Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHU ĐÌNH LINH

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI
THÁC THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

CHU ĐÌNH LINH

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI
THÁC THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành
Mã số

: Luật Kinh Tế


: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Định hƣớng nghiên cứu

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Duyên Thủy

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn
này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Chu Đình Linh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân


NN & PTNN
ĐDSH
EC
FAO

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đa dạng sinh học
Ủy ban Châu Âu
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

IUU

Các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có
báo cáo và không được quản lý


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài......................... 2

3.

Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài ............................. 4


4.

Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ............................................................. 5

5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................... 5

6.

Kết cấu của Luận văn ............................................................................. 6

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN .................................. 7
1.1. Lý luận về bảo vệ môi trƣờng trong khai thác thủy sản ..................... 7
1.2.1. Khái niệm thủy sản và khai thác thủy sản .................................................. 7
1.2.2.Khái niệm bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản……………..13
1.2. Lý luận về pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong khai thác thủy sản .. 17
1.2.1.Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản
................................................................................................................. 17
1.2.2. Nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản
................................................................................................................. 18
1.2.3.Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường trong khai
thác thủy sản................................................................................................... 21
1.2.4.Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong khai thác thủy sản
................................................................................................................. 25
CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI
VIỆT NAM..................................................................................................... 29

2.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong khai thác thủy sản 29
2.1.1.Các quy định chung .............................................................................. 29
2.1.2.Các quy định về giấy phép khai thác thủy sản..................................... 35


2.1.3.Các quy định về phòng, ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường trong
khai thác thủy sản .......................................................................................... 37
2.1.4.Các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi
trường trong khai thác thủy sản .................................................................... 39
2.1.5.Đánh giá quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác
thủy sản ........................................................................................................... 43
2.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong khai
thác thủy sản .................................................................................................. 55
2.2.1.Những ưu điểm ..................................................................................... 55
2.2.2.Những bất cập ....................................................................................... 61
2.2.3.Nguyên nhân bất cập trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môtrƣờng
trong khai thác thủy sản ............................................................................... 67
CHƢƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP HOÀN HIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN ............................................................ 70
3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong khai
thác thủy sản .................................................................................................. 70
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trƣờng trong khai thác thủy sản .................................................................. 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều năm trở lại đây, những vấn đề liên quan đến môi trường, đặc biệt
là môi trường nước đang được xã hội rất quan tâm bởi ảnh hưởng không nhỏ
tới đời sống xã hội và nguồn lợi thủy sản. Thủy sản ngày nay chiếm một số
lượng lớn về loài và có vai trò đặc biệt quan trọng tới phát triển kinh tế và cân
bằng hệ sinh thái. Việc khai thác thủy sản nói riêng và những hoạt động có
liên quan đến thủy sản nói chung cần phải tuân thủ chặt chẽ theo các quy định
của pháp luật, theo nguyên tắc khai thác và “ phát triển bền vững”. Việc bảo
vệ môi trường nước trong khai thác thủy sản cũng chính là bảo vệ môi trường
sống của thủy sản nói chung. Tuy nhiên, thực tiễn lại cho thấy các hoạt động
khai thác nhằm phục vụ lợi ích, lợi nhuận của con người vượt quá ngưỡng cho
phép hoặc bằng những cách thức trái với quy định của pháp luật đang dần hủy
diệt nguồn lợi thủy sản và làm ô nhiễm nặng nề tới môi trường nước làvùng
sinh sống của thủy sản. Những bất cập trên cần phải được tìm ra nguyên nhân
và giải quyết nhằm bảo vệ môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học. Nguyên
nhân đầu tiên bắt nguồn từ chính những quy định của pháp luật đặt ra về việc
khai thác thủy sản còn chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức
thiết của xã hội.
Trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy
sản, nhà nước ta đã ban hành, xây dựng các văn bản luật và văn bản dưới luật
mang tính đa dạng hóa về chuyên môn, có thể kể đến: Luật bảo vệ môi trường
2014 - văn bản luật điều chỉnh chung trong việc bảo vệ môi trường,Luật thủy
sản 2003, Luật thủy sản 2017, Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo
2015, Luật Đa dạng sinh học 2008; Các văn bản dưới luật như Nghị định của
Chính phủ; các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và môi trường;
Thông tư của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn…


