Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

QUẢN lý điều TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN LAO và một số yếu tố ẢNH HƯỞNG tại PHÒNG KHÁM LAO TRUNG tâm y tế cái bè TIỀN GIANG năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.72 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNGĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRƯƠNG VĂN THÁI

QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN LAO VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI PHÒNG KHÁM LAO TRUNG TÂM Y TẾ
CÁI BÈ TIỀN GIANG NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNGĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRƯƠNG VĂN THÁI

QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BỆNH NHÂN LAO VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI PHÒNG KHÁM LAO TRUNG TÂM Y TẾ CÁI
BÈ TIỀN GIANG NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.HÀ VĂN NHƯ


Hà Nội – 2019


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................ i
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Đại cương về bệnh lao .........................................................................................4
1.1.1. Bệnh lao ............................................................................................................4
1.1.2. Vi khuẩn lao ......................................................................................................4
1.1.3. Phân loại bệnh lao .............................................................................................4
1.1.4. Nguyên tắc quản lý điều trị bệnh nhân lao ngoại trú ........................................5
1.1.5. Nội dung quy trình quản lý điều trị lao ngoại trú..............................................6
1.2. Những nghiên cứu về quản lý điều trị bệnh lao ...................................................8
1.2.1. Những nghiên cứu về quản lý điều trị bệnh lao trên thế giới ...........................8
1.2.2. Những nghiên cứu về quản lý diều trị lao tại Việt Nam ...................................9
1.3. Quản lý điều trị ngoại trú BN Lao tại Tiền Giang và huyện Cái Bè theo qui định
của CTCLQG ............................................................................................................ 11
1.3.1. Quản lý điều trị ngoại trú BN Lao tại Tiền Giang .......................................... 11
1.3.2. Quản lý điều trị ngoại trú BN Lao tại huyện Cái Bè ...................................... 11
1.4. Khung lý thuyết ..................................................................................................12
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................13
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................13
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................13
2.4. Mẫu và Phương pháp chọn mẫu .........................................................................13
2.4.1. Mẫu nghiên cứu định lượng ............................................................................14

2.4.2. Mẫu nghiên cứu định tính ...............................................................................14
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................14
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng ............................................................................14
2.5.2.Thu thập số liệu định tính.................................................................................15


ii
2.5.3. Số liệu thứ cấp .................................................................................................16
2.6. Các chủ đề nghiên cứu định tính ........................................................................16
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................16
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................16
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và khống chế sai số ..........................................17
Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 18
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu quản lý điều trị lao ngoại trú ..........19
3.2. Tình hình quản lý điều trị lao ngoại trú .............................................................19
3.2.1. Quản lý đăng ký điều trị .................................................................................19
3.2.2. Quản lý cấp phát thuốc ....................................................................................19
3.2.3. Quản lý giám sát điều trị ................................................................................21
3.2.4. Quản lý tái khám điều trị ................................................................................21
3.2.5. Quản lý theo dõi kết quả điều trị .....................................................................22
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân lao ...................23
Chương 4.DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................... 25
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................................25
2. Tình hình quản lý điều trị lao ngoại trú.................................................................25
3. Một số yếu tố ảnh hưởng quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân lao .....................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 26
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 29
Phụ lục 1. Phiếu thu thập số liệu thứ cấp .................................................................. 29
Phụ lục 2. Phiếu phỏng vấn cán bộ y tế tại xã .......................................................... 32
Phụ lục 3. Hướng dẫn phỏng vấn vân sâu cán bộ cán bộ y tế huyện ........................ 34

Phụ lục 4. Hướng dẫn phỏng vấn sâu bệnh nhân lao không điều trị , bỏ trị giữa
chừng hay tự động lên tuyến trên .............................................................................. 36
Phụ lục 5. Dự trù kinh phí nghiên cứu ...................................................................... 38
Phụ lục 6. Kế hoạch nghiên cứu................................................................................ 39
Phụ lục 7. Xác nhận đồng ý hỗ trợ. ........................................................................... 41


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFB

Trực khuẩn kháng aid (Acid fast baccilli)

BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện

CBYT

Cán bộ Y tế

CTCL

Chương trình chống lao

CTCLQG


Chương trình chống lao Quốc gia

CTPH

Công tác phát hiện

DOT

Hóa trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp (Directly
Observed Treament Short CoursTherapy)

ĐKĐT

Đăng ký điều trị

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

GĐTC

Giai đoạn tấn công

HIV

Vi rút gây suy giảm miễn dịch (Human Immuno
Dificiency Virus)

LNP


Lao ngoài phổi

MDR-TB

Bệnh lao đa kháng thuốc (Multi Drug Resistant
Tuberculosis)

NTĐT

Nguyên tắc điều trị

PĐĐT

Phác đồ điều trị

PVS

Phỏng vấn sâu

XN:XQ

Xét nghiệm:X quang

QLĐT

Quản lý điều trị

TTYT


Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế

WHO

Tổ chức y tế Thế Giới (Wordl Health Oraganization)

Xpert MTB/RLF

Xét nghiệm ứng dụng công nghệ sinh học phân
tử để nhận diên vị khuẩn lao kể cả vi khuẩn kháng
Rifam


