Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Pháp luật về quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và thực tiễn thi hành tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH HÙNG

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MẠNH HÙNG

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật Kinh tế (Định hướng ứng dụng)
Mã số: 60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Vũ Hải

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Hùng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GTGT
NK
NSNN
SXKD
TTĐB
XK

XNK

Giá trị gia tăng
Nhập khẩu
Ngân sách nhà nước
Sản xuất kinh doanh
Tiêu thụ đặc biệt
Xuất khẩu
Xuất khẩu, nhập khẩu


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN
LÝ THUẾ VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM ................................................................... 6
1.1. Khái quát về pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
và các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ...................... 6
1.1.1. Khái quát về pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu .. 6
1.1.2. Các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam .............. 8
1.1.1.1. Thuế nhập khẩu ........................................................................ 8
1.1.1.2. Thuế Tiêu thụ đặc biệt ........................................................... 13
1.1.1.3. Thuế Bảo vệ môi trường ........................................................ 14
1.1.1.4. Thuế giá trị gia tăng ............................................................... 18
1.2. Nội dung quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam . 21
1.2.1. Khai thuế, tính thuế, ấn định thuế, nộp thuế. ................................ 23
1.2.1.1. Khai thuế, tính thuế ................................................................ 23
1.2.1.2. Ấn định thuế ........................................................................... 25
1.2.1.3. Nộp thuế ................................................................................. 25
1.2.2. Thủ tục miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. ..................................... 27

1.2.2.1. Miễn thuế ............................................................................... 28
1.2.2.2. Giảm thuế ............................................................................... 29
1.2.2.3. Hoàn thuế ............................................................................... 30
1.2.3. Xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt. .................................. 31
1.2.3.1. Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt: ..................................................................................................... 31
1.2.3.2. Hồ sơ, thẩm quyền xoá nợ: .................................................... 32
1.2.4. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế......................................................... 32
1.2.4.1. Kiểm tra thuế hải quan ........................................................... 32
1.2.4.2. Thanh tra thuế hải quan .......................................................... 33
1.2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế, cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế. ...................................................................................... 34
1.2.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. ............................................. 34
1.2.7. Quản lý thông tin về người nộp thuế. ........................................... 35


Chƣơng 2. THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI................................................................................................. 38
2.1. Khái quát về hoạt động của Cục Hải quan thành phố Hà Nội qua
các thời kỳ ....................................................................................................... 38
2.2. Thực trạng quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
của Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong thời gian gần đây ................ 42
2.2.1. Kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu............................................................................... 42
2.2.1.1. Đánh giá chung ...................................................................... 42
2.2.1.2. Đánh giá một số khía cạnh quản lý thuế cụ thể ..................... 44
2.2.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong công tác quản lý thuế
đối với hàng hóa nhập khẩu hiện nay tại Cục Hải quan Thành phố Hà
Nội ........................................................................................................... 50

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.......................................... 59
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu ....................................................................................................... 59
3.1.1. Chủ trương, đường lối hoàn thiện pháp luật quản lý thuế đối với
hàng hóa nhập khẩu ................................................................................. 59
3.1.2. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật quản lý thuế đối
với hàng hóa nhập khẩu .......................................................................... 62
3.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội ................................................. 67
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức để nâng cao hiệu
quả quản lý và giám sát ........................................................................... 67
3.2.2. Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin, quản lý rủi ro về
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ............................................................ 68
3.2.3. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ............................................................ 69
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 71


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa hiện nay, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng giữ vai trò
quan trọng trong giao lưu thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Các loại
thuế thu được từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đã và đang giữ vị trí quan
trọng trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Do đó, quản lý hiệu quả nguồn thu
ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu luôn được chú ý từ

các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Cùng với những tiến bộ trong nghiệp vụ quản lý thuế đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách và pháp luật trong lĩnh vực này cũng có sự
phát triển nhanh chóng. Kể từ khi có Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
năm 2006 và sau đó được thay thế bởi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
năm 2016 cùng hàng loạt các văn bản quy định chi tiết thi hành, việc nghiên
cứu dưới khía cạnh pháp lý đối với hoạt động quản lý thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu lại càng cần thiết để nhận diện những ưu điểm cũng như
hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý trên thực tiễn cũng như hoàn thiện
pháp luật.
Chính vì thế, em xin lựa chọn đề tài “Pháp luật về quản lý thuế đối với
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và thực tiễn thi hành tại Cục Hải quan
Thành phố Hà Nội” để làm luận văn thạc sĩ luật học ứng dụng chuyên ngành
Luật Kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ đề quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được một
số tác giả nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau và ở những mức độ khác
nhau. Ở mức độ nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học, người viết tập trung


