Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Pháp luật về lao động chưa thành niên và thực tiễn thi hành tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ THÙY DƯƠNG

PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Ban

HÀ NỘI - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
này.
Tác giả luận văn

Lê Thị Thùy Dương




DANH MỤC VIẾT TẮT
LĐCTN :

Lao động chưa thành niên

NSDLĐ :

Người sử dụng lao động


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG CHƢA
THÀNH NIÊN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ LAO ĐỘNG CHƢA THÀNH NIÊN
1.1. Những vấn đề lý luận về lao động chưa thành niên
1.1.1. Lao động chƣa thành niên
1.1.2. Pháp luật về lao động chƣa thành niên
1.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về lao động chưa
thành niên
1.2.1. Việc làm và học nghề
1.2.2. Hợp đồng lao động
1.2.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2.4. Tiền lƣơng và các quyền lợi khác
1.2.5. An toàn lao động, vệ sinh lao động
1.2.6. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
1.2.7. Các quy định về thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp
lao động


1
6

6
6
13
16
16
20
27
28
30
31
33

Kết luận Chương I
CHƢƠNG II: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG
CHƢA THÀNH NIÊN TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI

36
38

2.1. Tình hình lao động chưa thành niên trên địa bàn huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội
2.2. Những thành tựu đạt được trong việc thi hành pháp luật về lao
động chưa thành niên
2.3. Những hạn chế, bất cập trong việc thi hành pháp luật về lao động
chưa thành niên

2.3.1. Trong lĩnh vực việc làm và học nghề
2.3.2. Trong lĩnh vực hợp đồng lao động
2.3.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
2.3.4. Tiền lƣơng và các quyền lợi khác
2.3.5. An toàn lao động, vệ sinh lao động
2.3.6. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

38
40
43
43
46
47
48
48
49


2.3.7. Thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp lao động
2.4. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản
lý và bảo vệ lao động chưa thành niên
2.4.1. Nguyên nhân từ phía hệ thống pháp luật về lao động chƣa thành
niên
2.4.2. Nguyên nhân từ sự tác động của các chính sách kinh tế - xã hội
2.4.3. Nguyên nhân từ hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc có liên quan
trong việc quản lý và bảo vệ lao động chƣa thành niên
2.4.4. Nguyên nhân từ sự hạn chế trong nhận thức pháp luật của xã hội và
bản thân lao động chƣa thành niên

50

51
51
51
52
54

Kết luận Chương II
CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ
LAO ĐỘNG CHƢA THÀNH NIÊN TẠI HUYỆN THƢỜNG TÍN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

55
57

3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động chưa
thành niên
3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về lao động chƣa thành niên
3.1.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động chƣa thành
niên

57

3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thi hành pháp luật
về lao động chưa thành niên trên địa bàn huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội
3.2.1. Đổi mới và xây dựng các chính sách quản lý và bảo vệ lao động
chƣa thành niên tại huyện Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên
quan trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ lao động chƣa thành niên tại huyện

Thƣờng Tín, thành phố Hà Nội
3.2.3. Các biện pháp nâng cao nhận thức xã hội tại huyện Thƣờng Tín, thành
phố Hà Nội
Kết luận Chương III
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

57
59

65
66

68
70
71


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Lao động là một hoạt động quan trọng trong quá trình sống của một con người,
hoạt động này góp phần tạo ra của cải vật chất cũng như các giá trị tinh thần của
người lao động nói riêng và xã hội nói chung. Nhờ có lao động mà con người có thể
tồn tại, tiến hóa hơn các sinh vật khác và phát triển cho đến ngày nay. Với ý nghĩa to
lớn đó, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm điều chỉnh các quan hệ lao động với tư
cách là một quan hệ mang tính kinh tế - xã hội thông qua các quy phạm pháp luật.

Pháp luật lao động điều chỉnh rất nhiều quan hệ liên quan đến lao động, trong
đó có loại quan hệ lao động mà một bên của quan hệ là người chưa thành niên. Đây là
đối tượng lao động còn non nớt cả về thể chất, tinh thần lẫn khả năng nhận thức về thế
giới bên ngoài, rất dễ tổn thương trong thị trường lao động. Do những hoàn cảnh và
nhu cầu khác nhau mà người chưa thành niên sớm tham gia vào các quan hệ lao động,
chủ yếu xuất phát từ hai nguyên nhân như sau: Một là, nguyên nhân khách quan xuất
phát từ nhu cầu của thị trường lao động, NSDLĐ có nhu cầu sử dụng LĐCTN để tận
dụng nguồn nhân lực trong một số ngành nghề nhất định; Hai là, do nguyên nhân chủ
quan từ phía LĐCTN muốn tham gia vào quan hệ lao động để tạo thêm thu nhập cho
bản thân, đồng thời phụ giúp gia đình. Sự tham gia sớm vào quan hệ lao động đã kéo
theo một loạt các vấn đề có liên quan, cần phải giải quyết giữa nhu cầu phát triển kinh
tế và yêu cầu bảo đảm xã hội. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ
biến, trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại một cách nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của LĐCTN.
Trong phương diện pháp luật, các quốc gia trên thế giới đã rất chú trọng xây
dựng hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ LĐCTN như Công ước về quyền trẻ em
năm 1989, Công ước số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu năm 1973, Công ước số 182
về xóa bỏ các hình thức lao động tồi tệ đối với trẻ em năm 1999… Từ những năm đầu
thập niên 8 của thế kỷ trước, LĐCTN đã không những trở thành một vấn đề quyền
con người mang tính toàn cầu mà còn là một vấn đề thường được đưa ra xem xét
trong các thỏa thuận thương mại và hợp tác quốc tế. Trong tuyên bố của Liên hợp
quốc về quyền trẻ em năm 1959 cũng khẳng định: “Cùng với lao động nữ, LĐCTN
được pháp luật quốc tế cũng như pháp luật lao động của các quốc gia quan tâm, bảo
vệ”.
Bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ sự phát triển trong tương lai của quốc gia. Nhận
thức được tầm quan trọng này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi
trọng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, coi đây là chiến lược và sự
nghiệp của toàn dân. Điều 37 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Trẻ em được Nhà nước,



2

gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục được tham gia v o các v n đ v trẻ
em. Nghiêm c m xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao
động và những hành vi khác vi phạm quy n trẻ em”. Chương 11 Bộ luật lao động
2012 cũng đã có những quy định riêng dành cho LĐCTN từ Điều 161 đến Điều 165,
so với Bộ luật lao động 1994 đã tăng thêm 8 điều với những quy định mang tính chi
tiết hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của LĐCTN. Quan trọng hơn nữa, vào năm
2016, Quốc hội đã ban hành Luật trẻ em, một lần nữa khẳng định sự quan tâm, coi
trọng của Nhà nước trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và
đối tượng lao động là người chưa thành niên nói riêng. Các quy định này hy vọng sẽ
góp phần bảo vệ tốt hơn cho người LĐCTN, tạo điều kiện để họ tham gia vào các
quan hệ xã hội, tận dụng mọi tiềm năng lao động để sản xuất thêm của cải vật chất xã
hội, góp phần giải phóng súc lao động. Quan trọng hơn cả là vừa đảm bảo được thu
nhập cho bản thân người lao động và gia đình họ, vừa đảm bảo cho sự phát triển cả về
thể chất lẫn tinh thần cho thế hệ tương lai.
Chính vì vậy, để làm rõ hơn nội dung cũng như thực trạng triển khai các quy
định này trên thực tế, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về lao động chưa thành
niên và thực tiễn thi hành tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện và
nâng cao hơn nữa hiệu quả pháp luật về LĐCTN.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên phương diện pháp lý, LĐCTN không phải là vấn đề mới. Trên thực tế
trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về đối
tượng này, tiêu biểu như:
Bài báo “Những vấn đề pháp lý về lao động chưa thành niên” của TS. Nguyễn
Hữu Chí, Trường Đại học Luật Hà Nội, đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
11/2003, trang 28, các vấn đề được đề cập là một số quy định về khái niệm LĐCTN
và một số nhận xét về thực trạng sử dụng LĐCTN ở nước ta.
Sách chuyên khảo “Vấn đề lao động trẻ em” của tác giả Vũ Ngọc Bình, NXB.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập trung đề cập tới vấn đề lao động trẻ em trên thế
giới và ở Việt Nam hiện nay, một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động trẻ em
trong nền kinh tế thị trường.
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Chế độ pháp lý bảo vệ lao động chưa thành niên
theo luật lao động Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Tự, Trường Đại học Luật Hà
Nội, 2004.
Luận án tiến sĩ với đề tài “Một số bất cập trong các quy định pháp luật lao động
về người lao động chưa thành niên và hướng hoàn thiện” của tác giả Trần Thắng Lợi,
Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2010.