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 3.1. Phân bố bệnh lao theo nhóm tuổi và giới tính: .........................................18
Bảng 3.2. Phân bố bệnh lao theo nghề nghiệp ..........................................................18
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh .............................................................18
Bảng 3.4. Hướng dẫn, tư vấn của cán bộ y tế cho BN ..............................................19
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân lao theo phác đồ điều trị ............................................19
Bảng 3.6. Địa điểm BN lao được tiêm và uống thuốc trong giai đoạn tấn công ......20
Bảng 3.7. Địa điểm CBYT phát thuốc điều trị cho BN lao trong giai đoạn củng cố.
...................................................................................................................................20
Bảng 3.8. Thời điểm bệnh nhân lao được tiêm và uống thuốc ................................20
Bảng 3.9. Sự tuân thủ của bệnh nhân lao trong việc tiêm và uống thuốc đều hàng

ngày ...........................................................................................................................21
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân lao được CBYT theo dõi quản lý thuốc ,tác dụng phụ
của thuốc ..................................................................................................................21
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân lao đi khám, xét nghiệm đúng định kỳ ........................21
Bảng 3.12.Tỷ lệ bệnh nhân lao được CBYT theo dõi kết quả điều trị ......................22


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium
tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó
lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây
chính cho người xung quanh.Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính năm 2015 trên
toàn cầu có khoảng 10,4 triệu người mới mắc lao, trong đó 5,9 triệu ca mắc mới là
nam giới (56%), 3,5 triệu người bệnh lao là nữ giới (34%) và có 1 triệu trẻ em mới
mắc lao (10%); 11% trong số ca mắc lao có đồng nhiễm HIV. Mặc dù tỷ lệ tử vong
đã giảm khoảng 22% trong vòng 15 năm trở lại đây, bệnh lao vẫn là nguyên nhân
gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,4 triệu
người tử vong do lao. Tình hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp
và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Năm 2015 trên toàn cầu ước tính tỷ lệ mắc
lao đa kháng thuốc là 3,9% trong số bệnh nhân mới và 21% trong số bệnh nhân
điều trị lại. Trong năm 2015, ước tính có 580.000 người mới mắc lao kháng đa
thuốc nhưng chỉ có 125.000 bệnh nhân (20%) được đăng ký điều trị.Trên toàn cầu,
tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân kháng đa thuốc đạt 52% năm 2013.Việt Nam hiện vẫn
là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 15 trong 30 nước có số người bệnh lao
cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh
lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới [25]
Qua số liệu của trung tâm y tế Huyện Cái Bè cho thấy tổng số bệnh nhân mắc
lao năm 2016 là 129 người, năm 2017 là 131 người và đến năm 2018 con số này

tăng lên đến 138 bệnh nhân lao. Mỗi năm số lượng bệnh nhân tại huyện Cái Bè tăng
lên mà chưa có dấu hiệu dừng hay giảm đi.
Nguyên tắc quản lý điều trị bệnh Lao ngoại trú là tất cả các bác sĩ (công và
tư) tham gia điều trị người bệnh lao phải được tập huấn theo hướng dẫn của Chương
trình Chống lao Quốc gia và báo cáo theo đúng quy định. Kiểm soát việc tuân thủ
điều trị của người bệnh, theo dõi kết quả xét nghiệm đờm, theo dõi diễn biến lâm
sàng, xử trí kịp thời các biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc. Với bệnh
lao trẻ em phải theo dõi cân nặng hàng tháng khi tái khám để điều chỉnh liều lượng
thuốc. Đặc biệt đối với người bệnh Lao kháng thuốc phải kiểm soát chặt chẽ việc


2

dùng thuốc hàng ngày trong cả liệu trình điều trị.Phối hợp chặt chẽ giữa các trung
tâm – điểm điều trị - tỉnh lân cận trong quản lý điều trị bệnh nhân lao đa kháng.
Người bệnh lao đa kháng nên điều trị nội trú (khoảng 2 tuần) tại các trung tâm/điểm
điều trị lao đa kháng để theo dõi khả năng dung nạp và xử trí các phản ứng bất lợi
của thuốc (có thể điều trị ngoại trú ngay từ đầu cho người bệnh tại các địa phương
nếu có đủ điều kiện: gần trung tâm điều trị lao đa kháng, nhân lực đảm bảo cho việc
theo dõi và giám sát bệnh nhân một cách chặt chẽ). Tiếp theo là giai đoạn điều trị
ngoại trú – điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOT) có thể thực hiện tại các tuyến: quận
huyện, xã phường, tái khám hàng tháng tại các trung tâm/điểm điều trị lao đa kháng
để theo dõi diễn biến lâm sàng, xử trí kịp thời biến chứng của bệnh và tác dụng phụ
của thuốc, theo dõi các xét nghiệm, X-quang và một số thăm khám cần thiết
khác[8]. Đứng trước tình hình đó, nhiều câu hỏi được đặt ra như: quản lý điều trị
bệnh nhân lao ngoại trú tại huyện Cái Bè hiện nay đang ở mức độ nào? Đâu là
những điểm thuận lợi hay khó khăn? Làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó?
Xuất phát từ thực tế trên và để có thêm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các
giải phát trong việc xây dựng, triển khai các hoạt động của CTCLQG chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài : “Quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân lao và một số yếu