2


Hệ thống văn bản nêu trên đã góp phần xây dựng khung pháp lý cho
việc quản lý các hoạt động thủy sản bằng pháp luật và bảo vệ môi trường
trong đó có bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản. Đặc biệt, Luật thủy
sản 2003 đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý thống
nhất và toàn diện nhất để điều chỉnh hoạt động khai thác thủy sản tuân theo
các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cho đến nay, theo sự phát triển của xã
hội, một số những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai
thác thủy sản đã bộc lộ những điểm chưa hợp lý, đặt ra các yêu cầu mới cần
thiết phải nghiên cứu, sửa đổi để phù hợp với tình hình phát triển của ngành
thủy sản hiện nay và môi trường sống của con người. Trong bối cảnh đó, Luật
Thủy sản 2017 được Quốc hội thông qua ngày 21/1/2017 và có hiệu lực
1/1/2019 sẽ thay thế Luật Thủy sản 2003. Đạo luật này được kỳ vọng sẽ tạo ra
một khung pháp lý mới mẻ, thống nhất, khắc phục về cơ bản những tồn tại
của Luật Thủy sản 2003, Luật Bảo vệ đa dạng sinh học 2008…đồng thời đảm
bảo thống nhất với các đạo luật chuyên ngành khác trong hoạt động khai thác
thủy sản và bảo vệ môi trường. Vì chưa có hiệu lực, chưa đi vào thực tiễn,
nên những vấn đề mà Luật Thủy sản 2017 đặt ra, trở thành “mảnh đất màu
mỡ” cho công tác nghiên cứu pháp luật, đặc biệt là nghiên cứu đối sánh
những khác biệt của đạo luật này so với đạo luật thủy sản trước đó đối với
hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản. Vì vậy tôi chọn đề tài
“Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản tại Việt Nam”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong việc bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản, đứng trước
những vấn đề đặt ra trog cả lý luận và thực tiễn đòi hỏi cái nhìn sâu sắc và
tổng quan hơn không chỉ riêng cá nhân, tổ chức nào mà là nhiệm vụ của đông
đảo các tầng lớp trong xã hội. Mặc dù đáp lại sự mong mỏi của xã hội và góp
phần hoàn hiện hệ thống pháp luật bằng việc ban hành Luật Thủy sản 2003,
Luật Thủy sản 2017 điều chỉnh trực tiếp về vấn đề môi trường trong khai thác



3

thủy sản, tuy nhiên trên thực tế vẫn cần những công trình nghiên cứ trên cả
phương diện khoa học pháp lý và phương diện khoa học ứng dụng. Hầu hết
hiện nay các nghiên cứu mới chỉ dừng ở môi trường nói chung hoặc môi
trường nước nói chung chứ chưa đi sâu vào việc phân tích và bình luận, đánh
giá về các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành về bảo vệ môi
trường trong khai thác thủy sản.Vì vậy, các công trình khoa học chuyên biệt –
góc nhìn từ lý luận đến thực tiễn công tác này còn ở mức khan hiếm và hạn
hẹp. Đi từ góc độ bảo vệ môi trường nói chung tới hoạt động khai thác thủy
sản trong việc bảo vệ môi trường nói riêng, đề tài đã tổng quan một số công
trình nghiên cứu bao gồm: Luận văn “Pháp luật về bảo vệ môi trường biển”
của Cao Võ Thanh Tùng; Luận văn “Tác động của khai thác thủy sản đến môi
trường và phương hướng hoạt động khai thác thủy sản thân thiện đối với môi
trường” của Tôn Nữ Mỹ Nga, Đề tài nghiên cứu khoa học “Pháp luật về bảo
vệ môi trường sống của các loài thủy sinh – nhìn từ lý luận đến thực tiễn”,
Luận văn thạc sĩ Luật kinh tế “Pháp luật về bảo vệ vùng đất ngập nước ở Việt
Nam hiện nay” của Tạ Hà Nam, Nghiên cứu “Hiện trạng khai thác, nuôi
trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải” của
Trịnh Tuấn Ngọc – Trung tâm nghiên cứu, quan trắc, cảnh bảo môi trường và
phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc, Luật văn Thạc sỹ Kinh tế
“Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Hoàng
Phương Bắc… Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đã tổng quan một
số công trình nghiên cứu về suy thoái nguồn thủy sinh bao gồm: luận văn thạc
sĩ, luận án tiến sĩ và nhữung bài viết bình luận bất cập trong nhữung quy định
của luật thủy sản. Tác giả nhận định bảo vệ môi trường trong khai thác thủy
sản và một vấn đề có sức “nóng” cả trên phương diện thực tiễn và lý luận, góp
phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát huy nguồn lợi thủy
sản.



4

3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Các quan điểm, luận điểm về thủy sản và khai thác thủy sản, bảo vệ
môi trường trong khai thác thủy sản. Tù những quan điểm lí luận trên làm cơ
sở nghiên cứu để tác giả phân tích và kế thừa, làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài.
+ Hệ thống quy phạm pháp luật : Đề tài tập trung nghiên cứu các quy
định pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản như: Luật Bảo
vệ môi trường 2014, Luật thủy sản 2003, Luật Thủy sản 2017, Nghị định
33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân
Việt Nam trên các vùng biển... để phát hiện ưu, nhược điểm của những quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ môi trường trong khai thác
thủy sản
+ Thực tiễn về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản: phân tích
thực tiễn thi hành các quy định nhằm nhìn nhận và đánh giá một cách khách
quan việc ban hành và thi hành những quy định trên và đưa ra thay đổi cho
phù hợp.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác thủy sản là một lĩnh vực
rộng, liên quan đến nhiều chuyên ngành. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu
của luận văn này, tác giả không nghiên cứu các vấn đề kinh tế, kỹ thuật về
bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản mà chỉ tập trung giải quyết vấn đề
dưới góc độ pháp lý.
Về thời gian: nghiên cứu hệ thống quy phạm pháp luật từ khi ban hành
luật thủy sản 2003 đến nay.
Về không gian: tìm hiểu chủ yếu những quy định pháp luật Việt Nam
hiện hành, những vụ việc và bất cập ở một số địa phương của Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiên,
nghiên cứu, đánh giá thực trạng của pháp luật bảo vệ môi trường trong khai