3

Luận văn thạc sĩ với đề tài “Pháp luật về lao động trẻ em và thực tiễn thực hiện
tại Nghệ An” của tác giả Hồ Thuý Nga, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012.
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Pháp luật về lao động chưa thành niên - Thực trạng
và một số kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Hứa Thùy Nga, Trường Đại học Luật Hà
Nội, 2014.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều xoay quanh việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của LĐCTN, thực trạng áp dụng những quy định của pháp luật tại
các doanh nghiệp, nêu ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật để bảo vệ cho
LĐCTN. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều được thực hiện trước năm 2013,
tức là thời điểm trước khi Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật lao động 2012 có hiệu lực
thi hành. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay đã có một số văn bản pháp luật mới được ban
hành như Luật trẻ em năm 2016, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (đã xây
dựng mô hình Tòa chuyên trách mới về gia đình và người chưa thành niên), cũng như
việc tình hình kinh tế - xã hội hiện nay có nhiều chuyển biến làm phát sinh các vấn đề
mới liên quan đến việc sử dụng lao động nói chung và bảo vệ LĐCTN nói riêng.
Chính vì vậy, trọng tâm và điểm mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu
trước đây chính là sự hệ thống hóa các quy định mới nhất của pháp luật lao động cũng

như thực tiễn thi hành pháp luật về LĐCTN tại địa bàn huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: “Pháp luật v lao động chưa th nh niên v
thực tiễn thi hành tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội” là làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn của sự cần thiết phải xây dựng những biên pháp pháp lý để bảo vệ LĐCTN
trong quan hệ lao động. Qua những phân tích về áp dụng các quy định của pháp luật
trên thực tiễn, luận văn sẽ đưa ra những ưu điểm cũng như những tồn tại, hạn chế của
các quy định, để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn những quy định
của pháp luật hiện hành và đề xuất các cơ chế đảm bảo cho việc thực thi pháp luật
hiệu quả hơn trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, đảm bảo sự quản lý
của Nhà nước đối với loại quan hệ xã hội đặc biệt này.
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và sự điều chỉnh của pháp luật lao động về
LĐCTN;
- Phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật về LĐCTN tại Việt Nam hiện nay
trên cơ sở chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm và phát hiện những vấn đề của
thực tiễn chưa được đề cập kịp thời trong hệ thống pháp luật hiện hành;
- Phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về LĐCTN trên địa bàn huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội trên cơ sở chỉ ra những thành tựu đạt được và những


4

hạn chế còn tồn tại để đảm bảo các quy định của pháp luật phát huy tốt vai trò của
mình mà còn góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý và bảo vệ LĐCTN thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn được giao một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất;
- Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đưa ra một số
phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về LĐCTN tại Việt Nam hiện nay và
nâng cao hiệu quả việc thi hành pháp luật về LĐCTN trên địa bàn huyện Thường Tín,

thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu được xác định như trên, đối tượng tập trung nghiên
cứu của đề tài là các vấn đề sau đây:
Thứ nh t, các vấn đề lý luận và pháp lý liên quan tới khái niệm LĐCTN, đồng
thời chỉ ra sự tất yếu khách quan phải sử dụng đối tượng lao động là người chưa thành
niên trong các quan hệ lao động và các biện pháp bảo vệ đối tượng này khi họ tham
gia vào quan hệ lao động.
Thứ hai, là toàn bộ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam, cụ thể là các
quy định trong Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật trẻ em
năm 2016. Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu còn đưa ra một số quy định trong Bộ luật
lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) và Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004 làm cơ sở để đối chiếu, so sánh với các quy định của pháp
luật hiện hành. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia liên quan đến bảo vệ LĐCTN để so sánh và tham khảo.
Trên cơ sở mục đích và đối tượng nghiên cứu, do tính chất đặc thù của
LĐCTN, trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến đối tượng lao động này như việc làm và học nghề; hợp đồng lao động; thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương và các quyền lợi khác; an toàn lao động,
vệ sinh lao động; kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất; thanh tra, xử lý vi phạm và
giải quyết tranh chấp lao động trong việc sử dụng LĐCTN.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên nền tảng sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật
và những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của LĐCTN. Trên cơ sở đó, để thực hiện đề tài này, tác giả còn sử dụng kết
hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: phương pháp tiếp cận lịch sử, phân tích,
so sánh, đối chiếu, tổng hợp và thống kê để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra
một cách linh hoạt và toàn diện nhất.



5

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn được thực hiện khi Hiến pháp năm 2013, Bộ luật lao động năm 2012,
Luật trẻ em năm 2016 và Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được đưa vào thi hành và
trải qua nhiều thay đổi; đặc biệt hiện nay Tòa chuyên trách về gia đình và người chưa
thành niên được thành lập, do đó luận văn có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn
như sau:
Thứ nh t, phân tích, luận giải và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về LĐCTN
như cơ sở, khái niệm, đặc điểm, vai trò và sự cần thiết phải bảo vệ LĐCTN.
Thứ hai, đánh giá thực trạng pháp luật về LĐCTN thông qua các văn bản pháp
luật như Bộ luật lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật bảo
hiểm xã hội năm 2014, Luật trẻ em năm 2016 …, qua đó đưa ra những ưu điểm cũng
như những tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật về LĐCTN.
Thứ ba, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về LĐCTN trên địa bàn huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội; qua đó làm nổi bật những kết quả đạt được và chỉ ra
những điểm cần khắc phục trong quá trình thực hiện.
Thứ tư, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả việc thực thi pháp luật về LĐCTN ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục viết tắt
luận văn được trình bày với kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận về lao động chưa thành niên và thực trạng
pháp luật Việt Nam hiện hành về lao động chưa thành niên.
Chương II: Thực tiễn thi hành pháp luật về lao động chưa thành niên tại huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
việc thực thi pháp luật về lao động chưa thành niên tại huyện Thường Tín, thành phố
Hà Nội.

Do thời gian thực hiện cũng như kiến thức còn hạn chế, do đó luận văn này
không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các
bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!