2

khảo cứu một số công trình đã công bố gồm: luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
và bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật.
Luận án tiến sĩ đáng chú ý nhất là “Pháp luật quản lý thuế trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả
Vũ Văn Cương, bảo vệ thành công năm 2012 tại Trường Đại học Luật Hà
Nội. Trong công trình này, tác giả đã luận giải sâu sắc về bản chất hoạt động
quản lý thuế, cơ chế quản lý thuế và những bất cập cần hoàn thiện cho đến
thời điểm hiện nay vẫn còn nhiều giá trị tham khảo.

Luận văn thạc sĩ có một số công trình đáng chú ý sau đây:
- “Pháp luật Việt Nam về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Kiều Dương, bảo vệ thành công năm
2005 tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn này tập trung nghiên cứu hệ
thống các quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi Việt Nam gia
nhập WTO, nên nhiều kiến nghị hiện nay đã được hiện thực hóa hoặc không
còn phù hợp.
- “Tác động của TPP đối với pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của
Việt Nam và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Trần Thị Hương Giang,
bảo vệ thành công năm 2016 tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn này
tập trung nghiên cứu các vấn đề cần hoàn thiện của hệ thống pháp luật thuế
xuất khẩu, nhập khẩu khi Việt Nam thực thi các cam kết trong Hiệp định TPP
(hiện nay hiệp định này không còn có giá trị thực tiễn).
- “Cơ chế tự khai, tự nộp trong pháp luật quản lý thuế” của tác giả Lê
Mai Quyên, bảo vệ thành công năm 2015 tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận văn này luận giải những vấn đề có tính chất lý luận và đánh giá thực
trạng cơ chế tự khai, tự nộp thuế hiện nay.
Bên cạnh luận văn, luận án, có một số bài báo khoa học đề cập đến khía
cạnh của đề tài mà đáng chú ý là một số bài báo sau đây:


3

- Bài báo “Một số vấn đề vướng mắc nảy sinh từ các quy định của Luật
bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu” của tác giả Nguyễn
Văn Phương đăng trên Tạp chí Luật học số 11 năm 2011. Bài viết này đề cập
đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến khía cạnh bảo vệ môi
trường và tác giả có đề cập đến cơ chế thuế bảo vệ môi trường đối với hàng
hóa nhập khẩu.
- Bài báo “Thông tin về người nộp thuế trong pháp luật quản lý thuế ở

nước ta hiện nay” của tác giả Vũ Văn Cương đăng trên Tạp chí Luật học số 4
năm 2009. Tác giả khẳng định cơ chế quản lý bằng minh bạch thông tin có ý
nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý thuế nói chung.
- Bài báo “Pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế ở Việt Nam” của tác giả
Vũ Ngọc Hà và Vũ Văn Cương đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2009.
Bài báo đánh giá về thực trạng pháp luật và hiệu quả kiểm tra, thanh tra thuế
ở Việt Nam giai đoạn này.
Từ tình hình nghiên cứu trên đây, có thể nhận thấy đề tài “Pháp luật về
quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và thực tiễn thi hành
tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội” có thể kế thừa và phát triển các nội
dung lý luận, đặc biệt là khảo luận về thực tiễn quản lý thuế tại Cục Hải quan
Thành phố Hà Nội, một đơn vị khá điển hình trong công tác quản lý thuế nhập
khẩu, để từ đó đưa ra những kết luận có ý nghĩa tham khảo thực tiễn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hệ thống quy định pháp luật Việt
Nam về quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam cũng như
thực tiễn thi hành pháp luật quản lý thuế tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội.
Với dung lượng và yêu cầu của luận văn thạc sĩ luật học, giới hạn nghiên
cứu chỉ bao gồm hệ thống các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thi
hành tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội trong một số năm gần đây.