5

thác thủy sản; phân tích những điểm mới của Luật Thủy sản 2017, qua đó đưa
ra những kiến nghị về các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý
luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản. Thực trạng về
pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản ở Việt Nam hiện nay.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu các quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản theo pháp luật
Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu
trên thực tiễn để nhận x t và vận dụng ph hợp với đời sống xã hội. Ngoài ra,
tác giả có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp
thu thập số liệu, xử lí và đánh giá số liệu, phương pháp quan sát để tăng thêm
thông tin khách quan và góc nhìn thực tiễn cho bài viết.
Các phương pháp nghiên cứu được thể hiện ở từng chương như sau: Cụ
thể ở Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân tích,
tổng hợp và hệ thống hóa lý thuyết từ đó đưa ra và làm rõ các khái niệm, nội
dung, nguyên tắc và vai trò của pháp luật xung quanh việc điều chỉnh đề tài
“Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản”. Tiếp đến ở
chương 2, tác giả tiếp cận với phương pháp phân tích các quy định của pháp
luật, phương pháp so sánh luật học, tổng hợp số liệu từ thực tiễn để phục vụ
cho việc tìm kiếm, bình luận và đánh giá nội hàm các quy định của pháp luật
cùng với việc triển khai các quy định trên thực tế. Cuối cùng ở Chương 3,
bằng việc so sánh, tổng hợp các bài viết của các chuyên gia, dựa trên cơ sở

Chương 1 và Chương 2 để đề xuất biện pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật từ lý luận đến thực tiễn.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài


6

Đề tài trực tiếp góp phần trong việc bổ sung, phát triển và làm phong
phú thêm lý luận về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản. Các kết quả
nghiên cứu của tác giả có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tin cậy đối
với những công trình nghiên cứu có liên quan trong phạm vi và đối tượng
nghiên cứu của đề tài. Qua đó góp phần kiến nghị, sửa đổi những quy định
hiện nay trong hệ thống pháp luật về khai thác thủy sản.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành ba chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật về bảo vệ môi trường
trong khai thác thủy sản
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác
thủy sản và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản


7

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN
1.1.


Lý luận về bảo vệ môi trƣờng trong khai thác thủy sản

1.1.1. Khái niệm thủy sản và khai thác thủy sản
1.1.1.1. Khái niệm thủy sản
Có rất nhiều khái niệm về thủy sản, hiểu theo nghĩa thông thường thì
“thủy” có nghĩa là nước, “sản” có nghĩa là sản vật. Thủy sản d ng để chỉ
những sản vật có nguồn gốc từ môi trường nước bao gồm cả thực vật và động
vật. Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Phương Bắc1, Thủy sản được định
nghĩa“là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho
con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng, thu
hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường”.Từ
định nghĩa của tác giả Hoàng Phương Bắc có thể thấy thủy sản và nguồn lợi
thủy sản là hai khái niệm gắn liền, có quan hệ mật thiết với nhau.
Nguồn lợi thủy sản cũng có rất nhiều định nghĩa, theo lĩnh vực pháp lý,
nguồn lợi thủy sản được quy định tại Khoản 2, Điều 2 Luật Thủy sản 2003:
“Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá
trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát
triển nguồn lợi thuỷ sản”. Còn theo các tác giả Đặng Quốc Anh, Tống Thùy
Linh, Nguyễn Ngọc Anh2:“Nguồn lợi thủy sản bao gồm: các loài cá, các loài
nhuyễn thể, giáp xác, bò sát, xoang tràng, da gai các loài động vật có vú, san
hô, lưỡng cư và thực vật thủy sinh được khai thác để chế biến thực phẩm,
dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, làm phân bón…”.
1

Hoàng Phương Bắc (2015), Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc
sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr 12.
2
Đặng Quốc Anh, Tống Thị Linh, Nguyễn Ngọc Anh (2016), Pháp luật về bảo vệ môi trường sống của các
loài thủy sinh, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr 7.



