Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng y tế thanh hóa, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.82 KB, 94 trang )

1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCS

Bao cao su

BPTT

Biện pháp tránh thai

ĐTV

Điều tra viên

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục
QHTD

Quan hệ tình dục

THN

Trước hôn nhân

SV

Sinh viên



TDAT

Tình dục an toàn

TTN

Thanh thiếu niên

THN

Trước hôn nhân

VTN

Vị thành niên


2

MỤC LỤC


3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
SV là nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội. Hiện nay thanh thiếu niên nói
chung và sinh viên nói riêng quan hệ tình dục trước hôn nhân có xu hướng tăng.

Hành vi quan hệ tình dục không an toàn có thể gây nguy hại không chỉ cho sức
khỏe và ảnh hưởng hưởng tới cơ hội nghề nghiệp và công việc sau này của các em.
Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa hiện tại có 1501 SV đang theo học tại trường,
trong trường không xây dựng khu kí túc xá, do vậy SV chủ yếu sống ngoại trú.
Nghiên cứu “Quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh
viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa năm 2018” được tiến hành trên 384 đối
tượng sinh viên chính quy nhằm mô tả thái độ và thực trạng quan hệ tình dục trước
hôn nhân của sinh viên, xác định một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước
hôn nhân của sinh viên.Thời gian nghiên cứu là từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 7
năm 2018. Nghiên cứu được thực hiện bằng thiết kế nghiên cứu cắt ngang, phương
pháp nghiên cứu định lượng. Thông tin được thu thập bằng bảng phát vấn, câu hỏi
tự điền khuyết danh.
Tiến hành nghiên cứu trên 384 sinh viên trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa, phân
tích SPSS. Kết quả cho thấy tỷ lệ SV đã QHTD là 24,4% (nam là 44,3%, nữ là
20,1%) tỷ lệ QHTD của sinh viên năm thứ 3 (22,6%) thấp hơn năm thứ 1 (22,9%)
và năm thứ 2 (27,9%). Tuổi QHTD THN trung bình của SV là 19,2 (nam là 18,95
và nữ là 19,33). Quan điểm về QHTD THN của SV là cởi mở. Tỷ lệ SV nam ủng hộ
quan điểm hiện đại về QHTD THN (85,7%) cao hơn so với nữ (68,2%). Các yếu tố
liên quan đến thực trạng QHTD THN của SV được tìm thấy trong nghiên cứu đó
là : giới tính, thái độ về QHTD THN, mức độ xem khiêu dâm, sử dụng chất kích
thích, đi bar, vũ trường, bạn bè QHT, sự quan tâm của bố mẹ.
Để SV thực hiện hành vi QHTD an toàn, các biện pháp đề ra phải đồng bộ trên các
nhóm đối tượng khác nhau: sinh viên, gia đình và nhà trường và các nhà hoạch định
chính sách. Đối với nhà trường, cần tăng cường công tác truyền thông và kỹ năng


4

sống cho SV, kiểm tra và xử lý các hành vi không lành mạnh (hút thuốc lá, uống
rượu bia…). Đối với gia đình, cha mẹ cũng cần tạo không khí thoải mái và bổ sung

kiến thức và kỹ năng trong việc giao tiếp với con cái. Đối với SV, cần trang bị kiến
thức về BPTT và quan điểm sống đúng đắn để phòng nguy cơ QHTD không an
toàn. Đối với các nhà hoạch định chính sách, cần tổ chức các chương trình truyền
thông đặc thù cho SV, kiểm soát văn hóa phẩm khiêu dâm và tư vấn cho cha mẹ có
con trong độ tuổi TTN về tình dục an toàn.


5

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh viên là nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội, nắm giữ vận mệnh của
dân tộc. SV cũng là một lực lượng đông đảo trong cơ cấu dân số của nước ta. Theo
thống kê, tính đến năm 2013, tổng số SV Đại học, Cao đẳng trên cả nước xấp xỉ 2,2
triệu [2].
Ở giai đoạn SV, cơ thể và cơ quan sinh dục phát triển đến mức hoàn thiện, các
em có nhu cầu quan hệ tình dục đây là một nhu cầu sinh lý cơ bản của con người.
Tuy nhiên, kinh nghiệm sống và kiến thức xã hội của các em sinh viên còn ít, tâm
sinh lý chưa ổn định. Mặc khác, hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa cùng với đó là
sự du nhập của các văn hóa không lành mạnh, chuẩn mực đạo đức và quan niệm
sống của sinh viên bị ảnh hưởng, từ đó các em dễ có những hành vi nguy hại đến
sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng trong đó có quan hệ tình dục
không an toàn.
Thực trạng tại Việt Nam hiện nay, thanh thiếu niên có quan hệ tình dục trước
hôn nhân đang trở nên phổ biến và có xu hướng gia tăng. Theo kết quả điều tra
Quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần thứ 2 (SAVY 2), tuổi QHTD lần đầu
của thanh niên Việt Nam cũng có xu hướng giảm từ 19.6 tuổi ở SAVY1 xuống còn
18,1 ở SAVY2 [3]. Cùng với thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng, tỷ lệ
nạo phá thai ngày càng cao. Theo thống kê, Việt Nam là nước có mặt trong 5 quốc
gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới và đứng đầu châu Á, mỗi năm có khoảng
1 triệu trường hợp phá thai, trong tổng số ca nạo phá thai có khoảng 20-30% là phụ

nữ chưa kết hôn và khoảng 60-70% các ca nạo phá thai là sinh viên của các trường
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp [5]. Do vậy, nếu nhóm trí thức này không có
hiểu biết về tình dục và sự chuẩn bị về tâm lý, các em có thể mang thai ngoài ý
muốn, nạo phá thai mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục…, ảnh hưởng việc
học hành cũng như cơ hội nghề nghiệp của cuộc sống sau này [11].
Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa là trường đào tạo cán bộ y tế, sinh viên của
trường chủ yếu là sống ngoại trú do trường không có khu kí túc xá. Phần lớn sinh
viên khi vào trường là sống một môi trường mới, tự do hơn khi sống với gia đình.
Nhiều mối quan hệ được nảy sinh, đây được coi là yếu tố thuận lợi cho hành vi
quan hệ tình dục[13]. Qua khảo sát nhanh, có tới 6/27 (chiếm tỷ lệ 22,2%) sinh viên