4

4. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá ưu điểm và hạn chế của pháp luật quản
lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu và thực tiễn thi hành tại Cục Hải quan
Thành phố Hà Nội, bao gồm cả những thành tựu và bất cập, qua đó, luận văn
sẽ chỉ ra những bất cập còn tồn tại, đồng thời đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cũng như một số giải

pháp thi hành hiệu quả trên thực tế.
5. Giả thuyết nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Luận văn đặt ra giả thuyết nghiên cứu như sau: Pháp luật quản lý thuế
đối với hàng hóa nhập khẩu còn một số hạn chế khi nhìn từ hoạt động của
Cục Hải quan Thành phố Hà Nội.
Từ giả thuyết nêu trên, luận văn cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu
như sau:
- Pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có những bất cập gì
khi thực hiện?
- Cục Hải quan Thành phố Hà Nội đã có những thành tựu, hạn chế gì và
có nguyên nhân gì từ hệ thống pháp luật?
- Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu?
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện theo phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Để nghiên cứu từng vấn đề cụ thể,
đề tài có sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh đối chiếu v.v..
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn tổng hợp, khái quát hóa hệ thống các quy định pháp luật quản
lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Luận văn cũng đóng góp tri thức trong


5

việc tổng hợp các bất cập, hạn chế của quy pháp luật cũng như trong quá trình
thực hiện. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể, nhằm góp phần
hoàn thiện pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
và vấn đề thực thi trong lĩnh vực hải quan.
Luận văn có giá trị thực tiễn trong việc bổ sung tri thức đối với lĩnh vực

pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là những thông
tin từ một cơ quan hải quan điển hình là Cục Hải quan Thành phố Hà Nội.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản của pháp luật quản lý thuế và nội
dung quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
- Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội
- Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản
lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội


6

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ THUẾ VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

1.1. Khái quát về pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
và các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
1.1.1. Khái quát về pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Trong quá trình thu và nộp các loại thuế sẽ phát sinh quan hệ xã hội giữa
cơ quan thuế và người nộp thuế. Trong đó, người nộp thuế thực hiện các
quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc đăng ký, kê khai thuế; nộp thuế; chấp
hành các quyết định hành chính thuế; khiếu nại về thuế... Để quản lý những
quyền và nghĩa vụ đó của người nộp thuế, cơ quan thuế có thẩm quyền quản
lý thuế thông qua các nhóm hành vi: ấn định thuế; quyết định giảm thuế, miễn
thuế, hoàn thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; xử lý vi phạm; cưỡng chế; giải quyết
khiếu nại về thuế…

Như vậy, quản lý thuế là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước tác
động đến hành vi của các đối tượng chịu quản lý trong lĩnh vực thuế. Có thể
thấy bản chất của quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực
thuế. Do đó, quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cũng là một bộ phận
của quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế nói
riêng.
Tuy nhiên, ngoài đặc điểm, mục đích của quản lý thuế nói chung, quản
lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu còn có vai trò đặc biệt quan trọng là kiểm
soát hàng hóa nhập khẩu. Thông qua việc quản lý thu thuế đối với hàng hóa


7

nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thể thực hiện được các chức năng quản lý
nhà nước khác đối với hàng hóa nhập khẩu về số lượng, xuất xứ, mặt hàng,
chủng loại,… Đây là cơ sở quan trọng để nhà nước đưa ra chính sách pháp
luật phù hợp đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam như đưa ra
các chính sách về các mặt hàng cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhập
khẩu có điều kiện,… hoặc ngược lại là khuyến khích nhập khẩu. Mặt khác,
qua việc thực hiện các chính sách trong quản lý nhà nước đối với hàng hóa
nhập khẩu, nhà nước cũng có thể đưa ra các công cụ hữu hiệu góp phần bảo
hộ sản xuất trong nước, hoặc khuyến khích, thu hút nhà đầu tư nước ngoài
thay vì việc nhập khẩu và bán hàng hóa vào Việt Nam thì có thể chuyển sang
thực hiện các dự án, xây dựng nhà xưởng sản xuất tại Việt Nam, tạo công ăn
việc làm và nguồn thu vào nội địa,…
Trong quan hệ pháp luật quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, chủ
thể tham gia vào quan hệ bao gồm hai đối tượng chủ yếu:
- Đối tượng quản lý: để đảm bảo thực thi trách nhiệm quản lý thuế đối
với hàng hóa nhập khẩu, nhà nước trao quyền, trách nhiệm cho cơ quan thuế
là Cơ quan Hải quan. Như vậy, cơ quan Hải quan có 02 chức năng chủ yếu là

quản lý nhà nước đối với việc thu, nộp các loại thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu và chức năng kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
- Đối tượng chịu sự quản lý của nhà nước: là các tổ chức, cá nhân có
nghĩa vụ nộp các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm: chủ hàng
hóa nhập khẩu, tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu, đối tượng được ủy quyền,
bảo lãnh và nộp thay thuế…
Cũng giống như hầu hết các quan hệ xã hội khác có sự tham gia của Nhà
nước, trong quan hệ pháp luật về quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu,
Nhà nước sử dụng các quy phạm pháp luật làm quy tắc xử sự chung đối với
các chủ thể tham gia nêu trên.