8

Đặc điểm chung của những khái niệm này là đều hướng tới định nghĩa
về thủy sản đi song song với nó là lợi ích cũng như nguồn lợi thủy sản. Vì vậy
có thể khẳng định, thủy sản là các loài động, thực vật thủy sinh có giá trị kinh
tế, khoa học được con người khai thác, nuôi trồng, thu hoạch cung cấp cho
các ngành thực phẩm, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi… cũng như phục vụ cho
việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Thủy sản Việt Nam phong phú, đa dạng và có tầm quang trọng đối với
sự phát triển kinh tế của đất nước, nó là tiền đề để phát triển ngành thủy sản
trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và góp phần rất lớn tới đa
dạng sinh học tại Việt Nam. Cũng chình vì tầm quan trọng như vậy, thủy sản
có vai trò rất quan trọng đối với đa dạng sinh học và đời sống của con người.
Thứ nhất, vai trò đối với đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học là khái niệm chỉ sự phong phú của sinh vật, gồm đa
dạng về loài, đa dạng về gen và hệ sinh thái trong tự nhiên. Đa dạng sinh học
có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại
Việt Nam, mang lại rất nhiều giá trị kinh tế dù là trực tiếp hay gián
tiếp.“Những giá trị kinh tế trực tiếp có thể thấy như giá trị cho tiêu thụ và giá
trị sử dụng cho sản xuất. Còn về những giá trị kinh tế gián tiếp là khả năng
sản xuất của hệ sinh thái, điều hòa khí hậu, phân hủy các chất thải, những
mối quan hệ giữa các loài, nghỉ ngơi và du lịch sinh thái, giá trị giáo dục và
khoa học cũng như về quan trắc môi trường”.3
Nguồn lợi thủy sản Việt Nam được đánh giá vào loại phong phú trong
khu vực, xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng tài nguyên sinh vật và là
một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới với nhiều
kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu.4Chính
vì vậy, thủy sản đóng vai trò quan trọng trong đa dạng sinh học. Qua các công

3

Hoàng Anh Vũ (2016), Bài giảng cơ sở Khoa học Môi trường, Trường Đại học Quảng Bình.
Bộ Khoa học công nghệ (2013), Báo cáo tại Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ về
quỹ gen (giai đoạn 2001-2013 và định hướng đến 2020)
4


9

trình nghiên cứu điều tra từ trước đến nay đã xác định biển Việt Nam có
khoảng 2.030 loài cá, có 19 loài cá voi, 225 loài tôm, 663 loài tảo rong biển,
55 loài mực, 5 loài rùa, 21 loài rắn biển. Ngoài ra còn có nhiều loài hải sản
quý giá như bào ngư, trai ngọc, sò huyết, san hô đỏ, ....5Theo nghiên cứu, tổng
trữ lượng thủy sản của Việt Nam ước tính khoảng 3,075 triệu tấn (số liệu điều
tra giai đoạn 2011 – 2012 của Viện Nghiên cứu hải sản). Tổng sản lượng khai
thác ở mức 1,7 đến 1,9 triệu tấn/năm. Tính đến năm 2015, tổng sản lượng
khai thác đang ở mức 2,7 triệu tấn/năm.6
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng biển Việt Nam có năng suất sinh
học tương đối cao, trong đó thủy sản chiếm số lượng lớn về loài, nguồn gen
đa dạng, quý hiếm đã tạo nên sự đa dạng sinh thái trong hệ sinh thái của nước
ta.
Thứ hai, vai trò đối với đời sống của con người:
Thủy sản có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người, cho
môi trường tự nhiên và giá trị kinh tế, giá trị khoa học cũng như giá trị nội
sinh. Biển và đại dương chiếm 70,8
510 triệu km2 .

bề mặt trái đất (361 triệu km2 so với


hoảng 10 – 12 triệu tấn đạm động vật được khai thác hàng

năm từ các sinh vật ở biển, chiếm gần 1/3 nhu cầu của loài người về nguồn
đạm động vật. Trên 1,5 tỉ người sống ở khu vực

n Độ Dương và Thái Bình

Dương d ng các sản phẩm của biển làm nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu.7
hoảng hơn 6 tỉ người trên trái đất hiện nay đang phải sống dựa vào
một diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, chỉ chiếm chừng 3

toàn bộ bề mặt hành

tinh để sinh sống. Nguồn thủy sinh có vai trò quan trọng đối với các nguồn tài
nguyên tự nhiên, vừa là nguồn thức ăn cho các loài động, thực vật, vừa góp
phần quan trọng trong sự cân bằng sinh thái.

5

Hội nghề cá Việt Nam (2007), Bách khoa Thủy sản, Nxb Nông nghiệp, tr.74
Văn Hữu Tập (2015), áo cáo nghi n cứu đa dạng sinh học cho phát triển bền vứng năm 2015: ấn đề ưu
tiên trong quản lý đa dạng sinh học tại Việt Nam, tr.60
7
Trường đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình luật môi trường, Nxb Công an nhân dân, Tr 275.
6