6

đã quan hệ tình dục trước hôn nhân. Mặt khác, sinh viên Trường cao đẳng y tế
Thanh Hóa mỗi năm có khoảng 2-3 SV nghỉ học hoặc bảo lưu kết quả liên quan tới
vấn đề thai sản. Từ trước tới nay, đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ và
hành vi QHTD THN ở nhiều khu vực tại Việt Nam nhưng chưa có một nghiên cứu
nào về QHTD THN được tiến hành trên đối tượng SV trường cao đẳng Y tế Thanh
Hóa.
Câu hỏi cần đặt ra là : “Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh
viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa như thế nào? Những yêú tố nào liên quan
đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên?”. Nghiên cứu “Quan
hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Cao
đẳng Y tế Thanh Hóa, năm 2018” được thực hiện để trả lời các câu hỏi trên từ đó
góp phần giúp nhà trường, các cơ sở y tế có kế hoạch phù hợp chăm sóc sức khỏe
tình dục, sức khỏe sinh sản của sinh viên nói chung và sinh viên Y, Dược nói riêng
và hạn chế thấp nhất hậu quả do QHTD không an toàn để lại.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Y

tế Thanh Hóa năm 2018.
2. Mô tả thái độ về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Y
tế Thanh Hóa


7

3. Xác định một số yếu tố liên quan (nhân khẩu học, cá nhân, gia đình, bạn bè) đến

hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh
Hóa.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

 Vị thành niên, thanh thiếu niên: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), quy định Vị thành

niên (VTN) là lứa tuổi từ 10-19 tuổi. Thanh niên (TN) là những người trong độ
tuổi 15-24, những người trẻ tuổi là những người trong độ tuổi từ 10-24 tuổi, hay
còn gọi là thanh thiếu niên (TTN)[4]. Tại Việt Nam, lứa tuổi sinh viên (SV) chính
quy ở các trường cao đẳng, đại học phần lớn nằm trong độ tuổi 18-24 tuổi, một


8

phần nhỏ SV có độ tuổi lớn hơn 24 do đi học muộn. Như vậy, một phần SV từ 19

tuổi trở xuống thuộc cả 2 nhóm VTN và thanh niên, một phần SV từ 20 tuổi trở
lên nằm trong nhóm thanh niên [4]
 Quan hệ tình dục: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, quan hệ tình dục
(QHTD) là nhu cầu tự nhiên về thể chất, tình cảm của con người. QHTD là một
hành động mà hai người có thể thực hiện để tạo sự gần gũi, mang lại niềm vui cho
nhau, kích thích xúc cảm để đạt đến cực khoái. Quan hệ tình dục bao gồm tất cả cử
chỉ, hành động mang lại cho nhau khoái cảm như âu yếm, ôm hôn, kích thích để
tạo được khoái cảm. Giao hợp chỉ là một trong những hình thức QHTD. Tuy nhiên,
trong phạm vi nghiên cứu này, QHTD được xét đến là một hình thức giao hợp.
QHTD có thể xảy ra ở những người cùng giới, khác giới hoặc lưỡng giới. Ngoài bộ
phận sinh dục, QHTD có thể được thực hiện bằng những bộ phận khác (đường
miệng, đường hậu môn) [7]
 Quan hệ tình dục trước hôn nhân (QHTD THN) ở SV trong nghiên cứu này được
hiểu là việc SV chưa kết hôn nhưng đã có QHTD.
 Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Bệnh lây truyền qua đường tình dục
(LTQĐTD) là các bệnh do lây nhiễm qua đường tình dục. Bệnh có thể lây truyền
do quan hệ đồng giới, nhưng chủ yếu thường gặp là những người QHTD khác giới.
Bệnh LTQĐTD thường gặp là lậu, giang mai, sùi mào gà, nấm, trùng roi, viêm gan
B và HIV. Các lây nhiễm qua QHTD có thể gây bệnh ở cơ quan sinh dục tiết niệu
và ở cơ quan khác như da, xương, gan, thận, phổi..[18]
 Tình dục an toàn: Quan hệ tình dục an toàn (TDAT) được hiểu là tình dục không có

nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục, kể cả HIV/AID, hoặc gây ra
thương tổn. Hiện nay khái niệm tình dục an toàn còn được hiểu là tình dục không
dẫn tới có thai ngoài ý muốn [15]
 Biện pháp tránh thai: Biện pháp tránh thai (BPTT) là biện pháp can thiệp tác động
lên cá nhân nhằm ngăn cản việc thụ thai ở nữ giới. Các BPTT thường áp dụng là
thuốc, hóa chất, thiết bị đưa vào cơ thể nhằm cắt đứt đường đi, ngăn cản không cho
trứng gặp tinh trùng, hoặc các nỗ lực của các cá nhân nhằm tránh thụ thai [4].
Một số BPTT cơ bản:



9

* Các BPTT hiệu quả: Sử dụng bao cao su, sử dụng màng ngăn âm đạo, đặt vòng
tránh thai, sử dụng thuốc tránh thai thông thường (dùng hằng ngày), sử dụng thuốc
tránh thai khẩn cấp, triệt sản.
* Các BPTT kém hiệu quả: Xuất tinh ngoài âm đạo, tính vòng kinh, kéo dài thời
gian cho con bú.
Thuốc tránh thai hằng ngày: là biện pháp tránh thai phải dùng liên tục và
đúng cách thì hiệu quả tránh thai lên tới 97-99%, nhưng thuốc tránh thai hằng ngà
không giúp phòng tránh các bệnh LTQĐTD [8]
Bao cao su cho nam : BPTT có hiệu quả, an toàn, rẻ tiền, đồng thời là một
biện pháp phòng HIV/AIDS và BLTQĐTD. BCS hoạt động theo nguyên tắc màng
ngăn, ngăn cản không cho trứng di chuyển vào âm đạo, do đó không xảy ra hiện
tượng thụ thai.[8]
Viên uống tránh thai khẩn cấp: BPTT có hiệu quả ít nhất là 75%, uống càng sớm
càng có kết quả cao. Tuy nhiên không bao giờ được dùng thường xuyên vì có tác
dụng phụ[8]
Biện pháp tránh thai bằng tính vòng kinh là phương pháp không an toàn do hiệu
quả tránh thai thấp đặc biệt đối với người có kinh nguyệt không đếu và đòi hỏi phải
có sự phối hợp với bạn tình[8]
 Bạn tình trong nghiên cứu này được hiểu là những người có quan hệ tình dục với
SV
 Kiến thức: Kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình
học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. chúng ta có thể thu được kiến
thức từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, sách
vở và các phương tiện thông tin đại chúng. Kiến thức là một trong các yếu tố quan
trọng giúp con người có thái độ cũng như suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, từ đó dẫn
đến hành vi phù hợp trước mỗi sự việc[25]