tố ảnh hưởng tại phòng khám lao trung tâm y tế Cái Bè Tiền Giang năm 2018”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả hoạt động quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân lao tại phòng khám
lao Trung tâm y tế Cái Bè Tiền Giang năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý điều trị ngoại trú bệnh
nhân lao tại phòng khám lao Trung tâm y tế Cái Bè Tiền Giang năm 2018.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh lao
1.1.1. Bệnh lao
Bệnh lao là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao (Mycobacterium
Tuberculosis) gây nên. Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp do
hít phải những hạt nhỏ trong không khí có chứa vi khuẩn lao. Từ những tổn thương ban
đầu, vi khuẩn lao qua đường máu, bạch huyết, đường phế quản hoặc đường tiếp cận có
thể đến gây bệnh ở nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả bộ
phận trong cơ thể, trong đó lao phổi là thể bệnh phổ biến nhất (chiếm khoảng 80- 85%)
các thể bệnh lao và cũng là nguồn lây chủ yếu trong cộng đồng [4].
1.1.2. Vi khuẩn lao
Vi khuẩn lao là trực khuẩn kháng acid (Acid- Fast Bacille viết tắt là AFB). Ở
điều kiện tự nhiên, vi khuẩn lao có thể tồn tại 3 - 4 tháng, trong phòng thí nghiệm
người ta có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm, dưới ánh sáng mặt trời vi khuẩn
bị chết sau 1,5 giờ. Khi chiếu tia cực tím chúng chỉ tồn tại được 2 - 3 phút. Ở 42oC
vi khuẩn ngừng phát triển và chết sau 10 phút ở 80oC. Đờm của người bệnh lao phổi

AFB (+) để trong phòng tối, ẩm sau 3 tháng vi khuẩn vẫn tồn tại và giữ được độc
lực, nhưng khi đun đờm 5 phút chúng sẽ bị chết, với cồn 90oC vi khuẩn tồn tại 3
phút, trong acid phenic 5% vi khuẩn chết sau 1 phút [4].
1.1.3. Phân loại bệnh lao
Có 2 cách phân loại bệnh lao thường đựợc sử dụng.
Phân loại bệnh lao theo vị trí giải phẫu:
Lao: bệnh lao tổn thương ở phổi – phế quản, bao gồm cả lao kê. Trường hợp
tổn thương phối hợp cả ở phổi và cơ quan ngoài phổi được phân loại là lao phổi.
Lao ngoài phổi: bệnh lao tổn thương ở các cơ quan ngoài phổi như màng phổi,
hạch, màng bụng, sinh dục tiết niệu, da, xương, khớp, màng não, màng tim,... nếu
lao nhiều bộ phận, thì bộ phận có biểu hiện tổn thương nặng nhất (lao màng não,
xquang, khớp...) được ghi là chẩn đoán chính.
Phân loại người bệnh lao theo tiền sử điều trị lao:


5

Mới: người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng thuốc
chống lao dưới 1 tháng.
Tái phát: người bệnh đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác định là khỏi
bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại với kết quả AFB (+). Thất bại
điều trị: người bệnh có AFB (+) từ tháng điều trị thứ 5 trở đi, phải chuyển phác đồ
điều trị, người bệnh AFB (-) sau 2 tháng điều trị có AFB (+), người bệnh lao ngoài
phổi xuất hiện lao phổi AFB (+) sau 2 tháng điều trị, người bệnh trong bất kỳ thời
điểm điều trị nào với thuốc chống lao hàng 1 có kết quả xác định chủng vi khuẩn lao
kháng đa thuốc.
Điều trị lại sau bỏ trị: người bệnh không dùng thuốc liên tục từ 2 tháng trở
lên trong quá trình điều trị, sau đó quay trở lại điều trị với kết quả AFB(+).
Lao phổi AFB (+) khác: là người bệnh đã điều trị thuốc lao trước đây với thời
gian kéo dài trên 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và kết quả điều trị

hoặc không rõ tiền sử điều trị, nay chẩn đoán là lao phổi AFB (+).
Lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi khác: là người bệnh đã điều trị thuốc lao
trước đây với thời gian kéo dài trên 1 tháng nhưng không xác định được phác đồ và
kết quả điều trị hoặc được điều trị theo phác đồ với đánh giá là hoàn thành điều trị,
hoặc không rõ tiền sử điều trị, nay được chẩn đoán lao phổi AFB (-) hoặc lao ngoài
phổi. Chuyển đến: người bệnh được chuyển từ đơn vị điều trị khác đến để tiếp tục
điều trị (lưu ý: những người bệnh này không thống kê trong báo cáo “Tình hình thu
nhận người bệnh lao” và “Báo cáo kết quả điều trị lao”, nhưng phải phản hồi kết quả
điều trị cuối cùng cho đơn vị chuyển đi) [4].
1.1.4. Nguyên tắc quản lý điều trị bệnh nhân lao ngoại trú
Nguyên tắc quản lý điều trị bệnh Lao ngoại trú là tất cả các bác sĩ (công và tư)
tham gia điều trị người bệnh lao phải được tập huấn theo hướng dẫn của Chương trình
Chống lao Quốc gia và báo cáo theo đúng quy định. Kiểm soát việc tuân thủ điều trị
của người bệnh, theo dõi kết quả xét nghiệm đờm, theo dõi diễn biến lâm sàng, xử trí
kịp thời các biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc. Với bệnh lao trẻ em phải
theo dõi cân nặng hàng tháng khi tái khám để điều chỉnh liều lượng thuốc. Đặc biệt đối
với người bệnh Lao kháng thuốc phải kiểm soát chặt chẽ việc dùng thuốc hàng ngày