10

Nguồn lợi thủy sản có vai trò vô c ng quan trọng trong nền kinh tế

quốc dân và đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở
Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, phát triển nguồn thủy sản đã
nhanh chóng đạt được mức sản lượng tăng trưởng nhảy vọt. Phát triển nuôi
trồng thủy sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu
chủ yếu cho xuất khẩu, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và an
ninh ven biển. Xuất khẩu thủy sản góp phần tăng thu ngân sách quốc gia rất
lớn. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cũng là đồng nghĩa với việc đảm
bảo cuộc sống, công ăn việc làm cho cư dân và nhằm bảo vệ môi trường.
Mặc dù có rất nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, cũng như những
giá trị mà đa dạng sinh học đem lại thế nhưng hiện tại vấn đề đa dạng sinh
học nhất là thủy sản đang đứng trước những thác thức lớn: dân số vùng ven
biển và quá trình đô thị hóa ngày một gia tăng, số lượng tàu thuyền nhỏ tập
trung khai thác quá mức ở vùng ven bờ cùng với việc sử dụng các phương
tiện, phương pháp đánh bắt có tính hủy diệt như chất nổ, hóa chất độc hại
(xyanuya , xung điện, cường độ ánh sáng quá mạnh, các nghề te, xiệp,
đăng…. dẫn đến tình trạng suy giảm, cạn kiệt nguồn lợi, tàn phá và làm suy
thoái môi trường sống của các loài thủy sản. Muốn bảo vệ, bảo tồn và phát
triển bền vững môi trường, nguồn lợi cho chúng ta và cho các thế hệ mai sau,
đòi hỏi tất cả mọi người, mọi tổ chức xã hội phải có ý thức, trách nhiệm
chung, phải có những biện pháp quản lý ở mức tối ưu và có hiệu quả nguồn
tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
1.1.1.2.

Khái niệm khai thác thủy sản

Theo từ điển tiếng Việt8, “khai thác có nghĩa là tiến hành hoạt động để
thu lấy những nguồn lợi sẵn có trong thiên nhiên hay phát hiện và sử dụng
những cái có ích còn ẩn giấu hoặc chưa được tận dụng.”

8


Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Tr 125


11

Khai thác thủy sản có rất nhiều định nghĩa trong các bài giảng cũng như
các luận văn và công trình nghiên cứu khoa học.Theo tác giả Nguyễn Văn Tư9,
“đánh bắt thủy sản hay khai thác thủy sản là một hoạt động của con người
(như dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác
nguồn lợi thủy sản tự nhi n”. Còn theo tác giả Dương Trí Thảo10, “khai thác
thủy sản là hoạt động của con người sử dụng các công cụ và nhiều phương
pháp khác nhau để tác động tới đối tượng là các tài nguyên sinh vật trong
vùng nước tự nhi n khác nhau và môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người vàxã hội về các sản phẩm hàng hóa thủy sản”. Tronglĩnh vực pháp lý,
khái niệm khai thác thủy sản được quy định tại Khoản 4, Điều 2 Luật Thủy
sản 2003 “Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển,
sông, hồ, đầm, phá và các vùng tự nhi n khác”.
Theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 (bắt đầu có hiệu lực từ
ngày 01/01/2019), Khoản 3 Điều 18, khai thác thủy sản được định nghĩa như
sau: “Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh
bắt nguồn lợi thủy sản.”
Như vậy, khai thác thủy sản có thể hiểu là hoạt động khai thác các
nguồn tài nguyên động, thực vật tự nhiên sống trong môi trường nước, nhằm
cung cấp hàng hóa cho tiêu dùng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
chế biến.
Quá trình khai thác thủy sản cũng chính là quá trình tương tác giữa con
người và tự nhiên vì mục đích của con người và đây là hoạt động chủ quan
của con người trong điều kiện các nguồn lợi thủy sản trong v ng nước tự
nhiên tồn tại vận động theo các quy luật tự nhiên. Do vậy, nếu quá trình khai

thác này phù hợp với các quy luật tự nhiên thì sẽ có tác động tích cực, còn
ngược lại sẽ để lại hậu quả khôn lường.
9

Nguyễn Văn Tư (2009 , Bài giảng Thủy sản đại cương, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Dương Trí Thảo (2008), Bài giảng Kinh tế Thủy sản, Đại học Nha Trang.

10


12

Khai thác thủy sản là một bộ phận cấu thành nên hoạt động thủy sản, là
một chuyên ngành sản xuất các nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế
biến thủy sản, dược phẩm, mỹ phẩm… và cung cấp thực phẩm tươi sống cho
thị trường tiêu thụ. Nó được coi là một ngành nông nghiệp có vai trò rất quan
trọng trong thương mại quốc tế và nền kinh tế của mỗi quốc gia.Vai trò đó
được thể hiện trên các khía cạnh:
Thứ nhất, Ngành khai thác thủy sản là ngành sản xuất vật chất cơ bản
để đảm bảo cho sự phát triển của các hệ thống kinh tế thủy sản, là nguồn xuất
khẩu quan trọng. Trong nhiều năm liền, ngành thủy sản cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến thủy sản, góp phần đưa ngành thủy sảnlên vị trí thứ
2, thứ 3 trong bản danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất đất nước và đưa Việt Nam trở thành1 trong 10 nước xuất khẩu thủy sản
hàng đầu thế giới.11
Thứ hai, Sản lượng khai thác thủy sản giữ vai trò quan trọng trong
đảm bảo an ninh thực phẩm trong nước, đáp ứng một phần nhu cầu xuất khẩu
và tạo điều kiện cho ngành chế biến thủy sản phát triển.Cũng trong giai đoạn
này, thủy sản cung cấp thực phẩm cho trên 80 triệu người dân Việt Nam. Bình
quân hàng năm thủy sản đáp ứng khoảng từ 39,31 – 42,86% tổng sản lượng

thực phẩm góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm và
dinh dưỡng quốc gia.12
Thứ ba, Khai thác thủy sản góp phần bảo đảm an ninh chủ quyền trên
biển. Những ngư dân hoạt động khai thác hải sản trên biển chính là những
“công dân biển”, song song với hoạt động đánh cá họ đang gián tiếp tham gia
tuần tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển, góp phần giải quyết các
mâu thuẫn, tranh chấp trên biển Đông, góp phần ngăn chặn, hạn chế những
tàu thuyền nước ngài xâm phạm vùng biển Việt Nam.
11