 Thái độ: Thái độ được hiểu một cách đơn giản là cái nhìn, quan điểm tích cực, tiêu
cực hay trung lập về một cả thể (có thể là một người, một hành vi, một sự kiện, hay
một thuộc tính nào đó). Thái độ thường bắt nguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh
nghiệm thu được trong cuộc sống, đồng thời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của


10

người xung quanh, môi trường, hoàn cảnh. Thái độ phản ánh những điều người ta
thích hay không tin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản[25]
 Hành vi: hành vi là “cách ứng xử trong một hoàn cảnh, sự việc nhất định qua hành
động” [25]
1.2. Một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới
1.2.1. Thực trạng hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh thiếu niên và
sinh viên
Trên thế giới.
Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân
Ngày nay trên thế giới việc QHTD THN của TTN không còn quá xa lạ. Tuy
nhiên, tình hình QHTD THN ở TTN rất khác nhau giữa các quốc gia và châu lục.
Tại châu Phi kết quả nghiên cứu của Melhado (2009) tiến hành ở 4 nước khu vực
cận Sahara cho thấy ¾ nước này đếu có trên 50% TTN trong độ tuổi từ 18-19 đã
từng QHTD THN. Còn tại các nước phương Tây như Mỹ tỷ lệ QHTD THN ở TTN
là 75%. Tương tự ở các quốc gia như Anh và Pháp tỷ lệ TTN dưới 20 có QHTD là
79% và 67% [29]
Trên đối tượng sinh viên, tại châu Á, nghiên cứu của Barbour trên đối tượng
sinh viên đại học tại Lebanon năm 2009 có 73,3% nam giới và 21,8% nữ giới có
QHTD THN. Trong đó hầu hết nam giới quan hệ có sử dụng BCS tuy nhiên có đến
75,6% nữ giới không sử dụng BCS [30]. Tuy nhiên con số này lại thấp hơn nhiều
tại các quốc gia khác như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam. Nghiên cứu về hành vi
tình dục THN năm 2004 do tác giả Vũ Mạnh Lợi thực cho thấy: ở Hà Nội, chỉ có

8% TN trong mẫu nghiên cứu đã từng QHTD, ở Thượng Hải tỷ lệ này tăng lên gấp
2 lần (16%) và cao nhất là ở Đài Loan (34%). Điều này có thể lý giải Đài Loan mặc
dù nằm trong khu vực châu Á nhưng ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong thời
gian dài. Trong khi đó Thượng Hải và Hà Nội có nền văn hóa đậm chất phương
Đông, đại đa số người dân không ủng hộ những hành vi tình dục ngoài hôn nhân
[31].
Tuổi quan hệ tình dục lần đầu
Không chỉ tỷ lệ QHTN THN mà tuổi QHTD lần đầu cũng có sự khác biệt. Nhìn
chung VTN ngày nay có QHTD khá sớm. Số liệu điều tra quốc gia về VTN Mỹ




11

(2006) cho thấy 42% VTN nhóm 13-15 tuổi và 69% nhóm 16-18 tuổi đã QHTD
[42]. Nghiên cứu tại các trường trung học ở bang West Virginia (Mỹ), tỷ lệ VTN có
QHTD là 52% [45]. Nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kì (2008) thấy rằng tuổi trung vị QHTD
lần đầu là 16 tuổi ở nam và 17 tuổi ở nữ VTN và tỷ lệ VTN có QHTD có xu hướng
tăng lên [38]. Ở Thụy Điển, xã hội cởi mở về tình dục và kiến thức tình dục, SKSS
được giảng dạy trong trường phổ thông, tuổi được đồng ý QHTD là 15 tuổi [48].
Ở một số nước châu Phi, việc VTN có QHTD sớm và quan hệ với nhiều bạn tình
khá phổ biến. Tại Nam Phi, trên 50% người trong độ tuổi 15-24 cho biết đã từng có
QHTD trước 18 tuổi [33]. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu ở Nigeria (2006) thấy
rằng 19% nam và 6% nữ trong độ tuổi THPT đã QHTD. Trong khi đó tuổi trung
bình QHTD lần đầu ở nam là 15,7 tuổi và ở nữ là 16,1 tuổi. Khoảng 1/4 VTN có sử
dụng bao cao su trong lần QHTD gần nhất và 25% VTN QHTD lần đầu không tự
nguyện [50].
Sử dụng biện pháp tránh thai
Tác giả Aruda năm 2011 khi nghiên cứu đã thấy rằng hầu hết VTN không

chủ động tìm các BPTT trừ khi họ lo lắng về sự mang thai hoặc đã có QHTD một
số lần mà chưa dùng BPTT. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho VTN sử dụng
BPTT: do bạn tình, sợ có thai, do cha mẹ muốn bảo vệ con gái khỏi có thai hoặc để
điều hòa kinh nguyệt. Giải thích về việc VTN sử dụng BCS không thường xuyên
trong QHTD là do niềm tin không cần sử dụng, cam kết tương lai, mức độ khoái
cảm và tình yêu [40].
Một số nghiên cứu được tiến hành ở Goa-Tê- Ma-La, Nigeria, Jamaica, Triều
Tiên, Philippines, Thái Lan và Việt Nam thấy tỷ lệ cao TN biết về nguy cơ QHTD
không an toàn, nhưng số sử dụng BCS chỉ chiếm tỷ lệ thấp . VTN ở Nepal trong
một nghiên cứu vào năm 2010 sử dụng BCS chỉ chiếm khoảng 50% [39]
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tỷ lệ VTN sử dụng BPTT đạt 86% [41], và
tỷ lệ mang thai ở VTN là 5,7% [42]. Tỷ lệ VTN mang thai ở các nước phát triển và
đang phát triển thấp hơn nhiều so với các nước kém phát triển [38]
Ở Việt Nam


12

TTN Việt Nam ngày nay đã cởi mở hơn và có xu hướng QHTD THN nhiều hơn
so với thế hệ trước. Theo điều tra SAVY2, năm 2005, tính chung cho cả những
người đã kết hôn lẫn những người chưa kết hôn, kết quả cho thấy có 9,5% TTN cho
biết họ đã từng có QHTD trước hôn nhân. Đối chiếu với tỷ lệ này ở SAVY1 là 7,6%
[5]
Riêng trong nhóm TN đang là SV, một số nghiên cứu tại các trường Cao đẳng, Đại
học công bố tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ở SV nằm trong khoảng 10 – 30% [1, 10,
12] cao hơn so với kết quả điều tra về VTN, TN nói chung (SAVY2). Đa số các
nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ QHTD THN ở nam SV cao hơn so với nữ từ 1,5-3 lần
[10, 12, 18]
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ QHTD cũng có chiều hướng tăng
lên qua các năm. Năm 2001, nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh tại một trường