6

CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG CHƢA THÀNH NIÊN
VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ LAO ĐỘNG CHƢA THÀNH NIÊN
1.1. Những vấn đề lý luận về lao động chƣa thành niên
1.1.1. Lao động chưa thành niên
1.1.1.1. Khái niệm lao động chưa th nh niên
Khái niệm người chưa thành niên được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa
học khác nhau như tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, luật học. Tuy nhiên, tùy theo
các góc độ, lĩnh vực mà khái niệm này lại được ghi nhận theo những cách khác nhau.
Theo nhà tâm lý học G. Stanley Hall, thời kỳ chưa thành niên là thời kỳ quá độ tuổi
trẻ em chuyển lên người lớn và là thời kỳ gắn liền với những xung đột, xáo trộn tâm
trạng, nó cũng được quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hoặc đang trưởng thành.
Quá trình phát triển của một đứa trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành được các nhà
khoa học phân chia thành các giai đoạn khác nhau, trong đó có giai đoạn chưa thành
niên, nhưng việc xác định cụ thể thời điểm bắt đầu, kết thúc tuổi chưa thành niên còn
có nhiều ý kiến khác nhau, cụ thể: tuổi chưa thành niên từ 14 – 17 tuổi; 11 - 15 tuổi;
12 – 15 tuổi; hoặc nam là từ 14 – 16 tuổi, nữ là từ 11 – 13 tuổi; hoặc nam là từ 12 – 17
tuổi, nữ là từ 12 – 15 tuổi…1
Về mặt pháp lý, khái niệm người chưa thành niên được quy định và sử dụng
trong pháp luật lao động, dân sự, hình sự, hành chính, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự.
Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định người chưa thành niên là người chưa đủ 18

tuổi, được phân thành ba nhóm: người chưa đủ 6 tuổi, người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ
15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Như vậy, theo quy định của pháp
luật Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đều xác định người chưa thành niên là
người chưa đủ 18 tuổi. Các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý về đặc điểm tâm sinh
lý, nhận thức của con người đều đi đến kết luận: Khi đủ 18 tuổi, con người được coi là
bắt đầu đạt tới sự phát triển toàn diện về tâm sinh lý, nhận thức và khi đó được coi là
người trưởng thành. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của người chưa
thành niên, những người đang ở tuổi cận kề với tuổi trưởng thành, ở giai đoạn này,
các em đang trong quá trình phát triển về mọi mặt, chưa đủ bản lĩnh và sự chín chắn
để có thể chịu đựng, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Xét ở khía cạnh này,
khái niệm người chưa thành niên có nhiều điểm tương đồng với khái niệm trẻ em. Tuy
1

Viện Khoa học xét xử -Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng quan v cơ sở lý luận và thực tiễn
của sự cần thiết thành lập Tòa án chuyên trách đối với người chưa th nh niên ở Việt Nam, Nxb. Thanh
Niên, Hà Nội, tr.45


7

nhiên, hai khái niệm nêu trên không hoàn toàn thống nhất với nhau. Căn cứ vào các
quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 quy định:
“Trẻ em l người dưới 16 tuổi”, do đó khái niệm người chưa thành niên đã bao hàm
khái niệm trẻ em, hay nói cách khác người chưa thành niên bao gồm trẻ em và người
từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Trên thực tế, khi nhắc đến đối tượng những người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18
tuổi người ta thường dùng khái niệm “người chưa thành niên” nhiều hơn khái niệm
“trẻ em”. Khi nói đến người chưa thành niên là chúng ta muốn nhấn mạnh đến vấn đề
năng lực pháp luật và năng lực hành vi của những người này. Đây là khái niệm mang
tính pháp lý, thường được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Trong khi đó, khái

niệm trẻ em lại được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong và
ngoài nước cũng như trong các Công ước quốc tế liên quan. Điều đó cho thấy khái
niệm trẻ em là khái niệm mang tính xã hội, dễ hiểu, dễ phổ biến, dễ tuyên truyển. Có
lẽ, đây cũng là lý do mà các văn bản pháp luật quốc tế khi đề cập đến nhóm đối tượng
này thường sử dụng khái niệm “trẻ em” mà hầu như không đề cập đến khái niệm
“người chưa thành niên”.
Theo quy định tại Điều 35 Hiến pháp năm 2013, người chưa thành niên cũng
như tất cả công dân Việt Nam có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm
việc. Tuy nhiên, để trở thành chủ thể trong quan hệ lao động với tư cách người lao
động, cá nhân phải thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Một
người chưa thành niên để trở thành LĐCTN thì trước hết phải là người lao động mang
đầy đủ đặc điểm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao
động 2012: “….có khả năng lao động; làm việc theo Hợp đồng lao động được trả
công và chịu sự quản lý, đi u hành của NSDLĐ”. Như vậy, người lao động nói chung
và người LĐCTN nói riêng đều phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành
vi lao động. Cụ thể bằng hành vi của bản thân, LĐCTN tham gia trực tiếp vào quan hệ
lao động, tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động theo Hợp đồng lao động. Chủ
thể trong quan hệ hợp đồng phải là NSDLĐ và người lao động, hai bên khi giao kết
hợp đồng phải tuân thủ theo các quy định về hình thức và nội dung hợp đồng để đảm
bảo hợp đồng có hiệu lực. Bên cạnh đó, khi tham gia quan hệ lao động, trong thời
gian lao động, LĐCTN phải đặt mình dưới sự quản lý, điều hành của NSDLĐ và được
hưởng thù lao theo những thỏa thuận trong hợp đồng. Trong pháp luật lao động Việt
Nam sử dụng khái niệm “LĐCTN”, ghi nhận LĐCTN là người lao động dưới 18 tuổi
(Điều 161 Bộ luật lao động 2012). Định nghĩa này cơ bản đã đưa ra độ tuổi để xác
định LĐCTN, đây là những đặc tính, cơ sở mang tính pháp lý để nhận biết LĐCTN so
với người lao động khác. Vì vậy, nguyên tắc chung có thể hiểu mọi lao động dưới 18
tuổi có khả năng lao động, có giao kết hợp đồng lao động là LĐCTN.


8


Từ những đặc điểm của người lao động và quy định của pháp luật về LĐCTN,
ta có thể đưa ra khái niệm về LĐCTN như sau: “LĐCTN l người lao động dưới 18
tuổi, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương v chịu
sự quản lý, đi u hành của NSDLĐ”.
Trong pháp luật lao động Việt Nam không đưa ra khái niệm về lao động trẻ em
nhưng dựa trên những đặc điểm của LĐCTN và độ tuổi của lao động trẻ em, ta có thể
xem lao động trẻ em là một phần quan trọng của LĐCTN tại Việt Nam. Và cụ thể
trong pháp luật lao động Việt Nam có sự phân chia các nhóm tuổi để quy định hình
thức lao động phù hợp, trong đó trẻ em là những người dưới 15 tuổi được đặc biệt
quan tâm.
So sánh khái niệm “LĐCTN” ở Việt Nam và khái niệm “lao động trẻ em” theo
luật pháp quốc tế: “Lao động trẻ em” là một khái niệm để chỉ người lao động là nhóm
trẻ em tham gia quan hệ lao động được pháp luật lao động điều chỉnh. Theo Công ước
của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, Điều 11 của Quy tắc tối thiểu phổ biến
của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do năm 1990 và
Công ước số 182 năm 1999 của Tổ chức Lao động quốc tế ILO thì thuật ngữ “trẻ em”
sẽ được áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi và khi thực hiện các công việc
dưới dạng lao động sẽ được coi là lao động trẻ em. Như vậy, trong đề tài này, phạm vi
đối tượng được coi là lao động trẻ em của Tổ chức Lao động quốc tế ILO tương tự với
phạm vi đối tượng mà pháp luật Việt Nam xác định về LĐCTN.
1.1.1.2. Phân loại lao động chưa th nh niên
Việc phân loại LĐCTN có thể dựa trên các tiêu chí khác nhau, chẳng hạn: căn
cứ vào giới tính, có thể phân thành LĐCTN nam và LĐCTN nữ; căn cứ vào trình độ
chuyên môn, kỹ thuật có thể phân loại thành LĐCTN đã qua đào tạo và LĐCTN chưa
qua đào tạo…Tuy nhiên ở khía cạnh pháp luật, để tạo cơ sở hình thành nên những quy
định riêng biệt áp dụng cho LĐCTN, các quốc gia chủ yếu áp dụng cách phân loại dựa
vào độ tuổi. Theo đó, có thể phân chia người LĐCTN dựa trên 03 nhóm tuổi: nhóm từ
đủ15 tuổi đến dưới 18 tuổi, nhóm từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi và nhóm dưới 13
tuổi.