/>Trần Thị Ngọc Quỳnh (2017), Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản tại Làng chài xã Phước tỉnh
Bà Rịa ũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Tr 8.
12


13

Thứ tư, Hoạt động khai thác thường đóng vai trò chính về kinh tế khu
vực ven biển, mang lại nhiều lợi ích cho địa phương, góp phần xóa đói giảm
nghèo. Nhờ tăng trưởng, thủy sản đã đưa được 43 xã đặc biệt khó khăn v ng
bãi ngang ven biển ra khỏi danh sách các xã nghèo.13
Thứ năm, Khai thác thủy sản thúc đẩy phân công lao động góp phần
giải quyết vấn đề việc làm. Bình quân giai đoạn 2001 – 2011, ngành thủy sản
giải quyết vấn đề đề việc làm cho khoảng 150.000 lao động/năm (trong đó,
lao động khai thác thủy sản khoảng 29,55 , lao động nuôi trồng thủy sản
40,52 , lao động chế biến thủy sản 19,38 , lao động hậu cần nghề cá
khoảng 10,55%).
Có thể thấy rằng, khai thác thủy sản có vai trò rất quan trọng, mang lại
nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội nhưng vẫn đang tồn tại rất nhiều vấn đề nhức
nhối. Như đã đề cập ở trên, nguồn lợi tự nhiên đang bị ảnh hưởng trầm trọng

và khai thác thủy sản cũng là một trong những nguyên nhân chính tạo nên ảnh
hưởng đó. Nguồn lợi thủy sản, nhất là vùng biển ven bờ đã và đang bị khai
thác quá mức.Sản lượng những loài có giá trị đang dần cạn kiệt. Không những
vậy, phương thức đánh bắt tận diệt cũng đang là mối nguy hại nghiêm trọng.
Đánh bắt xa bờ hướng tới phát triển bền vững lại không quá phát triển và
không được ngư dân chú trọng. Vì vậy, việc nâng cao khả năng quản lý đang
là nhu cầu bức bách, cần thiết lập các khu bảo tồn loài và sinh cảnh, kiểm soát
đánh bắt bằng ngư lưới cụ phù hợp hay cấm đánh bắt vào thời kỳ sinh sản ở
những vùng nhất định song song với khai thác xa bờ.
1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản
1.1.2.1.

Quan niệm về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

Môi trường là nền tảng cơ bản để con người tồn tại và phát triển. Tuy
nhiên, chúng ta vẫn đang tiếp tục có cách ứng xử “thiếu tôn trọng”, tự tay tàn

13

Trần Thị Ngọc Quỳnh (2017), Nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản tại Làng chài xã Phước tỉnh
Bà Rịa ũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Tr 10.


14

phá môi trường sống thông qua các hành vi có tác động tiêu cực. Đây là
nguyên nhân khiến ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nghiêm trọng mà thế
giới phải đối mặt trong một thời gian dài cho tới tận ngày nay.Vì vậy, các
biện pháp ngăn ngừa, xử lý hay làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường được các
quốc gia liên tục thi hành nhằm bảo vệ môi trường sống. Khái niệm bảo vệ

môi trường được hiểu là những hoạt động phòng ngừa, hạn chế các tác động
xấu tới môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái; ngăn chặn, khắc phục
những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối
quan hệ gắn kết giữa phát triển kinh tế-xã hội và công tác bảo vệ môi trường,
đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Chỉ thị số
36/1998/CT-TW, ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường
là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội
sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo của mỗi nước, với
cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Mục
tiêu của công tác bảo vệ môi trường là “ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục
hồi và cải thiện môi trường ở các nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa
dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công
nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội bền vững,
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tiến hành thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Từ khái niệm bảo vệ môi trường và khái niệm khai thác thủy sản, có thể
hiểu bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản là quá trình bảo vệ môi
trường sống; sản lượng, chất lượng của các loài thủy sản và nguồn lợi mà