Đại học Hà Nội trên 440 SV trong độ tuổi từ 17-24 cho tỷ lệ là 16,5% (nam 30,5%,
nữ 11,9%) QHTD THN [18]. Nghiên cứu của Vũ Hoàng Anh (2013) tại một trường
khu vực đồng bằng Sông Hồng cho tỷ lệ 19,3% (21,4% nam và 12,6% nữ) [1]. Năm
2014, nghiên cứu tại trường Cao đẳng Y tế Phú THọ cho kết quả 29,1% (42% nam
và 19,5% nữ), cá biệt có tới 9,5% nữ SV đã QHTD do bị ép buộc, cưỡng bức, lừa
gạt [9]; số sinh viên QHTD nhiều lần chiếm tỷ lệ cao [1]
Sử dụng biện pháp tránh thai
Tỷ lệ TTN sử dụng BPTT trong QHTD không cao. Theo điều tra SAVY1,
trong số VTN/TN chưa lập gia đình nhưng đã có QHTD, thì 80% không sử dụng
BPTT trong lần QHTD đầu tiên. Các lý do cũng cần được quan tâm như bản thân
không muốn dùng (30%) và cho rằng bao cao su chỉ dùng cho mại dâm và người
không chung thủy [13]. Đây có thể là một trong những nguyên nhân làm cho thanh,
thiếu niên không áp dụng BPTT trong những lần QHTD, đó cũng là nguyên nhân
làm tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn ở thanh, thiếu niên hiện nay [5] [3].
Trong điều tra SAVY2, trong số những người đã có QHTD THN thì chỉ có 38% có
sử dụng BCS trong lần quan hệ đầu tiên, mặc dù tỷ lệ sử dụng BCS tăng lên 58%
trong lần QHTD gần đây nhất [3].
Trên đối tượng SV, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong năm 2013 có 39,3%
trong tổng số sinh viên năm thứ 1 đã có QHTD sử dụng BPTT trong lần quan hệ


13

đầu tiên. Trong đó BCS được 32,1% sử dụng. nghiên cứu khác năm 2013 cho kết
quả khả quan hơn có 80,7% số SV sử dụng BPTT trong lần QHTD đầu tiên và
BPTT được sử dụng nhiều nhất là BCS (53,7%). Lý do không sử dụng BCS được
nhắc đến nhiều nhất là: đối tượng cảm thấy ngượng, không biết cách sử dụng,
không biết tìm mua ở đâu, không có dự định QHTD hoặc không thích sử dụng [1]
Nghiên cứu của Lã Ngọc Quang và cộng sự (2014) trên sinh viên năm thứ nhất
và năm thứ 2 của trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ cho kết quả có đến 37,8% sinh

viên không sử dụng BPTT trong lần QHTD đầu. Chỉ có 39% sinh viên sử dụng
BCS còn lại là sử dụng BPPTT không đảm bảo [12]
Như vậy, càng ngày TTN và SV đã có ý thức về QHTD an toàn, tuy nhiên tỷ lệ
không sử dụng BPTT cũng còn cao.
Tuổi QHTD lần đầu
Tuổi QHTD lần đầu có xu hướng giảm. Ở SAVY1 tuổi QHTD lần đầu trung
bình là 19,6 đối với nam là 20 và với nữ là 19,4 tuổi. Trong khi đó chỉ 3 năm sau, ở
SAVY2, tuổi QHTD lần đầu trung bình toàn mẫu là 18,1 giảm 1,5 tuổi so với
SAVY1. Con số này ở nam là 18,2 (giảm 1,8 tuổi so với SAVY1) và nữ là 18 (giảm
1,4 tuổi so với SAVY1). Tỷ lệ TTN có QHTD cũng khác nhau giữa nông thôn và
thành thị. Tỷ lệ TTN ở nông thôn từng có QHTD THN là 7,1%, ở thành thị là 9%.
TN nông thôn có xu hướng QHTD sớm hơn TN đô thị (18 tuổi ở nông thôn và 18,4
tuổi ở thành thị) [5,3]
Đối tượng QHTD và số lượng bạn tình
Đối với TTN, đối tượng mà họ QHTD lần đầu phần lớn là người yêu hoặc
vợ/chồng tương lai, nhưng có một tỷ lệ TTN quan hệ với người hành nghề mại dâm.
Đối với lần QHTD đầu tiên, tỷ lệ SAVY1 là 71,9% với người yêu, 10% với bạn bè,
9,1% với gái mại dâm [5] ở SAVY2, 30% đã có QHTD với bạn tình trở thành người
chồng/vợ của mình sau này, 70% khác có QHTD với người yêu, bạn bè và gái mại
dâm 98,1%). Tỷ lệ QHTD với gái mại dâm ở SAVY2 giảm đi, hơn nữa có đến 87%
số TTN được hỏi chỉ có 1 bạn tình trong 1 năm qua, có 2 bạn tình chỉ chiếm 3,2%
chứng tỏ giới trẻ đã có ý thức hơn về tình dục an toàn [3]


14

Nghiên cứu trên SV đại học cũng cho thấy phần lớn họ QHTD với người yêu.
Có 88,6% SV nam và 100% SV nữ trường đại học tại Hải Dương đã từng QHTD
với người yêu, có tới 17% SV nam có QHTD với gái mại dâm,; 61,5% SV đã
QHTD với nhiều bạn tình [1,12]. Nghiên cứu của Vũ Hoàng Anh cũng cho kết quả