Đối với nhóm lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Đây là độ tuổi đã hoàn
tất chương trình giáo dục bắt buộc, có thể tiếp tục học ở bậc học cao hơn hoặc vì một
số lý do dẫn đến thôi học, chuyển sang học nghề. Các em có thể bắt đầu lao động gần
như người trưởng thành và chỉ bị hạn chế làm những công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hay ảnh hưởng đến nhân cách và được áp dụng thời gian làm việc ngắn
hơn.
Đối với nhóm lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi: đây là nhóm tuổi đang
trong quá trình phát triển về thể chất, tinh thần, đa phần vẫn đang đi học nên pháp luật


9

chỉ cho phép nhóm lao động này làm những công việc nhẹ nhàng, đơn giản, yêu cầu
về kỹ năng chuyên môn, không ảnh hưởng đến việc học tập…kèm theo đó là việc phải
áp dụng những điều kiện chặt chẽ.
Đối với nhóm lao động dưới 13 tuổi: Đây là nhóm trong giai đoạn đầu của quá
trình phát triển, các em còn quá non nớt để có thể tham gia quan hệ lao động nên
nhóm này không được khuyến khích tham gia lao động. Tuy nhiên, do nhu cầu của
một số ngành nghề đặc thù, cùng với tính chất công việc nhẹ nhàng, không phức tạp,
không ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí lực và việc học tập nên các em có thể
tham gia làm việc trong thời gian ngắn. Các công việc này có thể là: biểu diễn siếc,
đóng phim, quay quảng cáo trên truyền hình, ca hát, múa…
1.1.1.3. Đặc điểm của lao động chưa th nh niên
So sánh với người lao động thành niên, có thể thấy người LĐCTN có một số
đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nh t, LĐCTN là những người lao động chưa phát triển đầy đủ v mặt thể
ch t, tinh thần: Đây là nhóm lao động đặc thù, là những người chưa trưởng thành,
khác với lao động trưởng thành là những người đã phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn
tinh thần. Do đó, LĐCTN chưa thể tham gia đầy đủ vào các quan hệ lao động của đời
sống xã hội. So với lao động trưởng thành, LĐCTN có những đặc trưng riêng về sinh

lý và tâm lý như sau:
Đặc trưng về sinh lý: Dưới độ tuổi 18 là giai đoạn có sự phát triển đột biến về
sinh lý, biểu hiện ở việc các em phát triển nhanh về chiều cao và trọng lượng cơ thể;
hệ xương, cơ bắp phát triển mạnh, đặc biệt xương tay, xương chân. Ở giai đoạn này,
nếu phải lao động với cường độ quá sức, hoặc làm việc nhiều giờ, hoặc làm các công
việc có tình chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển cả về thể lực và trí lực của họ.
Đặc trưng về tâm lý: Do sự phát triển vượt bậc cả về mặt thể chất nên các em ở
lứa tuổi chưa thành niên thường có những biểu hiện về mặt tâm lý khá phức tạp, chưa
ổn định về nhân cách, dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Ở giai đoạn này, các
em thường có suy nghĩ mình đã lớn, có biểu hiện rõ nét nhất về sự tự ý thức về cá tính
của mình và hình thành “cái tôi”, cũng như các phẩm chất tâm lý độc lập (tích cực và
tiêu cực). Các em thường thể hiện cá tính bồng bột, dũng cảm, mạnh mẽ…giống như
người lớn. Cũng ở giai đoạn này, quan hệ giao tiếp cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt
quan hệ với bạn bè, có thể vượt ra ngoài giới hạn tuổi học sinh, hoạt động có tính độc
lập… Những đặc điểm về tâm lý này ảnh hưởng đến khả năng học nghề, khả năng lao
động của các em, nhất là tâm lý “cả thèm, chóng chán”, hiếu thắng. Các em dễ phản
ứng với người dạy nghề hoặc NSDLĐ. Bên cạnh đó, nếu các em thường xuyên tiếp
xúc với môi trưởng xấu như làm việc ở quán Bar, nhà hàng, phòng hát Karaoke… rất


10

dễ có những tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Đây là
những đặc điểm cơ bản tạo ra sự khác biệt giữa người lao động thành niên với người
LĐCTN và cũng là cơ sở hình thành nên các đặc điểm tiếp theo.
Thứ hai, LĐCTN được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao hơn so với lao động
thành niên. Đặc điểm này xuất phát từ sự chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần
của LĐCTN nên khi tham gia vào quan hệ lao động, họ được pháp luật bảo vệ theo
hướng ưu tiên trong việc được hưởng một số quyền, lợi ích ngang bằng hoặc cao hơn

so với lao động thành niên. Điều này thể hiện qua một số quy định về tiền lương, thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi..., cụ thể: LĐCTN được hưởng mức lương cao ngang
bằng với lao động thành niên khi làm cùng công việc; được giảm giờ làm việc tối
thiểu là 01 giờ trong một ngày làm việc, được hạn chế làm thêm giờ, làm đêm hay
thời gian nghỉ hàng năm của họ được nhiều hơn; được đảm bảo thời gian học văn hóa,
được quan tâm về các vấn đề sức khỏe, điều kiện làm việc trong quá trình lao động
hơn so với lao động thành niên.
Mặt khác, việc bảo vệ LĐCTN còn thể hiện ở các quy định hạn chế họ tham gia
làm một số công việc, ngành nghề nhất định. Quy định hạn chế này không phải là sự
giới hạn về quyền, tạo ra sự phân biệt đối xử mà đây là sự thể hiện việc bảo vệ của
pháp luật đối với LĐCTN căn cứ vào đặc điểm riêng của đối tượng này. Cách thức
bảo vệ ở đây là việc áp dụng quy định “hạn chế”, nội dung của sự “hạn chế” này thể
hiên trong quy định của pháp luật về những ngành nghề, công việc mà LĐCTN bị
cấm làm hoặc giới hạn những ngành nghề, công việc họ được tham gia tuyển dụng,
lao động kèm theo những điều kiện nhằm hạn chế việc lạm dụng từ phía NSDLĐ và
quan trọng hơn là để bảo vệ LĐCTN khi họ tham gia quan hệ lao động. Những ngành
nghề, công việc bị hạn chế thường mang tính nhất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (có
sử dụng các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ nguy hiểm; liên quan đến vận chuyển,
mang vác hàng hóa nặng; những công việc dưới mặt đất, dưới nước hay ở độ cao
nguy hiểm; những công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, ở nơi có nhiệt độ cao, các
mức tiếng ồn và độ rung ảnh hưởng đến sức khỏe…) hoặc những công việc có những
yếu tố khiến LĐCTN dễ lâm vào tình trạng bị lạm dụng về thể chất, tâm lý, tình dục
như làm việc tại các quán bar, vũ trường, quán karaoke…
Thứ ba, LĐCTN bị hạn chế một phần năng lực hành vi khi giao kết hơp đồng
lao động trong những trường hợp nh t định. Theo pháp luật dân sự, tại Điều 21 Bộ
luật dân sự 2015 quy định trong các giao dịch dân sự của người chưa thành niên đều
cần có sự trợ giúp của cha mẹ hoặc người giám hộ. Yêu cầu này cũng được ghi nhận
trong pháp luật lao động, theo đó, LĐCTN khi giao kết hợp đồng lao động phải có sự
đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. Sự đồng ý này phải được thể hiện bằng văn
bản đối với trường hợp LĐCTN từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi trực tiếp giao kết hợp