15

chúng mang lại khỏi các tác động tiêu cực từ các hoạt động đánh bắt hoặc
hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Tác giả quan niệm rằng, nội dung hoạt động bảo vệ môi trường trong
khai thác thủy sản bao hàm hai nhiệm vụ: một là, bảo vệ môi trường sinh sống

của thủy sản, bao gồm những v ng địa lý tự nhiên mà thủy sản phân bổ:vùng
nước nội địa (sông, suối, đầm, phá, hồ, ao , v ng đất ngập nước và vùng biển.
Hai là, bảo vệ sự đang dạng loài, số lượng cá thể và chất lượng của từng loài
theo định hướng phát triển bền vững. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ mật
thiết, song song, tác động qua lại và liên hệ chặt chẽ với nhau; bắt buộc phải
được thực hiện đồng thời và đồng bộ trong thực tiễn.
Bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản cũng là một trong các nội
dung của bảo vệ môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường trong khai thác thủy
sản là hoạt động đảm bảo căn bằng sinh thái, khắc phục những hoạt động gây
ảnh hưởng xấu tới môi trường mà hoạt động khai thác thủy sản trực tiếp hay
gián tiếp gây ra. Và phát triển bền vững cũng có liên quan rất mật thiết tới bảo
vệ môi trường trong khai thác thủy sản.Đây là một điều kiện tiên quyết để quá
trình phát triển kinh tế-xã hội được thực hiện một cách lâu dài, bền vững, bởi
lẽ môi trường cung cấp các điều kiện, nguyên liệu cho quá trình phát triển
kinh tế-xã hội, nếu môi trường không được bảo vệ, bị khai thác sử dụng quá
mức, lãng phí dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi
trường thì điều đó sẽ kìm hãm, tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh
tế-xã hội.14
1.1.2.2.

Các yêu cầu đối với bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản là một hoạt động quan trọng mang lại nhiều lợi ích
kinh tế và có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.Tuy
nhiên, hoạt động khai thác thủy sản chỉ hiệu quả khi có thể kiểm soát được
14

Đặng Hoàng Sơn (2017 Quan điểm phát triển bền vững – con đường tất yếu để giải quyết mối quan hệ
kinh tế-xã hội và môi trường, Chuyên đề trong ỷ yếu Hội thảo Khoa Học “ hông đánh đổi môi trường lấy
kinh tế - Nhìn dưới giác độ pháp lý”, Khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội.



16

những tác động tiêu cực cho môi trường song song với những lợi ích mà nó
mang lại. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản có vai trò
rất quan trọng, là nhân tố chính kiểm soát những tác động tiêu cực của hoạt
động thủy sản gây ra cho môi trường, nó cần thỏa mãncác yêu cầu sau:
Thứ nhất, bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản phải đảm bảo
hài hòa những yêu cầu cơ bản về chất lượng sống cho con người và mục tiêu
phát triển kinh tế với bảo vệ bền vững môi trường. Môi trường là không gian
sống của con người, là nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, là nhân
tố ảnh hưởng tiên quyết đến sức khỏe và tính mạng con người. Thế nhưng với
công cuộc đô thị hóa, hiện đại hóa hiện nay thì nhân tố môi trường đang bị
xem nhẹ và đang bị “đánh đổi” cho phát triển kinh tế khiến cho môi trường
sống ngày càng bị ô nhiễm, suy giảm do lượng chất thải từ các ngành công
nghiệp nói chung và khai thác thủy sản nói riêng gây ra.
Thứ hai, bảo vệ đa dạng sinh học thủy sản, giải quyết vấn đề thay đổi
trong thành phần hệ sinh thái của thủy sản. Hiện nay vấn đề đa dạng sinh học
đang đứng trước những nguy cơ bị tổn hại rất lớn từ hoạt động khai thác thủy
sản. Tình trạng quá tải trong khai thác thủy sản tại khu vực ven bờ, khai thác
vì lợi nhuận cùng những phương thức đánh bắt tận diệt đã làm suy giảm rất
nhiều về số lượng cũng như chất lượng thủy sản. Các loài thủy sản chưa biến
mất cũng đang phải đối mặt với tình trạng không thể phục hồi cũng như phục
hồi rất chậm từ hiện trạng trên. Hoạt động khai thác thủy sản còn ảnh hưởng
rất nhiều tới các rạn san hô. Mà các rạn san hô lại là môi trường sống, sinh
sản cũng như phát triển của nhiều loài thủy sản.Việc các rạn san hô bị ảnh
hưởng cũng góp phần dẫn đến thay đổi thành phần hệ sinh thái của thủy sản.
Thứ ba, phòng ngừa, khắc phục và cải thiện môi trường khỏi những tác
động tiêu cực của hoạt động khai thác thủy sản. Trải qua một quá trình phát

triển lâu dài, hoạt động khai thác môi trường đã gây ra nhiều biến đổi tới môi
trường, từ đa dạng sinh học tới ô nhiễm môi trường nước, không khí,… là


17

những thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối mặt cho sự tồn tại và phát
triển của mình. Hoạt động thủy sản trong thực tiễn cũng gây ra rất nhiều
những tác động tiêu cực tới môi trường thông qua việc con người sử dụng các
ngư cụ không phù hợp, phương thức đánh bắt tận diệt; sử dụng các chất độc
trong khai thác, khai thác, đánh bắt thủy sản vượt quá số lượng cho
ph p…khiến hệ sinh thái thủy sản đứng trước nguy cơ bị phá hủy, gây mất
cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường sinh sống của các loài thủy sinh nói
chung. Vì vậy, việc phòng ngừa, khắc phục và cải thiện, nâng cao chất lượng
của môi trường là một yêu cấp thiết hiện nay của công tác bảo vệ môi trường
nói chung và bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản nói riêng.
1.2.