8

Như vậy, pháp luật về quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là hệ
thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ
quan hải quan với người nộp thuế và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan
trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý thuế đối với các loại thuế áp
dụng cho hàng hóa nhập khẩu.
1.1.2. Các loại thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc vào các khu
vực đặc thù theo quy định có thể là đối tượng chịu thuế của nhiều sắc thuế
khác nhau trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam. Theo chính sách thuế
quan hiện nay, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là đối tượng chịu thuế của
04 loại thuế gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi
trường và thuế giá trị gia tăng.
1.1.1.1. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là loại thuế áp dụng đối với các loại hàng hóa được vận
chuyển qua cửa khẩu, biên giới để vào Việt Nam; hàng hóa mua bán, trao đổi
của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa

nhập khẩu. Như vậy, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu là hàng
hóa được nhập khẩu được hiểu theo nghĩa rộng. Thông thường hàng hóa nhập
khẩu được hiểu là những hàng hóa có sự dịch chuyển địa lý từ nước ngoài vào
Việt Nam qua biên giới, cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng
hàng không, đường sắt liên vận quốc tế. Tuy nhiên, ngoài những hàng hóa
trên, đối tượng chịu thuế còn bao gồm những hàng hóa dù không phải được
vận chuyển từ nước ngoài nhưng vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu. Đó có
thể là những loại hàng hóa được nhập khẩu từ những khu vực đặc thù (doanh
nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi
thuế quan khác) vào thị trường trong nước hoặc là những loại hàng hóa phải
được quản lý theo yêu cầu của chính sách nhập khẩu (hàng hóa làm thủ tục


9

xuất nhập khẩu tại chỗ). Thuế thuế nhập khẩu mặc dù được xem là một loại
thuế do được ban hành trong cùng một văn bản luật thuế, nhưng mục tiêu và
cách thức đánh thuế của hai loại thuế này không hoàn toàn trùng nhau.
Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá nhập khẩu hoặc
được coi là nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Từ lâu, thuế nhập khẩu đã được coi là một công cụ mà nhà
nước sử dụng để bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sức cạnh tranh của
hàng hoá nhập khẩu (nên thuế nhập khẩu còn được gọi là hàng rào thuế quan).
Tuy nhiên, thuế nhập khẩu cũng được coi là một trong những nguyên nhân cơ
bản gây cản trở việc lưu thông hàng hoá trên toàn cầu, làm gia tăng chi phí và
do vậy, ảnh hưởng đến chính bản thân người tiêu dùng và thiệt hại cho nền
thương mại quốc tế. Với xu hướng hội nhập và liên kết kinh tế hiện nay, các
quốc gia dần dần gỡ bỏ rào cản thuế quan để thuận lợi hơn trong giao lưu
thương mại. Việc áp dụng thuế nhập khẩu cũng tuân theo các chuẩn mực quốc
tế mà điển hình là thoả thuận GATT về trị giá hải quan. (x. hiệp định chung

về thuế quan và thương mại)
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hàng hoá chịu thuế nhập khẩu là
hàng hoá chuyển dịch qua biên giới, cửa khẩu để vào Việt Nam và hàng hoá
từ khu vực phi thuế quan chuyển vào thị trường trong nước, trừ những trường
hợp không thuộc diện chịu thuế bao gồm: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ
không hoàn lại, hàng quá cảnh hoặc mượn đường qua Việt Nam, hàng hoá
kinh doanh bằng phương thức chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ,
hàng từ khu phi thuế quan này chuyển sang khu phi thuế quan khác.
Chủ thể nộp thuế nhập khẩu là chủ sở hữu hàng hoá nhập khẩu, tổ chức
được uỷ thác nhập khẩu hoặc tổ chức, cá nhân được uỷ quyền thực hiện thủ
tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tính thuế nhập khẩu bao gồm giá tính thuế và thuế suất thuế nhập