đối tượng SV QHTD lần đầu chủ yếu là người yêu (92,5%), có một số ít (3,6%) SV
quan hệ với gái mại dâm và đều là nam SV. Hầu hết nữ SV chỉ chung thủy với 1 bạn
tình (92,3%), tuy nhiên nam SV chỉ có 61,4% chung thủy với 1 bạn tình, đặc biệt có
14,3% nam SV đã có QHTD với 3 bạn tình trở lên. Có sự khác biệt đáng kể về số
bạn tình trung bình giữa nam và nữ [1]. Đó là một điều rất đáng lo ngại về an toàn
tình dục không chỉ ở nam SV Việt Nam mà còn nhiều quốc gia trên thế giới. Theo
điều tra nghiên cứu trường hợp của WHO, ở Hàn Quốc , Thái Làn và Nepan hơn ½
nam giới đã QHTD với gái mại dâm. Một số VTN nam có mối QHTD với nhiều
ban tình, 70% nam ở Hàn Quốc và 30% VTN nam ở Thái Lan có QHTD với nhiều
hơn 2 bạn tình [51]
Địa điểm QHTD
Với nhóm chưa lập gia đình, ở SAVY1, QHTD lần đầu ở nhà họ hoặc nhà
bạn tình ciếm tủy lệ 28%, trong khi ở SAVY2 là 76,1%. Điều này có thể giải thích
rằng sau 5 năm mức sống nâng cao, TTN đã có không gian riêng tại nhà từ đó tạo
điều kiện thuận lợi hơn để QHTD, QHTD lần đầu tại khách sạn (nhà nghỉ) hay công
viên ở SAVY1 chiếm tỷ lệ tương ứng là 39,4% và 8% trong khi ở SAVY2 tỷ lệ
tương ứng là 17,5% và 0,8%
Khác với kết quả trong điều tra SAVY, địa điểm mà SV QHTD lần đầu tiên
trong một số nghiên cứu chủ yếu là nhà nghỉ, khách sạn [10,12]. Nghiên cứu tại
trường Đại học Sao Đỏ 41, 3% SV QHTD lần đầu tại nhà nghỉ/khách sạn, tiếp đến
là tại ký túc xá/ nhà trọ là 30,3%, tại nhà đối tượng chỉ chiếm 14,7% [10]. Có thể
hiểu rằng với SV Đại học thường phải đi học xa nhà ít có không gian riêng nên
chọn nhà nghỉ/khách sạn là nơi QHTD.
1.2.2. Thái độ về QHTD trước hôn nhân của TTN và SV


15

Thái độ về QHTD trước hôn nhân của VTN thay đổi theo bối cảnh văn hóa
và sự phát triển kinh tế - xã hội. Với văn hóa cởi mở, VTN dễ dàng tiếp cận được

thông tin, được hướng dẫn sớm về SKSS cũng như tình dục. Với nền văn hóa khắt
khe hơn như văn hóa phương Đông, vấn đề QHTD ở VTN được coi là vấn đề nhạy
cảm, ít đề cập đến. Một cuộc khảo sát toàn cầu năm 2014 cho thấy việc chấp nhận
QHTD THN rất khác nhau giữa các quốc gia, châu lục. Các quốc gia thuộc Châu Á,
Trung Đông và Châu Phi cận Sahara số đông không chấp nhận việc QHTD THN.
Các quốc gia Hồi giáo như Indonesia, Jordan, Pakistan và Ai Cập, từng có hơn 90%
không chấp thuận, trong khi nhiều quốc gia Tây Âu như Tây Ban Nha, Đức, Pháp
có rất ít người không tán thành (dưới 10%) [43]
Nghiên cứu thái độ về QHTD THN ở VTN 15-19 tuổi thành phố Pokhara,
Nepal năm 2013 cho kết quả: 59,2% VTN đồng ý với thái độ “quan hệ tình dục
trước hôn nhân là không tốt”. Có hơn một nửa (56%) VTN cho rằng “ quan hệ tình
dục trước hôn nhân là chấp nhận được nếu cả 2 cùng đồng ý”. Sự chấp nhận thái độ
này ở nam giới cao hơn ở nữ giới (70% so với 38%). Một tỷ lệ lớn nữ giới (79%)
không đồng ý với ý kiến “quan hệ tình dục là cần thiết trước khi kết hộn”, tuy nhiên
chỉ có 37% nam giới không đồng ý với ý kiến này. Còn với thái độ “nam giới có thể
QHTD THN còn nữ giới thì không thể thì có tới 77 % số VTN không đồng ý, 85%
nữ giới phản bản lại thái độ này. Nhìn chung sự chấp nhận việc QHTD THN trong
các tình huống được đưa ra ở nam giới luôn cao hơn so với nữ giới [16]
Tại Ý, một nghiên cứu của Capuno và cộng sự đã tìm ra sự khác biệt giữa
quan niệm của VTN nam và nữ về giá trị trinh tiết trước khi kết hôn. Có đến 76%
VTN nữ đồng tình với quan niệm phải giữ gìn trinh tiết trước khi kết hôn và tỷ lệ
này đối với nam giới chỉ là 67%. Cũng trong nghiên cứu này, thì quan niệm không
cần giữ gìn trinh tiết trước hi kết hôn là 46% của VTN nam và 14% của VTN nữ.
Tình dục ở Việt Nam được biết đến là vấn đề nhạy cảm, ít được bàn luận công
khai và ngay trong việc giáo dục vấn đề này cũng được né tránh. Theo thái độ
truyền thống người con gái phải giữ được trinh tiết đến khi kết hôn.Tuy nhiên, VTN
hiện nay tỏ ra cởi mở hơn về QHTD trước hôn nhân. Tỷ lệ TTN của SAVY2 (2009)


16


chấp nhận QHTD trước hôn nhân cao hơn của SAVY1 (2003); kết quả của SAVY2
cho thấy có 37% VTN/TN cho rằng có thể QHTD trước hôn nhân với tình huống
“nếu cả hai cũng tự nguyện” làm việc đó [3]. Năm 2008, Nguyễn Thị Phương Yến
nghiên cứu trên 294 thanh niên chưa lập gia đình, từ 16-25 tuổi, cho thấy có 20,1%
cho rằng tình yêu phải gắn liền với tình dục, nam TN xem trinh tiết là tiêu chuẩn để
giữ gìn hạnh phúc sau khi lập gia đình và là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất, đạo
đức và nhân cách của phụ nữ [26].Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nghị ở VTN 10 19 tuổi tại Chí Linh, Hải Dương (2009) Tỷ lệ VTN đồng ý “có thể QHTD nếu cả
hai đều muốn” là 36% nam và 20% nữ [13]. Một nghiên cứu về quan niệm tình dục
trước hôn nhân của SV trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu
cho thấy 36,2 SV nam và 12,5% SV nữ đồng ý với quan điểm có thể QHTD THN
trong giai đoạn SV. Lý do chính dẫn đến QHTD THN là do sự tò mò và sự hấp dẫn
về thể xác. Nghiên cứu trên cũng cho thấy chỉ có 31,2% SV nam và trên 50% SV nữ
coi trọng vấn đề trinh tiết và SV nam có thái độ thoáng hơn SV nữ vè quan niệ
QHTD THN [14]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thoa và cộng sự cho thấy một bộ phận
SVcó thái độ khá thoáng về QHTD THN. Họ không còn coi đây là điều cấm kỵ và
có thể chấp nhận trong một số hoàn cảnh. Chính vì vậy có 39,8% nam và 22,8% nữ
sinh viên cho rằng có thể QHTD THN nhưng phải an toàn [9]
Một nghiên cứu tại trường Đại học Cần Thơ tìm hiểu quan điểm của SV về QHTD
THN và cách giải quyết một sô vấn đề có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy
38,6% SV chấp nhận QHTD THN. Những người chấp nhận QHTD THN cho rằng
không cần quan tâm đến bạn đời của mình trước kia có quan hệ với ai mà cái chính
là tinh cách và tiết hạnh của người bạn đời của mình sau khi đã có gia đình. Đây là
quan điểm mới của SV [7]
Tác giả Nguyễn Thanh Thủy và cộng sự nghiên cứu quan điểm về QHTD
THN của SV tại một trường ĐH của một trường ĐH của tỉnh Hải Dương, năm
2012. Kết quả cho thấy tỷ lệ SV ủng hội việc bạn gái và bạn trai không nên QHTD
THN khá cao với tỷ lệ lần lượt là 63,3% và 55,4%. Tuy nhiên, vẫn có đến 65% SV