Lý luận về pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong khai thác thủy sản

1.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, để yêu cầu mọi chủ thể trong
xã hội phải tuân theo nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội. Pháp luật bao
tr m và điều chỉnh rất nhiều lĩnh vực trong xã hội, trong đó có cả môi
trường.Các tài liệu khoa học của Việt Nam hiện nay có đưa ra những định
nghĩa về Luật Môi trường Việt Nam khác nhau.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học15 thì “Luật Môi trường (với
tư cách là một ngành luật độc lập) là tập hợp các quy phạm pháp luật, các
nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể

trong quá trình các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng hoặc tác động đến
một hoặc nhiều thành phần môi trường”.Theo Giáo trình Luật Môi trường16,
“Luật Môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm
pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các
chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một vài yếu tố
15

Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Từ điển giải thích từ ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Tr 28.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2014),Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dân, Tr40.

16


18

tr n cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một
cách có hiệu quả môi trường sống của con người”.
Pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản là một bộ phận
của pháp luật bảo vệ môi trường. Vì vậy, dựa trên các khái niệm về pháp luật
môi trường có thể định nghĩa phát luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy
sản như sau: Pháp luật bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản là một bộ
phận của pháp luật môi trường bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên
tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tiến hành hoạt
động khai thác thủy sản nhằm bảo vệ môi trường sống; sản lượng, chất lượng
của các loài thủy sản và nguồn lợi mà chúng mang lại khỏi các tác động tiêu
cực từ các hoạt động đánh bắt hoặc hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.
Với một hệ thống các văn bản đa dạng, các quy định trong việc bảo vệ
môi trường trong khai thác thủy sản đang dần được quan tâm, bảo vệ và trở
thành một trong những vấn đề đáng chú ý nhất trong giai đoạn phát triển hội
nhập như hiện nay.

Trên thực tế, ở nước ta trong những năm gần đây, trong hoạch định và
tổ chức xây dụng các văn bản pháp luật, các nhà quản lý, nhà làm luật đều rất
quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trong phạm vi và đối tượng điều
chỉnh cụ thể của từng văn bản pháp luật, các quan hệ về bảo vệ môi trường
trong khai thác thủy sản với luật chuyên ngành đã được xử lý một cách hài
hòa và ngày càng mang tính khả thi cao. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật
môi trường trong khai thác thủy sản là các quan hệ xã hội phát sinh có sự tác
động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại môi trường trong quá trình khai
thác.
1.2.2. Nội dung pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản
Pháp luật về môi trường nói chung và pháp luật về bảo vệ môi trường
trong khai thác thủy sản đều được thiết kế thống nhất trong cùng một hệ thống
pháp luật điều chỉnh. Xuất phát từ thực tiễn những nội dung và yêu cầu của


19

hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác thủy sản, pháp luật về bảo vệ
môi trường trong khai thác thủy sản có cách tiếp cận linh hoạt, tập trung điều
chỉnh các vấn đề cơ bản, đó là:
Thứ nhất, các quy phạm chung để duy trì và bảo đảm nguồn lợi thủy
sản.
Điều chỉnh vấn đề này, pháp luật đặt ra những nguyên tắc chung trong
hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó, bao hàm vấn đề bảo vệ môi trường
trong khai thác thủy sản.
Từ những nguyên tắc chung trong hoạt động bảo vệ môi trường, Luật
Thủy sản 2003 và Luật thủy sản 2017 đã quy định những hành vi bị cấm trong
hoạt động khai thác thủy sản có nguy cơ gây ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy
sản; cụ thể, là ảnh hưởng đến trữ lượng thủy sản và tính đa dạng sinh học của
các loài thủy sản. Ở phương diện này, quy định của pháp luật sẽ hướng tới

bảo vệ môi trường sinh sống của các loài thủy sản, giảm thiểu tối đa tác động
tiêu cực của hoạt động khai thác tới sự “tồn vong” của các loài thủy sản.
Thứ hai,các quy định về cấp giấy phép khai thác thủy sản. Trong nhóm
quy định trên sẽ hương tới hai chủ thể chính: các nhân, tổ chức trong nước và
cá nhân, tổ chức nước ngoài. Từ đó nhằm kiểm soát chỉ tiêu sản lượng khai
thác tùy theo từng khu vực địa phương sao cho hợp lý thông qua hạn ngạch
khai thác, hình thức phương tiện đánh bắt như tàu bè, ngư cụ… Bên cạnh đó
là kiểm soát nguồn cũng như chất lượng của thủy sản.
Thứ ba, các quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong khai
thác thủy sản. Bên cạnh những quy định bảo đảm hoạt động khai thác thủy
sản phải gắn bó với tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh
học còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cảnh quan
thiên nhiên. Cùng với đó, hoạt động khai thác thủy sản phải tuân theo chặt chẽ
nhữnng quy định bảo vệ môi trường trong Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật


×