6

trong cả liệu trình điều trị.Phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm – điểm điều trị - tỉnh
lân cận trong quản lý điều trị bệnh nhân lao đa kháng. Người bệnh lao đa kháng nên
điều trị nội trú (khoảng 2 tuần) tại các trung tâm điểm điều trị lao đa kháng để theo dõi
khả năng dung nạp và xử trí các phản ứng bất lợi của thuốc (có thể điều trị ngoại trú
ngay từ đầu cho người bệnh tại các địa phương nếu có đủ điều kiện: gần trung tâm điều
trị lao đa kháng, nhân lực đảm bảo cho việc theo dõi và giám sát bệnh nhân một cách
chặt chẽ). Tiếp theo là giai đoạn điều trị ngoại trú – điều trị có kiểm soát trực tiếp
(DOT) có thể thực hiện tại các tuyến: quận huyện, xã phường, tái khám hàng tháng tại
các trung tâm/điểm điều trị lao đa kháng để theo dõi diễn biến lâm sàng, xử trí kịp thời

biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc, theo dõi các xét nghiệm, X-quang và
một số thăm khám cần thiết khác [3].
1.1.5. Nội dung quy trình quản lý điều trị lao ngoại trú
Bảng 1.1 Tổng hợp nội dung quy trình. [1]
Bước thực hiện

Nội dung hoạt động

Bên liên quan
(ai thực hiện)

Bước 1:

- Đăng ký sớm.

- Cán bộ chống lao của

Đăng ký điều trị

- Nhập sổ đăng ký điều trị.

phòng khám lao

- Sổ đăng ký điều trị.

- Cán bộ lao ở xã

- Phát thẻ người bệnh.
- Phiếu điều trị có kiểm soát.
- Tư vấn người bệnh.

- Chuyển về xã điều trị
- Nhập sổ quản lý điều trị lao tuyến xã
Bước 2:

- Nhận thuốc hàng tháng ở phòng

Cấp phát thuốc

khám.

- Cán bộ lao xã.

- Cấp phát 07 ngày/lần.

- Dược sĩ,thủ kho.

- Giám sát.

- Cán bộ lao xã.

- Khám.

- Bác sĩ xã,thị trấn.

-Tư vấn.

- Cán bộ lao xã.

- Ghi phiếu xuất nhập thuốc.


- Dược sĩ.


7

Bước thực hiện

Nội dung hoạt động

Bên liên quan
(ai thực hiện)

- Biên bản kiểm nhập thuốc.

- Bệnh nhân,thân Nhân

- Phát thuốc đúng chỉ định.
- Ghi danh sách cấp thuốc.
- Người nhận thuốc ký.
Bước 3:

- Lựa chọn giám sát hỗ trợ (Giám sát

- Cán bộ lao xã

Giám sát điều trị viên 2).
- Tư vấn giám sát cho giám sát viên 2.
- Vãng gia 1 tháng /lần.
- Tiêm streptomycine, uống thuốc tại
trạm.

(giai đoạn tấn công lao tái phát)
- Tư vấn bệnh nhân.
- Thông báo cho y tế ấp.
(Giám sát bệnh 2 lần/tuần)
- Điền phiếu điều trị có kiểm soát.
- Ghi phiếu giám sát điều trị.
- Giao ban TYT và y tế ấp.
Bước 4:

- Theo dõi việc dùng thuốc.

Theo dõi điều trị

- Cán bộ lao xã
- Cán bộ chống lao của
phòng khám lao

- Đáp ứng lâm sàng.

- Bác sĩ phòng khám
lao

- Theo dõi X-quang.

- Y tế ấp. Cán bộ lao xã.

- Tác dụng phụ của thuốc.
- Cán bộ phòng khám
- Theo dõi cân nặng.


Lao

- Xét nghiệm đờm

- KTV xét nghiệm
Phòng khám lao.


8

Bước thực hiện

Nội dung hoạt động

Bên liên quan
(ai thực hiện)

Bước 5:

Lao phổi AFB(+)

Kết luận

- Khỏi.
Bác sĩ

Sau kết thúc điều - Hoàn thành.
trị

- Thất bại.


phòng khám lao

- Chết.
- Bỏ điều trị.
- Chuyển đi.
- Không đánh giá.
Lao phổi AFB(-)
- Giống như trên nhưng không có kết
quả khỏi
.
1.2. Những nghiên cứu về quản lý điều trị bệnh lao
1.2.1. Những nghiên cứu về quản lý điều trị bệnh lao trên thế giới
Năm 2008, nghiên cứu định lượng của Mari Jost về bệnh lao đa kháng thuốc
tại Manila, Philippin được tiến hành trên 240 bệnh nhân, trong đó có 10, 4% không
tuân thủ điều trị (được xác định là > 20% bỏ liều); 75,8% được điều trị và bỏ trị là
12,9%; 9.6% tử vong, thất bại điều trị là 1,7%. Nghiên cứu này cho biết, những
bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu thường không tuân thủ điều trị (mặc dù điều này
không có ý nghĩa thống kê) và điều trị tại cộng đồng dựa vào kiểm soát trực tiếp
(DOTS) không có hiệu quả cải thiện tuân thủ. Có mối liên quan giữa tỷ lệ bỏ liều
(OR=1,13;P<0,001), cân nặng dưới trung bình (OR = 2,82; P=0,0017). Không có
mối liên quan giữa tác dụng phụ của thuốc với tác dụng của kết quả điều trị [22]
Năm 2009, Bagose Widjanarko và CS đã tiến hành nghiên cứu định lượng kết
hợp với định tính (phỏng vấn sâu một số BN, y tá và bác sỹ điều trị lao) nhằm tìm
hiểu các yếu tố hưởng đến TTĐT của BN lao sống ở Java, Indonesia. nữ và nam là
như nhau. Họ đã tiến hành phỏng vấn được 63 BN (31 tuân thủ, 32 không tuân thủ)