17

chấp nhận QHTD THN nếu 2 người đã ăn hỏi hoặc đính hôn; 58,6% SV chấp nhận
QHTD THN nếu cả 2 đều muốn [21]
Như vậy, bên cạnh những ý kiến đồng tình với việc QHTD trước hôn nhân
vẫn có nhiều sinh viên chỉ chấp nhận QHTD khi tương lai được đảm bảo (có công
việc ổn định..) QHTD an toàn, có tiến tới hôn nhân, điều này cho thấy cũng không
hẳn những sinh viên không phải quá dễ dãi một cách “mù quáng” trong tình yêu mà
họ có sự cân nhắc nhất định
1.2.3.

Các yếu tố khác liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của
TTN và sinh viên
Yếu tố nhân khẩu –xã hội học
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi QHTD THN của TTN, trong đó
có các yếu tố: tuổi, giới của bản thân SV
Yếu tố giới
Yếu tố đề cập ở đây là sự khác biệt về giới ở TTN có QHTD THN. Các
nghiên cứu chỉ ra, ở những người cùng độ tuổi, nam giới thường có QHTD trước
hôn nhân phổ biến hơn nữ. Các kết quả nghiên cứu ở SAVY2 cũng chỉ ra rằng nam
TN có tỷ lệ từng QHTD trước hôn nhân (kể cả những người hiện đã lập gia đình) là
13,6% cao hơn 2 lần so với nữ là 5,2%. Ở SAVY1 con số này cũng có sự chênh
lệch khá lớn, ở nam đã từng có QHTD là 11,1% và ở nữ là 4%. Ở Hà Nội, tỷ lệ nam
VTN và TN có QHTD trước kết hôn là 20,6%, cao gấp 1,5 lần so với nữ VTN và
TN (13,6%) [3].
Các nghiên cứu tại các nước trên thế giới cũng chỉ ra sự khác biệt về giới trong
hành vi QHTD THN. Trong một nghiên cứu tiến hành ở 14 quốc gia so sánh sự

khác biệt về giới ở lần QHTD đầu tiên cho thầy, tỷ lệ TTN chưa kết hôn trong độ
tuổi 15-19 ở Thái Lan và Philippin đã từng có QHTD rất thấp tương tương ứng là
1% và 3%. Trong khi đó tỷ lệ này ở nam TTN Philippin là 12% còn nam TTN Thái
Lan là 27%. Tuổi bắt đầu có QHTD trước hôn nhân của nam giới cũng thấp hơn nữ
giới. Tỷ lệ TTN từ 20-24 tuổi có QHTD THN trước 15 tuổi ở Ghana, Mali,
Tanzania, Jamaica và Mỹ là 14% trong khi tỷ lệ này ở nam lên đến 60%. Như vậy, ở


18

cùng độ tuổi nam TTN có xu hướng QHTD nhiều hơn nữ, cùng với đó độ tuổi
QHTD THN của nam cũng sớm hơn nữ [3]
Yếu tố tuổi
Ở nhóm tuổi cao hơn thường có xu hướng QHTD nhiều hơn. Nghiên cứu về
SKSS của VTN ở Botswana cho thấy ở nhóm tuổi 15-16, tỷ lệ nam có QHTD là
41% trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ là 15%. Một nghiên cứu khác tại Việt Nam của Lã
Ngọc Quang trên đối tượng sinh viên trường cao đẳng Y tế Phú Thọ cho thấy tỉ lệ
sinh viên trên 24 tuổi có QHTD trước hôn nhân cao gấp 2,2 lần những sinh viên
dưới 24 tuổi. Việc QHTD khi còn ít tuổi cũng là điều rất đáng quan tâm vì khi đó vị
thành niên chưa đủ kiến thức đề bảo vệ bản thân nên dễ mắc các hành vi nguy hại
cho sức khỏe [12]



Yếu tố cá nhân

Yếu tố hành vi lối sống
Một số hành vi lối sống không lành mạnh như xem phim khiêu dâm, sử dụng
các chất gây nghiện, thuốc lá; rượu bia..) đều có ảnh hưởng đến hành vi QHTD
THN xem phim khiêu dâm/đồi trụy. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan

này với QHTD THN khi nghiên cứu của Raheel (2013) cho kết quả sinh viên có
hành vi sử dụng ma túy có nguy cơ QHTD trước hôn nhân gấp 2,5 lần những sinh
viên không sử dụng rượu, bia nói riêng và các chất gây nghiện nói chung không
những thúc đẩy QHTD THN mà còn dẫn tới việc TTN có QHTD không an toàn.
Nguy cơ QHTD không an toàn khi uống rượu bia cao hơn so với những người
không sử dụng chất kích thích này (40% so với 35%). Đặc biệt, uống rượu bia còn
làm tăng khả năng QHTD với những đối tượng bạn tình ngẫu nhiên (gái mại dâm,
người mới quen biết..) [30]
Ở Việt Nam SV càng truy cập vào các trang internet có nội dung khiêu dâm càng có
nhiều thì khả năng đồng thuận cao trong các quan niệm cởi mở về tình dục: “ tình
dục là nhu cầu cơ bản”, “tình dục gắn liền với tình yêu”, “tình dục là sự giải trí”