11

đồng lao động; đối với trường hợp người dưới 15 tuổi tham gia quan hệ lao động thì
cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ thay mặt họ giao kết hợp đồng lao động với NSDLĐ.
Những quy định này có thể hạn chế một phần năng lực hành vi của LĐCTN hoặc kéo
dài trình tự, thủ tục khi giao kết hợp đồng lao động; tuy nhiên, những quy định này sẽ
góp phần bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của nhóm đối tượng lao động chưa phát triển
đầy đủ về thể lực, trí lực này khi tham gia quan hệ lao động.
1.1.1.4. Sự t t yếu khách quan phải sử dụng lao động chưa th nh niên
Một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là quá trình
biến đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Trong sự
phát triển của nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, sức
lao động trở thành hàng hóa, một điều tất yếu là việc lạm dụng sức lao động của
người chưa thành niên sẽ rất phổ biến do số lượng đông, tiền lương rẻ mạt, nhu cầu
tìm kiếm việc làm của các em lớn và đặc biệt là sự hiểu biết xã hội còn khá non nớt và
hạn chế.
Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, trong những năm gần
đây, Việt Nam thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, điều này kéo theo sự gia
tăng nhu cầu sử dụng lao động. Ngoài ra, kinh tế phát triển dẫn đến chất lượng đời
sống tăng cao, nhiều nhà hàng, quán café, karaoke…ở các thành phố lớn sử dụng lao
động trẻ em có xu hướng ngày một tăng. Sự gia tăng số lượng LĐCTN là do nhiều
nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất có thể nói là do nghèo đói và kém
phát triển. Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì con số người thất
nghiệp hay thiếu công ăn việc làm gia tăng ngay cả ở các nước phát triển vốn đầy tính
cạnh tranh, đòi hỏi người lao động không chỉ có kiến thức mà còn phải có kỹ năng
phù hợp. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vì nghèo đói và
thiếu công ăn việc làm, người chưa thành niên sớm phải tham gia vào quan hệ lao
động để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Bên cạnh sự nghèo khổ đó còn có nhiều

nguyên nhân khác nhau như giáo dục (chất lượng giảm sút, học hành tốn kém tạo
gánh nặng về kinh tế cho gia đình; chương trình và nội dung học chưa thực sự hấp dẫn
và thiếu ứng dụng vào thực tế; thiếu hoặc không đủ giáo viên, cơ sở vật chất…), sự
biến đổi về kinh tế - xã hội (nhu cầu về kinh tế của con người ngày càng tăng theo sự
biến đổi của nền kinh tế thị trường, bố mẹ không có nhiều sự quan tâm đến con cái
như trước, dẫn đến việc con cái hư hỏng, bị bạn bè xấu dụ dỗ, sớm tham gia lao động
để có tiền phục vụ nhu cầu cá nhân)…
Một điều cần lưu ý, LĐCTN là nhóm lao động đặc thù chưa có sự phát triển
toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần; các em còn non nớt, rất dễ bị tổn thương,
lạm dụng trong các quan hệ xã hội và đặc biệt là khi sớm tham gia vào quan hệ lao
động. Ở Việt Nam, nông nghiệp và thủ công nghiệp vẫn là những ngành nghề thu hút


12

nhiều LĐCTN nhất. Nhiều mặt hàng nông sản có thể xuất khẩu như café, hạt điều,
chè, hoa quả được các nước phát triển ưa thích và tiêu thụ nhiều là sản phẩm do chính
các em sản xuất ra bởi sức lao động của các em rẻ mạt, được NSDLĐ tận dụng tối đa
vì mục đích lợi nhuận. Cơ thể các em còn non nớt, chưa phát triển hoàn chỉnh lại phải
làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, phải lao động trong nhiều giờ liên tục
với những công cụ không phù hợp khiến các em mệt mỏi, kiệt sức, suy dinh dưỡng
không còn đủ sức dành cho việc học hành, thậm chí còn bị tai nạn lao động hay mắc
phải bệnh nghề nghiệp. Pháp luật Việt Nam hiện nay lại chưa có nhiều quy định điều
chỉnh về vấn đề LĐCTN, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp. Bởi ở vùng kinh tế này
chiếm phần lớn người chưa thành niên tham gia lao động. Ngoài ra, hiện nay lĩnh vực
dịch vụ như phục vụ tại các nhà hàng ăn uống, khách sạn… cung cấp một khối lượng
lớn công ăn việc làm, trong đó không thể thiếu LĐCTN vì những công việc này không
đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng, việc đào tạo nghề nhanh chóng (có thể vừa học
vừa làm). Người chưa thành niên lao động trong lĩnh vực này rất khó kiểm soát và
thực tế cho thấy tình trạng bóc lột và các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm xảy ra

khá phổ biến đối với LĐCTN tham gia lao động đối với những ngành nghề này.
Hiện nay, ở nhiều nơi người chưa thành niên phải thực hiện cả những công việc
dành cho lao động trưởng thành trong điều kiện độc hại, nguy hiểm bất chấp quy định
của pháp luật như làm đêm, trên cao, dưới nước hay trong điều kiện nhiệt độ và khí
hậu khắc nghiệt… Việc thực hiện những công việc như vậy gây hậu quả rất nghiêm
trọng về mặt sức khỏe, tâm sinh lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sau này
của các em. NSDLĐ lợi dụng tâm lý “muốn làm người lớn” và “thích thể hiện bản
thân” của người chưa thành niên, đặc biệt trong nhóm lao động từ đủ 15 đến dưới 18
tuổi để dụ dỗ, lôi kéo các em thực hiện những công việc này, với mục đích chủ yếu là
lợi nhuận.
Trong số những người chưa thành niên tham gia lao động có những em dễ bị
tổn thương, lạm dụng và bóc lột sức lao động hơn như trẻ nhỏ, trẻ em gái, trẻ em
đường phố, trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em là dân tộc thiểu
số… Nhiều em còn bị bóc lột ngay tại chính gia đình của mình và bởi chính người
thân như ông bà, cha mẹ, anh chị, cô chú. Các em phải làm việc với thời gian quá dài,
không được đảm bảo việc học tập, nghỉ ngơi, giải trí như các trẻ em đồng trang lứa
khác. Việc các em tham gia lao động được cha mẹ hoặc những người thân thích trong
gia đình coi là điều hiển nhiên, là nghĩa vụ của các em phải thực hiện để giúp gia đình
ổn định phát triển kinh tế, vừa tạo thêm thu nhập, tiết kiệm được tiền thuê nhân công
lại vừa giúp các em có thêm kỹ năng và kinh nghiệm cho cuộc sống sau này.
Ngoài ra ở nước ta hiện nay, ngành giải trí ngày càng phát triển với sự xuất
hiện nhiều chương trình truyền hình, đặc biệt là các gameshow thực tế có sự tham gia


13

của trẻ em thu hút được sự quan tâm của xã hội, được nhiều khán giả hâm mộ như
“Bố ơi mình đi đâu thế”, “Mặt trời bé con”…, nguyên nhân bởi sự hồn nhiên trong
sáng cũng như tài năng đặc biệt của các em. Tuy nhiên, những chương trình này
không chỉ được tổ chức như một chương trình giải trí đơn thuần mà còn được xây