10

khẩu. Giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự từng phương pháp
xác định giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính
thuế: theo trị giá giao dịch của chính hàng hoá nhập khẩu, theo trị giá giao
dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, theo trị giá giao dịch của hàng hoá
nhập khẩu tương tự, theo trị giá khấu trừ, theo trị giá tính toán và cuối cùng là
theo phương pháp suy luận. Đây là phương pháp mà pháp luật Việt Nam quy
định phù hợp với Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) khi
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thuế suất thuế nhập khẩu
bao gồm thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất ưu đãi và thuế suất thông thường
được áp dụng cho hàng hoá có xuất xứ từ quốc gia, lãnh thổ trên nguyên tắc
có đi có lại. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Chính phủ ban hành dựa trên
khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Đối với hàng hoá
áp dụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế là số lượng hàng hoá và mức thuế

tuyệt đối.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế nhập khẩu được miễn trong
các trường hợp: hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu hoặc tạm xuất khẩu tái
nhập khẩu để tham dự hội chợ, triển lãm hoặc thực hiện một công việc có thời
hạn; hàng nhập khẩu thuộc diện miễn trừ ngoại giao hoặc theo tiêu chuẩn
hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu;
hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định cho dự án sử dụng vốn ODA, phục vụ hoạt
động dầu khí hoặc nghiên cứu khoa học và một số trường hợp khác.
Nhằm đảm bảo tất cả các loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhập
khẩu đều phải được pháp luật thuế Việt Nam điều chỉnh, các nhà làm luật đã
lựa chọn phương pháp liệt kê để quy định những hàng hóa thuộc đối tượng
chịu thuế đồng thời kết hợp với việc loại trừ đối với những hàng hóa là đối
tượng không chịu thuế. Cụ thể:


11

- Danh sách đối tượng chịu thuế nhập khẩu gồm:
+ Hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
+ Hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu
chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác vào thị
trường trong nước.
+ Hàng hóa làm thủ tục xuất, nhập khẩu tại chỗ.
+ Những trường hợp khác được coi là nhập khẩu.
- Danh sách đối tượng không chịu thuế nhập khẩu gồm các trường hợp
sau:
+ Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên
giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu. Đây là những loại hàng hóa có sự dịch
chuyển địa lý từ nước ngoài vào Việt Nam, có thực hiện thủ tục nhập khẩu
vào Việt Nam nhưng sau đó sẽ được làm thủ tục xuất khẩu để vận chuyển

sang nước thứ ba. Về bản chất, những hàng hóa này không được tiêu thụ tại
Việt Nam nên không thể là đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Việc làm thủ tục
nhập khẩu và xuất khẩu của những hàng hóa này nhằm mục đích giám sát,
kiểm soát, đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hóa kể từ khi đưa vào lãnh thổ
Việt Nam đến khi xuất khẩu ra nước ngoài, tránh trường hợp hàng hóa thẩm
lậu vào thị trường nội địa.
+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại. Đây là
những hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có mục đích viện trợ nên được nhà
nước khuyến khích, tạo thuận lợi tối đa, thể hiện qua việc giảm thiểu thủ tục
hành chính khi nhập khẩu và xếp vào danh sách đối tượng không chịu thuế.
+ Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chi sử
dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang
khu phi thuế quan khác. Thể hiện chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư nước
ngoài, cũng như xuất phát từ mục đích của hàng hóa sử dụng trong khu phi


12

thuế quan (là nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài)
nhà nước đã áp dụng cơ chế đặc thù trong việc quản lý hàng hóa xuất nhập
khẩu vào khu phi thuế quan. Những hàng hóa nếu chỉ sử dụng trong khu phi
thuế quan sẽ được coi như hàng hóa ở nước ngoài. Do đó, những hàng hóa
nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc dịch chuyển
giữa các khu phi thuế quan sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu.
Như vậy, hàng hóa phải chịu thuế sẽ là những hàng hóa thuộc danh sách
thứ nhất và không thuộc danh sách thứ hai. Việc quy định đối tượng chịu thuế
và những trường hợp loại trừ như vậy sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng,
tránh việc bỏ sót, để lọt những trường hợp cần phải áp dụng chính sách thuế
nhập khẩu. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là phụ thuộc khả năng
tiên liệu của nhà làm luật. Trong bối cảnh hoạt động giao thương xuyên biên

giới đang rất phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng đa
dạng và có thể xuất hiện với nhiều biến thể, loại hình mới. Nếu pháp luật
không có dự liệu trước sẽ dẫn đến tình trạng bị động của cơ quan quản lý thuế
trong việc xác định đối tượng chịu thuế, không chịu thuế đối với những
trường hợp chưa được pháp luật thuế nhập khẩu quy định. Nhằm khắc phục
hạn chế đó, pháp luật thuế nhập khẩu đã quy định Chính phủ có thẩm quyền
quy định chi tiết đối tượng chịu thuế nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt
trong việc sửa đổi, bổ sung danh sách hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.
Ngoài thuế nhập khẩu áp dụng trong các trường hợp thông thường, theo
thông lệ và tập quán quốc tế về thuế quan và thương mại, pháp luật thuế nhập
khẩu của Việt Nam còn quy định việc áp dụng các loại thuế nhập khẩu bổ
sung gồm: thuế tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp. Các loại thuế này chỉ
được áp dụng khi phát sinh điều kiện nhất định và chỉ áp dụng đối với một số
mặt hàng cụ thể, có xuất xứ từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ và trong một
khoảng thời gian xác định trước.