19

Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh (2008) trên đối tượng TTN Gia Lâm, Hà Nội
cho kết quả có mối liên quan giữa việc xem ấn phẩm đồ trụy với hành vi QHTD
trước hôn nhân (OR=10,5; p< 0,001). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hơn 40% TTN
thú nhận bị kích thích và thậm chí 23% TTN thừa nhận muốn bắt chước hành vi
trên phim ảnh [20]
Kiến thức về TDAT
Trong khi tình trạng QHTD ở SV ngày càng trở nên phổ biến thì một số
nghiên cứu gần đây về kiến thức QHTD nói chung về TDAT, các bệnh LTQĐTD,
nạo phá thai còn nhiều hạn chế. Theo điều tra quốc gia về SKSS VTN và TN Việt
Nam SAVY2 thì 1/3 số người được trả lời đã nghe nói đến bệnh LTQĐTD như viêm
âm đạo, hạ cam (7,6%), u sủi (11%) . Khoảng 7% VTN trong SAVY 2 chưa hề nghe
tới BPTT từ bất kỳ nguồn nào. Tỷ lệ VTN trả lời đúng câu hỏi về thời điểm dễ có
thai trong chu kỳ kinh của phụ nữ là khá thấp.
Nghiên cứu dọc của Trường đại học Y tế Công cộng về thực trạng TTN tại
Chí Linh – Hải Dương cho kết quả: một nửa số trường hợp được hỏi (9,6%) đã từng

nghe nói về các BPTT. Trong đó, BPTT được biết đến nhiều nhất là BCS với hơn
4/5 số VTN/TN trả lời, tiếp theo là thuốc tránh thai với tỷ lệ 77,9% và dụng cụ tử
cung cũng chiếm tỷ lệ 36%. Khi được hỏi về thời điểm dễ thụ thai nhất, chỉ có
12,8% VTN/TN trả lời đúng [17]
Nghiên cứu năm 2011 trên 243 SV của trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu cho
thấy có đến 97,9% SV nghe nói đến QHTD an toàn song chỉ có 49,8% hiểu đúng
về QHTD an toàn. Vẫn còn 14% SV nghĩ rằng thuốc tránh thai có thể phòng tránh
được bệnh LTQĐTD, chỉ có 33,7% SV biết thời điểm dễ thụ thai nhất và 12% SV
không biết cách sử dụng BCS đúng cách [23]
Các nghiên cứu của tất cả các quốc gia trên thế giới trong những năm gần
đây cũng cho thấy hầu hết các SV còn thiếu kiến thức về QHTD nói chung. Một
nghiên cứu trên 2217 SV của trường đại học Ege, Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy
điểm số trung bình trên các câu hỏi kiến thức là 16,29/30. Kiến thức của SV về các
đường lây truyền, các dấu hiệu và triệu chứng và nhóm có nguy cơ của bệnh
LTQĐTD là không đủ [35]. Nghiên cứu mới đây trên SV Đại học Philippines cho


20

thấy rằng các SV đại học được lự chọn vào nghiên cứu có kiến thức về BPTT thấp,
có 20% có kiến thức đầy đủ về BCS [37].


Yếu tố bạn bè.
TTN nói chung và sinh viên nói riêng ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của bạn bè
do thời gian của họ chủ yếu là ở trường học, nơi làm việc. Đặc biệt là những SV
sống xa nhà, đi trọ học, sống ở kí túc xá thì bạn bè, người yêu là đối tượng gần gũi
và có nhiều ảnh hưởng tới họ. Những người chịu tác động xấu từ bạn bè có tỷ lệ
QHTD THN cao gấp 2,6 đến 3,8 lần. Tác động xấu từ bạn bè có ảnh hưởng đến
nam giới hơn là nữ giới. Khi so sánh nhóm TTN ít chịu tác động từ bạn bè với

nhóm TTN chịu nhiều tác động tiêu cực từ bạn bè ở mức độ trung bình và cao thì
TTN có xu hướng QHTD cao hơn là 4 và 7,5 lần.[13]
Một nghiên cứu khác chỉ ra những nam thanh niên biết bạn bè của mình có
QHTD THN thì có nguy cơ QHTD cao hơn 3,37 lần so với nhóm còn lại [45]
Việc trao đổi với bạn bè về các vấn đề liên quan tới tình dục cũng là một yếu tố liên
quan đến QHTD THN của TTN. Nghiên cứu trên hơn 1000 nam giới 15-19 tuổi tại
Bangladet ch biết TTN từng nói chuyện với bạn bè về tình dục có QHTD THN cao
gấp 3 lần những người không trao đổi về vấn đề này [46]
Như vậy, yếu tố đồng đẳng, bạn bè là một phần rất quan trọng quyết định hành
vi QHTD của TTN và SV.



Yếu tố gia đình
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi cá nhân, tất cả những vấn đề
xã hội được các cá nhân tiếp nhận thông qua chất xúc tác đầu tiên là gia đình.
Chính vì thế gia đình là môi trường có thế mạnh để hình thành nhân cách mà xã
hội kì vọng và cung cấp những hiểu biết về sinh lý sinh sản cho VTN.
TTN từ 18-24 tuổi ở Việt Nam đã bắt đầu cuộc sống tự lập tuy nhiên vẫn có sự
ảnh hưởng lớn từ gia đình. Nếu gia đình không có những định hướng đúng đắn, có
sự quan tâm và giám sát TTN thì TTN có xu hướng QHTD cao hơn.
Một nghiên cứu tại Philippin cho thấy nam giới Philippin có cái nhìn khá
thoáng về việc QHTD THN của họ. Thậm chí việc đó còn được coi là cách thể hiện