dựng để tìm kiếm doanh thu từ việc phát sóng. Chính vì vậy, đây cũng là một dạng
của quan hệ lao động và một số trẻ em tham gia cũng là LĐCTN. Với đặc thù công
việc thuộc lĩnh vực này khó xác định được thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực
tế nên các em dễ bị lạm dụng hoặc bóc lột sức lao động. Do đó rất cần có sự quan tâm
của Nhà nước và sự điều chỉnh của pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính
đáng của nhóm đối tượng LĐCTN này.
1.1.2. Pháp luật về lao động chưa thành niên
1.1.2.1. Mục đích, ý nghĩa của các quy định pháp luật v lao động chưa th nh niên
Trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế, kinh tế
hộ gia đình, kinh tế tư nhân phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng nhiều lao động, trong
đó có LĐCTN. Vì những lợi ích khác nhau mà việc sử dụng người chưa thành niên
thường có xu hướng trả lương thấp hơn so với lao động thành niên khi cùng thực hiện
một công việc. Hoặc về mặt tâm lý, NSDLĐ dễ điều khiển, sai khiến LĐCTN theo ý
của mình hơn, dễ bảo họ làm thêm giờ mà không phải trả thêm lương; khai thác được
sự nhanh nhẹn, khéo léo của người chưa thành niên để làm những ngành nghề thủ
công truyền thống như dệt, may, thêu, mây tre đan… Mặt khác, phần lớn LĐCTN
xuất phát từ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn khiến họ phải sớm tham gia vào
quan hệ lao động để kiếm thêm thu nhập cho gia đình; thêm nữa, với nhiều đối tượng
chưa thành niên không muốn hoặc không có khả năng đến trường; những em có cuộc
sống gia đình không hạnh phúc (bố mẹ không còn hoặc bố mẹ ly hôn)…cũng khiến
các em sớm tham gia lao động. Hiện tượng này đặt ra nhu cầu cần phải có pháp luật
điều chỉnh nhằm định hướng quan hệ lao động mà các đối tượng này tham gia theo ý
chí chủ quan của Nhà nước. Thông qua cách thức quy định mang tính khái quát, pháp
luật đã định ra các nhóm quy định liên quan đến việc tạo cơ sở, tiền đề thiết lập quan
hệ lao động (bao gồm các quy định về việc làm, học nghề, hợp đồng lao động); nhóm
quy định trong quá trình người chưa thành niên tham gia quan hệ lao động (bao gồm
các quy định về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động,
trách nhiệm vật chất, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội) và nhóm
quy định về thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp lao động. Các nhóm quy
định trên tạo khung pháp lý để bảo vệ và phát huy tính tích cực, đồng thời hạn chế

những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng LĐCTN.
Bên cạnh đó, với những đặc thù của LĐCTN (chưa phát triển đầy đủ về thể lực
và trí lực) nên ngoài những quy định áp dụng cho người lao động nói chung, pháp luật


14

điều chỉnh đối tượng người chưa thành niên còn có những quy định riêng đảm bảo
cho họ được quyền tham gia quan hệ lao động nhưng đồng thời cũng đảm bảo cho họ
được bảo vệ, được phát triển bình thường về mặt thể lực, trí lực, đặc biệt là nhân cách,
tạo điều kiện để họ bồi dưỡng kiến thức, đạo đức mà không bị các chủ thể khác lợi
dụng xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp.
Các quy định cho phép người chưa thành niên được tự do lựa chọn việc làm,
quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các chủ thể khác trong việc giải quyết việc
làm cũng như tạo điều kiện để LĐCTN tham gia quan hệ lao động, giúp họ có cơ hội
tìm kiếm việc làm phù hợp. Khi LĐCTN có việc làm và thu nhập ổn định sẽ tránh
được nguy cơ mắc phải tệ nạn xã hội. Nhiều cuộc điều tra, khảo sát về xã hội đối với
đối tượng này cho thấy đa số những người mắc phải tệ nạn xã hội là do không có việc
làm hoặc không có đủ việc làm khi không có điều kiện tiếp tục việc học tập. 2
Những quy định cụ thể về các công việc cấm sử dụng LĐCTN hoặc điều kiện
sử dụng LĐCTN góp phần hạn chế những bất lợi cho đối tượng này, hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về thể lực, trí lực và đặc biệt là nhân cách của
họ. Đồng thời còn cho phép đối tượng lao động đặc thù này được tham gia vào quan
hệ lao động một cách phù hợp, được hưởng những thành quả của lao động, được bảo
hộ toàn diện về điều kiện lao động.
Khi tham gia quan hệ lao động, LĐCTN phải chịu sự quản lý, điều hành, thực
hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ. Trước tác động tiêu cực của quá trình hội
nhập quốc tế, với sức ép của thị trường, việc chạy theo lợi nhuận sẽ khiến NSDLĐ
không đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, sẵn sàng vi phạm pháp luật lao
động, tận dụng triệt để sức lao động của người chưa thành niên (bắt làm việc quá giờ,

trả lương thấp, làm việc trong môi trường độc hại hoặc môi trường thiếu lành
mạnh…). Do vậy, việc Nhà nước ban hành quy định pháp luật sẽ bảo đảm sức khỏe,
tính mạng cho LĐCTN, đồng thời gián tiếp bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội bởi
LĐCTN là thế hệ tương lai của một quốc gia, bảo vệ nguồn lao động này còn là bảo
vệ nguồn cung lao động trên thị trường. Chính vì vậy, bảo vệ LĐCTN bằng các quy
định pháp luật cũng là góp phần bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Các quy định riêng này không nhằm mục đích phân biệt đối xử giữa LĐCTN
và lao động khác mà chỉ nhằm điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm riêng của nhóm
lao động này. Bên cạnh đó, những quy định của pháp luật cũng tạo vị thế cân bằng
giữa LĐCTN và NSDLĐ trong quan hệ lao động, là cơ sở để quan hệ lao động phát
triển bền vững mà vẫn đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên.
2

Trần Thắng Lợi (2010), Một số b t cập trong các quy định pháp luật lao động v người lao động chưa

th nh niên v hướng hoàn thiện, Tạp chí Lao động và Xã hội, tr. 46-49.


15

1.1.2.2. Nguyên tắc đi u chỉnh pháp luật đối với lao động chưa th nh niên
Thứ nh t, tôn trọng quy n được tham gia quan hệ lao động của LĐCTN. Xuất
phát từ đặc điểm chưa phát triển đầy đủ về thể lực, trí lực cùng với việc phần lớn đang
trong độ tuổi đi học nên việc họ tham gia vào quan hệ lao động không được Nhà nước
khuyến khích. Tuy nhiên, nếu pháp luật cấm hoàn toàn đối tượng này tham gia quan
hệ lao động sẽ đi ngược lại nhu cầu của xã hội cũng như lợi ích của gia đình và chính
bản thân đối tượng này. Chính vì vậy, pháp luật cần thừa nhận và tôn trọng quyền
tham gia quan hệ lao động của họ. Điều này cần được thể hiện thông qua quy định về
quyền tự do lao động phù hợp với từng nhóm tuổi; quyền được làm việc cho bất kỳ
NSDLĐ nào, bất kỳ nơi nà mà pháp luật không cấm; quyền được giao kết hợp đồng

lao động; quyền được nhận tiền công; được trân trọng thành quả lao động, những
đóng góp cho xã hội mà họ mang lại… Tuy nhiên, việc quy định các quyền trên cần
đảm bảo phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của người chưa thành niên;
được làm việc trong môi trường an toàn, không phải làm công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm; được quan tâm, chăm sóc về sức khỏe, học tập; được đảm bảo trước
các rủi ro trong quá trình lao động.
Thứ hai, bảo vệ LĐCTN thông qua các tiêu chuẩn tối thiểu v quy n, lợi ích và
tối đa v nghĩa vụ trên cơ sở độ tuổi đồng thời khuyến khích các thỏa thuận có lợi
hơn so với quy định của pháp luật đối với LĐCTN. Trong quan hệ lao động, LĐCTN
thường ở vị trí yếu thế so với NSDLĐ. Chính vì vậy, khi thiết lập quan hệ lao động
giữa hai bên, nếu áp dụng nguyên tắc tự do thỏa thuận, LĐCTN rất dễ rơi vào tình thế
bất lợi, dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo đảm. Do đó, pháp
luật cần có những quy định riêng, cụ thể cho nhóm đối tượng này theo hướng thông
qua các tiêu chuẩn tối thiểu về quyền, lợi ích và tối đa về nghĩa vụ trên cơ sở độ tuổi;
đồng thời khuyến khích các thỏa thuận có lợi hơn so với quy định của pháp luật đối
với LĐCTN. Cách thức quy định trên được hiểu là pháp luật định ra các mức độ khác
nhau để đảm bảo quyền, lợi ích cho LĐCTN trong phạm vi giới hạn bắt buộc mà các
bên tham gia quan hệ lao động không được vi phạm. Quy định này không nhằm hạn
chế quyền tự do thỏa thuận mà nhằm cân đối hài hòa quyền, nghĩa vụ của các bên
trong quan hệ lao động cũng như lợi ích của xã hội.
Thứ ba, bảo vệ LĐCTN trong mối tương quan với bảo vệ quy n, lợi ích hợp
pháp của NSDLĐ. Việc pháp luật quan tâm, bảo vệ quyền lợi cho người lao động là
việc hết sức cần thiết, tuy nhiên, nếu các quy định quá nghiêng về bảo vệ LĐCTN mà
không tính đến quyền, lợi ích hợp pháp của NSDLĐ cũng sẽ dẫn đến bất lợi cho
LĐCTN. Chẳng hạn, nếu quyền lợi của LĐCTN được pháp luật quy định vượt quá
mong muốn của NSDLĐ (ví dụ: trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu LĐCTN gây
thiệt hại đến tài sản của NSDLĐ thì họ được miễn hoàn toàn trách nhiệm bồi thường


