời câu hỏi của sinh viên liên quan tới việc học ngoại ngữ và những vấn đề
khác được sinh viên quan tâm. Ngoài việc đăng tải và cập nhật thường xuyên đề
cương môn học trên trang web của trường, bộ môn cần cung cấp những thông tin cần
thiết như phương pháp học ngoại ngừ, lập diễn đàn trao đổi trên mạng để tư vấn và
giải đáp những thắc mắc liên quan đến nhu cầu, quyền lợi, nghĩa vụ của sinh viên
trong việc học ngoại ngữ.
Tổ chức đăng kí học ngoại ngữ
Theo chúng tôi, việc học ngoại ngữ nên được bắt đầu ngay từ học kỳ I năm thứ nhất
để đảm bảo tính liên tục của kiến thức về ngoại ngữ mà sinh viên đã tích lũy được tò
trường phổ thông. Vì vậy, sau khi sinh viên đã được định hướng và lựa chọn được
ngoại ngữ phù hợp, việc đăng kí học cần được tiến hành ngay trong tháng đầu tiên
sau khi nhập trường.
Để việc đăng kí của sinh viên diễn ra thuận lợi, dễ dàng, hệ thống cơ sở hạ tầng tin
học tại Trường cần được hoàn thiện và nâng cấp. Bên cạnh việc tổ chức đăng ký học
qua mạng, nhà trường cũng nên có phương án dự phòng khi việc đăng ký qua mạng
không thành công, như đăng ký qua e-mail, nộp đom tại phòng đào tạo, nộp đom tại bộ
môn nhằm tạo điều kiện cho tất cả sinh viên có thể đăng ký kịp thời và được xếp lịch
học theo nguyện vọng.
Ngoài ra, việc mở thêm nhiều lớp ngoại ngữ với các khung giờ khác nhau sẽ là điều
kiện thuận lợi giúp việc đăng kí trở nên dễ dàng, nhanh chóng.
Tổ chức phân loại đầu vào
Thi phân loại đầu vào nhằm phân loại trình độ sinh viên, công nhận đạt chuẩn, miễn
học và xếp lớp theo trình độ. Gần 100% sinh viên của trường đã từng học tiếng Anh ở
phổ thông nên việc tổ chức thi phân loại đầu vào đối với khối sinh viên đăng kí học
tiếng Anh là cần thiết và cần tiếp tục duy trì. Đề thi phân loại đầu vào vẫn cỏ thể sử
dụng đề TOEIC và điều kiện để xét học tiếng Anh tại trường với 200 điểm là hợp lí
trong giai đoạn hiện tại.