13

1.1.1.2. Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ
đặc biệt, cần phải điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng
thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước1. Hay nói cách khác, thuế tiêu
thụ đặc biệt đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ mà nhà nước không khuyến
khích sản xuất và tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu vào khâu sản xuất
hoặc nhập khẩu mà không thu ở khâu lưu thông hoặc xuất khẩu2.
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm các nhóm hàng hoá và
dịch vụ sau đây:
- Những hàng hoá không có lợi khi tiêu dùng: rượu, bia, thuốc lá, xì gà,
bài lá, vàng mã, hàng mã.

- Những hàng hoá, dịch vụ chưa phù hợp với mặt bằng thu nhập ở Việt
Nam: ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi, điều hoà nhiệt độ công suất dưới
90.000 BTU, kinh doanh vũ trường, kinh doanh golf.
- Những dịch vụ không khuyến khích do những tác động của chúng đối
với xã hội: xổ số, cá cược, dịch vụ mát-xa, karaoke, vũ trường.
- Những hàng hoá cần tiết kiệm: xăng và các chế phẩm pha xăng.
Những hàng hoá, dịch vụ trên đây, nếu dùng để xuất khẩu thì không
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hàng hoá nhập khẩu thuộc nhóm những
mặt hàng trên đây trong một số trường hợp cũng không phải chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt, đó là những hàng hóa nhập khẩu nhưng thực tế không được tiêu
dùng, sử dụng trong thị trường nội địa (Ví dụ: Hàng vận chuyển quá cảnh,
mượn đường, chuyển khẩu; Hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan; xe ô
tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không
tham gia giao thông;…) hoặc những hàng hóa nhập khẩu nhưng có mục đích
1

Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), “Giáo trình Luật thuế Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. tr.
97.
2
Trần Vũ Hải, Tìm hiểu thuật ngữ pháp luật tài chính công, Nxb.Tư pháp, 2009


14

sử dụng đặc biệt (Ví dụ: Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; tàu
bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng; xe ô tô cứu thương; xe ô tô
chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ;…) hoặc những hàng hóa nhập khẩu của cá
nhân, tổ chức nhưng có số lượng ít (Ví dụ: quà biếu, quà tặng trong định mức;
Đồ dùng theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong
tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;…)

Chủ thể nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là cá nhân, tổ chức có hoạt động sản
xuất, nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt. Trong trường hợp nhà xuất khẩu không thực hiện được việc xuất
khẩu mà bán ra thị trường trong nước thì phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thay
cho nhà sản xuất.
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm giá tính thuế và thuế suất. Giá
tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế
giá trị gia tăng. Trong trường hợp hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ
đặc biệt là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt được quy định cao hơn hẳn so với thuế giá trị gia tăng.
Không những thế, tuỳ vào mức độ điều tiết mà thuế suất quy định đối với
từng loại hàng hoá, dịch vụ cũng khác nhau. Ví dụ: rượu từ 40 độ cồn trở lên
thuế suất 75%, nhưng từ 30 đến dưới 40 độ cồn thuế suất chỉ là 30%.
Kỳ tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo tháng hoặc theo từng lần nhập khẩu.
Chủ thể nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tại nơi sản xuất
hàng hoá, nơi kinh doanh dịch vụ hoặc nơi nhập khẩu.
1.1.1.3. Thuế Bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là thuế đánh vào các loại sản phẩm, hàng hóa
mà khi tiêu dùng, sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường. Là một loại
thuế gián thu, thông qua việc làm tăng giá bán hàng hóa, thuế bảo vệ môi
trường có thể tác động đến hành vi tiêu dùng, làm giảm dần, hạn chế việc sử