16


thiệt hại) có thể dẫn đến việc thay vì sử dụng LĐCTN thì NSDLĐ sẽ sử dụng lao
động thành niên. Điều này sẽ hạn chế nhu cầu có việc làm của bản thân LĐCTN.
Chính vì vậy, cần xem xét mối tương quan, vị thế của mỗi bên hoặc từng lĩnh vực
khác nhau để đưa ra những quy định để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu thực hiện đầy đủ
nguyên tắc này sẽ tạo cơ sở cho việc duy trì mối quan hệ hài hòa giữa LĐCTN với
NSDLĐ.
1.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về lao động chƣa thành niên
1.2.1. Việc làm và học nghề
1.2.1.1. Đối với v n đ việc làm
Pháp luật hiện hành khẳng định các quyền cơ bản về việc làm cho người lao
động, trong đó quy định người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và
nghề nghiệp, có quyền làm việc cho bất kỳ NSDLĐ nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp
luật không cấm (Điều 5, 10 Bộ luật lao động 2012). Các quyền trên được trao cho
người lao động, trong đó có LĐCTN. Pháp luật lao động cho phép NSDLĐ được sử
dụng LĐCTN phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhưng phải sử dụng nhóm
lao động này vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể
lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc LĐCTN về các mặt lao
động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động (khoản 1 Điều 162 Bộ
luật lao động 2012).
Từ quy định trên ta có thể thấy, đối với LĐCTN, quyền tự do lựa chọn việc
làm này bị hạn chế một phần, cụ thể:
Đối với lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: pháp luật cho phép đối tượng
này được thực hiện tất cả các công việc mà pháp luật không cấm. Có 2 nhóm công
việc mà pháp luật cấm đối tượng này đó là: nhóm công việc có tính chất nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm và nhóm công việc ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của
LĐCTN. Trên cơ sở nghiên cứu tình trạng thể lực, sức khỏe của LĐCTN, pháp luật đã
quy định những công việc cấm sử dụng đối tượng lao động này tại khoản 4 Điều 163
và điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 165 Bộ luật lao động 2012 như: Mang, vác, nâng
các vật nặng vượt quá thể trạng của LĐCTN; Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa

chất, khí gas, chất nổ; Phá dỡ các công trình xây dựng; Nấu, thổi, đúc, cán,
dập, hàn kim loại; Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ... Ngoài ra, Bộ luật lao động 2012 cũng
quy định về nơi làm việc cấm không được sử dụng LĐCTN tại khoản 2 Điều 165 như:
Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; Công trường xây dựng;
Cơ sở giết mổ gia súc; Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn,
nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp...
Bên cạnh đó, danh mục công việc, nơi làm việc không được sử dụng LĐCTN
được Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành cụ thể tại Thông tư 10/2013/TT-


17

BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành các
công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên. Trong
danh mục này bao gồm 91 công việc (tên công việc, đặc điểm về điều kiện lao động
của công việc) phần lớn đều có tính nguy hiểm cao, vượt quá tiêu chuẩn đối với thể
lực của LĐCTN.
Tuy danh mục các công việc cấm sử dụng LĐCTN đã được ban hành tương
đối cho tiết tại Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH bao gồm 91 công việc cụ thể nhưng
các quy định này mới chỉ dừng ở những công việc mang tính độc hại, nặng nhọc ảnh
hưởng trực tiếp tới thể lực và sức khỏe, còn những công việc ảnh hưởng tới trí lực và
đạo đức thì chưa được đề cập đến (ví dụ: những công việc như l m ở quán bar, vũ
trường mới chỉ được quy đinh một cách chung chung v chưa có hướng dẫn chi tiết
tại các văn bản dưới luật).
Đối với lao động dưới 15 tuổi: pháp luật quy định nhóm lao động này chỉ
được làm các công việc mà pháp luật cho phép. Các công việc này có tính nhẹ nhàng
và được quy định cụ thể trong Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc nhẹ được sử
dụng người dưới 15 tuổi làm việc. Thông tư này đã ban hành danh mục công việc
phân chia theo 2 nhóm tuổi: dưới 13 tuổi (được thực hiện các công việc như: diễn

viên, vận động viên năng khiếu) và từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi (các nghề truyền
thống, các nghề thủ công mĩ nghệ và các công việc mà lao động dưới 13 tuổi được
làm). Sự phân chia này đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, tạo điều kiện giúp các
em có sự phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần.
Việc hạn chế này không phải là sự phân biệt đối xử giữa lao động thành niên và
LĐCTN mà đây là các quy định cần thiết nhằm bảo vệ nhóm đối tượng chưa phát
triển đầy đủ về thể chất và tinh thần này, nếu làm những công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hay làm việc tại các môi trường không lành mạnh sẽ gây ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển cả về thể chất, tinh thần lẫn nhân cách của họ.
Đặc biệt, theo quy định tại Điều 296 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017), người nào sử dụng LĐCTN làm những công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy
định gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn
vi phạm thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cải tạo không
giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Việc tăng mức hình phạt
so với quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) không chỉ
góp phần răn đe, hạn chế hành vi vi phạm của NSDLĐ mà còn thể hiện sự quan tâm
của Nhà nước ta trong việc bảo vệ đối tượng lao động đặc thù là người chưa thành
niên trong thị trường lao động.


18

Tương ứng với quyền có việc làm của người lao động chính là trách nhiệm của
Nhà nước, NSDLĐ và xã hội trong việc giải quyết việc làm (khoản 2 Điều 9 Bộ luật
lao động 2012). Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, Nhà nước và xã
hội thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp quan trọng như tạo môi trường và điều kiện
thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở vật chất, kinh
doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế… Bên cạnh đó, việc sử dụng công cụ