21

nam tính của họ. Tuy nhiên việc nam giới Philippin sống cùng gia đình vẫn có tác
dụng làm giảm nguy cơ QHTD THN ở nam (Ushma D & et al (2006) [37]
Một nghiên cứu tương tự ở Thái Lan, việc sống với gia đình có cả bố và mẹ

là yếu tố bảo vệ với hành vi QHTD THN của TTN. Kết quả cho thấy, ở nữ TTN nếu
sống không cùng bố hoặc mẹ dẫn tới nguy cơ QHTD THN tăng lên 1,5 lần và
không sống với cả bố và mẹ làm nguy cơ này tăng lên 4 lần so với những người
sống cùng bố và mẹ, còn đối với nam TTN không sống cùng cả bố và mẹ có nguy
cơ QHTD tăng gấp 2 lần [39].
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu tiến hành ở sinh viên từ 17-24 tuổi tại một số
trường đại học ở Hà Nội cũng cho thấy những sinh viên ngoại tỉnh sống xa nhà có
tỷ lệ QHTD trước hôn nhân cao hơn so với sinh viên sống tại Hà Nội và cùng gia
đình. Như vậy, việc sống cùng gia đình có bố và mẹ được xem là yếu tố bảo vệ đối
với hành vi QHTD trước hôn nhân. Điều này dễ hiểu bởi khi TTN sống cùng với
gia đình ít nhiều họ chịu ảnh hưởng từ sự giám sát, quản lý của bố mẹ về các hành
vi trong cuộc sống như đi qua đêm, đi chơi về muộn, giao lưu với nhiều nhóm bạn
bè hay những hành vi, lối sống có hại cho sức khỏe khác [18].
Theo tác giả Nguyễn Linh Khiếu, chuyên gia nghiên cứu về gia đình và trẻ em.
Trong một nghiên cứu của ông về quan niệm của xã hội đối với QHTD THN ở VTN
cho thấy có đến 96,1% phụ huynh được phỏng vấn trả lời rằng QHTD ở lứa tuổi
VTN là không thể chấp nhận được. Như vậy, trong khi đời sống tình dục ở VTN nói
chung và SV nói riêng hiện có nhiều chuyển biến mới, với chiều hướng ngày càng
tăng, thì các em lại nhận được ít hơn sự trợ giúp từ gia đình. Chính vì vậy, tác giả
nhấn mạnh cần nâng cao năng lực giáo dục SKSS của cha mẹ trong gia đình là
phương pháp hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu tỷ lệ QHTD THN, có thai ngoài ý
muốn cũng như tỷ lệ nạo phá thai của VTN [11]
1.3. Giới thiệu về trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa

Trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa có tiền thân là trường Y sĩ Thanh Hóa
được thành lập tháng 9 năm 1960. Tháng 2 năm 1981 trường được nâng cấp lên
thành Cao Đẳng Thanh Hóa là một trong hai trường cao đẳng đầu tiên ở miền Bắc
nước ta.Trường trực tiếp trực thuộc sự quản lý của Ủy Ban nhan dân tỉnh Thanh



22

Hóa, có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ về y, dược khoa bằng các
hình thức tập trung dài hạn bổ túc ngắn hạn và tại chức. Với hơn 55 năm nhà trường
đã đào tạo cán bộ cho tỉnh, cho đất nước hơn 40.000 cán bộ, nhân viên y tế. Hiện
nay, có đến hơn 80% cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành y tế Thanh Hóa
từng là sinh viên của trường Trường. Năm học 2017 -2018 trường có tổng số SV là
5051. Tính tới thời điểm thu thập thông tin nghiên cứu (tháng 4 năm 2018).Số
lượng SV được đào tạo chính quy tại trường là 1501. SV nữ chiếm đa số với tỷ lệ
82,1% (1233 SV) trong khi đó số SV nam là chiếm tỷ lệ 19,9% (298 SV). Tổng số
lớp cao đẳng chính quy là 40 và chỉ có 1 lớp trung cấp y sĩ năm thứ 2 (37 SV). Số
sinh viên được phân bố theo các năm như sau:
Bảng 1.1: Phân bố SV theo năm học
Năm học

1.4.

Số lớp

Số SV

Năm thứ 1

12

427

Năm thứ 2

13


465

Năm thứ 3

16

609

Khung lý thuyết
Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức

khỏe trong xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu.Với cách tiếp cận trong chương
trình nâng cao sức khỏe, theo lý thuyết về hành vi sức khỏe của tác giả Glanz và các
cộng sự [34]
hành vi một cá nhân chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có 3 nhóm yếu tố
chính, đó là: Nhóm yếu tố tiền đề, nhóm yếu tố tăng cường, nhóm yếu tố tạo điều
kiện.
Nhóm yếu tố tiền đề là những yếu tố bên trong của cá nhân, chúng được hình
thành trên cơ sở kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị, chuẩn mực xã hội của mỗi cá
nhân, nhóm yếu tố này quyết định cách ứng xử của chúng ta, cho ta những suy nghĩ,
cảm xúc về thế giới xung quanh


23

Nhóm yếu tố củng cố, tăng cường là những yếu tố ảnh hưởng từ phái người
thân trong gia đình (cha mẹ, ông bà..), đó là nhóm người góp phần tạo nên niềm tin,
giá trị, thái độ cho cộng đồng đó.
Nhóm yếu tố tạo điều kiện thuận lợi là nhó liên quan đến nguồn lực nói chung

có ảnh hưởng lớn đến hành vi con người, là nhóm các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện và duy trì hành vi của cá nhân.
Nghiên cứu đã tham khảo và sử dụng có chọn lọc mô hình sao cho phù hợp với
tổng quan nghiển cứu, đối tượng nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, khả năng nghiên
cứu. Trong nghiên cứu này,hành vi sức khỏe là hành vi quan hệ tình dục trước hôn
nhân và được mô tả trên đối tượng SV trương Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Đối với
việc tìm hiểu các yếu tố liên quan đến hành vi QHTD của SV nghiên cứu này dưa
trên 4 nhóm yếu tố: nhân khẩu- xã hội học, cá nhân, gia đình và bạn bè.


24


25

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Sinh viên trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa




Tiêu chuẩn lựa chọn
- Đang học chính quy hệ cao đẳng/trung cấp tại trường
- Chưa từng kết hôn và tự nguyện đồng ý tham gia sau khi được nghe NCV
giải thích về mục đích của nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Không có mặt trong thời gian thu thập thông tin
- Đã kết hôn tại thời điểm nghiên cứu
- Không có thái độ hợp tác/từ chối điền thông tin vào bảng hỏi


2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu


Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại Trường cao đẳng y tế Thanh Hóa



Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2017 đến tháng 7/2018



Thời gian thu thập số liệu: từ đến 26/03/2018 đến 31/04/2018
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, phương pháp nghiên cứu định lượng
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1.

Cỡ mẫu
Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể:

n=

*DE

Trong đó:
o

n: Là cỡ mẫu tối thiểu số HS cần điều tra


o

z: Hệ số tin cậy. Với độ tin cậy 95% thì giá trị của Z = 1,96

o

p: tỷ lệ sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân (p=0,237) theo kết quả

nghiên cứu của Lê Thị Thương thực hiện trên đối tượng sinh viên trường Đại học


×