15

dụng những sản phẩm gây hại với môi trường.
Có thể nhận thấy, thuế bảo vệ môi trường cũng tương tự như thuế tiêu
thụ đặc biệt là nhằm hạn chế việc tiêu dùng, sử dụng một số loại hàng hóa
thông qua việc làm tăng giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, đối tượng chịu thuế
bảo vệ môi trường chỉ hướng đến những hàng hóa gây ô nhiễm, ảnh hưởng

xấu đến môi trường khi khai thác, sử dụng. Ngoài việc hạn chế tiêu dùng
những hàng hóa đó, việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường còn nhằm mục đích
nâng cao trách nhiệm và nhận thức của cộng đồng đối với việc bảo vệ môi
trường và khuyến khích sáng tạo, sản xuất, sử dụng sản phẩm, hàng hóa thay
thế nhưng thân thiện hơn với môi trường (như sử dụng năng lượng mặt trời,
năng lượng gió thay thế cho năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, xăng sinh
học thay thế cho xăng, dầu gốc hóa thạch; sử dụng túi giấy thay cho túi nilông
khó phân hủy;…). Ngoài ra, nguồn tài chính huy động từ các đối tượng chịu
thuế bảo vệ môi trường sẽ được sử dụng để khắc phục những hậu quả về môi
trường do việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa gây ra.
Nếu chỉ xét về ý nghĩa, vai trò của thuế bảo vệ môi trường, chúng ta có
thể nhận thấy việc đa dạng hóa đối tượng chịu thuế và tăng thuế suất thuế bảo
vệ môi trường là điều hết sức cần thiết, khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường
đang được coi là vấn nạn hiện nay. Tuy nhiên, đối với những nhà hoạch định
chính sách thì việc cải cách thuế bảo vệ môi trường không đơn giản như vậy.
Tại những quốc gia đang phát triển, toàn bộ hoạt động sinh hoạt, sản xuất,
kinh doanh vẫn phụ thuộc hầu hết vào nhiên liệu hóa thạch; việc sử dụng vật
liệu không thân thiện với môi trường là phổ biến do giá thành rẻ; thu nhập
người dân còn ở mức thấp; nhận thức về vấn đề môi trường của cộng đồng xã
hội còn hạn chế. Bất cứ một thay đổi nào trong chính sách thuế bảo vệ môi
trường cũng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời
sống xã hội của người dân. Có quan điểm cho rằng, có nguy cơ rõ ràng rằng


16

thuế bảo vệ môi trường, công cụ chính sách làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ,
có thể có một tác động tiêu cực đối với hầu hết những đối tượng dễ bị tổn
thương trong xã hội - đặc biệt là nếu các đối tượng này không được hỗ trợ để
thay đổi hành vi hay để thực hiện chuyển sang sử dụng công nghệ sạch hơn3.

Chính vì thế, các quốc gia đang phát triển thường có xu hướng hạn chế
việc sử dụng thuế bảo vệ môi trường để tập trung cho mục tiêu tăng trưởng
kinh tế. Chính vì vậy, “các vấn đề về môi trường có xu hướng đặc biệt
nghiêm trọng tại các nước đang phát triển, nơi mà các chính sách về môi
trường thường kém phát triển, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế hầu hết là
cao”.4
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường,
tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt kết quả khá ấn tượng trong nhiều năm qua. Tuy
nhiên việc tập trung phát triển kinh tế cũng đang đặt gánh nặng lên môi
trường, đe dọa làm suy yếu tính bền vững của mục tiêu phát triển của đất
nước. Ví dụ, sự gia tăng của nước thải công nghiệp và nước thải vệ sinh,
lượng chất thải sinh hoạt và công nghiệp, các chất ô nhiễm không khí từ quá
trình sản xuất công nghiệp và giao thông, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước,
và tình trạng đa dạng sinh học bị đe dọa cũng là một trong những tác động
đáng kể đến môi trường. Đó là kết quả từ sự tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam. Trước những phản ứng phụ đáng lo ngại này, Chính phủ đã tiến hành
hành động khắc phục dưới hình thức một số biện pháp pháp lý.5
Việc ban hành Luật Thuế bảo vệ môi trường là một trong những biện
pháp để giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường, hướng tới mục tiêu phát
3

Janet Jacqueline Cottrell, Kai Schlegelmilch, Matthias Runkel, Alexander Mahler (2016), “Environmental
tax reform in developing, emerging and transition economies”, The German Development Institute
/Deutsches Institut für Entwicklungspolitik, Bonn. Page 82.
4
Janet E. Milne, Mikael Skou Andersen (Eds.) (2012), “Handbook of research on environmental taxation”,
Edward Elgar Publishing. Page 123.
5
Janet E. Milne, Mikael Skou Andersen (Eds.) (2012), “Handbook of research on environmental taxation”,
Edward Elgar Publishing. Page 125.