9


trong đó có 35 nam (55%) và 28 nữ (45%) . Kết quả cho thấy sự tuân thủ ở BN nữ
và nam là như nhau. Có 50% BN nam được phỏng vấn nói rằng vợ họ là người
giám sát việc điều trị của họ. Trong khi đó 53% BN nữ nói rằng họ chính là người
giám sát bản thân. Hầu hết BN (85%) biết rằng lao là một bệnh truyền nhiễm. Tuy
nhiên, chỉ có 9 BN nói rằng họ bị lao là do lây từ người khác, 13 người khác nghĩ
rằng bệnh của họ là do áp lực mặc dù họ vẫn nói đó là một bệnh lây nhiễm, 13 BN
khác cho rằng bệnh của họ là do những lý do khác chẳng hạn như ăn thức ăn gia vị,
uống nước lạnh hoặc do yếu tố di truyền. Một nửa trong số những BN không tuân
thủ không biết thời gian điều trị, trái lại 87%. BN tuân thủ nói thời gian điều trị ít
nhất là 6 tháng. Hầu hết các BN không tuân thủ đều đưa ra các lý do cho việc dừng
điều trị của họ. Cảm thấy thể trạng tốt hơn là lý do được đề cập nhiều nhất (47%).
Lý do thứ hai, thường kết hợp,đó là thiếu tiền (44%). Gần 20% BN không tuân thủ
dừng điều trị bởi vì họ cảm thấy bệnh nặng hơn (13%) hoặc có phản ứng phụ (
28%) 30% BN không tuân thủ đã không được hướng dẫn từ những người chăm sóc
sức khỏe về phản ứng phụ có thể có và cách chữa trị [23].
1.2.2. Những nghiên cứu về quản lý diều trị lao tại Việt Nam
Năm 2009 nghiên cứu “Đánh giá hoạt động giám sát điều trị của nhân viên y
tế, người thân và cộng đồng đối với bệnh nhân lao trong thời gian điều trị của
chương trình chống lao huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh trong 9 tháng đầu năm
2008” [5] của tác giả Đỗ Anh Lợi được tiến hành với mục tiêu là đánh giá hoạt động
giám sát điều trị của nhân viên y tế đối với bệnh nhân lao trong thời gian điều trị tại
huyện Yên Phong trong năm 2008 và tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn của hoạt động
này. Nghiên cứu cũng đánh giá cả hoạt động giám sát điều trị của người thân và
cộng đồng đối với bệnh nhân lao trong thời gian điều trị. Tác giả tiến hành phỏng
vấn định lượng 54 bệnh nhân lao, 54 người thân của BN và phỏng vấn sâu một số
CBYT. Kết quả nghiên cứu cho thấy 5,6% bệnh nhân lao không được tiêm và cấp
phát thuốc đúng như quy định trong giai đoạn điều trị tấn công, 11,1% bệnh nhân
lao không được phát thuốc đúng quy định trong giai đoạn duy trì. Như vậy, nghiên
cứu của tác giả Đỗ Anh Lợi đã đưa ra được những con số thống kê cụ thể đánh giá
được việc thực hiện công tác giám sát điều trị. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung



10

chính vào việc đánh giá chất lượng của hoạt động giám sát của cán bộ y tế và người
nhà bệnh nhân chứ không đánh giá về tuân thủ, không bao quát cả quy trình quản lý
điều trị và các yếu tố liên quan đến tuân thủ nguyên tắc điều trị của bệnh nhân
lao[5].
Năm 2010, tác giả Uông Mai Loan tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một
số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị lao tại phòng khám lao Hai Bà Trưng - Hà
Nội, năm 2009”[19] kết quả cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ đúng, đủ các nguyên
tắc điều trị là 63,8%, sai là 36,2%; tuân thủ sai từ 3 nguyên tắc trở lên là 22,4%,
nguyên tắc dùng thuốc đều đặn tuân thủ sai nhiều nhất, chiếm 86,2%. Nghiên cứu
đưa ra những yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị như trình độ học vấn, hiểu
biết về nguyên tắc điều trị, nhận thức tuân thủ, được người thân giám sát nhắc nhở.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, định lượng kết hợp nghiên cứu
định tính và sử dụng số liệu thứ cấp. Có 174 bệnh nhân thu nhận điều trị tại phòng
khám lao Hai Bà Trưng từ tháng 1/2009 đến hết tháng 12 năm 2009 được phỏng vấn
trực tiếp. Số liệu được thu thập trên bệnh nhân lao phổi, sử dụng bộ câu hỏi định
lượng có cấu trúc đã được thiết kế sẵn. Ngoài ra, số liệu định tính bao gồm phỏng
vấn sâu 5 CBYT và 6 người bệnh lao cũng đã được thực hiện nhằm tìm hiểu kiến
thức, thực trạng tuân thủ điều trị cũng như DOTS từ góc nhìn của CBYT và bệnh
nhân. Số liệu thứ cấp cũng đã được thu thập nhằm tìm hiểu thực trạng điều trị và tới
tuân thủ điều trị tại đây. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào thực trạng tuân thủ
điều trị mà không mô tả được quy trình điều trị cũng như đánh giá quy trình đó[19].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Đăng Trường “Đánh giá việc tuân thủ điều trị lao
tại cộng đồng huyện Thanh Trì năm 2009” cho kết quả: tình hình thực hành tuân thủ
nguyên tắc điều trị lao của đối tượng nghiên cứu về không dùng thuốc đúng liều là
82%, không đều đặn là 15%, không đúng cách là 24%, không đủ thời gian quy định là
25%, không đủ xét nghiệm định kỳ và khám bệnh đúng hẹn là 32%, tuân thủ chưa đủ 5

nguyên tắc là 48%. Có mối liên quan giữa các yếu tố tác dụng phụ của thuốc và sự
quan tâm của gia đình với việc có tuân thủ nguyên tắc điều trị lao hay không[15].