pháp luật để tạo hành lang pháp lý cho các biện pháp kinh tế, xã hội được thực hiện và
tạo công ăn, việc làm cho người lao động nói chung và LĐCTN nói riêng là điều quan
trọng. Cụ thể, vấn đề giải quyết việc làm được thực hiện thông qua một số biện pháp
như: xây dựng Chương trình việc làm địa phương (khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động
2012; Điều 5 Nghị định 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2012 về việc làm); thành lập và sử dụng
Quỹ quốc gia về việc làm (khoản 5 Điều 12 Bộ luật lao động 2012; Điều 4 Nghị định
03/2014/NĐ-CP); phát triển hệ thống Tổ chức dịch vụ việc làm (Điều 14 Bộ luật lao
động 2012). LĐCTN là chủ thể được pháp luật thừa nhận có quyền về việc làm nên
các quy định về việc giải quyết việc làm nêu trên cũng được áp dụng đối với họ. Tuy
nhiên trên thực tế, LĐCTN chưa nhận được sự quan tâm trong các biện pháp giải
quyết việc làm do các chương trình, chính sách ít tập trung vào đối tượng lao động
này mà chủ yếu phục vụ cho những người lao động thành niên. Điều này đặt ra nhu
cầu cần coi trọng việc xây dựng chính sách việc làm dành riêng cho LĐCTN, đặc biệt
là việc làm cho nhóm từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
1.2.2.2. Đối với v n đ học ngh
Dưới góc độ pháp luật lao động, học nghề là chế định của luật lao động, bao
gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, quy định về quyền học
nghề; điều kiện của người học nghề; quyền dạy nghề; điều kiện của người dạy nghề;
hợp đồng học nghề; quan hệ dạy và học nghề giữa hai bên; chính sách áp dụng đối với
các cơ sở dạy nghề; vấn đề giải quyết việc làm cho người học nghề trong những
trường hợp cụ thể. Tại các văn bản pháp luật hiện hành, vấn đề học nghề đối với
LĐCTN được quy định tại Chương IV Bộ luật lao động 2012; Luật giáo dục nghề
nghiệp 2014. Theo đó, người lao động có quyền lựa chọn nghề hoặc nơi học nghề phù
hợp với nhu cầu việc làm của mình (khoản 1 Điều 59 Bộ luật lao động 2012); NSDLĐ
tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký
hoạt động dạy nghề và không được thu học phí (khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động
2012). Nhìn chung, quy định về học nghề có những nội dung cơ bản sau:
Thứ nh t, v độ tuổi học ngh : Người học nghề, tập nghề trong trường hợp
này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số



19

nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Như vậy, LĐCTN từ đủ 14
tuổi trở lên có thể tham gia học tại các ngành nghề khác nhau, không bị hạn chế hay
giới hạn những ngành nghề được học, còn lao động dưới 14 tuổi chỉ được tham gia
học nghề theo Danh mục do Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định. Những
nghề lao động dưới 14 tuổi được tham gia học phần lớn là những nghề liên quan tới
công việc mà các em được phép tham gia trong quan hệ lao động. Đó đều là những
nghề có tính chất nhẹ nhàng, mang tính chất năng khiếu, cần bồi dưỡng và học tập từ
nhỏ. Quy định độ tuổi tối thiểu của người học nghề nhằm giải quyết các vấn đề xã hội
nảy sinh do tỉ lệ thất học tăng, thường tham gia vào quan hệ lao động từ rất sớm, bản
thân các em và gia đình cũng muốn các em vừa có điều kiện học nghề, vừa làm việc
để có thêm thu nhập. Tuy nhiên, pháp luật quy định điều kiện để LĐCTN từ đủ 14
tuổi trở lên được học nghề chỉ cần đảm bảo sức khỏe mà không cần phải phù hợp với
lứa tuổi và không có sự giám sát của cha mẹ là thiếu sót. Sự thiếu sót này có thể là kẽ
hở để NSDLĐ có thể dụ dỗ LĐCTN học nghề tại quán bar, vũ trường…những nơi có
ảnh hưởng xấu tới tâm lý và nhận thức của LĐCTN.
Thứ hai, v hình thức, nội dung hợp đồng học ngh và ch m dứt hợp đồng học
ngh : Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật lao động 2012 và Điều 35 Luật dạy nghề,
hình thức hợp đồng học nghề được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói. Hợp đồng học
nghề bằng văn bản có thể được sử dụng trong mọi trường hợp, không phân biệt thời
gian học nghề và bắt buộc áp dụng trong trường hợp người lao động được đào tạo,
nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí
của NSDLĐ, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho NSDLĐ; hợp đồng học nghề bằng
lời nói chỉ được sử dụng trong trường hợp truyền nghề và kèm cặp nghề tại doanh
nghiệp.
Hợp đồng học nghề dù bằng lời nói hay văn bản đều phải có đầy đủ nội dung
theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động 2012, Điều 36 Luật dạy nghề, cụ

thể: nghề đào tạo, địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo, chi phí đào tạo, thời hạn người
lao động cam kết phải làm việc cho NSDLĐ sau khi đươc đào tạo; trách nhiệm hoàn
trả chi phí đào tạo, trách nhiệm của NSDLĐ. Trường hợp học nghề theo hình thức
kèm cặp tại doanh nghiệp, ngoài những nội dung chủ yếu như trên phải có thêm nội
dung về thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học nghề.
Quy định này nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa dạy nghề để
bóc lột sức lao động của người học nghề. Đối với trường hợp hợp đồng học nghề
được giao kết giữa người học nghề và doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sử
dụng thì nội dung hợp đồng cần có thêm cam kết của người học nghề về thời hạn làm
việc cho doanh nghiệp sau khi học xong, cam kết của doanh nghiệp về giao kết hợp
đồng lao động sau khi học nghề và tiền lương cho người học nghề nếu họ làm ra sản


20

phẩm trong thời gian học nghề (mức lương không được thấp hơn 70% tiền lương của
người lao động cùng làm công việc đó). Bên cạnh đó, trong quy định về nội dung hợp
đồng học nghề không có quy định về việc đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện học tập
cho người học nghề. Thực tế, nhiều cơ sở đào tạo không đầu tư vào trang thiết bị máy
móc, dẫn đến việc thực hành gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được mục tiêu của
học nghề. Theo quy định của pháp luật, thời gian thực hành phải gấp đôi thời gian học
lý thuyết, nhưng nhiều cơ sở dạy nghề không đảm bảo được quy định này. Điều này
cho thấy cần quy định rõ nội dung này trong hợp đồng học nghề để đảm bảo quyền lợi
của người học nghề.
Sau khi được giao kết, hợp đồng học nghề sẽ có hiệu lực ràng buộc các bên.
Tuy nhiên, hợp đồng này cũng có thể chấm dứt do ý chí của một trong hai bên hoặc
khi có sự kiện pháp lý xảy ra. Hiện tại, pháp luật chưa có quy định cụ thể về điều kiện
chấm dứt hợp đồng học nghề hợp pháp và hậu quả của việc chấm dứt hợp đồng học
nghề trái pháp luật. Pháp luật chỉ quy định trường hợp đơn phương chấm dứt hợp
đồng học nghề tại Điều 37 Luật dạy nghề, theo đó, người học nghề đơn phương chấm

dứt hợp đồng học nghề thì không được trả lại học phí; trường hợp người học nghề đi
làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khoẻ hoặc gia
đình có khó khăn không thể tiếp tục học nghề thì được trả lại phần học phí đã đóng
của thời gian học còn lại. Quy định này nhằm đảm bảo quyền tự do lựa chọn nghề
nghiệp và nơi học của người học nghề. Nhưng trên thực tế có trường hợp người học
nghề chấm dứt hợp đồng học nghề do cơ sở đào tạo nghề vi phạm nghiêm trọng nội
dung thỏa thuận (chẳng hạn vi phạm nghĩa vụ trả lương khi tạo ra sản phẩm) thì người
học nghề có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề. Tuy nhiên trường hợp
này pháp luật chưa có quy định về việc họ sẽ được hoàn lại chi phí đào tạo.
1.2.2. Hợp đồng lao động
1.2.2.1. Giao kết hợp đồng lao động
LĐCTN được pháp luật thừa nhận là một bên trong quan hệ lao động. Tuy
nhiên, quan hệ lao động này chỉ phát sinh khi hai bên thực hiện việc giao kết hợp
đồng lao động. Pháp luật về giao kết hợp đồng quy định những nội dung sau:
Thứ nh t, v đi u kiện giao kết hợp đồng lao động: Theo quy định tại Điều 3, 8,
161, 162, 163, 164, 165 Bộ luật lao động 2012, khoản 2 Điều 3 Nghị định
05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội
dung của Bộ luật lao động, Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH, điều kiện để giao
kết hợp đồng lao động đối với người chưa thành niên tập trung chủ yếu vào độ tuổi,
sức khỏe và vấn đề giám hộ, cụ thể như sau:
Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được giao kết hợp đồng lao
động với các công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực


×