17

triển bền vững và cũng là để thực hiện các cam kết quốc tế về môi trường mà
Việt Nam đã tham gia, ký kết.
Đối tượng là hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế bảo vệ môi trường của
Việt Nam hiện nay bao gồm các loại nguyên liệu, nhiên liệu mà thành phần có
nguồn gốc hóa thạch (xăng, dầu, mỡ nhờn, than đá); môi chất sử dụng trong
thiết bị lạnh và trong công nghiệp bán dẫn (HCFC); Túi nilông được làm từ
màng nhựa khó phân hủy; Thuốc diệt cỏ, trừ mối, bảo quản lâm sản, khử
trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.6
Bên cạnh đó, một số hàng hóa như trên nhưng không chịu thuế bảo vệ
môi trường trong các trường hợp: a) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc
chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật,
bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa
khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt
Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện
được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định
của pháp luật; b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo
quy định của pháp luật; c) Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu
hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ
môi trường để xuất khẩu.
Chủ thể nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. Chủ thể nộp thuế
bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau: a)
6


Quy định chi tiết tại Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường, Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày
08/8/2011 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuế bảo vệ môi trường, Điều 1 Thông tư số 152/2011/TT-BTC
ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 67/2011/NĐ-CP.


18

Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là
người nộp thuế; b) Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu
mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh
hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và
mức thuế tuyệt đối. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa
tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng
cho. Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng
hàng hóa nhập khẩu. Mức thuế tuyệt đối để tính thuế được Luật Thuế bảo vệ
môi trường quy định cụ thể. Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số
lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên
một đơn vị hàng hóa.
1.1.1.4. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế rất phổ biến trên thế giới. Nếu như
thuế đã xuất hiện từ rất lâu đời thì thuế giá trị gia tăng có thể coi là loại thuế
hiện đại, áp dụng chính thức lần đầu tiên tại Pháp năm 1954”7. Tuy nhiên, với
hiệu quả thực tế mang lại cho ngân sách quốc gia, “thuế giá trị gia tăng đã lan
rộng trên toàn thế giới một cách nhanh chóng hơn bất kỳ một loại thuế mới
nào khác trong lịch sử hiện đại”8. Một cách khái quát, thuế giá trị gia tăng
(GTGT) là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá, dịch vụ, được tính trên giá
trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, kinh

doanh, nhập khẩu và lưu thông cho đến khi được tiêu dùng9.
Đối tượng chịu thuế GTGT chủ yếu là hàng hoá, dịch vụ được sản xuất,
7

Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), “Giáo trình Luật thuế Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.
61.
8
Alan Schenk, Victor Thuronyi, & Wei Cui (2015). “Value added tax - A Comparative Approach”,
Cambridge University Press. Page 01.
9
Trần Vũ Hải, Tìm hiểu thuật ngữ pháp luật tài chính công, Nxb.Tư pháp, 2009


19

kinh doanh và lưu thông trong quá trình kinh doanh. Chính vì vậy, chủ thể
nộp thuế chủ yếu là chủ thể kinh doanh. Bên cạnh đó, hàng hoá nhập khẩu
cũng phải chịu thuế GTGT mà không cần biết mục đích là kinh doanh hay
tiêu dùng. Thuế GTGT có kỳ tính thuế theo tháng.
Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành, thuế GTGT có
tính chất đại trà, được áp dụng cho hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ, trừ 25
nhóm hàng hoá, dịch vụ được liệt kê tại điều 5 của Luật. Những nhóm hàng
hoá, dịch vụ này chủ yếu được nhà nước khuyến khích, một số khác là do việc
thu thuế là không cần thiết hoặc gặp trở ngại khách quan, trong khi đó có thể
điều chỉnh bằng loại thuế khác.
Ví dụ: một số trường hợp không thuộc diện chịu thuế như sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các
sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản
xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh
chứng khoán, chuyển nhượng vốn; dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp

luật; phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước,
v.v…
Chủ thể nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân thuộc hai trường hợp là có
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT
hoặc nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT.
Căn cứ tính thuế GTGT bao gồm giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế
GTGT về nguyên tắc là giá chưa có thuế GTGT. Đối với trường hợp hàng hoá
biếu, tặng hoặc sử dụng nội bộ thì giá tính thuế được xác định là giá tính thuế
của hàng hoá tương đương trên thị trường. Đối với trường hợp trên hoá đơn
GTGT không ghi thuế GTGT, thì giá thanh toán đã có thuế được sử dụng là
giá tính thuế. Đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ
tại thị trường Việt Nam: Phần giá trị gia tăng để tính thuế được xác định là


×