11

Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Quang Diễn và cộng sự: tìm hiểu tình trạng
phát hiện và đăng ký điều trị của bệnh nhân lao 4 tỉnh Tây Bắc được công bố năm
2010 cho thấy, thái độ xử trí đối với người nghi lao và chuyển người nghi lao lên
huyện khám phát hiện của trạm Y tế xã khá tốt. Bệnh nhân lao đến khám phát hiện
khi

đã có triệu chứng tương đối rõ ràng và nặng, điều này chứng tỏ bệnh nhân lao

được phát hiện muộn. Thái độ xử trí với người nghi lao của thầy thuốc tư kém hơn
so với trạm Y tế xã. Tác giả có đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát
hiện bệnh nhân lao: hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám,
chữa bệnh ngày càng xuống cấp. Cán bộ tuyến xã và tuyến huyện hoạt động trong
công tác phòng chống lao còn thiếu trầm trọng, thường xuyên thay đổi nhiệm vụ,
người dân còn mặc cảm và hiểu biết không đúng về bệnh lao, nên khi biết mình bị
bệnh, một số người bệnh đã che dấu tình trạng bệnh, tự điều trị hay lựa chọn đến
khám và điều trị tại các cơ sở Y tế tư nhân. Nghiên cứu đã đối chiếu, so sánh được
giữa việc phát hiện và đăng ký điều trị bệnh nhân lao của 4 tỉnh với các hướng dẫn
thực hiện phát hiện và đăng ký điều trị của CTCLQG. Đây là nghiên cứu hồi cứu
dựa trên bộ câu hỏi định lượng phỏng vấn bệnh nhân nên có khả năng gặp phải sai
số nhớ lại. Mặc dù nghiên cứu có kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng trên đối tượng bệnh nhân với phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
đối với CBYT tuyến huyện, xã, thầy thuốc tư nhân, thầy lang, nhưng kết quả của
phần nghiên cứu định tính chưa được nêu rõ trong phần kết quả và bàn luận của
nghiên cứu [21].

Tô Thanh Phương, Hoàng Hà (2011) nghiên cứu hoạt động phát hiện tại tỉnh
Hòa Bình giai đoạn 2006-2010 cho thấy khả năng phát hiện lao phổi mới AFB (+)
so với ước tính trong cộng đồng là 51,4%. Phát hiện, thu nhận và quản lý điều trị
2.467 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao các thể là 59,77/100.000
dân. Trong đó phát hiện 943 bệnh nhân có AFB (+) mới, tỷ lệ phát hiện đạt
32,64/100.000 dân[18].
Như vậy hầu hết các nghiên cứu này cho thấy hoạt động chống lao cung cấp
cho người dân bị ảnh hưởng đến bởi nhiều yếu tố như năng lực của cán bộ cung cấp


12

dịch vụ, rào cản về kinh tế, việc tiếp cận thông tin và kiến thức của người dân,
khoảng cách địa lý, thời gian chờ đợi, bảo hiểm y tế.
Theo báo cáo tổng kết 2016 của CTCLQG tổng số bệnh nhân lao các thể được
phát hiện trong năm 2016 là 105.839 bệnh nhân, tỷ lệ phát hiện lao các thể trên
100.000 dân là 112,8/100.000 dân. Trong số 50.621 bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới
chiếm 47,8%, tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB(+) mới là 54/100.000 dân. Tỷ lệ lao phổi
AFB(+) khác ( bao gồm cả lao phổi AFB(+) tái phát, điều trị lại là 7,7% giảm so với
2015 là 8,3%) [1].
1.3. Quản lý điều trị ngoại trú BN Lao tại Tiền Giang và huyện Cái Bè theo qui
định của CTCLQG
1.3.1. Quản lý điều trị ngoại trú BN Lao tại Tiền Giang
Chương trình chống lao tỉnh vẫn duy trì mục tiêu công tác chống lao tại 100%
huyện, thị, thành phố và 100% số xã. Tỷ lệ dân số được chương trình chống lao tiếp
cận đạt 100%.
Mạng lưới chống lao tiếp tục được mở rộng vả củng cố ,thực hiện tốt các hoạt
động phát triển mạng lưới phối hợp với: Trại Giam Phước Hòa,Trại giam Mỹ
Phước, Bệnh viện Quân Y 120.
Hoạt động có xu hướng tăng nhẹ không đáng kể về số bệnh nhân lao.

Tỷ lệ bệnh nhân lao mới thu nhận:2.166 người, chiếm 123 người/100.000 dân.
Tỷ lệ lao kháng đa thuốc trong bệnh nhân điều trị lại là 18.7%.
Tỷ lệ lao kháng đa thuốc trong bệnh nhân mới là 0.7%( tỷ lệ gửi tầm soát lao
kháng thuốc nhóm đối tượng này còn thấp)
Tỷ lệ bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV:55.2%
Tử vong trên bênh nhân lao 72 người, chiếm 4 người/100.000 dân [16].
1.3.2. Quản lý điều trị ngoại trú BN Lao tại huyện Cái Bè
Theo số liệu báo cáo của CTCL huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang năm 2018
Số bệnh nhân lao các thể:
Lao phổi mới có bằng chứng vi khuẩn: 223
Lao phổi mới không có bằng chứng vi khuẩn: 32
Lao phổi tái phát có bằng chứng vi khuẩn: 22


13

Lao ngoài phổi: 70 [3]
1.4. Khung lý thuyết
Yếu tố thuộc về trung tâm y tế
- Sự quan tâm của lãnh đạo;
- Cơ sở vật chất trang thiết bị.

Yếu tố
thuộc người
bệnh và
người nhà
- Loại bệnh
lao;
- Đặc điểm
nhân khẩu

học của
người bệnh
- Kiến thức
của người
bệnh về
bệnh lao và
điều trị
bệnh lao
- Sự hỗ trợ
của người
thân

Yếu tố thuộc
cán bộ y tế
Quản lý điều trị ngoại trú
bệnh nhân Lao
- Đăng ký điều trị
- Cấp phát thuốc
- Giám sát điều trị
- Tái khám
- Theo dõi kết quả điều trị
(Theo dõi việc dung thuốc, đáp
ứng lâm sàng, theo dõi Xquang,
tác dụng phụ của thuốc).

Yếu tố chính sách
- Quy định của Bộ Y tế, CTCLQG
về QLĐT ngoại trú bệnh nhân lao
- Chính sách đãi ngộ cho nhân viên
tổ Lao.


- Trình độ
chuyên môn;
- Kinh nghiệm
làm việc;
- Kiến thức và
thái độ của
cán bộ y tế về
tuân thủ quy
định, của
CTCLQG.


14

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp: Số liệu bệnh nhân lao được quản lý điều trị tại Phòng khám
lao thuộc TTYT huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang từ 1/1/2017 đến 31/12/2018, đã kết
thúc điều trị. – Văn bản chính sách, qui định quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân
lao.
- Cơ sở vật chất (phòng khám, trang thiết bị xét nghiệm, thuốc,...) phụ vụ quản
lý điều trị bệnh nhân lao ngoại trú.
- Bác sỹ điều trị lao, cán bộ quản lý lao,
- Đại diện lãnh đạo bệnh viện phụ trách CTCLQG tại Trung tâm y tế Cái Bè.
- Người bệnh, người nhà người bệnh.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2019 đến tháng
08/2019, tại Trung tâm Y tế huyện Cái Bè, tỉnh Tền Giang. Thời gian thu thập số
liệu dự kiến tử tháng 3 đến tháng 4 năm 2019.

- Địa điểm nghiên cứu: Tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính.
- Cấu phần định lượng nhằm mô tả hoạt động quản lý điều trị ngoại trú bệnh
nhân lao tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2018.
- Cấu phần định tính nhằm cung cấp thông tin để phân tích một số yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý điều trị ngoại trú bệnh nhân lao.
2.4. Mẫu và Phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Mẫu nghiên cứu định lượng
Toàn bộ số liệu có sẵn của các báo cáo, tổng kết quản lý điều trị lao của Trung
Tâm Y Tế huyện Cái Bè.
Mẫu là toàn bộ BN lao đang điều trị tại phòng khám lao TTYT Cái Bè từ tháng
01/2018 đến hết tháng 12/2018 và phải đáp ứng được tiêu chuẩn của các đối tượng
nghiên cứu.


15

2.4.2. Mẫu nghiên cứu định tính
Chọn mẫu có chủ đích người cung cấp thông tin chính cho nghiên cứu định
tính
Bao gồm:
- 01 Lãnh đạo của CTCL huyện, 01 cán bộ chuyên trách lao của huyện.
- 01 Lãnh đạo của TTYT huyện , 01 Cán bộ chuyên trách của xã.
- 07 Bệnh lao đang điều trị ngoại trú tại Trung Tâm Y Tế huyện Cái Bè
- 07 Người nhà bệnh lao đang điều trị ngoại trú tại Trung Tâm Y Tế huyện Cái
Bè.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ sổ quản lý bệnh nhân lao ngoại trú. Mẫu thu

thập số liệu sẽ được thiết kế để thu thập được những thông tin cần thiết, đáp ứng
mục tiêu nghiên cứu(Phụ lục 1)
- Quan sát (sử dụng các bảng kiểm) để thu thập thông tin về cơ sở vật chất,
thuốc, sổ sách, biểu mẫu, trang thiết bị xét nghiệm phục vụ quản lý điều trị bệnh
nhân lao ngoại trú.(Phụ lục 2)
- Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân về kiến thức về bệnh lao và điều trị bệnh lao.
(Phụ lục 3,4)
- Bộ công cụ đã được thử nghiệm trên 10 đối tượng để xác định độ tin cậy liên
kết nội tại của các tiểu mục và chỉnh sửa các câu hỏi cho phù hợp và dễ hiểu hơn
trước khi điều tra chính thức.
- Điều tra viên là 05 cán bộ y tế của phòng nghiệp vụ y thuộc TTYT huyện Cái
Bè, được tập huấn kỹ về nội dung và yêu cầu của nghiên cứu, các kỹ năng tiếp cận
và phỏng vấn để đảm bảo độ khách quan và chính xác cao. Nghiên cứu viên trực
tiếp giám sát quá trình điều trị, giải quyết những khó khăn trong quá trình thu thập
số liệu.
Điều tra viên sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc để tìm hiểu thông tin liên quan
đến quy trình phát hiện, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh nhân lao, trên cơ sở đó tìm
ra những khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện quy trình. Số liệu được thu thập


16

bằng phỏng vấn trực tiếp tại trạm y tế xã (đối với những bệnh nhân đang điều trị)
hoặc tại nhà riêng (đối với những bệnh nhân đã hoàn thành điều trị hoặc bỏ trị giữa
chừng). Để gặp được bệnh nhân chúng tôi gọi điện trước hẹn thời gian gặp thích
hợp thông qua cán bộ chuyên trách lao xã. Những trường hợp đến lần đầu không
gặp, chúng tôi hẹn gặp lại lần thứ hai, thứ ba. Nếu quá 3 lần vẫn không gặp được
bệnh nhân sẽ bị loại ra khỏi nghiên cứu. (Bộ câu hỏi được trình bày ở Phụ lục 1).
Thu thập số liệu sử dụng bảng hỏi cho đối tượng là cán bộ y tế (CBYT).
Sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc để phỏng vấn việc thực hiện quy trình phát

hiện, chẩn đoán, quản lý điều trị của CBYT, trên cơ sở đó tìm ra những khó khăn
thuận lợi trong việc thực hiện quy trình phát hiện, chẩn đoán, quản lý điều trị. Phỏng
vấn được tiến hành tại các trạm y tế xã (Hướng dẫn phỏng vấn trình bày ở phụ lục
3).
2.5.2.Thu thập số liệu định tính
Thông tin định tính được thu thập thông qua phỏng vấn sâu các đối tượng
nghiên cứu gồm:
- Bác sỹ điều trị lao, cán bộ quản lý lao,
- Đại diện lãnh đạo bệnh viện phụ trách CTCLQG tại Trung tâm y tế Cái Bè.
- Người bệnh và người nhà người bệnh
Nghiên cứu viên là người tiến hành các phỏng vấn sâu các đối tượng bệnh
nhân và cán bộ y tế được chọn.
2.6. Biến số nghiên cứu
2.6.1.Nghiên cứu định lượng
2.6.2.Nghiên cứu định tính
+ Yếu tố ảnh hưởng thuộc về chính sách , Văn Bản qui định, hướng dẫn chính
sách
+ Yếu tố ảnh hưởng thuộc về dịch vụ y tế: Cán bộ y tế, số lượng, trình độ, thời
gian làm việc, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
+ Triển khai dự án xã hội quá, phát hiện điều trị, xét nghiệm bệnh lao, truyền
thông, huy động xã hội, cung ứng, giám sát đào tạo, nhân lực.


17

+ Yếu tố ảnh hưởng về bệnh nhân và cộng đồng, nhận thức bệnh nhân lao
khoảng cách đến phòng khám, loại bệnh lao, kinh tế hộ gia đình, thành viên gia
đình, bạn bè.
2.7. Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu định lượng: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel

- Số liệu định tính: Tất cả các cuộc phỏng vấn sâu đều được ghi âm và ghi
chép, các bảng ghi âm được gỡ và lưu trên file điện tử, ghi lại bằng văn bản, phân
tích theo chủ đề bổ sung và giải thích cho kết quả định lượng.
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y tế công
cộng và có được sự đồng ý của TTYT huyện Cái Bè.
Tất cả các đối tượng nghiên cứu được điều tra viên giải thích cụ thể về mục
đích, nội dung nghiên cứu để họ tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình
nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu. Giấy chấp
thuận đồng ý tham gia nghiên cứu nếu cần có thể được tư vấn về cách phòng chống
bệnh lao.
Các thông tin thu được đảm bảo giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích NC
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và khống chế sai số
- Hạn chế của nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang nên chỉ cho kết quả tại
một thời điểm.
- Có thể sai số trong quá trình điều tra. Trong nghiên cứu, chọn toàn bộ số bệnh
nhân đang điều trị nên có thể tránh được sai số chọn mẫu nhưng có thể sai số thông
tin. Để hạn chế sai số thông tin, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thăm dò kiểm tra
chất lượng thông tin và bộ câu hỏi tại cộng đồng trước khi tiến hành điều tra thu
nhập số liệu. Bên cạnh đó tập huấn kỹ càng cho điều tra viên để họ có thể khai thác
đúng thông tin theo mục tiêu của đề tài . Những bệnh nhân trẻ em dưới 18 tuổi và
bệnh nhân già lú lẫn, bệnh nhân tâm thần kèm theo sẽ bị loại khỏi NC.
Để giải quyết kịp thời những khó khăn trong quá trình điều tra , giúp phỏng
vấn đạt kết quả chính xác cao, chúng tôi giám sát thường xuyên quá trình thu thập
số liệu. Cụ thể: Trong những ngày phỏng vấn ĐTNC chúng tôi đi cùng cán bộ điều


18

tra để trực tiếp phỏng vấn BN hoặc lấy ngẫu nhiên 10% số phiếu đã phỏng vấn đề đi

kiểm tra thông tin và kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn trong phỏng vấn.


19

Chương 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu quản lý và điều trị lao ngoại trú
Bảng 3.1. Phân bố bệnh lao theo nhóm tuổi và giới tính:
Đặc

Nhóm

điểm

tuổi

Tuổi

15-44

Nam
N

Nữ

%

n

Tổng


%

n

%

45-59
>60
Tổng
Nhận xét
Bảng 3.2. Phân bố bệnh lao theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp

Nam
N

Nữ
%

n

Tổng
%

n

%

Lao


Lao

Tổng

CNVC
HSSV
Nội trợ

Nông dân
Buôn bán
Tổng
Nhận xét
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh

Thể
bệnh

Lao phổi AFB(+)
AFB (+) Tái
mới

Tần số

phát

Thất

Điều trị


phổi

ngoài

bại

lại

AFB(-)

phổi


×